Hoàng Dũng - Ba ngày: Đi qua 11 tỉnh miền Tây cho chuyến đi chúc Tết gia đình tù nhân lương tâm
Sớm 26 Tết, chúng tôi khởi hành từ Saigon. Điểm dừng đầu tiên là 584 Quốc lộ 62, tp Tân An, tỉnh Long An - nơi mà cha mẹ và anh trai Đinh Nguyên Kha đang sinh sống. Không báo trước, nên cô Liên chú Chuộng có việc lên Saigon, chỉ gặp được Uy.
Ba chúng tôi lại tiếp tục lên đường, điểm đến thứ hai là gia đình nhạc sỹ Việt Khang (Võ Minh Trí) tại Nguyễn Văn Nguyễn, Phường 8, Mỹ Tho, Tiền Giang. Cận Tết, nên phải nhờ bạn của Uy bắt xe khá lâu, mới có chuyến ghé Mỹ Tho. Anh bạn này, theo Uy, đã hoàn lương, nay quản lý 1 bến xe dù. Khách muốn đi xe cứ ngồi 1 chỗ nghỉ ngơi, anh ta sẽ vẫy xe giùm và nhà xe sẽ trả cho anh vài đồng. Đó là thu nhập của anh ta.
Gặp lại cô Vân (mẹ Việt Khang) sau vài tháng, thấy cô vui khỏe, tôi rất mừng. Lần này chú Bằng đi vắng. Vườn nhà cô hoa lan nở đầy. Chúng tôi hỏi thăm sức khỏe cô chú, hỏi xem cô chú chuẩn bị đón Tết tới đâu rồi, sức khỏe của anh Việt Khang ra sao... và nói về mục đích chuyến đi.
Chúng tôi đại diện cho Hội Bầu bí Tương thân, Diễn đàn Xã hội Dân sự và Phong trào Con đường Việt Nam đến thăm và tặng quà Tết tới một số gia đình tù nhân, cựu tù nhân chính trị khu vực phía Nam. Qua hoạt động này, nhóm Hội muốn gửi gắm tới gia đình lời động viên, chia sẻ và mong rằng người thân của các anh chị còn đang ở trong kia hãy ấm lòng lên một chút, ở nơi đây hay ở những nơi rất xa, chúng tôi - nhóm Hội và bạn bè của nhóm Hội - vẫn nhớ về họ, mong họ giữ gìn sức khỏe, sớm trở về với gia đình, bạn bè.
Rời khỏi nhà cô Vân, tranh thủ nạp năng lượng bằng 1 tô hủ tíu rồi ra ngã 3 Trung Lương đón xe đi Bạc Liêu. Ngồi chờ hơn 2h đồng hồ không có xe (vì đa số xe chạy tuyến cao tốc Trung Lương, không qua tp Mỹ Tho nữa), cuối cùng cũng lên được chiếc xe 24 chỗ với giá 300k/người cho hành trình Mỹ Tho - Bạc Liêu. Đi được 30p, nhà xe lộ nguyên hình là xe dù. Họ dừng lại bán khách. Còn lại 3 thằng tôi và 1 cô gái về Cà Mau không thể gửi cho xe khác (xe nào cũng đầy), họ buộc phải trả lại tiền (chỉ trả lại 200k/người) và trả lại chúng tôi về chỗ cũ. Vậy là cả 1 buổi chiều 26 Tết quanh quẩn ở Tiền Giang.
Cuối cùng may sao cũng lên được 1 chiếc 24 chỗ khác về Bạc Liêu với giá 200k/người. Chúng tôi về Bạc Liêu là nửa đêm, kiếm một nhà trọ để ngủ. Rẻ thật. 3 thằng ngủ hết có 120k và 10k tiền nước uống. Sáng hôm sau ghé nhà chị Tạ Minh Tú - em gái chị Tạ Phong Tần để chúc Tết. Ngồi nói chuyện với chị, nói về mục đích chuyến đi rồi 3 chúng tôi lại quày quả ra đi, vội vàng. Trong tay chúng tôi, chỉ có các địa chỉ cần đến, còn mọi thứ đều phải mày mò. Mục tiêu kế tiếp là nhà của con trai tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu!
Cũng may, ở mỗi điểm dừng, như nhà cô Vân, nhà chị Tú, chúng tôi được tiếp thêm năng lượng bởi những cuộc nói chuyện thân tình. Chúng tôi rất mong gia đình của các anh chị hãy chia sẻ rộng rãi hơn nữa tình hình sức khỏe, tinh thần của các anh chị đang ở trong đó. Và hy vọng rằng trong lần thăm gặp tới, các anh chị sẽ biết được rằng bạn bè ở ngoài không quên họ, không chỉ dịp Xuân về.
Vừa rời khỏi Bạc Liêu ít thời gian, chị Tú đã nhắn là có khách đến chơi nhà, thấy cuốn "câu chuyện về quyền con người" hay quá, xin, thế là chị Tú đành phải cho, càng vui thêm...
Chúng tôi chỉ biết nhà anh Bích, con trai ông Cầu ở U Minh Thượng, nên bắt xe đi Cà Mau. Từ Cà Mau lại đi bus 2h đến Thới Bình, sát với U Minh Thượng. Từ đây, chúng tôi đi xe ôm mấy chục cây số để đến nhà anh Bích. May mắn thay, điểm dừng lại cũng là ngay nhà anh Bích. Khi tôi đi qua cây cầu khỉ vào nhà, nhìn thấy cô bé gái, nhận ra ngay đây là bé Yến Nhi, cháu nội ông Cầu.
Trên đường đi, chúng tôi cứ nói với nhau rằng: Hôm nay là 27 Tết rồi, có khi chúng ta sẽ may mắn nhất, được là những người đầu tiên gặp người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu.
Ngồi nói chuyện với anh Bích - một giáo viên dạy giỏi của tỉnh và bé Yến Nhi, chúng tôi thêm cảm nhận được khoảng thời gian đằng đẵng đó. Một cuộc chia ly dài chưa hẹn ngày hội ngộ, ngay cả đến lúc tôi gõ những dòng chữ này.
Anh Bích, cho đến năm 31t, để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản, cần phải hoàn chỉnh lý lịch, lúc đó anh mới biết rằng anh đúng ra là họ Nguyễn. Và người cha của anh là Nguyễn Hữu Cầu, nằm tù từ khi anh còn nhỏ. Bây giờ anh có hối tiếc vì không vào Đảng lần đó không? - Tôi hỏi. Anh Bích: Tất nhiên là không. Tôi vào làm sao được khi ba tôi như vậy. Mấy bữa nay tôi chộn rộn dữ lắm, mong ba về.
Chúng tôi cảm nhận được điều đó ở những ánh mắt của các thành viên trong gia đình anh. Lúc đó, chúng tôi cũng mong 28, chậm nhất 29 Tết bé Yến Nhi sẽ được sà vào lòng ông nội mà thổn thức. Chia tay gia đình anh Bích với niềm tin đó. Vậy mà...
Nhận lời cảm ơn của anh Bích vì Hội Bầu bí Tương thân - Diễn đàn Xã hội Dân sự, Con đường Việt Nam đã không quên gia đình anh, chúng tôi rời U Minh Thượng khi trời gần sẩm tối. Bỗng thấy cái tên địa danh này thật nặng nề...
Nghỉ đêm ở Rạch Giá, sáng hôm sau chúng tôi lại đi vài chặng xe bus để đến nhà anh Võ Văn Bửu (chồng tù nhân chính trị Mai Thị Dung). Chị Dung còn hơn 3 năm nữa mới được về nhà. Chị hiện đang ở cùng khu trại với người con gái kiên cường Đỗ Thị Minh Hạnh. Anh Bửu cho biết hiện tại chị Dung sức khỏe cũng đã khá hơn 1 chút so với thời gian trước và anh ít bỡ ngỡ hơn, mỗi lần ra Hà Nội thăm vợ, vì anh em bạn bè đấu tranh ở Hà Nội đã giúp đỡ anh rất nhiều. Tôi hiểu, đây là một lời cảm ơn của anh đến các anh chị ở Hà Nội.
Nhờ Chú Năm chạy xe mấy chục cây số lên nhà anh Bửu để thành đoàn 3 xe máy đưa chúng tôi xuống thăm nhà anh Nguyễn Bắc Truyển. Đến đây lúc 16h chiều 28 Tết, Đinh Nhật Uy, Vũ Sỹ Hoàng (Hành Nhân) và tôi mới nhớ là từ sáng chúng tôi mới chỉ có được 1 tô bánh canh ở Rạch Giá. May quá, vợ tương lai của anh Truyển đã làm cho chúng tôi một tô bún ngon tuyệt. Chắc vì tô bún này mà mai mốt chúng tôi lại sớm về thăm anh chị.
Tại nhà anh Truyển, sau khi nói về mục đích chuyến đi, 4 người tươi cười chụp hình với nhau vui vẻ. Tôi thầm nghĩ: Đúng là tù chính trị! Làm sao giam hãm được những tâm hồn này?!
Nửa đêm, về lại Long An, cu Uy lăn ra ốm. Tôi cười chọc: Trời trời, thanh niên! Ai dè, ngày mùng một Tết, tới lượt tôi lăn ra ốm, hehe. Nhưng 3 ngày đi qua 11 tỉnh, chúc Tết sáu gia đình, cũng là một chuyến đi đáng nhớ lắm chứ!
Chân thành cảm ơn Hội Bầu bí Tương thân, Diễn đàn Xã hội Dân sự đã khởi xướng chương trình này, để chúng tôi được có dịp đi thăm hỏi một số gia đình tù nhân chính trị thời gian vừa qua. Chắc chắn danh sách thăm gặp không thể đầy đủ, nhưng tôi tin rằng sau những chuyến đi như thế này, tình cảm của chúng ta chắc chắn sẽ ngày thêm gắn bó và ngày trở về của các anh chị đã và đang hy sinh cho một ngày Việt nam tươi sáng sẽ gần lại hơn...
Giữ nét đẹp văn hóa tâm linh, nhiều sao Việt đã nô nức lên chùa cầu bình an những ngày đầu xuân Giáp Ngọ.Đi lễ chùa đầu năm vốn là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Với mong muốn cầu chúc những điều tốt đẹp cho gia đình mỗi dịp xuân về, gia đình người mẫu Thúy Hạnh đã dành thời gian trong ngày đầu xuân Giáp Ngọ để lên chùa cầu bình an, may mắn.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Hữu nghị hay mưu đồ thôn tính? (Quê Choa). - Kẻ thù của chúng ta là giặc phương Bắc (Phan Duy Kha). “‘Bạn bè’ ư?/ Xin hãy hỏi người dân chài Quảng Nam, Quảng Ngãi/ Ai phá tàu, cướp cá, phá ngư cụ của ta,/ Ai bắt tàu của ngư dân để đòi tiền chuộc?/ Xin trả lời: Đó là lũ giặc cướp Biển Đông ngang ngược!/ ‘Đồng chí’ ư?/ Xin hãy hỏi 64 Liệt sĩ Gạc Ma:/ Ai đã xả đại liên vào những người tay không trên đảo?/ Ta không sợ kẻ thù/ Nhưng sợ nhất kẻ thù núp danh bạn hữu/ Chúng thọc dao vào sườn ta không biết khi nào!“. =>
- Ra mắt Ủy ban chống Bắc thuộc (DCCT).
- Tokyo dự trù mời Chủ tịch Việt Nam thăm Nhật Bản (RFI). – Nhật Bản mời chủ tịch nước VN sang thăm (RFA).
- Tàu ngầm thứ hai lên đường về VN (BBC). - Những hợp đồng quân sự ít được nhắc đến của Việt Nam (Soha).
- Quyết độc chiếm Biển Đông bằng mọi cách (PT). - Trung Quốc sẽ vượt Tây Âu về chi tiêu quốc phòng (NLĐ).
- Hoàng Dũng – Ba ngày: Đi qua 11 tỉnh miền Tây cho chuyến đi chúc Tết gia đình tù nhân lương tâm (Dân Luận). – Ảnh: Trở lại Chương Dương(Nguyễn Tường Thụy).
- Phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng: Tại sao tôi xin tỵ nạn chính trị? (RFA).
- Thông cáo báo chí về việc gia hạn cuộc thi sáng tác video clip “Quyền Con Người và Tôi 2013” (Dân Luận). - Con người tự do hay con rối cuộc đời? (TH Đường phố).
- Nhà cầm quyền CSVN hứng chịu cái tát chí mạng ngay trước thềm UPR (DLB). – Lần UPR trước, chính phủ Việt Nam hứa hẹn những gì? (DLB).
- Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kêu gọi các Quốc gia thành viên LHQ áp lực Hà Nội phải cam kết thực thì nhân quyền tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát ngày 5.2.2014 (DLB). – Nguyễn Quốc Khải – Việt Nam khó vào được Tổ Chức Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vì vi phạm quyền lao động quốc tế căn bản (Dân Luận).
- Hội thảo tại Genève về tình trạng nhân quyền Việt Nam (RFI). - Giới chức LHQ: Kiểm điểm nhân quyền là cơ hội hiếm hoi cho VN (VOA). - Sôi nổi các cuộc vận động tại LHQ trước khi VN báo cáo nhân quyền UPR (VOA). - Nhà hoạt động đáp lời ông Phạm Bình Minh (BBC). – Đây! Nhân quyền của CHXHCNVN (DLB).
- THƯ KHIẾU NẠI VỀ NGĂN CHẶN CÔNG DÂN PHẠM CHÍ DŨNG XUẤT CẢNH (Ba Sàm). - Nhà báo Phạm Chí Dũng: Phác thảo về hiện tình Việt Nam(DCCT).
- ‘Điều 79 và 88 được áp dụng tùy tiện’ (BBC). - LS Hà Huy Sơn: ‘Tôi từng bị đe dọa’ (BBC). - Quyền con người – điểm sáng trong Hiến pháp mới (Tin tức).
- Học viên Pháp luân công xúc phạm … đồ vật – tượng Lenin, lăng Hồ Chí Minh – tha hay xử? (Chép Sử Việt).
- Chuyện Mậu Thân 68′ và cung đình cộng sản VN (2) (Chép Sử Việt).
- Nguyễn Tấn Thành – 3/2 Chúc mừng sinh nhật đảng CSVN (Dân Luận). - Trần Thắng Lợi, Nguyễn Ái Quốc và “Đảng ta” (pro&contra). “Mới đây tôi phải bật cười khi đọc tác phẩm Giấc ngủ mười năm [10] của Hồ Chí Minh với bút danh Trần Lực, trong đó ông Hồ cho một nông dân người Nùng tên Nông Văn Minh làm nhân vật xưng tôi viết thư ‘dâng lên Cụ Hồ để cảm ơn Người và chúc Người mạnh khoẻ’. Té ra chữ Người viết hoa này là sáng tạo của chính Người từ thuở ấy để chỉ riêng Người“. - Nguyễn Tấn Thành – Sinh nhật đảng CSVN và báo chí lề đảng ngày 3/2/2014 (Dân Luận).
- Dương Hoài Linh – Đầu năm mừng Đảng, mừng Xuân và chém gió (Dân Luận). – Bắc Phong – Chén sành – Tô Văn Trường: KHỔ NHẤT LÀ KHI TA… ĐỊNH HƯỚNG SAI (NLG). - Đa đảng: Tại sao “không”? (Dân Luận).
- Cuộc chiến Ba – Tư và vận đảng theo Sấm Trạng Trình (IV) (Dân Luận). – Phượng Yêu (Tập 33) (DLB).
- Niềm hy vọng & Nỗi lo sợ (Đặng Ngữ).
- ĐIỂM TIN…RẶN (Nguyễn Quang Vinh).
- Sưu tầm trên mạng (Phương Bích).
<- Xin đừng bắt nông dân làm chỗ dựa (RFA).
- Quy định mới của Trung Quốc về bí mật quốc gia (RFI). – Các cơ quan điều tra tham nhũng của Trung Quốc bị cảnh cáo (RFI).
- Bình Nhưỡng: triển lãm tranh cổ động juche-songun hiện đại (Kichbu). - Vào trường “Tây học” trong lòng Triều Tiên bí ẩn (DT).
- Đối lập Thái Lan dọa mở mặt trận tư pháp (RFI). – Mỹ cảnh cáo quân đội Thái Lan không nên đảo chính (RFI). - THÁI LAN: ÔNG SUTHEP NỢ CHỒNG CHẤT (NLĐ). - Thái Lan: Ngòi nổ đảo chính liệu có bùng cháy? (Tầm nhìn). - Phe đối lập Thái Lan thách thức cuộc bầu cử ‘vi hiến’ (VOA). - Thái Lan: Chán biểu tình, đệ đơn kiện Yingluck (Infonet).
- Trung Quốc hủy thỏa thuận mua gạo Thái (BBC). - Bà Yingluck thêm lao đao vì gạo (NLĐ).
- Khả năng Ukraina tổ chức bầu cử trước thời hạn (RFI). - Tổng thống Ukraine sẵn sàng tham vấn lập chính phủ mới (TTXVN). - Ukraine có thể bầu cử sớm (NLĐ).
12h25′:
- Công lệnh đi Hoàng Sa (TT). - Cha-con và những cái tết ở Trường Sa (TN). - Bội thu từ biển lớn (TP).
- Xung quanh thông tin Trung Quốc tính lập ADIZ ở biển Đông: Ý đồ nguy hiểm(TN). - Trung Quốc: mối nguy khó lường của các quốc gia ven Biển Đông (ĐV).
- Nhận diện “lợi ích nhóm” (PLTP). - Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Quan trọng là trách nhiệm giải trình (PLTP).
- Dòng sông miền thượng: Mi đang chảy đi đâu? (SGTT). - TS Đào Trọng Tứ: Sông nào cũng vỡ vụn! (SGTT).
- Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên bị giáng chức (KT). - Trung Quốc muốn Kim Jong-un đến giải thích vụ tử hình Jang Song-thaek (GDVN).
- Kịch bản nào cho khủng hoảng Thái Lan? (TP). - Phe đối lập Thái Lan đòi hủy kết quả bầu cử, giải tán đảng cầm quyền (GDVN). - Phe đối lập Thái Lan khởi động cuộc chiến pháp lý chống chính phủ (DT). - Tình hình Thái Lan: Trung Quốc ủng hộ ai? (ĐV).
KINH TẾ
- 2014 – NĂM ĐỔI MỚI VÀ ĐỘT PHÁ: Tất cả phải cùng trên đường ray! (NLĐ). - Cải cách để huy động nguồn lực (NLĐ).
- Quyết liệt ngay từ đầu (NLĐ).
- VST lỗ quý thứ 8 liên tiếp (HQ).
- Ôtô giá rẻ, bao giờ đến Việt Nam? (GDVN).
- “Lỗ hổng” của lao động trẻ (NLĐ).
- Hàng hóa “neo” giá (NLĐ). - Xót xa vùng đào ngoại ô (LĐ). =>
- Đồng rúp mất giá, Nga bất lực (RFI).
12h25′:
- Tái cơ cấu ngân hàng: Khi con nợ và ông chủ là một (Infonet).
- Nền kinh tế đứng trước cơ hội ngàn vàng (ĐTCK).
- Rằng hay thì thật là hay… (LĐ).
- TS Alan Phan: Thị trường bất động sản cốt lõi là giá! (VOV/PLTP). - Doanh nghiệp BĐS đón Tết trong lo âu, hồi hộp (GDVN). - Bất động sản “nếu làm căng, sẽ lòi ra đủ thứ” (Infonet).
- Dồn dập đón nhận đơn hàng (TT).
- Nghịch lý “cá nhỏ rỉa chết cá lớn” (Infonet).
- Sống, Chết vì tôm (LĐ).
- Sẽ xuất khẩu 7 triệu tấn gạo (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Hà Văn Thùy: KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ “TỪ HÁN VIỆT” (Ba Sàm).
- Hà Nội – trăm năm trong ‘bóng thời gian’ (TTVH).
- Còn đâu nữa những phong tục ngày tết? (GDVN).
<- Đầu xuân về Mèo Vạc xem chọi dê (GDVN). - Xòe Thái, khèn Mông ai lên cao nguyên, ai về thung lũng… (TP). - Độc đáo phiên chợ đánh người cầu may (GD&TĐ).
- Tây ăn Tết ta (GD&TĐ).
- Bút Chì – Hết đi cho nó tình cảm (Dân Luận).
- Mẹ con chị Đào (Quê Choa).
- Những cái Tết của Mẹ (Hiệu Minh).
- Một chương nào đó (Nguyễn Ngọc Tư).
- Bất Diệt (Hợp Lưu).
- “Xinh” với “Đẹp” khác nhau đấy (TH Đường phố).
- Ngô Tất Tố (Phan Nguyen).
12h25′:
- Về quê… vinh quy bái tổ (LĐ).
- Ngẫu cảm Tú Xương (TBKTSG).
- Tràn ngập lễ hội đầu năm (TN).
- Quê Trạng Trình có đội kèn nữ (TN).
- Sôi động hội vật làng Thủ Lễ (TN).
- Bàn tròn “tạo dựng niềm tin”: Không thể quay lưng với thân phận con người (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đây là sự thật sao? Các bạn giáo viên Quảng Trị xác minh xem có công văn này thật không? (Quê Choa). “Công văn của Sở buộc các trường khi xếp loại phải theo đúng tỉ lệ xuất sắc không quá 30%, trung bình và kém không dưới 10%, còn lại là khá, nơi nào xếp loại không đúng thế này Sở sẽ trả lại và xếp lại theo đúng tỉ lệ trên“. =>
- Thay đổi diện mạo nền giáo dục (NLĐ).
- Vẻ đẹp văn học rất gần với… toán học (Infonet).
- Tết … con không về! (NLĐ).
12h25′:
- “Thành công của các trường NCL là thành công của ngành giáo dục” (GDVN). -“Chúng ta phải có lời xin lỗi với các giáo viên ở lại miền núi…” (DT).
- 15 trường ĐH, CĐ đề xuất phương án tuyển sinh riêng (TT). - Nhầm lẫn trong báo cáo số liệu (TT). - Tự chủ tuyển sinh: Cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn trường (TP).
- Bí quyết ‘làng ĐH’ và bất ngờ về lớp học ‘tam đại khoa’ (NĐT). - Đầu xuân về làng khoa bảng (KTĐT).
- Cư dân mạng mê mẩn vì chữ đẹp như đánh máy (Infonet).
- Những nẻo đường đến trường (LĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Hồi sinh sau nỗi đau kép (TP).
- Sóng biển đập tan 20 ngôi nhà (NLĐ).
<- Dân hoảng sợ do nhiều căn nhà bị nứt (TN).
- Tệ nạn bia rượu ở Việt Nam: giải quyết ra sao? (RFA). - Gà nhiễm cúm lên bàn nhậu (NLĐ).
- Cờ bạc nở rộ (SGGP).
- “Quyền” buông lỏng mạng sống (DV).
- Xe ‘dù’ hét giá (TN).
- Trung Quốc: Trẻ bị bỏ rơi vì bệnh tật (NLĐ).
12h25′:
- Bộ trưởng y tế: Giảm 30% giá thuốc bệnh viện (Infonet).
- Thí điểm xe đạp công cộng (TN).
- TPHCM: Biển giao thông “đá” nhau, dân hoang mang (Tầm nhìn).
- Chiến đấu với “giặc lửa” ở Sa Pa (PT).
QUỐC TẾ
- Nga: Syria sẽ tái tục hòa đàm, gặp lãnh tụ đối lập (VOA). - Quốc tế chật vật ứng phó với khủng hoảng nhân đạo ở Syria (VOV). =>
- Al Qaida : không có quan hệ với lực lượng thánh chiến tại Irak và Trung Đông (RFI). - 4 tuổi đã gia nhập hàng ngũ al-Qaeda? (NLĐ).
- Tổng thống Afghanistan bí mật đàm phán với Taliban ? (RFI). - Cuộc họp giữa chính phủ Pakistan và phe Taliban bị hủy bỏ (VOA). - Taliban bác tin ‘đang thảo luận với chính phủ Afghanistan’ của NY Times (VOA).
12h25′:
- Vì sao Hội nghị Geneva II thất bại? (PT). - Hàng chục nhân viên LHQ đang bị giam giữ ở Syria (Tin tức). - Phe đối lập Syria lần đầu tiên đến Nga dự hòa đàm (TTXVN).
- EU báo động vì nạn tham nhũng (TN).
* RFA: Audio: + Sáng 04-02-2014; + Tối 04-02-2014.
* RFI:
* Video: + Bản tin video sáng 04-02-2014; + Bản tin video tối 04-02-2014; + Qui hoạch “Phố Ông Đồ” Hà Nội; + Một nhà ngoại giao VN xin tị nạn chính trị ở Thụy Sĩ; + ‘VN hãy xé bỏ báo cáo lừa dối UPR để nói lên thực trạng nhân quyền’; + Sôi nổi các cuộc vận động tại LHQ trước khi VN báo cáo nhân quyền UPR.
SÀI GÒN ÐÊM BA MƯƠI TẾT 2014
Posted on February 3, 2014 by hoanghaithuy
“Ngũ đệ..! Anh em ta tình thân hơn cốt nhục!…”
Ðó là một câu tôi nhớ trong số những câu tôi nhớ của tiểu thuyết Ðồ Long Ðao – Ỷ Thiên Kiếm của Kim Dung, tác phẩm tiểu thuyết tôi đọc ở Sài Gòn những năm 1960, thời gian tôi ba mươi tuổi. Ðó là câu Dư Liên Châu nói với Trương Thúy Sơn trên chiếc thuyền lênh đênh giữa biển khi hai anh em đồng môn gặp lại nhau sau mười năm xa cách, khi Trương Thúy Sơn đưa vợ con: Ân Tố Tố và Vô Kỵ, từ Băng Hỏa Ðảo trở về trung thổ, Thúy Sơn sợ Trương Tam Phong, sư phụ của chàng, không cho chàng kết hôn với con gái của Giáo Chủ Bạch Mi Giáo. Chàng được Dư Liên Châu trấn tĩnh
“Ngũ đệ… Anh em ta tình thân hơn cốt nhục…!”
Một câu nói rất thường trong một truyện kiếm hiệp – truyện kiếm hiệp hay nhất trong thời tôi ba mươi tuổi – làm cho tôi xúc động mãi. Khi ngồi trong Nhà Hàng Pagode đêm cuối năm, quanh chúng tôi chỉ còn những chiếc ghế da nâu không người ngồi và nhà hàng sắp đóng cửa – lúc ấy là mười một giờ đêm 28 Tết, còn hai đêm nữa là đêm Giao Thừa – người ta, những người Sài Gòn đi chơi đêm, giờ này đến các tiệm nhẩy, tôi và Quang còn ngồi buồn ở đây.
Nhìn nét mặt đăm chiêu và những nếp nhăn hằn trên trán Quang, tôi chợt nhớ đến lời Dư Liên Châu nói với Trương Thúy Sơn – “Ngũ đệ… Anh em ta tình thân hơn cốt nhục” và tôi xúc động. Tôi muốn nói một lời để an ủi Quang, nhưng tôi im lặng, vì tôi nghĩ trong lúc này, và trong nhiều trường hợp, yên lặng là tiếng nói của Trái Tim.
Tôi tuổi Dậu, Quang cũng tuổi Dậu, nhưng anh sinh trước tôi mười hai năm, tức là một giáp. Như vậy là tôi “ ẩn tuổi ” Quang; theo kinh nghiệm, các cụ ngày xưa cho rằng nhũng người ẩn tuổi nhau thường hợp nhau, thương mến nhau. Các cụ nói đúng trong trường hợp “ ẩn tuổi nhau” của Quang và tôi. Chúng tôi thân mến nhau, thông cảm nhau. Tôi thường đoán trước, biết trước được những điều Quang sắp nói, những việc Quang sắp làm. Ngược lại, Quang cũng biết trước về tôi như tôi biết về anh.
Quang là luật sư. Năm 1950, tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn, tôi đi làm phóng viên nhà báo và tới ngụ tại nhà anh trong một thời gian. Ngày ấy, anh đang kiếm ra tiền. Gia đình anh sống trong một vi-la đường Mayer. Tôi sống nhờ trong nhà anh, như người trong gia đình anh. Vợ chồng anh coi tôi như người thân ruột thịt. Quang đưa tôi đi ăn chơi, anh là người mở đầu cuộc sống “trăng hoa” của tôi tại Sài Gòn. Vợ anh là gái Hà Nội, hiền, khá đẹp nhưng không có gì xuất sắc. Chị là người không gây thiện cảm mà cũng không gây ác cảm. Năm đó Ngọc, con gái anh chị, lên năm tuổi. Cô bé xinh xắn, nước da hơi nâu, mạnh khỏe, thông minh, có đôi mắt tròn, đen láy, năm ấy cô bắt đầu cắp sách đi học Mẫu giáo. Trường gần nhà, đi bộ qua một con phố. Có những buổi chiều tôi đến trường đón Ngọc về. Thanh niên chưa có vợ, chưa có con thường thích trẻ con và muốn gần bọn trẻ con kháu khỉnh, xinh xắn, sạch sẽ và thông minh. Ngọc là một đứa bé có đủ nết ấy.
Rồi thời gian qua, Quang thành công với nhiều “áp phe” lớn. Ðịa vị của anh ngày một vững, tên tuổi anh nổi sáng. Rồi chiến tranh Ðông Dương kết thúc. Năm 1954, đất nước chia đôi, Quang trở thành một nhân vật lý tài quan trọng, cỡ quốc tế. Ðó là những năm tôi sống trong quân ngũ. Xa Sài Gòn, tôi xa gia đình Quang, cho tới ngày tôi được tin anh gặp tai họa. Những nhân vật của chế độ mới – những người làm đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Ðình Diệm – đã hại Quang và hất anh ra khỏi cái địa vị chuyên gia kinh tế tài chính quốc gia mà anh đang giữ.
Quang bị tù hai năm. Ở tù ra, anh trắng tay. Những người hại anh đã củng cố được một địa vị và thế lực quá vững. Họ tiếp tục làm hại anh bằng cách ngăn cản không cho anh ra mặt làm bất cứ công việc gì. Họ phá không cho anh hành nghề luật sư. Các công ty ngoại quốc không dám mướn anh. Anh phải kiếm sống bằng cách nhận làm riêng cho vài ông luật sư bạn. Những ông này giúp anh bằng cách giao việc cho anh đem về nhà làm.
Và những tai họa theo nhau đến với Quang. Vợ anh bỏ đi – người vợ hiền thục của anh – bỏ chồng con, bỏ nhà đi chung sống với một người đàn ông khác. Hai đứa con được để lại cho Quang nuôi. Quang sống những ngày dài buồn nản trong thất vọng và túng thiếu. Người hào phóng tự tin ở tài năng của mình và thành công ngay từ ngày bước vào đời như Quang, nỗi thất vọng và buồn nản càng nặng nề khi anh đã ngoài bốn mươi tuổi, số tuổi mà những người đàn ông có tài bắt buộc phải có địa vị. Không được phép xuất ngoại, Quang đi lén ra ngoại quốc mấy lần, nhưng không thoát. Bọn mật vụ theo dõi anh, ngăn cản không cho anh đi. Có lần anh đã trốn được xuống một chiếc tầu buôn của Pháp, khi tầu sắp rời bến Sài Gòn, bọn mật vụ mới biết tin và ập xuống tầu lùng xét. Chúng không tìm ra chỗ nấp của anh, nhưng sau đó, ông Thuyền Trưởng đích thân gặp anh, xin anh trở lên bờ để tránh cho tầu của ông gặp khó khăn trong những chuyến sau tầu ghé bến Sài Gòn.
Ðó là những tin, những chuyện về Quang và gia đình của anh tôi được biết trong những năm tôi sống trong quân ngũ. Rồi một người đàn bà khác xuất hiện trong đời Quang. Người đàn bà này đẹp – rất đẹp, nổi tiếng hoa khôi tại Sài Gòn – Nàng thuộc loại “chơi bời quí phái” và nàng có một tài sản đủ cho nàng sống phong lưu suốt đời.
Người đàn bà ấy yêu Quang, nàng chấm dứt cuộc sống cũ để chung sống với Quang, để làm vợ Quang. Họ yêu nhau, họ sống đầy đủ về vật chất nhưng không được hạnh phúc lắm về tinh thần, cả hai người cùng yêu nồng nàn và cùng ghen tuông dữ dội. Quang bị cuộc sống cũ của vợ ám ảnh. Vợ Quang biết nỗi ám ảnh ấy của Quang, nàng sợ một ngày nào đó Quang sẽ khinh nàng, sẽ chán nàng, sẽ yêu một người đàn bà khác trẻ, đẹp, có dĩ vãng trong sạch hơn nàng. Nhưng cả hai người cùng cần có nhau để sống. Theo tôi, Quang là người cần vợ hơn và yếu thế hơn vợ. Người vợ thứ hai của anh – đẹp, sang, được đàn ông say mê, giầu tiền – là một bằng chứng thành công của anh. Ít nhất anh cũng còn thành công với đàn bà. Người vợ trước để lại cho Quang hai đứa con. Một gái, một trai. Thằng bé hãy còn nhỏ được anh gửi bà Nội nó nuôi. Ngọc, đứa con gái lớn được anh gửi vào một trường Nữ Học.
- Tôi đang bối rối không biết phải làm sao thì cậu đến. Có cậu thay tôi lo cho nó mấy ngàyTết này tôi yên tâm. Chắc nó cũng buồn, cũng giận tôi, nhưng nhẹ thôi. Cậu cố giúp tôi. Nói cho nó hiểu. Tôi biết. Cậu từ xa về đây cần phải du hí mấy ngày Tết. Bị vướng cẳng vì một con bé chắc cậu bực mình lắm.
Người cha khổ sở vì không thể đón được đứa con gái yêu từ nhà nội trú của trường ra ăn Tết với mình nhờ tôi lo cho con anh trong mấy ngày Tết. Anh lên Ðà Lạt ăn Tết với vợ. Vợ anh muốn thế, anh không đi không được. Nhưng nếu sáng mai anh đi, chiều mai, không có ai đến trường đón Ngọc, con gái anh, ra trường. Mẹ đi lấy chồng khác, bố có vợ, bố ăn Tết với bà vợ, người thiếu nữ ấy bị bỏ rơi trong ba ngày Tết. Tôi là người thay mặt bố nó để làm cho nó bớt cô đơn, đỡ tủi thân trong mấy ngày đầu năm.
Trước nét mặt khổ não của Quang tôi phải quay mặt nhìn đi. Quanh chúng tôi, nhà hàng vắng tanh chỉ còn một cặp Tây Ðầm già đang ngồi như chờ đợi ai ở góc phòng. Tôi cảm thấy thương Quang và lại nhớ đến câu nói của Dư Liên Châu!
“Ngũ đệ… Anh em ta tình thân hơn cốt nhục…”
Tôi hiểu nỗi khổ tâm của Quang. Anh thương con anh nhưng cùng một lúc, anh cũng yêu vợ. Ngọc là con riêng của anh. Anh không thể “bỏ vợ, hy sinh vợ” trong mấy ngày Tết để gần, để sống với đứa con riêng của anh. Tôi nhận lời giúp anh.
o O o
Tôi đã được nghe nói về những nữ sinh của trường nữ trung học này, những chuyện được xếp vào loại “ly kỳ”.
Những chuyện đồn đại, không có bằng chứng. Ðại khái cuộc sống của nhiều nữ sinh trong Internat trường này rất loạn, nhiều nàng chơi trò đồng tính ân ái, nhiều nàng đêm đêm vẫn trốn ra đi chơi, đi nhẩy đầm, bọn vương tôn công tử Sài Gòn đêm đến đậu xe trong một con đường ngách bên trường, đợi các nàng ra, rước đi chơi.. v.v.. Tôi nghe qua những chuyện ấy rồi bỏ ra ngoài tai.
Chiều Ba Mươi Tết, tiếng xe ô tô ngoài đường làm ồn cả phòng đợi. Vào những ngày lễ hội, ngày nghỉ, thủ đô Sài Gòn đông xe hơn ngày thường, đông nhất là buổi chiều gần tối. Ở đây, phụ huynh tấp nập đến đón con ra trường. Nữ sinh người Pháp không còn là bao nhiêu. Nhìn quanh tôi chỉ thấy toàn người Việt Nam.
Tôi trình Thẻ Phụ Huynh, giấy phép được nhân lãnh học sinh. Một bà đầm trung niên – có vẻ là giám thị – ghi mấy dòng chữ vào quyển sổ, rồi nhấc điện thoại gọi vào trong. Bà nói tiếng Pháp.
Tôi ra hiên nhà, đứng hút thuốc lá.
- Chú…!
Tôi quay lại. Năm năm đã qua:
“Chú gặp cháu lần cuối năm 1964. Bố cháu bị bắt… chú đang ở lính. Chắc chú đâu có nhớ cháu, gặp nhau ngoài đường chắc chú không nhận ra cháu, phải không chú?”
Trong phòng lạnh của Restaurant Choeng Nam, trên bát “consommé chaud”, Ngọc mở rộng đôi mắt đen và trong, nói với tôi câu nói gợi lại kỷ niệm. Nàng hỏi:
“Chú có thấy cháu thay đổi nhiều không? Cháu chóng lớn quá, phải không chú…?”
Nàng dơ tay khoát nhẹ nửa vòng trong không khí, điệu bộ nhí nhảnh như cô đào điện ảnh Sandra Dee trong vai thiếu nữ dậy thì, con nhà giàu, ngây thơ, gợi tình. nàng nhắc lại:
“Chú gặp cháu ngoài đường chắc chú không nhận ra cháu. Nếu có ngờ ngợ chắc chú không dám hỏi. Phải không chú? Nhưng cháu nhận ra chú ngay!”
Nàng nhìn tôi đăm đăm như cô giáo nhìn anh học trò quấy phá
“Cháu nhận ra chú ngay! Chú có già đi chút chút, nhưng khuôn mặt, nét mặt vẫn không khác”.
Ánh mắt nàng long lanh, vành môi nàng cười mỉm.
“Tóc chú bạc nhiều rồi.” Tôi nói.
Trong năm năm, Ngọc thay đổi nhiều. Lần tôi đến nhà Ngọc lần cuối, Quang đang nằm trong khám Chí Hòa. Hôm ấy tôi chỉ thấy loáng thoáng bóng hai chị em Ngọc rồi tôi đi ngay, cho tới nay cô cháu ngồi trước mặt tôi giờ đây là một thiếu nữ mười sáu, mười bẩy tuổi, tóc để theo kiểu tóc Jacqueline Kennedy, mặt trái soan, mắt to và sáng, môi hồng mỏng và hai bên mép sa xuống. Ðôi khi, tôi thoáng thấy Ngọc có vẻ chán đời, ngạo đời – vì đôi môi sa xuống hai bên mép. Những người phụ nữ có đôi môi hai bên mép sếch lên, cũng như đuôi mắt sếch lên, thường có vẻ tươi vui – Ngọc bận đầm, đúng thời trang, không hoa hòe, hoa sói mà đẹp, trang trọng và gọn . Áo sơ mi trắng dài tay, váy Tergal xám, có hai dây vắt qua vai, ngực áo thêu hai chữ HN: Hồng Ngọc, bằng chỉ xanh. Một thiếu nữ đang đứng trên ngưỡng cửa cuộc đời. Ðời nàng xấu hay đẹp, mai sau nàng khổ sở hay sung sướng – suốt những năm còn lại, đó mới là cuộc đời, ba mươi năm, bốn mươi năm nữa – tùy thuộc vào vài năm sống sắp tới của nàng. Tôi thấy tôi lo sợ một cách chánh đáng: ai sẽ dẫn dắt cô gái này đi trong mấy năm trời quyết định ấy? Mẹ nàng đi lấy chồng khác, cha nàng có vợ và con riêng, cuộc đời nàng có biết bao nhiêu là cạm bẫy.
Nàng ngước lên, nét buồn vừa qua biến mất:
“Tại tóc chú bạc sớm chớ có phải tại nhiều tuổi đâu? Phải không chú? “
Hàm răng trắng của nàng lộ ra dưới vành môi mỏng.
“Chú kém ba cháu những mười hai tuổi. Năm nay, chú mới ba mươi ba tuổi. Ba cháu bốn mươi nhăm rồi. Tóc ba cháu đã bạc đâu. Có bạc, nhưng không nhiều bằng tóc chú. Hồi này, không biết ba cháu có nhuộm tóc không? Sao chú không nhuộm tóc, chú?”
“Chú không thích nhuộm. Chú thích tóc trắng?”
“Sao thế?”
Tôi nhún vai:
“Tại chú thích.”
Nàng cười thành tiếng:
“Tóc bạc như Jeff Chandler…! Cháu biết tại sao chú lại thích rồi!”
“Tại sao?”
“Chú muốn cho các cô phải để ý đến chú vì mái tóc của chú chứ gì? Chú khôn lắm. Cô nào thấy chú hãy còn trẻ măng mà tóc đã bạc trắng thì cũng phải để ý! Chú thấy không… Ðến cháu quen với chú là thế mà vẫn còn phải hỏi nữa là.”.
Tôi làm bộ ngượng vì bị nói trúng tim đen, nàng cười sung sướng.
“Ðã có cô nào nói với chú là… yêu chú vì mái tóc của chú chưa!”
Tôi cau mày:
“Ðừng hỏi bậy!”
“Cháu có hỏi gì quá lố đâu?
Mặt nàng cũng nghiêm lại.
“Chú vẫn… cho là cháu còn con nít? Chú là văn sĩ mà chú chẳng biết tâm lý chút nào! Cháu không dám nói là cháu đã yêu nhưng… cháu có đủ tư cách để nói chuyện về Tình Yêu với chú, với bất cứ ai…!”
Tôi muốn khuyên nàng vài câu. Tôi biết những điều mà nàng biết về tình yêu đó chỉ là những điều nàng đọc được trong tiểu thuyết, nàng nhìn thấy trên màn bạc xi-nê và nàng nghe vài cô bạn thuật lại. Tôi muốn nói cho nàng biết nàng chưa đủ tư cách để nói về bất cứ một chuyện gì, nhất là về Tình Yêu. Nhưng tôi chưa kịp mở miệng. Nàng đã tiếp:
“Cháu học hết năm nay thôi. Sang năm, chú sẽ không còn gặp cháu ở Sài Gòn nữa đâu.”
“Ngọc đi đâu?”
“Cháu đi xa.”
“Xa là tận đâu?”
“Bên kia biển.”
Ðôi mắt nàng mơ màng. Tôi thấy sợ – tôi biết là nàng nói thật – tôi hỏi:
“Ba cháu có biết chuyện cháu sắp đi xa không?”
Nàng lắc đầu:
“Ba cháu chưa biết. Nhưng có biết, chắc ba cháu cũng không ngăn cản cháu được, cháu hy vọng ba cháu sẽ không ngăn. Và cháu tin rằng ba cháu sẽ không ngăn cháu đâu..”
Giọng nàng chợt đổi khác, rất già dặn, đứng đắn:
“Ðến đúng lúc, cháu sẽ cho ba cháu biết chuyện.”
“Ngọc đừng có dại!”
“Không đâu, chú ơi. Chú sẽ thấy là cháu rất khôn. Cháu sẽ có tiền gửi về cho ba cháu, em cháu và cả mẹ cháu nữa. Ở đời này, tiền trên hết chú ạ! Tiền là tất cả. Chú viết truyện ca ngợi tình yêu, nhưng nếu nhà báo không trả tiền chú, chú ngưng viết ngay. Chẳng tình yêu thì đừng. Chú có thể viết truyện ca ngợi tình yêu rất hay, rất… ra rít, với điều kiện là truyện đó chú phải bán được ra tiền…”
Tôi trừng mắt:
“Ðừng nói lảm nhảm. Tôi không muốn nghe Ngọc nói nhảm. Ngọc chưa đến tuổi nói đến tiền, đến tình yêu.”
Nàng xịu mặtï:
“Cháu xin lỗi chú.”
Bữa ăn trôi qua trong tẻ nhạt. Chúng tôi trao đổi với nhau những câu hỏi đáp thông thường. Tôi suy nghĩ về những câu Ngọc vừa nói và thấy nàng có lý. Tôi thắc mắc muốn biết rõ về chuyện sắp đi xa của nàng. Nàng sẽ đi đâu? Ði với ai? Nói thật hay quan trọng hóa một sự việc chưa có gì là quan trọng cả?
Nàng buồn và ủ dột một cách lạ thường. Ăn xong, tôi cảm thấy hối hận nên vui vẻ:
“Chú thay mặt ba cháu đưa cháu đi chơi đêm Giao Thừa. Cháu muốn đi đâu, chú đưa đi.”
“Cháu muốn chú cho cháu đi coi xi nê, rồi cho vào Dancing nghe nhạc…!”
“Cũng được. Nhưng đi Dancing thì khuya quá. Sau đó, cháu về trên bà nội có tiện không?”
“Ðược chú. Nếu không đi quá nửa đêm sao gọi là đi chơi đêm Giao Thừa! Với lại… cháu thỉnh thoảng vẫn về bà nội cháu khuya quá nửa đêm, không sao đâu. Nhất là có chú đưa về, “suya” quá rồi!”
Nàng tươi lên khi tôi nhận lời. Ngồi trong rạp xi-nê, nàng chăm chú theo dõi những hình ảnh trên màn bạc, thỉnh thoảng mới thốt ra một câu phê bình truyện phim và lối đóng của các diễn viên, nàng phê bình rất sành, rất đúng.
Vào Dancing, nàng đòi uống Champagne. Ðêm Tất Niên, Grand Monde chật người, hết bàn, không khí thật vui. Tiếng nhạc và người nhẩy thật hào hứng. Nhìn quanh thấy những bộ mặt thỏa mãn ẩn hiện trong bóng tối lờ mờ, tôi chợt nghĩ lẩm cẩm rằng trong số những người ở đây, chắc không có một ai nhớ rằng đất nước này đang có chiến tranh, đang bị tấn công ngày đêm, giờ này, đang có những đồng bào của họ đổ máu và chết.
Tôi gọi Champagne. Chị Cai Gà thấy tôi vào, nhân lúc bồi đến mời uống, chị ghé đến bàn chúng tôi. Chị tủm tỉm cười, ra cái điều thông cảm và ngầm nói với tôi: ”Ðêm nay ông anh đưa trẻ em đi ăn, đi chơi”, chị kín đáo hỏi nhỏ tôi:
“Anh có cần em nào ngồi bàn, để gọi?”
Tôi lắc đầu:
“Ðêm nay tôi đi với cô cháu, chỉ đến nghe nhạc thôi, cám ơn chị.”
Chị ta nhắc lại:
“Dạ… anh đi mí cô cháu…!”
Không nhìn theo,chị Cai Gà, Ngọc hỏi tôi:
“Bà nào đấy chú? Có phải bà “Chef-Taxi-girl” không chú?”
Tôi gật đầu.
“Bà ấy có vẻ… bồ với chú lắm? Chắc là chú đi nhẩy nhiều nên bà ấy biết chú chứ gì?”
Thời gian càng trôi qua, đêm cuối cùng của năm nay càng gần giờ Giao Thừa, tôi càng thấy khó khăn trong việc trò chuyện với Ngọc. Nàng không còn trẻ con, nhưng cũng chưa hẳn là người lớn Nàng không thuộc loại Nymphet, nữ nhân vật Lolita của Vladimir Nabokov. Tiểu thuyết Lolita của Vladimir Nabokov được người đọc khắp thế giới nhắc đến và đọc từ năm ngoái, năm kia nhưng qua đến giữa năm nay, một vài cuốn tiểu thuyết này mới lọt vào Việt Nam. Chính quyền Ngô Ðình Diệm giữa thời cực thịnh, kiểm soát và cấm đoán gắt gao các loại sách báo và phim ảnh ngoại quốc bi mang tiếng là khiêu dâm. Ngọc không giống Lolita vì thân thể nàng nẩy nở, tròn và đầy hơn là Lolita thon và dài.
Khi nhận lời đến trường đón Ngọc cho đến lúc gặp Ngọc trong trường, tôi vẫn nghĩ rằng Ngọc hãy còn nhỏ, hãy còn là một đứa con gái sợ sệt mà tôi có thể đưa đi ăn kem, đi mua sách vở, mua quà con búp bê. Tôi nghĩ việc tôi đưa cô cháu ấy đi chơi sẽ không gây ra một sự hiểu lầm nào, kể cả những tên bạn lưu manh nhất của tôi cũng không có lý do để nghĩ bậy khi thấy tôi đi với cô cháu. Nhưng trong bữa ăn ở Choeng-Nam tôi thấy tôi nghĩ lầm. Nhìn tôi với Ngọc, chắc không ai cho rằng nàng là cháu tôi.
Và giờ đây, trong vầng ánh sáng mờ mờ của Dancing, rượu Champagne làm đôi mắt Ngọc sáng long lanh, tôi thấy nàng hoàn toàn khác hẳn với cái hình ảnh cháu Ngọc mà tôi vẫn có. Nhìn nàng, tôi hiểu tại sao cõi đời này có những người con gái thích lấy chồng già và chỉ có thể lấy – hoặc chung sống – được với những người đàn ông gấp đôi – hoặc gần gấp đôi tuổi các nàng – như người thiếu nữ mười sáu, mười bảy tuổi đang ngồi trước mặt tôi đây chẳng hạn. Bọn con trai mười sáu, mười bẩy, kể cả hai mươi tuổi, ngốc nghếch như gà tồ, chưa biết tý gì về đời, chưa biết suy nghĩ – như tôi năm tôi mười bẩy, mười tám tuổi. Nếu đem xếp Ngọc đứng gần một anh hai mươi tuổi, nàng sẽ phải khóc thét lên vì bực mình.
Thấy tôi không trả lời câu nàng hỏi về chị Cai Gà, nàng mỉm cười.
“Chú có muốn gọi Ca-ve thì cứ gọi, chú nhá – Nhưng nếu chú gọi thì chú gọi cô nào trông “élégante” một chút, nghe chú. Và chú phải nhẩy với cô ấy. Chia ra, với cháu một bản, với người ta một bản..”
Tiếng trống vang rền, đèn điện mờ dần rồi tắt. Giờ Giao Thừa. Năm mới đã đến. Trong bóng tối người ta ôm nhau, hôn nhau, chúc tụng nhau năm mới. Tiếng cười, tiếng í é xen tiếng trống rền. Sau một phút như vậy, đèn sáng trở lại; Ngọc lấy được một trái bong bóng màu xanh. Nàng buộc dây bóng vào thành ghế rồi vỗ nhẹ hai bàn tay vào nhau:
“Vui quá. Năm nay, cháu sẽ được sống những ngày thật đẹp và có nhiều thay đổi.”
Tôi đứng dậy đưa nàng ra “pít”.
“Cháu chúc chú năm nay viết được truyện hay, kiếm được nhiều tiền và… chú gặp một người đàn bà yêu chú đủ để chú yêu lại và lấy làm vợ.”
Ban nhạc trình tấu bốn bản liền. Tango rồi Rumba rồi Mambo và Cha Cha Cha. Nhiều cặp phải bỏ cuộc đi vào lúc tiếng nhạc chưa ngừng. Ngọc nhẩy giỏi và đẹp như một vũ nữ nhà nghề. Nàng học nhẩy từ bao giờ? Nàng học nhẩy ở đâu? Với ai? Những câu hỏi ấy chỉ thoáng đến với tôi rồi biến đi ngay. Tôi không còn ngạc nhiên nữa. Tôi biết Ngọc còn dành cho tôi nhiều ngạc nhiên khác nếu tôi muốn tìm ngạc nhiên và việc tập nhẩy đầm không phải là một việc làm lén lút của nàng. Có lẽ trong cái trường Nữ Học nổi tiếng ấy, chỉ có Dì Phước và những nữ sinh thọt chân mới không biết nhẩy đầm. Hai nữa, chất rượu đã bắt đầu ngấm trong cơ thể tôi. Tôi chưa say, nhưng tôi đã nhìn đời bằng một đôi mắt khác.
“Chú với cháu đẹp đôi nhất Dancing đêm nay. “.
Nàng nói bằng một giọng nghiêm trang, đôi mắt nàng nhìn vào mắt tôi. Nếu lúc đó, tôi mỉm cười và gật đầu đồng ý cũng chẳng sao nhưng vì một mặc cảm, tôi nhíu mày:
“Ðừng nói bậy!”
Nàng dẩu môi :
“Nếu không biết rõ chú, cháu cho chú là đạo đức giả và… giả dối nữa là khác!”
Như người đàn bà trưởng thành nói chuyện với tất cả sự bình tĩnh, nàng tiếp:
“Nếu chú với cháu đẹp đôi, và biết là chúng ta đẹp đôi, có gì là xấu?… Chúng ta kiêu hãnh vì chúng ta hơn người. Nếu chú lờ khờ, nhà quê, cháu không được hãnh diện vì chú. Cũng như nếu cháu luộm thuộm bê bối, chú cũng không hăng hái lắm khi phải đưa cháu đến những nơi đông người.”
Nàng nói tiếp:
“Cháu không thích những người con trai ngang tuổi cháu hoặc hơn cháu chút ít, cả tụi bạn của cháu cũng vậy. Cháu chỉ có thể yêu được những người đàn ông nhiều tuổi hơn cháu.”
Tôi hỏi:
“Cháu đã yêu bao giờ chưa?”
Nàng cười, đôi mắt sáng lộ rõ vẻ tinh nghịch, hàm răng trắng lấp lánh. Trong bóng tối tôi chỉ trông thấy rõ đôi mắt và hàm răng của nàng:
“Nếu chú thấy cháu có thể nói chuyện với chú về Tình Yêu, cháu sẽ kể chú nghe truỵên tình của cháu, người sắp mang cháu đi… đi xa, là một người bằng tuổi chú.”
Tôi nhớ lời nàng nói với tôi khi chúng tôi ăn ở Nhà Hàng Choeng Nam – “Cháu chỉ học hết năm nay thôi. Sang năm cháu sẽ đi xa…” Bây giờ nàng không nói hết lời tôi cũng biết người đàn ông bằng tuổi tôi mà nàng nói là người sẽ mang nàng đi đó là một người Hoa Kỳ.
Chúng tôi trở lại bàn, Ngọc nâng ly chạm ly tôi:
“Năm mới, chúc chú vạn sự như ý, chúc chú gặp người yêu chú đủ để chú cưới về làm vợ.”
Tôi đáp:
“Năm mới, chúc Ngọc vui vẻ, học giỏi và không làm điều gì để những người thương yêu Ngọc phải buồn.”
Nàng uống hết ly rượu:
“Cháu chỉ có ba cháu và em cháu. Má cháu đã đi lấy chồng. Nếu thương cháu, bà đã chẳng bỏ đi như thế, nhất là bỏ đi trong lúc ba cháu gặp tai họa. Ba cháu đã làm lại cuộc đời. Em cháu còn nhỏ chưa biết gì, cháu ra đi nhẹ nhàng. Chú yên trí đi, cuộc đời của cháu – ít nhất trong năm nay – đã được sắp đặt sẵn rồi, chú khỏi phải chúc.”
Tôi gợi chuyện:
“Chú đoán người đàn ông bằng tuổi chú Ngọc nói đó là một người Mỹ?”
Nàng gật đầu:
“Chú nói đúng.”
“Cháu yêu người đó?”
“Cháu chưa biết, phải mười năm nữa cháu mới trả lời được chú câu ấy. Nghĩa là phải mười năm nữa cháu mới biết chắc là cháu có yêu anh ấy hay không. Tình yêu phải được thời gian thử thách.”
“Tên hắn là gì?”
“Sang đến Mỹ, cháu sẽ cho chú sẽ biết tên chồng cháu. Cháu không sợ chú phá cháu đâu, nhưng chú cũng chẳng nên biết sớm.”
Tôi cười:
“Ngọc quên là Ngọc mới mười bẩy tuổi, người Mỹ trọng pháp luật…”
“Chú muốn nói cháu hãy còn là gái vị thành niên và có yêu cháu đến điên cuồng người ta cũng không dám mang cháu đi chứ gì?”
Nàng ngắt lời tôi :
“Chú chưa biết cháu đi sang Mỹ học, cháu có học bổng, hai chánh phủ Mỹ-Việt bằng lòng cho cháu sang bên đó du học, tiền cho cháu ăn hoc do chánh phủ và nhân dân Mỹ Quốc đài thọ!
Tôi nhìn nàng và tôi nhớ tới lời nói của một anh bạn. Anh bạn tôi bốn mươi nhăm tuổi, dược sĩ, có tiền, vẫn còn độc thân mặc dầu đã nhiều lần yêu. Mới đây anh nói với tôi :
” Toa phải viết về tình trạng: những cô gái Việt thích lấy chồng Mỹ. Những cuộc nhân duyên ấy không thể bền đẹp. Hiện giờ có quá nhiều gái Việt Nam con nhà tử tế, lấy Mỹ, đi theo chồng sang Hoa Kỳ. Toa nên nhớ trước kia thời Pháp… đa số me Tây đều là bọn gái hạ cấp. Nhưng bây giờ khác, bây giờ có cả con gái nhà tử tế, có thể nói là thượng lưu… cũng ham lấy chồng Mỹ.”
Anh bạn tôi cho rằng người Mỹ gần gái Việt là chỉ để chơi, để giải sầu. Nhưng tôi thấy đa số người Mỹ đến đây khi giao thiệp với gái bản xứ đều yêu và cố kết. Họ kết hôn cả với những cô gái điếm hạ cấp nhất. Tôi thấy tận mắt nhiều em điếm một trăm, sáu chục, hành nghề ở An Nhơn, Gò Vấp trở thành những cô vợ Mỹ rồi thành công dân Hoa Kỳ. Những cuộc hôn nhân ấy có bền và có hạnh phúc hay không ? Ðó là một chuyện khác. Những chuyện đã xảy ra ở Nam Hàn, ở Nhật Bản, giờ đây không có gì lạ đang xẩy ra ở Việt Nam.
Bỗng dưng tôi thấy buồn. Buồn và nản một cách lạ thường. Tôi nghĩ đến Quang. Anh sẽ nghĩ sao, sẽ nói gì khi con gái anh báo tin nó lấy chồng Mỹ và nó sang ở luôn bên Mỹ. Tôi sẽ không biết nói sao nếu con gái tôi nói với tôi như vậy.
“Nhẩy với cháu nữa đi chú. Sao chú buồn thế? Cháu đã đi mất ngay đâu. Cháu còn ở đây những gần mười hai tháng nữa kia mà!”
Hai giờ sáng, chúng tôi ra khỏi Grand Monde. Nàng say và yêu cầu tôi lái xe đưa nàng ra Cấp. Tôi không thể đưa nàng về nhà bà nội nàng trong lúc nàng say rượu.
Ðêm trên xa lộ, trời tối om. Ðêm Ba Mươi Tết. Nhiều chiếc xe, cũng như xe chúng tôi, vun vút chạy xa Sài Gòn. Gần như trên xe nào cũng có một cặp nhân tình.
Gần hết xa lộ, tôi dừng xe gần một vườn cao su. Tôi xuống xe theo nàng, sương đêm xuống lạnh hai vai áo. Nàng đi vài bước trên con đường vắng, rộng thênh thang, rồi nàng dơ tay thả trái bong bóng bay lên trời. Nàng đứng nghiêng nghiêng, trong chiếc áo lạnh màu trắng sữa, ngửa mặt nhìn theo trái bong bóng bay lên trời cao.
Hết truyện Xuân Sài Gòn Ðêm Ba Mươi Tết.
Tôi – Hoàng Hải Thủy – viết truyên Sài Gòn Ðêm Ba Mươi Tết cuối năm 1969 ở Sài Gòn. Như vậy truyện ngắn này đã có 40 năm tuổi. Tôi viết Sài Gòn Ðêm Ba Mươi Tết để đăng trong một tờ báo Xuân. Tôi không nhớ báo nào. Năm 2000, con tôi tìm được tờ báo Xuân đăng truyện Sài Gòn Ðêm Ba Mươi Tết trong một tiệm sách báo cũ ở đường Hồng Thập Tự. Con tôi cắt mấy trang truyện trong báo gửi sang Mỹ cho tôi. Tôi gõ máy chép lại truyện. Tôi chép lại y chang, không thêm bớt, không thay đổi đoạn nào.
Bốn mươi năm sau đọc lại truyện xưa, tôi thấy giữa Sài Gòn chiến tranh, khi mỗi giờ có bao nhiêu đồng bào tôi chết vì bom đạn, tôi sống bình an ở Sài Gòn, tôi viết một Truyện Xuân như Sài Gòn thanh bình 500/100, một Sài Gòn không biết Chiến Tranh là gì. Tôi có mặc cảm phạm tội.
Tôi đưa Truyện cho TBS đọc. Tôi nói với anh:
“Tôi muốn đăng lại truyện này, nhưng tôi ngại. Sài Gòn đang có chiến tranh ác liệt mà tôi viết một truyện Tình khơi khơi.”
TBS nói:
“Cho đăng đi. Sài Gòn những năm ấy có những người sống như thế, có những cuộc Tình như thế.”
Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Ðất Trích
Họ cùng tắm chung bên bờ con suối Nặm Lung như bao đời nay vẫn vậy.
Nơi có mạch nước ngầm quanh năm ấm nóng bên con suối Nặm Lung hiền hòa, người dân xã Tú Lệ (Văn Chấn, Yên Bái) xây hai chiếc bể với diện tích chỉ trên dưới chục mét vuông để làm nơi tắm công cộng
Do bể nhỏ nên cứ chiều chiều hàng trăm người dân trong xã lần lượt đến tắm và kéo dài đến nửa đêm.
Điểm đặc biệt là dù chiếc bể nằm ngay ven suối nhưng chỉ mạch nước trong bể mới nóng.
Tắm nước nóng còn là cách thư giãn của người dân Tú Lệ sau một ngày làm việc mệt mỏi đã tồn tại từ nhiều đời nay.
Cũng như mọi năm, những ngày Tết Giáp Ngọ này những người con của Tú Lệ ở khắp nơi trở về vui tết cùng bản làng khiến lượng người tắm càng đông đúc hơn.
Từ 4 giờ chiều người dân Tú Lệ lục tục kéo nhau ra suối Nặm Lung tắm nước nóng.
Mạch nước ngầm ấm nóng chảy ra suối được người dân ngăn lại, quây bể để làm nơi tắm.
Không kể nam, nữ mọi người tự nhiên trút bỏ xiêm y.
Những thiếu nữ e ấp thay đồ khá kín đáo.
Những phụ nữ lớn tuổi tự nhiên hơn.
Chiếc bể khá nhỏ nên người tắm phải ken sát nhau.
Vừa ngâm mình thư giãn vừa có thể nói chuyện điện thoại.
Ai cũng dùng viên đá để kỳ cọ.
Bọn trẻ thường đi tắm cùng bố mẹ.
Hết lượt này đến lượt khác, bể tắm đông dần lên khi chiều muộn.
Sau khi ngâm mình dưới bể, nhiều người cẩn thận lên tráng bằng nước ở một vũng ngầm nhỏ bên cạnh.
Vẻ sảng khoái sau khi ngâm mình dưới bể nước nóng của phụ nữ người Thái
No comments:
Post a Comment