Sunday, March 31, 2013

Phóng sinh là một tội ác?


Mới đây trên hệ thống liên mạng toàn cầu xuất hiện bài viết “Tội Ác Phóng Sinh” của một tác giả nào đó trong nước, rồi được nhiều người chuyển tiếp khiến hàng Phật tử có thể dao động, ngoại đạo có thể lấy cớ đó cho rằng Phật Giáo khuyến khích “tội ác” (*) qua tục lệ phóng sinh chứ Đạo Phật cũng chẳng tốt lành gì.
Thế nhưng, trong khi một tục lệ tốt đẹp có trên ngàn năm nay của dân tộc Việt Nam bị công kích thì non một tháng nay, 500 người Mỹ ở Massachussetts- dĩ nhiên toàn người Mỹ giàu có, hiểu biết- đã thả 500 con tôm hùm (lobster) về biển cả. Nhìn tấm hình 500 người này, trong đó có rất nhiều trẻ em, chúng ta thấy họ đang trải qua những giây phút cực kỳ sung sướng vì họ nghĩ rằng họ đã cứu vớt sinh mạng 500 con tôm hùm, cũng là chúng sinh như chúng ta, về với cuộc sống tự do. Nếu họ không làm thế thì chỉ lát nữa đây hoặc chậm lắm là tối hôm đó, 500 chú tôm hùm này sẽ được chuyển tới các nhà hàng sang trọng. Và dưới tài xào nấu khéo léo của các đầu bếp, các chú sẽ biến thành món tôm hùm nướng béo ngậy, thơm phức để phục vụ con người. Dĩ nhiên khi mua tôm hùm như thế, họ cũng phải để đó vài ngày để chờ tổ chức một buổi lễ phóng sinh, khiến tôm hùm có thể yếu đi hoặc có thể bị bệnh. Nhưng có thể nào vì lẽ đó mà chúng ta kết tội họ là “hành hạ thú vật” rồi kéo tới căng tấm biểu ngữ “ Phóng Sinh Là Một Tội Ác” (*) để phản đối họ? Hoặc chúng ta dịch sang Anh Ngữ bài viết “Tội Ác Phóng Sinh” (*) rồi trao vào tay họ để cảnh báo họ là họ đang phạm phải “tội ác tày trời” mà họ không biết? Nếu chúng ta làm thế, tôi đoan chắc họ sẽ nhìn chúng ta như những sinh vật xa lạ, quái đản và có thể đề nghị chúng ta nên vào bệnh viện tâm thần để chữa trị không biết chừng.
Dĩ nhiên cái vòng luẩn quẩn là: Do một lúc bán được 500 con tôm hùm để thả chứ không phải để ăn, chủ vựa thay vì xúc động bỏ nghề, lại thấy làm ăn khấm khá, bèn ra sức đánh thêm tôm hoặc đặt mua thêm tôm nơi các ngư phủ! Thế là có thể hàng trăm chú tôm hùm khác “bị bắt oan” chỉ vì số cầu gia tăng thì số cung gia tăng. Rồi để dễ dàng bắt mấy chú tôm hùm này trở lại, chủ vựa có thể cho uống thuốc làm chúng đờ đẫn, dù có được thả ra, cũng chẳng bơi được xa và rồi chẳng chóng thì chầy, lại chui vào giỏ. Các ông bà ở Masachuttes đã gây “tội ác phóng sinh” lại tới mua. Chủ vựa tôm lại kiếm thêm tiền. Đấy cái thông minh nhưng cũng là cái quái ác, dã man của con người nằm ở chỗ đó. Nghiệp chướng của chúng sinh cũng nằm ở chỗ đó.
Nhìn vào những con chim bị bắt đang nhốt trong lồng để chờ người ta đến mua để phóng sinh. Nhìn thấy đôi cánh chúng rã rời, yếu đuối vì người đánh chim bất nhân đã cho chúng uống thuốc (tác giả không nói rõ thuốc gì) để chúng yếu đi, không thể bay xa rồi bị bắt lại, tác giả bài viết đã xót xa, thương cảm, bất mãn “Tôi đứng đó, ứa nước mắt, và tự sỉ vả mình hèn hạ vì đã không dám lên tiếng” . (*) Từ cái phẫn uất đó nhưng bất lực, thay vì kết tội kẻ săn bắt chim để mưu sinh, tác giả căm phẫn người đàn bà đang làm lễ để thả chim “Lũ chim được người đàn bà giơ cao đưa ra trước đức phật, cầu nguyện và mở nắp, lũ chim đứng yên, không hề muốn bay ra. Người đàn bà phóng sinh thò bàn tay mập mạp, bắt từng con thả ra, chúng bay uể oải và đậu trên một nhánh cây gần đó.” (*) Thế nhưng, thay vì khuyên bảo người phóng sinh là mua chim rồi thì nên thả ngay - không cần đem tới chùa làm lễ - thì phước báu cũng như thế, mà chim thì đỡ khổ, tác giả lên một bản án nặng nề “Truyền thống chim phóng sinh giờ đây là một việc làm độc ác cần xóa bỏ” (*)
Ở đây tôi không hề có ý tranh luận Đúng-Sai hoặc công kích bài viết của tác giả nào đó ở trong nước- mà qua văn phong tôi đoán có thể là một bậc nữ lưu - có hiểu biết, có lòng yêu mến thú vật nhưng lại quá nhiều cảm xúc. Do đó tôi sẽ trình bày vấn đề dưới cái nhìn bao quát thay vì chỉ nhìn về một phía.
Giả sử trong một dịp nghỉ nào đó, tác giả bài viết và một cô bạn ở bên Mỹ mới về, du lịch miền sơn cước, Tỉnh Hòa Bình chẳng hạn. Vừa bước vào một quán bên đường, cạnh bìa rừng, hai người nhận ra một chú nai tơ đang bị trói gô nằm ở dưới đất. Da chú mượt mà, vàng óng, bốn chân chú xinh xắn như chân trẻ thơ, còn đôi mắt chú thì mở to như mắt bồ câu. Nhưng đôi mắt ấy giờ đây ươn ướt, đang nhướng lên van xin, cầu khẩn vì chú đang nằm đó chờ mấy tay chuyên làm đồ nhắm (đồ nhậu) ở miền xuôi mua về xẻ thịt để cung cấp cho mấy ông thích những món thịt rừng như nai sào lăn, nai nướng trui, nai chiên bơ v.v.. Bà tác giả của bài viết thì thản nhiên ăn bánh, uống nước, không để ý chi cả, nhưng cô bạn gái thì cứ nhìn vào chú nai tơ mà nước mắt rươm rướm. Bà đang nghĩ tới những chú nai hạnh phúc trong Vườn Lộc Uyển nơi mà Đức Phật thường thuyết pháp năm xưa, những Công Viên Quốc Gia (National Park) ở Hoa Kỳ, nơi mà tất cả các loài thú được chăm sóc, bảo vệ. Cuối cùng bà hỏi người chủ quán:
- Con nai này của ông phải không?
Người chủ quán sẵng giọng:
- Hỏi để làm gì?
- Tôi muốn mua con nai này.
Chủ quán dịu giọng đôi chút:
- Đã hứa bán cho người ta rồi.
- Nhưng tôi muốn mua nó. Ông có thể để lại cho tôi không?
Chủ quán ngạc nhiên hỏi:
- Bà mua để làm gì?
- Đó là chuyện riêng của tôi. Ông có muốn bán không?
Sau một phút suy nghĩ, chủ quán đáp:
- Tôi đã hứa để lại cho người ta 1 triệu. Nếu chịu trả 2 triệu tôi sẽ bán cho bà.
Không kèo nài, người bạn gái rút trong ví ra 100 đô-la trao cho người chủ quán. Thế rồi dưới sự giúp đỡ của ông ta, người bạn gái bế chú nai ra bìa rừng, tự tay cởi trói cho nó. Cho dù đã được cởi trói, phải ít phút sau chú nai mới có thể đứng dậy. Rồi chú khập khiễng, vừa đi vừa ngoái cổ nhìn lại người đàn bàn, ân nhân đã cứu giúp chú. Rồi ít phút sau, chú nai biến mất vào đám rừng cây…trở về với tự do, với thiên nhiên và với bầy nai. Từ câu chuyện giả tưởng này nảy ra câu hỏi mà ngàn đời sau con người vẫn có thể còn đặt ra:
- Phải chăng việc săn bắt thú rừng để làm món ăn là một tội ác? Theo tôi không hẳn thế bởi vì- nếu không vi phạm luật lệ của chính phủ, của nhà nước thì săn bắn thú rừng, ngay tại Hoa Kỳ, ngoài việc giết thịt để ăn, còn là một “môn thể thao” được ưa chuộng. Hơn thế nữa người chủ quán cũng chỉ hành nghề để mưu sinh,  giống như các trại chăn nuôi cung cấp hằng triệu con lợn, bò, gà, cừu …cho các lò sát sinh, rồi từ đó cho các chợ, các siêu thị để làm thực phẩm cho hàng tỷ con người trên hành tinh này trong đó có chúng ta ung dung ăn thịt chúng mỗi ngày.
- Phải chăng sự thản nhiên của bà tác giả bài viết nói trên là vô cảm, là ác độc? Không! Chắc chắn bà ta chả có tội gì và bà cũng chẳng có trách nhiệm gì trong việc bắt và giết hại thú rừng ngày hôm nay. Có thể hành vi im lặng của bà xuất phát từ quan điểm cho rằng nếu mình xót thương, bỏ tiền ra mua rồi trả chú nai về với thiên nhiên (phóng sinh) là khuyến khích cho chuyện săn bắt. Thà cứ lơ đi, mặc kệ, cho nó chết. Khi chẳng còn ai mua nữa thì mấy tay thợ săn, mấy quán nhậu sẽ thất nghiệp rồi bỏ nghề. Lúc đó, nai, chim có bay, chạy ngờ ngờ trước mắt cũng chẳng ai đụng tới. Đó là giải pháp tốt đẹp nhất.
- Phải chăng hành vi của người bạn gái từ Mỹ về là một tội ác? Thật tình tôi không nhìn thấy, không tìm thấy bất cứ bằng cớ nào, một ý nghĩ ác độc nào khi người bạn gái rơm rớm nước mắt nhìn chú nai bị trói nằm dưới đất, rồi sau đó bà rút tờ giấy 100 đô-la ra mua rồi thả chú về rừng. Trong cái giây phút đó, trong cái giờ phút động tâm đầy nhân tính này đây, bà ta đã hành xử theo phản ứng của một con người có từ tâm. Giống như chúng ta thấy một em bé gái mặt mũi xinh xắn đang đứng ăn xin ở một góc phố, chúng ta xúc động cho em tiền hoặc cho em ăn. Chắc chắn đó không phải là một hành vi tội ác hay khuyến khích tội ác cần phải hủy bỏ chỉ vì người cha bất nhân thấy nhiều người cho em tiền sẽ tiếp tục đầy đọa em, bắt em phải đi ăn mày để sống trên mồ hôi, nước mắt và cuộc đời của em. Kẻ đáng lên án ở đây là người cha độc ác chứ không phải người bố thí. Chúng ta nghĩ thế nào khi các nhà sinh thái học thả mấy chục con chó sói trở lại Yellow Stone National Park để chúng nó ăn thịt những con bison là loài bò rừng lông dài chuyên sống ở đây. Vì thiếu chó sói, loàibison sẽ phát triển bừa bãi, khiến chúng nó có nguy cơ diệt chủng vì không còn thực phẩm (cỏ) để ăn. Cho đến bây giờ tôi chưa thấy một phản ứng hoặc lên án nào của công luận Mỹ về hành vi này của các nhà khoa học để cân bằng sinh thái.
Đức Phật cũng như chúng ta đã sinh vào một thế giới đầy khổ đau. Dĩ nhiên Đức Phật không  muốn khổ, cho nên Ngài đã từ bỏ cung vàng điện ngọc ra đi tìm Chân Lý Diệt Khổ. Do giác ngộ, do bừng nở hoa tâm, do linh mẫn khác thường, Đức Phật đã nhìn thấy cội nguồn của khổ đau do chính Tâm mình, khác hẳn với mọi giáo lý đương thời - khổ đau và hạnh phúc là do Thần Linh (God) tạo ra. Chính vì giác ngộ được như thế cho nên Đức Phật không than Trời oán Đất, không thù ghét tha nhân, không đổ lỗi cho người này người kia mà “trực chỉ nhân tâm” để hoàn thiện con người. Chính vì thế mà suốt 45 năm hành đạo, Đức Phật không bao giờ kết tội ai. Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục. Ngay đối với những người phạm tội ác kinh thiên động địa, Đức Phật cũng không hề kết tội, căm ghét hay nhục mạ họ, mà Ngài chỉ nói về Luật Nhân Quả và chỉ ra con đường tốt lành phải theo. Do đó nếu là người con Phật hoặc thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo, chúng ta không bao giờ kết tội ai mà phải nhìn bằng con mắt cảm thông và bao dung. Cảm thông và bao dung là hai trụ cột đạo đức mà nhân loại đang ngưỡng mộ và vươn tới. Nếu nhìn bằng con mắt này thì chúng ta sẽ xót thương ngay cả những người chuyên bẫy, bắt chim chóc rồi làm cho chúng yếu đi để bày bán trong ngày lễ phóng sinh hay Rằm Tháng Bảy. Phải chăng vì họ không được sinh trưởng trong gia đình sung túc? Không được giáo dục từ thưở ấu thơ về lòng yêu mến thú vật, thiên nhiên, lại sống ở nơi biên địa ánh sáng văn minh, tiện nghi thế giới ít rọi tới cho nên họ phải sống bằng nghề như vậy? Giả sử may mắn như chúng ta đây, liệu chúng ta có làm những nghề như thế không? Thấy mình ấm thì xót thương người giá buốt. Thấy mình no thì xót thương người đói kém. Thấy mình có học thì xót thương người không được mở mang trí tuệ… Thấy người trong cảnh cá chậu chim lồng thì tìm cách cứu ra…đó chính là Phật Tánh…là lương tâm…là trí tuệ rốt ráo của con người.
Còn đối với người đàn bà (?) viết bài lên án những người đang phóng sinh kia là phạm tội ác, thực sự bà không hề có ác ý mà chỉ vì lòng xót thương thú vật và mong muốn giải quyết một lần cho rốt ráo. Thế nhưng bà chỉ nhìn thấy cảnh chim bị mệt mỏi trong lồng khi vị nữ thí chủ làm lễ phóng sinh mà không thấy cả thế giới. Hiện nay trào lưu phóng sinh, thả sinh vật bị bắt giữ về với thiên nhiên, đang thấm dần vào xã hội Hoa Kỳ. Việc thả 500 con tôm hùm ở Massachusetts là bước khởi đầu và sẽ có rất nhiều việc thả như vậy trong tương lai. Rồi lâu dần có thể trở thành một tục lệ.
Gỉa sử ngày mai đây tất cả Phật tử chúng ta cũng như những người thuấn nhuần văn hóa lâu đời của dân tộcchấm dứt tục lệ phóng sinh theo như lời kêu gọi và lên án của tác giả bài viết, câu hỏi đặt ra là: Liệu từ đây sẽ không còn ai săn bắt chim để bán? Liệu cảnh cá chậu chim lồng sẽ vĩnh viễn chấm dứt trên cõi đời này? Theo tôi, câu trả lời hoàn toàn KHÔNG! Bởi vì cho dù tất cả chúng ta có làm thế đi nữa thì vẫn còn có người săn bắt chim để bán cho người nuôi làm cảnh hoặc ăn nhậu. Thế rồi, lại có những người động lòng trắc ẩn. Chúng ta lấy tư cách gì ngăn cản họ động tâm thương xót loài vật trong cảnh cá chậu chim lồng  rồi mua để phóng sinh hoặc đem lên chùa làm lễ phóng sinh? Rồi những người buôn bán, vì cuộc mưu sinh, lại hè nhau bắt cho thật nhiều chim để bán. Nghiệp lực giống như bánh xe luân hồi tiếp tục xoay vần giống hệt như trước, muôn đời muôn kiếp cho đến khi cõi Diêm Phù Đề này hủy diệt. Quý vị thử qua Hoa Kỳ mà xem, ngoài các quán nhậu, nhà hàng - đám cưới nào hầu như cũng có món chim cút rô-ti, các Pet Shop bán  không biết bao nhiêu cá, chim đủ loại đánh bắt từ khắp nơi trên thế giới. Vậy “kỹ nghệ tội ác” đánh bắt chim để ăn hay nuôi làm cảnh, nhốt chim trong lồng, giam cá trong chậu, đâu phải dọ tục lệ phóng sinh mà có?
Từ nguyên thủy, chỉ vì có cảnh cá chậu chim lồng mà có tục lệ phóng sinh. Khi thấy thú vật bị giam giữ để chờ giết hoặc bán - cho dù chưa có hành động phóng sinh - mà chúng ta không động lòng trắc ẩn, không có ý nghĩ phóng sinh là giết chết lòng Từ Bi ngay trên tâm mình. Phóng sinh là biểu tỏ tinh thần yêu mến Tự Do, Đức Hiếu Sinh và Lòng Thương Cảm. Rồi theo dòng thời gian cả ngàn năm đã biến thành tục lệ vì người dân Việt tin rằng trong những dịp hiếu kính cha mẹ, phóng sinh sẽ làm tăng thêm phước thọ cho đấng sinh thành còn sống và siêu sinh cho người quá cố. Cũng chỉ vì có địa ngục mà có lời nguyện “Địa ngục giai không” của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nếu chúng ta vì quá phẫn cảm mà cho rằng “Phóng Sinh Là Một Tội Ác” e rằng sẽ làm tổn thương đến tình cảm một khối người không nhỏ mà tục lệ đó đang lan tỏa ra toàn thế giới, điển hình là Hoa Kỳ qua việc phóng sinh 500 con tôm hùm nói ở trên.
Lo cho dân ấm no trước rồi tăng cường giáo dục trẻ thơ (Phú nhi giáo chi) về lòng yêu mến thú vật, cây cỏ thiên nhiên ngay từ thưở đầu đời là cách chuyển nghiệp vững chắc nhất. Khi không còn ai có ý nghĩ đánh bắt chim để ăn, để bán, thì tục lệ phóng sinh cũng chấm dứt. Khi nhà tù không còn thì các hội ân xá cũng đóng cửa. Khi tất cả chúng sinh đã thành Phật thì kinh giáo dùng để làm gì? Theo giáo lý Hoa Nghiêm của nhà Phật thì vạn vật nương tựa vào nhau mà hiện hữu. Có cái này thì có cái kia. Cái này diệt thì cái kia cũng diệt. Tất cả tưởng chừng như thực nhưng không có cái gì thực cả. Do đó nếu dùng trí tuệ bát nhã để quán chiếu thì không có cái gì đúng mà cũng không có cái gì sai. Tất cả đều do tâm thức biến hiện của chúng sinh. Hạ thấp xuống một tầng cho Thế Giới Ta Bà này, chúng ta có thể chấp nhận một số điều nếu nó không gây khổ đau hay lấy đi sinh mệnh của kẻ khác. Đó là lòng Từ Bi. Còn đi tìm chân lý tuyệt đối Đúng-Sai là rớt vào Cực Đoan và Vô Minh rồi tự làm khổ mình, khổ người. Xét cho cùng, tục lệ phóng sinh của người con Phật - dù có làm cho mấy con chim sắp bị đem làm thịt yếu đi trong lúc chờ đợi được thả (theo tác giả bài viết) thì vẫn còn nhân hậu gấp bội việc dùng gái trinh (trong quá khứ) và giết hằng trăm con bò, dê, cừu (hiện tại) để dâng cúng giáo chủ trong các đạo thờ Thần Linh.
Đào Văn Bình
(California 26 Tháng 8, 2011)
Cước chú: Dấu (*) là phần trích dẫn bài viết “Tội Ác Phóng Sinh”
- Nguyên tựa của tác giả là: "Phóng sinh: Yêu mến tự do và đức hiếu sinh"

Phạm Duy và những bài hát im lặng

Nhiều ngày sau khi bản thông báo đầu tiên (23-3) về chuyện gia đình nhạc sĩ Phạm Duy không cho phép sử dụng các tác phẩm của Phạm Duy ở mọi hình thức, được bố cáo trên một tờ báo lớn nhất của cộng đồng người Việt tại miền Nam Cali, Mỹ, với số bán gần 18.000 bản mỗi ngày, sự kiện này đã làm không ít người yêu âm nhạc xôn xao.

Thậm chí với tuyên bố bác bỏ thông báo đó của nhạc sĩ Duy Cường từ VN, dường như mọi chuyện vẫn đang là một điều khó hiểu.
Ðiều được lưu ý là trong bản tin này, danh xưng của bố cáo là "gia đình nhạc sĩ Phạm Duy" đã sử dụng cụm từ "sẽ không được sử dụng trên mọi phương diện" và đồng thời là sự răn đe khi nhắc đến "hình phạt chính là 250.000 USD cho mỗi vi phạm, và mức án tù". Ðây có lẽ là lý do khiến không ít những lời bình luận mang tính chỉ trích đã xuất hiện ở nơi công cộng, hoặc được lưu lại trên các trang mạng.
Như vậy là sau việc các nhạc phẩm Trịnh Công Sơn, giờ đây các tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy đã bước vào việc có tình huống kiểm soát đặc biệt hơn mọi tác phẩm âm nhạc khác có sự quan tâm của người VN, bao gồm cả các tác phẩm của nước ngoài từ Tchaikovsky cho đến Paul McCartney.
Hậu trường của lời cảnh cáo
Xét về tình trạng hiện nay thì bố cáo được công bố ở Mỹ, không có nghĩa là có hiệu lực ở VN, nơi tất cả các bản quyền được phép của nhạc sĩ Phạm Duy đều do Công ty Phương Nam quản lý. Cho đến lúc này, việc sử dụng bản quyền tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy hiện vẫn diễn ra bình thường.
Thậm chí, ngay ở Mỹ cũng vẫn có vẻ bình thường nếu bạn là một người quen biết, thậm chí là mới mẻ với gia đình nhạc sĩ Phạm Duy cũng không sao, nếu gọi vào xin phép ở số 714-599-4167, miễn không liên quan gì đến D&D Entertainment. Chẳng hạn như live show của ca sĩ B.V. với vài bài hát diễn ra trước bố cáo vài ngày, vẫn được phép hát một cách vui vẻ.
Ở Mỹ, rất nhiều người ngạc nhiên về ngôn ngữ bố cáo cấm sử dụng các tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy lần này. Thực tế là năm 2005, khi về nước, gia đình của nhạc sĩ Phạm Duy cũng từng bố cáo trên báo chí (cũng là báo Người Việt) về chuyện đã giao độc quyền các tác phẩm cho Công ty Phương Nam trong 20 năm.
Nhưng trong lần đó, ngôn ngữ của thông tin đó cũng hết sức nhẹ nhàng, chỉ lưu ý rằng vì việc ký kết này nên những ai muốn sử dụng tác phẩm của Phạm Duy thì xin hãy liên hệ với Công ty Phương Nam.
Có thể hiểu rằng ngôn ngữ bố cáo đó, đã có sự xem xét và đồng ý của nhạc sĩ Phạm Duy, lúc còn sống. Nhiều nhà sản xuất âm nhạc sau đó cũng đã liên hệ với Công ty Phương Nam để sử dụng nhạc của Phạm Duy, cụ thể như hai trung tâm lớn ở Mỹ là Thúy Nga Paris và Trung tâm Asia. Mọi chuyện có vẻ như bình thường trước một cách kiểm soát bản quyền thông lệ. Thế nhưng bố cáo lần này đã gây một cú sốc. Cho dù có thể được châm chước là một sự hiểu lầm về tâm ý, nhưng hậu trường của bố cáo này vẫn đang râm ran với nhiều điều đáng nói.
Theo rất nhiều người trong giới văn nghệ VN tại Mỹ, thật ra lời cảnh cáo này nhằm vào ông Dũng Taylor, giám đốc Trung tâm D&D Entertainment. Trước đó không lâu, ông Dũng dự định tổ chức một chương trình tác giả Phạm Duy & Trịnh Công Sơn (theo sự biên tập của ca sĩ Thu Phương, hiện là vợ ông Dũng Taylor) vào ngày 31-3 này tại Saigon Performing Arts Center, Cali. Chương trình có tên là Ru tình.
Ðã có những cãi vã quanh chuyện tiền tác quyền giữa ông Dũng Taylor và đại diện gia đình Phạm Duy. Ông Dũng Taylor không cho biết số tiền cụ thể là bao nhiêu, nhưng ông có nói trên báo Người Việt ngày 28-2 là "một số tiền không nhỏ". Tuy nhiên, sau đó ông Dũng Taylor mượn sóng truyền thanh của một đài địa phương ở Cali để trách móc. Một nhà báo ở miền Nam Cali giấu tên nói rằng ông Dũng đã làm gia đình Phạm Duy tức giận khi tuyên bố ở ngoài rằng "được ông làm chương trình cho là may lắm rồi".
Chưa biết hoàn toàn thực hư ra sao, nhưng hiện người ta suy luận rằng bố cáo về việc cấm sử dụng nhạc Phạm Duy ở Mỹ có nhiều khả năng là từ chuyện này. Phía ông D&D Entertainment cũng đã im lặng thay đổi poster quảng cáo và cả ca sĩ, chẳng hạn như ca sĩ Uyên Linh sẽ thôi không diễn, mà chỉ còn các ca sĩ Khánh Ly, Tùng Dương, Hà Anh Tuấn, Thương Linh và Thu Phương trình diễn trong một nội dung được biên tập gần như hoàn toàn khác hẳn. Các bài báo được quảng cáo, giới thiệu cho chương trình cũng đã được lặng lẽ tháo xuống trên các trang web chính.
Rắc rối chuyện bản quyền
Trên Tuổi Trẻ (ngày 29-3), nhạc sĩ Duy Cường với danh xưng là người đại diện bản quyền chính thức của nhạc sĩ Phạm Duy tại VN đã bác bỏ bố cáo gây xôn xao này. Trong đó ông nhấn mạnh "cá nhân nào đó" đưa ra thông báo này sẽ phải tự chịu trách nhiệm.
Nhưng không đơn giản việc "cá nhân nào đó" có thể đủ thẩm quyền hay văn bản, để viện được các điều luật bản quyền của Chính phủ Mỹ cho ra một thông báo hết sức mạnh mẽ như vậy. Số điện thoại liên lạc được đăng trên báo Người Việt, được biết hiện do ông Duy Ðức, con trai của nhạc sĩ Phạm Duy, nắm giữ. Ngày 29-3, khi trả lời về việc thông cáo bản quyền này còn hiệu lực hay không sau tuyên bố của nhạc sĩ Duy Cường, ông Duy Ðức đã trả lời một cách nhã nhặn rằng: "Dạ thưa, mọi việc vẫn cứ như thông báo, không có gì thay đổi cả". Thậm chí, ông Ðức nói rằng sẵn sàng trả lời phỏng vấn qua email để giải quyết mọi thắc mắc.
Như vậy, dường như câu chuyện bản quyền của nhạc sĩ Phạm Duy đang có một vấn đề lớn hơn là việc bất đồng trong nội bộ gia đình về việc kiểm soát bản quyền, hay nói rõ hơn là về chuyện ai là người có quyền kiểm soát bản quyền hơn 1.000 bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy.
Những câu chuyện hậu trường đó không phải ai cũng biết hoặc quan tâm, đặc biệt là những khán giả yêu mến các tác phẩm của Phạm Duy. Nhưng với rất nhiều người, nội dung vừa được tung ra tại Mỹ, được coi là rất gay gắt của bố cáo lần này, đã làm không ít người cảm giác bị tổn thương. Một trong những lý do mà phản ứng của khán giả rộ lên, đơn giản vì nhạc Phạm Duy là một trong những lựa chọn hết sức quen thuộc của khán giả, của các phòng trà, sân khấu... ở trong nước. Những gì của ông đã là một phần trong đời sống tinh thần của họ. Vì vậy không ít người đã tức giận đến mức trách móc người đã mất, quên mất rằng những chuyện như vậy chỉ được sắp xếp bởi người còn sống mà thôi.
Và những bài hát im lặng
Những bài hát buộc phải im lặng dưới cái tên Phạm Duy, dường như chỉ là một cách làm có mục đích nhỏ, nhưng khá vội và được xem là thiếu cách suy tính chu toàn khiến cho nhiều người cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến nhiều điều quá lớn lúc này: Người nghe vừa mất một Phạm Duy nay lại mất cả các tác phẩm của Phạm Duy!
Cũng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trái tim nghệ sĩ của Phạm Duy cũng vẫn luôn khao khát một điều vĩnh cửu và giản dị, đó là được nghe giai điệu của mình vang lên trong đời sống, mặc nhiên và không toan tính. Trong một lần trả lời phỏng vấn vào năm 1996, khi được hỏi nếu cần phải gửi một lời cảm ơn quan trọng nhất đến ai đó trong đời mình thì ông chọn cảm ơn ai, nhạc sĩ Phạm Duy đã từng thốt lên rằng: "Xin cảm ơn tất cả những ai còn hát nhạc Phạm Duy".
Có thể tính cách của nhạc sĩ Phạm Duy không dễ gần trong đời thường để được yêu mến trọn vẹn, nhưng trái tim nghệ sĩ của ông thì rộng lớn và luôn đau đáu ước nguyện cống hiến tài năng của mình cho quê hương và con người VN. Vì vậy, đôi khi chút lời ngăn trở ở đời sau, dù chỉ là cho một mục đích nhỏ, nhưng nếu thiếu dè dặt, có thể làm đau tấm thịnh tình của khán giả vẫn đang dành cho ông. Và hãy tự hỏi sẽ làm đau biết bao nhiêu trái tim của người nghệ sĩ đã khuất.
TUẤN KHANH
Nhạc sĩ Phạm Duy ký tặng sách cho khán giả trong đêm nhạc mừng sinh nhật 91 tuổi của ông tại nhà sách Phương Nam, Q.Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: Gia Tiến

Tin Chủ Nhật, 31-03-2013


Tin Chủ Nhật, 31-03-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Cờ Tổ quốc tung bay trên biển Hoàng Sa (DT).  - Lá chắn Phong ba ở Trường Sa (SGGP).  - Gửi người lính biển của tôi (QĐND).  - Thiếu nhi quận 8 thăm các chú hải quân (PLTP).
<- TS Trần Công Trục: Tàu cá bị bắn, phải kiện TQ ra tòa án quốc tế (PN Today).  "Và việc đệ đơn kiện lên các cơ quan tài phán quốc tế về các vụ việc đã xảy ra có liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, là điều cần thiết và nên làm ngay". Chính phủ VN phải kiện TQ ra tòa án quốc tế, bởi việc này không phải là việc riêng của  ngư dân, mà là đụng đến chủ quyền quốc gia. Hơn nữa, nếu chỉ phản đối chiếu lệ, TQ sẽ tiếp tục nã đạn vào ngư dân VN. Chính phủ không thể bỏ mặc ngư dân đơn độc đương đầu với thú dữ ngoài biển khơi, trao thêm mấy lá cờ cùng bài thơ, để ngư dân tiếp tục ra khơi trong tình trạng không được trang bị những điều kiện tối thiểu để tự vệ trước TQ. Bỏ mặc ngư dân đối phó với TQ là việc làm vô nhân đạo, thiếu trách nhiệm với dân của mình.  - “Chính phủ sẽ hỗ trợ ngư dân mạnh mẽ hơn”(VnEco).  Chỉ thấy "tăng cường hỗ trợ", chưa biết hỗ trợ cái gì, hỗ trợ bằng cách nào.

- Điểm chạm (Nguyễn Thông). “Chả ai muốn chiến tranh, nhưng phải giữ được tư thế của một dân tộc, một quốc gia. Dư luận thế giới sẽ không ủng hộ ta khi ta nổ súng trước, nhưng sẽ đồng tình, đứng về phía ta khi ta cứng cỏi không chịu cúi đầu khuất phục trước Trung Quốc. Nó bắn cháy tàu ta, trên vùng biển chủ quyền ta, ta có quyền tự vệ, bắn trả, phản công. Cứ sợ nó khiêu khích, lấy cớ để làm càn thì kéo dài sự sợ hãi khiếp nhược đến bao giờ”. - Trung Quốc lật lọng, vu cáo Việt Nam (PT).

- LỜI THỀ (Nguyễn Quang Vinh). “Cuốn tiểu thuyết này là luận chứng về thân phận người Việt đã sống truyền đời trên quần đảo cát vàng mà hậu thế đặt tên là HOÀNG SA. Cuốn tiểu thuyết này ghi lại lời kể của những sinh linh đã sống, đã chết, đã tồn tại đời đời kiếp kiếp trên Hoàng Sa, những sinh linh gốc Việt. Cương giới Việt ở đây là bằng xương cốt của nhiều thế hệ, vì thế nên cát mới vàng, màu vàng của xương cốt, của hồn vía, tầng tầng lớp lớp xương cốt Việt ở đây đã dẫn đường cho nhà văn tìm đến, để nghe họ kể lại, và ghi ra đây bằng tất cả những gì mà nhà văn cảm được, thấy được, nghe được”.

Người phương Tây viết gì về Hoàng Sa, Trường Sa của VN? (KT).

Indonesia đối đầu Trung Quốc về đường “lưỡi bò” (VnM).

Nhật sẽ biến Senkaku/Điếu Ngư thành “pháo đài bất khả xâm phạm” (KT).  - Học giả Mỹ: Trung Quốc sẽ tiếp tục là "kẻ bắt nạt" phiền phức (GDVN).

Đài Loan tăng cường lực lượng tuần tra trên biển Hoa Đông (RFI).

‘Trung Quốc đã đưa Biển Đông và Hoa Đông vào tầm ngắm từ lâu’ (Sống mới).

Đà Nẵng “thông tuyến” Hoàng Sa (Sống mới).

Nhận xét của một tu sĩ về việc thanh minh của Hoàn Cầu Thời báo (ĐCV).

Khi RSF thiếu thiện chí, lẩn tránh sự thật! (ND). “Ai từng quan tâm tới hoạt động trên internet của mấy vị gọi là ‘blogger - nhà dân chủ’ ở Việt Nam, hẳn đều biết tới bức ảnh được công bố trên mạng, trong đó có hình một ông béo tốt, râu ria tua tủa, đang ngồi xổm trên vỉa hè, lưng dựa vào cột điện, tay bê laptop, tay hí húi gõ bàn phím để đưa tin về một sự kiện đang diễn ra… Không rõ khi xem xét, đánh giá hoạt động của blogger ở Việt Nam, cái gọi là "tổ chức Phóng viên không biên giới" (RSF) có biết bức ảnh này?” Chỉ đưa ra 1 bức ảnh rồi cãi với RSF rằng ở VN có tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do internet?

SBTN phỏng vấn: Trần Huỳnh Duy Thức qua lời kể của những người bạn (Dân Luận).

Cập nhật tình hình Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (VOA). Cháu nói trước khi bị bắt cháu đo mắt 3,5 độ nên bây giờ nhìn mọi vật rất khó khăn. Cháu nói đau đầu dữ dội, cháu cũng đau bụng; ốm và xanh. Cháu nói không ngủ được vì nằm mơ thấy ác mộng”.
- Bàn về luật hóa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Bài 1: Phân biệt giữa quyền lực của Đảng và quyền lực của nhân dân (TS).
Truyền hình Việt Nam bị phát hiện ngụy tạo thông tin về góp ý Hiến pháp (RFI). - Khi truyền thông thay áo cho người được phỏng vấn(RFA). Đặc biệt là một cái đài truyền hình của trung ương đưa tin mà không xác nhận tin tức về người này như thế nào mà lại đưa là linh mục Nguyễn Quốc Hiếu vào đấy thì nó tạo sự phản cảm cho người xem vì nó không đúng”. -“Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu” hay trò bịp bợm của Đài truyền hình Việt Nam(ĐCV). =>
Có âm mưu trong sửa đổi Hiến Pháp?(DLB).   - Con “Công Cụ” (DLB).   - 20 triệu lượt ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (QĐND).  - Vĩ mô và vi mô (DLB).  - Hiến pháp sửa đổi năm 2013 chỉ cần giữ "điều 4" là đủ (DLB). - Điều 4 Hiến pháp: “phản động ra sao”!? (DLB). - Dân với đảng - ai phản động?  (DLB). 
Bs. NGuyễn Đan Quế: Phải bầu cử tự do quốc hội lập hiến (Chuacuuthe). “SỨC MẠNH QUẦN CHÚNG VIỆT NAM TUYÊN BỐ THẲNG VỚI BỘ CHÍNH TRỊ ĐẢNG CỘNG SẢN HÀ NỘI:  ‘PHẢI NHẤT THIẾT TIẾN ĐẾN BẦU CỬ TỰ DO QUỐC HỘI LẬP HIẾN ĐỂ THẢO HIẾN PHÁP MỚI DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM’.” - Hãy hành động, thời gian không chờ đợi, dân tộc không còn ta sống cũng bằng không (DĐCN).
Phát động – Hội Nghị Lập Hiến Dân Chủ (Lam Việt). “Việc thành lập UỶ BAN BẦU CỬ DÂN CHỦnày sẽ cung cấp người trúng cử đại diện cho người dân của địa hạt tham gia vào HỘI NGHỊ LẬP HIẾN DÂN CHỦ toàn quốc. Những trúng cử viên này sẽ được xem xét tái bổ nhiệm giữ các vị trí quan trọng cho CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ LÂM THỜI tại địa hạt, hoặc cho CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ LÂM THỜI trung ương, đồng thời những trúng cử viên này cũng sẽ được xem xét bầu chọn làm Nghị Sĩ đại diện cho địa hạt sinh hoạt tại các hoạt động của Quốc Hội sau khi HỘI NGHỊ LẬP HIẾN DÂN CHỦ thành công”.
Cơ sở của Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (QĐND/ Ba Sàm).  “Việc quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán để khẳng định vị trí, vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng, mà còn là một nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị-xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn”. “Việt Nam” nào lựa chọn? Đảng CSVN tự chọn hay người dân VN chọn? Cứ thử cho trưng cần dân ý, có các cơ quan độc lập quốc tế giám sát sẽ biết ngay là dân có chọn đảmg lãnh đạo hay không. Thử làm 1 lần để cho dân tâm phục, khẩu phục, “các thế lực thù địch” chắc chắn cũng sẽ phục, không có cách gì mở miệng “chống phá” đảng nữa. Quan trọng là đảng có dám hay không?
Đôi điều suy nghĩ về 'HIẾP PHÁP' (DLB). - Đảng "nuôi ong tay áo" rồi ! (Lê Khả Sỹ).  - Tôi góp ý về Hiến Pháp 1992 (DLB).  - Nguyễn Hoàng Đức: HIẾN PHÁP CHỈ LÀ HIẾN PHÁP KHI CỦA TOÀN DÂN (Nguyễn Tường Thụy). - Nguyễn Thanh Hà: ĐỂ GÓP Ý CHÂN THÀNH VÀO HIẾN PHÁP: VẤN ĐỀ LÀ CÁCH NHÌN ĐÚNG MỌI VẤN ĐỀ (Phạm Viết Đào).  - BẢN THAM GIA GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 BẰNG THƠ ĐƯỜNG LUẬT CỦA NGÔ VĂN HẢI (Phạm Viết Đào). - ABC VỀ HIẾN PHÁP: 83 câu hỏi – đáp (Ba Sàm).
Ba kiến nghị về Hiến pháp của 7 nhóm xã hội và các tổ chức xã hội dân sự (FB ISEE/ CVHP). Đó là: Góp ý với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của 7 nhóm xã hội, nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương  –   Kiến nghị của nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới (“LGBT”)   –   Kiến nghị của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam về sửa đổi hiến pháp 1992
- Nguyễn Đại: NHẬT KÝ KIẾN NGHỊ 72 (2) (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Võ Trí Hảo: Làng không có chỗ trong Hiến pháp (TS).
Nguyễn Văn Thạnh - Nền móng dân chủ và gốc rễ độc tài (1) (Dân Luận). “Chúng ta tranh đấu cho nền dân chủ nhưng không lên tiếng ngăn cản các dự án trăm tỷ, nghìn tỷ liên tục được nhà nước tung ra; không khai trí để toàn dân xây dựng nền kinh tế tư nhân thì thật là xây lâu đài trên cát”.
Cái Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay chẳng có gì giống với cái đảng ấy ngày xưa (FB Hoang Hung).
Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn (UBCL&HB).   - Ủy ban Công lý Hòa bình và Giám mục Hải Phòng kêu gọi trả tự do cho gia đình Đoàn Văn Vươn (RFI). Ông Đoàn Văn Vươn và gia đình, vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân”. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Tuyên bố về vụ án và phiên tòa tại Tiên Lãng, Hải Phòng (DLB).

- Nguyễn Thị Ánh Hiền Sinh viên Luật, Đại học Luật HCM: Đi tìm sự hợp lý trong lý do biện minh "tự vệ" ở vụ án Đoàn Văn Vươn (Dân Luận).  - Vụ ông Vươn: 'Chính quyền sai hoàn toàn' (BBC). - Luật sư Trần Vũ Hải nói về phiên xử ông Vươn (BBC). “Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng”.  - Bọn phản động Tiên Lãng sắm dây thòng lọng cho Đảng cộng sản (DLB). - Đoàn Văn Vươn “thương cho” Lương Thanh Nghị (*) (DLB). - Công lý và bạo lực (Phi Vũ).

TUYÊN BỐ CỦA NÔNG DÂN VĂN GIANG VÀ DƯƠNG NỘI VỀ HAI VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG DÂN ĐOÀN VĂN VƯƠN TẠI HẢI PHÒNG (Tễu/ BS).

Minh bạch không dễ (Trần Kinh Nghị). “Quần chúng nhân dân đã quá quen với việc lắng nghe và làm theo sự chỉ đạo của cấp trên, hoặc theo gương của lãnh đạo, v.v... Quen đến mức quên cả bản thân mình thực sự nghĩ gì và muốn gì. Tai hại hơn là, nếu có ai không làm như thế sẽ bị coi là sai lầm, là diễn biến..., thậm chí là phản động, chống đối...”

Dự thảo Luật Đất đai và vấn đề chủ thể sử dụng đất (VOV).

TÁC PHONG LÃNH ĐẠO (Bùi Văn Bồng).  - Quan chức của chúng ta thật là… vui tính (Đào Tuấn/ LĐ). “Đổng lý văn phòng thì trát quân đi xem ‘cuộc thi đá bóng’. ‘Sổ đỏ’ vườn quốc gia Phong nha kẻ bàng được mang đi ‘cắm’ để chạy dự án. TGĐ Vinalines thì ‘đi công tác nước ngoài’, vắng mặt trong cuộc họp sống còn. Và ở ngay chân tháp rùa, quan chức thủ đô được ‘bôi cũng không trơn’.” - Công an vào cuộc vụ 'cầm cố' sổ đỏ Di sản thế giới (TP).

- Nhà Văn Nguyễn Hiếu: Sao các ông cứ cố tình phá Hà nội yêu dấu của tôi thế ? (Nguyễn Tường Thụy). - Ngẫm nghĩ về đất nước hiện nay (VOV/ HDTG).

An ninh mạng: Phòng thủ không tốt, đáp trả là tự sát! (ND).

Phạt xe không chính chủ “không ổn lắm” (VnEco).  - Xe không chính chủ: Khuyến cáo, nhắc nhở và chưa xử phạt (PT).  - Xe chính chủ - Còn không ít băn khoăn (VOV). - Chẳng lẽ vô chính phủ ? (Lê Khả Sỹ). “Là một công dân, tôi hy vọng Nhà nước ta không đến nỗi vô chính phủ để cho một số bộ phận dựa thế lộng quyền tác oai tác quái. Bởi không ai dại làm chính trị mà không biết thu phục nhân tâm, con đường chính trị nếu xa rời nhân tâm sẽ tự dẫn mình vào con đường chết !

Lãng phí vì mã số công dân (NLĐ).

TNGT tăng: Cần “tự xử”! (NLĐ).  - CSGT Hà Nội rà soát chiến sĩ bụng to, thấp bé (LĐ).

Vụ thi thể dưới cống nước: Trần tình của con rể Chủ tịch UBND tỉnh (PL&XH).  - Con rể Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc lên tiếng sau tin đồn (GDVN). - Vụ án Vĩnh Phúc: Một 'nhân vật' mới trở thành 'mục tiêu săn đuổi' (NĐT).

Giám đốc CA xuống đối thoại với dân nhưng cho rất nhiều an ninh ghi hình? (FB Hung Hoang). =>

Công an Sóc Trăng bao che cho côn đồ miệt vườn?(PLVN).

Bỗng dưng bị … kê biên nhà (PNTP).

Triệu tập 300 'sếp' làm rõ đường dây lừa đảo MB24(TP).

2 trận động đất liên tiếp tại thủy điện Sông Tranh 2 (NLĐ).

Tháng tư lừa dối! (DLB).  - Lời thú tội của một Ngụy quân (DLB).

TÍN HIỆU GÌ ĐÂY TỪ BÀI BÁO LẠ CỦA ĐẠI TÁ NGUYỄN NHƯ PHONG (Phạm Viết Đào).

Câu hỏi của em gái Dương Chí Dũng đằng sau vụ anh trai bỏ trốn (GDVN).

Từ Việt Nam, gia đình nạn nhân một vụ buôn nô lệ kêu cứu (RFI). Tháng 5/2012, con gái của bà tên Nguyễn Thị Hoa bị dụ dỗ sang Trung Quốc làm việc nhưng đã bị bán làm vợ”.

Nhà sư Tây Tạng tự thiêu hồi trong tuần đã tử vong (RFA).

Bắc Triều Tiên gia tăng hăm dọa quân sự (RFI).  - Tuyên bố chiến tranh của Triều Tiên là do Hàn Quốc dịch nhầm? (Zing).  Nhưng cái này chắc không nhầm? Bắc Hàn nổi giận chĩa tên lửa đe dọa Mỹ (BBC). - Vì sao Triều Tiên đòi đánh Mỹ? (KP). Vì đói quá rồi nên làm Chí Phèo.  - Bắc Hàn trong 'tình trạng chiến tranh' (BBC). - Nam Triều Tiên yêu cầu Bắc Triều Tiên ngưng đe dọa (VOA). - Quốc tế quan ngại trước tuyên bố tình trạng chiến tranh của Bắc Triều Tiên (RFI). - Cuộc đặt cược vào bán đảo Triều Tiên (TT).  - Giải mã những lời đe dọa của Triều Tiên(Infonet).  - Mỹ cáo buộc Bình Nhưỡng làm tăng nhiệt bán đảo Triều Tiên (VOV). - Cận cảnh bản đồ kế hoạch đánh Mỹ của Triều Tiên (DV). - Bán đảo Triều Tiên sẽ khó bùng nổ chiến tranh (Sống mới).
  - Vì sao tiền xu vàng của Triều Tiên bị đầu cơ? (VnEco).

Những Ngày Thịnh Nộ – Chương 10 (Phan Ba).

Khi tài nguyên đất được bán cho nước ngoài (PT).

KINH TẾ

Sẽ công khai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (TBKTSG).  - Xăng tăng kỷ lục, cước vận tải rục rịch phá... kỷ lục (DT).  - “Nói tăng giá xăng do buôn lậu gia tăng là không hợp lý” (Infonet).  - Hài hòa lợi ích ở đâu? (TN).  - Tăng giá xăng dầu: Cần cung cấp sớm thông tin cho báo chí (VnM).  - “Quả đắng” trong điều hành, quản lý (DV). - Xăng dầu lên giá: trăm dâu đổ đầu tằm (RFA blog).

Sáp nhập DN trong khủng hoảng: 1 + 1 = ? (DĐDN).

“Tiếp tục nghiên cứu” hạ lãi suất, giảm thuế (VnEco).
Tổng cục Cảnh sát nói về việc độc quyền của SJC(TP). - Tổng cục Cảnh sát bất ngờ lên tiếng về việc độc quyền của SJC (DT). - “Thương hiệu vàng miếng quốc gia giúp SJC hưởng lợi” (TT).  - “Góc khuất” phiên đấu thầu 26.000 lượng vàng (VnEco).  - NHNN: Bình ổn thị trường vàng không cần tính đến yếu tố giá (Sống mới).  - Bình ổn hay kiếm lợi từ vàng? (TT). =>

Tiến sĩ Alan Phan cam kết trả lời đủ 15 câu hỏi(TT).  - Ý kiến của TS Alan Phan: doanh nghiệp bất động sản nói gì? (TT). - Để bất động sản “rơi tự do”: tái sinh hay là chết?  (DT).  - Lo ngại “lách luật” hưởng ưu đãi gói cứu trợ (ĐTCK).  - Nhà thu nhập thấp ở Hà Nội trước thời điểm giao nhận (TTXVN). - Cấm cửa dự án mới để cứu ế BĐS (VEF). Hà Nội hiện còn tồn 20.500 căn chung cư, là những căn do các chủ đầu tư chào bán nhưng không tìm được người mua. Do vậy, sẽ mất từ 1,5 năm đến 4 năm để tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho này…”

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 30-3-2013 (VF).

- Video: Thanh toán không dùng tiền mặt (VTV).

- Doanh nghiệp ngành giao thông: Lãi mỏng, lỗ dày (SGTT).

VĂN HÓA-THỂ THAO

YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 47) (Nhật Tuấn).

Lê Thiệp, con người và nhà báo (Chuacuuthe).

CẢM NHẬN THƠ NGUYỄN ĐẠI BƯỜNG (Bình Địa Mộc).

Diễn từ nhận giải Dịch thuật của Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh (Phạm Nguyên Trường).

- Bất lực trước hiện tại, đành quay lại quá khứ: Chiến thắng Bạch Đằng, bản hùng ca vang mãi (QĐND).

Kawom Khik Nâm Krung phát động cuộc thi tìm hiểu “Lễ hội Rija Nâgar 2013″ (Gulpataom).

Muộn phiền xuất bản (PNTP).

Tìm giải pháp phát triển cho du lịch Thành Nhà Hồ (TTXVN).
Xã hội hóa nghệ thuật Chuyện dài hơi (SK&ĐS).

<- Độc đáo ngôi nhà… bằng đất đỏ bazan (TN).

Rắc rối chuyện thừa kế di sản nhạc Phạm Duy (TN).

Nhạc sĩ Trần Kim Ngọc: Xây nhà cho nghệ thuật thể nghiệm (TTVH).

Người lính mê đóng đàn (NLĐ).

Greenfields (Đồng Xanh) : Tình khúc bất tử tiêu biểu cho dòng nhạc folk (RFI).

- Video: Tạp chí truyền hình tăng lượng phát hành(VTV).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

GS đề nghị cách chức hiệu trưởng ĐH KTQD (VNN).

Tuyên chiến với gian lận trong giáo dục - Kỳ 4: Cần giải quyết từ gốc (TN).

- Hà Nội: Xử lý cá nhân vụ “Lý Thường Kiệt chiến thắng... Bạch Đằng” (VnM).
- Kon Tum: Giật mình học sinh tiên tiến lớp 9 không làm nổi... phép tính chia! (DT).

Cô gái Nùng và dự định mang “cái chữ” về bản (PT). =>

Thế giới của những nữ sinh (TS).

Bí kíp của những sinh viên thành đạt? (VNN).

Thăm trường học không thể xấu hơn ở Thanh Hóa (VNN).  - Kiên Giang: Trường học thành nơi... nuôi gà vịt (DT).

Con vụng về tại... cha mẹ? (SGTT).

Tìm thấy con lai của người hiện đại và người tiền sử (VNN/ Megafun).

Pin mặt trời hữu cơ được chế tạo từ cây cỏ (Sống mới).

- Video: Khám phá thế giới: Truyền thuyết những vùng đất - Phần 9: Tình thân giữa người Aissaoua và loài rắn (VTV).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

Vắc-xin Quinvaxem vô can?! (NLĐ).  - Nữ y tá sống sót kỳ diệu sau đại dịch SARS (VNE).

Bi kịch đời phu trầm (NLĐ).  - Khẩn trương truy tìm kẻ giết 5 thợ rừng (TN).  - Khám nghiệm hiện trường vụ thảm sát 5 người tìm trầm (DV).  - Những tình tiết đáng ngờ trong vụ 5 phu trầm bị giết (LĐ).   - Nhiều người nghi vấn được mời đến cơ quan điều tra (PLXH). - Vụ 5 người tìm trầm bị giết dã man: Hai nhân chứng vào Quảng Trị nhận dạng một số đối tượng (SGGP).

Chiêu “móc túi” của dân nấu cỗ thuê (LĐ).

“Tình yêu không chính chủ”! (SK&ĐS).

<- Chàng trai Cơ Tu dốc cả gia sản xây cầu cho dân bản (GĐ).

“Xe điên” gây tai nạn, náo loạn trung tâm Sài Gòn(VNN).   - Hà Nội: Xe buýt vượt cầu cấm, gây tai nạn(TP).  - Lâm Đồng: Xe lao xuống suối, 18 người cấp cứu (SGGP).

Tắm biển cuối tuần, 3 HS lớp 11 bị sóng cuốn chết(TT).

Mưa to, người Hà Nội lại ke bờ tát nước (Sống mới).

Xây làng định cư giữa vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên: Lợi bất cập hại (CAND).

Thực hư chuyện tái xuất của “rắn thần” tại miếu Bà (LĐ).

Bắt xe chở 70 ký rùa, baba, kỳ đà, rắn ráo, rắn hổ đất... (NLĐ).

Mưa đá, lốc xoáy đổ xuống Nghệ An, Thanh Hóa (TT).

- Video: Việt Nam - Đất nước - Con người: Tháng Ning Nơng (VTV).

Vượt lên số phận (Kichbu).

Nổ gas trong mỏ than ở Trung Quốc giết chết 28 người (VOA). - Đất sạt lở chôn vùi 83 công nhân ở Tây Tạng(VOA). - Tại nạn hầm mỏ tại Tây Tạng, hơn 83 công nhân bị chôn sống (RFI). Bắc Kinh đã khuyến khích khai thác trên quy mô lớn các mỏ nên đã dẫn đến các vụ lở đất vẫn liên tục ở đây”.

QUỐC TẾ
Ahmed vai đeo súng AK, miệng phì phèo thuốc lá
Quân nổi dậy Syria lại giết thêm 1 giáo sĩ thân chính phủ (VOA). - Thủ đô Damascus của Syria bị chìm trong bóng tối (TTXVN).  - Syria lên án vụ tấn công trường đại học ở Damascus (TTXVN).  - Phương Tây đột ngột cấm vận vũ khí phiến quân Syria (KT) . - Sốc với hình ảnh chiến binh 8 tuổi ở Syria (VNN). Lời bình của TSG: "Em này còn chơi nổi hơn cả Nguyễn Tấn Dũng, tức đ/c X khi 'người' bỏ chăn trâu khi tròn 12 tuổi" =>

Nga tố cáo Hoa Kỳ can dự vào công việc nội bộ(VOA). - Nga cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ (RFI).

Cựu thành viên lực lượng bán quân sự Serbia bị tuyên án 45 [năm] tù (VOA). Ông Veselin Vlahovic bị tòa xét là can tội giết 31 người, cưỡng hiếp ít nhất 13 phụ nữ và tra tấn và cướp bóc mấy mươi người tại hai khu vực Grbavica và Vraca do Serbia kiểm soát ở thành phố Sarajevo vào năm 1992”.

Iran hối thúc Liên Hợp Quốc có hành động với Israel (VOV).

Trường tiểu học ở Pakistan bị tấn công, hiệu trưởng thiệt mạng (VOA).

Dân chúng Kenya chờ phán quyết của Tối cao Pháp viện (VOA). - Tòa án Tối cao Kenya khẳng định kết quả bầu cử tổng thống (VOA).

Diễn viên hài người Ai Cập bị bắt vì tội 'xúc phạm' Hồi giáo, tổng thống (VOA).

Hợp tác Hồi giáo triệu tập hội nghị về bạo lực tôn giáo ở Miến Điện (RFI).

Ý vẫn loay hoay tìm cách thành lập chính phủ mới (RFI).

- Video: PTL nước ngoài: Trận chiến cuối cùng - Tập 1 - Phần 1: Cuộc xâm lược (VTV).

* VTV1: + Chào buổi sáng - 30/03/2013; + Tạp chí kinh tế cuối tuần - 30/03/2013; + Tài chính tiêu dùng - 30/03/2013; + Câu chuyện văn hóa - 30/03/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao - 30/03/2013; + 360 độ Thể thao - 30/03/2013; + Thể thao 24/7 - 30/03/2013; + Sự kiện và bình luận - 30/03/2013; + Trang địa phương - 30/03/2013; + Vua đầu bếp - 29/03/2013; + Nông thôn mới - 30/03/2013; + Chiếc nón kì diệu - 30/03/2013; + Khoảnh khắc cuối tuần - 30/03/2013; + Cuộc sống thường ngày - 30/03/2013; + Thời tiết du lịch - 30/03/2013; + Thời sự 12h - 30/03/2013; + Thời sự 19h - 30/03/2013.


* RFA: + Sáng 30-03-2013

Tối 30-03-2013

* RFI: 30-03-2013