TS Nguyễn Hồng Kiên
Nhà cháu tình cờ đọc bài “Một sự kiện văn hóa đặc trưng Việt Nam” trên báo QĐND điện tử.
“Một sự kiện văn hóa đặc trưng Việt Nam” MÀ “Ghi nhận đầu tiên của Festival Huế 2012 là sự hội tụ của các đoàn nghệ thuật đại diện 5 châu lục với 28 quốc gia, 40 đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ.” ???.
Từ mấy hôm trước, nhà cháu bỗng thấy cần đặt lại vấn đề về Định hướng- Chủ trương của cái gọi là Festival Huế.
Thôi thì để “quốc tế hóa”, đành chấp nhận thói ‘sính’ ngoại ngữ’ 1 tí vậy. Nhưng nếu DỊCH RA TIẾNG VIỆT thì rõ là LỄ HỘI HUẾ.
Vậy CỐT LÕI của Lễ hội Huế là cái gì? Để tôn vinh, quảng bá cái gì đây?
Nhà cháu rất tán đồng điều bác nhà văn Ngô Minh nói với RFI: “Trong bối cảnh hiện nay, khi mà cái rường mối ràng buộc con người trong xã hội nông nghiệp xưa ngày càng mai một, và khi mà chế độ quân chủ không còn nữa, vua không còn nữa, thì mình tổ chức cái lễ này như thế nào?”.
Nhưng chính bác Ngô Minh, rồi các bác Bửu Ý, Trần Thùy Mai, các nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Xuân Hoa…THÌ KHEN VIỆC ‘QUỐC TẾ HÓA’, KHEN “Nghệ thuật đến với đường phố”. Buồn cười nhất là có đến mấy vị TRẦM TRỒ đoàn Cà kheo của Bỉ. Quê nhà cháu dân đi biển dùng cà kheo thiện nghệ hơn nhều.
Câu hỏi của RFI cũng RẤT HAY: “Huế : bị mất bản sắc hay đang tỉnh giấc? Nếu ‘giật’ tai-tồ “Festival Huế- Một sự kiện văn hóa đặc trưng Việt Nam” thì việc “quốc tế hóa”, đưa nghệ thuật đường phố vào một di sản thế giới CÓ NÊN? Riêng nhà cháu thấy việc ấy chả khác gì việc người ta đưa dàn nhạc hơi của cảnh sát vào Nhà hát Nhớn Hà Nội biểu diễn. Nhưng một đằng là phỉ nhổ vào nghệ thuật, MỘT ĐẰNG LÀ BÁNG BỔ TỔ TIÊN.
Một chuyện không thể không nói đến là chuyện phục dựng các lễ tế.
Lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã Tắc hết được quảng cáo là PHỤC DỰNG CÔNG PHU-KHOA HỌC… nay lại tuyên bố ĐỂ PHỤC VỤ FESTIVAL.
Lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã Tắc hết được quảng cáo là PHỤC DỰNG CÔNG PHU-KHOA HỌC… nay lại tuyên bố ĐỂ PHỤC VỤ FESTIVAL.
TTXVN có bài: “Huế tổ chức trang trọng lễ tế Giao ở Đàn Nam Giao“. Đọc câu: “Khác với các kỳ Festival trước, năm nay, lễ tế Giao, ngoài phần nghi lễ tế tại Đàn Nam Giao, các giai đoạn còn lại được tổ chức dưới dạng sân khấu hóa để phục vụ cho Festival Huế 2012.” nhà cháu chịu không hiểu nổi ý tác giả.Tế thì phải tế tại đàn tế chứ ở đâu? Và “ngoài phần nghi lễ tế” CÒN CÓ “các giai đoạn còn lại” là cái gì?
Cô cháu gái là phóng viên, từ Huế nhắn tin ra, bảo: “Chú ơi, Huế đã chính thức giả nhời là tế Nam Giao chỉ là sân khấu hóa rồi chú ạ. Thế nên đừng ai thắc mắc “vua giả làm gì”. Vì chúng tôi diễn phục vụ festival ấy mà.”
Xong 1 chuyện TẾ.
Qua ảnh của PV Trần Đình Thăng (báo QĐND), nhà cháu được biết Festival năm nay có một “LỄ HỘI TRỐNG VÀ CÁC DỤNG CỤ GÕ NĂM 2012″ (Nhà cháu phải làm tí xảo thuật với ảnh mới đọc được hết các chữ GẮN VÀO BỜ MÁI DI TÍCH. Chứ PV chụp rồi còn chú thích SAI, xin xem lại ảnh chụp màn hình ảnhấy trên trang báo QĐND).
Từ hồi rục rịch làm 990 năm Thăng Long, nhà cháu đã cự cãi Thầy Vượng về chuyện người ta đòi làm “Trống hội Thăng Long”. Nhà cháu cương quyết rằng: Ta không có truyền thống trống DA. Chuyện đó chỉ có trong các cư dân Chăn nuôi Du mục ở các bình nguyên, thảo nguyên. Họ chăn nuôi Đại gia súc, THỪA DA, mới đem bịt trống chơi.
Người Việt là một cư dân Trồng Lúa Nước. Cho đến gần đây, “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” mà có tí da lợn còn bỏ lò nướng để làm bóng bì nấu canh ăn, thì ngày trước lấy đâu DA đâu ra mà bịt trống?
Mà nếu như vậy có khác gì TỰ PHỦ NHẬN Truyền thống TRỐNG ĐỒNG mấy ngàn năm?
Trong cái ảnh trên, có thể thấy cả trống ĐỒNG và trống DA.
Lúng túng về TRUYỀN THỐNG TRỐNG lộ rõ ở tên gọi cái được gọi là “LỄ HỘI TRỐNG VÀ CÁC DỤNG CỤ GÕ NĂM 2012″.
“Âm vang hào khí Việt” được CHUA thêm là: “Tiếng trống đón em tới trường” ???
NHƯNG PV báo QĐND đưa thông tin này thì… đúng là không thể BÔI XẤU Festval Huế năm nay hơn được nữa: “Đặc biệt, năm nay đồng bào các dân tộc: Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô, Vân Kiều thuộc hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới được thỏa thích xem các chương trình nghệ thuật tại địa phương mình.
Bà Căn Biên, dân tộc Cơ Tu, 76 tuổi ở thị trấn Nam Đông sau khi được xem các tiết mục nghệ thuật múa Phòn, múa Lăm vông của đoàn nghệ thuật đến từ nước bạn Lào tươi cười nói: “Bà con dân tộc mình vui lắm, lần đầu tiên được xem nghệ thuật tại thôn bản, xem nhiều mà không mất tiền, sướng quá! Bà con mình rất cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến đồng bào vùng sâu, vùng xa”.
Hôm rồi, nhà cháu còn được đọc một phóng sự trên báo Lao Động:”Chạy trốn khỏi lễ hội”.
Về PHẦN HỒN của Festival Huế, tác giả Hoàng Văn Minh cho biết: “Tương tự là các lễ hội truyền thống của Huế. Lễ tế Giao vào tối 8.4 vừa qua gần như chìm khuất giữa hàng chục sự kiện sôi động, đặc sắc ở khắp các đường phố và 15 sân khấu diễn ra cùng lúc ở đại nội và cung An Định. “Có đi dự lễ tế Giao không?” Tôi hỏi và không khỏi chạnh lòng khi nhận được không biết bao nhiêu cái lắc đầu thờ ơ từ phía các đồng nghiệp và người dân, du khách.
Lễ tế Xã Tắc diễn ra trước đó gần một tháng còn thảm hơn khi gần như chỉ có diễn viên, quan chức, nhà báo và vài chục người dân sống quanh đàn tế tò mò ra xem, còn lại tuyệt nhiên không thấy bóng dáng du khách nào.
Công chúng Festival Huế đã và đang hình thành một xu thế thưởng thức nghệ thuật mới. Họ chờ, thích sự sôi động của các lễ hội đường phố và các chương trình nghệ thuật đẳng cấp, sang trọng. Qua rồi cái thời người dân, du khách phơi nắng, dầm mưa háo hức chờ đón sự xuất hiện của “yếu tố nước ngoài” hay đoàn ngự đạo trong các lễ hội cung đình.”
Rõ ràng là Định hướng- Chủ trương của cái gọi là Festival Huế ĐANG RẤT “CÓ VẤN ĐỀ”.
Đó, liệu có phải là hậu quả của việc NHỐT 3 việc/ngành: Văn hóa, Du lịch, Thể thao vào 1 bộ? Nhà cháu chả dám đoan chắc.
CHUYỆN NHỠN TIỀN LÀ ‘TRÌNH’ CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM VÀ QUẢN LÝ VĂN HÓA HIỆN NAY.
Để tạm ngưng vấn đề, xin dẫn lời TS triết học Thái Kim Lan – một người “Huế ròng” mhưng đã phải GHẠY TRỐN khỏi Huế vì “không thể chịu nổi cảnh người ta làm lễ hội bia nhếch nhác như thế bên bờ sông Hương hay dọn tiệc ăn uống trong Đại nội…” :
“Quan điểm về văn hóa và làm văn hóa của tôi có những cái khác. Ví dụ như, tôi thấy là, nếu biết biến các lễ hội dân gian thành những cái nét đặc sắc văn hóa của Huế, thì nó đẹp HƠN LÀ LÀM MỘT CUỘC LỄ HỘI TƯNG BỪNG, MÀ KHÔNG CÓ DÍNH LỨU CHI ĐẾN THÀNH PHỐ NÀY.”
“Quan điểm về văn hóa và làm văn hóa của tôi có những cái khác. Ví dụ như, tôi thấy là, nếu biết biến các lễ hội dân gian thành những cái nét đặc sắc văn hóa của Huế, thì nó đẹp HƠN LÀ LÀM MỘT CUỘC LỄ HỘI TƯNG BỪNG, MÀ KHÔNG CÓ DÍNH LỨU CHI ĐẾN THÀNH PHỐ NÀY.”
Làm sao đến nỗi để thu hút thập phương đến với Festival Huế mà những người người “Huế ròng” hoặc phải TRỐN Đi nơi khác (“hoạ sĩ Bửu Chỉ lúc sinh thời. Hai năm một lần, cứ Huế tổ chức festival là ông lại lên tàu đi Sài Gòn “trốn”); Hoặc đóng cửa ngồi nhà (“như nhà nghiên cứu văn hoá Hồ Tấn Phan, dù không “trốn” đi đâu cả, nhưng kể từ năm 2000, khi Festival Huế tổ chức lần đầu tiên tới nay, số lần ông ra đường xem trực tiếp một lễ hội chỉ đếm chưa quá 3 ngón tay”)???
Nhà cháu KHÔNG CHO RẰNG đó là chuyện của 03 cá tính lập dị. Càng không phải là chuyện “xa thơm – gần thối”.
Đó là chuyện của chủ trương, đường lối.
Làm tiền Rất dễ, làm Văn hóa Cực khó !
No comments:
Post a Comment