Saturday, October 19, 2013

Tin thứ Bảy, 19-10-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Nói trong im lặng – phần 2 (FB Người Buôn Gió).
- Nguyễn Tiến Dũng: Khôn chinh, dại đồng (Zetamu).
Cả nước đang lên đồng? Xin bàn tiếp quanh câu hỏi phạm thượng này. Và, hãy hình dung, nếu như ta phải đứng trước những ai đó đang “lên đồng”, “mê sảng”, “mộng du”, … thì cần phải cẩn trọng, chớ tác động mạnh mà làm cho họ “tẩu hỏa nhập ma”, sốc nặng thì rất nguy; nên mới có những lời bình “khó hiểu” bữa kia. Giờ thì họ bắt đầu tỉnh và suy nghĩ kỹ lưỡng hơn rồi, vậy xin đi vào những phân tích rõ ràng, cụ thể.
Ở chế độ CS nói chung, và CSVN cũng vậy, mọi thông tin đều có thể bị bưng bít và bóp méo, huống hồ về những câu chuyện cung đình, nơi mà Tướng Giáp ngự trị trong ngót nửa thế kỷ. Ở đó, người ta đưa ra những quyết định tập thể, chịu trách (và rũ bỏ trách nhiệm) tập thể, vai trò cá nhân rất mờ nhạt. Những nhân vật nắm nhiều quyền uy như Mao ở TQ, cha con họ Kim ở Bắc Hàn, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ ở VN chỉ là ngoại lệ.
Thế nên, nhiều nhân sĩ, trí thức, cựu quan chức, đảng viên, nhà văn hóa, … có tư tưởng tiến bộ, am hiểu những căn bệnh của chủ thuyết và thể chế CS,  trong đó có mấy thứ nêu trên, đã và đang lên tiếng đòi thay đổi mạnh mẽ, mở mang hiểu biết cho người dân, để không mãi mãi bị mụ mị trong bầu không khí đó.
Nhưng lạ là chỉ trong có mấy ngày qua, dường như không ít quý vị trong số đó, được coi như bậc thức giả tinh hoa hiếm hoi của đất nước còn sót lại, đã chợt trở nên mộng mị sau tin Tướng Giáp qua đời, họ cất lên những lời ca mà có lẽ lãnh tụ CS anh minh bậc nhất HCM cũng phải thầm ghen nơi chín suối. Những chiến công được quyết định từ tập thể thì họ vô tư “đổ” hết cho người vừa khuất núi này. Những lời đồn đoán chưa bao giờ được làm rõ về quan điểm trái ngược của ông với tập thể lãnh đạo độc đoán, ví như Chiến dịch Mậu Thân 1968, thì nay dễ dàng được nhiều bậc thức giả kia tin chắc, như thể đó là “định mệnh”. Kể cả những nhẫn nhục chịu đựng của ông, cũng qua toàn những thông tin mơ hồ, ít ỏi, nhưng cũng đã dễ dàng được mổ xẻ theo cách còn dễ hơn … mổ gà, để đi tới kết luận đó là bản lĩnh, là nhân cách cao quý, v.v.. Toàn những câu chuyện bí hiểm cung đình cộng sản, nhưng chỉ qua một đêm, cứ như thể chợt sáng tỏ như ban ngày!
Nếu như ai đó coi kết cục 75’, thống nhất đất nước là “thắng lợi huy hoàng” của cách mạng, thì Tướng Giáp có công bao nhiêu, khi mà chính họ cũng ít nhiều nghe thấy những thông tin về quan điểm trái ngược với những Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, không muốn “uýnh, uýnh” theo kiểu nướng quân, nên ít nhiều bị mất vai trò chính? Hay ngược lại, nếu như coi đó chỉ là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn, cuộc chiến chủ thuyết, người Việt giết nhau để đem mối lợi cho ngoại bang, thì Tướng Giáp, thậm chí cả HCM có vai trò gì trong đó, khi mà những thông tin về ý muốn hòa hoãn ở họ với chính quyền Sài Gòn cũng chưa bao giờ được làm rõ. Không làm rõ, thì cái thứ tình cảm giành cho ông, Võ Nguyên Giáp, cùng với thái độ căm ghét những nhân vật bị coi là độc tài, thủ đoạn nham hiểm như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ cũng chỉ là cảm tính.
Thêm nữa, ngoài vị trí là một Tổng tư lệnh Quân đội, Tướng Giáp còn lãnh nhiều chức vụ quan trọng, từ Phó Thủ tướng, cho tới Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử. Ông đã làm được gì trong các vị trí đó? Hay những “tội trọng” của một thời “bao cấp” lại rơi vào đầu những nhân vật quyền uy, quyết đoán, chứ không có ông dự phần? Còn nền “sử học” dối trá, bưng bít cho tới ngày hôm nay, có bao nhiêu phần “công trạng” của ông?
Những hiểu biết về thể chế CS, tư duy khoa học về lịch sử, sự tỉnh táo, sắc sảo và đòi hỏi am hiểu khoa học chính trị khi phân tích chuyện chính trường, … tất cả dường như không có ở những bậc thức giả đang mộng mị. Bởi câu chuyện chỉ đơn giản là, trước một biển thông tin mù mờ kia, ta chỉ có thể đánh giá cao một Tướng Giáp qua vài động thái rõ ràng, như những lá thư can gián về bô xít Tây Nguyên, vụ PMU 18, … chứ không thể thoắt trở thành một bậc thánh nhân, vĩ đại.
Họ có hoàn toàn kém cỏi để mà mộng mị như vậy không? Có lẽ nửa có nửa không. Xin được tiếp tục trong phần bình luận tới.
Đạo Cạy Cửa (Đinh Tấn Lực). - CÁI RẮM (Hồ Như Hiển).
- Nguyễn Đình Ấm: Nỗi đau sân bay (Bà Đầm Xòe).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
QUỲNH NỞ ĐÊM TRĂNG (Trần Mỹ Giống). – Văn Công Mỹ: Hóa đá (Ba Sàm). - KỶ NIỆM (Tương Tri). - thứ hai (Da màu).
CHÙM KÍ ỨC LÀNG QUÊ CỦA VŨ DUY CHU (7): ĐỒNG ĐẤT TRỐNG KHÔNG (Trần Mỹ Giống). - NGÀY HÔM QUA (Tương Tri). - Hoa chiều tàn (Văn chương Việt).
- ĐỀ CỬ NỮ DIỄN VIÊN SÂN KHẤU: Nhiều gương mặt để chọn lựa (NLĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Cà phê và tách (FB Ngô Thị Kim Trang).
- Tưởng Năng Tiến: Có Ai Về Ghé Qua Đồng Tháp (Blog RFA).
QUỐC TẾ 
* RFA: Audio:  +  ; Video: +
* RFI:  

No comments:

Post a Comment