Theo truyền thống xưa, sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.
Lễ này, tục gọi là “đưa ông bà”, lễ hóa vàng/ đốt giấy tiền vàng bạc (hàng mã) cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới.
Theo GS sử học Lê Văn Lan, mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy, nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.
GS Lan cho biết, tục hoá vàng/ đốt giấy tiền vàng bạc dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).
"Các cụ về trời chỉ cần ít quần áo, vật dụng đi đường cùng 5-10 nghìn đồng", ông Lan bày tỏ.
Theo một số chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng/ đốt giấy tiền vàng bạc tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.
Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng/ đốt giấy tiền vàng bạc. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau.
Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.
Hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ theo dân gian đây là một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh. Bởi không thể dùng tiền thật để đốt, nên con người phải nhờ đến tiền vàng mã với những hình tròn, hình vuông giống hình tiền.
Tiền âm, vàng mã cũng phải được chuẩn bị chu đáo để ông bà có hành trang, lộ phí để lên đường.
...
Công văn số 31 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu, phó chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký.
Nội dung đề nghị Ban thường trực Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn chư tôn tăng ni trụ trị các tự viện (bao gồm: chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm phật đường):
"Đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam".
Hình như việc ì sèo truyền thông Công văn số 31 là có một kịch bản nhằm muốn 'che giấu' vụ việc gì đó sắp xảy ra... Bởi có ai mang vàng mã vào chùa để đốt đâu chứ...
No comments:
Post a Comment