Thursday, June 9, 2011

Việt Nam, ngày 5 tháng 6

HÀ NỘI- ẢNH NA SƠN

SÀI GÒN- ẢNH NGUYỄN MINH ĐỨC


Tuấn Khanh
Cuộc đời có nhiều lý lẽ của nó. Với những người không tham gia biểu tình, những người đó có lý lẽ của mình. Những người biểu tình cũng có lý lẽ của mình. Tùy vào suy nghĩ và nhận thức riêng. Nhưng về giá trị thực tiễn thì, tôi nghĩ, nếu không làm sẽ không có gì.
 Và tối thiểu, giữa một rừng xâm phạm của Trung Cộng với Việt Nam, cuộc biểu tình để lại trong lịch sử rằng chính phủ có quyền nhân nhượng và lùi bước vì lý do nào đó, nhưng nhân dân thì lương tri và phẩm giá dân tộc không thể đánh mất khi bị ngoại bang dày xéo.
 Như một công dân vẫn theo dõi thời sự đất nước, tôi xin bày tỏ sự cảm mến và chia sẻ với những ai đã xuống đường ngày 5 tháng 6 năm 2011. Và tôi cũng dành sự trọng thị cho tất cả những ai có quan điểm riêng là không nên đi biểu tình, theo biểu tình là phản động… Đó là quan điểm của các bạn, nó phải được nhìn nhận như một dữ liệu có thật của thời cuộc trên đất nước này. Và nó cũng giúp tôi nhìn nhận rõ ai là bạn, ai không là bạn từ ngày hôm nay.
 Tôi mong rằng những ai nghĩ về dân tộc, đất nước này với những thái độ và phản ứng chân thành nhất sẽ còn sáng suốt, bản lĩnh để theo dõi mọi diễn biến trên đất nước mình. Không ai có tư cách là người đại diện và thay mặt tất cả để quyết định rằng dân tộc này phải nghĩ gì hay nên làm gì. Áp đặt và cho mình rằng thông minh trên tất cả, trong lịch sử, chỉ có 2 loại là bạo chúa và bọn hèn thần bám đuôi.
 Chắc sẽ không thể có được nhiều ngày 5 tháng 6, cũng như không có được nhiều ngày như vậy để những kẻ xâm lược và giết ngư dân vô tội người Việt trên Biển Đông phải lo lắng. Nhưng chí ít, chúng ta còn biết được rằng mỗi thế hệ người Việt vẫn luôn tồn tại những lớp người không biết cúi đầu trước kẻ mạnh.
 Cám ơn tất cả những người đã chia sẻ với tôi những câu chuyện về ngày 5 tháng 6. Nó tốt lành và giá trị với tôi hơn bản tin của TTXVN hay những kẻ nhai lại sự kiện bằng loại nước bọt hèn hạ. Những suy nghĩ này, xin dành gửi đến các bạn.

Những đoạn phim vô giá về cuộc biểu tình chống TQ của tuổi trẻ VN hôm 5/6

Chủ nhật, ngày 5/6 với việc xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược đã đi vào lịch sử yêu nước của tuổi trẻ Việt  Nam như một mốc son chói lọi mãi mãi không bao giờ phai. Để minh chứng về tinh thần tự tôn dân tộc, tình yêu Tổ quốc bất diệt ấy xin giới thiệu thêm một vài "thước phim" của ngày Chủ Nhật lịch sử mà nếu còn là người Việt Nam yêu nước thì không dễ gì ngăn được những giọt nước mắt xúc động...
"Đâu cần Thanh Niên có
đâu khó có Thanh Niên".


Tập 1 : Lúc này đoàn người đang băng qua công viên 30-04 đi ngang qua Dinh Độc lập.


Tập 2 : Ngay ngã tư Đinh Tiên Hoàng rồi quẹo về đường Nguyễn Thị Minh Khai, nhằm hướng tòa Lãnh Sự Quán Trung Quốc mà ban.


Tập 3 : đoạn phim trên đang quay lúc mọi người bị chặn tại ngã tư đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch, cách Tòa Lãnh Sự Quán Trung Quốc đúng bằng 50 bước chân, chỉ cần băng qua đường là đến nhưng tiếc là mọi người không vượt qua được ngã tư vì không vượt qua trò chơi "đi vượt rào".


Tập 4 : Đoạn phim trên đang quay cảnh ngài Trung Tướng Hải Quân đang độc thoại diễn thuyết, các bạn Sinh Viên đang ngồi xuống lắng nghe lúc đầu rất trật tự nhưng tới lúc sau bức xúc cũng phải lên tiếng, có 1 số câu nói bình thường nhưng rất cảm động vì sự chân tình mình ví von nó giống như hòn đá ném vào mặt nhưng ai quay lưng lại với Tổ Quốc như là: "tranh thủ phát động phong trào góp đá Trường Sa, nhập ngũ đầu tiên khi có chiến tranh người dân bình thường Nguyễn Đức Huy, có ăn cá không ? có ăn cá mà ngư dân bắt




 Xuống Đường


CA cũng đồng ý


Mẹ con cùng xuống đường


Bảo vệ dinh Thái Giám




Cám ơn các bạn.

Ngược với những đồn đoán vô căn cứ và khá nhiều lời răn đe để che dấu sự hèn nhát của một số bậc “cha chú” , cuộc biểu tình chống âm mưu xâm lược của Trung Quốc vào ngày 5.6.2011 trước Lãnh sự quán tại Sài Gòn đã diễn ra rất đẹp về nhiều mặt.

Đúng 8 giờ sáng, khá đông người dân đã đứng hàng ngang rất trật tự trước cổng lãnh sự quán Tàu, cùng hô to các khẩu hiệu ủng hộ chủ quyền đất nước, phản đối giặc xâm lăng.
Lúc này, các ngã đường đổ về khu vực hồ Con rùa tuy đã dựng khá nhiều barrier nhưng người dân vẫn được phép di chuyển vào khu vực trước Lãnh sự quán.

Đang di chuyển từ đường Nguyễn thị Minh Khai sang Nhà văn hóa Thanh niên
Sau đó, đám đông di chuyển trật tự ra trước cổng Nhà văn hóa Thanh niên, lại hô vang các khẩu hiệu ái quốc một lần nữa rồi tuần hành ra trước Dinh Độc Lập để diễu hành.

Công lý và hòa bình trên biển Đông. Đằng sau là ảnh Nguyễn Ái Quốc

Một hành động rất thiết thực để kỷ niệm ngày thanh niên Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước

Sau khi đoàn diễu hành đi ra khỏi đường Phạm Ngọc Thạch, tất cả các chốt chặn bị phong tỏa tối đa. Không một người dân nào được tiến vào bên trong. Đã xuất hiện vài cuộc tranh luận nóng giữa một vài người dân nóng lòng muốn tham gia biểu tình và lưc lượng cảnh sát. Tuy nhiên, theo lời phân trần của một bác công an áo xanh gác barrier: “mấy anh có cha có mẹ phải nghe lời, tui cũng có cấp trên vậy!”. Nghe ra, người dân bèn gật gù thông cảm :-D . (Hóa ra sự chặn đường vào khu vực lãnh sự quán Tàu cũng có cái hay. Bà con mình liền tuần hành một vòng quận 1, kéo tuốt xuống Lê Lợi, Chợ Bến Thành… Nêú đây là dụng ý “tuyên truyền sâu rộng” của chính quyền thì xin thank you một cái, nha!)
Phải ghi nhận biểu tình đã xảy ra rất đẹp về cả hai phía. Người dân tuy rất khí thế nhưng vẫn rất kiềm chế, không hề có biểu hiện quá khích, đập phá. Hoàn toàn không có một biểu hiện nào chống đối chính quyền. Hoàn toàn không ai khiêu khích lực lượng an ninh dày đặc đang làm nhiệm vụ.
Họ đi bên nhau, hô vang các khẩu hiệu ái quốc, thong dong, nhẹ nhõm, mặt rạng ngời trong những trang phục đẹp và rất thời trang. Họ hô to “Diệc Nam, Diệc Nam” bằng chất giọng Sài gòn rất đáng yêu.

Hình ảnh rạng rỡ, thong dong của những người trẻ yêu nước vô vị lợi


Đi biểu tình chống tàu cũng đeo khoen tai rất thời trang nè bà con
Nhìn họ, ta biết họ xuống đường vì, và chỉ vì Tổ quốc bị xâm hại. Không vì bất cứ lý do nào khác!
Nhìn họ, những ý đồ chụp mũ “kẻ địch lợi dụng”, “âm mưu phá hoại của địch”… ắt cũng phải thấy hổ thẹn mà ngậm miệng.
Cũng phải ghi nhận thái độ rất phải chăng của lực lượng an ninh. Tuy dày đặc, hoàn toàn không có động thái nào cứng rắn với đoàn biểu tình: không phá sóng điện thoại, không đánh đâp, không lôi xềnh xệch lên xe bít bùng, không quát nạt…
Trước lời hỏi kháy “anh có phải người Việt Nam không?” của một người dân, một chú phú lít trẻ trả lời: “Tôi là người Việt, nhưng phải làm nhiệm vụ”. Thôi vậy cũng được! Còn hơn là người Việt với nhau, lại bức hại nhau vì thằng hàng xóm nham hiểm đằng sau thì quả thực nhà mình vô phúc!
Thậm chí, kết thúc cuộc tranh luận bỏ túi trước lãnh sự quán Tàu giữa một nhân viên an ninh với người dân, đôi bên đã bắt tay nhau vui vẻ hẹn ngày đi nhậu. Happy drinks, thưa đồng bào!.
Lịch sử đã không lập lại những hình ảnh ấu trĩ và đáng hổ thẹn của cuộc biểu tình năm 2007. Người biểu tình đã được đối xử nhẹ nhàng, lực lượng an ninh đã không “xuống tay” với người tuần hành. Đó là một điểm đáng ghi nhận. Kinh nghiệm ứng phó với biểu tình như vậy là có tiến bộ một bước.

Đông nhưng không chơi rắn

Cảnh sát đang hướng dẫn người dân không được di chuyển vào khu vực trước Lãnh sự quán

Người dân này đã từng là bộ đội, đón taxi từ Quận 12 lên tham gia biểu tình nhưng không lọt qua được hàng rào cảnh sát, bèn văng tục: “ĐM tụi Tàu. Tui sẵn sàng vô lính lần nữa, uýnh chết cha tụi nó nè!”

Kết thúc tranh luận giữa một người biểu tình và nhân viên an ninh, đôi bên vui vẻ hẹn ngày đi nhậu
Người Sài Gòn hôm nay đã biểu lộ nhiệt tâm yêu nước bằng môt thái độ rất đẹp! Trước sự ung dung xuống đường hôm nay của người trẻ Sài gòn, mọi lời khuyên răn và chỉ bảo trịch thượng đã hiện nguyên bản chất tháu cáy, huênh hoang và lố bịch.
Tại sao lại tháu cáy lên giọng, nếu không nói là phải nghiêng mình kính phục lòng yêu nước vô vị lợi của người trẻ hôm nay?
Những người cầm quyền thật sự đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, ắt đang thở phào nhẹ nhõm và tự tin hơn bao giờ hết sau cuộc biểu tình hôm nay.
Lòng dân đẹp và trong sáng như thế, há chẳng phải là hậu thuẫn vô cùng lớn lao cho mọi thế trận ngoại giao hay sao?

No comments:

Post a Comment