Monday, February 10, 2014

35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì?

Còn đúng 1 tuần nữa là tới ngày kỷ niệm cuộc Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979 (*), ngày Trung Cộng vô cớ phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta.
Đã nhiều năm nay, thế hệ trẻ không còn có được thông tin chính thức, đầy đủ về cuộc chiến tranh này. Lý do bên ngoài mà nhà cầm quyền CSVN đưa ra để ngăn chặn mọi thông tin liên quan cuộc chiến, nhưng không bao giờ được tuyên bố chính thức, là để giữ mối quan hệ “hữu nghị” giữa hai nước, mà thực chất là hai đảng cộng sản. Điều dễ hiểu là với thực tế đó, nhiều thế hệ người Việt Nam sẽ rất thiếu hoặc bị xóa đi trong ký ức những tội ác, dã tâm thâm độc, nguy hiểm của Trung Cộng, tăng thêm nguy cơ đất nước dần dần bị thôn tính dưới nhiều hình thức.
Để góp phần làm rõ những gì liên quan cuộc chiến này, xin được đăng tải dần những nội dung liên quan trong sử sách, báo chí của VNCS thời điểm trước và sau cuộc chiến này.
——

ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Tập III (1945 – 1954)
Nhóm tác giả Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá ĐệNguyễn Văn Thư
Nhà xuất bản Giáo dục 2005
PHẦN BA
VIỆT NAM XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975-2000)
III. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975-1979)
[...] Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau, nhưng trong việc tập đoàn Pôn Pốt có hành động thù địch chống Việt Nam, một số người trong giới lãnh đạo Trung Quốc lúc đó lại đồng tình ủng hộ, thậm chí có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước (như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới phía bắc nước ta, cắt viện trợ, rút chuyên gia, vận động Liên Hợp Quốc và các nước trên thế giới cũng làm như vậy), nhằm gây khó khăn cho Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, từ sáng 17-2-1919 Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1260 súng cối… mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới phía bắc – từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) – dài hơn nghìn cây số.
Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, mà trực tiếp là quân dân 6 tỉnh biên giới phía bắc, đã đứng lên chiến đấu. Trước tinh thần chiến đấu ngoan cường vì độc lập, tự do của quân dân ta và sự phản đối mạnh mẽ của dư luận ở trong nước và thế giới, Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân khỏi nước ta, bắt đầu từ 5-3-1979 và đến 18-3-1979 thì rút hết.
Cuộc xung đột biên giới phía bắc và Tây – Nam nước ta được chấm dứt.
Thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Quân và dân ta đã làm thất bại bước đầu âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch chống Việt Nam, bảo vệ độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của đất nước, làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia và nhân dân Lào, tích cực bảo vệ độc lập dân tộc và hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á.
0102030405
-

No comments:

Post a Comment