HÃY SỐNG BẰNG TINH THẦN VÀ KHÍ PHÁCH CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG!
Sáng nay 4-2, tức mùng 5 Tết Giáp Ngọ 2013, thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Lễ hội Gò Đống Đa kỉ niệm 225 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh của người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ.
THỬ GIẢI NGHĨA ĐÔI VẾ CÂU ĐỐI Ở CHÙA BỘC
KS. PHAN DUY KHA
Từ chiều qua đến trưa nay (mùng 5 Tết), hàng nghìn người dân cùng du khách khắp các tỉnh, thành trong cả nước về dâng hương, hoa nhân kỷ niệm 225 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung (Bình Định).
Theo UBND tỉnh Bình Định, kỷ niệm 225 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, từ mùng 1 đến trưa mùng 5 Tết (4/2), có hơn 15.000 lượt người đến dâng hương, dâng hoa tại Bảo tàng Quang Trung, đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân và đền tế trời đất tại huyện Tây Sơn.
|
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đoàn đại biểu Trung ương, địa phương lên dâng hoa trước tượng đài Hoàng đế Quang Trung và điện thờ “Tây Sơn Tam Kiệt”. 225 năm trước (mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789), dưới tài thao lược của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ, chỉ trong 5 ngày (từ 30 đến 5 Tết), hàng vạn binh sĩ áo vải cờ đào hành binh thần tốc tiến ra kinh thành Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, thu giang sơn về một mối.
|
Mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789 trở thành một trong những mùa xuân oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Các bô lão, người dân từ khắp mọi miền đất nước dâng hương, hoa tưởng nhớ công đức của "Tây Sơn Tam kiệt" gồm Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ cùng các văn thần võ tướng Nghĩa quân Tây Sơn đã lập nên chiến công hiển hách.
|
Đoàn lân sư rồng đi đầu đoàn người dâng hương, hoa tiến vào điện thờ Tây Sơn Tam kiệt ở Bảo tàng Quang Trung.
|
Lễ vật bánh tét (hai đòn dài 22m), hương vị tết cổ truyền dân tộc thành kính dâng lên điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt.
|
Các thiếu nữ trong trang phục truyền thống dâng sản vật tri ân nghĩa quân Tây Sơn.
|
Tái hiện hào khí 225 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
|
Sau khi dâng hương, dâng hoa ở điện thờ Tam Kiệt, du khách thưởng ngoạn biểu diễn nhạc võ cổ truyền Tây Sơn, hội cồng chiêng, nghe hát bài chòi, tham gia các trò chơi dân gian đẩy vòng, kéo co, đẩy gậy, cướp cờ...và mua quà lưu niệm là những chiếc nón rực rỡ sắc màu gợi nhớ người lính oai hùng của Nghĩa quân Tây Sơn năm xưa....
|
Sáng nay 4-2, tức mùng 5 Tết Giáp Ngọ 2013, thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Lễ hội Gò Đống Đa kỉ niệm 225 năm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh của người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ.
Kể từ sau chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, cứ đến ngày mùng 5 Tết là người dân Thắng Long- Hà Nội lại từng bừng tổ chức Lễ hội Gò Đống Đa để kỉ niệm sự kiện trọng đại này và cũng là để tưởng nhớ công ơn của Hoàng đế Quang Trung.
Năm Giáp Ngọ vừa tròn 225 năm chiến thắng của người anh hùng áo vải cờ đào đất Tây Sơn (Bình Định) nên du khách dự Lễ hội cũng đông hơn. Ngoài người dân Hà Nội, các địa phương kết nghĩa của Thủ đô và đặc biệt là đại diện chính quyền cũng như người dân tại quê nhà Bình Định của Quang Trung cũng nô nức đến dự Lễ kỉ niệm.
Đã trở thành thông lệ, Lễ hội mở đầu bằng nghi thức dâng hương dưới chân tượng đài Quang Trung, tiếp đó là màn múa rống đặc sắc.
Điểm nhấn của Lễ hội này chính là tái hiện chiến thắng của Quang Trung trên sân khấu. Dù được sân khấu hoá nhưng người dân khắp nơi vẫn cảm nhận đuợc sự thiêng liêng, xúc động cũng như ý nghĩa lớn lao của chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu.
Năm nay Sở VH-TT-DL Hà Nội giao cho Nhà hát Chèo Hà Nội dàn dựng tiết mục mang tên “Chiến thắng mùa hoa đào” để hồi tưởng lại chiến công lẫy lừng và mối tình đẹp giữa Hoàng đế Quang Trung và Ngọc Hân công chúa.
Phóng viên Báo Người Lao Động ghi lại những hình ảnh tại Lễ hội Gò Đống Đa sáng nay 4-2:
225 năm qua, mùa xuân nào người Hà Nội cũng tưng bừng tổ chức ngày hội chiến thắng ở Gò Đống Đa
Lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương và thành phố Hà Nội dâng hương tại tượng đài Quang Trung
Màn múa rống đặc sắc ngay dưới chân tượng đài Quang Trung mở màn Lễ hội
Khác với những năm gần đây, thời tiết năm nay có nắng ấm nên người về dự Lễ hội đông hơn
Tiết mục sân khấu được dàn dựng mô phỏng việc quân Mãn Thanh chiếm kinh thành Thăng Long
Vua Quang Trung tập hợp lực lượng và vạch sách lược đánh tan quân xâm lược phương Bắc
Trận chiến ở Gò Đống Đa được gọi là trận Rồng lửa
Vua Quang Trung kết hôn với Ngọc Hân công chúa và mang cành đào Hà Nội vào Phú Xuân tặng nàng
Chiến thắng mùa hoa đào 1789 của vua Quang Trung được coi là một
trong những chiến thắng ngoại xâm vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc
trong những chiến thắng ngoại xâm vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc
Màn biểu diễn võ thuật ca ngợi tinh thần thượng võ của nghĩa quân Tây Sơn
Người dân Thăng Long- Hà Nội biến ngày kỉ niệm chiến thắng thành Lễ hội để đời đời ghi nhớ công ơn của Hoàng đế Quang Trung
Người dân lên Gò Đống Đa, nơi được cho là mồ chôn xác quân xâm lược
THỬ GIẢI NGHĨA ĐÔI VẾ CÂU ĐỐI Ở CHÙA BỘC
KS. PHAN DUY KHA
Pho tượng vua Quang trung
Chùa Bộc, tên chữ là Thiên Phúc tự, ở địa phận làng Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là một trong những ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa sớm nhất nước ta (văn bản số 29 VH/QĐ ngày 13-1-1964). Đặc biệt, tại chùa có ba pho tượng thờ riêng ở bên phải bái đường, trong đó có pho tượng Đức Ông. Theo người xưa truyền lại, đây là một pho tượng lạ, phải có con mắt tinh đời và tấm lòng tưởng nhớ người xưa thì mới thấy được ý nghĩa sâu xa cùng bao điều bí ẩn trong đó. Phía trên ba pho tượng là bức hoành phi sơn son thếp vàng, có bốn đại tự: “Uy phong lẫm liệt”. Riêng bức hoành phi này đặt ở chùa đã là một sự lạ. Bởi vì bốn chữ “Uy phong lẫm liệt” thường để ca ngợi những người anh hùng có nhiều võ công và thường được thờ ở đền thờ các vị anh hùng dân tộc, còn đây là ngôi chùa thờ Phật. Đến tượng Đức Ông lại càng lạ. Bức tượng này to bằng người thật, ngồi trên bệ sơn son, một chân để trong hài, một chân để ngoài rất tự nhiên.
Mình pho tượng mặc áo hoàng bào, thêu rồng, lưng thắt đai nạm ngọc, đầu pho tượng đội mũ kiểu xung thiên, có hai dải kim tuyến thả xuống hai bên mang tai, trông rất oai nghiêm. Đó là, kiểu y phục của đế vương thời xưa. Do sự đặc biệt của bức hoành phi, pho tượng và đôi vế đối, các nhà nghiên cứu đều đặt vấn đề nghi vấn: phải chăng đây là pho tượng vua Quang Trung, nhưng không có bằng chứng cụ thể để khẳng định.
Ngày 22-4-1962, cụ Trần Huy Bá, một cán bộ nghiên cứu bảo tàng lâu năm, nhiều kinh nghiệm, khi xem xét pho tượng đã phát hiện ra phía sau bệ tượng có dòng chữ: “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng” (Tượng Quang Trung tạc năm Bính Ngọ). Đến lúc này mọi người mới chắc chắn đích thực tượng Đức Ông chùa Bộc là pho tượng thờ Quang Trung. Hai bên tả hữu của Quang Trung là tượng hai vị đại thần, được tạc nhỏ hơn, đặt thấp hơn. Ba người như đang ngồi bàn việc nước trong tư thế thoải mái. Về thời điểm năm Bính Ngọ khắc sau bệ bức tượng, các nhà nghiên cứu đều thống nhất đó là năm 1846. Lúc này đang đời vua Thiệu Trị (1840 – 1847), việc lùng bắt, trả thù những người liên quan đến triều đại Tây Sơn vẫn còn gay gắt (chúng ta càng thấy lòng ngưỡng mộ của nhân dân ta đối với vua Quang Trung thật là sâu sắc!).
Từ khi pho tượng Đức Ông chùa Bộc được phát hiện là tượng vua Quang Trung, nhân dân gần xa nô nức đến thắp hương bái vọng, tưởng niệm người anh hùng dân tộc.
Về câu đối ở hai bên tượng Quang Trung
Hai bên tả hữu bàn thờ có đôi vế đối (phiên âm):
(1) Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đông vũ.
(2) Quang Trung hóa Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân.
Dịch theo nghĩa thông thường:
Vế trên (1): Trong động này không có mảy may bụi nhơ nào, non sông đất nước rộng lớn còn để lại một tòa lâu đài rường cột làm dấu vết.
Vế dưới (2): Giữa ánh sáng thành Phật, thế giới cõi tiểu thiên gió mây đều cảm động mà chuyển vần.
Nếu dịch nghĩa như trên thì không có gì dính dáng đến vua Quang Trung cả. Chúng ta cũng thấy, do sợ trả thù tàn khốc của triều Nguyễn, mọi sự người ta không thể nói thẳng ra được mà phải suy ngẫm, hiểu ngầm ý tứ bên trong. Bởi vì ở ngôi chùa ngay giữa Thăng Long đông người vãn cảnh, một sự sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra tại họa khôn lường. Ngay từ năm 1962, các nhà nghiên cứu đã giải nghĩa đôi vế đối như sau:
Vế trên (1): Động lý tức là động ốc – tên một dụng cụ để phá thành, vì vậy, có thể diễn dịch: “Sau trận phá thành, quét sạch bụi bặm (quân xâm lược), trên toàn bộ dải đất núi sông rộng lớn, còn lưu lại tòa nhà cao rộng (ngôi chùa)”.
Vế dưới (2): Quang Trung hóa Phật. Theo sách nhà Phật: trong ánh sáng bốn biển lớn, hóa ra muôn vàn Đức Phật (nghĩa bóng là vua Quang Trung thình lình hóa thành ức vạn quân). Còn “phong vân” thì không hàm nghĩa gió mây mà chỉ là hai trận thế trong “Bát trận đồ” của Khổng Minh: “Thiên địa – Phong vân – Long hổ – Điểu xà” (“phong” còn có nghĩa là tình thế). Do đó vế này có thể diễn dịch là: “Vua Quang Trung tung ra ức vạn binh lính, đánh một trận phong vân làm rung chuyển cả cõi trần”. Hoặc là: “Vua Quang Trung tung ra ức vạn binh lính làm xoay chuyển cả tình thế”.
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn bằng lòng với cách giải thích trên. Theo chúng tôi, cách giải thích này còn khiên cưỡng, gò ép. Ở vế trên (1), động lý được giải thích là “động ốc” – tên một công cụ phá thành (danh từ) – mà giải nghĩa thành “sau trận phá thành” (hành động) thì e rằng không hợp lý. Ở vế dưới (2). “Quang Trung hóa Phật” mà giải nghĩa là “Quang Trung tung ra ức vạn binh lính” cũng khó có thể chấp nhận. Trong một vế mà phải vận dụng cả điển tích nhà Phật, cả điển tích thời Tam Quốc, để giải thích là tùy tiện. Chúng ta có thể đặt nghi vấn: tại sao hai vế đối thờ vua Quang Trung lại chỉ nhắc tới cùng một sự việc (đánh quân xâm lược). Xét về mặt cấu trúc thì cả hai vế đối như thế sẽ không “chỉnh”. Chỉ đối chữ mà không đối ý.
Theo chúng tôi, đôi vế đối trên phải được hiểu như sau:
Vế trên (1) phải địch đúng nghĩa thông thường: “Trong động này (khu vực này)không còn mảy may bụi nhơ nào (vì đã quét sạch quân xâm lược), non sông rộng lớn này còn để lạilà một tòa lâu đài (tức ngôi chùa) làm dấu vết”.
Vế (1) phải hiểu theo nghĩa này mới đúng. Khu vực chùa Bộc lúc bấy giờ là vị trí đóng quân của Thái thú Điền châu Sầm Nghi Đống. Đêm mồng bốn rạng mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu, trước sự tấn công bất ngờ và mãnh liệt của quân ta (đạo quân của Đô đốc Long), Sầm Nghi Đống thế cùng đã phải thắt cổ tự tử tại đài chỉ huy ở Loa Sơn (phía Tây chùa Bộc 200m). Nằm trong trận địa tiêu diệt quân Thanh nên sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789), chùa Bộc bị đổ nát. Vua Quang Trung đã sắc cho xây dựng lại chùa. Vì vậy trong vế trên, cụm từ đầu nêu sự kiện đại phá quân Thanh của Quang Trung ngay tại nơi đây (ngay tại vị trí chùa), còn ý sau nhắc đến công đức của Quang Trung đã cho xây lại chùa. Như vậy vế đối mới sát nghĩa.
Vế (1) phải hiểu theo nghĩa này mới đúng. Khu vực chùa Bộc lúc bấy giờ là vị trí đóng quân của Thái thú Điền châu Sầm Nghi Đống. Đêm mồng bốn rạng mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu, trước sự tấn công bất ngờ và mãnh liệt của quân ta (đạo quân của Đô đốc Long), Sầm Nghi Đống thế cùng đã phải thắt cổ tự tử tại đài chỉ huy ở Loa Sơn (phía Tây chùa Bộc 200m). Nằm trong trận địa tiêu diệt quân Thanh nên sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789), chùa Bộc bị đổ nát. Vua Quang Trung đã sắc cho xây dựng lại chùa. Vì vậy trong vế trên, cụm từ đầu nêu sự kiện đại phá quân Thanh của Quang Trung ngay tại nơi đây (ngay tại vị trí chùa), còn ý sau nhắc đến công đức của Quang Trung đã cho xây lại chùa. Như vậy vế đối mới sát nghĩa.
Vế dưới (2), cụm từ đầu “Quang Trung hóa Phật”, theo chúng tôi, nhằm nhắc tới cái chết của vua Quang Trung. Trong từ điển Hán Việt, hóa ( ) là biến đổi Ngôn ngữ Việt Nam nhắc đến sự chết thường rất phong phú (“về” cũng là chết; “hóa” cũng là chết. Nguyễn Du viết: “Khí thiêng khi đã về thần” là nhắc đến cái chết của Từ Hải). Ở đây, cụm từ “Quang Trung hóa Phật” là nói đến cái chết của vua Quang Trung. Có thể dịch: “vua Quang Trung về cõi Phật” hoặc “vua Quang Trung về cõi vĩnh hàng”. Còn cụm từ sau vẫn được hiểu theo nghĩa thông thường. Vì vậy, toàn vế (2) có thể diễn dịch là: “Vua Quang Trung về cõi vĩnh hằng, tiểu thiên thế giới gió mây đều cảm động mà chuyển vần” (Vua Quang Trung qua đời, gió mây cũng cảm động, huống hố là con người!).
Vế này nói lên lòng thương tiếc của nhân dân ta đối với vua Quang Trung. Pho tượng và đôi vế đối đều được làm sau khi Quang Trung mất hơn 50 năm. Vì vậy, giải nghĩa vế (2) phải là lòng thương tiếc, ngưỡng vọng của nhân dân ta đối với Quang Trung mới chính xác. Như vậy, ta sẽ có đôi vế đối rất “chỉnh”, đối cả từ, đối cả ý.
Vế này nói lên lòng thương tiếc của nhân dân ta đối với vua Quang Trung. Pho tượng và đôi vế đối đều được làm sau khi Quang Trung mất hơn 50 năm. Vì vậy, giải nghĩa vế (2) phải là lòng thương tiếc, ngưỡng vọng của nhân dân ta đối với Quang Trung mới chính xác. Như vậy, ta sẽ có đôi vế đối rất “chỉnh”, đối cả từ, đối cả ý.
Tương truyền câu đôi này do nhà thơ Cao Bá Quát làm giúp nhân dân thế thì cách giải thích trên lại càng hợp với văn phong của ông: nói thẳng mà kẻ thù không bắt bẻ được. Với quan quân nhà Nguyễn, cụm từ “Quang Trung hóa Phật” sẽ được giải thích là “giữa ánh sáng thành Phật” (Quang Trung còn là tên một vị bồ tát hóa Phật). Như vậy, quan quân nhà Nguyễn không có lý do gì để bắt bẻ.
Cao Bá Quát (1808 – 1855) đã từng mắng vua Tự Đức là khù khờ và khệnh khạng:
Khù khờ thi tứ đa nhân thức,
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.
(Tứ thơ khù khờ đã nhiều người biết, lại còn khệnh khạng mang đến hỏi tú tài. Khù khờ, khệnh khạng là những từ Nôm – xem Giai thoại văn học Việt Nam). Tự Đức tức tím ruột mà không làm gì được.
Trên đây là đôi điều giải thích sơ thiển của một kẻ hậu sinh, rất mong được các bậc túc nho phủ chính cho, ngõ hầu hiểu được đúng, chính xác ý tứ mà người xưa muốn gửi gắm lại cho hậu thế.
* Ảnhđầu bài: Tượng Quang Trung ở Chùa Bộc
Ảnh trong bài: Cổng chùa Bộc, quận Đống Đa (Hà Nội)
* Trích từ cuốn: NHÌN LẠI LỊCH SỬ, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2003, Tác giả: KS. PHAN DUY KHA – TS. LÃ DUY LAN – TS. ĐINH CÔNG VĨ
KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ “TỪ HÁN VIỆT”
Hà Văn Thùy
Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.
I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán?
Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa.
Nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy… Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ eureka: “Tiếng Việt mượn khoảng 70% từ Hán ngữ!”
Sự thật có đúng như vậy không?
Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông. Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ “không thèm chấp” gã tay ngang võ biền. Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938 còn có cuộc tranh luận giữa nhà ngữ học trẻ người Ba Lan Prilusky với viện sĩ Maspéro. Từ khảo cứu của mình, Prilusky phát triển quan điểm của H. Frey nhưng kết cục phần thắng thuộc về bậc lão làng!
Kết luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do “không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!” Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer. Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học hàng đầu thế giới vẫn viết “Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa (!)” Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số chúng ta tự nhận!
Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại. Ở thập niên 80, trong công trình ngữ học công phu Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn “khám phá”: ngoài cái gọi là “từ Hán Việt”, trong tiếng Việt còn lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán Việt Việt hóa (1). Không đưa ra con số thống kê nhưng với hai lớp từ được bổ sung đó, có lẽ tỷ trọng vay mượn của tiếng Việt còn tăng lên gấp bội!
Nhưng dù sao, đấy chỉ là tính toán của nhà bác học, còn với người dân Việt, ít người tin, chỉ vì lý do đơn giản: một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ!
Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa (2). Rất may là ý tưởng “điên rồ” đó chẳng những không bị ném đá mà còn không rơi vào im lặng. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết chấn động: Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm…(3) trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy, tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. Người bạn Việt Triều Châu của tôi khẳng định: “Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!” Một sự ủng hộ vô giá! Càng may hơn là đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin: Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp cốt (4)! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa (5)!
Như vậy, sang thế kỷ này, nhờ tiến bộ của khoa học thế giới, nhờ tấm lòng và công sức của cộng đồng người Việt, không những chúng ta xác định được người Việt có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông mà còn chứng minh được, tổ tiên ta để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà cả chữ viết.
Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau:
Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Tới 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ. Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ.
Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông. Chữ tượng hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm rồi ở văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước. Khảo cổ học cũng cho thấy, khoảng 4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được khắc trên xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó được đưa lên đồng bằng Trong Nguồn, bây giờ là Trung Nguyên, vốn là một trung tâm lớn của người Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa, về sau được gọi là văn Giáp cốt.
Chữ viết trên yếm rùa và xương thú là chữ đơn lập, không thể ghép vần. Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó, tại trung tâm đầu não của người Việt, ít nhất là từ Quý Châu Quảng Tây tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành đơn âm. Một vấn đề khác nảy sinh: tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế ra có hạn nên chỉ có những tiếng tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ tượng hình tập hợp được những tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử (5). Trong triều đình nhà Ân, những “họa sư”- người vẽ chữ, “bốc sư”- thày bói, người Việt, được “lưu dụng” làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh.
Sau đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Việt Nam. Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh là tiếng nói chính thống của Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người dùng. Nhà Mãn Thanh rồi chính quyền Quốc dân đảng không làm nổi việc thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm 1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung Hoa nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa khốc liệt, tiếng Bặc Kinh mới được phủ sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, tới nay trong vùng Nam Dương Tử vẫn có khoảng 20% từ địa phương, truyền miệng trong dân gian mà không được ký tự.
Một vấn đề từ lâu được đặt ra: chữ Nho xuất hiện ở nước ta từ bao giờ? Chưa ai xác định được ! Chúng tôi không biết, hàng nghìn năm trong nước Văn Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam, chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng 150 km, có sử dụng chữ tượng hình? Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi bằng chữ Thủy, tương tự Giáp cốt văn của tổ tiên Bách Việt, gọi là Thủy thư (5). Nay được coi là văn tự hóa thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân loại. Một điều chắc chắn khác là, muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta thời Triệu Vũ Đế. Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ điều này. Chắc chắn rằng, trong 100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt, nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong hành chính, luật pháp và dạy học. Vì vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát hiện “Luật Giao Chỉ có tới 10 điều khác luật nhà Hán”(6). Có phần chắc là luật Việt được viết bằng chữ Nho. Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, được đơn âm hóa từ thời nhà Triệu. Và cùng với việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh ngày càng trở nên đơn âm.
Một câu hỏi: khi sang nước ta, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, “Đà giết trưởng lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay.” Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt (7). Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng.
Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường. Điều này cho thấy một bộ phận tiếng Việt trải qua quá trình biến đổi dài từ đa âm, không thanh điệu, tới đây đã thành đơn âm và sáu thanh. Có lẽ, tiếng nói của bộ phận cư dân mà sau này là người Kinh cũng được chuyển hóa như vậy?
Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời.
Từ phân tích trên chứng tỏ rằng, tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là “từ Hán Việt” là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết.
II. Vai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc
Như đã nói ở trên, tiếng thì nhiều nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta bắt buộc phải chọn thật kỹ những tiếng cần ký tự. Đó là những tiếng có nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm. Dù có áp dụng cách tạo từ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng không được ký âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung Hoa, dần dần những tiếng không được ký tự bị mai một.
Trong khi đó, ở miền nam, chúng trở thành từ địa phương, được truyền miệng trong dân gian. Ở Việt Nam tình hình tương tự. Khi làm chủ đất nước, người Việt thấy quá nhiều tiếng không có chữ, nên vào đời Trần đã mô phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không được coi là văn tự chính thức. Mọi giao dịch hành chính đều phải dùng chữ Nho, nên nhiều địa danh phải chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả kháng ngày xưa khiến nay nhiều người bức thúc.
Một vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó là tìm tên gọi xác đáng cho lớp từ đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là Đường âm. Tới lúc nào đó được gọi là chữ Nho. Ở miền Nam cho tới năm 1975, gọi là cổ văn. Vào thập niên 1960, các học giả miền Bắc gọi là “từ Hán Việt”. Một thời gian dài nửa thế kỷ ta chấp nhận tên gọi đó vì tưởng rằng hợp lý. Nhưng bản thân khái niệm “từ Hán Việt” lại mâu thuẫn và vô nghĩa. Thuật ngữ này hàm ý: chữ của Hán, còn cách đọc của Việt, ghép lại thành “từ Hán Việt.” Nhưng như phát hiện của Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc đó chính là tiếng nói ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường! Như vậy, theo cách hiểu hiện nay, cả chữ viết và cách đọc đều của người Hán, nên không thể là “từ Hán Việt!”. Nay ta thấy không thể tiếp tục dùng thuật ngữ sai lầm cũ. Nhưng dùng tên nào thích hợp hơn?
Đường âm là đúng nhưng bây giờ không thể trở lại tên gọi này vì đó là sản phẩm của một thời điểm lịch sử. Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là tiếng nói thời nhà Hán, càng không phải tiếng nói của người Trung Hoa hôm nay. Có lẽ tên gọi chữ Nho phù hợp hơn cả, vì nó có nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như phát hiện của triết gia Kim Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn cội. Sở dĩ gọi là “từ Hán Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa của Hán vừa của Việt. Tuy nhiên cách hiểu như thế vừa không chính xác vừa gây phản cảm, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó không phải “từ Hán Việt” mà là tiếng Việt cổ. Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý: Chúng ta trao cho người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội. Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng tốt nhất.
III. Kết luận
Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!
Nay chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc khẳng định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là tuyên truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần xây dựng văn hóa dân tộc.
Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng!
Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này?
Nhiều người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học rèn trí thông minh, luyện tư duy… Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn. Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ sung một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt.
Chúng tôi xin mạo muội đề nghị, cần một cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ “từ Hán Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: tiếng Việt cổ!Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài.
Madrak, 1. 12. 2013
—
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979
2. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.
3. Đỗ Ngọc Thành. Nhannamphi.com
4. Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa http://huc.edu.vn/chi-tiet/1868/Chu-Viet-la-chu-the-sang-tao-chu-viet-Trung-Hoa.html
5. Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa http://khoahocnet.com/2013/11/11/ha-van-thuy-lich-su-hinh-thanh-chu-viet-trung-hoa/
6. Hậu Hán thư- Mã Viện truyện
7. Hà Văn Thùy – Nỗi bất an của lịch sử http://trannhuong.com/tin-tuc-15551/noi-bat-an-cua-lich-su.vhtm
THƯ ĐIỀU TRẦN NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc
Đồng kính gửi: - Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc (OHCHR)
- Tổ chức Giám sát nhân quyền Liên hiệp quốc (UN Watch)
- Ban tổ chức Hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”
Vừa có thêm một bằng chứng sống động nữa về khoảng cách biệt khó che giấu giữa tư duy và cách hành xử về điều được coi là “luôn bảo đảm các quyền con người” của Nhà nước Việt Nam với những tiêu chí nhân quyền có giá trị thực tế hơn rất nhiều của Liên hiệp quốc.
Bằng chứng sống động đó vừa ứng vào trường hợp của tôi – Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập ở Việt Nam.
I. Nhận thư mời từ UN Watch, một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên hiệp quốc, tôi đã làm thủ tục visa và đã có vé máy bay để đến Genève tham dự cuộc hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” vào ngày 4/2/2014, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam (UPR) diễn ra tại Genève vào ngày 5/2/2014.
Là một trong những diễn giả của cuộc hội thảo trên, bài tham luận của tôi sẽ đặt vấn đề về “Vai trò của các NGO nhằm thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam”, trong đó cần kíp xây dựng một mạng lưới liên kết giữa các NGO quốc tế và các nhóm dân sự Việt Nam nhằm thúc đẩy các vấn đề về quyền con người.
Thấu hiểu hoàn cảnh rất khó được xuất cảnh của tôi, ngày 29/1/2014, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc đã gửi văn thư cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện thường trực của Chính phủ Việt Nam tại Genève và đại sứ Việt Nam tại Bangkok, đề nghị hỗ trợ đầy đủ cho chuyến đi của tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Văn thư này cũng nêu rõ một trong những yêu cầu chủ yếu của cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam là sự tham gia của xã hội dân sự, và Liên hiệp quốc khuyến khích các nhóm dân sự và cá nhân Việt Nam tham dự cuộc kiểm điểm này.
Những tin tức mà tôi nhận được cũng cho thấy Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam tạo thuận lợi cho chuyến đi Genève của tôi.
Trước tấm chân tình và những tương tác tiến bộ của cộng đồng quốc tế cùng giới hoạt động vì quyền con người ở Việt Nam, không thể khác là trong tôi mang nặng tình cảm xúc động và hàm ơn.
Nhưng bất chấp những vận động nhiệt tình và thiện ý của cộng đồng quốc tế, chuyến bay đi Genève của tôi vào ngày 1/2/2014 từ sân bay Tân Sơn Nhất đã bị ngăn chặn. Tại sân bay này, Cục quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an và cơ quan an ninh của Công an TP. Hồ Chí Minh đã thông báo miệng với tôi rằng “hội thảo ở Thụy Sĩ có thể bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm xuyên tạc và nói xấu nhà nước Việt Nam”, đồng thời những cơ quan an ninh này lập biên bản thu giữ hộ chiếu của tôi.
Trước đây vào tháng 8/2012, tôi cũng đã bị Công an TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo “không nên đi” khi tôi được mời dự Hội thảo mùa hè ở Singapore về cải cách kinh tế Việt Nam. Việc không đồng ý với khuyến cáo của cơ quan an ninh cũng được hiểu là đương sự hoàn toàn có thể bị ngăn chặn tại sân bay nếu vẫn giữ nguyên kế hoạch xuất cảnh.
Gần đây nhất vào giữa tháng Giêng năm 2014, một blogger ở TP. Hồ Chí Minh là Thành Nguyễn đã bị cơ quan an ninh cửa khẩu ngăn chặn chuyến bay tới Mỹ, dù blogger này đã được tòa lãnh sự Hoa Kỳ cấp visa. Theo blogger Thành Nguyễn, phía cơ quan an ninh chỉ đưa ra một lý do rất mơ hồ trong việc ngăn chặn là “bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội’.
Theo thống kê sơ bộ của giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, từ đầu năm 2013 đến nay đã có khoảng 10 trường hợp cá nhân bị ngăn chặn xuất cảnh tại các cửa khẩu, tương tự vụ việc của tôi.
Cũng có thông tin trong giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam cho biết hiện đang tồn tại một danh sách lên đến khoảng 2,000 người bị cơ quan an ninh cấm xuất cảnh, trong đó nhiều trường hợp bị ngăn chặn thuộc về các cựu tù nhân lương tâm và những người bất đồng chính kiến.
II. Ngay trước thềm UPR diễn ra ngày 5/2/2014 tại Thụy Sĩ, hành động các cơ quan an ninh Việt Nam ngăn chặn việc xuất cảnh đối với tôi đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân – được ghi nhận tại điều 12 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1982; vi phạm nghiêm trọng Điều 23 của Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 mà theo đó “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Với tư cách một công dân, tôi không vi phạm bất cứ quy định nào về pháp luật xuất nhập cảnh ở Việt Nam. Tôi cũng chưa từng được cơ quan an ninh thông báo về cá nhân tôi không được xuất cảnh.
Vô tình hay hữu ý, hành động ngăn chặn xuất cảnh như trên đã làm xấu đáng kể hình ảnh của Nhà nước Việt Nam trước cộng đồng quốc tế, chứng minh không thể sinh động và cập nhật hơn về việc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – một thành viên vừa được bầu của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc – lại vừa ngang nhiên vi phạm các cam kết về nhân quyền của Liên hiệp quốc, vi phạm Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đồng thời vi phạm hiến pháp của chính nhà nước này.
Tuy vấn đề xuất cảnh của cá nhân tôi chỉ rất nhỏ bé, song vụ việc ngăn chặn xuất cảnh đối với tôi lại lồng trong khung cảnh nhiều chủ đề về quyền con người ở Việt Nam về dân sinh, dân quyền và chính trị vẫn còn thụt lùi sâu sắc, bất chấp rất nhiều hứa hẹn “sẽ cải thiện” từ phía một nhà nước luôn tuyên xưng “của dân, do dân và vì dân”.
Trong trường hợp cần thiết, tôi sẵn lòng phác tả về bức tranh nhân quyền mang sắc màu u ám trong một Việt Nam đương đại.
Lồng trong khung cảnh thụt lùi sâu sắc về nhân quyền như thế, nhiều công dân Việt Nam như tôi đang khắc khoải mong đợi những tác động đủ mạnh và đủ ý nghĩa từ cộng đồng nhân quyền quốc tế, đặc biệt là cuộc UPR sắp tới, hầu mong có thể phần nào cải thiện não trạng và cải hóa hành vi đối xử nhân quyền của nhà nước và các cơ quan an ninh Việt Nam.
Hơn lúc nào hết, ý nghĩa của những tác động quốc tế khó có thể tách rời tương lai định chế Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Nhà nước Việt Nam có thể được chấp thuận tham gia hay không, lồng trong bối cảnh quốc gia này đã chìm trong cơn suy thoái kinh tế kéo dài hơn 6 năm và phía trước là một cuộc khủng hoảng rất khó tránh thoát.
Thư điều trần này được gửi đến Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế liên quan, với lòng kính trọng những điều mà quý vị đang cống hiến cho nền dân chủ và nhân quyền trên toàn cầu.
Việt Nam ngày 2 tháng 2 năm 2014
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
(đã ký)
Dưới đây là tường thuật (tóm tắt) nội dung buổi thuyết trình và trao đổi của phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam với Nhóm Làm việc về Nhân quyền (COHOM) và Nhóm Làm việc về châu Á và châu Úc, thuộc Hội đồng châu Âu (European Council - cơ quan chính trị cao nhất của EU).
Buổi thuyết trình và trao đổi diễn ra vào 9h sáng giờ địa phương (tức 15h chiều, giờ Hà Nội) ngày 29/1/2014, tại trụ sở chính của Hội đồng châu Âu ở thủ đô Brussels của Bỉ. Nội dung gồm hai phần: Thứ nhất là phần trình bày của ba đại diện cho phái đoàn dân sự Việt Nam gồm các nhóm VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, No-U Việt Nam, Con Đường Việt Nam, Hội Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, thứ hai là phần hỏi và đáp, với khoảng 30 câu hỏi (mà dưới đây chỉ là một số câu hỏi tiêu biểu) từ đại diện các nước tham dự.
Chủ tọa là ông Engelbert Theuermann, Chủ tịch COHOM. Do buổi làm việc mang tính chất một cuộc điều trần, nên hình ảnh được yêu cầu giữ kín và báo chí không được vào dự.
Thuyết trình về nhân quyền Việt Nam
Luật sư Trịnh Hội giới thiệu thành phần của phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền ở Việt Nam.
Nhà báo Đoan Trang: Tôi xin được nhấn mạnh một lần nữa, rằng đây là lần đầu tiên chúng tôi - những blogger đến từ Việt Nam, đại diện cho khối xã hội dân sự độc lập, không bị nhà nước kiểm soát - đến đây, sau rất nhiều trở ngại. Chúng tôi có mặt ở đây để nói lên sự lo ngại của chúng tôi trước tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong 5 năm qua, thậm chí kể từ tháng 5/2009 khi Việt Nam tham dự phiên điều trần UPR trong vòng thứ nhất.
Tôi là một nhà báo và là một blogger. Với tư cách này, tôi nhìn nhận vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực quyền tự do biểu đạt, đã gia tăng trong 5 năm qua. Nhà nước có xu hướng sử dụng hai cách tiếp cận (approach) để hạn chế tự do ngôn luận của người dân, thứ nhất là lam dụng luật pháp, thứ hai là các biện pháp ngoài luật.
Trên phương diện luật pháp, Nhà nước sử dụng các điều luật mang tính trấn áp, như Luật Báo chí, đặc biêt là Bộ luật Hình sự với cả một chương về các tội liên quan đến an ninh quốc gia, trong đó nổi bật và thường xuyên được sử dụng là Điều 79, 88 và 258.
Năm 2013 đã có ít nhất 9 trường hợp bị bắt vì Điều 258, tội ''lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích nhà nước''. Các bạn có thể thấy đây là một điều luật mơ hồ và rất rộng, bao trùm, bởi vì như vậy thì bất kỳ cái gì bạn viết hoặc nói ra, phê phán Nhà nước, chỉ trích các chính sách, đều là xâm hại lợi ích nhà nước cả. Trong vòng một tháng từ 26/5 đến 13/6 ở Việt Nam đã có hai nhà báo kiêm blogger nổi tiếng bị bắt: Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Hai ngày sau, đến Đinh Nhật Uy bị bắt. Đây là Facebooker đầu tiên trên thế giới bị bắt vì đã viết status chỉ trích VNPT là một doanh nghiệp nhà nước, và chê tác giả của một bài báo đăng trên báo quốc doanh Quân Đội Nhân Dân.
Năm 2013, Nhà nước có thêm Nghị định 72 và 174 mà bản chất là hạn chế quyền tự do Internet của người dân. Nghị định 72, có hiệu lực từ 1/9/2013, cấm việc chia sẻ link vào các bài báo có chủ đề chính trị, xã hội. Các bạn có thể hình dung một môi trường Facebook không có chia sẻ link không?
Bên cạnh việc sử dụng luật pháp, Nhà nước dùng các ''chiêu'' ngoài luật pháp, như theo dõi (nghe trộm điện thoại, đọc trộm thư, canh cổng nhà), sách nhiễu, thậm chí mượn tay lực lượng xã hội dân sự giả mạo, tức là thành viên các GONGO (tổ chức phi chính phủ của chính phủ) để hành hung những người có tiếng nói đối lập.
Năm 2013, Nhà nước tiến hành một đợt cải cách Hiến pháp, theo hướng củng cố thêm quyền lãnh đạo của đảng cầm quyền.
Luật sư Trịnh Hội: Đoan Trang đã nói về những vi phạm trong lĩnh vực quyền tự do biểu đạt. Tôi xin trình bày về tình hình thực thi quyền tự do lập hội, quyền được xét xử công bằng ở Việt Nam. Bất chấp việc bị đàn áp, những năm qua, đặc biệt kể từ những cuộc biểu tình năm 2011, nhiều tổ chức, nhóm dân sự độc lập đã hình thành, như Mạng Lưới Blogger Việt Nam, phong trào Con đường Việt Nam, Dân Làm Báo, Câu lạc bộ Bóng đá No-U, Truyền thông Chúa Cứu thế, v.v.
Không khuyến khích xã hội dân sự, chính quyền Việt Nam tiếp tục không thông qua Luật Lập Hội và thường xuyên sử dụng ''quần chúng tự phát'' để sách nhiễu, đàn áp thành viên của các tổ chức, nhóm dân sự độc lập.
Bên cạnh đó, chính quyền tiếp tục bắt bớ và bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền: Thành viên nhóm Hội đồng Công Luật Công Án Bia Sơn bị tù từ 12 năm tới chung thân, Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, blogger Điếu Cày 12 năm tù, TS. Luật Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù, luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù và 100.000 USD tiền phạt. Hiện nay, chính quyền có xu hướng chuyển từ phạt tù sang phạt tiền rất nặng.
Chính quyền cũng tiếp tục tấn công các website độc lập, sử dụng cả biện pháp kỹ thuật lẫn đội ngũ dư luận viên.
Năm 2013, có ít nhất 5 người dân thường bị đánh chết trong đồn công an.
Quyền được xét xử công bằng bị vi phạm. Người dân không có quyền được có đại diện pháp lý (tức là được tiếp cận với luật sư).
Cũng xin nói thêm về một vấn đề có thể là quan trọng đối với quý vị và chúng tôi, những người ngồi đây, nhưng không thật là chuyện lớn ở Việt Nam, đó là Việt Nam vẫn duy trì án tử hình. Mới đây, đã có tòa án kết án tử hình đối với 30 bị cáo chỉ trong một ngày, liên quan đến tội buôn bán ma túy.
Rất nhiều blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị cấm xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu. Trong lúc chúng ta ngồi đây, một thành viên của phái đoàn là Paulo Thành Nguyễn, mặc dù được cấp visa vào Mỹ, đã bị chặn tại sân bay Tân Sơn Nhất và bị thu giữ hộ chiếu. Mẹ của cô ấy (chỉ vào Đoan Trang) cũng thường xuyên bị an ninh quấy nhiễu, đe dọa.
Sau đây tôi xin nhường lời cho blogger Nguyễn Anh Tuấn, một blogger trẻ, nhà hoạt động nhân quyền, đến từ Việt Nam, trình bày các kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam.
Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Chúng tôi, các blogger đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam, No-U, Dân Làm Báo, phong trào Con Đường Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo, Phật giáo Hòa Hảo Truyền thống, VOICE, có các khuyến nghị sau đây gửi tới chính quyền Việt Nam:
- Để cho các báo cáo viên đặc biệt của EU, Mỹ và Liên Hiệp Quốc vào Việt Nam và đến thăm tất cả các tù nhân chính trị;
- Đảm bảo quyền được đại diện về mặt pháp lý cho tất cả mọi người, kể cả trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng như trong quá trình phúc thẩm;
- Đảm bảo thực thi Công ước Chống Tra tấn;
- Sửa Luật Báo chí và các luật hình sự cho phù hợp với ICCPR, tức Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị;
- Tôn trọng các nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ về nhân quyền và xã hội dân sự, với tư cách một nước thành viên Hội đồng;
- Để cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập được hình thành và vận hành;
- Thực thi các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế mà chính quyền Việt Nam đã chấp nhận trong phiên điều trần UPR năm 2009, như:
+ Kiến nghị của Argentina: Việt Nam tiến hành các bước cần thiết để tuân thủ dần ICCPR và đảm bảo quyền được xét xử công bằng theo đúng luật pháp; tiến hành các bước cần thiết để đảm bảo công dân được hưởng quyền tự do biểu đạt và tự do tôn giáo;
+ Kiến nghị của Áo: Việt Nam có các hành động cụ thể để đảm bảo một cách thiết thực rằng tất cả những người bị mất quyền tự do đều có thể được xét xử không chậm trễ;
+ Kiến nghị của Nhật Bản: Việt Nam củng cố hệ thống pháp lý, đảm bảo việc thực thi pháp luật theo hướng thực hiện đầy đủ các cơ chế nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hỏi và đáp
Chủ tọa Engelbert Theuermann: Xin cảm ơn các vị khách vì bài thuyết trình quá tuyệt vời. Sau đây sẽ là diễn đàn cho phần hỏi và đáp. Đề nghị các quý vị có ai muốn nêu câu hỏi thì dựng bảng tên của quý vị lên phía trước để tôi có thể chỉ định. Mời quý vị.
(Hội trường rào rào dựng bảng tên).
Chủ tọa Engelbert Theuermann: Ồ, quá nhiều (cười). Do có quá nhiều quý vị ở đây muốn đặt câu hỏi, nên tôi sẽ thu thập một lượt 5 câu hỏi trước, để các bạn trả lời, sau đó tiếp tục vòng 2, vòng 3.
Một quan chức trên hàng ghế chủ tọa đặt câu hỏi về vai trò của ASEAN và các cơ chế nhân quyền của ASEAN trong việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Đại diện Vương quốc Anh hỏi về những việc làm cụ thể cộng đồng quốc tế có thể thực hiện để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam; đồng thời hỏi thêm về việc Việt Nam vẫn duy trì án tử hình, ''liệu chúng ta nên đấu tranh như thế nào để thay đổi tình trạng này''?
Đại diện Ba Lan: Tôi không có câu hỏi cụ thể nào, chỉ muốn có thể đảm bảo là đại sứ của chúng tôi tại Việt Nam cũng có tham gia vào những nỗ lực cải thiện nhân quyền. Tôi cũng quan tâm đến tình hình trẻ em ở Việt Nam, quyền trẻ em, tình trạng trẻ em trong các trại giáo dưỡng và tế bần... Ba Lan từng trải qua quá khứ giống như Việt Nam bây giờ, và chúng tôi biết Chính phủ của các bạn không thích từ ''cải cách'', ''cải tổ'', họ hay nói tránh thành ''hiện đại hóa'' hơn (cười). Tôi mong muốn là Việt Nam có thể cho lưu hành những cuốn sách, những tác phẩm của Ba Lan viết về tiến trình thay đổi ôn hòa.
Đại diện Ireland đặt câu hỏi, trong bối cảnh tự do biểu đạt, ngôn luận ở Việt Nam bị thắt chặt như vậy thì truyền thông Việt Nam vận hành ra sao?
Đại diện Đức hỏi về Nghị định 72 và những tác động cụ thể, nếu có, của nó đến tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam, đã có trường hợp nào bị xử lý vì vi phạm Nghị định này chưa.
Luật sư Trịnh Hội: Về vấn đề án tử hình, thật sự tôi nghĩ rằng trong bối cảnh Việt Nam, với môi trường tâm lý xã hội và văn hóa chính trị Việt Nam, án tử hình thậm chí chưa bao giờ là một chủ đề gây tranh cãi. Ngay với bản án dành cho 30 người liên quan đến tội buôn bán ma túy kia, ở phần comment phía dưới bài báo, cũng có tới hàng chục comment hoan nghênh bản án, hoan nghênh phiên tòa. Tôi cho rằng đây là vấn đề mà các quý vị - với xuất phát điểm là xã hội phương Tây - quan tâm nhiều hơn là người Việt Nam.
Với câu hỏi về vai trò của cơ chế nhân quyền trong ASEAN, tôi nghĩ những năm qua, trên bình diện chính phủ, các nước ASEAN đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và cải thiện một cơ chế khu vực về bảo vệ nhân quyền. Nhưng những nỗ lực thật sự lại nằm trong khối dân sự độc lập nhiều hơn. Ví dụ như năm 2013 là lần đầu tiên một số nhóm dân sự ở Việt Nam và Philippines đã có sự hợp tác. Tổ chức Asian Bridge Philippines đưa thanh niên Việt Nam sang học về xã hội dân sự, và No-U Việt Nam thì tham gia cứu trợ nạn nhân bão Haiyan ở Philippines.
Nhân đây, nói về xã hội dân sự và có mặt phái đoàn Đức, tôi muốn cảm ơn Đại sứ quán Đức ở Việt Nam, vì đã cởi mở, giúp đỡ và bảo vệ các blogger Việt Nam rất nhiều, suốt từ thời gian các blogger thực hiện việc đến các sứ quán phương Tây ở Hà Nội để trao Tuyên bố 258 phản đối Điều luật 258.
Nhà báo Đoan Trang: Xin cảm ơn tất cả các câu hỏi, và tôi muốn nói là tôi rất cảm động vì sự quan tâm của đại diện Ba Lan đối với Việt Nam, với trẻ em Việt Nam cũng như với nhân quyền ở nước chúng tôi nói chung.
Với câu hỏi về truyền thông Việt Nam trước tình hình quyền tự do biểu đạt bị vi phạm, tôi muốn phân biệt rõ là ở đây có hai mảng truyền thông. Truyền thông chính thống của Nhà nước thì, cho phép tôi nói dài dòng một chút, vào năm 2008, tại Việt Nam xảy ra một vụ tham nhũng lớn khi Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bị kết tội đánh bạc và bị bỏ tù. Báo chí Việt Nam đã đưa tin rất hăng hái, họ gần như được bật đèn xanh, cho đến khi phe công an đập lại. Hơn 40 nhà báo trên toàn quốc bị triệu tập. Hai trong số họ bị bắt, và một trong hai người này, do không chịu ''nhận tội'' nên đã bị kết án hai năm tù. Kể từ đó tới nay, mức độ đưa tin chống tham nhũng của báo chí Việt Nam đã suy giảm, và đây là dựa theo một nghiên cứu của chính Đại sứ quán Anh tại Việt Nam.
Nhưng đó là truyền thông Nhà nước, còn truyền thông xã hội thì lại bùng nổ. Khi báo chí chính thống buộc phải quay lưng, im lặng, trước những bất công xã hội, trước các cuộc biểu tình của nông dân mất đất, các cuộc đình công của công nhân bị bóc lột, thì chính là các blogger, và mạng xã hội, chứ không phải nhà báo và truyền thông quốc doanh, đã đến với các nạn nhân để đưa tin, viết bài. Nói cách khác, truyền thông Nhà nước đã lắng xuống, còn truyền thông xã hội thì lại nổi lên.
Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Xin trả lời câu hỏi về Nghị định 72. Mạng xã hội ở Việt Nam rất phát triển trong những năm qua. Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng Internet và người dùng Facebook cao nhất khu vực. Cho nên, tôi không nghĩ có luật nào có thể kìm hãm được đà tiến của Internet. Nghị định 72, tôi thấy nó giống như một trò cười cho các blogger hơn. Theo tôi được biết thì người ta chưa ghi nhận được trường hợp cụ thể nào bị xử phạt vì vi phạm Nghị định 72.
Nhà báo Đoan Trang: Theo tôi được biết thì có một trường hợp. Admin của một diễn đàn mạng bị công an hỏi thăm, nhưng admin này đang không ở Việt Nam, nên khoản tiền phạt cứ treo lơ lửng đó chờ ngày anh ta về. Có thể có những trường hợp khác mà tôi không biết.
Chủ tọa Engelbert Theuermann: Cảm ơn các câu trả lời. Chúng ta tiếp tục, vòng thứ hai.
Đại diện Pháp hỏi về công cuộc sửa đổi Hiến pháp vừa qua ở Việt Nam, liệu Hiến pháp mới có tạo ra không gian nào cho sự phát triển của nhân quyền?
Đại diện Hà Lan: Tôi nghe nói Việt Nam đã thông qua luật cho phép người đồng tính kết hôn. Có phải trong lĩnh vực quyền của người đồng tính (LGBT) thì Việt Nam đã có nhiều tiến bộ?
Tôi cũng thừa nhận và xin bình luận là Việt Nam còn rất chậm chạp trong việc sửa đổi, hoàn thiện những đạo luật quan trọng, như toàn bộ Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự.
Tôi xin hỏi thêm: Chúng ta đều thấy là hiện nay, trên toàn cầu, có một sự suy giảm về không gian tự do của khối xã hội dân sự, với sự thắt chặt các quyền của những tổ chức xã hội dân sự, như quyền được nhận tài trợ. Tôi muốn hỏi là việc nhận tiền tài trợ ở Việt Nam có khó khăn gì hơn không?
Đại diện Thụy Điển: Thụy Điển, như các bạn biết, là một quốc gia luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do biểu đạt, ngôn luận, cả trên mạng lẫn trong đời thực. Chúng tôi đều theo sát tình hình ở Việt Nam, chúng tôi khá lo ngại về sự vi phạm quyền tự do biểu đạt, ngôn luận nơi đây. (...) Có nhiều thắc mắc, nhưng điều tôi đang quan tâm là liệu Chính phủ Việt Nam có sẵn sàng tham gia thực thi các khuyến nghị đặt ra cho họ tại phiên điều trần UPR không?
Đại diện Phần Lan: Trở lại với câu hỏi về án tử hình. Tôi muốn biết cuộc tranh luận về án tử hình ở Việt Nam đã bắt đầu chưa? Ngoài ra, việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc liệu có giúp cải thiện tình hình nhân quyền ở nước này?
Đại diện Italy: Những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở nước các bạn, những đạo luật hà khắc và mọi sự trấn áp, có ảnh hưởng như thế nào tới cộng đồng những người thiểu số, người yếu thế, người dễ bị tổn thương, ở Việt Nam?
Nhà báo Đoan Trang: Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan đến quyền của người đồng tính. Nhiều người cũng đã hỏi tôi về vấn đề này, rằng có thực là ở Việt Nam, quyền của cộng đồng LGBT đang được cải thiện. Không. Không hề. Tôi phải nói rõ rằng cho đến nay, chính quyền chưa thông qua một luật nào cho phép người đồng tính kết hôn. Việc đưa tin gây hiểu nhầm như vậy có một phần là do lỗi của báo chí Việt Nam.
Trên thực tế, người đồng tính không được tôn trọng ở Việt Nam. Thậm chí chính quyền còn có xu hướng dán cái nhãn ''gay'', ''lesbian'' lên các nhà hoạt động nhân quyền để sỉ nhục họ, làm mất uy tín họ với cộng đồng. Tôi nghĩ đây là vấn đề tâm lý xã hội. Môi trường xã hội ở Việt Nam chưa thật tôn trọng quyền của người đồng tính.
Câu hỏi đặt ra là, vậy tại sao lại có sự tuyên truyền rằng Chính phủ Việt Nam đang bảo vệ và bảo đảm quyền của cộng đồng LGBT. Theo tôi hiểu, thực sự điều đó chỉ là vì cộng đồng LGBT ở Việt Nam chưa bao giờ đủ vai trò, đủ tiếng nói để Chính phủ phải xem đó như một mối đe dọa cho sự chính danh, quyền lực của họ. Nói cách khác, vấn đề quyền của người đồng tính ở Việt Nam không phải là một vấn đề nhạy cảm về chính trị. Bản thân tôi không nhìn thấy được vai trò và tiếng nói của người đồng tính cũng như các hoạt động vận động chính sách, tác động tới chính sách, của cộng đồng này.
Luật sư Trịnh Hội: Tôi xin nói rõ thêm, các nhóm, các cộng đồng ở Việt Nam chỉ thực sự bị chính quyền coi là nguy hiểm khi họ có tổ chức. Tôi nhấn mạnh, ''khi họ có tổ chức''. Những người Công giáo, Tin Lành ở Việt Nam thường bị sách nhiễu, đàn áp, vì họ có tổ chức, thậm chí có cơ quan truyền thông độc lập như là Truyền thông Chúa Cứu thế.
Nhà báo Đoan Trang: Còn câu hỏi thứ hai của Hà Lan, ''nhận tiền tài trợ có khó hơn không'', thì tôi xin nói là ở Việt Nam, không tồn tại xã hội dân sự độc lập. Đến quyền được lập hội còn không được đảm bảo, thì làm sao người ta có thể nhận tiền tài trợ từ nước ngoài. Thậm chí, việc đó còn bị coi là nhận tiền của các thế lực thù địch để chống phá Nhà nước. Nhận tiền nước ngoài là cái mũ để lực lượng an ninh trấn áp, bắt giữ các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Nhận tiền nước ngoài ở Việt Nam không chỉ khó, mà còn có nghĩa là nguy hiểm, là sách nhiễu, là bắt giam, bỏ tù.
Blogger Nguyễn Anh Tuấn: Với câu hỏi liên quan đến cuộc tranh luận về án tử hình, tôi xin trả lời như sau: Ở Việt Nam, chưa có không gian nào để người dân có thể cất lên tiếng nói của họ, phát biểu chính kiến, trao đổi hoặc đi xa hơn nữa là tham gia vào tiến trình lập pháp. Việc tranh luận về các vấn đề chính trị-xã hội không bao giờ được khuyến khích. Riêng về án tử hình, thì trong suốt quá trình học tập của tôi, 3 năm cấp ba và 4 năm đại học, tôi chưa từng thấy một cuộc tranh luận xã hội nào về vấn đề này; và lý luận duy nhất có liên quan mà tôi nhận được trong quá trình học tập tại Việt Nam, là ''mắt trả mắt, răng trả răng, mạng đền mạng''.
Bản Hiến pháp mới của Việt Nam đã được thông qua sau một quá trình ''thảo luận xã hội'' rất tốn kém do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, và kết quả cuối cùng là Đảng vẫn giữ nguyên bản dự thảo sửa đổi do chính Đảng đưa ra. Theo tôi, Hiến pháp mới không tạo ra thêm không gian tự do nào cho người Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thảo luận về Hiến pháp dù sao cũng đã là một cơ hội để những người có quan tâm tìm hiểu về Hiến pháp, về chính trị, các quyền dân sự. Đấy cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam, 72 trí thức hàng đầu đã đưa ra một bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, có nhắc đến việc bỏ Điều 4, là điều quy định vai trò lãnh đạo toàn diện và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng tôi cũng đã nhiều lần nhận được câu hỏi, liệu chiếc ghế của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có giúp gì cho nhân quyền Việt Nam. Tôi xin trả lời: Có và không. Có sự thuận lợi và khó khăn. Xin nói về khó khăn trước. Với việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền, Chính phủ có thể lấy đó như một chiêu để ngụy biện rằng như vậy là Việt Nam đã đảm bảo nhân quyền, điều ấy đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, và mọi nỗ lực đấu tranh đều là sai trái, thù địch, phản động. Thực tế là lý luận ấy đã được sử dụng nhiều. Nhưng chiếc ghế đó cũng mang lại thuận lợi cho công cuộc đấu tranh vì nhân quyền ở Việt Nam. Từ nay, các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền sẽ có thể sử dụng chính các cơ chế của Liên Hiệp Quốc để thúc đẩy công việc của mình. Họ có thể tăng cường truyền thông về nhân quyền, có thể vận động thay đổi luật pháp, yêu cầu chính quyền sửa đổi luật cho phù hợp với pháp luật quốc tế về nhân quyền, v.v.
Còn câu hỏi cuối cùng, liên quan đến các cộng đồng người thiểu số, người yếu thế và dễ bị tổn thương ở Việt Nam, thì tôi xin trả lời rằng đây là những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì những chính sách vi phạm nhân quyền của Nhà nước. Tôi xin lấy ba ví dụ điển hình gần đây: Thứ nhất là những người H'Mong theo giáo phái Dương Văn Mình ở phía bắc Việt Nam. 6 người đã bị bắt với tội danh ''lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích Nhà nước'' theo Điều 258 Bộ luật Hình sự. Thứ hai là những người H'Mong theo đạo Tin Lành. Họ cũng bị khủng bố, sách nhiễu, mất nhà mất ruộng và trở thành dân oan, vì niềm tin tôn giáo của họ, vì họ đã muốn thay ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cây thánh giá. Và thứ ba là những người thiểu số ở Tây Nguyên.
Ở Việt Nam có tới hàng nghìn nông dân mất đất, hàng nghìn công nhân bị bóc lột trong các nhà máy công nghiệp, và hàng nghìn dân oan. Nhưng họ không hiểu nguồn gốc những khổ đau của họ. Họ thường nghĩ tất cả đều do số phận, chứ họ không nghĩ được rằng những khổ đau, bất hạnh ấy là xuất phát từ sự mất dân chủ, tự do trong một thể chế độc đảng lãnh đạo. Và nhiệm vụ của những nhà hoạt động vì nhân quyền, những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, sẽ là giúp đỡ cho những con người ấy, để họ hiểu được quyền của họ, để họ cất lên tiếng nói đấu tranh, giành lại tự do và nhân quyền cho mình.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Nhân kỷ niệm 225 năm đại thắng quân Thanh (Phan Duy Kha).
- ‘Không loại trừ chiến tranh ở châu Á’ (BBC). – Nhật – Trung cần có cơ chế chung để giải quyết khủng hoảng (RFI). - Chính phủ Nhật cảnh cáo người phiên dịch sai làm Trung Quốc giận dữ (NLĐ). - Báo Nhật “khen lấy khen để” chiến đấu cơ Trung Quốc (KT). - Nhật-Mỹ quyết không để ADIZ ảnh hưởng hoạt động quân sự (TTXVN).
- Kêu cứu cho em bị mất tích bí ẩn (RFA).
- Trại giam không thể thay đổi quan điểm người tù (RFA). - Tín đồ Công giáo Chu Mạnh Sơn ra tù (BBC). - Yên Thành, mùng 3 tết với hai niềm vui lớn (DCCT). - Lê Công Định: ‘Tôi không đổi lý tưởng’ (BBC).
- Cựu Luật Sư Lê Quốc Quân ‘sẵn sàng ngồi tù cho đến chết’ (Người Việt). – Một tín hiệu mùa Xuân dân tộc đã đến (ĐCV). “Sau hết là hành động can đảm của tù nhân Luật sư Lê Quốc Quân! Khi 2 lá thư được phổ biến rộng rãi, như ông mong muốn, chính là lúc có thể ông phải đương đầu với tình trạng bị tra tấn để công an truy đến cùng, quyết tìm ra tông tích người có hành động ‘phản Đảng’, dám mang thư ra ngoài! Những người có liên quan đến 2 lá thư vừa được phổ biến đều biết là họ phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm thế nhưng tại sao họ vẫn làm, vì động cơ nào? Chắc chắn không có động cơ nào khác hơn là lòng yêu nước!”
- Trong lịch sử VN, lệnh cấm tụ tập đông người có từ khi nào? (Nguyễn Thiện Nhân). – Hội Người Bị Cấm Xuất Cảnh – Travel Ban in Vietnam (Hội NBCXC). “Đối tượng: Những người bất đồng chính kiến, bảo vệ nhân quyền chính thức bị cấm xuất cảnh tại các cửa khẩu VN, tịch thu hộ chiếu hoặc không được cấp hộ chiếu“.
- Cựu lãnh sự Việt Nam xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ (RFI). – Cựu cán bộ ngoại giao Việt Nam xin tỵ nạn ở Thụy Sĩ (RFA). - Một nhà ngoại giao Việt Nam xin tị nạn chính trị ở Thụy Sĩ (VOA). – Cựu viên chức ngoại giao VN xin tị nạy ở Thụy Sĩ: Vietnamese diplomat seeks asylum in Switzerland (ARP/ CNA).
- THƯ ĐIỀU TRẦN NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM (Ba Sàm). – Võ Văn Tạo: Về vụ cấm TS Phạm Chí Dũng xuất cảnh (DĐXHDS). – Ngăn Phạm Chí Dũng xuất cảnh: Do não trạng cũ hay không muốn Việt Nam hội nhập ? (RFI). – UN Watch phản đối Việt Nam cấm nhà báo Phạm Chí Dũng đi Genève (RFI).
- Tuyên bố của Diễn Đàn Xã hội Dân sự (Ba Sàm). – Góp ý không chỉ riêng bản tham luận của ông Phạm Chí Dũng (DĐXHDS). – Buổi thuyết trình và những câu hỏi đáp về tình hình nhân quyền giữa các bạn Việt Nam và EU (DLB).
- Vận động trước kỳ UPR của Việt Nam (BBC). - ‘Hà Nội hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền’ (VOA). - Phạm Bình Minh: ‘Tốt vẫn bị chỉ trích’ (BBC).
- NGO cần làm gì cho xã hội dân sự ở VN? (BBC). – Đối lập và đối lập trung thành (VOA).
- Ăn Tết Giáp Ngọ ở Genève (VOA). – Đầu Xuân nặng trĩu âu lo (RFA).
- Đoan Trang: Thư gửi một nhân viên an ninh (DLB). “Điều làm chị xót xa hơn cả khi nghĩ về em, là trong những đêm năm xưa em đi bắt cướp, hay trong những lần em phải bỏ chồng con ở nhà để đi làm việc ngoài giờ, để đấu tranh với bọn phản động, và chẳng bao giờ có hy vọng đi sang Mỹ hay châu Âu, thì vẫn có những vị tướng công an đi nước ngoài như đi chợ, thậm chí còn dư tiền tậu nhà cửa, xe hơi ở Mỹ. Con cái họ được du học tại trường xịn, tương lai được đảm bảo“.
- Câu đối Tết Giáp Ngọ của TS. Hà Sĩ Phu (DLB). “Đánh cho dân tộc tan hoang, “trận đánh đẹp” đáng ghi vào lịch sử!(HSP)/ Đối: Tiêu bởi chiêu bài giải phóng, ‘quân đánh thuê (1)’ sao gọi đấy anh hùng (2)?”
- Tào lao thế sự về TPP (Người Buôn Gió).
- VẠN MỘC CƯ SĨ: NHỮNG KHUÔN MẶT THẬT CỦA XHCN (Sơn Trung). – Lăng Ba Đình tiếp tục bị tấn công bằng búa tạ (DLB).
- TÔI: MỘT NGƯỜI DÂN XIN BỎ ĐẢNG! (FB Nhất Nam). “Hôm nay, hoàn toàn không vì một thù hận, bất mãn cá nhân. Cũng không vì bất cứ ảnh hưởng nào khác ngoài nhận thức của mình. Tôi xin chia sẻ cùng bạn bè, anh em.. tất cả những người thân quen, từng gặp hoặc chưa gặp rằng: Tôi chính thức tuyên bố là người dân bỏ Đảng! Từ đây, tôi sẽ không tin và không ủng hộ bất cứ điều gì liên quan Đảng CSVN“. - Bỏ Đảng, và những thông điệp đầu năm của đảng(RFA). – CHÙM THƠ “MỪNG ĐẢNG” – MỪNG XUÂN NĂM 2014 (Bùi Hằng).
- Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội (PLVN). - Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân (PT).
- Xin ngài Thủ tướng hãy cảnh giác bọn nịnh đểu nịnh xỏ! (Chép Sử Việt). – Ối giời ơi! Thủ tướng Ba Dũng lại được công ty điện thoại ma ca tụng! (DLB).
- Chuyện quà Tết cấp trên (RFA).
- HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 141 : Cái chết của một nhà văn !!!! (Nhật Tuấn).
- Ði và về (Người Việt). “Ca sĩ Việt Nam qua Mỹ trình diễn với trung tâm nào có lập trường chống Cộng, tôn vinh lá cờ VNCH thì về nước y như là bị khai trừ, bị chế tài, bị cấm hát, trái lại ca sĩ hải ngoại cũng về Việt Nam hát xướng, tuyên bố khen ngợi nhà nước Cộng Sản bên đó trở lại hải ngoại cũng không ai tẩy chay, vì chúng ta không có “nhà nước hải ngoại” và chúng ta tự do“.
- Đầu xuân nói chuyện ‘thế giới phẳng’ (VOA).
- Phan Thành Đạt: Xây dựng nền dân chủ và thành lập các đảng phái chính trị ở Trung Âu và Đông Âu (Ba Sàm).
- Những chuyện kỳ dị về Quan Vân Trường (PLXH). - Tham nhũng tha hóa quân đội Trung Quốc (MTG).
- Thái Lan : Biểu tình chống chính phủ tiếp diễn sau bầu cử (RFI). - Những người chống chính phủ Thái Lan tuyên bố tiếp tục biểu tình sau bầu cử (TN). - Bầu cử Thái Lan và khủng hoảng chính trị (ĐS&PL). - Thái Lan lên kế hoạch bỏ phiếu lại (Tin tức).
- Ukraina, lo sợ của Nga trước khát vọng dân chủ (RFI). – Đối lập Ukraina thông báo kế hoạch giải quyết khủng hoảng (RFI). - Ucraina: Biểu tình vẫn tiếp diễn (VTV). - Ukraine trong cuộc đối đầu Đông – Tây (DT).
11h55′:
- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về lòng tin ở Biển Đông (MTG). - Tàu ngầm Hồ Chí Minh bắt đầu hành trình về Việt Nam (Tin tức).
- Trung Quốc: xuất hiện hình ảnh đầu tiên của tổ hợp tên lửa mới nhất DF-41 (Topwar/ Kichbu).
- Trung Quốc soạn thảo vùng ADIZ ở Biển Đông (Diplomat/ TCPT).
- Bộ Ngoại giao, Quốc phòng TQ đang chia rẽ việc áp đặt ADIZ ở Biển Đông (GDVN). - Chi tiêu quốc phòng Trung Quốc 2015 hơn Anh, Đức, Pháp cộng lại (GDVN). - Bên trong nơi chứng kiến “thâm cung bí sử” ngoại giao Trung Quốc (Soha).
- Ngày 5/1/2010, tiểu thương chợ Long Khánh bị ra tòa vì bị kết tội “gây rối trật tự công cộng”! (Chợ Long Khánh).
- Đệ tử Pháp Luân Công vác búa đập lăng Hồ Chí Minh (Người Việt). – Pháp Luân Công Đại Náo Ba Đình (Blog RFA). – Thư gửi của một học viên Pháp Luân Công liên quan đến bài viết “Học viên Pháp Luân Công ‘tử chiến’ trước lăng Ba Đình” (DLB).
- Thêm một đảng viên CSVN tuyên bố ly khai (Người Việt).
- Hiến pháp của nhân dân (TP).
- Để phát huy “vai trò tối cao” của ĐBQH (Infonet).
- LẦN THỨ NĂM “ĐỒNG CHÍ X” ĐƯỢC BÁO KOREA HERALD “CA TỤNG” (FB Tin Không Lề).
- Coi trọng công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực (Tin tức).
- Nghiên cứu cảnh báo khủng hoảng nước ở Ấn Độ và Trung Quốc (Spiegel Online/ Phan Ba).
- Mỹ cảnh báo quân đội Thái Lan không đảo chính (TTXVN). - Cảnh cáo quân đội, Mỹ “cứu” Thủ tướng Thái? (VnM). - Mỹ bày tỏ quan ngại về khả năng xảy ra đảo chính quân sự tại Thái Lan (GDVN). - Thái Lan kết thúc tổng tuyển cử: Khủng hoảng vẫn chưa có hồi kết (HNM).
KINH TẾ
- Vinamilk báo lãi 6.472 tỷ đồng (VnEco).
- Kinh doanh nhỏ: Linh hoạt và sáng tạo (SGGP).
<- Thu lãi 2 tỷ đồng/năm từ chuối tiêu hồng (Giadinh.net).
11h55′:
- “Bắt mạch” kinh tế Việt Nam 2014 (DT).
- Có thể giải ngân gói 30.000 tỷ đồng trong 1 tháng? (VOV). - Loạt chính sách “lay chuyển” bất động sản 2014 (Infonet).
- Giá dầu giảm sâu sau số liệu kinh tế (VnEco).
- Vinamilk vươn tầm ra thế giới (CT).
- Vinataba kiên quyết loại bỏ sản phẩm chất lượng thấp (CT). - Công ty thuốc lá Thăng Long: Phát huy sức mạnh nội lực (CT).
- Sở Công Thương Nghệ An: Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế (CT).
- XK thủy sản tăng gần 14% (DV).
- 11 bí ẩn về tiền ảo Bitcoin (Infonet).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Hà Tĩnh: Chưa chính thức khai hội, chùa Hương Tích đã tiếp đón hàng nghìn du khách (LĐ). - Hàng vạn người nô nức đổ về Bắc Ninh “vay lộc” Bà Chúa Kho (LĐ). - Bói toán, ăn xin nhan nhản ở chùa Hương (MTG).
- Tính phồn thực trong hình ảnh của tự do (Nguyễn Hoa Lư).
- SÀI GÒN ÐÊM BA MƯƠI TẾT 2014 (Hoàng Hải Thủy). – Chuyện tết xưa: XUÂN BÍNH THÌN 1976(FB Nguyễn Hoàng Linh). – Tết Quý Hợi ở San Jose (Bùi Văn Phú).
- Nguyễn Đình Ấm: Đầu năm thăm nhà văn “lận đận” tác phẩm (Bà Đầm Xòe).
- Hồn ở đâu bây giờ? (Hữu Nguyên). – NƠI SƯƠNG PHỦ (Da Màu).
- PHAN HỒNG KHÁNH, CHỈ CÒN THƠ Ở LẠI (Nguyễn Trọng Tạo).
- CẤT BLOG VÀ… ĐI (Văn Công Hùng).
- ĐẶNG PHÚ PHONG -Phỏng vấn về MỸ THUẬT VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ XOAY QUANH với hoạ sĩ Trịnh Cung (Du Tử Lê).
- Đến Mê-hi-cô mà cấm lễ hội hàng năm (Lê Khả Sỹ).
- Cười sau Tết (Kim Dung).
11h55′:
- Nửa đời người canh giấc ngủ cho chúa Nguyễn (TTT/Soha).
- Trảy hội, du xuân – văn hóa của người Việt (TTVH). - Lễ hội Xên Đông – nét đẹp văn hóa người Thái (TTVH). - Về Mường Lay say điệu xòe Thái (Thanh tra). - Hồn đại ngàn trong văn hóa người Khơ Mú (DT).
- Lễ hội đền Trần (Nam Định): Nhiều thay đổi mới (DV). - “Đỏ đen, chặt chém” tràn lan tại lễ hội Phủ Na (DT). - Dịch vụ “chướng tai gai mắt” hoạt động huyên náo chùa Hương (DT).
- Ngô Tất Tố (MDTG).
- MÙA XUÂN, THƯ BẮC GỞI NAM (Tương Tri).
- Đèn lồng: văn hóa, truyền thống (DCVOnline).
- Hà Văn Thùy: KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ “TỪ HÁN VIỆT” (Huỳnh Ngọc Chênh).
- TƯƠNG TRI VỀ HÀ NỘI (Tương Tri).
- SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 9: Chương 16 – 17) : Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH (Trần Mỹ Giống).
- Sách (THT).
- Phạm Quỳnh dịch Baudelaire (Nhị Linh).
- Còn mất (Hợp Lưu).
- DỊCH VỤ DU LỊCH VŨNG TÀU – “MỘT CÁI MÁY CHÉM” TÀN BẠO / Vũ Duy Chu (Trần Mỹ Giống).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
<- Nguyễn Văn Huyên – Cha tôi, một người thầy (LĐ/VNN).
- Đắk Nông lên kế hoạch mở phân hiệu ĐH (GD&TĐ).
- Video: Tết đặc biệt của gia đình “bố ở ống cống nuôi con đại học” (DT).
11h55′:
- PGS Văn Như Cương: Bộ GDĐT lại hơi vội vàng… (Infonet).
- Toán học quanh ta: một đặc trưng của hình lồi (Sputnik Education/ NTD).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Hà Nội: Người đàn bà góa bị cắt điện ăn Tết (DT). =>
- Chặt chém như ở Hà Nội! (NLĐ). - “Lưỡi dao” dịch vụ và cái cổ AQ (LĐ).
11h55′:
- Hà Tĩnh: Cháy 2 ki ốt tại chợ Hôm (VOV).
- Núi lửa ở Indonesia lại phun: ít nhất 16 người chết (Người Việt).
QUỐC TẾ
- Xả súng tại trường học ở Mátxcơva, 2 người chết (DT). - Vụ giải cứu con tin tại Nga qua lời kể của nhân chứng (VOV).
11h55′:
* RFI:
* Video: + Bản tin video tối 03-02-2014;
No comments:
Post a Comment