Cuốn “TỪ ĐIỂN: Thành ngữ-Điển tích-Danh nhân” do Nhà xuất bản Văn học ấn hành, năm 2008, dày hơn 1000 trang, được tái bản có bổ sung từ bộ “Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển” của GS Trịnh Vân Thanh in năm 1966, 1967.
Xét về mặt sử liệu, xin được nêu hai chi tiết đáng bàn trong cuốn sách.
1.Trong mục “Cùng bạn đọc” của giám đốc-tổng biên tập NXB Văn học có đoạn “Cuốn sách cho tái bản là một việc làm ích lợi nhưng nếu được bổ sung sửa chữa là điều hết sức cần thiết. Rất nhiều danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa trước và đặc biệt là sau 1945 của cả hai miền Nam Bắc còn chưa được nhắc tới. Nếu tác giả còn sống, liên lạc được, việc bổ sung để cuốn sách thật hoàn chỉnh thì thật tuyệt vời. Chúng tôi rất muốn tái bản vừa muốn nâng cao và vừa muốn tôn trọng quyền toàn vẹn của bản thảo, nhưng do không liên hệ được với tác giả nên mong muốn đó không thực hiện được. Lần tái bản này chỉ xin:
- Giữ nguyên bản gốc của bộ sách chỉ bỏ một số dòng do không còn phù hợp với thời đại ngày nay, lược đi một số đoạn chưa chuẩn trong cách đánh giá và bỏ bớt những phần trùng lặp, nhưng sửa chữa này là rất ít, không đáng kể.
- Các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa sau 1945 còn thiếu rất nhiều, nếu bổ sung sẽ phá vỡ ý đồ tác phẩm. Chúng tôi chỉ xin phép bổ sung mục từ “Chủ tịch Hồ Chí Minh”, bởi Người không chỉ là Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Việt Nam mà còn được cả thế giới suy tôn, thành kính. Mục Chủ tịch Hồ Chí Minh xin đặt thành một mục riêng ở đầu sách…”
Vấn đề ở đây là, dưới góc độ sử học, liệu có nên tái bản một cuốn sách với nhiều tư liệu lịch sử nhưng lại theo cách làm thêm bớt tùy thích như nêu trên hay không?
2. Tại trang 742 viết về nhân vật Phan Bội Châu có đoạn “Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức ‘Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc’, nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để: 1- Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động). 2- Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.
Thế là Phan Bội Châu bị bắt tại Thượng Hải, bị áp giải về Hương Cảng rồi về Hải Phòng, sau cùng bị giam tại nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội …”
Chúng ta đều biết, Lý Thụy chính là bí danh của lãnh tụ CSVN Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ này. Vậy dựa vào những tư liệu, bằng chứng nào mà tác giả cuốn sách đã có kết luận “động trời” trên đây? Nó có cần được các sử gia đem ra mổ xẻ, tranh cãi hay không?
Ba Sàm
—
Bổ sung: độc giả méc 2 trang này có những tư liệu, trao đổi liên quan:
- Thảo luận:Phan Bội Châu (Wikipedia).
No comments:
Post a Comment