Sau khi Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tổ chức họp báo khẳng định tính hiệu quả của dự án bauxite Tây Nguyên, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án Than Đồng bằng sông Hồng đã có thêm những phân tích dưới góc độ khoa học để tìm lối thoát cho dự án Nhân Cơ.
Phải chịu trách nhiệm về cây công nghiệp
TS Nguyễn Thành Sơn tỏ ra lo ngại về việc cung cấp nước (là vấn đề hạ tầng). Tiêu hao nước theo cam kết của nhà thầu Trung Quốc là 7m3 tính quy đổi cho 1 tấn alumina. Dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều phải xây dựng thêm nhà máy nhiệt điện tự dùng (không bán điện ra ngoài lưới), vì vậy, tiêu hao nước tính cho 1 tấn sản phẩm phải tính cả tiêu hao nước dùng cho nhà máy nhiệt điện (30MW).
Ngoài ra, còn tiêu hao nước cho phân xưởng tuyển bauxite (do Vinacomin tự làm) cũng rất lớn. Trong điều kiện Tây Nguyên, nước dùng cho phân xưởng tuyển bauxite, phân xưởng sản xuất alumin và cho phân xưởng nhà máy điện chỉ là 1 nguồn. Mức tiêu hao chung cho cả Tân Rai như vậy là rất lớn (hơn 18m3/tấn = hơn 11 triệu m3/năm - đã tính khả năng tuần hoàn tái sử dụng 60%), không thể cân đối được (nếu tính cụ thể theo giờ cần khoảng 1.400m3/h thì vào mùa khô lấy đâu ra đủ nước để chạy cả 3 phân xưởng này? Hồ chứa nước Cai Bảng của Tân Rai chứa được có 17 triệu m3).
Tây Nguyên đang ngày càng thiếu nước cho cây công nghiệp. Vinacomin có được toàn quyền sử dụng nước của hồ này không? đã tính cân đối nước cho các nhu cầu khác chưa? Hồ Nhân Cơ hiện chứa được có 0,96 triệu m3, nếu nâng cao đập thêm 10,5m (không rõ đã nâng chưa, trong khi Vinacomin tuyên bố chỉ còn 1 hạng mục trồng cây xanh là chưa triển khai!) cũng chỉ chứa tối đa được 3,8 triệu m3 nước.
Hồ Cầu Tư cũng vậy, chỉ chứa được 1,12 triệu m3. Nếu nâng cao đập thêm 17 - 19m cũng chỉ chứa tối đa được 18 triệu m3 tất cả. Tất cả các hồ này đang là nguồn nước duy nhất trong vùng còn đang luôn thiếu nước cho cà phê, cao su... Nếu Vinacomin muốn "chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước" thì, trước hết, phải chịu trách nhiệm trước cây công nghiệp đã - phải tính cho kỹ yếu tố này đã rồi hãy tuyên bố.
Hồ Cầu Tư cũng vậy, chỉ chứa được 1,12 triệu m3. Nếu nâng cao đập thêm 17 - 19m cũng chỉ chứa tối đa được 18 triệu m3 tất cả. Tất cả các hồ này đang là nguồn nước duy nhất trong vùng còn đang luôn thiếu nước cho cà phê, cao su... Nếu Vinacomin muốn "chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước" thì, trước hết, phải chịu trách nhiệm trước cây công nghiệp đã - phải tính cho kỹ yếu tố này đã rồi hãy tuyên bố.
Công trường xây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ. |
Tính đến việc "ốc không mang nổi mình ốc"
Liên quan đến dự án Nhân Cơ, TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng, Vinacomin nên cân nhắc về khả năng "ốc chưa mang nổi mình ốc" thì có thể "mang cọc cho rêu" được hay không? Hơn 7.600 tỷ vốn đầu tư ngoài ngành của các mỏ than ở Quảng Ninh đang và sẽ bị "chôn vùi" vào các dự án bauxite trên Tây Nguyên (dưới tên gọi "vốn chủ sở hữu") ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Trong khi đó, các mỏ than ở Quảng Ninh đang gặp khó khăn (giá thành cao hơn giá bán, xuất khẩu than sẽ phải giảm dần, đầu tư cho các mỏ than phải tăng rất lớn...). Nếu ngành than không "hoàn thành được nhiệm vụ chính trị", không cấp đủ than cho nền kinh tế, không cấp đủ than cho điện... thì Vinacomin có "chịu trách nhiệm" hay lại "đổ" lên đầu các dự án bauxite? Hoặc đổ cho "lịch sử để lại" hay không?
Vinacomin cần trả lời rõ bằng văn bản có chữ ký của người có thẩm quyền về vấn đề này để những người thợ mỏ ở Quảng Ninh yên tâm sản xuất. Việc làm và ổn định thu nhập cho 110.000 thợ mỏ ở Quảng Ninh và duy trì 1.500 việc là ở Tây Nguyên cái nào quan trọng hơn đối với Vinacomin hiện nay? Để xuất khẩu cho Trung Quốc mỗi năm 0,65 triệu tấn alumina với việc cấp đủ than cho nền kinh tế, cái nào quan trọng hơn?
Sau khi thải khoảng 10 - 12 ngày, bùn đỏ đã đóng rắn tại khu thải. |
Nhiều lối thoát cho Nhân Cơ
TS Nguyễn Thành Sơn cho biết, nếu dừng Nhân Cơ hiện nay thì chỉ tổn thất tối đa vài trăm triệu USD. Nếu dừng Nhân Cơ và chuyển toàn bộ thiết bị về Tân Rai để (mở rộng Tân Rai) xây dựng trên khu đất đã có sẵn ở Tân Rai và tập trung đầu tư hạ tầng (nước, GTVT - chỉ cần đầu tư đường bộ) ở Tân Rai thì tổn thất sẽ không đáng kể, và rủi ro cũng ít hơn nhiều. Như vậy, quy mô của Tân Rai tăng lên, "tính kinh tế của quy mô" có thể sẽ có, giá thành alumin cũng thấp hơn nhiều so với cứ xây ở Nhân Cơ.
Ngoài ra, nếu dừng Nhân Cơ để chuyển xuống xây dựng ở vùng ven biển (Bình Thuận) thì phương án xây dựng đường sắt mới may ra có khả thi. Và nếu sau này, chuyển cả giai đoạn 2 của Tân Rai xuống ven biển thì giá thành alumin sẽ rẻ hơn (không phải vận tải than, xút ngược lên Tây Nguyên)..
No comments:
Post a Comment