Friday, June 30, 2017

NHÁNH CỎ MỘNG MƠ (1) DUYÊN ANH


1
Bây giờ thì Chương còm đã biết mặt đại dương sau trùng trùng hồi hộp, lớp lớp lo âu. Chiếc thuyền ra khơi hai ngày rồi. Nó đang lênh đênh ngoài hải phận quốc tế và xuôi về phía Nam. Chẳng còn sợ tầu tuần tiểu của công an biên phòng hay tầu đánh cá quốc doanh rượt bắt nữa. Cũng chẳng cần sợ hải tặc Thái Lan hèn hạ vì chẳng có vàng bạc, châu báu gì trong thuyền của hai mươi ba ông nhóc. 
Nỗi sợ hãi, lúc này, chỉ là sự biến chứng thình lình của trùng khơi. Biển hiền lành. Biển trầm lặng. Nhưng, bất chợt, rất vô duyên cớ, biển nổi giận, biển gầm thét, biển hung hăng, biển độc ác. Và gặp cơn điên của biển, số phận thuyền nhân đánh đu tội nghiệp trên sóng bạc đầu; thân phận thuyền nhân rẻ rúng hơn cả tấm mảng mục vật vờ trôi. Giữa đại dương bao la, mênh mông, con người là cái gì nhỉ? 
Chương còm tự hỏi thế! Thủ môn tuyệt vời của đội bóng tròn Việt Nam mơ ước năm xưa, đội bớng tròn với những ngôi sao bắc đẩu Bồn lừa, Dzũng Đakao, Hưng mập đã làm ngây ngất thế giới, đã rửa mối hận nước nhỏ nghìn năm mất nước, trăm năm nô lệ, đã bắt nhân loại phải chiêm ngưỡng Việt Nam và lịch sử lập quốc vĩ đại của người Việt Nam, tự nhiên, đặt cho mình một câu hỏi màu mè riêu cua triết lý, câu hỏi mà, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chương còm, vị anh hùng diệt tan giặc Thiện Mông Cổ, rồi dán Bình Mông Đại cáo ở cổng cư xá Chu Mạnh Trinh; Chương còm, tên lính Mơ thành người Quang Trung khiến mấy lỏi tì Mỹ Bill, Jack phục sát đất, không nghĩ tới, suốt đời không nghĩ tới, bởi vì Chương còm được xếp vào loại những đứa trẻ không muốn lớn. 
Vậy mà Chương còm đã lớn. Nó đã lớn với kinh qua buồn thảm của lịch sử dân tộc.. Nó đã biết mất mát, đã biết chia lìa, đã biết nghiến răng chịu nhục. Và, biết giá trị của giòng nứớc mắt đêm hôm quân dữ còng tay bố nó đem đi phát vãng.
– Chả là cái gì cả !
Chương còm hét lớn.
– Mày nói chi thế Chương còm ?
Liêu rái cá vỗ vai Chương còm thật mạnh.
– Tao nói con người.
Liêu rái cá nhe răng cười.
– Con người à ? Vớ vẩn !
Chương còm bỉu môi :
– Con người chỉ được cái nước nói phét, chỉ được cái nước trả thù nhau vụn vặt, bỏ tù nhau, giết lẫn nhau, nói xấu nhau, suy tôn lẫn nhau là anh hùng, liệt sĩ. có giỏi đi biển bằng thuyền nát như tụi mình, có giỏi ra khơi mà giải phóng bão biển. Ra khơi, thì ra khơi coi, mày sẽ hết vĩ đại, mầy sẽ thấy mày bé tí teo, mày sẽ khiếp nhược, mày sẽ sợ chết và, may ra, mày sẽ liệng nổi những ti tiện, đố kỵ, hèn mọn to hơn cả cái thân xác mày xuống biển nếu biển không nỡ hại mày , con người ạ !
Liêu rái cá ngơ ngác nhìn bạn. Nó chép miệng:
– Mày nhớ nhà quá, khùng rồi, hả ?
Chương còm gật đầu:
– Ưà, tao khùng rồi.
Liêu rái cá bỏ mặc Chương còm trên nóc thuyền. Nó leo xuống và chui vào buồng may đo dầu nhớt. Một mình, nằm gối đầu lên chiếc phao, chân đụng ống khói, Chương còm mở căng mắt ngắm sao lấp lánh đầy trời. Đất liền, ở quê hương, đang còn mùa xuân. Biển đêm xuân không lạnh lắm. Mây ham ngủ nên bầu trời vằng vặc. Chương còm tha hồ nhìn sao rơi. Nó hình tưởng một phương hướng Sàigòn và chấm điểm căn nhà đường Công Lý, nơi mẹ nó thức hết đêm này sang đêm khác, thắp nến, lần chuỗi, cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cưú Giúp, nước mắt đầm đìa trên khuôn mặt hốc hác phiền tủi, mong nó đến đảo bình yên sẽ đánh điện về; nơi em gái và em trai nó chưa ngủ, tay vẫn nắm chặt sách kinh. 
Rồi Chương còm chấm điểm khám Chí Hòa, nơi bố nó nằm thao thức trong xà lim nghe thời gian nhỏ giọt cường toan xuống một đời tài hoa chìm nổi. Chương còm không quên chấm điểm con phố nhà Dzũng Dakao, nhà Hưng mập, nhà Bồn lừa… Vậy đó, người ta sinh ra, lớn lên, gần gũi và xa cách. Những nụ cười hôm qua là những giọt nước mắt hôm nay. Sự hồn nhiên của tuổi thơ bị cướp đoạt và bị thay thế bằng thù hận gớm ghiếc. Trong đôi mắt nai tơ, một chút tinh nghịch của Chương còm đã vướng khói u ẩn và, thảm chưa, phẫn nộ. Và Chương còm biến thành thuyền nhân.
Thuyền nhân? Chương còm thường nghe đài BBC với mẹ để biết tin tức của những người vượt biển. Và nó được nghe ông Vĩnh Phúc luận về hai tiếng thuyền nhân: Mỗi thời đại đều sản sinh ra một loại ngôn ngữ mới lạ và kỳ thú. Thời đại của chúng ta cũng đã sản sinh ra nhiều danh từ như cộng sản, tẩy não, cải tạo, di tản, sang trang, phản phúc vân vân… 
Những danh từ nói trên chỉ gợi tưởng đói khổ, chết chóc, bịp bợm. Chúng sẽ chịu dâu biển của ngôn ngữ. Để tuyệt tích. Nhưng có một danh từ tuyệt vời, chấp mọi dâu biển của ngôn ngữ, đời đời kiếp kiếp nằm trong tự điển của loài người, đó là thuyền nhân. Không ai dám tự hào mình định nghĩa nổi hai tiếng thuyền nhân, nếu chưa từng là thuyền nhân. Và ngay cả cá nhân thuyền nhân vẫn khó lòng định nghĩa bao quát. 
Mỗi chiếc thuyền rời khỏi bờ bến Việt Nam là một cuốn sách dài định nghĩa những toan tính bí mật, những khởi sự khốn khổ, những lường gạt đau thương, những phản bội ứa máu, những thất bại não nề, những thành công cay đắng. 
Hương mê của thuyền nhân là nó hiện trước mắt nhân loại những con người yêu tự do đến độ coi thường lửa đạn rượt đuổi, khinh nhờn cuồng sóng biển khơi nuốt mạng, thách thức hải tặc vô tri chém giết, hảm hiếp, trên những chiếc thuyền gỗ chạy đường sông và cả xuồng đuôi tôm bơi đường kinh lạch, hiên ngang vượt đại dương! Lịch sử hàng hải từ khai thiên lập địa chưa hề thấy dân tộc nào dám vượt đại dương bằng thuyền mục như dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ thứ hai mươi, thế kỷ của tàu ngầm nguyên tử. Vượt với đàn bà mang thai và con nít ngậm núm vú. Vượt với “thuyền trưởng” không biết chấm tọa độ trên bản đồ. Vượt với cạn dầu máy chết. Vượt với ráo nước khô họng. Vượt với lòng quả cảm phi thường, vượt với ước mơ. Vượt với sự ngó lơ của tầu to nước lớn.
Chương còm co cẳng thật nhanh. Bàn chân nó vừa đụng vào ống khói nóng ran. Nó xuýt xoa tí ti rồi mỉm cười với sao: Xưa ông đá bóng hạ Ba Tây, hạ Anh quốc như ngoé; ông diệt Thiện Mông Cổ, ông bóp mũi nhóc Mỹ. Nay ông là thuyền nhân, ông sợ quái gì con nhà Thái Bình Dương, mày có thể sẽ nuốt ông đấy, nhưng đại dương ạ, ông đã ngồi trên mặt mày: ông đang ngồi trên mặt mày đây! Ý nghĩ thật hách: Thằng nhóc Việt Nam dám sỉ nhục biển cả, dám đụng đến niềm im lặng thiêng liêng của biển cả mà tầu ngầm nguyên tử vẫn còn phải tôn kính; mà những bộ óc ghê gớm ngồi trong tàu ngầm nguyên tử vẫn phải làm dấu, đọc kinh.
Ngồi trên mặt đại dương. Chương còm lại vinh tôn con người rồi. Nó vừa bảo con người chả là cái gì. Có lẽ, Chương còm muốn nói tới cái hạng con người nhỏ mọn, trái tim rỗ nhằng rỗ nhịt những tham vọng tầm thường, những thủ đoạn hôi hám, suốt đời chỉ biết nghĩ cách hạ người khác để vươn lên; bôi bẩn người khác để xức nước hoa cho mình; ăn cắp, ăn cướp công lao của người khác để hưởng thụ phè phỡn. Chương còm đã lớn, đã khôn -sự khôn ngoan tội nghiệp- nhưng chưa hiểu chính xác cái ý nghĩa khôn cùng của con người. Con người có hai mặt. Mặt tồi tệ của nó, Chương còm đã khinh bỉ. Mặt cao quý của nó, Chương còm vừa vinh tôn. Vinh tôn bằng ngôn từ mới, bằng tấm lòng phẳng phiu, lành lặn, độ lượng và hào hùng.
“Ông đã ngồi trên mặt mày”. Chương còm đã ngồi trên mặt đại dương, trên mọi cuồng nộ, hung hăng, độc ác của thiên nhiên. Nó cũng sẽ ngồi lên trên mặt mọi cuồng nộ ghen tuông, hung hăng đố ky và độc ác mồm miệng của người đời. Chương còm thừa can đảm đi tới. Nó có quyền ngạo nghễ với một tuổi thơ rộn ràng bướm bay chim hót, một tuổi thơ ngọt ngào thương yêu, chứa chan tình bạn. Nó có quyền kiêu hãnh với một niên thiếu ngậm ngùi nghịch cảnh, môt niên thiếu bị cuốn hút vào khúc rẽ quạnh hiu của lich sử! Để làm thuyền nhân buồn bã.
Cảm khái, Chương còm rút cây kèn harmonica đặt lên môi và lướt nhanh vài lần. Nó ngừng lại, nghĩ xem bài nào hợp cảnh hợp tình. Khoảnh khắc, tiếng kèn harmonica của Cương còm đã cùng với ánh sao, trải dài trên mặt biển. Đêm ngoan. Biển hiền. Gió lười. Sóng biếng. Tiếng máy thuyền nổ xình xịch, xình xịch vẫn không thể át nối tiếng harmonica quyến rũ của Chương còm. Bọn nhóc mê Chương còm từ dưới khoang thuyền trèo lên. Chương còm vẫn nằm ngửa, mắt nhìn sao và đưa đẩy tiếng kèn theo hòa âm của biển khơi hun hút.
Liêu rái cá cao hứng cất giọng hát:
Ra khơi biết mặt trùng dương
biết trời mênh mông
biết đời viễn vông
biết ta hãi hùng.
Ra khơi thấy lòng phơi phới
thấy tình thế giới
thấy mộng ngày mai
thấy niềm tin mớí
…..
Ra đi nước trời bao la
hết cuộc phong ba
đất liền Âu Á cũng không xa gì
Phiêu du khắp nẻo đây đó
bỗng người say sưa
thấy hoàn cầu mở khúc đại tình ca…
Bọn nhóc khoái chí bèn chơi hợp ca:
Hãy ghé bến bờ
Có những xóm dừa
Chiều nhuộm vàng làn tóc ngây thơ

Viễn xứ ước thề
Xóa hết lốí về
Để đẹp lòng người bước chân đi. . . .
Tiếng hát của những thuyền nhân nhỏ con vang vọng, lan toả. Chúng nó quên mất rằng chúng nó đang lênh đênh trên Thái Bình dương. Biển khơi, có thể sắp nổi giận. Sóng gió, có thể sẽ đánh đắm thuyền của chúng nó. Mặc kệ, ông tưởng ông vui đùa trên một giòng sông êm đềm ở quê hương yêu dấu của ông. 
Chương còm thả hồn vào âm thanh lưu luyến. Nó chợt nhớ mùa hè năm xưa, cùng Dzũng Đakao, Bồn lừa, Hưng mập, Danh ná bơi thuyền trên giòng An Giang, trên những kinh lạch làng Chắc Cà Đao thơ mộng và Chương còm đã thổi harmonica cho Danh ná hát bài quê hương tôi có con sông đào xinh xắn, nước tuôn trên đồng ruộng vắn, lúa thơm cho đủ hai mùa… Tự nhiên, Chương còm ngồi dậy. Chiếc kèn chưa rời khỏi đôi môi rộp khô vì nắng biển. Nó thổi lại đoạn:
Chơi vơi con thuyền trên sóng không nguôi
Bão bùng xô tới xô lui
Vững tay chèo lái.
Xa xôi hởi người trong viễn phương ơi
Hẹn hò nhau viễn du thôi
Lên đường mãi mãi
Nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ bố, nhớ em, nhớ bạn, nhớ trường, nhớ lớp, nhớ kỷ niệm, nước mắt Chương còm ưá ra vòng xuống mép, thấm môi, ướp tiếng kèn. Chương còm lắc mạnh cây kèn, đưa cánh tay quệt nước mắt. Bọn nhóc không dám vỗ tay. Im lặng. Máy nổ ròn và sóng nhẹ vỗ mạn thuyền.
Giây lát, Liêu rái cá mở miệng:
– Bài hát hay quá.
Bọn nhóc tán tụng:
– Nhờ Chương còm chơi ác-mô-ni-ca.
Chương còm nói:
– Nhờ ông Phạm Duy mới đúng.
Liêu rái cá gật gù:
– Viễn xứ ước thề, xoá hết lối về.. Tuyệt, tuyệt cú mèo! Về làm con khỉ gì nữa.
Chương còm buồn nản:
– Mày không thích về thì kệ mày. Tao, tao phải về, tao thèm về, tao đếch khoái xoá hết lối về.
– Tại sao ?
– Vì tao còn bố tao đang nằm trong khám Chí Hòa, mẹ tao đang bệnh hoạn ở Sàigòn, em tao bị đuổi học, bạn bè tao bị đày về vùng kinh tế mớỉ, thầy tao bị đi lao động cải tạo, trường tao bị đổi tên, cờ nước tao bị kéo xuống, bị chúng nhục mạ cắt xén may quần xà lõn, thành phố của tao bị chúng xoá bỏ, bài hát của tao bị chúng cấm, sách vở của tao bị chúng đốt.. .
– Mày nhắm về nổi không ?
– Tại sao không ?
– Về cách nào ?
– Về bằng đường tim. Nếu trái tim này lúc nào cũng đập nhịp điệu về, về, về thì mày sẽ về. Nếu trái tim mày quên đập nhịp điệu về, về, về, trái tim mày bi mỡ bọc kín thì không bao giờ mày về nổi. Tin tao đi, Liêu thân mến, con người ta sinh ra không phải để đi hoài, đi mãi mà phải có nơi chốn để về. Cái đó gọi là ước mơ. Ước mơ của tao là đi để về quê hương Việt Nam. Bởi vì, rồi mầy sẽ hiểu, chẳng nơi nào đẹp đẽ, ấm áp bằng quê hương mình.
Liêu rái cá ngẩn ngơ nghe Chương còm…triết lý. Cậu bé thuyền chài vùng Phan Thiết, bạn mới của Chương còm, ông nhỏ yêu Chương còm đến độ, bằng mọi cách, đưa Chương còm rời Việt Nam, không đoán nổi tâm tình bạn mình ra sao nữa. Hôm nào, nó năn nỉ mình dẫn nó đi, giờ nó lại nói nó thèm về. Vớ vẩn. Liêu rái cá mỉm cười, ừ ào cho xong chuyện. Bọn nhóc Phan Thiết không có ý kiến gì. Chúng ngồì chờ Chương còm thổi kèn bài khác. Chương còm đã cất harmonica vào túi quần. Chúng thấm lạnh, lần lượt chuồn hết. Liêu rái cá lột cái mũ trên đầu mình, đội lên đầu Chương còm :
– Mày cứ đêm phơi sương, ngày hong nắng, ốm chết là ông làm mồi câu cá, hết về đấy. Mai tao rẽ hướng Tây, chạy miết sẽ đụng đảo.
Liêu rái cá xuống buồng lái. Một mình Chương còm co ro ở nóc thuyền. Ngày mai, thuyền rẽ hướng Tây. Muốn hướng nào, tùy ý mày, Liêu ạ, hướng nào đưa tao vào bờ cũng tốt, càng sớm càng hay, để tao đánh điện báo tin cho mẹ tao mừng, mẹ tao thôi khóc , mẹ tao ăn được, ngủ được, mẹ tao mạnh khoẻ đi nuôi bố tao nằm tù. 
Chương còm chớp mắt lia lịa. Nó đã nhủ nó rằng đừng khóc, khóc vô tích sự, mà nó vẫn muốn khóc. Bố nó, chắc chắn, chưa hề biết tin nó trốn khỏi Việt Nam. Bố đang ngủ hay bố còn thao thức ở xà lim số 10 khu FG Chí Hòa hở bố? Bố đã phiêu lưu từ Hà nội vào Sài Gòn. 
Năm ấy, bố 19 tuổi, một mình, thất học, nghèo nàn. Bố lang thang rày đây mai đó. Bố bị cuộc đời hành hạ mềm nhũn. Nhưng bố đã đứng dậy, đứng thẳng, tự làm đẹp lấy đời bố. Để trà thù cuộc đời. Ôi, cuộc đời sao mà nhiều Thiện Mông Cổ bệ rạc chỉ biết cộp danh thủ bằng những cú đá đố kỵ, hậm hực, ghen tài trên sân cỏ! Bố phải đương đầu mệt mỏi. 
Bây giờ, lại một mình bố, chịu đựng những cú đá vào óc, vào tim của đội bóng tròn Cộng sản đê tiện. Con tin là bố còn đủ sức đứng dậy, đứng thẳng và mỉm cười và tiếp tục dàn xếp những cú ngả bàn đèn làm bàn tuyệt diệu. Ngày xưa, bố cho con đi phiêu lưu từ Sài Gòn xuống Phú Nhuận. Con gặp Hưng mâp. Con dẹp Thiện Mông Cổ. Bố cho con làm lính của vua Quang Trung. Bố cho con đôi tay nhựa, bắt bóng như diễn trò ảo thuật. Trên tất cả, bố cho con cái tên. Cái tên ấy, Chương còm, đã trở thành người bạn ngọc của mấy thế hệ tuổi trẻ Việt Nam. 
Cám ơn bố. Nhờ bố cấy mộng mơ vào tâm hồn con, hôm nay con tự làm một cuộc phiêu lưu mới, cuộc phiêu lưu đích thực không còn giống những cuộc phiêu lưu bay bổng trong tiểu thuyết của bố nữa. Rồi bố sẽ hay tin con dế mèn của bố đã ra đi. Và con đoán, bố sẽ nói với con thế này: Chương còm, cuộc phiêu lưu hai mươi năm trước của bố dễ dàng và ngắn ngủi lắm con ạ! Thế mà bố vẫn bước được những bước khá dài. Bố nghĩ cuộc phiêu lưu của con gian khổ và dài gấp bao nhiêu lần hơn bố, con sẽ bước nổi những bước dài gấp bao nhiêu lần hơn bố! Can đảm lên, chú bé! Phía trước, đầy chông gai, anh dũng bước! Hãy nhớ nỗi đau khổ dạy ta khôn lớn, dạy ta cao thượng, dạy ta yêu người, thương đời.
Chương còm lại nằm thả dài chân, đầu gối lên cái phao. Chiếc mũ che kín mặt, hai tay khoanh trước ngực, Chương còm tìm câu trả lời cho ai hỏi nó: Tại sao mầy làm thuyền nhân?

Gửi tới thế hệ tương lai 1 lời xin lỗi

Nếu một người nông dân nhìn thấy một cái cây ốm yếu, ông ấy sẽ không nhìn vào cành lá để chẩn bệnh, mà sẽ nhìn vào gốc rễ.



Sunday, June 11, 2017

Tội thân ông thủ tướng Phúc

Ông Trương Nhân Tuấn cảm thán trước tình cảnh ngài thủ tướng: “Thấy ông Phúc đi “vái tứ phương”, từ Mỹ sang Nhật, năn nỉ tài phiệt Mỹ, Nhật… đầu tư vào Việt Nam, mà không thấy ai mặn mà hết. Ngay cả lãnh vực ngân hàng, tài phiệt Nhật cũng chê. Đúng là “chó chê c.”. Thiệt tình ái ngại!”.

Nhớ lại vụ khủng hoảng Châu Á 1997.
Bắt nguồn từ Thái Lan (từ việc chỉ số xuất khẩu giảm khoảng 9%), sau đó “lây lan” qua các nước Châu Á khác, rồi đến Nam Hàn. Ngoại trừ Nhật và Đài loan. (Đài loan nhờ có “võ”, tỉ số nợ Debt Service Coverage Ratio - DSCR thấp, 80% so với Nam Hàn là 300%).
Nam Hàn “lãnh đủ” cuộc khủng hoảng này. 17 tỉ đô la chạy ra khỏi nước trong năm 1997. Mặc dầu dân chúng đóng góp 200 tấn vàng nhưng kinh tế vẫn không “trụ” được. Rốt cục Ngân hàng thế giới và Quĩ tiền tệ quốc tế “rót” 50 tỉ đô để “cứu giá”.
Nhưng ở đời, không có cái gì là cho không. Cái nào cũng có cái giá của nó.
Cái “giá” mà Nam Hàn phải trả cho cuộc khủng hoảng này là một số ngân hàng nước này phải vào tay tài phiệt quốc tế. Ngân hàng là “huyết mạch”. Kiểm soát được ngân hàng là kiểm soát được nền kinh tế.
Người ta “đồn” rằng cuộc khủng hoảng 1997 ở Châu Á là do “tài phiệt quốc tế” dàn dựng. Mục đích nhằm “kiểm soát” ngành ngân hàng, như ở Nam Hàn, vốn chỉ độc quyền cho tư bản nội địa.
Bây giờ ông Phúc “dụ” tài phiệt Nhật mua lại các ngân hàng “yếu kém” của VN.
Tức là tình trạng kinh tế VN đang trong tình trạng ngặt nghèo. Đến nỗi phải đem “nội tạng” của mình đi rao bán.
Khổ cái là bán nội tạng mà người ta cũng chê. Tức là bịnh tình của VN như ung thư thời kỳ thứ ba, đã “thấm vào xương”. Không còn bộ phận nào "ngon lành", có thể bán được nữa.
Bịnh tình của VN “thầy chạy” rồi.
Triệu chứng là, chỉ “cảm, ho” sơ sơ mấy ngày qua, VN đã “gần chết”. Vụ TQ không nhập heo VN đã khiến ngành chăn nuôi VN điêu đứng. Nhà nước CSVN kêu gọi cả nước “cứu heo”. Thậm chí cán bộ nhà nước còn kêu gọi lãnh đạo Samsung “cứu giá”, bằng cách tăng phần thịt heo trong bữa ăn của công nhân.
Một “ngọn gió” lớn thổi lên, kiểu Samsung rút khỏi VN (để trả đũa vụ báo chí VN phê phán tổng thống Moon). Hoặc giá dầu xuống 30 đô/ thùng, VN sẽ sập.

Nhưng chỉ kinh tế VN sập. Đảng CSVN còn nguyên. Bởi vì VN không có “đối lập”. Rốt cục dân chúng cả nước sẽ bước vào vòng nô lệ mới. Thê thảm hơn nhiều lần.

Ông bộ trưởng giao thông khoái đi xe lửa?

Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa, cho rằng chủ trương thực hiện tuyến đường sắt này xuất phát từ nhu cầu của ngành hàng không, khi sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã quá tải. Về nguồn vốn, ông Nghĩa cho biết sẽ huy động nhiều kênh như ngân sách, ODA, các nhà đầu tư, cổ phần hóa...

Riêng giai đoạn giải phóng mặt bằng, không thể huy động vốn ODA hay tư nhân nên chỉ có thể lấy từ ngân sách. Ông Nghĩa cho rằng dự án này cần làm ngay tiếp theo dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành và khẳng định: “Đây là cách tiếp cận phải rất trách nhiệm, nếu không chúng ta cứ bỏ tiền ra nhưng việc khai thác các hiệu quả từ đất, từ các dự án này sẽ thấp”.
TS - chuyên gia giao thông Phạm Sanh, nói tuyến đường sắt như đề xuất của lãnh đạo Bộ GTVT không có tác dụng nhiều cho giao thông kết nối vì hiện đã có đường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Tuyến cao tốc này đã nối đến Q.2, gần sân bay Tân Sơn Nhất. Khách quốc nội từ sân bay Tân Sơn Nhất có thể đi các tuyến xe buýt đến sân bay quốc tế Long Thành.
Ông Sanh phân tích thêm, TP.HCM còn hàng loạt dự án giao thông đang thiếu tiền để đầu tư, xây dựng; nhiều tuyến đường sắt đô thị (metro) đến nay vẫn chưa làm được vì chưa có kinh phí. Nếu làm tuyến đường sắt dài 43 km từ sân bay Long Thành thì chỉ nên kéo dài đến Q.2, TP.HCM. Vì theo quy hoạch, TP.HCM đã có tuyến metro nối sân bay Tân Sơn Nhất đến Q.2.
Theo thạc sĩ Nguyễn Minh Đồng (Việt kiều Đức), nếu xây dựng tuyến đường sắt nhanh kết nối sân bay quốc tế lớn như Long Thành và sân bay quốc nội (sau này) như Tân Sơn Nhất, với thời gian tàu chạy khoảng 20 phút, giúp hành khách đi thẳng luôn một mạch ra sân bay là cần thiết. Nhiều TP lớn trên thế giới như Frankfurt, Munich (Đức), Thượng Hải (Trung Quốc)... hiện sử dụng đường sắt nhanh để giải phóng hành khách từ sân bay quốc tế đến quốc nội và ngược lại.
Tuy nhiên, chi phí xây dựng tuyến đường sắt nhanh dài 43 km như đề xuất của Bộ GTVT, theo tính toán của ông Đồng là không dưới 1 tỉ USD. Việc thu xếp kinh phí, nếu vay nước ngoài thì lo nợ công tăng cao. Vì vậy, theo ông Đồng, trong 10 - 20 năm tới nên tập trung đầu tư mở rộng tuyến đường bộ cao tốc hiện có, kết nối thẳng sân bay Long Thành. Suất đầu tư đường bộ thấp hơn, chỉ bằng 1/3 đường sắt cao tốc. Dù vậy cũng phải giữ không gian, có thể trên 20 năm sau thì làm đường sắt. Khu vực làm đường sắt trong tương lai tuyệt đối không được xây dựng khu dân cư.
Chuyên gia giao thông Phạm Sanh bày tỏ: “Ngay cả dự án sân bay Long Thành cũng đang thiếu tiền đền bù giải tỏa. Hệ thống đường bộ cao tốc bắc - nam cũng đang thiếu tiền để đầu tư. Nếu có kinh phí, tôi đề nghị nên tập trung mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất... Đó là những việc ưu tiên làm. Còn tuyến đường sắt này, hãy để 30 - 40 năm nữa”.
Khi được hỏi về đề xuất xây dựng tuyến đường sắt kết nối 2 sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nói thẳng: “Không dễ dàng chút nào để làm tuyến đường sắt này. Đường sắt chỉ có hiệu quả khi làm đoạn dài, chứ chỉ đến Long Thành mà không tính toán trước đoạn nối tiếp theo thì hoàn toàn không hiệu quả. Bộ GTVT phải tính toán thật chi tiết, kỹ lưỡng các yếu tố như: nguồn tiền ở đâu để giải tỏa và xây dựng? Khi vận hành có hiệu quả? Bao nhiêu lượt khách đi lại? Bao giờ thu hồi vốn?”.

Ông Tống khẳng định rằng phương án mở rộng đường bộ đến sân bay Long Thành chắc chắn tốt hơn so với việc giải tỏa hàng ngàn căn nhà, đất, để làm đường sắt. “Hiện đường bộ cao tốc TP.HCM đi Long Thành mỗi bên chỉ cho 2 làn xe ô tô chạy. Chỉ cần 2 xe tải chạy song song đã thấy nguy hiểm. Khi có sân bay Long Thành chắc chắn tuyến cao tốc này sẽ quá tải, vì vậy nên dành tiền mở rộng đường bộ”.

Mây


Mây - Nguyễn Ngọc Duyên Anh