Dục là từ gốc Hán có ý nghĩa là muốn; sự ham muốn, lòng ham muốn được thỏa mãn. Theo đây, dục được chia làm 2 loại: Thiện dục và ác dục.
1. Khái niệm về Dục 欲:
Dục là từ gốc Hán (欲 ; P: chanda; S: rajas; E : desire) có ý nghĩa là muốn; sự ham muốn, lòng ham muốn được thỏa mãn. Theo đây, dục được chia làm 2 loại là:
+ Thiện dục : thường được xem như lòng ham muốn đem lại lợi ích cho mọi người, trong đó có mình. Suy nghĩ và hành động có tính vị tha.
+ Ác dục : thường được xem như lòng ham muốn chỉ đem lại lợi ích cho riêng mình, không phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Suy nghĩ và hành động có tính vị kỷ.
Việc tìm hiểu về dục sau đây sẽ dựa trên các ý tưởng này.
Lưu ý rằng Dục còn có cách viết và nghĩa khác như sau: Dục 慾 : lòng ham muốn. Dục 育 : sinh, dưỡng, nuôi. (giáo dục 教 育, thể dục 體育, trí dục 智育, đức dục 德育). Dục 浴 : tắm (dục Phật 浴佛 )
2. Dục theo quan điểm Phật giáo Nam truyền: Trong Phật giáo Nam truyền, dục có mối tương quan với các yếu tố căn, trần, thức. Đó là hệ thống Lục căn - Lục thức - Lục trần - Lục dục như sau:
2. Dục theo quan điểm Phật giáo Nam truyền: Trong Phật giáo Nam truyền, dục có mối tương quan với các yếu tố căn, trần, thức. Đó là hệ thống Lục căn - Lục thức - Lục trần - Lục dục như sau:
Lục căn: 六根 E: Six organs. F: Six organes
Lục thức: 六識 E: Six knowledges. F: Six connaissances.
Lục trần: 六塵 E: Six objects of sense. F: Six objets de sens.
Lục dục: 六欲 E: Six passions. F: Six passions
2.1. Lục căn : 6 căn hay 6 gốc rễ có sức nảy sanh. Lục căn chính là sáu yếu tố của con người để nhận biết sự vật:
1. | Nhãn căn: | = | (mắt) |
2. | Nhĩ căn: | = | (tai) |
3. | Tỹ căn: | = | (mũi) |
4. | Thiệt căn: | = | (lưỡi) |
5. | Thân căn: | = | (da) |
6. | Ý căn: | = | (trí, lý trí). |
2.2. Lục thức : 6 hiểu biết của con người. Lục thức có được là do lục căn. Lục thức gồm:
1. | Nhãn thức: | cái biết của mắt do nhìn thấy. | |
2. | Nhĩ thức: | cái biết của tai do nghe. | |
3. | Tỹ thức: | cái biết của mũi do ngửi. | |
4. | Thiệt: | cái biết của lưỡi do nếm, ăn, uống. | |
5. | Thân thức: | cái biết của da thịt do tiếp chạm như (trơn-nhám, cứng-mềm, nóng-lạnh...) | |
6. | Ý thức: | cái biết của trí não do suy tưởng. |
2.3. Lục trần (= ngoại trần, lục cảnh, lục tặc) : trần là bụi, chỉ cõi trần. Lục trần là 6 cảnh diễn bày ra trước lục căn, làm cho lục căn sanh ra lục thức. Lục trần gồm:
1. |
Sắc trần:
|
hình dáng và màu sắc để thấy.
| |
2. |
Thinh trần:
|
âm, lời để nghe.
| |
3. |
Hương trần:
|
mùi để ngửi.
| |
4. |
Vị trần:
|
đồ vật để ăn, uống.
| |
5. |
Xúc trần:
|
đồ vật để tiếp (xúc), chạm.
| |
6. |
Pháp trần:
|
các suy tưởng, mưu tính thực hiện dựa vào ý tưởng của 5 trần ở trên.
|
2.4. Lục dục (六 欲): là 6 điều ham muốn. Ham muốn đây hàm ý là tiếp nhận (tham) hay loại trừ (sân). Lục trần khêu gợi lục căn, sanh ra lục thức; lục thức sanh ra lục dục. Lục dục nơi đây được xem là 6 dục cơ bản, gồm có:
1. |
Sắc dục:
|
ham muốn nhìn thấy (hình sắc).
| |
2. |
Thinh dục:
|
ham muốn nghe nói (âm thanh).
| |
3. |
Hương dục:
|
ham muốn ngửi thở (mùi).
| |
4. |
Vị dục:
|
ham muốn ăn uống (vật thực).
| |
5. |
Xúc dục:
|
ham muốn xúc chạm.
| |
6. |
Pháp dục:
|
ham muốn suy tưởng.
|
Bốn thứ lục căn, lục trần, lục thức, lục dục ấy liên hệ mật thiết nhau, tương tác nhau, theo bảng sau đây:
LỤC CĂN(hữu+vô) |
─>
|
LỤC THỨC
(vô hình) |
<=>
|
LỤC TRẦN
(hữu+vô) |
─>
|
LỤC DỤC
(vô hình) |
Nhãn(=mắt)
|
Nhãn thức
|
Sắc trần
|
Sắc dục
| |||
Nhĩ (= tai)
|
Nhĩ thức
|
Thinh trần
|
Thinh dục
| |||
Tỹ (= mũi)
|
Tỹ thức
|
Hương trần
|
Hương dục
| |||
Thiệt(=lưỡi)
|
Thiệt thức
|
Vị trần
|
Vị dục
| |||
Thân (= da)
|
Thân thức
|
Xúc trần
|
Xúc dục
| |||
Ý (= trí)
|
Ý(trí) thức
|
Pháp trần
|
Pháp dục
|
Con người có lục căn nên mới có lục thức, đây là những thấy biết với xu hướng chấp thủ, cực đoan. Lục thức bị lục trần cám dỗ mới sanh ra lục dục – đó chính là tham-sân, là đầu mối của sự bị động trong chuỗi sinh tử-luân hồi.
Vì thế, để tránh tai hại của dục, cho dù là thiện dục là cái nên khuyến khích trong đời sống hàng ngày – vì cái mà ta cho là thiện hôm nay, đến một lúc nào đó nó có thể sẽ trở thành bất thiện – đức Phật trong kinh Tăng Chi Bộ, đã dạy người tu phải luôn cảnh giác để sống tốt với cuộc đời, song không phải vướng mắc vào đó là đầu mối của nghiệp mà ta không ngờ được:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô-thượng. Những gì là sáu ?
- Mắt thấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Tai nghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Mũi ngửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Lưỡi nếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Thân chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Ý đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
- Mắt thấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Tai nghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Mũi ngửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Lưỡi nếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Thân chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Ý đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
Hoặc một nơi khác:
Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không
Bình an lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.
Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không
Bình an lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.
Trong thực hành, người theo đạo thường tự nhắc nhở mình bằng công phu sám hối lục căn, sau đây là nguyên bản văn “Sám hối Lục căn của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông”
Chí tâm sám hối.
Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay ;
Bỏ mất bản tâm, không biết chính đạo.
Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm ;
Không sám lỗi trước, khó tránh lỗi sau.
Bỏ mất bản tâm, không biết chính đạo.
Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm ;
Không sám lỗi trước, khó tránh lỗi sau.
Nghiệp căn mắt là :
Nhân ác xem kỹ, nghiệp thiện coi khinh ;
Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật.
Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh giành.
Chợt mắt dối sanh, mờ đường chánh kiến.
Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai.
Nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ mù
Gặp người sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang ;
Lòa mắt chưa sanh, bản lai diện mục.
Thấy ai giàu có, giương mắt mãi nhìn.
Gặp kẻ bần cùng, lờ đi chẳng đoái.
Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô ;
Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ máu.
Hoặc đến Tam Bảo, hoặc vào chùa chiền ;
Gần tượng thấy kinh, mắt không thèm ngó.
Phòng tăng điện Phật, gặp gỡ gái trai ;
Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục.
Không ngại Hộ Pháp, chẳng sợ long thần ;
Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Đều từ mắt sanh, phải sa địa ngục.
Trải hằng sa kiếp, mới được làm người ;
Dù được làm người, lại bị mù chột.
Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật.
Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh giành.
Chợt mắt dối sanh, mờ đường chánh kiến.
Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai.
Nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ mù
Gặp người sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang ;
Lòa mắt chưa sanh, bản lai diện mục.
Thấy ai giàu có, giương mắt mãi nhìn.
Gặp kẻ bần cùng, lờ đi chẳng đoái.
Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô ;
Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ máu.
Hoặc đến Tam Bảo, hoặc vào chùa chiền ;
Gần tượng thấy kinh, mắt không thèm ngó.
Phòng tăng điện Phật, gặp gỡ gái trai ;
Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục.
Không ngại Hộ Pháp, chẳng sợ long thần ;
Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Đều từ mắt sanh, phải sa địa ngục.
Trải hằng sa kiếp, mới được làm người ;
Dù được làm người, lại bị mù chột.
Nghiệp căn tai là:
Ghét nghe chánh pháp, thích lắng lời tà ;
Mê mất gốc chơn, đuổi theo ngoại vọng.
Sáo đàn inh ỏi, bảo khúc Long ngâm ;
Văng vẳng mõ chuông, coi như ếch nhái.
Câu ví bài vè, bỗng nhiên để dạ ;
Lời kinh câu kệ, không chút lắng tai.
Thoảng nghe khen hảo, khấp khởi mong cầu ;
Biết rõ lời lành đâu từng ưng nhận.
Vài ba bạn rượu, năm bảy khách chơi ;
Tán ngắn bàn dài, châu đầu nghe thích.
Hoặc gặp thầy bạn, dạy bảo đinh ninh ;
Những điều hiếu trung, che tai bỏ mặc.
Hoặc nghe tiếng xuyến, bỗng nảy lòng dâm ;
Nghe nửa câu kinh, dường như tai ngựa.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Đầy ắp bụi trần, kể sao cho xiết.
Sau khi mạng chung, rơi ba đường ác ;
Hết nghiệp thọ sanh lại làm người điếc.
Mê mất gốc chơn, đuổi theo ngoại vọng.
Sáo đàn inh ỏi, bảo khúc Long ngâm ;
Văng vẳng mõ chuông, coi như ếch nhái.
Câu ví bài vè, bỗng nhiên để dạ ;
Lời kinh câu kệ, không chút lắng tai.
Thoảng nghe khen hảo, khấp khởi mong cầu ;
Biết rõ lời lành đâu từng ưng nhận.
Vài ba bạn rượu, năm bảy khách chơi ;
Tán ngắn bàn dài, châu đầu nghe thích.
Hoặc gặp thầy bạn, dạy bảo đinh ninh ;
Những điều hiếu trung, che tai bỏ mặc.
Hoặc nghe tiếng xuyến, bỗng nảy lòng dâm ;
Nghe nửa câu kinh, dường như tai ngựa.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Đầy ắp bụi trần, kể sao cho xiết.
Sau khi mạng chung, rơi ba đường ác ;
Hết nghiệp thọ sanh lại làm người điếc.
Nghiệp căn mũi là:
Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào ;
Chẳng thích chân hương, năm phần thanh tịnh.
Lan xông sạ ướp, chỉ thích tìm tòi ;
Giới định hương huân, chưa từng để mũi.
Trầm đàn thiêu đốt, đặt trước Phật đài ;
Nghểnh cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói.
Theo dõi hương trầm, Long Thần chẳng nể ;
Chỉ thích mùi sằng, trọn không chán mỏi.
Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng lìa ;
Cây giác hoa tâm, xây đi không đoái.
Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sau ;
Thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt.
Chẳng ngại tanh hôi, không kiêng hành tỏi ;
Mê mãi không thôi, như lợn nằm ổ.
Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỷ đàm vàng ;
Bôi cột quẹt thềm làm nhơ đất sạch.
Hoặc say nằm ngủ điện Phật phòng Tăng ;
Hai mũi thở hơi, xông kinh nhơ tượng.
Ngửi sen thành trộm, nghe mùi thành dâm ;
Không biết không hay, đều do nghiệp mũi.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Sau khi mạng chung, đọa ba đường khổ.
Trải nghìn muôn kiếp, mới được làm người ;
Dù được làm người, quả báo bệnh mũi.
Chẳng thích chân hương, năm phần thanh tịnh.
Lan xông sạ ướp, chỉ thích tìm tòi ;
Giới định hương huân, chưa từng để mũi.
Trầm đàn thiêu đốt, đặt trước Phật đài ;
Nghểnh cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói.
Theo dõi hương trầm, Long Thần chẳng nể ;
Chỉ thích mùi sằng, trọn không chán mỏi.
Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng lìa ;
Cây giác hoa tâm, xây đi không đoái.
Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sau ;
Thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt.
Chẳng ngại tanh hôi, không kiêng hành tỏi ;
Mê mãi không thôi, như lợn nằm ổ.
Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỷ đàm vàng ;
Bôi cột quẹt thềm làm nhơ đất sạch.
Hoặc say nằm ngủ điện Phật phòng Tăng ;
Hai mũi thở hơi, xông kinh nhơ tượng.
Ngửi sen thành trộm, nghe mùi thành dâm ;
Không biết không hay, đều do nghiệp mũi.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Sau khi mạng chung, đọa ba đường khổ.
Trải nghìn muôn kiếp, mới được làm người ;
Dù được làm người, quả báo bệnh mũi.
Nghiệp căn lưỡi là:
Tham đủ mọi mùi, thích xét ngon dở ;
Nếm hết các thứ, biết rõ béo gầy.
Sát hại sinh vật, nuôi dưỡng thân mình ;
Quay rán cá chim, nấu hầm cầm thú.
Thịt tanh béo miệng, hành tỏi ruột xông ;
Ăn rồi đòi nữa, nào thấy no lâu.
Hoặc đến đàn chay, cầu Thần lễ Phật ;
Cố cam bụng đói, đợi lúc việc xong.
Sáng sớm ăn chay, cơm ít nước nhiều ;
Giống hệt người đau, gắng nuốt thuốc, cháo.
Mắt đầy mỡ thịt, cười nói hân hoan ;
Rượu chuốc cơm mời, nóng thay nguội đổi.
Bày tiệt đãi khách, cưới gả cho con ;
Giết hại chúng sanh, vì ba tất lưỡi.
Nói dối bày điều, thiêu dệt bịa thêm ;
Hai lưỡi bỗng sanh, ác khẩu dấy khởi.
Chửi mắng Tam Bảo, nguyền rủa mẹ cha ;
Khinh khi Hiền thánh, lừa dối mọi người.
Chê bai người khác, che giấu lỗi mình ;
Bàn luận cổ kim, khen chê này nọ.
Khoe khoang giàu có, lăng nhục người nghèo;
Xua đuổi Tăng, Ni, chửi mắng tôi tớ.
Lời dèm thuốc độc, nói khéo tiếng đàn ;
Tô vẽ điều sai, nói không thành có.
Oán hờn nóng lạnh, phỉ nhổ non sông ;
Tán dóc tăng phòng, ba hoa Phật điện.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Ví như cát bụi, đếm không thể cùng.
Sau khi mạng chung, vào ngục bạt thiệt ;
Cày sắt kéo dài, nước đồng rót mãi.
Quả báo hết rồi, muôn kiếp mới sanh ;
Dù được làm người lại bị căm bặt.
Nếm hết các thứ, biết rõ béo gầy.
Sát hại sinh vật, nuôi dưỡng thân mình ;
Quay rán cá chim, nấu hầm cầm thú.
Thịt tanh béo miệng, hành tỏi ruột xông ;
Ăn rồi đòi nữa, nào thấy no lâu.
Hoặc đến đàn chay, cầu Thần lễ Phật ;
Cố cam bụng đói, đợi lúc việc xong.
Sáng sớm ăn chay, cơm ít nước nhiều ;
Giống hệt người đau, gắng nuốt thuốc, cháo.
Mắt đầy mỡ thịt, cười nói hân hoan ;
Rượu chuốc cơm mời, nóng thay nguội đổi.
Bày tiệt đãi khách, cưới gả cho con ;
Giết hại chúng sanh, vì ba tất lưỡi.
Nói dối bày điều, thiêu dệt bịa thêm ;
Hai lưỡi bỗng sanh, ác khẩu dấy khởi.
Chửi mắng Tam Bảo, nguyền rủa mẹ cha ;
Khinh khi Hiền thánh, lừa dối mọi người.
Chê bai người khác, che giấu lỗi mình ;
Bàn luận cổ kim, khen chê này nọ.
Khoe khoang giàu có, lăng nhục người nghèo;
Xua đuổi Tăng, Ni, chửi mắng tôi tớ.
Lời dèm thuốc độc, nói khéo tiếng đàn ;
Tô vẽ điều sai, nói không thành có.
Oán hờn nóng lạnh, phỉ nhổ non sông ;
Tán dóc tăng phòng, ba hoa Phật điện.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Ví như cát bụi, đếm không thể cùng.
Sau khi mạng chung, vào ngục bạt thiệt ;
Cày sắt kéo dài, nước đồng rót mãi.
Quả báo hết rồi, muôn kiếp mới sanh ;
Dù được làm người lại bị căm bặt.
Nghiệp căn thân là:
Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình ;
Năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp.
Chấp cho là thật, quên mất pháp thân ;
Sinh dâm, sát, trộm bèn thành ba nghiệp.
Năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp.
Chấp cho là thật, quên mất pháp thân ;
Sinh dâm, sát, trộm bèn thành ba nghiệp.
Nghiệp sát sinh là:
Luôn làm bạo ngược, chẳng khởi nhân từ ;
Giết hại bốn loài, đâu biết một thể.
Lầm hại cố giết, tự làm dạy người ;
Hoặc tìm thấy bùa, đem về ếm đối.
Hoặc làm thuốc độc, để hại sinh linh ;
Chỉ cốt hại người, không hề thương vật.
Hoặc đốt núi rừng, lấp cạn khe suối ;
Buông chài bủa lưới, xuýt chó thả chim.
Thấy nghe tùy hỷ, niệm dấy tưởng làm ;
Cử động vận hành, đều là tội lỗi.
Giết hại bốn loài, đâu biết một thể.
Lầm hại cố giết, tự làm dạy người ;
Hoặc tìm thấy bùa, đem về ếm đối.
Hoặc làm thuốc độc, để hại sinh linh ;
Chỉ cốt hại người, không hề thương vật.
Hoặc đốt núi rừng, lấp cạn khe suối ;
Buông chài bủa lưới, xuýt chó thả chim.
Thấy nghe tùy hỷ, niệm dấy tưởng làm ;
Cử động vận hành, đều là tội lỗi.
Nghiệp trộm cắp là:
Thấy tài bảo người, thầm khởi tâm tà;
Phá khóa cạy then, sờ bao mò túi.
Thấy của thường trụ, lòng dấy khởi tham ;
Trộm của nhà chùa, không sợ Thần giận.
Không những vàng ngọc, mới mắc tội to ;
Ngọn cỏ cây kim, đều thành nghiệp trộm.
Phá khóa cạy then, sờ bao mò túi.
Thấy của thường trụ, lòng dấy khởi tham ;
Trộm của nhà chùa, không sợ Thần giận.
Không những vàng ngọc, mới mắc tội to ;
Ngọn cỏ cây kim, đều thành nghiệp trộm.
Nghiệp tà dâm là:
Lòng mê nhan sắc, mắt đắm phấn son ;
Chẳng đoái liêm trinh, riêng sanh lòng dục.
Hoặc nơi đất Phật, Chánh điện phòng Tăng ;
Trai gái cùng nhau, đụng chạm đùa giỡn.
Tung hoa ném quả, đạm cẳng kề vai ;
Khoét ngạch trèo tường, đều là dâm nghiệp.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Đến lúc mạng chung, đều vào địa ngục.
Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng ;
Muôn kiếp tái sanh, lại chịu tội báo.
Chẳng đoái liêm trinh, riêng sanh lòng dục.
Hoặc nơi đất Phật, Chánh điện phòng Tăng ;
Trai gái cùng nhau, đụng chạm đùa giỡn.
Tung hoa ném quả, đạm cẳng kề vai ;
Khoét ngạch trèo tường, đều là dâm nghiệp.
Những tội như thế, vô lượng vô biên ;
Đến lúc mạng chung, đều vào địa ngục.
Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng ;
Muôn kiếp tái sanh, lại chịu tội báo.
Nghiệp căn ý là:
Nghĩ vơ nghĩ vẫn, không lúc nào dừng ;
Mắc mứu tình trần, kẹt tâm chấp tướng.
Như tằm kéo kén, càng buộc càng bền ;
Như bướm lao đèn, tự thiêu tự đốt.
Hôn mê chẳng tỉnh, điên đảo dối sanh ;
Não loạn tâm thần, đều do ba độc.
Mắc mứu tình trần, kẹt tâm chấp tướng.
Như tằm kéo kén, càng buộc càng bền ;
Như bướm lao đèn, tự thiêu tự đốt.
Hôn mê chẳng tỉnh, điên đảo dối sanh ;
Não loạn tâm thần, đều do ba độc.
- Tội keo tham là :
Âm mưu ghen nghét, keo cú vét vơ ;
Mười vốn ngàn lời, còn cho chưa đủ.
Của chứa tợ sông, lòng như hủ chảy ;
Rót vào lại hết, nên nói chưa đầy.
Tiền mục lúa hư, không cứu đói rét ;
Lụa là chất đống, nào có giúp ai.
Được người mấy trăm, chưa cho là nhiều ;
Mất mình một đồng, tưởng như hao lớn.
Trên từ châu báu, dưới đến tơ gai ;
Kho đụn chất đầy, chưa từng bố thí.
Bao nhiêu sự việc, ngày tính đêm lo ;
Khổ tứ lao thần, đều từ tham nghiệp.
Mười vốn ngàn lời, còn cho chưa đủ.
Của chứa tợ sông, lòng như hủ chảy ;
Rót vào lại hết, nên nói chưa đầy.
Tiền mục lúa hư, không cứu đói rét ;
Lụa là chất đống, nào có giúp ai.
Được người mấy trăm, chưa cho là nhiều ;
Mất mình một đồng, tưởng như hao lớn.
Trên từ châu báu, dưới đến tơ gai ;
Kho đụn chất đầy, chưa từng bố thí.
Bao nhiêu sự việc, ngày tính đêm lo ;
Khổ tứ lao thần, đều từ tham nghiệp.
- Tội nóng giận là :
Do tham làm gốc, lửa giận tự thiêu ;
Quắc mắt quát to, tiêu tan hòa khí.
Không riêng người tục, cả đến thầy tu ;
Kinh luận tranh giành, cùng nhau công kích.
Chê cả sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha ;
Cỏ nhẫn héo vàng, lửa độc rực cháy.
Buông lời hại vật, cất tiếng hại người ;
Không nhớ từ bi, chẳng theo luật cấm.
Bàn thiền tợ Thánh, thấy cảnh như ngu ;
Dầu ở cửa không, chưa từng vô ngã.
Như cây sinh lửa, lửa cháy đốt cây ;
Những tội trên đây, đều do nghiệp giận.
Quắc mắt quát to, tiêu tan hòa khí.
Không riêng người tục, cả đến thầy tu ;
Kinh luận tranh giành, cùng nhau công kích.
Chê cả sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha ;
Cỏ nhẫn héo vàng, lửa độc rực cháy.
Buông lời hại vật, cất tiếng hại người ;
Không nhớ từ bi, chẳng theo luật cấm.
Bàn thiền tợ Thánh, thấy cảnh như ngu ;
Dầu ở cửa không, chưa từng vô ngã.
Như cây sinh lửa, lửa cháy đốt cây ;
Những tội trên đây, đều do nghiệp giận.
- Tội ngu si là :
Căn tánh đần độn, ý thức tối tăm ;
Chẳng hiểu tôn ti, không phân thiện ác.
Chặt cây hại mạng, giết gấu gãy tay ;
Mắng Phật chuốc ương, phun Trời ướt mặt.
Quên ơn quên đức, bội nghĩa bội nhân ;
Không tỉnh không xét, đều do si nghiệp.
Những tội như thế, rất nặng rất sâu ;
Đến lúc mạng chung, rơi vào địa ngục.
Trả ngàn muôn kiếp, mới được thọ sanh ;
Dù được thọ sanh, lại mắc ngu báo.
Nếu không sám hối, đâu được tiêu trừ ;
Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.
Chẳng hiểu tôn ti, không phân thiện ác.
Chặt cây hại mạng, giết gấu gãy tay ;
Mắng Phật chuốc ương, phun Trời ướt mặt.
Quên ơn quên đức, bội nghĩa bội nhân ;
Không tỉnh không xét, đều do si nghiệp.
Những tội như thế, rất nặng rất sâu ;
Đến lúc mạng chung, rơi vào địa ngục.
Trả ngàn muôn kiếp, mới được thọ sanh ;
Dù được thọ sanh, lại mắc ngu báo.
Nếu không sám hối, đâu được tiêu trừ ;
Nay trước Phật đài, thảy đều sám hối.
***
3. Dục theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền :
3.1. Dục ở thất tình-lục dục (七情-六欲).
+ Thất tình : là bảy loại tình cảm .
+ Thất tình : là bảy loại tình cảm .
1/. Theo Phật giáo Bắc truyền, thất tình gồm: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục. (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn)
2/. Theo Nho giáo (kinh Lễ): thất tình gồm: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục. (mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn)
+ Lục dục : là sáu ham muốn cụ thể của con người nơi một đối tượng, đó là phân tích và phối hợp hai thứ dục cơ bản là sắc dục và thinh dục. Lục dục này (khác với lục dục cơ bản) gồm có: 1/ Sắc dục : trang sức, y phục đẹp. 2/ Hình mạo dục : khuôn mặt đẹp, khôi ngô. 3/ Oai nghi tư thái dục : dáng đi, đứng, ngồi, nằm. 4/ Tế hoạt dục : làn da, phần cơ thể phô bày ra ngoài. 5/ Nhân tướng dục : thân hình đẹp. 6/ Ngôn ngữ âm thanh dục : lời nói khéo léo, êm dịu,thanh nhã.
3.2. Dục ở Ngũ dục (五 欲)
2/. Theo Nho giáo (kinh Lễ): thất tình gồm: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục. (mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn)
+ Lục dục : là sáu ham muốn cụ thể của con người nơi một đối tượng, đó là phân tích và phối hợp hai thứ dục cơ bản là sắc dục và thinh dục. Lục dục này (khác với lục dục cơ bản) gồm có: 1/ Sắc dục : trang sức, y phục đẹp. 2/ Hình mạo dục : khuôn mặt đẹp, khôi ngô. 3/ Oai nghi tư thái dục : dáng đi, đứng, ngồi, nằm. 4/ Tế hoạt dục : làn da, phần cơ thể phô bày ra ngoài. 5/ Nhân tướng dục : thân hình đẹp. 6/ Ngôn ngữ âm thanh dục : lời nói khéo léo, êm dịu,thanh nhã.
3.2. Dục ở Ngũ dục (五 欲)
Ngũ dục theo Phật giáo còn gọi là Ái dục (愛欲). Trong đó,
+ Ái (愛; P : tanha; S : trsna; E : love, craving ) chỉ cho sự hay vật (= tinh thần hay vật chất ) mà ta có sự gắn bó, dính mắc.
+ Dục (欲; P : chanda; S : rajas; E : desire ) chỉ cho lòng (= tâm) khát khao, ham muốn.
Ngũ dục hay Ái dục gồm có :
- 4 dục thuộc về vật chất: 1./ Tài dục (của cải): động sản và bất động sản. 2./ Sắc dục (cái đẹp): giới tính (tính dục). 3./ Thực dục (ăn): món ăn, thức uống. 4./ Thùy dục (ngủ): chỗ ăn ở (nhà cửa)
- 1 dục thuộc về tinh thần.
5./ Danh dục (cái ta): tiếng tăm.
Đây là 5 hình ảnh biểu trưng ham muốn nơi mỗi con người bình thường, mà mỗi hình ảnh là tổng hợp của 6 dục cơ bản. Ngũ dục còn gọi là Ngũ độc tiển (năm mũi tên độc hại), là 5 món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến nhân, thiên, nếu ta không điều phục ngũ căn (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) để cho sa đắm ngũ dục thì dễ sa vào nẽo ác. Tham đắm ngũ dục tức cuộc đời bị trói buộc bởi năm thứ độc hại ham muốn.
Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, chương 24 có ghi : “ Trong các thứ ái dục, không gì bằng sắc dục. Sự ham muốn sắc dục mạnh hơn mọi thứ khác. Chỉ có một sắc dục như vậy, nếu có cái thứ hai giống như sắc dục thì người trong thiên hạ không có ai có thể tu tập được cả “.
“Ba cõi luân hồi, bốn đời lăn lóc,
Vọng niệm sinh ra, tâm hình điên đảo.
Theo đuổi tham sân, triền miên ái dục.”
(Bia chùa Linh Xứng)
Vọng niệm sinh ra, tâm hình điên đảo.
Theo đuổi tham sân, triền miên ái dục.”
(Bia chùa Linh Xứng)
Trong kinh Niết Bàn quyển 21 chép rằng: ‘Bồ Tát Ma Ha Tát biết pháp ngũ dục cho nên chẳng vui thích, chẳng tạm ngừng lại đó. Người mê theo ngũ dục tỷ như con chó gặm xương khô, như kẻ cầm lửa đi ngược gió, như nuôi nhốt con rắn độc, như được của trong giấc mộng, như một miếng thịt cả bầy chó tranh ăn, như dấu vẽ trên nước, như bọt nước, ngũ dục như của tạm bợ thế nên chẳng đặng lâu dài.’
Trong kinh Di Giáo, đức Phật có dạy rằng: “ Tỳ Kheo các ông ! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kềm chế ngũ căn chẳng để buông lung theo ngũ dục. Thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho tuông rông vào lúa mạ người, nếu thả lỏng ngũ căn…chạy theo ngũ dục… gây tai hại rất nặng cũng như ngựa chứng chẳng dùng dây cương chế ngự chính nó sẽ đưa ta sa vào hầm hố…”
Ghi chú : + Dục ái : đó là ái 愛 (= quyến luyến, ràng buộc) nơi cõi dục – một trong 3 cõi (tam giới = 3 cảnh giới ) được phân biệt như sau :
Ghi chú : + Dục ái : đó là ái 愛 (= quyến luyến, ràng buộc) nơi cõi dục – một trong 3 cõi (tam giới = 3 cảnh giới ) được phân biệt như sau :
1/ Dục ái : là ái dục cõi dục (dục giới: 欲界), đó là trạng thái tâm dính mắc với cảm thọ lục dục cơ bản ở trần cảnh.
2/ Sắc ái : là ái nơi cõi sắc (sắc giới: 色 界), đó là trạng thái tâm dính mắc với cảm thọ hỷ, lạc, xả của 4 tầng thiền tịnh sắc (sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền ).
3/ Vô sắc ái : là ái nơi cõi vô sắc (vô sắc giới: 無 色 界), đó là trạng thái tâm dính mắc với cảm thọ xả và định của 4 tầng thiền tịnh vô sắc (không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ).
+ Dục lậu : đó là lậu hoặc 漏 惑 (rò rỉ mê lầm: phiền não) gây ra bởi dục vọng.
+ Dục vọng (untrue desire) : lòng ham muốn không đúng như thực, ở các mặt vật chất, tình cảm, lý trí; đây được xem là ác dục.
+ Dục chân (true desire) : lòng ham muốn đúng như thực, ở mặt chân lý. Ví dụ dục như ý túc trong tứ như ý túc( P,S : iddhipada ) của 37 phẩm trợ đạo; đây được xem là thiện dục.
3.3. Dục ở tam dục (三 欲): có 2 loại tam dục sau:
+ Tam dục của phàm phu: là ba mối ham muốn.
1/. Hình mạo dục : say mê ham muốn, mặt mày, hình dáng tươi đẹp của kẻ khác.
2/. Tư thái dục : ưa thích dung nghi cốt cách, sang đẹp của người khác.
3/. Tế xúc dục : say mê ưa thích sự đụng chạm mịn màng, mềm mại của kẻ khác.
+ Tam dục của người tu: là ba mối ham muốn độc hại làm chướng ngại việc tu hành giải thoát.
1/. Ác dục : lòng ham muốn xấu bậy, như vị Tỳ Kheo sanh lòng - muốn đứng đầu tất cả Đại chúng, khiến Tăng chúng đều theo chân mình, - muốn tứ bộ (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di) đều cúng dường tôn trọng mình hơn hết, - muốn thuyết pháp để thính chúng đều tin thọ lời mình, - muốn vua quan thần dân đều cung kính mình, - muốn được nhiều áo quần, đồ ăn uống, thuốc men, nhà cửa to đẹp. Những sự ham muốn này có tính cách sanh tử luân hồi, nên gọi là ác dục vậy.
2/. Đại dục : lòng muốn thái quá, như vị Tỳ Kheo sanh lòng muốn rằng phải làm thế nào để cho tứ bộ chúng biết rằng ta đã đắc sơ trụ.... hoặc Thập Trụ, đắc quả chánh giác, quả A La Hán... hoặc quả Tư Đà Hoàn, Tứ Thiền vô ngại trí... sự ham muốn có tách cách lợi dưỡng như vậy kêu là đại dục.
3/. Dục dục : ham muốn và ham muốn nữa, như vị Tỳ Kheo muốn rằng sau khi thác mình sanh làm Phạm thiên, Ma thiên, Tự tại thiên, Chuyển luân Thánh vương, hoặc sinh vào các dòng sang quý như vua chúa, quan thần...được hưởng mọi sự khoái lạc tự tại. Lòng ham muốn này có tính cách lợi dưỡng nên kêu là dục dục.
Kinh Niết Bàn viết : người nào quán tưởng cái thân người, chỉ thấy là một bộ cốt, do khoang xương chống đỡ mà thôi. Quán như vậy thì toàn bộ xương cốt đều phân ly, do đó dứt tam dục.
4. Tính dục: Dục (E : desire) chỉ các lòng ham muốn của con người được phân ra và trình bày ở mục 2 và 3 trên. Trong kinh điển cũng như trong thực tế, sắc dục được xem như đứng ở vị trí quan trọng hàng đầu sẽ được tìm hiểu sau:
4.1. Giới tính - Nhục dục – Dâm dục – Ái dục :
Giới tính (E: gender) : giới tính có thể tạm lý giải như sau:
Giới 界 : loài, loại, phái (động-thực vật giới, nam giới 男 界; nữ giới : 女 界).
Tính 性 : bản chất tự nhiên của sự vật (tính chất 性 質, tính cách 性 格, nam tính 男 性, nữ tính 女 性).
Do đó, giới tính là tất cả những đặc điểm phân biệt người nam với người nữ.
Quan hệ giới tính (E: gender relations) : còn gọi là hành vi giới tính bao gồm quan hệ khác giới (heterosexuality) nam-nữ và quan hệ đồng giới (homosexuality) nam-nam (gay) hay nữ-nữ (lesbian). Quan hệ giới tính không hàm nghĩa phải có tình yêu.
+ Nhục dục – Dâm dục : nhục dục (E: carnal desire), đó là ham muốn xác thịt bằng mối quan hệ giới tính 界 性, vì thế nhục dục còn có thể gọi là tính dục (E: sexuality). Sự ham muốn xác thịt quá nhiều gọi là dâm dục (E: concupiscence), bởi nghĩa chữ dâm 淫 = say đắm.
Có thể nhận thấy rằng, nhục dục suy cho cùng là kết quả biểu hiện của lục dục cơ bản hay lục dục phối hợp. Và vì thế xưa cũng như nay, con người luôn tìm đủ mọi cách để thỏa mãn nhục dục của mình thông qua tính chất của cơ chế lục dục, bằng các hình thức khiêu dâm hay kích dâm.
+ Ái dục : ái (E : love), đó là tình thương hay tình yêu, đó là một dạng tình cảm có cường độ cao thường chỉ của nam-nữ hay chồng-vợ ( xem thêm bài soạn ‘Tình’). Ái dục do đó còn gọi là tình dục (E: sex, couples sex) có ý chỉ “tình yêu (nam-nữ hay chồng-vợ) + nhục dục”, biểu hiện lòng ham muốn về tình cảm + vật chất như là bản năng nơi một sinh vật.
4.2. Tính dục theo quan điểm của khoa học : (xem bài đọc thêm)
Tính dục được khoa học quan tâm cũng chính là sắc dục, khoa học kỹ thuật cũng như khoa học xã hội đều tham gia vào việc nghiên cứu này, từ đó kết quả được ứng dụng vào trị liệu và giáo dục con người. Đặc trưng cho việc nghiên cứu về tính dục là hình thức giáo dục giới tính hay giáo dục tính dục.
Giáo dục giới tính có thể chia làm 3 nội dung chính :
1./ Giáo dục nhân cách : gồm hành vi, đạo đức, phép ứng xử của từng giới. Ví dụ: thái độ với vợ, với chồng, với con; tính dịu dàng và bản năng làm mẹ của nữ, tính quyết đoán của nam …
Đạo đức thường phân thành 2 đối cực thiện-ác, vì thế đạo đức tính dục có những biểu hiện sau:
- Tính dục chân chánh đối cực với dâm dục phóng đãng.
- Sự âu yếm đối cực với sự thô bạo.
- Sự lịch thiệp đối cực với sự vụng về.
- Sự tự nguyện đối cực với sự cưỡng bức.
- Sự thủy chung đối cực với sự phản bội.
- Sự tôn trọng đối cực với sự khinh rẻ …
- Sự âu yếm đối cực với sự thô bạo.
- Sự lịch thiệp đối cực với sự vụng về.
- Sự tự nguyện đối cực với sự cưỡng bức.
- Sự thủy chung đối cực với sự phản bội.
- Sự tôn trọng đối cực với sự khinh rẻ …
Tất nhiên con người sẽ hạnh phúc hay bất hạnh khi ở vào những tình huống nói trên.
2./ Giáo dục y học : gồm giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, vệ sinh và các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (STIs) và làm sao để tránh chúng …: tất cả nói lên các đặc điểm và những điều cần biết cho mỗi lứa tuổi, mỗi giới, trong hôn nhân và đời sống vợ chồng,
3./ Giáo dục xã hội : gồm nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của từng giới đối với xã hội và ngược lại thể hiện qua các mặt sau:
- Sự bình đẳng nam-nữ (xem them bài đã soạn ‘Bình đẳng’).
- Công khai mối quan hệ tính dục với niềm tin vào tương lai, chứ không được xem đó là chuyện làm nhất thời chỉ cần biết cho hiện tại.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi.
- Công khai mối quan hệ tính dục với niềm tin vào tương lai, chứ không được xem đó là chuyện làm nhất thời chỉ cần biết cho hiện tại.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng giống nòi.
4.3. Tính dục theo quan điểm của tôn giáo hữu thần :
Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo hiện đại coi quan hệ tính dục như một hành động do Thượng Đế phú ban và soi sáng, và việc sinh sản là cộng tác vào công trình sáng tạo của Thượng Đế.
“Nhãn giới Kitô giáo xác nhận thân xác và tính dục là công trình của Đấng Tạo Hóa, nó là quà tặng lớn lao đặt để trong thân xác con người khả năng sinh sản, cho con người tham dự vào năng lực sáng tạo. Tính dục như một thứ tinh thần nhập thể trong con người” (x. FC 11).
Tuy nhiên, tính dục chỉ có giá trị nhân linh đích thực, nếu nó là thành phần không thể thiếu được của tình yêu, nghĩa là thể xác, tinh thần và tâm linh phải hướng đến đời sống hôn nhân và gia đình – đó là tình dục (xem bài đã soạn ‘Tôn giáo’).
Mặt khác, trong các giáo huấn, giáo hội vẫn nhấn mạnh việc sinh sản và trách nhiệm nuôi dạy với con cái. Đặc biệt, các biện pháp tránh thai nhân tạo (như dùng thuốc tránh thai, dùng bao cao su), phá thai luôn bị kết án gay gắt và chỉ chấp nhận tránh thai bằng biện pháp quan hệ có trách nhiệm và tiết chế. Tuy nhiên, gần đây Giáo hoàng Biển Đức XVI nói rằng việc sử dụng bao cao su có thể là hợp lý trong những trường hợp đặc biệt. Đây là dấu hiệu cởi mở hơn về vấn đề sử dụng bao cao su. Ngoài ra, Giáo hội Công giáo cũng không chấp nhận vấn đề quan hệ đồng giới.
Vấn ngừa thai, phá thai
Ngừa thai:
Giáo hội Kitô giáo quan niệm rằng, sinh sản là quyền năng của Thiên Chúa, con người chỉ cộng tác vào sứ mệnh này qua bí tích hôn nhân. Ngừa thai là hình thức tự mình loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi sứ mệnh ấy. Do đó, Giáo hội không cho phép sử dụng mọi biện pháp tránh thai nhân tạo mà chỉ được dùng cách tính theo chu kì kinh nguyệt, mọi biện pháp có sự can thiệp từ tác nhân bên ngoài đều bị cấm. Tuy ngăn cấm quyết liệt việc ngừa thai nhân tạo (đặt vòng tránh thai, dùng thuốc tránh thai, dùng bao cao su...) và việc phá thai, nhưng Giáo hội cũng khuyến khích giáo dân sinh sản có trách nhiệm, nghĩa là trước khi có ý định sinh con thì cha mẹ nên có đủ điều kiện để chăm sóc cho con cái cả về mặt vật chất cũng như tinh thần.
Phá thai:
Giáo hội Kitô giáo quan niệm rằng, phá thai cũng là một hình thức giết người, vì vậy lên án gay gắt việc phá thai và coi đó là trọng tội theo điều răn thứ năm, có thể dẫn đến vạ tuyệt thông cho người phạm phải. Do vậy đây là vấn đề đang gây tranh cãi gay gắt giữa Giáo hội và nhà nước dân sự về việc kiểm soát dân số.
4.4. Tính dục theo quan điểm của tôn giáo vô thần :
+ Phật giáo không xem thân xác và thế giới này là những gì xấu xa và tính dục cũng thế. Thân xác thường được ví như một cỗ xe quý giá, một phương tiện đưa tâm thức đến giác ngộ, thế nhưng thân xác cũng được mô tả như một gánh nặng cho tâm thức. Tính dục liên hệ trực tiếp đến sự cảm nhận của thân xác, vì thế khi tính dục bị lạc thú dẫn dắt đến sự chiếm hữu (bám víu, ích kỷ), nó sẽ làm tâm thức bị mù quáng (vô minh) và khổ đau sẽ phát sinh. Đấy là thông điệp chính yếu của Phật giáo.
+ Phật giáo xem hôn nhân không phải là một sự chiếm đoạt, hôn nhân cũng không mang tính cách thiêng liêng bằng các lễ nghi ban phép lành. Giáo lý nhà Phật chỉ đòi hỏi phải có sự tương kính, hy sinh cho nhau và tránh mọi hung bạo (từ bi-trí tuệ).
+ Phật giáo không quan tâm đến việc nối dõi tông đường hay hôn phối vì đấy chỉ là các thể dạng khống chế cơ cấu sinh lý và trói buộc mối tương giao giữa con người trong cuộc sống.
+ Tánh Không của tính dục : tánh Không toàn diện sẽ giúp người tu vượt lên trên khuôn khổ giới tính của thân xác, đó là loại bỏ được mọi bám víu vào ảo giác của hiện hữu. Câu chuyện giữa ngài Xá-lợi-phất và vị nữ Thần trong kinh Vimalakirtidesasutra minh họa sự việc như sau:
“- Này nữ Thần tại sao không đổi giới tính đi, [vì] bà chỉ là một người nữ ?
“- Này nữ Thần tại sao không đổi giới tính đi, [vì] bà chỉ là một người nữ ?
- Từ mười hai năm nay ta ra sức tìm kiếm các thuộc tính của một người đàn bà thế nhưng ta chưa nhìn thấy chúng một cách minh bạch. Vậy thì ta phải thay đổi cái gì đây ? Thí dụ như một nhà ảo thuật tạo ra một người đàn bà ảo giác và hỏi người đàn bà này sao không thay đổi giới tính, thế thì sự đòi hỏi ấy đúng hay sai ?
- Quả là sai. Một sáng tạo ảo thuật không mang những thuộc tính được xác định rõ rệt thì không thể giúp nó có thể biến đổi được.
- Chính như thế, tất cả mọi hiện tượng đều không có thuộc tính xác định rõ rệt. Vậy tại sao ngươi lại hỏi ta sao không thay đổi thân xác ?
Tức khắc vị nữ thần sử dụng uy lực của mình chuyển đổi hình tướng của mình sang cho Xá-lợi-phất và đồng thời biến mình thành hình tướng của Xá-lợi-phất, sau đó cất lời hỏi Xá-lợi-phất đang mang hình tướng của mình như sau :
- Này sao không thay đổi giới tính đi ? - Này Xá-lợi-phất, nếu ngươi có khả năng thay đổi được giới tính, thì tất cả đàn bà cũng làm được việc ấy. Này Xá-lợi-phất nếu ngươi không phải là đàn bà nhưng chỉ mang hình tướng bên ngoài của người đàn bà, thì tất cả đàn bà cũng thế thôi [chỉ mang hình tướng bên ngoài của người đàn ông]. Vì thế mà Đức Phật bảo rằng tất cả mọi hiện tượng đều không mang giới tính đực hay cái.
Sau đó vị nữ thần lại dùng uy lực của mình trả lại hình tướng cho Xá-lợi-phất và cất lời hỏi :
- Thế vẻ duyên dáng của người phụ nữ của ngươi đâu rồi ?
- Nào tôi có cái vẻ duyên dáng phụ nữ nào đâu, nó cũng chẳng có ở bất cứ nơi nào khác ?
- Đối với tất cả mọi hiện tượng cũng tương tợ như thế : chúng chẳng có ở bất cứ nơi nào và cũng chẳng nơi nào có chúng. Đấy là những gì Đức Phật giảng dạy.
Kinh về tự do siêu việt - [tức là kinh Vimalakirtidesasutra - Duy-ma-cật Sở thuyết Kinh] theo bản dịch tiếng Pháp của Patrick CARRÉ, Fayard, 2000.
Kinh về tự do siêu việt - [tức là kinh Vimalakirtidesasutra - Duy-ma-cật Sở thuyết Kinh] theo bản dịch tiếng Pháp của Patrick CARRÉ, Fayard, 2000.
Biên soạn Minh Tâm
No comments:
Post a Comment