Monday, September 30, 2013

Cập nhật tin bão

Bão giật cấp 16, áp sát bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Trị
    
Theo bản tin phát đi lúc 14 giờ 30 của Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Trung ương , lúc 13 giờ chiều nay (30-9), vị trí tâm bão ở vào  khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. 
     
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Như vậy khoảng chiều và tối nay (30-9), vùng tâm bão có khả năng đi vào địa phận các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị, sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. 
    
    

Ảnh mây vệ tinh bão số 10 lúc 13 giờ chiều 30-9. Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Trung ương
    
Đến 1 giờ ngày 1-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,4 độ vĩ Bắc; 105,0 độ kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. 
       
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam và Nam vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 9 - 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - 13, giật cấp 15 - 16. Biển động dữ dội. 
    
Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 6-7, riêng khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 14 - 15. 
    
Ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 - 4 mét. 


Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, ở trạm đảo Lý Sơn đã có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 22m/s (cấp 9); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 21m/s (cấp 9); đảo Hòn Ngư có gió mạnh 16m/s (cấp 7), giật 20m/s (cấp 8); đảo Cồn Cỏ có gió mạnh 18m/s (cấp 8), giật 34m/s (cấp 12). 

Ở ven biển các tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam có gió giật cấp 6 - 7. Ở các tỉnh Hà Tĩnh đến Đà Nẵng đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 40 - 100 mm.


Theo báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương sáng nay 30-9, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng đã tổ chức họp và phân công các thành viên hoặc thành lập các đoàn công tác xuống các địa bàn trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc công tác ứng phó với bão.

Tỉnh Nghệ An đã có công điện chỉ đạo việc cấm tàu thuyền và phương tiện vận tải ra khơi. Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ban hành lệnh sơ tán dân tại 6 huyện, thành phố ven biển tổng cộng 6.763 hộ với 22.465 người trước 6 giờ sáng nay.

Tại tỉnh Quảng Bình, đã có lệnh cấm biển, các tàu thuyền đã được neo đậu tại nơi tránh trú; chỉ đạo cho các huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế để chủ động sơ tán dân khu vực ven biển và những nơi không đảm bảo an toàn (6.111 hộ với 27.148 người). 

Học sinh các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng nghỉ học từ ngày 30-9.

TP Đà Nẵng đã chỉ đạo các địa phương triển khai sẵn sàng phương án sơ tán dân để khi có lệnh sơ tán có thể thực hiện được ngay, dự kiến sơ tán 80.000 người khi có bão và 60.000 người khi có lũ. 

* Theo báo cáo của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCLB-TKCN Bộ đội Biên phòng, tính đến 6 giờ sáng nay, Biên phòng các tỉnh đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 61.202 phương tiện với 302.938 người biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển phòng tránh.

Theo báo cáo, còn 2.273 tàu với 8.073 người (Thanh Hóa 2.034 tàu với 6.954 người; Nghệ An 239 tàu với 1.119 người) đang hoạt động gần bờ chưa vào nơi trú tránh. 

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, qua trao đổi điện thoại với Biên phòng các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, tính đến 7 giờ sáng nay, tàu thuyền các tỉnh Thanh Hóa đã vào bờ an toàn, riêng tỉnh Nghệ An còn 52 tàu thuyền nhỏ hoạt động ven bờ (đi về trong ngày) hiện vẫn liên lạc được. Biên phòng Nghệ An đang kêu gọi khẩn trương vào bờ.

* Theo tin mới nhất từ Trung tâm Phòng chống lụt bão Khu vực miền Trung - Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng), đến sáng 30-9, các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa đã thông báo và hướng dẫn cho tổng số 44.349 tàu với 180.899 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của bão số 10 để chủ động trú tránh. Hiện không còn tàu ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. 14 tàu với 97 lao động của Quảng Ngãi đã di chuyển ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa (trong đó: 10 tàu với 69 lao động di chuyển xuống phía Nam, 4 tàu với 28 lao động di chuyển lên hướng Bắc).

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế: Triển khai sơ tán hơn 50 ngàn dân

Các tỉnh có khả năng ảnh hưởng trực tiếp của bão trong khu vực là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai sơ tán, di dời dân theo phương án, tổng cộng 11.642 hộ với 50.127 người của 21 huyện, thị từ các vùng ven biển không an toàn, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp có nguy cơ bị ngập sâu đến nơi an toàn.

Tính đến đến 5 giờ ngày 30-9, 3 tỉnh trên đã sơ tán 3.501 hộ với 11.901 người. 

Theo dự  báo, chiều và đêm nay (30-9), do ảnh hưởng mưa của bão số 10, mực nước trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế sẽ lên nhanh. Trong đợt lũ này, lũ các sông từ Quảng Bình đến Quảng Trị có khả năng lên mức báo động 2  báo động 3; Thừa Thiên Huế lên mức báo động 1 – báo động 2, có nơi trên báo động 2. 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra tình hình phòng chống bão tại Thừa Thiên Huế

Kiểm tra tình hình phòng chống bão tại xã biển Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) sáng 30-9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu chính quyền các cấp đề phòng với hiện tượng sóng biển dâng trên 4 m, trong trường hợp này phải phối hợp với lực lượng Quân khu 4 để giúp sức ứng phó. 

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành di dời dân ở các vùng xung yếu, ven sông, ven biển trước 9 giờ. Sau đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã lên đường ra tỉnh Quảng Trị chỉ đạo công tác phòng chống bão. 

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch UBND xã Hải Dương, cho biết đã hoàn tất di dời 62 hộ dân tại xóm Ghềnh - Cồn Đâu đến nơi an toàn. Hiện sóng biển tại khu vực Hải Dương rất cao, tràn qua con đập ở xóm Ghềnh - Cồn Đâu.

Ngay trong đêm 29-9, tại TP Huế, công tác di dời dân tập trung tại các vũng thấp trũng, vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng của bão, lụt như: 300 hộ dân với trên 1.000 nhân khẩu ở phường Phú Hậu; 40 đò ngang của người dân vạn chài, khai thác cát sạn neo đậu sông Kẻ Vạn ở phường Kim Long; hàng trăm thuyền du lịch neo đậu hai bên bờ sông Hương đoạn đi qua phường Phú Cát…

Đến 9 giờ sáng nay 30-9, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn tất di dời 3.357 hộ với 10.858 khẩu.

Quảng Trị: Sẵn sàng đón bão

Theo Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Quảng Trị, đến 22 giờ ngày 29-9, tỉnh này đã di dời 2.614 hộ dân với 8.392 nhân khẩu ở các vùng xung yếu. Trong sáng nay 30-9, tỉnh này cũng đã khẩn trương di dời trên 10.000 hộ dân ở các vùng nguy hiểm còn lại.

Tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh, khu vực nằm ngay cửa biển Cửa Tùng, công tác di dời dân ở các ngôi nhà cấp 4, nhà tạm bợ, vùng sát bờ sông Bến Hải… cũng đã tiến hành khẩn trương và hoàn tất lúc 9 giờ sáng nay 30-9. 

Ông Trần Xuân Tưởng, Chủ tịch UBND xã Trung Giang, cho biết có 320 hộ dân với trên 1.200 nhân khẩu đã được di dời tới các trường học, nhà thờ họ. “Đến thời điểm này chúng tôi đã sẵn sàng đón bão” - ông Tưởng khẳng định.

Tây Nguyên: Dung tích hồ vừa và lớn ở mức cao, hồ chứa nhỏ có nguy cơ mất an toàn

Các hồ chứa vừa và lớn các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum đến Đắk Nông) đang vận hành bình thường. Dung tích hồ đang ở mức cao, hầu hết trên 80% dung tích thiết kế. Hiện có có 5/15 hồ lớn đã đầy và qua tràn như Đắk Uy (Kon Tum); Biển Hồ, Tân Sơn (Gia Lai); Buôn Yong (Đắk Lắk); Đắk Knia (Đắk Nông).

Đặc biệt, các hồ chứa nhỏ có nguy cơ mất an toàn: Quảng Trị có 7 hồ (Khối 7, Hương Lể, Trằm Bưởi, Khe Lau, Mụ Huyện, Trọt Giếng, Trọt Đâu - Trọt Đen);  Huế có hồ Hòa Mỹ; Quảng Nam có 1 hồ An Long; Quảng Ngãi có 3 hồ (Cây Khế, Đá Bàn, Tôn Dung). Riêng các tỉnh Tây Nguyên: đập Ea Kmiên 3, huyện Krông Năng, Đắk Lắk do lượng nước về lớn hơn khả năng thoát lũ nên mực nước trong hồ dâng cao và có nguy cơ mất an toàn.

Theo báo cáo về tình hình vỡ kênh dẫn thủy điện Sêrêpốk 4A (Đắk Lắk), do lượng nước về lớn, kênh dẫn dòng của thủy điện Sêrêpốk 4A chảy qua thôn 1, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn bị vỡ một đoạn dài khoảng 50 m, làm hư hại một số diện tích lúa, hoa màu, và gây ách tắc tỉnh lộ 1 (đoạn từ TP Buôn Ma Thuột đi khu du lịch Bản Đôn và huyện Ea Súp). 

Ngoài ra, tại các tỉnh Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có nhiều hồ đầy và sắp đầy. Hiện có 6 trong tổng số 55 hồ chứa đã đầy và qua tràn như: Hồ Tiên Lang, Minh Cầm, Trung Thuần (tỉnh Quảng Bình); Hòa Mỹ (Thừa Thiên Huế); Khe Tân (Quảng Nam); Suối Trầu (Khánh Hòa). 

Đắk Lắk: 3 người chết vì mưa lũ

Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Đắk Lắk cho biết từ ngày 25 đến 28- 9, trên địa bàn tỉnh đã có mưa vừa đến mưa to, xuất hiện lũ gây thiệt hại tại một số khu vực, làm 3 người chết, gồm Ông Y Phột Niê (45 tuổi), anh Ngô Cao Cường (33 tuổi) và anh Nguyễn Văn Doanh (35 tuổi), trú tại huyện Buôn Đôn. 3 người này đi câu cá tại Thác Phật trên sông Sê Rê Pốk thì bị lật xuồng.  

Mưa lũ làm 54 nhà bị ngập (huyện Buôn Đôn). 213 ha lúa và 251 ha hoa màu bị ngập. 

Một số hình ảnh phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận về công tác phòng chống bão số 10 tại các tỉnh miền Trung:
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra công tác phòng chống bão tại xã Hải Dươngthị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Kiểm tra tại bờ kè xã Hải Dương

Lực lượng công an, dân phòng TP Huế giúp dân di dời

Do ảnh hưởng mưa bão, tuyến đường lên núi Sơn Trà (TP Đà Nẵng) sạt lở



Ngư dân Đà Nẵng đưa tàu thuyền lên bờ tránh bão


V.Duẩn - H.Dũng - Q.Nhậ
Quảng Bình tê liệt trong mưa bão

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, một cộng tác viên của Báo Người Lao Động ở Quảng Bình cho biết từ 14 giờ, gió lớn và mưa rất nặng hạt đã ào vào TP Đồng Hới. Hiện mưa vẫn trắng trời và ngày càng mạnh hơn, kết hợp với nhiều đợt gió xoáy liên tiếp nối nhau.

Cả TP Đồng Hới chìm trong nước, nhiều tuyến đường ngập sâu gần 1 mét. Quảng Bình mất điện từ 13 giờ đến 16 giờ vẫn chưa có điện trở lại. Tất cả các hoạt động đình trệ. Giao thông chia cắt, không ai có thể di chuyển được ngoài đường vì mưa bão.

Trên đường phố, nhiều cây cối bị gãy đổ, mái tôn bị tốc bay tứ tung. Theo thống kê chưa đầy đủ, hàng trăm nhà ở TP Đồng Hới bị tốc mái tôn. Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh Quảng Bình bị tốc hết phần mái phía trước, hệ thống cửa kính bị vỡ hoàn toàn. 

Hiện Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đang làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình về công tác chống bão, tìm kiếm cứu nạn.

Đến hơn 16 giờ, mưa gió bão vẫn đang lồng lộn ở Quảng Bình, mỗi lúc một mạnh. Mọi hoạt động, kể cả kiểm tra phòng chống bão, cứu hộ cứu nạn đều không thể triển khai được.



Lực lượng chức năng tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đang tiến hành di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm
Các cụ già, trẻ nhỏ tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh được sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn
Còn tại Hà Tĩnh, ông Bùi Lê Bắc - Chánh văn phòng Ủy ban Phòng chống lụt bão tỉnh Hà Tĩnh - cho biết: Từ 13 giờ chiều nay 30-9, ở Hà Tĩnh trời đã mưa rất to, gió giật cấp 9-10. 

Neo đậu tàu thuyền tại nơi trú ẩn an toàn sáng 30-9 ở Nghệ An


Tỉnh đã có phương án chủ động đề phòng  nước biển dâng cao. Các huyện ven biển như Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành chủ động kiểm tra, rà soát phương án, sẵn sàng di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. 

Đối với một số hồ đập thủy lợi đang có nguy cơ sạt lở, rò rỉ nước, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng cứu, xử lý sự cố để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại và đảm bảo an toàn cho các hồ đập.



Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Trung ương cho biết: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, ở trạm đảo Lý Sơn đã có gió giật mạnh 22m/s (cấp 9); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ giật mạnh 21m/s (cấp 9); đảo Hòn Ngư có gió giật mạnh 21m/s (cấp 9); đảo Cồn Cỏ có gió giật mạnh 34m/s (cấp 12). 

Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có gió giật mạnh 25m/s (cấp 10); Ở ven biển các tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam có gió giật cấp 6 – 7, riêng TP Đồng Hới, có gió giật mạnh 29m/s (cấp 11); Ba Đồn có gió giật mạnh 20m/s (cấp 8); Tp.Đông Hà có gió giật mạnh 21m/s (cấp 9); Tp.Huế có gió giật mạnh 17m/s (cấp 7). Ở các tỉnh Hà Tĩnh đến Đà Nẵng đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50 – 120mm. 
       
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Trung ương, lúc 15 giờ chiều nay 30-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. 

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. 

Đến 3 giờ ngày 1-10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 105,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. 

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và suy yếu thành một vùng áp thấp. 
       
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam và Nam vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 9 - 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - 13, giật cấp 15 - 16. Biển động dữ dội. 

Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9. Biển động mạnh. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 6 - 7, riêng khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 14 - 15. Ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 - 4 mét.



Tin - ảnh: Đ.Ngọc - T.Phùng

Nghe "Thông điệp xanh" của Thủ tướng ta tại LHQ, vừa vui vừa chưa vui

Mấy ngày cuối tháng 9 này, trên hai cái Đài lớn của đất nước nói đến nhiều vấn đề đối nội, đối ngoại. Trong đó có lẽ ấn tương nhất là bài Phát biểu có tính chất Thông điệp của Chính phủ ta, do Thủ tướng ta trình bầy tại phiên họp lần thứ 68 Đại hội đồng LHQ hôm thứ sáu 27-9 vừa qua. Tôi theo dõi không bỏ sót một chữ "Thông điệp" này của vị Thủ tướng và càng nghe lại càng thấy lòng mình phấn chấn rộn rã niềm vui.
Một ông bạn già cùng tôi theo dõi Đài đã vỗ đùi thốt lên : "Hay, hay lắm ! Việt Nam mình nói giỏi lắm ! Trong nước đã nói giỏi, nay ở một diễn đàn lớn nhất thế giới có đại diên hàng trăm nước thành viên LHQ, lại càng giỏi ! Mấy cha thư ký, chuyên viên giúp việc Thủ tướng đã chuẩn bị bản "Thông điệp" rất hay ! Ông thủ tướng đọc cũng hùng hồn, nghe cũng được.

Thôi, không cần phải "khen phò mã tốt áo nữa", Nghe mấy cụ hưu trí khen và vui, tôi lại thấy buồn buồn. Buồn vì chưa thấy bài "Thông điệp" của Thủ tướng có phản ảnh đầy đủ, toàn diện và "chiến lược" về tình hình đất nước Việt Nam trong vài thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 này. Mọi sự diễn ra về tất cả các mặt đối với đất nước và con người Việt Nam đều làm cho "bọn già" chúng tôi suy nghĩ mông lung.

Hồi còn trẻ, tôi được cơ quan cử đi học một lớp đào tạo 4 năm, trong đó một nửa thời gian dành cho việc học những điều cơ bản của chủ nghĩa Mac-Leenin, học "Lịch sử Đảng ta", nghe tổng quát về lịch sử cộng sản thế giới, rồi học "Kinh tế chính trị Mac-Leenin" Tóm lại, sau lớp đào tạo này, mỗi người dự lớp chúng tôi đều hân hoan, phấn khởi vì từ nay đã có thêm một hành trang lý luận, lý thuyết "soi sáng" con đương công tác của mình. Điều mà tôi liên tưởng bây giờ là từ thực tế đúc kết thành lý luận và lý luận là ngọn đuốc soi đường cho thực tế. Trong quá trình tổng kết thưc tế chứng minh lý luận là đúng đắn, người ta gọi đó là "thực tiễn". Thực tiễn cuộc sống của nhân dân ta trải qua 83 năm do Đảng lãnh đạo và gần 40 năm có hòa bình, sự "được mất" của toàn dân nổi lên những vấn đề gì. Bởi "nói hay" mà làm "không hay hoặc chưa hay", hoặc như trong nghị quyết của Đảng đã đề cập "nói không đi đôi với làm" "nói một đằng làm một nẻo" vẫn là một hiện tượng phổ biến, có tác động "kéo lùi" nhận thức và hành động của nhân dân và cán bộ ta. Vậy thì, tôi nên hiểu thế nào cho đúng đây ?

Lịch sử phát triển của đất nước ta trong gần một thế kỷ qua, kỳ công, thành tích, thành tựu có nhiều, thậm chí vĩ đại, công lao lãnh đạo và công lao của nhân dân cũng có thể được gọi là "vĩ đại". Ngay cả trong thời kỳ "rực rỡ" ấy, nhiều  hiện tượng tiêu cực trong đảng đã xuất hiện, tất nhiên là không đến nỗi suy thoái như bây giờ. Cụ Hồ khi làm Chủ tịch nước đã phải thức một đêm trắng trước khi ký vào bản y án tử hình Trân Dụ Châu, một cán bộ cỡ cục vụ thuộc Tổng cục hậu cần của QĐND ta về tội tham ô, ăn cắp, sống tha hóa trên mồ hôi xương máu của chiến sĩ và tất nhiên là lấy của cải của nhân dân đóng góp để "vinh thân phì gia".

 Trong thời buổi đất nước đang tiến lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa này, liệu có nhiều hay ít "Trần Dụ Châu ?". Nói như Chủ tịch nước đương nhiệm thì đó là một bầy sâu. Bầy sâu ấy rất khó bắt, khó diệt vì môi cấp, mỗi ngành lại có "một vài con sâu chúa" chỉ huy các nhòm lợi ích, ngày đêm rất tinh vi đục khoét, làm tàn lụi đất nước, làm xói mòn ngân sách, làm đổ vỡ nhiều công trình và ăn chặn nhiều thứ đáng lẽ người dân được hưởng. Ta gọi đó là nạn tham nhũng mà chúng ta đang tìm mọi cách để diệt nhưng vẫn "bó tay.com" hoặc chưa đâu vào đâu cả. 

Điều này vẫn làm cho nhân dân và đội ngũ đảng viên có tuổi bức xúc và "nóng lòng không yên". Có người nói rằng không nên sốt ruột về kết quả chống tham nhũng. Nhưng không sốt ruột có nghĩa là thế nào, cứ để cho bon tham nhũng tự do hoành hành, đất nước ngày càng kiệt quê, sự nghiệp "xóa đói giảm nghèo" mà LHQ khen liệu có bền vừng và kết quả hơn không ? Con sâu nào là "chủ tướng" làm thất thoát hơn 1 triệu nghìn tỷ đồng. Đấy lã phải là "con sâu bự" chưa ? Vậy thì "con sâu chúa nằm ở đâu"? Không giải quyết rốt ráo nạn tham nhũng thì Nguy cơ sụp đổ chế độ, sụp đổ cả Đảng cầm quyền nữa" Lúc ấy chúng ta có cơ sở nào để có "Thông điêp" trên diễn đàn LHQ về các vấn đề nóng bỏng có tính chất thời đại ?

Chúng ta nên bình tâm suy nghĩ những gì đã và đang diễn ra hằng ngày trên đất nước ta, trong đó có nhiều điều người ta "nói lấy được". Vì sao có hiện tượng "đổ máu" về đất đai. Tại luật hay tại thi hành luật ? Trên thế giới có nước nào quản lý đất đai công thể tư điền như nước ta không ? Tại sao họ làm tốt hơn ta, yên lòng dân hơn ta mà ta không học họ mà lại cứ khư khư giữ lấy cái điều mà phi thực tế và có nhiều tai hại như thời gian qua ? 

Nước nào cũng có công chức. Không có công chức, viên chức thì không có bộ máy quản lý đất nước. Nhưng vì sao, như một số vị lãnh đạo phát biểu công khai: "30% công chức sáng vác ô đi tối vác về" trong khi vị đứng đầu một ngành quản lý công chức lại chỉ khẳng định có 1%. Với ngót 10 triệu công chức viên chức, 1% không làm việc được cũng làm cho ta rùng mình rồi, chứ không phải lên đến con số 30% ! Một phần do luật, một phần do "mua quan bán chức", người dân bây giờ phải "đội một cái nắm quá to quá nặng là đội ngũ công chức. 


Vì sao nền giáo dục nước ta liên tục xuống cấp, càng cải cách giáo dục càng xuống cấp, trong giáo dục cũng có mua quan bán giáo viên" cũng có xập xệ nhiều mặt. Người thật bằng giả nhiều vô kể. Một ông chủ tịch xã sắp hết khóa muốn nhấp nhổm lên huyện đã khai có 3 bằng đại học và ông ta được điều lên vị trí "ngon thơm' của huyện. Nhưng rồi, như cái kim trong bọc lâu ngày cũng tòi ra, ông ta bị kiểm tra thì mới chưa học hết cấp hai ! Trong khi xã thiếu một "Phó chủ tịch UBND theo quy định", một năm hết thăm dò, lại bỏ phiếu tín nhiệm, lại điều tra nhân thân mà vẫn chưa có quyết định, thời gian thì cứ trôi không chờ ai cả. Người ta bảo rằng, "ông Phó chủ tịch chờ" này chưa đủ tiền mua nên chưa được chức quan, mặc dù chỉ là chức quan của xã. Thời buổi qua khó hiểu, dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, luôn được học tập "đạo đức Hồ Chí Minh" mà hầu như chức nào, vị trí quan nào dân sự cũng như quân sự đều có giá cả, có khi mất tiền tỷ và người ta đã tính, bỏ ra tiền tỷ mua một chức quan chỉ vài ba năm sau là hòa vốn và tiếp tục có lãi rôi. Thật sự thì người ta không chọn người có thực tài đâu.

Khi học triết học, tôi thấm thía một điều, phải lấy nội trị mà quyết đinh ngoại giao. Một nước có nên nội trị giỏi, bảo đảm dân chủ tự do, dân giầu nước mạnh thì đường lối ngoại giao mới rộng mở và những thông điệp trên các diễn đàn ngoại giao mới thu hút lòng người. Dân trí thế giới ngày nay không còn giống như vài chục năm về trước.

Thông điệp của Thủ tướng ta trước Đại hội đồng LHQ đang là tiếng vang, có tầm ảnh hưởng không thể chối cãi. Tuy nhiên, vui khi nghe thông điệp của Thủ tướng bao nhiêu lại thấy chưa vui về hiện tình đất nước bất nhiều. Làm thế nào để bảo đảm sự hài hòa giữa nội trị và ngoại giao ? Các vị lãnh đạo đất nước biết rất rõ cần phải làm gì, gỡ như thế nào, nhưng còn vướng rất nhiều thứ. Nhiệm kỳ XI sắp kết thúc. Nhiều vấn đề lớn còn đặt ra rất bức xúc. Chính trị, kinh tế, đối nội đối ngoại, giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...đang đặt ra những vấn đề "chiến lược" không thể "ăn ngon ngủ yên" đâu !

Nguyễn Mộng Hoài

Bão số 10 đang lồng lộn trên đất nghèo Quảng Bình, Quảng Trị






"Bão đang tới. Tan nát" - PV Lê Đức Dục lạc giọng trong gió rít từ Đông Hà (Quảng Trị). "Gió giật cấp 9-10 dữ dội, xe máy không đi được" - Thái Lộc, Lam Giang báo tin từ Đồng Hới (Quảng Bình) lúc 14g30 chiều 30-9... Những thiệt hại nặng nề đã có: hàng trăm nhà đổ sập, tốc mái, ghe thuyền tan vỡ...






Hàng loạt thông tin dồn dập âu lo từ anh em PV, CTV báo về từ vùng tâm bão số 10.
Tại các vùng ven biển như Cửa Tùng, Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh, Quảng Trị) sóng biển dậy sóng quật liên hồi vào bờ cao hơn 3 mét. Toàn huyện Vĩnh Linh đã mất điện từ sáng.
Toàn huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bị cúp điện, chia cắt. Bà con nghe tin bão qua radio dùng năng lượng pin.Trên quốc lộ 1A đoạn đi qua huyện Lệ Thủy xế chiều 30-9 hầu như không một bóng người. Gió biển rít khủng hoảng. Không gian mịt mù.
Đến 14g30 ngày 30-9, dù bão chưa vào bờ nhưng địa bàn huyện Lệ Thuỷ có gió cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10, nhiều xã trong huyện đã bước đầu bị thiệt hại nặng nề.
Theo ông Phạm Hữu Thảo, phó chủ tịch UBND huyện Lệ Thuỷ, đến thời điểm này, trước mắt xã Ngư Thuỷ Bắc đã có hơn 200 nhà tốc mái. Hơn 300 ngôi nhà khác của xã Ngư Thuỷ Trung và Ngư Thuỳ Nam cũng trong tình cảnh tương tự.
Rất nhiều thôn xã thuộc các xã đồng bằng và vùng gò đồi huyện này liên tục báo thiệt hại về trung tâm huyện. Trường THCS An Thuỷ có hai cây xà cừ lớn ngã đổ đè lên mái làm cho nhà đa chức năng bị hỏng nặng. Tuyến đường 565 nối từ Cam Liên đến đường Hồ Chí Minh bị chia cắt hoàn toàn bởi hàng chục cây lớn đổ ngã chắn ngang đường…
Mực nước sông Kiến Giang dâng lên rất nhanh, đến 14g30 cao gần 2m.
* Từ huyện vùng cao Minh Hóa (Quảng Bình), đến13g ngày 30-9, toàn huyện đã di dời 586 hộ dân đến nơi an toàn, gần 800 nhà dân khác cũng neo buộc nhà cửa kỹ càng, tập kết trâu bò lên chỗ cao, chuẩn bị đầy đủ lương thực, nước uống đủ dùng 10 ngày. Nhiều thuyền máy, đò và ca nô được huy động sẵn sàng đối phó bão.
Lúc 14g30, quốc lộ 1A đoạn từ thị xã Quảng Trị, kéo dài ra Đông Hà, qua Gio Linh, Hồ Xá, Quảng Trạch đến thành phố Đồng Hới chìm trong mù mịt mưa.Từng dãy phố im ỉm không bóng người. Trên quốc lộ những đoàn xe không thể tiếp tục lưu thông đã khựng lại hai bên đường. Những chiếc xe cố gắng chạy thoát khỏi tâm bão bị gió quật chao đảo như người say rượu trên đường.
Nhiều chiếc xe máy bị bỏ lại trên đường trong khi chủ nhân của nó tìm những nơi an toàn để trú ẩn. Đất trời xám xịt, tối sầm. Từng trận gió quật liên hồi dưới mưa dày đặc. Những thân cây to bị bắt đầu gãy đổ, những tàn cây bị gió phạt đứt ngang tung bay khắp các mặt đường. Quốc lộ 1A ngổn ngang cây cối. Trong những cây xăng từng đoàn xe tải trú ẩn, những chiếc xe đậy bạt bị gió cuốn sạch. Những mái tôn của các căn nhà tạm ven đường bắt đầu bay liệng phần phật trong gió. Những biển quảng cáo đổ ngổn ngang trên các đồng ruộng. Nhiều căn nhà ở Cam Thủy, huyện Quảng Trạch bắt đầu đổ sập, nhiều người la khóc trong tiếng gió rít.
Những cành tre, trúc, dừa cúi gập đầu xuống mặt đất vì gió. Tiếng mái tôn xô xác, tiếng gió rít đanh tai bắt đầu nổi dậy. Những cành cây bắt đầu bị tuốt lá chỉ còn trơ cành đứng trơ mình hứng gió. Trước đó, điện lưới đã hoàn toàn bị cắt. Mọi phương tiện liên lạc bắt đầu bị đứt, sóng điện thoại chập chờn sắp tắt.
Có mặt tại vùng biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), PV Tiến Long đang cho biết bão đã ở gần bờ biển, mưa to gió lớn mịt mù. Ngoài trời chỉ thấy một màn mưa xối xả và gió gầm rú.
Lúc 15g, gió giật mạnh mẽ hơn, cây cối đổ ngẩn ngang khắp bốn phía. Sóng biển tràn lên đập vỡ nhiều chiếc thuyền, dù đã được ngư dân kéo lên bãi cát cao. Một số nhà dân đã bị gió thổi tốc mái. Có tiếng người kêu cứu trong mưa. Sóng điện thoại rất yếu, sóng 3G mất hoàn toàn.
Từ Đồng Hới, PV Lam Giang cho hay mưa gió đã bắt đầu dữ dội, cây cối ngã khắp các đường phố, không còn một bóng người trên đường, điện đã cúp hoàn toàn. Mưa to và gió gầm rú nên phải gào lớn thì mới nghe qua điện thoại được. Sóng dâng cao khiến nước sông Nhật Lệ lên nhanh, đã ngập hết các nhà ven sông.
Tại Hà Tĩnh, ông Bùi Lê Bắc, chánh văn phòng Ban phòng chống bão lụt Hà Tĩnh, cho biết đến đầu giờ chiều 30-9, Hà Tĩnh đã có gió bão giật cấp 5, cấp 6, đặc biệt ở Kỳ Anh có gió bão giật cấp 9, 10, mưa lớn.
Trưa 30-9, theo ghi nhận chúng tôi tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã có mưa bão. Đi xe từ thị trấn Kỳ Anh xuống cảng Vũng Áng, cây cối hai bên đường bị gió bão quật gãy ngổn ngang, không còn bóng ai trên đường. Một số quán hàng nằm dọc đường bị gió đánh tốc mái, bảng hiệu bị gió cuốn bay hàng chục mét.
Tại cảng Vũng Áng, gió bão thổi mạnh. Sóng biển đánh vào bờ cao từ 6-7m. Toàn bộ dãy quán hàng nằm bên bờ cảng bị gió, sóng đánh sập, tốc mái hoàn toàn.
Qua điện thoại, ông Nguyễn Đình Vinh, chủ tịch xã Kỳ Nam (Kỳ Anh), cho biết hiện nay ở xã này đã xuất hiện gió bão giật cấp 8, 9 quật gãy rất nhiều cây cối, người dân đã được sơ tán an toàn.
* Ở Huế, cửa biển Thuận An (thuộc xã Hải Dương) từ trưa 30-9 gió bão thổi rất mạnh kèm mưa lớn khiến hàng loạt cây ở ven biển gãy đổ, sóng biển cao 3-4m dồn dập quật liên hồi vào bờ.  Tuyến đường 49 qua phá Tam Giang bị nước lũ ngập hơn 0,5m. Công an đã lập chốt chặn đường cấm các phương tiện qua lại tại xã Hương Phong.
Ngay tại thành phố Huế, gió mạnh khiến nhiều cây cổ thị trên đường phố ngã đổ ngổn ngang.
Theo bản tin trung tâm khí tượng thủy văn trung ương lúc 13g ngày 30-9, ven biển các tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam có gió giật cấp 6-7. Ở các tỉnh Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa vừa, mưa to.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam và Nam vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 9 – 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - 13, giật cấp 15 - 16. Biển động dữ dội. Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8 - 9. Biển động mạnh.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 6 – 7, riêng khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 14 - 15. Ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 – 4 mét.
LÊ ĐỨC DỤC - QUỐC NAM - THÁI LỘC - VĂN ĐỊNH - LAM GIANG - TẤN VŨ – ĐĂNG NAM - TIẾN LONG

Thừa Thiên-Huế: Sóng biển dâng cao hơn 2 m, hàng trăm cây xanh ngã đổ
Tại Hải Dương (TX. Hương Trà), sóng biển dâng cao đang uy hiếp bờ kè đá được giá cố trước đó. Đến khoảng 8 giờ sáng, tại đây gió đã mạnh dần lên cấp 7, cấp 8.
Đến 12 giờ 30, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch UBND xã Hải Dương, cho biết hiện tại đã có gió mạnh trên cấp 8, giật cấp 9, cấp 10, sóng biển cao hơn 2m.
Triều cường làm nước biển dâng cao và gió mạnh đã làm tốc mái và sập đổ nhiều hàng quán ở Xóm Chợ, xóm Cồn Đâu. Toàn xã Hải Dương đã di dời 134 hộ, 412 khẩu đến nơi an toàn.
Tại thị trấn Lăng Cô (H.Phú Lộc,Thừa Thiên-Huế), bão số 10 đã ảnh hưởng kể từ khoảng 3 giờ sáng nay (30.9), và từ 8 giờ sáng, cơn bão đã mạnh lên và tràn vào thị trấn này.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, kể từ 10 giờ sáng nay, từng đợt gió mạnh khoảng cấp 8 - 9 đã quần thảo thị trấn Lăng Cô. Trên khắp địa bàn thị trấn, hàng trăm cây xanh, cổ thụ bị ngã đổ.
Thống kê sơ bộ của UBND thị trấn Lăng Cô lúc 11 giờ cùng ngày cho hay, ít nhất 45 căn nhà bị tốc mái, 2 căn nhà bị sập đổ hoàn toàn; Nhà nghỉ Trung ương Đảng, Trường tiểu học thị trấn Lăng Cô và một số khách sạn cũng bị tốc mái.
Ngay trong đêm và sáng 30.9, các lực lượng chức trách thị trấn Lăng Cô đã hỗ trợ di dời 75 hộ dân với gần 200 nhân khẩu ở các vùng xung yếu, ven sườn núi đến nơi trú ẩn an toàn.
Đến 12 giờ cùng ngày, bão số 10 càng tàn phá Lăng Cô mạnh hơn. Tại ven đường QL1A qua thị trấn hàng trăm quán xá bị tốc mái. Một số hộ dân có phần chủ quan nên mãi đến sáng 30.9 mới gia cố chằng chống nhà cửa, quán xá.
Các lực lượng chức trách cũng phải liên tục di chuyển để hỗ trợ cho người dân và tổ chức giải tỏa cây xanh ngã đổ, gây cản trở lưu thông trên QL1A.
Đích thân bí thư Huyện ủy Phú Lộc, ông Hoàng Văn Giải cũng có mặt tại thị trấn Lăng Cô để chỉ đạo các lực lượng ứng phó, chống đỡ bão.
Do gió mạnh kết hợp với mưa lớn nên công tác phòng chống lụt bão ở thị trấn này gặp rất nhiều khó khăn.
Tại xã Lộc Vĩnh, H.Phú Lộc - vùng đất nằm ven biển như Lăng Cô - bão số 10 cũng đã tàn phá vùng đất này. Đến 10 giờ trưa nay, toàn xã phải di dời khẩn cấp 180 hộ dân (khoảng 400 người).
Lãnh đạo xã cho biết, tình trạng xâm thực nặng tiếp tục xảy ra ở khu vực sông Bù Lu (thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh). Cụ thể, sạt lở bờ sông vào sâu trong đất liền khoảng 4m, trên chiều dài 250 m.
Tại TP.Huế, mưa lớn kết hợp với gió mạnh cấp 6 cấp 7 tại TP.Huế đã làm hàng loạt cây xanh đường phố bị gãy đổ, nhiều khu vực đã bị mất điện do cây đổ đã làm đứt đường dây.
Ngay trong sáng 30.9, Công an TP.Huế cũng đã giúp người dân sống ở các vùng nguy hiểm của Phường Kim Long, Phú hậu, Phú Bình… đến nơi an toàn.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online tại xã Quảng Lợi (H. Quảng Điền), địa bàn xung yếu có nhiều tuyến dân cư sống ven đầm phá Tam Giang, UBND xã Quảng Lợi đã vận động di dời hơn 232 hộ với 825 khẩu đến nơi an toàn, trong đó có 28 hộ gồm những người già, trẻ em và phụ nữ đã được di dời đến Trường mầm non Ngư Mỹ Thạnh.
Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa-Thiên Huế, cho biết đến 9 giờ sáng, toàn tỉnh có một số thiệt hại ban đầu với hàng trăm cây xanh bị gãy đổ; nhiều đê điều, hồ nuôi thủy sản của người dân bị hư hại.
Quảng Bình: Gió đã giật rất mạnh kèm mưa lớn
 

Người dân thôn Tân Hòa, xã Ngư Thủy Bắc (Quảng Bình) sơ tán đến trú tại trường tiểu học
Lúc 12 giờ trưa nay 30.9, tại H.Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, gió đã giật rất mạnh kèm mưa lớn. Trước đó, lúc 11 giờ cùng ngày, gió giật mạnh, theo thông tin từ máy đo tại những hồ nuôi tôm ven biển ở xã Ngư Thủy Trung thì gió đã giật cấp 8, trên cấp 8.
Lúc này, trên đường không một bóng người, hầu hết người dân đều ở trong nhà. Người dân đã sơ tán đến các vị trí an toàn như trường học, nhà kiên cố.
Tại Trường tiểu học xã Ngư Thủy Bắc, giáo viên và người dân thôn Tân Hòa đã trú ngụ nơi đây để tránh mưa bão. Chị Dương Thị Phiên cho biết: “Hầu hết nhà các bà con ở đây đều ở cách mép bờ biển chừng 50-100 m, bình thường thì thôi chứ bão đến nước biển sẽ quét sạch, nên bà con phải sơ tán. Bà con lên đây từ sáng sớm, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ con; đàn ông, thanh niên khỏe mạnh thì ở lại chằng chống nhà cửa và tàu thuyền. Ăn uống thì được người nhà nấu rồi mang đến”.
Sáng cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức họp khẩn để bàn biện pháp ứng phó với bão. Sau đó, các đoàn lãnh đạo chia nhau về các địa bàn kiểm tra tình hình, chỉ đạo chống bão.

Gió bắt đầu thổi mạnh

Một cây cổ thụ bị gió quật bật gốc chắn ngang đường vào thị trấn Kiến Giang 

Cây gãy đổ chắn ngang QL1

Càng về trưa, gió quật càng mạnh
Đến 12 giờ, ghi nhận của PV Thanh Niên Online, nước đã tràn trên đường chạy dọc ven biển 3 xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam và chảy rất xiết, gió ngày càng giật mạnh, nhiều cây đã bị gãy đổ.
Ngay sau sự cố xảy ra, lãnh đạo UBND các xã, lực lượng công an huyện Lệ Thủy đã ra chỉ đạo lực lượng tại chỗ cưa cây giải phóng hiện trường. Từ sáng sớm nay, tại huyện Lệ Thủy đã bị cúp điện, các hoạt động khác đã đóng cửa hoàn toàn.
Quảng Trị: Đã hoàn tất công tác di dời
12 giờ 58: PV Thanh Niên Online có mặt tại hiện trường cho biết, tại thị trấn Cửa Tùng, gió bắt đầu thổi mạnh. Những hàng quán ven đường ngày thường tấp nập nay đã đóng kín cửa, đường sá vắng bóng người. Trước đó, người dân tại thị trấn đã chằng chống nhà cửa đề phòng ảnh hưởng của những cơn gió lớn gây tốc mái, sập nhà. Khu vực gần biển, những hàng dương đổ rạp khiến giao thông tại một số tuyến đường bị chia cắt.
Tại xã Vĩnh Tân, nhiều tấm pa nô, áp phích bị gió đánh tơi tả; hệ thống cáp điện thoại sà xuống đường.
Ông Nguyễn Đình Tế, Chủ tịch UBDN thị trấn Cửa Tùng, cho biết toàn bộ công tác di dời người dân ra khỏi nơi nguy hiểm đã hoàn tất. Hiện nay, UBND thị trấn Cửa Tùng đã cắt cử 15 cán bộ để cập nhật thông tin về cơn bão.
 
Cây đổ ở trên đường Huế đi thị trấn Sịa, H.Quảng Điền - Ảnh: Bùi Ngọc Long
 

Sóng biển đánh vào nhà dân ở vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế)

Một người dân đi tránh bão qua cầu Lăng Cô 

Lực lượng dân quân giúp đỡ một hộ dân bị sập nhà

Nhiều cây cối bị bật gốc

 Một ngôi nhà ven đường QL1A bị sập vào 7 giờ sáng 30.9

Một chiến sĩ CSGT Công an H.Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) đứng điều tiết giao thông trong mưa bão
 

MG-1848-8459-1380516415.jpg
Gió lớn đã quật đổ nhiều cây xanh ven đầm Lập An.
MG-1833-9119-1380516414.jpg
Các khu vui chơi bị gió bão quật tan.
MG-1869-1450-1380516414.jpg
Khu nhà tạm của thợ sửa ôtô trên Quốc lộ 1A bị gió đánh tung mái.
MG-1830-2359-1380516414.jpg
Nhiều nhà dân bị gió tốc mái tôn, buộc phải di dời tránh bão.
MG-1842-9262-1380516414.jpg
Cột điện ngay trước trụ sở Công an thị trấn Lăng Cô bị đổ nghiêng. Một người đàn ông liều mình trèo lên cột điện cạnh đó dùng kìm tháo dây điện...
MG-1856-3030-1380516415.jpg
Tuy nhiên, trụ điện bê tông đổ xuống đường khiến người này suýt ngã.
MG-1896-1659-1380516415.jpg
Những cây xà cừ lớn cũng bị quật đổ, chắn ngang Quốc lộ 1A.
MG-1846-8953-1380516415.jpg
Toàn thị trấn Lăng Cô đã cúp điện từ hôm qua.
MG-1878-8898-1380516414.jpg
Hơn chục ngôi nhà kiên cố trong khu nghỉ dưỡng ở thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc) bị tốc mái... 
MG-1886-5597-1380516416.jpg
... những mảnh vỡ văng khắp nơi.
MG-1912-9229-1380516415.jpg
Người dân ven quốc lộ đang thu dọn hiện trường để tiếp tục đón bão.
MG-1894-6259-1380516415.jpg
Mái tôn được gia cố bằng những bao tải cát để tránh bị gió cuốn.

Bùi Giáng với làng báo Sài Gòn

Ghé tòa soạn tạp chí Văn những năm trước 1975, Bùi Giáng thường “ra tắm ở cái máy nước trước tòa soạn, thản nhiên trước người qua kẻ lại, quần áo lướt thướt đi qua đường, một đám con nít tròn mắt đi theo”...

Nhà văn Mai Thảo kể như thế trong hồi ức của mình và nhớ lại thời ấy Bùi Giáng “chỉ còn là da bọc xương trong bộ quần áo thùng thình, mái tóc dài đạo sĩ, cái túi vải còn thêm cây gậy”, nhiều lúc ông ngủ ngon lành trên bàn viết, rồi “lặng lẽ bỏ đi, cái bóng dáng gãy đổ, gầy guộc trong chiều xuống”.
Sau 1975, Bùi Giáng “đi xích lô đến tòa soạn Báo Phụ Nữ TP.HCM để gửi thơ (…) đi tìm ai, nếu không gặp, ông nhắn lại… bằng thơ! (Lê Minh Quốc)”. Ông cũng “lãng du” đến tòa soạn Báo Tuổi Trẻ năm 1994, đưa bài thơ đăng trên Báo Xuân Tuổi Trẻ 1995 có hai câu cuối: “Nhành đời gió lộng trùng khơi/Nhặt lên thả xuống chiều vời vợi bay”.
Với Báo Thanh Niên, vào một dịp có giải bóng đá thế giới, anh em phóng viên có truyền nhau mấy câu cho là của ông: “Truyền hình trực tiếp đá banh/Sao không trực tiếp truyền thanh Mưa nguồn”… Ông biết được, cười vui vẻ và đã viết mấy dòng “nói cho rõ” như sau: “Câu thơ ấy chắc là của anh em Câu lạc bộ cao hứng nói ra. Nghe vui thật. Hay thật. Ngộ nghĩnh thật. Nhưng quả nhiên là không phải của tôi. Mong quý Báo, quý anh em thông cảm. Ký tên: Bùi Giáng”. Ông cũng gửi đến Báo Thanh Niên bài thơ Nàng tiên ấy với bốn câu mở đầu: “Nàng tiên ấy đã đi đâu/Hay còn luẩn quẩn giữa màu lá cây/Nàng đi nhớ tháng thương ngày/Thương năm tháng rộng thương ngày cong cong…” và bài Ly rượu cuối cùng - cả hai đều đăng trên Thanh Niên số Xuân Bính Tý 1996.
 Chuyện đời Bùi Giáng - Kỳ 13: Bùi Giáng với làng báo Sài Gòn 2
Mấy dòng Bùi Giáng gửi Báo Thanh Niên - Ảnh: Tư liệu
Ông cũng thăm nhiều tòa soạn khác. Đọng lại nhất trong chúng tôi là hôm ông “ghé” Báo Khoa học phổ thông năm 1983 - cách đây đã tròn 30 năm. Nguyên hôm ấy, ông lang thang từ chùa Xá Lợi về hội quán Văn nghệ số 81 Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM. Thời đó, quán 81 bán bia hơi có “kèm mồi”, anh em mời ông ngồi uống, ông nốc cạn một ly rồi đi ngay ra cửa. Chúng tôi theo để gọi xích lô cho ông. Đến ngã tư Trần Quốc Thảo - Võ Thị Sáu một đoạn, ông đứng khựng lại chỉ vào tấm bảng có ghi: Tòa soạn Báo Khoa học phổ thông. Ông sừng sộ, hai tay xỉa xói từng chập lên cái bảng hiệu Khoa học phổ thông ấy. Nghe ông la mấy tiếng “đồ khoa học điên đảo!”, “khoa học đáng nguyền rủa!” - người trong tòa soạn ngỡ ông đang kiếm chuyện “gây” báo mình. Nhưng không. Vì thực ra ông không có gì để đụng đến tòa soạn uy tín này. Mà chỉ nhân hai chữ “khoa học” đọc thấy tình cờ trên tấm bảng, đã gợi lên niềm uất giận trong ông. Uất thế nào? Chúng tôi tự đi tìm lời giải đáp qua những dòng ông viết:
“Khoa học giết người, triết học giết người. Khoa học giết người, ta nhìn thấy rõ. Triết học giết người, ta nhìn không thấy rõ. Và ít ai hiểu rằng sở dĩ khoa học giết được nhiều con người đến thế là chính bởi triết học khốn nạn đã dọn đường, chính triết học hư tà đã phạm tội trước tiên. Khoa học thơ ngây được phép không ngờ. Khoa học đã hồn nhiên gieo bóng tối. Nhưng cái ghê tởm nhất là cái bóng tối từ ở giữa lòng triết học tỏa ra. Nietzsche đã chịu một mình mang tủi nhục để gào to. Nietzsche - cái kẻ dịu dàng như hươu non đành chịu bóp chết lòng mình để rống to như thú dữ. Nhưng lập tức lời nguyền rủa từ bốn phía vang lên. Và Nietzsche đã điên. Trước Nietzsche mấy chục năm, Hoelderlin cũng đã điên. Cùng với bao kẻ khác đã điên. Để ngày nay… để ngày nay chúng ta tụ hội về đây, xôn xao nêu câu hỏi: cớ sao mà điên? Nêu một cách rất ngây thơ, tròn trĩnh. (…) Suốt hai mươi mấy thế kỷ, các nhà triết gia học giả Âu Tây đã gây điên đảo cho triết học như thế nào? Và từ một vài thế kỷ nay, tại sao khoa học lại gieo rắc đau thương nhiều đến thế? Phải nêu câu hỏi đó lên, ta mới rõ vì sao Einstein một mực đòi đi bán bánh mì, Heidegger cùng với Nietzsche một mực đòi chôn vùi hay đập vỡ nền triết học từ Aristote về sau. Từ đó mà đi các bạn không còn chỉ trích chúng tôi sao lại cố tâm cố ý đưa những hình ảnh thiên nhiên - và gọi chúng là những tượng số - về ở giữa triết học hoạt tồn, triết học tồn lưu tồn thể… Đã là người Việt Nam, thì chẳng lẽ lại viết triết học bằng chữ. Phải viết bằng lời. Mà lời của biển dâu không thể là lời của văn xuôi. Phải là lời thơ “tái tân thanh” tái tạo. Văn xuôi cũng phải buộc là thơ. Và mở cửa cho thơ rúc vào nằm trong một vòm tròn trịa méo mó ôm nhau…” (Tư tưởng hiện đại, NXB Tân An, Sài Gòn 1974 và NXB Văn hóa Sài Gòn - Quỳnh Na 2008).
Đọc đoạn trên để hiểu phần nào về nguyên do khiến Bùi Giáng có những cơn giận bất ngờ trên đường phố, quay quắt bỏ đi, đi hoài tới trước. Và chắc là những lúc đó thơ ông cứ như thác đổ, ào ào tuôn dội từ những cơn “mưa nguồn” đổ xuống sau lưng

Tin thứ Hai, 30-09-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 80 – 29/09/2013 (Thành), trước ngày xử LS Lê Quốc Quân = > 1
- Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry kêu gọi ASEAN, TQ nên giải quyết tranh chấp biển đảo không bằng võ lực (VOA).
- Nguyễn Trung: SUY NGẪM VỀ THỜI CUỘC – Phần 10 (Bùi Văn Bồng). Thất bại lớn nhất của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc nằm trong mặt trận đối ngoại”.
-  Nhà báo Phạm Chí Dũng: Có nên tham gia Xã Hội Dân Sự? (Video) (TTCCT/DĐXHDS). “Mục tiêu thì vô cùng lớn lao, nhưng thực tế thì vô cùng khó khăn.” Thông tin cá nhân trên mạng, hiểu thế nào cho đúng? (QĐND).  “Nếu để các trang thông tin điện tử cá nhân tự do cung cấp thông tin tổng hợp giống như một cơ quan báo chí sẽ dẫn đến tình trạng nhũng nhiễu, rối loạn thông tin, làm cho công chúng khó nhận biết đâu là đúng-sai, phải-trái, tốt-xấu, khiến dư luận hoang mang và đẩy xã hội rơi vào dòng xoáy bấn loạn, khủng hoảng thông tin”.
- Về việc huy động lực lượng sinh viên giúp công an đàn áp giáo dân: THÔNG TIN CHÍNH XÁC CHÚNG TÔI MỚI NHẬN ĐƯỢC (GX Bố Sơn). - Bức tranh sinh động về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (QĐND).
Một số tên: DŨNG đã mắc nạn (Bùi Văn Bồng). – Diễn văn “bốc mùi” của đ/c “X” (DLB) có nhắc đến cả “ba chàng ngự lâm của A-Lếch-xăng-đuy-ma” … Ha ha! Bữa qua coi TV chút té ghế. – Anh Ba quăng mìn tại LHQ!Tiếp tục phát huy ý tưởng để đời: “Niềm tin chiến lược”.  - Nghe “Thông điệp xanh” của Thủ tướng ta tại LHQ, vừa vui vừa chưa vui (Quê choa). - Con gì làm ra tiền nhiều nhất? (Đinh Tấn Lực). “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. … Trong giai đoạn quá độ giữa nền kinh tế tập trung và kinh tế thị trường thì đó là… con gái xuất khẩu.  Còn trong nền kinh tế thị trường ở VN xứ tôi, hiện giờ và trong tương lai những năm trước mặt, thì chắc chắn đó là… con dấu“.
- Video: Dư luận xung quanh bài phát biểu của Thủ tướng tại LHQ (VTV).  – Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Mỹ: Dấu ấn sâu đậm với cộng đồng quốc tế (LĐ).
HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 118): Nói vậy nhưng không phải vậy đâu ạ… (Nhật Tuấn).  “Từ thời ông cha ta làm gì có tham nhũng tùm lum như hiện nay, chỉ từ ngày học theo thằng Trung Quốc tôn đảng thành mặt trời nên mới có. Bởi vậy ông Nguyễn Phú Trọng rất khôn, chỉ dám nói tới tham nhũng như ghẻ thôi, không dám nói… ghẻ tàu…
GDP- SỰ DỐI TRÁ TUYỆT VỜI (Ngô Minh). – Nguyễn T Bình: Thêm ba con số không (Quê Choa). “Chị ML… hỏi tôi ‘Ê ông, sao tôi cung cấp số liệu tổng cộng chỉ có 30 móng vào xem ‘Lê nin với thời đại’ mà ông lại viết báo cáo gởi Bộ tới 30.000 người vào xem’. Lúc đó tôi chỉ mĩm cười, im lặng. Nếu 30 năm sau chị ML còn sống chắc chị sẽ kinh hoàng khi có lần người ta  đã công khai thông báo cho cả nước và toàn thế giới biết có tới 99% cử tri đã hồ hởi, phấn khởi đi bầu cử Quốc Hội (!?)“.
-  Ngô Vĩnh Long: ‘Đảng đang thụt lùi hơn là cải cách’ (BBC/DĐXHDS). Bài phỏng vấn đã được Diễn đàn XHDS bóc tiếng.
Đúng như thông tin vỉa hè nghe được mấy tuần trước, Hội nghị TW 8 sẽ được khai mạc hôm nay, sớm hơn dự kiến, và thời gian họp cũng sẽ kéo dài hơn (10 ngày). Nghe chừng các rạp chiếu bóng, trung tâm giải trí, …  sẽ vắng người hơn trong dịp này.
- Võ Văn Tạo: Đâu chỉ chuyện thay tên nước? (DĐXHDS). - Tâm 8x – Nguyễn Phú Trọng – Nhà tuyên huấn thế kỷ 20 (Dân luận).  - Nghễnh ngãng hưởng thái bình (Nguyễn Vĩnh). - Nguyễn Bá Chổi:  Nắm tai dân mà hét (DLB). - Thơ: Nửa khùng nửa điên.  Có hình minh họa rất … tầm bậy, hỏng dám đưa lên đây. - Thư giãn: Chuyện hài những người Cộng sản (Dân luận). -  Kẻ đi cửa hậu (FB Caubay Thiem).
‘Đa số nhân dân đồng ý với Hiến pháp’ (BBC). “người lãnh đạo Đảng dường như đã cho thấy Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng không còn gì để bàn cãi và chắc chắn sẽ được thông qua”. - Nguyễn Văn Bông – Luật Hiến pháp và Chính trị học (16) (pro&contra).
Ai là lãnh đạo Việt Nam? (Bùi Văn Phú). “Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác định quyền lãnh đạo đất nước nằm trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng này đã cai trị đất nước từ năm 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập và một thời gian đã có chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh thành lập với nhiều đảng tham gia nội các.  Nhưng cách tổ chức nhà nước hiện nay thì ba lãnh đạo to nhất nước, Chủ tịch Nước, Tổng Bí thư, Thủ tướng, cũng như các bộ trưởng đều là lãnh đạo cao cấp trong Đảng Cộng sản“. - Hiểu ý Bác Tổng rồi! (Trần Kinh Nghị).
- Võ Văn Thôn: CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ (DĐXHDS).
CƠN ÁC MỘNG (Thùy Linh).
- Video: Thanh niên cứng đối đầu Công An phường (Long Hoàng). “Thanh niên: Không! Cháu không xuất trình giấy tờ, chú hiểu chưa, bởi vì sao? Thứ nhất cháu nói với chú là: Thượng tá Mai Văn Huyên, số hiệu quân nhân là 134 và 394. Thưa với chú là, thứ nhất, chú không có thẻ xanh để kiểm tra, thứ hai chú chưa chào cháu, nên cháu không làm việc với chú. Thế nên cháu mới hỏi: Đồng chí nào làm việc với cháu thì phải ra chào cháu trước“.
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga: Vụ chôn hóa chất: Đủ căn cứ khởi tố hình sự (TVN). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga: Cần kịp thời xử lý vụ việc =>
8h40′:
- Bùi Hoàng Tám: Tín hiệu mới cho lấy phiếu tín nhiệm! (DT). – Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị: Hiến định thẩm quyền Quốc hội về “lấy phiếu tín nhiệm” (LĐ).
KINH TẾ
4<- Phỏng vấn TS Võ Trí Thành – Viện phó Viện Kinh tế TƯ: “Sưởi ấm” tổng cầu của nền kinh tế (DĐDN).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: “Kích cầu cũng phải chọn thời điểm” (TQ).
8h40′:
- Hoán đổi 11.900 tỷ đồng nợ của Vinashin: “Tảng đá” nợ xấu nhúc nhích (TP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đào Văn Bình: CHUYỆN HAI NGƯỜI QUÉT RÁC (TV Hoa Sen).
HÀ TÂY BÌNH ĐỊNH BAO XA (Văn Công Hùng).
- Nguyễn Duy: Nhìn từ xa… Tổ quốc ! (Diễn Đàn).
Các điệp viên (Nhị Linh).
8h40′:
- Đọc sách Quyền sư: Học để biết thua (TP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Phỏng vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: ‘Tôi sẵn sàng trả giá cho đổi mới giáo dục lần này’ (VNE).  - Chỉ mong đổi mới nhanh nhanh (KT).
Tác giả bài báo khoa học: vị trí (Nguyễn Văn Tuấn).
8h40′:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
8h40′:
QUỐC TẾ 
8h40′:
* RFA: Audio:  + Sáng 29-9-2013; + Tối 29-9-2013
* RFI:  29-9-2013