Trong quá trình tìm tư liệu, tôi thấy hai luồng ý kiến hoàn toàn trái ngược về Thanh Lan. Một phía thì ghi nhận những đóng góp của cô; phía còn lại vì nguyên nhân nào đấy, không tiếc lời miệt thi cô. Cá nhân tôi nghĩ, phàm là con người, không ai có thể tránh được vấp váp, sai lầm. Tôi không biết và không dám phán xét về Thanh Lan, song với tôi, Thanh Lan là một nghệ sĩ tài năng và những cống hiến của cô cần được trân trọng.
Tiếng ca học đường
Phim chẳng có đạo diễn, chẳng có kịch bản, chỉ có người điều khiển máy và 2, 3 ông Nhật “chỉ đạo diễn xuất” . Suốt 1 tuần lễ như thế, và cứ 2, 3 hôm lại có một số đàn ông Nhật kéo tới ngôi biệt thự để ngắm nghía Thanh Lan “đóng phim”.
Thanh Lan chào đời ở thành phố Vinh, Nghệ An vào năm 1948, với tên đầy đủ là Phạm Thái Thanh Lan, trong một gia đình nổi tiếng giàu có. Cậu của cô chính là ông Thái Thúc Nha - chủ hãng phim Alpha đình đám một thời.
Cô theo gia đình vào Sài Gòn từ nhỏ. Thời tiểu học, Thanh Lan theo học trường Saint Paul - một trường dòng nội trú nổi tiếng dành cho con gái những gia đình quý tộc Sài Gòn nằm trên đường Cường Để, Q.1 (Tôn Đức Thắng bây giờ).
Chính tại đây, cô đã được các xơ dạy hát và học đàn piano. Sau đó, cô được vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh và nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi hướng dẫn thêm.
Năm 12 tuổi, Thanh Lan đã nuôi mộng làm ca sĩ nên khi nghe chương trình văn nghệ của ban Việt Nhi do nhạc sĩ Nguyễn Đức phụ trách phát trên Đài Phát thanh Sài Gòn, Thanh Lan nằng nặc đòi mẹ dẫn đi thử giọng. Một tuần lễ sau, Thanh Lan toại nguyện ước mơ khi được thu âm bài Vui đời nghệ sĩ (Văn Phụng).
Giọng hát vui tươi, tràn đầy sức sống của cô đã gây được sự chú ý của thính giả và tất nhiên, ông bầu Nguyễn Đức rất hài lòng về cô học trò mới này. Tiếng hát Thanh Lan khi ấy xuất hiện thường xuyên trong các chương trình văn nghệ của trường Marie Curie, trên đài phát thanh.
Cái chất giọng nhỏ nhẹ, tròn rõ, trong trẻo ấy cuốn hút đến nỗi ban biên tập ở đài đã mời cô phụ trách mục trả lời thư và các bài sưu tầm giới thiệu danh nhân.
Năm lớp 11, Thanh Lan gia nhập ban nhạc Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà - ban nhạc mở đường cho việc Việt hoá nhạc trẻ ở Sài Gòn.
Sau khi không còn sinh hoạt trong ban văn nghệ Việt Nhi, Thanh Lan gia nhập đoàn văn nghệ học sinh - sinh viên Nguồn Sống, cô thường hát dân ca và nhạc tiền chiến cùng các bạn sinh viên, học sinh.
Vốn là học sinh “trường tây”, với tên riêng bằng tiếng Pháp ở trường là Catherine, đi học mặc áo đầm, nhưng với Thanh Lan, hạnh phúc và sung sướng nhất là khi cô được mặc áo dài và hát những bài đậm đà tình quê hương.
Dù danh tiếng sớm đến với cô như vậy, nhưng Thanh Lan chưa bao giờ sao nhãng việc học. Có cảm giác như, lúc ấy, cô chỉ biết ăn, học và đi hát mà thôi.
Ngay khi vào năm thứ nhất của Đại học Văn khoa Sài Gòn, cô đã cùng với nhạc sĩ Vũ Thành An và Từ Công Phụng tạo thành một “cặp” đẹp đôi trong phong trào du ca tại quán càphê Văn nổi tiếng một thời.
Sau đó, Thanh Lan chuyển qua hát chung với nam ca sĩ Nhật Trường, trở thành cặp bài trùng để các tụ điểm ca nhạc hút khách.
Khi Sài Gòn có truyền hình vào những năm 1967-1968 thì Thanh Lan như cá gặp nước, ngoài tiết mục dân ca ba miền trong chương trình văn nghệ học đường trên truyền hình, các chương trình văn nghệ khác cũng đua nhau mời Thanh Lan biểu diễn. Cô còn thu âm cho các trung tâm băng nhạc.
Tất nhiên, những hoạt động nghệ thuật trong giai đoạn này của Thanh Lan chỉ là việc của một “ca sĩ ngoài cửa lớp”, bởi trên giảng đường, cô vẫn say mê học tập và ra trường với tấm bằng loại ưu, có thể sử dụng thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp.
Trở thành hiện tượng
Vốn là giọng ca được đào tạo bài bản nên dù hát những bản đã được ''đóng đinh'' với nhiều tên tuổi, Thanh Lan vẫn tạo được một ấn tượng riêng. Cô quan niệm:
“Dù chỉ trình bày một ca khúc trong vòng 4 phút thì người ca sĩ cũng phải lột tả hết tâm trạng của nhân vật trong bài hát đó. Và, mỗi nét mặt, mỗi cử động, người ca sĩ phải tự nghiên cứu để khán giả khi xem có cảm tưởng những lời ca đó là từ chính trong lòng người ca sĩ thoát ra, chứ không phải là một bài hát mà họ đã thuộc lòng”.
Bài Gặp nhau của Hoàng Thi Thơ trước đó có Thái Thanh, Tuyết Mai, Thúy Nga, Thu Hương, Lệ Thanh hát rất thành công, vậy mà qua tiếng hát nhỏ nhẹ, ma mị, sự luyến láy của Thanh Lan, đã tạo nên một phong cách riêng biệt.
Cũng nhờ cô mà bản Trăm nhớ ngàn thương của nhạc sĩ Lam Phương trở nên nổi tiếng và bán chạy như tôm tươi.
Tiếng hát mượt mà, tràn đầy sức sống của Thanh Lan khi ấy được ví là tiếng hát của những người vẫn tìm thấy ở cuộc đời những hy vọng tràn đầy, của những kẻ đương sống ngỡ ngàng nhưng cuồng nhiệt trước ngưỡng cửa của tình yêu.
Năm 1970, Thanh Lan trở thành hiện tượng của giới ca nhạc Sài Gòn. Cô sinh viên Đại học Văn khoa với nụ cười thật tươi đã để lại những tình cảm sâu đậm trong lòng người nghe với nhiều ca khúc tiếng Pháp, trong đó được yêu thích nhất là nhạc phẩm Mon amie la Rose do chính Thanh Lan soạn lời Việt dưới tựa đề Nụ hồng mong manh theo nội dung bài thơ của thi hào Ronsard mà cô rất mến mộ.
Cô được đánh giá là ca sĩ hát nhạc Pháp hay nhất khu vực Đông Nam Á và được báo chí săn đón, đua nhau viết bài. Hình ảnh Thanh Lan tràn ngập trên bìa băng, đĩa, bìa các bản nhạc bày bán khắp nơi.
Sài Gòn lúc ấy có hai trung tâm băng nhạc lớn là Phạm Mạnh Cương và Shotgun, thế mà trong băng nhạc Tứ Quý của hai trung tâm này đều có sự hiện diện của Thanh Lan.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân văn chương vào năm 1973, Thanh Lan chính thức đi vào con đường ca hát chuyên nghiệp. Cô cùng với nhạc sĩ Phạm Duy và Ngọc Chánh sang Nhật tham dự Đại hội Âm nhạc quốc tế Yamaha với sự góp mặt của hơn 100 quốc gia.
Tại Nhật, Thanh Lan hát Tuổi biết buồn của Phạm Duy và lọt vào vòng chung kết với hai ca sĩ nổi tiếng thế giới lúc bấy giờ là Anne Marie David (nữ ca sĩ người Pháp) và Demi Roussos (nam ca sĩ người Hy Lạp). Cô được hãng đĩa uy tín của Nhật là Victor mời ở lại Tokyo để thu âm Ai no hio Kesanairde (Đừng phá vỡ ân tình)và Yume o Miruno (Tuổi mộng mơ).
Sau 1975, Thanh Lan vẫn ở lại Việt Nam và nhanh chóng hòa nhập với phong trào văn nghệ cách mạng. Cô ghi dấu tên tuổi của mình với những ca khúc: Cô nuôi dạy trẻ, Phượng hồng, Em đi chùa Hương, Triệu đóa hồng, Đi qua vùng cỏ non, Trưng Vương khung cửa mùa thu và những ca khúc tiếng Pháp từng tạo dấu ấn cho tên tuổi Thanh Lan như: Bang bang (Khi xưa ta bé), Come back to Suriento (Trở về mái nhà xưa), Samba Mambo…
Không chỉ hát những bài hát một thời, Thanh Lan còn tự sáng tác để trình diễn với nhiều ca khúc để lại tiếng vang như Về cùng em, Tương tư, Ru đêm… Cô còn thực hiện một số video ca nhạc phát hành trên cả nước.
Năm 1993, Thanh Lan nhận lời đạo diễn cho một chương trình video dân ca. Video này sau đó đã đoạt được giải thưởng của Đài Truyền hình. Thanh Lan trở thành một tên tuổi cực kỳ có uy tín lúc bấy giờ. Cô được mời làm giám khảo chấm thi hội diễn ca nhạc chuyên nghiệp toàn thành phố do Sở VH-TT thành phố Hồ Chí Minh và Hội Âm nhạc tổ chức.
Năm 1991, tại sân 4A Nhà Văn hóa Thanh niên - liveshow Tiếng hát Thanh Lan được tổ chức - mở đầu cho việc thực hiện liveshow sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và đổi mới. Liveshow này sau đó được đều đặn tổ chức hằng năm cho đến cuối 1993.
Bén duyên sân khấu kịch
Trong thời gian còn theo học trường Marie Cuirie, Thanh Lan có tham gia một khóa học của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn về dân ca và đàn tranh. Cũng chính trong khóa học này, cô gia nhập ban kịch truyền hình Vũ Đức Duy.
18 tuổi, Thanh Lan bén duyên kịch truyền hình với vai diễn đầu tiên trong vở Những người không chịu chết của Vũ Khắc Khoan - một kịch gia lớn của miền Nam thời đó.
Vai diễn cô gái tâm thần của Thanh Lan khiến nhiều diễn viên kỳ cựu thời ấy khen ngợi tài năng diễn xuất của cô gái trẻ.
Vở kịch này diễn trên sân khấu của rạp Thống Nhất, đường Thống Nhất, Q.1 (nay là Lê Duẩn) và sân khấu của Viện Đại học Đà Lạt trước khi quay hình phát trên sóng màn ảnh nhỏ.
Sau thành công đó, Thanh Lan chuyển sang thử sức với những vai bi, đáng chú ý nhất là vai nữ chính trong vở Mắc lưới của đoàn Linh Sơn, Chuyến tàu mang tên Dục vọng diễn tại Hội Việt Mỹ Sài Gòn.
Sau 1975, Thanh Lan vào vai Mỹ trong vở kịch ngắn của đoàn ca nhạc điện ảnh TP.Hồ Chí Minh, vở hài kịch Đội lốt Việt kiều thu băng cassette với Tú Trinh, Nguyên Hạnh, Túy Hoa, Duy Phương do Vafaco sản xuất.
Khi định cư ở nước ngoài, Thanh Lan cũng thủ nhiều vai chính trong các vở kịch quen thuộc: Lôi vũ, Lồng đèn đỏ, Sân khấu về khuya… Không chỉ đóng kịch, cô còn tham gia viết 3 vở kịch vui: Công tử Bạc Liêu, Chuyện vui ngày xuân và Look Alike.
Với tài năng kịch nghệ của mình, Thanh Lan đã được các khán giả ở Cali dành tặng danh hiệu nữ kịch sĩ xuất sắc nhất.
Thế nhưng, để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng khán giả, phải kể đến những vai diễn điện ảnh của Thanh Lan.
Yêu điện ảnh đến say mê
Nhắc đến dấu ấn của Thanh Lan trong phim ảnh, khán giả hẳn sẽ nghĩ ngay đến vai Thùy Dung do Thanh Lan đảm nhận từ tập 4 phim Ván bài lật ngửa của cố đạo diễn Lê Hoàng Hoa (khởi quay 1984).
Thật ra, trước 1975, Thanh Lan cũng đã gặt hái không ít thành công trong sự nghiệp diễn xuất.
Bộ phim đầu tay đánh dấu tên tuổi Thanh Lan là Tiếng hát học trò do cậu ruột Thái Thúc Nha đạo diễn và sản xuất năm 1970. Đây là một vai diễn quan trọng, tạo tiền đề cho sự thành công của Thanh Lan. Nhờ vai diễn này, cô đã đoạt giải Nữ diễn viên triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 1971.
Sau Tiếng hát học trò, Thanh Lan còn tham gia nhiều bộ phim khác như: Lệ đá, Ngọc Lan, Gánh hàng hoa, Trên đỉnh mùa đông, Xóm tôi, Trường tôi, Mộng Thường…
Cuối năm 1974, vinh quang lại đến với Thanh Lan khi cô nhận giải Nữ diễn viên duyên dáng nhất cho bộ phim truyền hình Xóm tôi của đạo diễn Lê Dân.
Thanh Lan đến với Ván bài lật ngửa từ một sự tình cờ. Bởi vai Thùy Dung lúc đầu do diễn viên Thúy An (vai chính phim Cánh đồng hoang - 1979) đảm nhận, nhưng đến tập Cơn hồng thủy và bản tango số 3 (1984) thì Thúy An cấn thai, không thể tiếp tục với nhiều cảnh hành động.
Để không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất phim trong năm 1984 của Xí nghiệp phim Tổng hợp TPHCM đã quy định, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đành tìm chọn diễn viên khác thay thế.
Ông đã mời nữ diễn viên Phạm Thúy Lan - năm 1982 từng đóng vai chính trong phim Pho tượng (đạo diễn Lê Dân). Thế nhưng, lúc ấy Thúy Lan lại bận đóng phim Vụ án hồ Con rùa của đạo diễn Trần Phương nên không thể tham gia. Cuối cùng, đạo diễn Lê Hoàng Hoa tìm gặp Thanh Lan và hỏi cô có muốn đóng phim trở lại không.
Thanh Lan khi ấy đang là ca sĩ có danh tiếng, việc đóng phim khi ấy không nhiều tiền bằng đi hát, nhưng cô vẫn vui vẻ nhận lời. Quay xong tập 4, đạo diễn Lê Hoàng Hoa và êkíp nhận thấy Thanh Lan có lối diễn xuất phù hợp nên đã quyết định mời cô đóng nốt những tập còn lại.
Sau thành công của Ván bài lật ngửa, Thanh Lan chính thức quay trở lại với sự nghiệp điện ảnh và tham gia nhiều bộ phim khác: Cao nguyên F.101, Đằng sau một số phận, Tình không biên giới…
So với việc đi hát thì đóng phim cực mà tiền cátsê lại chẳng nhiều nhặn gì, nhưng Thanh Lan vẫn vui vẻ. Bởi ở đó, Thanh Lan bắt gặp những vai diễn mang hương vị của số phận, của cuộc đời mình. Có lẽ vì vậy mà Thanh Lan nhập vai rất ngọt, diễn mà như không diễn.
Thanh Lan là diễn viên hiếm hoi khi ấy nói được giọng cả ba miền Bắc -Trung - Nam không hề pha trộn. Cô chính là người đã lồng tiếng giọng Huế cho vai Nguyệt trong phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng Nhật Minh sau khi ông đã thử giọng nhiều cô xướng ngôn viên gốc Huế mà không chọn được ai.
Ngược lại, cũng có những vai diễn Thanh Lan thẳng thừng từ chối vì cô cảm thấy không thích thú. Có lẽ, vì sự thẳng tính này mà danh vọng Thanh Lan đã vấp phải không ít gió mưa?
Một ngôi sao giản dị
Là một “ngôi sao”, nhưng Thanh Lan có lối sống giản dị, biết hòa nhập cùng mọi người trong hoàn cảnh khó khăn.
Trong lần theo đoàn làm phim Ngoại ơi của đạo diễn Lê Văn Duy từ TPHCM ra Hội An, do chiếc xe chở đoàn làm phim cũ kỹ, đường sá lại xa xôi nên phải nhiều lần dừng lại dọc đường để sửa chữa, diễn viên và cả đoàn phim nhọc nhằn trên từng cây số.
Thanh Lan, khi ấy là ngôi sao, vẫn nằm ngủ trên chiếc ghế bố như bao anh chị em trong đoàn mà không hề bộc lộ sự bực bội, phiền hà nào.
Thập niên 1990, Thanh Lan có khá nhiều bài viết giá trị ở các lĩnh vực ca nhạc, điện ảnh, tự sự, tâm tình cho nhiều tờ báo, tạp chí có uy tín như: Sóng nhạc, Điện ảnh, Điểm phim, Phụ nữ, Thanh niên…
Với khả năng đài từ tốt, giọng nói truyền cảm, cô được mời đọc lời dẫn cho các chương trình ca nhạc. Cô cũng được bình chọn là một trong những nghệ sĩ được giới sinh viên - học sinh yêu thích nhất liên tục trong ba năm liền (1988, 1989, 1990), do báo Tuổi Trẻ thực hiện.
Đối với hoạt động điện ảnh, Thanh Lan không chỉ đóng phim mà còn nuôi ước mơ sản xuất phim do chính mình viết kịch bản và đạo diễn.
Cuối năm 1993, Thanh Lan chuẩn bị làm phim Đan Thanh do cô viết kịch bản và đạo diễn, đồng thời đóng vai nữ chính với các diễn viên gạo cội như Nguyễn Chánh Tín, Lê Cung Bắc…
Nhưng bộ phim này đã không bao giờ thực hiện được bởi cuối năm 1993, cô sang Mỹ định cư. Có thể nói, Thanh Lan là một nghệ sĩ nghiêm túc trong công việc và hết lòng đam mê nghệ thuật. Ở bất cứ lĩnh vực nào tham gia, cô đều gặt hái được những thành tựu nhất định.
Như vốn dĩ, giai nhân đi đến đâu vẫn cứ là giai nhân, tài hoa có bị che giấu, lẩn khuất thì đi đến đâu chăng nữa vẫn cứ phát lộ, dẫu có lúc tưởng chừng như, gió mưa đã cuốn trôi, dông tố đã nhấn chìm tất cả.
Trong thời gian còn theo học trường Marie Cuirie, Thanh Lan có tham gia một khóa học của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn về dân ca và đàn tranh. Cũng chính trong khóa học này, cô gia nhập ban kịch truyền hình Vũ Đức Duy.
18 tuổi, Thanh Lan bén duyên kịch truyền hình với vai diễn đầu tiên trong vở Những người không chịu chết của Vũ Khắc Khoan - một kịch gia lớn của miền Nam thời đó.
Vai diễn cô gái tâm thần của Thanh Lan khiến nhiều diễn viên kỳ cựu thời ấy khen ngợi tài năng diễn xuất của cô gái trẻ.
Vở kịch này diễn trên sân khấu của rạp Thống Nhất, đường Thống Nhất, Q.1 (nay là Lê Duẩn) và sân khấu của Viện Đại học Đà Lạt trước khi quay hình phát trên sóng màn ảnh nhỏ.
Sau thành công đó, Thanh Lan chuyển sang thử sức với những vai bi, đáng chú ý nhất là vai nữ chính trong vở Mắc lưới của đoàn Linh Sơn, Chuyến tàu mang tên Dục vọng diễn tại Hội Việt Mỹ Sài Gòn.
Sau 1975, Thanh Lan vào vai Mỹ trong vở kịch ngắn của đoàn ca nhạc điện ảnh TP.Hồ Chí Minh, vở hài kịch Đội lốt Việt kiều thu băng cassette với Tú Trinh, Nguyên Hạnh, Túy Hoa, Duy Phương do Vafaco sản xuất.
Khi định cư ở nước ngoài, Thanh Lan cũng thủ nhiều vai chính trong các vở kịch quen thuộc: Lôi vũ, Lồng đèn đỏ, Sân khấu về khuya… Không chỉ đóng kịch, cô còn tham gia viết 3 vở kịch vui: Công tử Bạc Liêu, Chuyện vui ngày xuân và Look Alike.
Với tài năng kịch nghệ của mình, Thanh Lan đã được các khán giả ở Cali dành tặng danh hiệu nữ kịch sĩ xuất sắc nhất.
Thế nhưng, để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng khán giả, phải kể đến những vai diễn điện ảnh của Thanh Lan.
Yêu điện ảnh đến say mê
Nhắc đến dấu ấn của Thanh Lan trong phim ảnh, khán giả hẳn sẽ nghĩ ngay đến vai Thùy Dung do Thanh Lan đảm nhận từ tập 4 phim Ván bài lật ngửa của cố đạo diễn Lê Hoàng Hoa (khởi quay 1984).
Thật ra, trước 1975, Thanh Lan cũng đã gặt hái không ít thành công trong sự nghiệp diễn xuất.
Bộ phim đầu tay đánh dấu tên tuổi Thanh Lan là Tiếng hát học trò do cậu ruột Thái Thúc Nha đạo diễn và sản xuất năm 1970. Đây là một vai diễn quan trọng, tạo tiền đề cho sự thành công của Thanh Lan. Nhờ vai diễn này, cô đã đoạt giải Nữ diễn viên triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 1971.
Sau Tiếng hát học trò, Thanh Lan còn tham gia nhiều bộ phim khác như: Lệ đá, Ngọc Lan, Gánh hàng hoa, Trên đỉnh mùa đông, Xóm tôi, Trường tôi, Mộng Thường…
Cuối năm 1974, vinh quang lại đến với Thanh Lan khi cô nhận giải Nữ diễn viên duyên dáng nhất cho bộ phim truyền hình Xóm tôi của đạo diễn Lê Dân.
Thanh Lan đến với Ván bài lật ngửa từ một sự tình cờ. Bởi vai Thùy Dung lúc đầu do diễn viên Thúy An (vai chính phim Cánh đồng hoang - 1979) đảm nhận, nhưng đến tập Cơn hồng thủy và bản tango số 3 (1984) thì Thúy An cấn thai, không thể tiếp tục với nhiều cảnh hành động.
Để không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất phim trong năm 1984 của Xí nghiệp phim Tổng hợp TPHCM đã quy định, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đành tìm chọn diễn viên khác thay thế.
Ông đã mời nữ diễn viên Phạm Thúy Lan - năm 1982 từng đóng vai chính trong phim Pho tượng (đạo diễn Lê Dân). Thế nhưng, lúc ấy Thúy Lan lại bận đóng phim Vụ án hồ Con rùa của đạo diễn Trần Phương nên không thể tham gia. Cuối cùng, đạo diễn Lê Hoàng Hoa tìm gặp Thanh Lan và hỏi cô có muốn đóng phim trở lại không.
Thanh Lan khi ấy đang là ca sĩ có danh tiếng, việc đóng phim khi ấy không nhiều tiền bằng đi hát, nhưng cô vẫn vui vẻ nhận lời. Quay xong tập 4, đạo diễn Lê Hoàng Hoa và êkíp nhận thấy Thanh Lan có lối diễn xuất phù hợp nên đã quyết định mời cô đóng nốt những tập còn lại.
Sau thành công của Ván bài lật ngửa, Thanh Lan chính thức quay trở lại với sự nghiệp điện ảnh và tham gia nhiều bộ phim khác: Cao nguyên F.101, Đằng sau một số phận, Tình không biên giới…
So với việc đi hát thì đóng phim cực mà tiền cátsê lại chẳng nhiều nhặn gì, nhưng Thanh Lan vẫn vui vẻ. Bởi ở đó, Thanh Lan bắt gặp những vai diễn mang hương vị của số phận, của cuộc đời mình. Có lẽ vì vậy mà Thanh Lan nhập vai rất ngọt, diễn mà như không diễn.
Thanh Lan là diễn viên hiếm hoi khi ấy nói được giọng cả ba miền Bắc -Trung - Nam không hề pha trộn. Cô chính là người đã lồng tiếng giọng Huế cho vai Nguyệt trong phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng Nhật Minh sau khi ông đã thử giọng nhiều cô xướng ngôn viên gốc Huế mà không chọn được ai.
Ngược lại, cũng có những vai diễn Thanh Lan thẳng thừng từ chối vì cô cảm thấy không thích thú. Có lẽ, vì sự thẳng tính này mà danh vọng Thanh Lan đã vấp phải không ít gió mưa?
Một ngôi sao giản dị
Là một “ngôi sao”, nhưng Thanh Lan có lối sống giản dị, biết hòa nhập cùng mọi người trong hoàn cảnh khó khăn.
Trong lần theo đoàn làm phim Ngoại ơi của đạo diễn Lê Văn Duy từ TPHCM ra Hội An, do chiếc xe chở đoàn làm phim cũ kỹ, đường sá lại xa xôi nên phải nhiều lần dừng lại dọc đường để sửa chữa, diễn viên và cả đoàn phim nhọc nhằn trên từng cây số.
Thanh Lan, khi ấy là ngôi sao, vẫn nằm ngủ trên chiếc ghế bố như bao anh chị em trong đoàn mà không hề bộc lộ sự bực bội, phiền hà nào.
Thập niên 1990, Thanh Lan có khá nhiều bài viết giá trị ở các lĩnh vực ca nhạc, điện ảnh, tự sự, tâm tình cho nhiều tờ báo, tạp chí có uy tín như: Sóng nhạc, Điện ảnh, Điểm phim, Phụ nữ, Thanh niên…
Với khả năng đài từ tốt, giọng nói truyền cảm, cô được mời đọc lời dẫn cho các chương trình ca nhạc. Cô cũng được bình chọn là một trong những nghệ sĩ được giới sinh viên - học sinh yêu thích nhất liên tục trong ba năm liền (1988, 1989, 1990), do báo Tuổi Trẻ thực hiện.
Đối với hoạt động điện ảnh, Thanh Lan không chỉ đóng phim mà còn nuôi ước mơ sản xuất phim do chính mình viết kịch bản và đạo diễn.
Cuối năm 1993, Thanh Lan chuẩn bị làm phim Đan Thanh do cô viết kịch bản và đạo diễn, đồng thời đóng vai nữ chính với các diễn viên gạo cội như Nguyễn Chánh Tín, Lê Cung Bắc…
Nhưng bộ phim này đã không bao giờ thực hiện được bởi cuối năm 1993, cô sang Mỹ định cư. Có thể nói, Thanh Lan là một nghệ sĩ nghiêm túc trong công việc và hết lòng đam mê nghệ thuật. Ở bất cứ lĩnh vực nào tham gia, cô đều gặt hái được những thành tựu nhất định.
Như vốn dĩ, giai nhân đi đến đâu vẫn cứ là giai nhân, tài hoa có bị che giấu, lẩn khuất thì đi đến đâu chăng nữa vẫn cứ phát lộ, dẫu có lúc tưởng chừng như, gió mưa đã cuốn trôi, dông tố đã nhấn chìm tất cả.
Trước năm 1975, trong nền sân khấu - điện ảnh Sài Gòn , Thanh Lan là một hiện tượng đặc biệt vì cô thành công trên cả 3 lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, âm nhạc. Cô cũng được xem như “một quả bom sex” có cuộc sống tình ái phóng túng. Chính lối sống này dẫn cô đến một thảm họa suýt tiêu tan sự nghiệp.
Theo đó, một hôm, đạo diễn Lưu Bạch Đàn gặp Thanh Lan mời đóng phim mang tên “Tình khúc thứ 10” do hãng phim của Nhật Bản sản xuất thực hiện những cảnh quay tại Sài Gòn.
Nghe nói hãng phim danh tiếng của Nhật mời đóng phim, cô vui vẻ nhận lời. Thế là có một nhóm người Nhật vác máy 18 ly (máy quay phim nghiệp dư) tới một căn phòng kín đáo được thuê để làm “phim trường” và Thanh Lan được đưa tới đây để thực hiện những cảnh quay khỏa thân trong mọi tư thế.
Ca sĩ, diễn viên Thanh Lan. |
Cánh báo chí mới đầu còn viết bài ca ngợi Thanh Lan đóng phim cho nước ngoài, nhưng sau khi “đánh hơi” thấy sự việc này thì nhảy vào điều tra và phanh phui toàn bộ sự việc. Hóa ra “đoàn làm phim” người Nhật kia chỉ là một đám khách làng chơi lắm tiền thèm “của lạ”. Đám người này đã nhanh chóng lủi về nước sau khi sự cố vỡ lở.
Sau này, mới rõ lúc đó đạo diễn Lưu Bạch Đàn đang thất nghiệp nên phải hợp tác với “đoàn làm phim Nhật” để kiếm sống. Còn Thanh Lan bị một vố nặng, nếu không nhờ tài ngoại giao với báo giới của ông bầu Ngọc Chánh, thân bại danh liệt gần như là điều chắc chắn.
Sau sự cố “Tình khúc thứ mười”, Thanh Lan hầu như chẳng còn ngại ngùng gì khi phải khỏa thân trước máy quay. Cô đã cởi đồ trong hàng loạt phim về sau và luôn nhận là mình đóng, trong khi các nữ diễn viên khác thì luôn biện hộ rằng đã nhờ người đóng thế.
Nếu như phim “Tiếng hát học trò” do Thái Thúc Nha đạo diễn đã đưa tên tuổi Thanh Lan vào thế giới điện ảnh... thì phim “Yêu” do Đỗ Tiến Đức đạo diễn lại là một phim mở đầu cho Thanh Lan trở thành “quả bom sex” sau này.
Riêng ở lĩnh vực phim ảnh, Thanh Lan đã đóng vai chính cho khoảng 16 bộ phim khi còn ở Việt Nam như: Tiếng hát học trò (1970), Yêu (1971), Lệ đá (1971), Ngọc Lan (1972), Gánh hàng hoa (1972), Trên đỉnh mùa đông(1972), Xin đừng bỏ em (1973), Xóm tôi (1973), Mộng Thường (1973), Trường tôi (1974), Goodbye Saigon (1975), Ván bài lật ngửa (1984-1987), Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc (1986), Ngoại ô (1987), Cao nguyên F101 (1988), Hai chị em (1988)…
[links()]
Nếu như phim “Tiếng hát học trò” do Thái Thúc Nha đạo diễn đã đưa tên tuổi Thanh Lan vào thế giới điện ảnh và làm bệ phóng cho Thanh Lan trở thành một diễn viên nổi tiếng về sau, được khán giả mến mộ, đặc biệt là khán giả trẻ thì phim “Yêu” do Đỗ Tiến Đức đạo diễn lại là một phim mở đầu cho Thanh Lan trở thành “quả bom sex” nổi tiếng trên phim trường sau này.
Phim “Yêu” chuyển thể từ tiểu thuyết của Chu Tử, một cuốn sách được gọi là sex lúc bấy giờ và tất nhiên là vì sex nên nó rất nổi tiếng trong giới trẻ. Chu Tử xuất thân là một nhà giáo dạy THPT mà hồi đó gọi một cái tên phổ biến là “Giáo sư”, rồi nhảy ra làm nhật báo Sống trong vai trò chủ nhiệm kiêm chủ bút.
Sống là một tờ báo ăn khách của Sài Gòn lúc bấy giờ, thời cực thịnh mỗi ngày phát hành tới 200.000 ấn bản. Sau khi nhật báo Sống đóng cửa vì loạt bài viết của nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan (chồng ký giả Lam Thiên Hương và là chồng của ca sĩ Khánh Ly hiện nay ở hải ngoại), tường thuật vụ một số lính Mỹ dẫm đạp lên lá cờ vàng ba sọc đỏ (cờ của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975) đã xảy ra một scandal lớn thuộc dạng sự kiện “thời sự chính trị” giữa nền đệ nhị cộng hòa của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và quan thầy Mỹ.
Riêng ở lĩnh vực phim ảnh, Thanh Lan đã đóng vai chính cho khoảng 16 bộ phim khi còn ở Việt Nam. |
Sự kiện thời sự chính trị này “nóng” đến độ Bộ Thông tin-Chiêu hồi do Hoàng Đức Nhã làm tổng trưởng đã làm áp lực buộc nhật báo Sống của Chu Tử phải đóng cửa vì bị rút giấy phép hoạt động và mất công toi 30 triệu đồng tiền đóng ký quỹ (30 triệu đồng hồi đó rất lớn vì trúng số độc đắc chỉ có 1 triệu đồng thôi)”.
Mặc dù Chu Tử là nhà báo rất có thế lực, “chạy thuốc” cũng rất dữ với Thượng nghị sĩ Trần Văn Lắm liên danh “con trâu trắng” mà nhật báo Sống công khai ủng hộ đắc cử vào Quốc Hội VNCH, về sau làm Chủ tịch Quốc hội, nhưng vẫn không cứu nổi nhật báo Sống.
Sau khi nhật báo Sống đóng cửa, ê kíp của Chu tử về hợp tác với nhóm Trùng Dương-Uyên Thao ra tờ Sóng Thần. Chính nhóm Sóng Thần đã bỏ tiền ra làm phim “Yêu” của Chu Tử và giao cho Đỗ Tiến Đức đạo diễn, anh này chỉ là một đạo diễn… tài tử.
Phim “Yêu” do Thanh Lan đóng vai nữ chính tên “Diễm”, Chu Tử đóng vai “Giáo sư” Thức và nhà văn Nguyễn Đình Toàn đóng vai nam chính. Trong phim này Thanh Lan đã đóng một số phân đoạn có diễn cảnh “sex” mà hồi đó cho là cực kỳ táo bạo mà chỉ có Thanh Lan mới dám đóng nên khi phim được chiếu rạp, lập tức ca sĩ Thanh Lan đã trở thành một hiện tượng “quả bom sex” nổi đình nổi đám trong dư luận.
Phim “Yêu” ăn khách, thu hút khán giả không phải nhờ tài của đạo diễn mà chỉ nhờ 2 yếu tố: tiểu thuyết “Yêu” của Chu tử đã nổi tiếng và do có Thanh Lan đóng “sex”. Thế thôi.
“Tình khúc thứ mười”- một phim sex chính hiệu
Sau đó, Thanh Lan lại vướng vào scandal đóng phim sex chính hiệu, đó là phim “Tình khúc thứ mười”. Một hôm, đạo diễn Lưu Bạch Đàn gặp Thanh Lan mời đóng phim, nói là do hãng phim của Nhật Bản sản xuất thực hiện những cảnh quay tại Sài Gòn.
Nghe nói hãng phim danh tiếng của Nhật mời đóng phim, tất nhiên Thanh Lan vui vẻ nhận lời. Thế là có một nhóm người Nhật vác máy 18 ly tới một ngôi biệt thự kín đáo được thuê để làm “phim trường” và Thanh Lan được đưa tới đây để thực hiện những cảnh quay khỏa thân trong mọi tư thế.
Phim chẳng có đạo diễn, chẳng có kịch bản, chỉ có người điều khiển máy và 2, 3 ông Nhật “chỉ đạo diễn xuất” cho thanh Lan đóng cảnh khỏa thân.
Suốt 1 tuần lễ như thế, và cứ 2, 3 hôm lại có một số đàn ông Nhật kéo tới ngôi biệt thự để ngắm nghía Thanh Lan đóng phim trong cảnh khỏa thân …khiến Thanh Lan nghi ngờ và cự tuyệt không chịu đóng tiếp.
Với Thanh Lan gần như nổi tiếng đi liền với tai tiếng và thị phi. Có lẽ Thanh Lan xuất thân từ trường “Tây”, lúc tuổi mới lớn đã có phong cách sống theo “Tây”, rất phóng khoáng trong chuyện quan hệ nam nữ... |
Thanh Lan tìm gặp đạo diễn Lưu Bạch Đàn để chất vấn thì ông này tỏ vẻ ngỡ ngàng, chối bỏ trách nhiệm, Thanh Lan chạy tìm nhóm người Nhật này để thưa kiện thì họ đã trốn mất. Hóa ra, phim “Tình khúc thứ mười” chỉ là một phim cuội và nhóm quay phim này lộ chân tướng là một nhóm du khách người Nhật qua Việt Nam du lịch, họ mang theo máy quay phim 18 ly để quay cảnh đẹp ở Việt Nam dọc theo lộ trình du lịch.
Không biết ngẫu hứng thế nào lại muốn quay cảnh những cô gái Việt Nam khỏa thân và họ đã nhờ đến đạo diễn Lưu Bạch Đàn và ông đạo diễn này đã đi mời Thanh Lan đóng phim “Tình khúc thứ mười”.
Động cơ của nhóm du khách người Nhật thì rõ rồi, nhưng còn đạo diễn Lưu Bạch Đàn thì mời Thanh Lan đóng phim “Tình khúc thứ mười” để làm gì? Người trong giới đã tỏ ra nghi ngờ ông đạo diễn này vì ông ta là một đạo diễn chuyên nghiệp, không lẽ lại không phân biệt được máy quay phim chuyên dụng và máy quay phim “tài tử” 18 ly?
Nhưng còn Thanh Lan? Cô cũng là một diễn viên chuyên nghiệp, thời gian đó cũng đã đóng được một số phim, chẳng lẽ lại không biết mình bị gạt đóng phim sex trước ốnh kính máy quay 18 ly?
Sau sự cố của phim “Tình khúc thứ mười” Thanh Lan hầu như chẳng còn ngại ngùng gì khi nhận những vai diễn sẵng sàng khỏa thân trước ống kính của máy quay.
Cô đã đóng hàng loạt phim về sau và nhiều phim trong số này thường có những cảnh sex mà Thanh Lan luôn nhận là mình tự đóng, trong khi một số nữ diễn viên khác thì bảo rằng đã nhờ người đóng thế những cảnh khỏa thân.
Thanh Lan ở nước ngoài
Sau khi ra nước ngoài năm 1993, Thanh Lan vẫn tiếp tục hoạt động nghệ thuật trên các lĩnh vực. Điều đặc biệt là Thanh Lan ngoài tài năng ca hát, đóng kịch, đóng phim, cô còn làm thơ. Năm 2002, Thanh Lan đã in tập thơ đầu tay tại Mỹ, tập thơ có nhan đề là “Tình Đầu”.
Ngoài phần sáng tác tiếng Việt, có in thêm 2 song ngữ: Anh, Pháp, do chính Thanh Lan chuyển ngữ. Tập thơ này gồm có 80 bài, đủ thể thoại và chủ yếu nói về quê hương, đất nước, gia đình và tình yêu đôi lứa. Tất nhiên Thanh Lan làm thơ chủ yếu bằng cảm xúc và chưa thể gọi là “nhà thơ” nhưng đây lại là niềm đam mê của cô sau diễn xuất và ca hát.
“Tuổi học trò”
“Rất nhiều thơ ca ngợi tà áo trắng
Như mây bay trên bầu trời lãng đãng
Rợp sân trường như bầy cừu ngoan ngoãn
Thật ngoan hiền những tà áo trinh nguyên
Rất nhiều thơ ca ngợi mái tóc dài
Lúc tan trường như suối chảy bờ vai
Nhịp xe quay cùng mái tóc bay bay
Vờn rất nhẹ đôi vai tròn e ấp…”
Như mây bay trên bầu trời lãng đãng
Rợp sân trường như bầy cừu ngoan ngoãn
Thật ngoan hiền những tà áo trinh nguyên
Rất nhiều thơ ca ngợi mái tóc dài
Lúc tan trường như suối chảy bờ vai
Nhịp xe quay cùng mái tóc bay bay
Vờn rất nhẹ đôi vai tròn e ấp…”
Cuộc đời và hoạt động nghệ thuật của Thanh Lan có thể chia ra làm 3 giai đoạn: Trước năm 1975, sau năm 1975 ở Việt Nam và từ sau năm 1993 ở Mỹ. Hiện Thanh Lan cư ngụ tại Newport Beach, miền Nam tiểu bang California, Mỹ.
Cũng giống như nhiều người Việt Nam lúc đầu định cư ở Mỹ, 6 năm đầu tiên, Thanh Lan có cuộc sống khó khăn, chật vật, nhưng rồi được ổn định dần.
Khi bắt đầu hoạt động ca hát trở lại, Thanh Lan đã đi trình diễn nhiều nơi tại các tiểu bang nước Mỹ, tham gia các chương trình ca nhạc lớn, thực hiện live show, tham dự các buổi họp mặt, giao lưu ca nhạc của các đoàn thể cộng đồng, lưu diễn ở Canada, Âu châu, Úc châu, tham gia các chương trình từ thiện giúp đỡ trẻ em thiếu may mắn.
Từ năm 1994, Thanh Lan đã tham gia, hợp tác với nhiều trung tâm sản xuất video, và tự thực hiện, sản xuất nhiều CD, VCD, DVD ca nhạc cho riêng mình, trong đó có nhiều nhạc phẩm do Thanh Lan soạn lời Việt từ những ca khúc nổi tiếng của Pháp.
Năm 1995, Thanh Lan đã được mời đến hát tại sân khấu của trường Đại học Havard, một trường đại học nổi tiếng của Mỹ tại tiểu bang Massachussets.
Từ năm 1995 trở đi là năm đánh dấu hoạt động nghệ thuật của Thanh Lan mạnh mẽ nhất tại nước ngoài, một số tờ báo lớn tại tiểu bang California như: San Jose Mercry News, Los Angeles Times, Orange Country Register… đã giới thiệu sự xuất hiện của Thanh Lan ở Mỹ một cách trang trọng.
Năm 1998 Thanh Lan đã làm đạo diễn thực hiện băng vidéo ca nhạc : “Trong năng, trong gió” với nhiều ngoại cảnh quay tại Mỹ, Âu châu, Úc châu, thái Lan với tiếng hát của chính cô và những bài tình ca Việt, Anh, Pháp nổi tiếng và với những sáng tác mới nhất của Thanh Lan.
Năm 2005, đài truyền hình BBC của London đã qua Mỹ để thực hiện quay hình live show cho một mình Thanh Lan hát và diễn giải bằng tiếng Anh, xen kẽ những bài thơ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp do chính Thanh Lan sáng tác và ngâm một số bài thơ do cô làm.
Chương này dài 2 tiếng đồng hồ. Sau đó, chương trình Flashback của Đài truyền hình BBC đã phát bài Bang Bang, nhạc Pháp do Thanh Lan hát cho bộ phim tài liệu về Sài Gòn sau 30 năm chấm dứt chiến tranh.
Hiện Thanh Lan có một chương trình Talk Show trên Đài truyền hình SET. Và dấu ấn đậm nét nhất khi Thanh Lan thực hiện chương trình ca nhạc “Tình ca một thời để nhớ” diễn ra vào Chủ Nhật ngày 2/8/2009 tại Rạp Star Performing Art Center.
Nghệ sĩ Quốc Thái, chủ nhân Rạp Star Performing Art Center đã khai mạc chương trình bằng những lời chào mừng nồng nhiệt khi giới thiệu Thanh Lan với khán giả. Để chuẩn bị cho chương trình Talk Show này, Thanh Lan đã chuẩn bị mất 6 tháng ròng để chọn trang phục và các kiểu tóc cho phù hợp, tập 20 ca khúc để biểu diễn.
Với đài từ khá tốt, phong cách diễn giải chân tình và với giọng hát của chính mình Thanh Lan đã chinh phục được cảm tình của khán giả như thuở nào còn ở tại quê nhà.
Scandal tình ái hải ngoại
Scandal tình ái hải ngoại
Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ cùng Dũng Long Biên khi Thanh Lan còn ở tuổi học trò, Thanh Lan đã mang con gái là Quỳnh Loan về ở với ông bà ngoại. Đến khi sang Mỹ định cư, Thanh Lan đã tìm cách đưa con gái qua Mỹ bằng con đường “kết hôn giả” với luật sư Đỗ Đức Hậu, ông này đáng tuổi cha, chú của Quỳnh Loan và đang cặp bồ với Thanh Lan.
Theo dư luận thì Thanh Lan đã đi một nước cờ sai hoàn toàn, ý định của Thanh Lan là sau khi “kéo” được con gái qua Mỹ một thời gian thì cho con gái hủy hôn với Đỗ Đức Hậu để Quỳnh Loan bảo lãnh chồng qua Mỹ sum họp.
Nhưng ngờ đâu Đinh Đức Hậu là một con cáo già, đã không hủy hôn với Quỳnh Loan mà còn “cưa” luôn con gái của Thanh Lan. Kết quả là Quỳnh Loan có con với nhân tình của mẹ và Thanh Lan lên chức bà ngoại.
Năm 2003, Thanh Lan cùng với một số nghệ sĩ khác tại Mỹ như: Ngọc Huệ, Như Mai, Việt Dũng, Mai Lệ Huyền được mời sang Roma (Ý) biểu diễn trong chương trình “Đại hội giới trẻ”.
Thanh Lan và Ngọc Huệ được xếp ở chung phòng nên Ngọc Huệ hé lộ sự việc động trời: Thanh Lan cặp bồ với một người đàn ông tên Trần Công Nghị, ông này chính là người “bảo bọc” cho Thanh Lan đi lưu diễn ở Roma, từ việc mua vé máy bay đến mua sắm những món đồ nữ trang giá trị tại Ý.
Theo lời ca sĩ Ngọc Huệ “tố cáo” thì sau khi buổi biểu diễn kết thúc, nghệ sĩ đều về phòng ngủ chỉ riêng mình Thanh Lan được ông Trần Công Nghị đón đưa đi chơi suốt đêm tới gần sáng mới trở về phòng.
Sự việc “lăng nhăng tình ái” này khiến trong đoàn và “Văn phòng phối kết mục vụ hải ngoại” đều xầm xì bàn tán vì ông Trần Công Nghị là một người có “vai vế” ở Roma. Ngoài ông Trần Công Nghị tóc đã điểm sương, Thanh Lan cũng vướng scandal “tình ái” với những người đàn ông trẻ tuổi hơn mình như: Josep Hiếu, Paulo Tuấn…
Với Thanh Lan gần như nổi tiếng đi liền với tai tiếng và thị phi. Có lẽ Thanh Lan xuất thân từ trường “Tây”, lúc tuổi mới lớn đã có phong cách sống theo “Tây”, rất phóng khoáng trong chuyện quan hệ. Nên với người khác thì cho những mối quan hệ này là… kinh khủng khiếp, nhưng với Thanh Lan, có lẽ cô cho đó là chuyện bình thường...
Cuốn hồi kí của Thanh Lan
Có lẽ trong giới nghệ sĩ cùng thời, Thanh Lan là một ca sĩ, diễn viên có học vấn cao, nói và hát được nhiều thứ tiếng, tuy không được đào tạo bài bản nhưng về phần tự học thì cô là người ý chí và kiên nhẫn.
Ngoài việc thông thạo 2 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Thanh Lan còn học tiếng Đức và Tây Ban Nha, chính vì thế Thanh Lan đã hát được những bài hát của Nam Mỹ và viết hồi ký bằng tiếng Anh.
Thanh Lan đã nuôi dự định viết hồi ký từ lâu và đã bắt tay vào viết cuốn hồi ký về cuộc đời mình dày 300 trang mang tựa đề tiếng Anh là: “The Curse of Champa” được dịch sang tiếng Việt là: “Lời nguyền của vua Chàm”.
Không ai biết ý của Thanh Lan khi lấy nhan đề này cho quyển hồi ký nhằm mục đích gì, mang ý nghĩa bí ẩn gì. Nhưng lập tức khi cuốn hồi ký chưa phát hành đã gây nên sự tò mò, chú ý của dư luận.
Thứ nhất, khi nói về xuất thân gia đình, Thanh Lan đã cho rằng mình thuộc dòng dõi quyền quý nhưng sinh ra trong thời loạn lạc. Do cha mẹ Thanh Lan trong cảnh loạn lạc mới gặp nhau. Hai con người dòng dõi cao sang, quyền quý:
Ông Phạm Đức Vịnh và bà Thái Chi Lan là một đôi “thanh mai, trúc mã” do duyên trời định gặp nhau như trong cổ tích. Về sau ông bà chạy loạn, trong lúc nguy cấp bà lại đau bụng đẻ, khiến ông lội bộ mấy chục cây số để tìm bác sĩ đỡ đẻ.
Thanh Lan ra đời trong một ngôi nhà hoang trên bước đường chạy loạn. Do bị đẻ rơi, thiếu tháng nên lúc nhỏ Thanh Lan rất xấu xí, còm cõi giống y “cô bé lọ lem”. Thế nhưng khi lớn lên Thanh Lan trở thành một mỹ nhân khiến nhiều người đàn ông phải theo đuổi và cô khẳng định mình có một thân hình tuyệt mỹ khiến ai cũng muốn… khám phá.
Chính nhờ nhan sắc trời cho thuộc loại “chuẩn không cần chỉnh” này nên Thanh Lan tự hào mình có dung mạo đẹp, thật 100% từ đầu đến chân. Còn về khả năng ca hát, Thanh Lan chỉ cần vào Ban Việt Nhi của Nguyễn Đức để tập tành một thời gian rồi năm 12 tuổi đã thành ca sĩ.
Diễn xuất thì cũng do năng khiếu bẩm sinh, khi đứng trước máy quay tức khắc Thanh Lan nhập vai và diễn theo số phận của nhân vật, cần khóc thì khóc tự nhiên. Thanh Lan cũng khẳng định mình nổi tiếng từ phim “Tiếng hát học trò” đóng năm 1970, khi đó Thanh Lan mới trên dưới 20 tuổi.
Nhưng Thanh Lan quên rằng cô là cháu của ông Thái Thúc Nha, chủ hãng phim Alpha và phim này do hãng phim AlPha sản xuất, nếu không có sự giúp đỡ của ông cậu chủ hãng phim đồng thời là đạo diễn phim “Tiếng hát học trò” thì liệu Thanh Lan có cơ hội đóng phim quá sớm như vậy không?
Về cuộc tình với Dũng Long Biên, Thanh Lan cho đó là định mệnh khó tránh nên cô phải gặp một anh công tử bột, con nhà giàu nhưng chỉ có cái mã bề ngoài. Khi kết hôn rồi Thanh Lan mới biết và hoàn toàn thất vọng so với những gì cô mơ tưởng từ khi gặp nhau ở Đà Lạt.
Thanh Lan cũng xác nhận rằng cô đã khá đau khổ vì mối tình đầu và cuộc hôn nhân bất hạnh này nên chia tay với Dũng Long Biên là một sự giải thoát.
Nói chung, hồi ký của Thanh Lan được đón nhận với nhiều chỉ trích, phê phán vì mục đích tâng bốc cá nhân, tự đề cao mình quá đáng của cô.
Duy chỉ có một điều mà Thanh Lan cố tình không nói ra trong khi kể lể hàng chuỗi những thành công, nổi tiếng trong sự nghiệp ca hát, đóng kịch, đóng phim của mình từ trong nước đến khi ra nước ngoài, đó là… vụ bị nhóm du khách người Nhật lừa đóng phim sex “Tình khúc thứ mười”.
Đây có thể là một nỗi đau mà cô cố giấu trong khi cô lại “khoe” rằng sau nắm 1975 cô đã từng… vượt biên 7 lần, bị bắt 5 lần còn 2 lần thoát vì vượt biên không thành công rồi quay về lại Sài Gòn.
Và ai cũng biết rằng ngày 28/12/1993, Thanh Lan đã có một cơ hội bằng vàng khi được sang Mỹ tham dự chiếu ra mắt phim “Tình người” mà cô đóng chung với Lê Tuấn.
Phim này đã bị khán giả hải ngoại tẩy chay vì có nội dung cố ý mạ lỵ nhân phẩm phụ nữ Việt Nam sống tại Mỹ. Đồng thời có cảnh Thanh Lan đóng sex với Lê Tuấn trên chiếc gường của cựu hoàng Bảo Đại, có lẽ chuyện phim cũng giống như chuyện đời, nó nhắc cho Thanh Lan nhớ lại chuyện tình của mình với Tổng trưởng Bộ Dân vận-Chiêu hồi Hoàng Đức Nhã và những kỷ niệm cay đắng khó phai tại “biệt điện” nghỉ mát ở Đà Lạt?
Và cũng nhờ cơ hội tham dự buổi chiếu ra mắt phim: “Tình người” mà sau đó Thanh Lan đã tìm cách trốn ở lại Mỹ với lý do: “Tị nạn chính trị”, trong khi ai cũng biết sau năm 1975, Thanh Lan đã được ưu ái như thế nào mới có được một cuộc đời, một con đường nghệ thuật thênh thang như vậy.
- Từ Kế Tường
- NỮ CA SĨ, TÀI TỬ THANH LAN VÀ PHIM "NUMBER 10 BLUES" NHẬN GIẢI THƯỞNG AUDIENCE AWARD 2013 TẠI LIÊN HOAN PHIM TỔ CHỨC TẠI NHẬT
Goodbye Saigon Đây là phim THANH LAN đóng năm 1974 chưa được trình chiềuNữ ca sĩ Thanh Lan rất vinh dự khi được Ban Tổ Chức của Liên Hoan Phim Festival Okuradashi 2013 mời đến Nhật tham dự và cô lại càng hạnh phúc vô ngần khi trong Đại Hội Điện Ảnh kỳ này, cuốn phim “Number 10 Blues” do Thanh Lan đóng vai chánh đã bất ngờ được chọn là cuốn phim được khán giả yêu thích nhất. Khi người viết gọi điện thoại sang Nhật tìm cô đêm thứ ba (24/9), Thanh Lan reo vui báo tin: “TL xin báo tin vui, phim Number 10 Blues đã được giải Audience Award do khán giả bầu chọn tại thành phố Hirosima”. Trên điện thoại, giọng hát Khi Xưa Ta Bé vừa cười vừa đùa: “Có lẽ Thanh Lan hạp số 13 nên năm nay 2013 hên quá”.
Đêm thứ hai, ngày 23 tháng 9, tại một thành phố biển thơ mộng với nhiều đảo nhỏ bao quanh, Thanh Lan đã bất ngờ được nghe một xướng ngôn viên người Nhật đọc tên cuốn phim Number Ten Bleus (tức Goodbye Saigon) là cuốn phim được khan giả yêu thích nhất tại Festival Okuradashi năm 2013. Đây là một festival gồm những cuốn phim của Nhật chưa hề được phổ biến ra thị trường. Thanh Lan cho biết thêm: “Goodbye Sài Gòn/Number 10 Blues là bộ phim do đoàn làm phim Nhật Bản thực hiện, đạo diễn Norio Osada, với sự tham gia diễn xuất của Thanh Lan trong vai nữ chính Lan, phim được quay tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 12/1974 đến trước tháng 04/1975. Vì nhiều lý do, mà lý do chính là công ty sản xuất phim bị phá sản cho nên bộ phim này đã bị đóng băng và tưởng như sẽ không bao giờ được công chiếu. May mắn thay, sau mấy chục năm lưu kho, bộ phim đã được hãng phim truyền hình quốc gia Nhật Bản phát hiện ra và tiếp tục hoàn thiện vào cuối năm 2012. Ngày 24/01/2013, bộ phim đã được công chiếu lần đầu tiên sau gần 40 năm tại Liên hoan phim quốc tế Rotterdam, Hà Lan. Ngày 02/08/2013 tại Liên hoan phim quốc tế Fantasia, Canada. Ngày 14/09/2013 tại Liên hoan phim quốc tế Fukuoka, Nhật Bản. Bộ phim đã nhận được những phản ứng tích cực từ giới phê bình và người hâm mộ. Nay thì cuốn phim này đã được tìm ra và được đem ra mắt tại nhiều quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2013 như Amsterdam (Hòa Lan), Fukuoka và Hirosima (Nhật Bản). Trong tháng 10, phim sẽ được ra mắt tại Pháp và Hoa Kỳ”.
Khán giả Nhật rất thích Thanh Lan trong phim cũng như ngoài đời. Với những chiếc áo dài tha thướt vào đêm khai mạc cũng như kết thúc các Festivals, Thanh Lan luôn nhận được những ánh mắt trầm trồ khen ngợi. Tại Festival Fukuoka kỳ này, đã có mặt 29 nước Á Châu, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Irak. Giải nhất về tay Hongkong và giải nhì về nước Hàn Quốc.
Thanh Lan hẹn với người viết trong số tới sẽ có những tạp ghi chép lại những kỷ niệm mới nhất của cô trong chuyến đi Nhật lần này. Mời quý bạn đón xem.
Đạo diễn bộ phim và ca sĩ Thanh Lan lên nhận giải thưởng Audience Award cho bộ phim Number 10 Blues ngày 23 tháng 9 năm 2013 tại Nhật Bản.
Thanh Lan (với Áo dài Việt Nam) tham dự Liên hoan phim quốc tế Fukuoka Nhật Bản ngày 14/09/2013, công chiếu bộ phim GoodBye Sài Gòn - No.10 Blues.
Hai tài tử chính Thanh Lan và Yusuke Kawazu trong phim Number 10 Blues quay tại Saigon năm 1974-1975
Thanh Lan - Tuoi Mong Mo (The Ages Of Dreams) 1974
Haru wa mada konai keredo
Tsumetai ame no huyu wa
Itsumademo tsuzukanai
Shiawase wa kitto kuru
# Yume o, yume o miruno
Yume o, yume o miruno
Hanahiraku oka no michi o
Anohito wa kakete kuru
Nagai tabiji o oete
Kono mune ni kaeru desyo
# (refrain)
Aozora no kumo no shita-o
Anohito to aruku hi wa
Dareyorimo utsukushii
Ao dai de kikazarou
# (refrain)
Kanashimi no atoni kitto
Yorokobi ga kuru toyu-u
Wakaretara itsunohika
Meguriau toki ga kuru
# (refrain)
Japanese Lyrics: Rei Nakanishi
Original Lyrics: Pham Duy
Music: Pham Duy
arr. by Shiroo Tuchimochi
Japanese version 日本語バージョン
Japanese Title: Yumemiru Sedai
_________________
Je t'aime
No comments:
Post a Comment