Nếu như đoàn làm phim đã gian dối,
vậy thì ai đã tàn sát người dân Huế ở Tết Mậu Thân 1968?
Trưa
thứ Bảy, 10/02/2018 lúc 11g31, báo điện tử Dân Việt phát hành bài viết tựa đề “Nhà
thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường: Lời cuối cho câu chuyện buồn”. [https://goo.gl/aJQ8d6].
Cũng trong ngày thứ Bảy này, trên trang fb của Nguyễn Quang Lập, đăng cùng nội
dung với báo Dân Việt.
Dư
luận dậy sóng, có lẽ từ lời tuyên bố chắc nịch của ông Nguyễn Quang Lập: “Cho tới
một ngày tôi được xem clip phát tán trên mạng về bản gốc cuộc phỏng vấn của
đoàn làm phim “Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình”. Thú thật tôi sốc rất nặng.
Anh Tường nói những gì tôi có thể hiểu, anh muốn gửi thông điệp của anh tới ai
tôi cũng hiểu, nhưng cái “liếm môi huyền thoại” và ánh mắt láo liên của anh trước
cuộc phỏng vấn thì tôi không thể hiểu nổi.
Biết
anh đã hết sức bối rối khi đứng giữa sự thật và “ý đảng”, tổ chức mà anh đang
nguyện phấn đấu, dù thế nào hành vi ấy cũng thật đáng ngờ. Từ đó tôi lẳng lặng
tìm kiếm sự thật, để nếu anh Tường đúng là kẻ sát nhân như đồn đại thì tôi sẽ ỉa
vào mặt anh và bỏ ra Hà Nội không thèm làm phó cho anh, cũng chẳng chị em kết
nghĩa với chị Dạ gì nữa. Ba mạ tôi làm điều ác tôi cũng không tha thứ, đừng nói
anh Tường.
Mặc
dù vậy, càng tìm hiểu tôi càng thấy anh Tường vô tội. Lý do thật đơn giản là
anh Tường không có mặt ở Huế mậu thân 1968. Anh cũng chẳng có một cái quyền chỉ
huy từ xa nào dù nhỏ. Nghĩa là anh Tường
vô can mọi sự xảy ra ở Huế trong suốt thời gian xảy ra chiến dịch mậu thân
1968. Tội lớn nhất của anh Tường là ở cái clip kia. Nói cách khác, không có cái
clip kia thì anh Tường không có tội gì hết”. [https://goo.gl/RptZs2]
Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường chỉ gian dối
có một lần đó thôi về Mậu Thân (!?)
Bài
viết thể loại tự sự “Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường: Lời cuối cho câu chuyện buồn”,
có đoạn: “Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt
Nam một thiên lịch sử truyền hình” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng
Mậu Thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc.
Để
chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất- “tôi”, “chúng
tôi” khi kể một vài chuyện ở Huế Mậu Thân 68. Đó là những chuyện anh em tham
gia chiến dịch kể lại cho tôi, tôi đã vơ vào làm như là chuyện do tôi chứng kiến.
Đặc biệt, khi kể chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200
người, tôi đã nói: “Tôi đã đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi
mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu... Nhất là những ngày cuối cùng khi chúng tôi
rút ra...”. Chi tiết đó không sai, mà sai ở chỗ người chứng kiến chi tiết đó
không phải là tôi, mà là tôi nghe những người bạn kể lại. Ở đây tôi là kẻ mạo
nhận, một việc rất đáng xấu hổ, từ bé đến giờ chưa bao giờ xảy ra đối với
tôi...”.
Cũng
bài này, trên trang fb của ông Nguyễn Quang Lập, còn có đoạn tiếp theo: “Cũng
trong cuộc trả lời phỏng vấn này, khi nói về thảm sát Huế tôi đã hăng hái bảo vệ
cách mạng, đổ tội cho Mỹ. Đó là năm 1981, khi còn hăng say cách mạng, tôi đã
nghĩ đúng như vậy. Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình. Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của
Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968.
Tôi
đã nói rồi, nay xin nhắc lại:
Điều
quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế,
đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những
tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động
giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm
không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm
chiến tranh cách mạng”.
“Quân nổi dậy” ở Huế là ai?
Ông
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: “Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với
tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận
đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang
tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết
oan của quân nổi dậy trên mặt trận
Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ
lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”.
Như
vậy thì “quân nổi dậy” mà ông Tường cho rằng đó mới là tên đồ tể giết hại dân
Huế ấy là ai?
Trong
tham luận “Vai trò của lực lượng an ninh thành phố Huế - nguyên nhân và bài học
kinh nghiệm” của Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Văn Lai,
nguyên Chánh Văn phòng Ban An ninh khu Trị Thiên-Huế, trình bày tại Hội thảo
khoa học lịch sử “Vai trò của lực lượng công an nhân dân trong Tổng tiến công
và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968” tổ chức tại TP.HCM tháng 12/2017, có đoạn như
sau:
“Trước
ngày mở đợt Tổng tiến công và nổi dậy, Ban An ninh Khu và thành phố Huế đã lập
xong địa chỉ các cơ quan đầu não trọng yếu của Mỹ, ngụy ở từng khu phố, lập được
danh sách và nơi ở những tên cầm đầu, gian ác nhất trong bộ máy ngụy quyền,
tình báo, cảnh sát, chiêu hồi, bình định… cung cấp cho các ban chỉ đạo các mũi
tiến công tiêu diệt địch.
Trong
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở Huế, lực lượng an ninh có vai trò rất quan trọng,
là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh trấn áp phản cách mạng.
Chưa
có chiến dịch nào chỉ trong một thời gian ngắn ta đã bắt sống và tiêu diệt được
hàng trăm đối tượng cầm đầu các tổ chức địch và lãnh tụ các tổ chức phản động;
bao gồm nhiều cấp, kể cả cấp Trung ương, cấp phần, cấp tỉnh, cấp quận; kể cả
công khai và bí mật gồm đủ các loại đối tượng ngụy quyền, tình báo, cảnh sát,
chiêu hồi, bình định, đảng phái, phản động lợi dụng tôn giáo…
(…)
Ta còn tiêu diệt và làm tan rã hàng chục tổ chức đảng phái phản động, bình định
nông thôn, các cụm tập trung bọn phản động ác ôn, trung tâm huấn luyện-đào tạo
gián điệp biệt kích người dân tộc thiểu số. (…) Thực hiện thành công mục tiêu
chiếm lĩnh Nhà lao Thừa Phủ, giải thoát an toàn 2.300 cán bộ, đảng viên, du kích, cơ sở cách mạng, quần chúng bị địch cầm
tù và diệt toàn bộ bọn ác ôn trong bộ máy kìm kẹp nhà lao. Ta
còn phát hiện 40 tên ác ôn địch cho trà trộn trong số tù nhân để ám hại cán bộ
ta. Hơn 500 người vừa thoát khỏi ngục tù được lựa
chọn và bổ sung ngay cho quân đội, an ninh để tiếp tục tham gia chiến đấu trong
thành phố, số còn lại được
bàn giao cho bộ phận công tác hậu phương bổ sung cho các lực lượng.
Thành
tích giải phóng nhà lao Thừa Phủ được cố Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, thay mặt Đảng
đoàn và lãnh đạo Bộ Công an có điện khen ngợi: “Đảng đoàn nhiệt liệt hoan
nghênh và khen ngợi đ/c Khiêm và các cán bộ, chiến sĩ đã lập được thành tích
trên” (Điện số 156/ĐK ngày 16-9-1968 của Đảng đoàn Bộ Công an)”.
Như
vậy, phải chăng “quân nổi dậy” mà ông Hoàng Phủ Ngọc Tường nói đến chính là 500
tù chính trị ở Nhà lao Thừa Phủ là những người đã gây ra nạn thảm sát người dân
Huế Tết Mậu Thân 1968?
Sáng
mùng 4 Tết Mậu Thân 1968, Nhà lao Thừa Phủ bị phá, và “giải thoát an toàn 2.300 cán bộ, đảng viên, du kích, cơ sở cách
mạng, quần chúng bị địch cầm tù và diệt toàn bộ bọn ác ôn trong bộ máy kìm
kẹp nhà lao” (trích tham luận đã dẫn). Phải chăng trong trận chiến xảy ra tại
Huế 50 năm về trước, chỉ từ ngày mùng 4 Tết trở đi, với con số “hơn 500 người vừa thoát khỏi ngục tù được lựa
chọn và bổ sung ngay cho quân đội, an ninh để tiếp tục tham gia chiến đấu trong
thành phố”, là nguyên nhân của nạn thảm sát thường dân Huế?
Sự thật kiểu một nửa ổ bánh mì
Một
nhà làm phim là dân Huế, hiện sống ở Sài Gòn nhận xét khá nặng nề: “Làm gì có
chuyện do ân hận mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết lá thư. Có ai đó ra lệnh cho
ông ta phải làm việc này. Lá thư được viết ra nhằm mục đích đánh lừa dư luận,
mà đúng vậy có khá nhiều người đã bị lừa.
Muốn
chối tội nên phải đổ tội cho một bọn “nổi dậy”. Thật ra ở Huế lúc bấy giờ khi cộng
quân chiếm đóng thành phố, ngoài những thành phần nằm vùng tiếp ứng thì cũng có
một số kẻ khác đã lợi dụng cơ hội này để trả thù cá nhân, nhưng những kẻ như vậy
chỉ làm cái công việc chó săn là chỉ điểm, họ hoàn toàn không có cái quyền muốn
giết ai thì giết. Người quyết định giết và chôn sống hàng ngàn dân Huế phải là
kẻ có quyền hành trong tay. Với một tổ chức cứng rắn như cộng sản thì làm gì có
cái chuyện để cho bọn “nổi dậy” giành quyền giết người.
Đã
gần kề cái chết mà bản chất gian trá vẫn không hề thay đổi”.
Nhà
báo Mạnh Kim, chia sẻ: “Tôi cảm nhận được sự dằn vặt của các ông trước những chỉ
trích và cáo buộc dính dáng cuộc thảm sát. Tuy nhiên, 50 năm qua, ông Tường (và
em trai của ông), cũng như ông Nguyễn Đắc Xuân, đã làm gì để sự thật được đưa
ra ánh sáng?
Các
ông có biết ai là kẻ trực tiếp ra lệnh chiến dịch thảm sát, nếu có, tại sao
không “tố giác”; nếu không, tại sao không kêu gọi một cuộc điều tra thủ phạm
chóp bu thật sự, thay vì khổ sở thanh minh cho cá nhân mình? Nếu các ông không
có tội thì ai là kẻ có tội và tại sao các ông “chịu tội” thay?
Với
tư cách những người hoạch định và tham gia chiến dịch, các ông biết những gì?
Các ông đã kể lại những gì và còn che giấu những gì? Chưa lần nào, trong bất kỳ
bài viết nào khi “hồi tưởng” sự kiện Mậu Thân, các ông giải thích vì sao có những
hố chôn tập thể mà nạn nhân đều bị trói ngoặt bằng dây kẽm gai...
Tôi
không lên án sự chọn lựa chỗ đứng lịch sử của các ông trong thời điểm đó. Thái
độ và sự chọn lựa cách thức để nhìn lại mình của các ông hàng chục năm qua mới
là điều cần quan tâm. Tôi không chỉ trích sự chọn lựa quá khứ. Tôi chỉ thắc mắc
sự chọn lựa hiện tại và cách nhìn hiện tại khi nhắc lại quá khứ.
Hàng
chục năm qua, các ông vẫn chỉ gỡ tội cho cá nhân mình chứ không phải giải oan
cho hàng ngàn nạn nhân, tiếp tục nhất mực rằng những “mất mát” đó là “ngoài ý
muốn” và Mậu Thân vẫn là một “chiến thắng lịch sử” – như lời lặp đi lặp lại của
Nguyễn Đắc Xuân.
Thái
độ hậu chiến và nhãn quan về tội ác chiến tranh của những người như Nguyễn Đắc
Xuân đã khiến những kẻ hậu sinh như tôi xin được mạn phép thưa rằng, cho tôi gạt
qua sự kính trọng cần có đối với người cao niên để thay bằng một cảm giác đối
ngược...”.
Quân nổi dậy đã tàn sát người dân
Huế vào 50 năm trước là ai? Rất tiếc đến nay vẫn chưa có câu
trả lời. Nếu căn cứ vào tham luận “Vai trò của lực lượng an ninh thành phố Huế
- nguyên nhân và bài học kinh nghiệm” của Thiếu tướng Phan Văn Lai, thì có lẽ
“quân nổi dậy” ở đây chính là lực lượng
An ninh: “Cuộc tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ở Huế có nhiều lực
lượng tham gia, trong đó lực lượng An ninh có vai trò rất quan trọng, là lực lượng
nòng cốt trong cuộc đấu tranh trấn áp phản cách mạng và đã thu được kết quả
chưa từng có, đóng góp có ý nghĩa vào thắng lợi chung” (trích tham luận)
Nhìn theo cách nào thì ông Tường vẫn
là kẻ đồng lõa
Ông
Tường có thể viện cớ rằng khi chiến sự xảy ra, mình ở cách xa Huế đến 50 cây số,
thế nhưng khi cuộc thảm sát chấm dứt,
ông đã tận dụng các cơ hội được tiếp xúc với các cơ quan truyền thông quốc tế để
bằng mọi cách biện minh và che đậy tội ác của phe chiến thắng, đánh tráo sự thật
bằng cách đổ lên đầu quân dân miền Nam tất cả những tội lỗi do phe ông gây ra.
Bằng
cách đó, ông ngụy tạo vật liệu cho phe thắng trận đánh tráo lịch sử, tiêm nọc độc
vào mạch văn hóa của dân tộc, di hại đến đời con đời cháu. Và nay ở tuổi gần đất
xa trời, ông tiếp tục kéo dài nỗi thống khổ của thân nhân của hàng ngàn nạn
nhân vô tội của Tết Mậu Thân, bằng cách từ chối giúp họ viết ra chương cuối
cùng để đóng lại tấn thảm kịch này.
No comments:
Post a Comment