Sunday, October 20, 2013

Gã giang hồ nhút nhát

 Suốt mấy mươi năm sống trong cái nghề sân khấu, tôi thân nhất với đạo diễn Doãn Hoàng Giang. Thân đến mức tôi là thằng em thường hay ăn nói bỗ bã với anh nhưng anh không giận.
Mỗi khi anh vào Sài Gòn dựng vở, tôi lại khăn gói bỏ nhà bỏ cửa ra nằm khách sạn với anh.
Có lần mấy nhân viên khách sạn còn đưa mắt nghi ngờ tôi với anh là hai bố già đồng tính...
Sở dĩ tôi nói mấy mươi năm sống trong cái nghề này... bởi sân khấu không chỉ có những vinh quang hào nhoáng, mà đằng sau nó cũng có rất nhiều chuyện không tử tế như người ta tưởng. Có lần bị rơi xuống đáy của sự chán chường, giữa những trò hề mà người ta tạo dựng, tôi đã nói với anh: “Nếu một ngày nào đó em thấy anh không còn nhân cách, em sẽ bỏ sân khấu...”. Anh chỉ cười. Và rất may tôi không bỏ sân khấu vì anh.
Một cuộc tình đầy nuối tiếc
Doãn Hoàng Giang là một người chơi rất quý bạn và nể bạn. Dường như đó cũng là một nét cá tính của những con người sống hoài cổ. Anh có bộ mặt rất hầm hố, nhưng không biết uống rượu. Tới quán nhậu nào phục vụ bàn cũng hai tay cung kính đẩy chai rượu đặt trước mặt anh. Tôi từng bảo: “Ngồi uống rượu với người không biết uống đúng là phí rượu”. Anh cãi: “Tao không biết uống nhưng tao góp chuyện cũng say như chúng mày...”. Quả có thế thật. Anh có thể ngồi hầu rượu bạn bè vài ba tiếng không uống một giọt và nói chuyện cũng tây tây...
Doãn Hoàng Giang rất sợ ở một mình. Anh sợ sự cô độc, mà anh phải thường trực sống với nó từ khi chia tay vợ anh - chị Nguyệt Ánh. Anh thích vùi mình trong đám đông và luôn đóng vai công tử Bạc Liêu ở bất cứ bữa ăn nào anh có mặt. Thậm chí sáng sáng ở khách sạn anh gọi tất cả các em phục vụ phòng rồi phát tiền boa cho từng em, nhưng đến khi điện thoại xin bình nước sôi pha trà thì người ta bảo ở đây không có, muốn phải xuống căngtin. Đến nước đó anh cũng cười im lặng. Và vẫn không bỏ thói quen cho tiền người khác một cách vô bổ.
Ít ai biết Doãn Hoàng Giang là một nhà thơ... hậu Bút Tre. Anh có thể đọc liền tù tì cả chục bài thơ châm biếm khiến người ta phì cười vì sự chơi chữ thông minh, hóm hỉnh. Nói chung anh là người hoạt ngôn và rất có duyên, thường là tâm điểm giữa các đám đông vây quanh anh.
Doãn Hoàng Giang từng được người trong giới đặt cho biệt danh “máy hút bụi”. Bởi gặp em nào anh cũng nhào tới ôm hôn thắm thiết, bất kể tuổi tác, xấu đẹp, miễn là phụ nữ. Có lẽ chính vì thế mà nhiều người nhìn anh như một gã giang hồ. Tên tuổi, cách sống tay chơi và dáng vẻ cô độc, bụi bặm của anh luôn thu hút phụ nữ. Nhưng họ không hiểu đằng sau dáng vẻ giang hồ bụi bặm ấy là một con người nhút nhát, thuần khiết, sợ sự đổ vỡ trên tình trường và luôn lý tưởng hóa quan niệm về tình yêu, hạnh phúc.
Tôi có cảm giác trong cuộc đời Doãn Hoàng Giang chỉ yêu một người đàn bà mà anh đã chia tay nhiều năm trước. Anh chọn cảnh gà trống nuôi con trong sự bủa vây của các bóng hồng. Khi chị Nguyệt Ánh (một trong những diễn viên kịch đẹp của Việt Nam qua mọi thời đại) nằm trên giường bệnh và mất ở Sài Gòn, anh luôn có mặt, thức trắng cùng với người chồng sau của chị để làm tròn trách nhiệm của những người đàn ông. Sau đêm ngồi với anh ở bệnh viện cùng đạo diễn Văn Thơm, tôi đã viết mấy dòng về anh, về thân phận một người nghệ sĩ như anh.
Chợ đời
Hưu một góc
Môi người
Ta lang thang
NGUYỆT tàn soi ÁNH bạc
HOÀNG GIANG mờ sương tan...
Đó là một cuộc tình, với anh, đầy tiếc nuối. Tôi chỉ thầm mong anh không còn săm soi chuyện ngày xưa chị đã bỏ anh mà đi và anh hãy xua tan sương mờ quá khứ để dang tay đón nhận những người đàn bà khác.
Một tài hoa bụi bặm
Ai cũng biết Doãn Hoàng Giang đã dựng mấy trăm vở trên các sân khấu VN, từ kịch nói, chèo, cải lương... và từng bị bêu danh như một kẻ phá bĩnh sân khấu chèo cổ. Cụ Đình Quang (GS-TS Đình Quang) từng một lần bĩu môi, rỉ tai tôi: “Thằng Giang cứ hay khoe làm đến mấy trăm vở. Tuyên ngôn như vậy chẳng khác nào tự nhận mình sản xuất hàng chợ”...
Bỗng nhiên tôi nhớ hình ảnh ông Thiện, ông Ác trong các ngôi chùa, theo triết lý nhà Phật. Thực trạng nhiều năm qua của nền sân khấu Việt Nam, khái niệm sân khấu thánh đường và sân khấu thế tục luôn là đề tài tranh cãi. Nhập thế để tồn tại, để được sống lay lắt với nghề, hay cứ mũ cao áo dài, bỏ công chúng ở phía sau lưng... mới là con đường của làm nghề chân chính? Và bản chất của sự sáng tạo là gì? Phải chăng đó chỉ là sự khinh bạc cực đoan như câu nói của Khuất Nguyên - Đời đục mình ta trong, đời say mình ta tỉnh? Đó cũng chính là nỗi trăn trở, day dứt của giới văn nghệ sĩ trước cái cao cả và tầm thường của đời sống nghệ thuật. Về một lẽ nào đó, Doãn Hoàng Giang chọn con đường thứ hai - con đường không quá ảo tưởng để tồn tại, để lãnh catsê cao ngất ngưởng mà các đoàn hát vẫn phải xếp hàng chờ anh dàn dựng.
Tôi chưa được xem Hà Mi của tôi - vở diễn vang bóng một thời của anh. Nhưng tôi từng xuýt xoa với Nhân danh công lý (Nhà hát Kịch VN) và Người sót lại của rừng cười (Đoàn cải lương Quảng Ninh) mà anh dàn dựng. Anh là một đạo diễn rất giỏi trong những mise en scene - được hiểu như một tổng hòa của các bộ môn nghệ thuật đầy ấn tượng. Ở đó thấp thoáng sự hài hòa hoàn thiện giữa văn học kịch, tâm thế thời cuộc, âm nhạc, phục trang, thiết kế sân khấu... vốn là phép cộng cho sự thành công của một tác phẩm sân khấu hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, dường như trong cái nhìn của tôi, Doãn Hoàng Giang chưa phải là nhà đạo diễn kịch tâm lý. Sân khấu của anh luôn gầm gào như thác đổ mà thiếu đi những giây phút tĩnh lặng để chợt òa vỡ, trồi lên thân phận con người. Tôi cảm thấy anh hơi sa đà với dòng sân khấu thông tấn, mà ở đó bộc lộ những khát vọng công dân nhiều hơn khát vọng nghệ thuật. Sân khấu là chuyện của con người, thậm chí chỉ là những lao xao, vật vã chợt đến rồi đi của từng thân phận hơn là những tuyên ngôn theo dòng thời sự. Có lúc tôi với anh tưởng như xa nhau, sau những cuộc tranh cãi nảy lửa về cá tính sáng tạo và những ngôn ngữ biểu hiện nghệ thuật. Dường như chúng tôi đang trôi đi trong sự hoang mang, bất định, không theo kịp tiếng gọi của thời đại mình đang sống.
Những năm gần đây Doãn Hoàng Giang hay ngồi chánh chủ khảo các cuộc hội diễn sân khấu. Tôi từng nói với anh: “Nếu các anh không đủ dũng cảm và sự công tâm, cả giới sẽ cười các anh”. Anh bảo: “Tao có thèm gì nữa đâu để đánh mất mình”... Đúng là anh không đánh mất mình, nhưng một đôi chỗ anh đã phải bắt tay thỏa hiệp với những góc tối đằng sau nghệ thuật. Không ai có thể vượt qua thân phận và những khúc quanh thời đại để luôn ngẩng cao đầu, tự vỗ ngực mình luôn là người tử tế. Nghĩ đến điều đó lại thấy thương anh - một tài hoa bụi bặm biết lặng im chấp nhận cuộc chơi để được sống theo nghề.
Cách đây hơn một tháng tôi ngồi ăn sáng với anh ở Hà Nội. Anh bất giác thở dài: “Dường như bây giờ không còn các tác phẩm nghệ thuật, mà chỉ có những tay thợ giỏi xào nấu, bưng lên những món ăn giống như nghệ thuật...”. Đó là một buổi sáng chớm thu Hà Nội. Ngồi với nhau một lát xe của nhà hát lại đến đón anh đi dựng vở. Một ngày như mọi ngày...
LÊ CHÍ TRUNG
NSND - đạo diễn Doãn Hoàng Giang là chủ tịch hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ sân khấu VN. Ông từng dàn dựng rất nhiều vở nổi tiếng trên các sân khấu như Hà Mi của tôi, Nhân danh công lý, Bài ca Điện Biên, Nàng Sita, Đêm trắng, Số đỏ... và gần đây nhất làTiếng đàn vùng Mê Thảo (dựa theo Chùa Đàn của nhà văn Nguyễn Tuân). Ở tuổi ngoài 70 - sinh năm 1936 - nhưng ông còn rất sung sức và vẫn được các đoàn sân khấu săn đón mời dựng vở. Với sân khấu TP.HCM nói riêng, khán giả đã được làm quen với ông qua các vở Nhân danh công lý (Đoàn kịch nói Kim Cương), Số đỏ (Sân khấu kịch Phú Nhuận), Đêm trắng (Đoàn cải lương Sài Gòn 1), Tả quân Lê Văn Duyệt (Nhà hát Kịch TP.HCM)... Ông cũng là một đạo diễn luôn đặc biệt chú trọng đến thị hiếu công chúng và coi việc thỏa mãn nhu cầu nghệ thuật của họ chính là thước đo với một người làm nghề chân chính.
Doãn Hoàng Giang còn là một nhà bình luận bóng đá thường xuyên xuất hiện trên các báo viết, báo hình. Có tạp chí thời trang còn bầu chọn ông là người ăn mặc mốt nhất trong giới văn nghệ sĩ. Nói đến Doãn Hoàng Giang, người ta liên tưởng ngay đến một gã giang hồ nghệ sĩ với nghĩa đẹp của từ này.
L.C.T.

Cha nó lú có chú nó khôn


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở nên khôn ngoan hơn. Lần họp này (TW 8) ông không đưa ra trước những định hướng tư tưởng, mà giả vờ học cái ngây ngô đã là phương thức của những ông lãnh đạo, tuy không có mỹ hiệu nhưng lại quá cỡ của ba gót A sin như Lê Nin đã chỉ ra, đó là dốt, tham và cậy quyền! Những người ấy khi đi cơ sở họ chỉ có mỗi một câu hỏi với dân, với đảng ủy, với ủy ban là nên trồng cây gì nuôi con gì. Đến nỗi dân phát ngán phải cho một tiếu lâm rằng: nên trồng cây anh túc, thế mà người ta thật thà tưởng thật, hóa ra nó là cây thuốc phiện, còn nuôi thì nên nuôi con ca ve. Tất cả đều sinh lãi nhanh, nhiều. Thế rồi không dám hỏi nữa.
Nay trong bài diễn văn khai mạc, ông Trọng chỉ đặt câu hỏi là chính. Kinh tế phát triển thế nào, Hiến pháp thế nào, tái cấu trúc thế nào, đổi mới giáo dục (không dám nói cải cách, vì sợ nhỡ cải cách lại không thành công, thất bại như lần trước, cho nên phải dùng tới mấy định ngữ “toàn diện”, “triệt để”, …). Đồ rằng sẽ có mấy báo cáo của Chính phủ, Bộ giáo dục, Bộ Quốc phòng và ban Sửa đổi hiến pháp… 
          >>  GS.Nguyễn Khắc Mai: “cái neo”… 
            >> Nguyễn Khắc Mai – Bài thơ “Cự ngao đới sơn”

GS.Nguyễn Khắc Mai
Những từ nghi vấn được lặp đi lặp lại như “đến đâu”, “liệu”, “phải chăng”, “như thế nào”, gần như suốt cả bài diễn văn khai mạc. Ông khéo léo đặt vấn đề: Trung ương cần cho ý kiến định hướng để Quốc hội thảo luận quyết định.
Ta cũng có thể dùng chữ “phải chăng” mà ông Trọng dùng nhiều trong diễn văn để nói. Phải chăng đã có những định hướng định sẵn của TƯ mà thực tế không tiếp nhận, như định hướng về đất đai mà ngay cả trong Quốc hội cũng có những ý kiến khác. Đánh giá về tình hình kinh tế, xác định ba khâu đột phá kinh tế là tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, và ngân hàng thương mại, thì ngay từ đầu năm nay và vừa mới đây trong những hội thảo của Quốc hội tổ chức đã phủ định và kết luận rằng dữ liệu không chính xác (thật ra là nói dối), không thể có thông tin chính xác và đi đến tri thức (những kết luận) chính xác. Tái cấu trúc ba lĩnh vực riêng lẻ không thể có kết quả nếu không đặt trong tổng thể một chiến lược tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế. Còn nói về sức mạnh quốc phòng thì không thể là vũ khí luận, mà nền móng của sức mạnh quốc phòng là lòng dân, vận nước và thế của thời đại, đó chính là nhân hòa, địa lợi, thiên thời. Minh triết Việt Nam khẳng định phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc đặng giữ nước.
Phải chăng (lại phải chăng) người ta có quyền đặt câu hỏi và đặt một niềm tin là “có chú nó khôn”? Hy vọng những câu hỏi mà ông Trọng đặt ra sẽ có những đầu óc không bị cái vòng kim cô tư duy xơ cứng máy móc, bị nhào nặn bởi ý thức hệ Xô Viết đã phá sản chi phối. Những đầu óc có trí có dũng có tâm và nhất là có hình ảnh rất đậm nét là người Dân, có tình tự dân tộc, sẽ chụm đầu nhau lại để phân tích đánh giá và dám đưa ra những ý kiến phản biện có chân lý có tình người.
Tôi tán thành ý kiến của ông Tống Văn Công trong thư gởi HNTW8, mà riêng tôi cũng đã nhiều lần phát biểu. Đó là chúng ta đang rơi vào một vòng luẩn quẩn, một hũ nút tắc tị (chữ tắc tị là chữ của một nhóm cán bộ trung cao cấp ở một bộ nọ khi họ trò chuyện trong một công vụ. Tôi nói chúng ta đang có nhiều trì trệ, thì họ bảo không, chúng ta đang tắc tị!) Chúng ta đang chui ngày một sâu vào cái sừng trâu, mà phía trước ngày càng tắc tị. Đến nỗi như Nga Xô cũng buộc phải tự cưa sừng mà ra! Cái nguyên nhân rốt ráo tột cùng khiến cho mọi cải cách của chúng ta trước sau đều nửa vời, không thể đi đến nơi đến chốn, suy cho cùng chính là do cái mô hình chính trị – kinh tế- xã hội-văn hóa kiểu Xô Viết toàn trị mà ra. Nếu chúng ta có tái cấu trúc bộ phận hay tái cấu trúc toàn phần như diễn văn của ông Trọng khi đặt câu hỏi “phải chăng tới đây cần phải tiếp tục có những điều chỉnh và kiên trì tiến hành một cách bài bản, căn cơ hơn, gắn với tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế?…”; nếu vẫn đặt trong cái vòng luẩn quẩn của mô hình Xô Viết toàn trị, chắc chắn câu trả lời là có thể đoan chắc: Không thể thành công.
Nếu thật tâm, vì dân, vì nước hẳn những người cộng sản cũng dễ dàng nhận ra rằng khi Dân tộc trao vào tay lãnh đạo của đảng, thì dân tộc ta đang sánh vai với các nước lân bang trong khu vực, nên mới có cái mơ ước sánh vai với năm châu. Ngày nay, mọi người có chút hiểu biết đều nhận ra rằng, càng đổi mới theo tư tưởng và mô hình Xô Viết, càng toàn trị, đất nước càng tụt hậu ngày càng xa hơn so với những nước mà trước đây, ta cùng họ xếp ngang một trình độ. Giờ đây không thể sánh vai, mà thật sự chỉ còn là sánh vế. Có bốn sự thật cần có tư duy mới, không ngụy luận, dám tìm nguyên nhân từ những vấn đề cốt lõi, đi đến tận cùng kỳ lý, không dừng lại bề ngoài để tự ru mình và ru người khác, may ra mới tỉnh mộng, mới thấy được đâu là lẽ  đúng sai.
1. Ngót cả thế kỷ vẫn duy trì một mô hình thể chế chính trị mà càng cải cách càng “hành dân”, thủ tục càng rườm rà, nhiều điều phi lý. Một mô hình mà hệ tư duy là duy vật máy móc, lý tưởng và mục tiêu là ảo tưởng, duy ý chí, tinh thần là sao chép vọng ngoại, triết lý đầy những mâu thuẫn lô gich…Còn về thân xác vật chất, tức nguồn nhân lực, là nhân cách con người thì đầy những lỗ hổng trí tuệ và phẩm chất đạo đức. Một thiết chế chính trị không làm nền được cho phát triển bền vững, không biết tiếp nhận năng lượng mới của nhân loại, không đủ sức nhạy cảm để tim ra nguyên nhân của lạc hậu trì trệ, không nâng được trên vai trách nhiệm của mình để tôn vinh nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển trí sáng tạo, thậm chí cũng không làm theo tư duy của Hồ Chí Minh “làm cho dân dùng được quyền dân chủ, hưởng được quyền dân chủ, dám nói, dám làm”. Nghe theo luận điểm của Lê nin một cách mù quáng, chuyên chính vô sản là bà đỡ của chế độ mới, ĐCSVN, thực sự làm luôn “bà đẻ”.
Nên do tiên thiên bất túc mà sinh quái thai, dị tật, có muốn cải tạo, hoàn thiện cũng không thể được! Có một câu hỏi vừa khôi hài vừa cay đắng là cớ sao những nhà cầm quyền đi nước ngoài vẫn van xin thiên hạ công nhận cho VN cơ chế thị trường đầy đủ lại không xin nhân dân, không tạo mọi điều để cho nhân dân tự mình làm ra kinh tế thị trường thật sự và đầy đủ. Nguyên một cái quyền sở hữu, trong đó có sở hữu đất đai, vốn là một trong những điều kiện cơ bản của kinh tế thị trường cũng đánh tráo khái niệm để tước mất cái cơ sở quan trọng để có thị trường. Một thể chế chính trị đã xây dựng nên những quan hệ xã hội ở mọi lĩnh vực đầy khuyết tật, lạc hậu, phản tiến hóa, đã làm cho đất nước ngày một tụt hậu xa so với khu vực, đang hủy hoại môi trường, làm băng hoại xã hội, con người…không thể không cải cách, chấn hưng, làm lại.
2. Ngót 50 năm không xây dựng cho dân tộc một nền kinh tế tự chủ, tự cường với những điều kiện ban đầu rất thuận lợi. Ngót nửa thế kỷ vẫn không xong cơ sở hạ tầng, vẫn cứ còn loay hoay với sửa đổi luật pháp, một hệ thống luật pháp làm nền cho đất nước phát triển như thiên hạ đã làm được, hiện thời xã hội ta cũng chưa có. Chúng ta duy trì mãi những quan niệm kinh tế vùa lạc hậu vừa phản tiến hóa. Ra sức duy trì một nền kinh tế yếu kém, chi phí cao, mà năng suất, hiệu quả thấp, luôn trong cảnh gia công, lệ thuộc…Không phải vì năng lực quản lý yếu kém, mà chính là vì không lấy dân làm gốc, mà thật sự là lấy một lý thuyết lạc hậu để duy trì phe đảng, nhóm lợi ích. Phải biết xấu hổ, khi Hàn Quốc, một thời trình độ như ta, họ chỉ trong vòng non nửa thế kỷ đã bỏ xa ta đến hàng chục lần. Lỗi không phải ở dân, mà ở đảng cầm quyền đã duy trì quá lâu một mô hình kinh tế lầm lỗi. Ngay cả khi Tổng bí thư Trường Chinh tuyên bố đổi mới tư duy kinh tế thì cũng chỉ là nửa vời.
3. Nửa thế kỷ là thời gian của ba thế hệ, nhưng Việt Nam chúng ta cũng không có nổi một đội ngũ cán bộ, công chức đúng nghĩa, đúng tầm. Họ đang là một số đông phình to vượt cả yêu cầu, tham nhũng phổ biến (cái gì cũng ăn), ngồi chơi xơi nước, hành dân là chính. Về nguyên tắc, họ phải trở thành nhóm tinh hoa của xã hội, có trí, có tâm, có đức (cái đức lớn của họ là phục vụ nhân dân, phụng sự đất nước, chứ không phải ngu trung hoặc trở nên hèn mọn giá áo túi cơm), có lối sống văn hóa, lành mạnh…đủ sức cầm trịch, áp đặt một cuộc chơi mới nhằm chấn hưng và phát triển dân tộc trong thế kỷ mới. Họ đang là tội nhân, là nạn nhân. Lỗi lầm chính là ở đường lối của đảng cầm quyền đã biến họ thành lực lượng tiêu cực, có sức phá hoại, cài số lùi nghiêm trọng.
4. Xã hội ta bề ngoài có chút phát triển. Nhưng bên trong đầy ung nhọt nguy hiểm. Nhìn ở bất cứ lĩnh vực nào cũng thấy có rối loạn cục bộ. Chính những rối loạn cục bộ đó đã dẫn đến trạng thái khủng hoảng toàn thể, như đã chứng kiến. Có thể mượn cách nói của Mác: sự hình thành nhân cách cá nhân, là tiền đề, là cơ sở để hình thành nhân cách mới của dân tộc. Ông Trọng có lần nói phải bứt phá về lý luận. Đúng thế. Phải bứt phá để thoát vượt khỏi trạng thái triền miên và phổ biến cảnh tượng rối loạn cục bộ khắp nơi như hiện nay. Lãnh đạo nghĩa là dẫn dắt chứ không phải ăn trên ngồi trốc, làm quan phát tài. Lỗi lầm lớn cũng chính là làm biến dạng nhân cách con người và nhân cách dân tộc.
Lãnh đạo thì phải ưu tiên về tính chiến lược vĩ mô, và khi đã thấy xuất hiện vô vàn những rối loạn cục bộ thì vấn đề là phải tìm cho ra gốc rễ của hiện tượng. Đây là lúc cần suy tính nhiều nước cờ chứ không thể chỉ tính nước cờ trước mắt. Nhà chuyên gia tầm cỡ quốc tế về “Chiến lược điều hành” Lloyd Bruce (Anh quốc) khẳng định: “Nếu không hiểu minh triết và biết dùng minh triết, các nhà lãnh đạo sẽ trả giá đắt cho sự vô minh của mình”. Hãy xóa bỏ u mê lầm lỗi, quẳng đao đi thì thành Phật. Minh triết Việt, phối hợp với kiến thức và kinh nghiệm tốt đẹp của nhân loại tiên tiến sẽ là dấu chỉ tin cậy để chỉ ra con đường phục hưng dân tộc trong thế kỷ mới.
Tôi viết những dòng này để tặng những người còn có lương tri trong ĐCSVN, nhân Hội nghị TW8./.
N.K.M.
 (From: Diễn đàn XHDS)

Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Vùng đất vàng bỏ hoang 17 năm xảy ra nhiều tiêu cực

Báo Người Cao Tuổi có hàng loạt bài phóng sự, phanh phui những sai phạm nghiêm trọng tại Quận 2, sau đó trang mạng của báo bị tin tặc đánh phá, gỡ bỏ hết các thông tin, phóng sự về Khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Ai là người có sức mạnh bịt miệng các báo lề đảng? Ai là người phá nát quy hoạch Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, Sài Gòn? Ai là người lợi dụng chức quyền cướp nhà và đất của dân nghèo? Kính mời theo dõi loạt bài phóng sự đã bị gỡ bỏ để thấy gương mặt tham ô nhất CHXHCN Việt Nam, nhưng không ai dám bắt con sâu chúa lớn nhất này.



Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh: Vùng đất vàng bỏ hoang 17 năm xảy ra nhiều tiêu cực 

Kì 1: Những căn cứ pháp lí xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm 

Trên 14.500 hộ dân đang sinh sống ổn định, đành ngậm ngùi bỏ xứ ra đi để giao nhà, giao đất xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm (ĐTMTT), một dự án lớn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 367/TTg ngày 4/6/1996. Sau 17 năm, khu đất vàng này bị bỏ hoang, quy hoạch bị xé nát do UBND thành phố "cấp phát" đất cho 64 doanh nghiệp. Tiêu cực xảy ra quá nhiều, gần 3.000 nhà dân nằm ngoài ranh quy hoạch bị cưỡng chế, nhà cửa đập phá tan tành. Hơn 11.000 đơn khiếu kiện kéo dài, một số người chết oan do hành vi cưỡng chế trái phép. Với 38.000 tỉ đồng tiền hỗ trợ di dời đã được giải ngân Nhà nước phải mất 150 tỉ đồng tiền lãi/ tháng. Nguyên nhân dẫn tới nhiều nỗi đau cho hàng chục nghìn hộ dân là do hành vi làm trái quyết định của Thủ tướng Chính phủ!... 

Ngày 16/1/1993, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 20/TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Hồ Chí Minh: "Cần xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thực sự là thành phố văn minh của nhân dân lao động, thể hiện được tính ưu việt của chế độ và nguyện vọng của nhân dân cũng là nguyện vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh." Điều 2 quyết định này chỉ rõ: "Cho phép UBND thành phố Hồ Chí Minh thực hiện quy chế kiến trúc sư trưởng thành phố để tập trung đầu mối trong quản lí xây dựng tại thành phố. Giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chế kiến trúc sư trưởng thành phố Hồ Chí Minh và ban hành điều lệ quản lí xây dựng thành phố Hồ Chí Minh để làm cơ sở quản lí xây dựng tại thành phố bảo đảm việc xây dựng theo đúng quy hoạch đã được duyệt". 

Ngày 27/5/1996, UBND thành phố Hồ Chí Minh có tờ trình số 1861/TT-UB-QLĐT gửi Thủ tướng Chính phủ "xin phê duyệt quy hoạch xây dựng (1/5000) khu đô thị mới Thủ Thiêm". Căn cứ tờ trình và văn bản đề nghị số 621/BXD-KTQH ngày 15/5/1996 của Bộ Xây dựng, ngày 4/6/1996, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 367/TTg "phê duyệt quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, huyện Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh". Nội dung quy định: Quy mô khu ĐTMTT có tổng diện tích 930 ha, trong đó: Khu đô thị mới 770ha. Khu tái định cư: 160ha. Về quy hoạch phân khu chức năng quy định 770ha bao gồm 133ha mặt nước sông Sài Gòn và 637ha đất được phân ra: Khu Trung tâm Thương mại, Tài chính Dịch vụ: 92ha; Khu Trung tâm Hội chợ, Triển lãm quốc tế 100ha; Khu nhà ở cao cấp 55ha; Khu Trung tâm Văn hóa, Du lịch, giải trí 100ha; Công viên Trung tâm 95ha; Khu Trung tâm hành chính 18ha; đất dành cho giao thông 177ha. Khu tái định cư 160ha nằm giáp ranh khu trung tâm ĐTMTT. Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Xây dựng triển khai thực hiện quy hoạch khu ĐTMTT: Lập các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên và trình duyệt theo quy định; Hướng dẫn việc thực hiện đúng theo quy hoạch được duyệt; Ban hành Điều lệ quản lí xây dựng khu ĐTMTT. 

Ngày 6/1/1997, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 03/ CP "Về việc thành lập quận Thủ Đức, quận 2, quận 7, quận 9, quận 12 và thành lập các phường thuộc các quận mới TP Hồ Chí Minh". Quận 2 gồm 11 phường, trong đó một phần đất của 5 phường nằm trong khu ĐTMTT (phường An Phú 1.042ha, 6.724 nhân khẩu; phường An Khánh 169ha, 12.865 nhân khẩu; phường Bình Khánh 226ha, 6.580 nhân khẩu; phường Bình An 169ha, 6.774 nhân khẩu; phường Thủ Thiêm 135ha, 9.325 nhân khẩu; phường An Lợi Đông 385ha, 5.068 nhân khẩu). 

Căn cứ điểm 1, Điều 5, Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở và quyết định số 4246/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/12/1994 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về các khu vực không bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố; xét đề nghị của UBND quận 2 tại công văn số 817/CV-UB-QLĐT ngày 25/12/1997; xét tờ trình số 98/KTST-QH ngày 3/1/1998 của Kiến trúc sư trưởng thành phố về việc quy hoạch điều chỉnh… quận 2 TP Hồ Chí Minh, ngày 15/10/1998 UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định số 255/ QĐ-UB-QLĐT, Điều 1 ghi rõ: "Duyệt quy hoạch điều chỉnh các khu vực quy hoạch không bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn quận 2, TP Hồ Chí Minh, theo danh mục đính kèm có 6 khu vực không bán, trong đó có khu vực quy hoạch khu ĐTMTT. Tại Điều 2 quy định: "Phạm vi các khu vực không bán nhà của quy hoạch điều chỉnh theo sơ đồ quy hoạch do Viện Quy hoạch Xây dựng lập có sự thỏa thuận của UBND quận 2". Tuy nhiên, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của UBND TP Hồ Chí Minh quy định như vậy nhưng trên thực tế thì UBND thành phố Hồ Chí Minh vẫn tìm mọi cách điều chỉnh, đánh tráo quy hoạch khu ĐTMTT. Ngày 23/3/1998, UBND thành phố Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Xây dựng kí công văn "liên kết" số 1074/UB.TP-BXD gửi Thủ tướng Chính phủ xin điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Ngày 10/7/1998, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 123/1998/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Sau khi có quyết định điều chỉnh quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, ngày 8/8/1998, Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh ban hành nghị quyết số 18-NQ/TU về công tác quy hoạch, đền bù khi thu hồi đất và tái bố trí dân cư nêu rõ: "…tránh tối đa việc điều chỉnh giải tỏa đối với các khu vực tập trung đông dân cư đã có nhà ở và cuộc sống ổn định. Những dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân phải đưa ra lấy ý kiến của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân khu vực đó về mục đích ý nghĩa, kế hoạch, thời gian thực hiện và chính sách đền bù, tái định cư… chính sách đền bù khi thu hồi đất phải bảo đảm nguyên tắc hài hòa lợi ích của người dân đang sử dụng đất, nhà đầu tư và Nhà nước, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, phù hợp quy định của pháp luật... trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt... công bố rộng rãi nhiều lần trong nhân dân… chính sách đền bù phải bảo đảm tái tạo lại được nơi ở mới, cuộc sống mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ cho những người có nhà ở, đất ở hợp pháp, hợp lệ, đang sinh sống ổn định". 

Ngày 16/9/1998, Kiến trúc sư trưởng thành phố Hồ Chí Minh kí quyết định số 13585/ KTST-QH phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 - Khu đô thị mới Thủ Thiêm (kèm theo bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỉ lệ 1/2000): Diện tích khu vực quy hoạch: 748ha (giảm 22ha so với quyết định số 367/TTg của Chính phủ), trong đó: Diện tích đất 618ha (giảm 19ha); mặt nước sông Sài Gòn: 130ha (giảm 3ha). Diện tích cả ba khu vực đều giảm là do nghị quyết số 18/NQ-TU của Thành ủy chủ trương: "Tránh tối đa việc giải tỏa đối với các khu vực tập trung đông dân cư đã có nhà ở và cuộc sống ổn định". 

Mặc dù khu ĐTMTT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy hoạch. Bản đồ quy hoạch gồm các bản vẽ, sơ đồ, quy hoạch sử dụng đất). Trong quá trình thực hiện dự án, UBND thành phố, UBND quận 2 cất giấu bản đồ quy hoạch chung 1/5000 và bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 của Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt để lừa dân, để lại một hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Thiên Thanh - Hải Đăng - Tùng Lâm - Thanh Hằng 

(ghi chú: bài theo đường dẫn trên đã không còn)

*

Kì 2: Xé nát quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm? 

Sau khi có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố Hồ Chí Minh quyết định thành lập Ban Quản lí Khu đô thị mới Thủ Thiêm (ĐTMTT) do ông Nguyễn Văn Đua, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy (nay là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy) làm Trưởng ban. Căn cứ văn bản đề nghị số 70/UB-TH ngày 4/1/2002 gửi Thủ tướng Chính phủ “Về việc thu hồi đất và đền bù, giải tỏa, tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm” của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Thanh Hải kí ngày 22/2/2002, Thủ tướng Chính phủ có công văn hỏa tốc số 190/CP-NN gửi UBND thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Địa chính với nội dung chỉ đạo: “Cho phép UBND thành phố Hồ Chí Minh căn cứ vào quyết định 367/TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ thu hồi 930ha đất (bao gồm 770ha để xây khu trung tâm đô thị mới và 160ha đất xây dựng khu tái định cư) thuộc các phường: An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm thuộc địa bàn quận 2 để giao cho Ban quản lí Đầu tư - Xây dựng Khu ĐTMTT... nhằm xây dựng khu đô thị mới phù hợp với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”. Theo quyết định số 367 thì 930ha của dự án có 133ha mặt nước sông Sài Gòn chỉ còn lại 767ha đất được thu hồi trên thực tế thuộc 5 phường nêu trên có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.084ha, 160ha đất xây dựng khu tái định cư và 637ha đất xây dựng khu trung tâm ĐTMTT. 

Ngày 22/3/2002, Văn phòng UBND thành phố Hồ Chí Minh ra thông báo số 77/TB-VP về ý kiến kết luận của ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND thành phố về việc tổ chức triển khai điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Thủ Thiêm, giao Kiến trúc sư trưởng thành phố, Giám đốc Sở Địa chính - Nhà đất có trách nhiệm cắm mốc giao đủ 770ha đất của khu trung tâm, theo giải pháp bổ sung diện tích khu đất tái định cư Bình Khánh vào khu trung tâm ĐTMTT. Đồng thời rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2 đề xuất phạm vi giao đủ 160ha đất để xây dựng các khu tái định cư. Từ nội dung thông báo số 77 này thì 160ha đất xây dựng khu tái định cư cho người dân đã biến mất khỏi vị trí giáp ranh với trung tâm khu ĐTMTT, vì cụm từ “trên địa bàn quận 2”. Trớ trêu thay, cũng trong ngày 22/3/2002, Văn phòng UBND thành phố Hồ Chí Minh kí tiếp thông báo hỏa tốc số 78/ TB-VP “Thông báo nội dung kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Lê Thanh Hải về xác định ranh giới khu tái định cư phục vụ đền bù giải tỏa cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm”. Nội dung thông báo này “xác định diện tích đất dành cho khu tái định cư… phải bảo đảm đủ 160ha theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cả hai thông báo này về hình thức thì “tuân thủ” và “chấp hành nghiêm túc” chỉ đạo của Chính phủ. Nhưng trên thực tế những người thực hiện đã “rút ruột đánh tráo vị trí, ranh giới” khu tái định cư 160ha liền kề khu ĐTMTT. Thể hiện ở nội dung 2 thông báo là “không nhất thiết một địa điểm, có thể bố trí từ 3 đến 4 địa điểm trên địa bàn quận 2. Có thể xem xét thu hồi đất tại những khu vực cần thiết dù đã có dự án đầu tư, có quyết định giao đất của các cấp có thẩm quyền nhưng chưa thực hiện xong giải phóng mặt bằng”. Trong khi quyết định số 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Khu tái định cư 160ha nằm giáp ranh với khu trung tâm ĐTMTT”. Trong cùng một ngày Văn phòng UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành hai thông báo hỏa tốc có nội dung “chế biến” loại bỏ 160ha đất xây dựng khu tái định cư cho người dân bị giải tỏa trắng ra khỏi khu vực kế cận khu trung tâm ĐTMTT. Sự xáo trộn về quy hoạch khu ĐTMTT cũng từ những “thông báo hỏa tốc” này. Không những hàng chục nghìn căn hộ nằm trong ranh quy hoạch mà nỗi đau bão táp tột cùng của gần 3.000 căn nhà dân đang sinh sống ổn định tại 5 phường nằm ngoài ranh quy hoạch đã bị cưỡng chế trái pháp luật, bị đập phá tan tành. 

Khu nhà dân đập phá xong rồi bỏ hoang từ đó đến nay


Chính phủ duyệt 770ha, thu hồi hơn 1.000ha 

Sau khi có hai “thông báo hỏa tốc” trong cùng một ngày của Văn phòng UBND thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5/4/2002, Kiến trúc sư trưởng thành phố có tờ trình số 1090/KTST-QH gửi Thường trực UBND thành phố khẳng định ranh giới, phạm vi điều chỉnh quy hoạch. 

Diện tích khu vực quy hoạch: Bảo đảm lấy theo đúng quy mô diện tích đã được xác định tại quyết định 367/TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gồm: Khu trung tâm Thủ Thiêm (đô thị mới): 770ha. 

Trong đó: Diện tích mặt đất và kênh rạch: 640ha; diện tích mặt nước sông Sài Gòn: 130ha; khu tái định cư: 160ha. 

Trong nội dung tờ trình số 1090/KTST-QH do Kiến trúc sư trưởng thành phố kí ngày 5/4/2002 và quyết định số 13585/KTST-QH do Kiến trúc sư trưởng thành phố kí ngày 16/9/1998 khẳng định, minh bạch bản đồ quy hoạch chi tiết về vị trí, ranh giới vẫn còn 3 khu dân cư nằm ngoài ranh quy hoạch. Chỉ điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 đối với khu trung tâm ĐTMTT 770ha (bao gồm 637ha đất + 130ha mặt nước sông Sài Gòn) không liên quan, không ảnh hưởng gì tới khu tái định cư 160ha. Văn bản số 4945/ CV-GTĐ của Giám đốc Sở Địa chính - Nhà đất thành phố gửi UBND thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/5/2002 đề xuất vị trí khu ĐTMTT cũng y như nội dung quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và của Kiến trúc sư trưởng thành phố. Điều phi lí là, ngày 3/5/2002, ông Nguyễn Văn Đua, Trưởng ban Quản lí khu ĐTMTT kí tờ trình số 06/TT-BQL gửi UBND thành phố về việc thu hồi và giao đất xây dựng khu ĐTMTT. Ở nội dung văn bản này phần trên thì trích dẫn các căn cứ và tuân thủ theo nội dung quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định phê duyệt của Kiến trúc sư trưởng; nhưng phần vị trí ranh giới thu hồi đất của dự án thì nêu chung chung “tại các phường: An Lợi Đông, Thủ Thiêm, An Khánh, Bình An và Bình Khánh thuộc quận 2 theo bản đồ do Công ty Đo đạc Địa chính - Công trình thiết lập”. Cũng cùng ngày này, Phó Giám đốc Sở Địa chính - Nhà đất, ông Nguyễn Thanh Nhàn kí văn bản số 4945/CV-GTĐ khẳng định: “Công ty đo đạc địa chính - Công trình thuộc Tổng cục Địa chính cắm mốc ranh giới cụ thể với diện tích 659ha “Phía Bắc giáp sông Sài Gòn, giáp ranh khu dân cư thuộc phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh và các dự án của Công ty TNHH may thêu Lan Anh…”. Căn cứ vào vị trí ranh giới này thì sau khi thu hồi đất giao cho khu ĐTMTT vẫn còn tồn tại 3 khu dân cư không bị giải tỏa (gồm khu phố 5 + 6 phường An Khánh, khu phố 1 phường Bình An, khu phố 1 + 2 phường Bình Khánh). Người dân bức xúc nhất là: Nếu thu hồi 659ha đất cho khu trung tâm thì vẫn còn lại 3 khu dân cư. Tại sao diện tích thu hồi giảm khoảng 80ha mà các khu dân cư nằm ngoài ranh quy hoạch cũng bị đập phá nhà thu hồi đất vượt quá 1.000ha? 

11.000 đơn thư tố cáo, khiếu nại 

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một đằng, UBND thành phố Hồ Chí Minh thực hiện một nẻo. Sai phạm dây chuyền liên tục vẫn thuộc về trách nhiệm của nhiều cán bộ chủ chốt ở UBND quận 2. Sau khi “loại bỏ” và bưng bít người dân Bản đồ quy hoạch khu ĐTMTT được Thủ tướng Chính phủ và Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt, Sở Địa chính - Nhà đất đưa ra Bản đồ quy hoạch theo hợp đồng đo đạc cắm mốc số 02/BB-BQL vẽ “ranh dự kiến giao đất” của một đồ án quy hoạch đang nghiên cứu trong tương lai chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, vẽ diện tích khu vực thu hồi đất trong tương lai bao trùm lên cả phường An Khánh, thậm chí còn giải tỏa trắng 3 khu dân cư ở 3 phường An Khánh, Bình Khánh và Bình An mà văn bản 4945 đã mô tả. Những văn bản có nội dung mập mờ hư ảo mị dân như vậy của Ban Quản lí Dự án và hàng loạt văn bản trái pháp luật của UBND thành phố và UBND quận 2 dẫn tới hậu quả kể từ thời điểm các văn bản này ra đời thì vị trí, ranh giới thu hồi đất tại 5 phường trung tâm ở quận 2 đã biến mất. UBND quận 2 liên tục mở “chiến dịch”, đập phá hàng nghìn căn nhà ở của dân, dẫn tới làn sóng khiếu nại, tố cáo lên tới đỉnh điểm. Với hơn 11.000 đơn thư tố cáo khiếu kiện vượt cấp, hàng chục nghìn người mất việc làm, gia đình họ phải sống li tán. Những bức xúc của người dân ở khu ĐTMTT tạo nên điểm nóng khiếu kiện kéo dài vẫn chưa được chính quyền các cấp ở TP Hồ Chí Minh giải quyết dứt điểm. 

Thiên Thanh - Hải Đăng - Tùng Lâm - Thanh Hằng


(Bài theo đường dẫn đã không còn)

Tin Chủ Nhật, 20-10-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: VỀ CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA THỦ TƯỚNG TRUNG QUỐC LÝ KHẮC CƯỜNG (DĐXHDS). - Những chi tiết quan trọng bên trong tuyên bố chung Việt – Trung (RFA). - Chúng đã chia nhau đất mẹ Việt Nam (Phi Vũ). “Với những văn bản vừa ký kết giữa Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng, ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng là với việc chia nhau khai thác vùng biển “tranh chấp” mà đây lại là “hải phận của Việt Nam”, Cộng Sản Việt Nam đã chia chác một phần lãnh thổ Việt Nam cho giặc Tàu Cộng. Lại thêm một lần nữa, Cộng Sản Việt Nam đã “dấn thân” vào việc bán nước, một hành động không thể nào chấp nhận được.
Hội cựu tù Pháp phản đối về Tướng Giáp (BBC). “Ông [Võ Nguyên Giáp] phải chịu trách nhiệm về các điều kiện giam giữ phi nhân đạo đối với các chiến binh Pháp, tù nhân của Việt Minh mà trong số 36.979 người thì 26.225 người chết trong trại, tức tỷ lệ tử vong là 71%.”.
- Minh Việt: Thế hệ tướng Giáp và bi kịch của dân tộc (ethôngluận/Trần Hoàng). – Trịnh Hội: Không phải chuyện Tướng Giáp (VOA/DĐXHDS). - Bao nhiêu năm rồi mà vẫn u mê… (ĐCV).
TRÁI TIM NHÂN DÂN SÁNG LẮM (Nguyễn Tường Thụy).
Vậy là cho tới sáng nay, Tướng Giáp ra đi đã được đúng nửa tháng, thử làm một cuộc thống kể nho nhỏ về số lượng bài viết trên báo nhà nước quanh sự kiện này, để tiếp nối bình luận trong mấy ngày qua (xem phần 1phần 2), giúp mỗi độc giả giải đáp, hay phản bác câu hỏi phạm thượng, rằng phải chăng “Cả nước đang lên đồng?“.
Tạm tìm trên trang Baomoi.comnghĩa là sẽ bị bỏ sót không ít bài viết, nhưng cũng đã có được con số kinh hoàng, hơn 6.500. Vậy là vượt rất xa kỷ lục của anh Đoàn Văn Vươn. Nhưng con số, dù là rất ấn tượng, cũng chỉ khô khan, không thể cho thấy cái “hồn” từ làng báo và ngoài xã hội. Phải nhìn vào các bài viết, các cách khai thác rất nhiều những khía cạnh khác nhau của những cây viết đang vào thời buổi khan hiếm đề tài dễ viết mà không bị “đụng chạm”.
Và, một khía cạnh có vẻ hấp dẫn, đó là đi tìm sự “gắn bó” của vị tướng huyền thoại này với ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động nào đó.
Thôi thì đủ cả, ngành giao thông có “Vị Đại tướng của ngành Giao thông vận tải”và đương nhiên phải có gương mặt của ngài Bộ trưởng Đinh La Thăng. Chưa hết, còn có “Thầy Giáp đã mở đường cho tôi…“,  ”Đại tướng Võ Nguyên Giáp với ngành GTVT“. Riêng 3 bài này là có “gắn” Đại tướng trực tiếp với ngành, còn lại là … 120 bài, chỉ trong có 2 tuần, ở một tờ báo mà có lẽ rất hiếm độc giả ở đây biết rằng nó có trên đời.
Không thể có sức để thống kê theo kiểu đó, đành lướt qua vài bài chợt thấy, thì có “Đại tướng dành tình cảm đặc biệt cho phụ nữ VN“, “Đại tướng và chuyện làm sách cho giới trẻ“, … Thế rồi, thật bất ngờ khi đập vào mắt là dòng chữ Ba vị tướng công an cùng nhận là học trò Đại tướng Võ Nguyên GiápBất ngờ nối tiếp bất ngờ, khi đọc vào bài, thấy đó là các vị: Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Thiếu tướng Khổng Minh Dụ. Nghẹn ngào không thể viết tiếp được nữa, mời độc giả đọc trong bài, xem họ đã học thầy Giáp khi nào, học được những gì. (Hẹn tiếp kỳ tới).
À, vẫn phải thêm vài lời, vì chợt nghĩ, không biết có bài nào nói về Tướng Giáp với ngành tình báo quân đội hay không, nhờ độc giả tìm hộ. Nếu không thấy, xin mời đọc lại bài cũ, trên báo của “các thế lực thù địch” vậy. Thế rồi, ta có thể đi tìm câu hỏi, rằng không biết 3 vị tướng công an kia có từng cố công tham gia vào việc trả lại thanh danh, làm rõ điều oan khuất của “thầy” mình không?
- Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Văn Khải: Đơn đề nghị xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội của hai ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng (lần 2) (DĐXHDS). Mời xem lại:  1765. Đề nghị xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội của hai ông Nguyễn Sinh Hùng và2 Nguyễn Phú Trọng (Ba Sàm). TS Nguyễn Văn Khải, tức Khải Ozon, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn = >
- Nguyễn Trung Hiếu: Dân chủ và lối thoát (Quê choa).
Bộ trưởng Thăng đề xuất bay vé giá rẻ (BBC).  - Sếp giao thông nên đi máy bay giá rẻ: Chuyện chẳng có gì mà ầm ỹ (LĐ). Nhưng cứ đến kỳ họp Quốc hội thì cần … ầm ỹ.
CHA NÓ LÚ – CÓ CHÚ NÓ KHÔN ! (Bùi Văn Bồng).
ÔNG NGUYỄN BÁ THANH ‘XÁP DZÔ” ĐẾN ĐÂU RỒI? (Bùi Văn Bồng). “Cứ gửi hồ sơ đến nhà tôi số 189 đường Cách Mạng Tháng 8 (Đà Nẵng), tôi sẽ xử lý. Nói do đạo đức cán bộ là đúng, không sai. Ông đi vay nâng khống giá trị tài sản để kiếm chác và ông cho vay cũng vậy nên cuối cùng đẩy thiệt hại về phía nhà nước. Cán bộ không tốt thì có đường lối, chính sách chi ổng cũng làm bậy“. – Anh Nguyên: Các bác ngại đếch gì dân chứ! (Quê choa). – Bùi Hoàng Tám: Dân đóng tiền cho “quan” nuôi… bồ nhí! (DT).
Nói thật, mình cũng óe tin! (FB Lê Đức Dục/Phước béo).
3<- Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Vùng đất vàng bỏ hoang 17 năm xảy ra nhiều tiêu cực (DLB). “Kính mời theo dõi loạt bài phóng sự đã bị gỡ bỏ để thấy gương mặt tham ô nhất CHXHCN Việt Nam, nhưng không ai dám bắt con sâu chúa lớn nhất này …” Hay nói cách khác, đó là cái mồm to nhất, nuốt ngon lành 160 ha đất. Khi còn làm CT nước, ông Nguyễn Minh Triết đã hứa với cử tri nhiều  lần là sẽ yêu cầu Chính phủ thanh tra, xử lý, nhưng rồi cuối cùng là Thanh tra CP giao cho Thanh tra HCM làm, để rồi … khỏe re. 
Nói thế ai tin? (SGTT).
8h45′:
KINH TẾ
- Thoái vốn ngoài ngành: Doanh nghiệp nhà nước “tìm cửa thoát” (CT).
- Kinh tế gia Bùi Kiến Thành: ‘Trôi nổi lãi suất do Ngân hàng nhà nước’ (BBC).
Vua cá miền Tây (NLĐ).
8h45′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
Đền nợ hủy hôn (Đọt chuối non).
Chữ thời (Đọt chuối non).
- Từ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18: Lấp lánh những hy vọng (QĐND).
- Diễn viên điện ảnh Trương Ngọc Ánh: Phụ nữ hiện đại phải sống đẹp (NLĐ).
8h45′:
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
8h45′:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
8h45′:
Sự thật trong những ngôi làng “trời đánh” : Sét đánh – vẫn còn bí ẩn (PT).
QUỐC TẾ 
8h45′:
* RFI: