Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân
Nhạ. Thực hiện bởi Nguyễn Tiến Dũng và các cộng sự.
Ông Phùng Xuân Nhạ (PXN) được phong GS vào năm 2016. Tuy nhiên,
có nhiều biểu hiện mờ ám xung quanh chuyện này, cần phải được rà soát lại để
làm sáng tỏ, nhằm đem lại sự trong sạch lành mạnh cho nền giáo dục và khoa học
Việt Nam.
Cụ thể là các nghi vấn về sự thiếu trình độ (cả về chuyên mộn và
ngoại ngữ) và gian lận thiếu trung thực trong khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ,
cũng như nghi vấn về việc ông Nhạ đã thao túng Hội đồng Chức danh Giáo sư.
Báo cáo sơ bộ này dựa trên việc phân tích các bài báo trong danh
sách sau đây, mà ông Nhạ đứng tên tác giả, nhằm làm sáng tỏ các nghi vấn đó:
(1) (PXN-KTKD2009) Phùng Xuân Nhạ, Mô hình đào tạo gắn với nhu
cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và
Kinh doanh 25 (2009) 1-8. Nguồn: http://tapchi.vnu.edu.vn/eb_1_09/b1a. pdf
(2) (PXN-PTL-HR2010) PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ & TS. Phạm Thùy
Linh, Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực sau thời kỳ khủng hoảng, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010) 1-8. Nguồn: https://js.
vnu.edu.vn/EAB/article/view/878/847
(3) (PXN-PXH-JED2013) Phùng Xuân Nhạ & Phạm Xuân Hoan,
Return on invest¬ment in tertiary education and tuition policy in Vietnam,
Journal of Economic Development, No. 216 April 2013, pp41–53. Nguồn: http://jabes.ueh.edu.
vn/Content/ArticleFiles/oldbv_en/2013/Thang%204/3phungxuannha.pdf
(4) (PXN-LQ-DMST2013) Phùng Xuân Nhạ & Lê Quân, Nghiên cứu:
Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và
Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 1-11. Nguồn: https://js.vnu.edu.vn/EAB/
article/view/409/389
(5) (PXN-LQ-VNU2013) Phùng Xuân Nhạ & Lê Quân, Leadership in
Times of Re-cession: An Empirical Research of Private Enterprise Leadership in
Vietnam, VNU Journal of Economics and Business Vol. 29, No. 2 (2013) 75-85.
Nguồn:
https://js.vnu.edu.vn/EAB/article/view/394/374
(6) (PXN-PXH-ASS2014) Phùng Xuân Nhạ & Phạm Xuân Hoan,
Deficiency in In-vestment in Early Education: The Second-Best Optimal Levels of
Investment in Later Education and Human Capital, Asian Social Science; Vol. 10,
No. 18, 2014, pp96–108. Nguồn: http://www.ccsenet.org/journal/index.php/ass/
article/view/39508
(7) (PXN-LQ-ASS2014) Phung Xuan Nha & Le Quan, Response of
Vietnamese Pri-vate Enterprises’ Leader under Global Financial Crisis: From
Theorical to Em¬pirical Approach, Asian Social Science; Vol. 10, No. 9, 2014,
pp26–39. Nguồn:
http://www.ccsenet.org/journal/index.php/ass/article/view/36570
1. HÀNH VI TỰ ĐẠO VĂN
Một trong những nguyên tắc về đạo đức trong khoa học là, trong
một bài báo nghiên cứu, khi sao chép lại cái gì từ đâu thì phải nói rõ đây là
sao chép. Nếu không thì phạm tội đạo văn (nếu là copy của người khác nhận vơ
thành của mình) hay tự đạo văn (nếu là copy lại cái cũ của chính mình đã công
bố chính thức, giả vờ là mới).
Các sinh viên ở các trường tốt ngay từ khi làm luận văn cũng
phải biết nguyên tắc đạo đức này, nếu bị phát hiện đạo văn hay tự đạo văn sẽ bị
đánh trượt hoặc đuổi học.
Là một người làm lãnh đạo lâu năm trong ngành đại học, ông Phùng
Xuân Nhạ không thể không biết nguyên tắc đạo đức trên.
Tuy nhiên, chính ông Nhạ đã có hành vi tự đạo văn rất rõ ràng.
Cụ thể là, hai bài báo bằng tiếng Anh của Phùng Xuân Nhạ và Lê
Quân, (PXN-LQ-VNU2013) và (PXN-LQ-ASS2014), một bài công bố năm 2013 và một bài
năm 2014, giống nhau "như đúc", từ mở đầu cho đến kết luận (và bài
năm 2014 không hề nhắc tới sự tồn tại của bài năm 2013).
Theo phần mềm tra cứu Turnitin, có 48% nội dung của bài năm 2013
được copy lại nguyên xi trong bài năm 2014. Nhưng con số 48% đó mới chỉ thể
hiện những chỗ copy nguyên xi. Còn nếu tính cả những chỗ được viết lại, vẫn
cùng một nội dung như thế nhưng dùng câu chữ khác đi để ngụy trang cho thành
"công trình mới", thì có thể nói là hai bài giống nhau gần 100%.
Hành vi tự đạo văn này là một gương xấu về đạo đức cho nền giáo
dục và khoa học Việt Nam.
2. HÀNH VI TRÍCH DẪN KHỐNG
Một trong những yêu cầu tối thiểu đối với các bài báo khoa học
nghiêm túc là các trích dẫn trong đó phải nghiêm túc: mỗi trích dẫn dùng làm
chứng cứ phải ghi nguồn rõ ràng để người đọc nếu cần có thể tra cứu, phải trích
đúng chứ không bịa đặt, và danh sách các nguồn tài liệu tham khảo phải ứng đúng
với các trích dẫn. Ông Phùng Xuân Nhạ đã không biết đến hoặc không tôn trọng
những chuẩn mực khoa học tối thiểu này trong các bài báo của mình.
Một ví dụ điển hình là bài báo của Phùng Xuân Nhạ & Phạm
Xuân Hoan năm 2014 (PXN-PXH-ASS2014), với các biểu hiện bất thường sau đây về
trích dẫn:
- Danh sách tài liệu tham khảo (References) của bài có tổng cộng
24 tài liệu, thì có đến 7 bài trong đó có tên tác giả người phương Tây được
viết tắt bằng tên riêng thay vì tên họ, ví dụ như: James JH, Jonathan DL, Paul
G, v.v. Đặc biệt là F. Cunha được trích dẫn liên tục trong bài báo này, nhưng
trong mục References thì tên ông ta biến thành Flavio C.
Tương tự như vậy với nhà kinh tế học G.N. Mankiw có trích dẫn
trong bài báo, và trong danh sách tài liệu tham khảo thì biến thành ông Gregory
NM.
- Một nửa số tài liệu trong danh sách References không thấy được
trích dẫn ở bất kỳ chỗ nào bên trong bài báo. Ngược lại, có ít nhất hai trích
dẫn bên trong bài báo (Oczan et al. (2000) và Jones (2002)) không thấy tương
ứng với bất kỳ tài liệu nào trong danh mục tài liệu tham khảo, kể cả sau khi đã
kiểm tra xem có nhầm tên riêng thành tên họ không.
Một ví dụ khác là bài báo của ông Nhạ về "mô hình đào tạo
gắn với nhu cầu của doanh nghiệp" năm 2009 (PXN-KTKD2009). Trang đầu của
bài báo này có câu: Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 63% sinh
viên tốt nghiệp không có việc làm, 37% được tuyển dụng không đáp ứng được công
việc, nhiều công ty phải mất 1-2 năm đào tạo lại [1]. Bản thân câu trên là tối
nghĩa thiếu khoa học, vì tỷ lệ 63% thất nghiệp ắt phải là một tỷ lệ tính cho
đến một mốc thời gian nào đó sau khi tốt nghiệp chứ không phải cả đời thất
nghiệp, mà mốc đó không được nói đến trong câu.
Nhưng ở đây ta tạm thời bỏ qua chuyện đó, mà xét trích dẫn [1]
của câu. Khi ông Nhạ trích thống kê của Bộ, thì người ta chờ đợi là tài liệu
tham khảo phải là một văn bản của Bộ, hoặc ít ra là một tài liệu khoa học nào
đó có sao lại văn bản gốc liên quan của Bộ. Nhưng không, "tài liệu tham
khảo" này mà ông Nhạ đưa ra để làm chứng cứ là một chương trình TV dành
cho người Việt ở Mỹ! ([1] Đại Dương, Chất xám tại Việt Nam dưới mắt thiên hạ,
Vietnamese American Television, 10/6/2008).
Ví dụ thứ ba là bài báo của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân năm 2013
(PXN-LQ¬DMST2013).
Trang 2 của bài này có câu: Nhiều học giả thậm chí còn sử dụng
thuật ngữ "năng lực đổi mới sáng tạo" thay cho thuật ngữ "năng
lực cạnh tranh" [10].
Chẳng cần phải là nhà kinh tế cũng biết rằng "năng lực đổi
mới sáng tạo" là một phần của "năng lực cạnh tranh" nhưng không
thế dùng để thay thế cho toàn bộ "năng lực cạnh tranh", nên sự ngớ
ngẩn của câu trên dẫn đến nghi ngờ rằng trích dẫn [10] là trích dẫn khống, chứ các
nhà kinh tế thế giới có lẽ không ngớ ngẩn đến vậy.
Tài liệu tham khảo [10] trong bài là: [10] Cooper, R. (2005).
Profitable Product Innovation. L/V/Shavinina. The International Handbook of
Innovation. Pergamon. Chúng tôi có tra ra tài liệu này, nó là một chương trong
quyển sách "The International Handbook of Innovation" xuất bản năm
2003. (Xem: https://www.sciencedirect.com/science/
book/9780080441986#ancpart2).
Đây là một chương rất hay viết về các quy trình để cải tiến sản
phẩm tạo lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận. Tuy nhiên, không thấy ở đâu trong
chương này có dùng thuật ngữ nào kiểu "năng lực đổi mới sáng tạo" chứ
chưa nói đến chuyện nó thay thế cho thuật ngữ "năng lực cạnh tranh".
Các hành vi trích dẫn khống của ông Phùng Xuân Nhạ thể hiện sự
thiếu trình độ và sự coi thường của ông Nhạ đối với khoa học nghiêm túc.
3. THIẾU TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH
Trong lý lịch khoa học của mình trên trang web của ĐHQGHN (xem:
http://vnu.
vn/upload/2010/08/16/CV%20Giam%20doc%20Phung%20Xuan%20Nha%20(Oct2013)(1).pdf),
ông Phùng Xuân Nhạ tự nhận là thành thạo tiếng Anh, với các bằng chứng sau:
- Đã học cao học ở ĐH Manchester (UK), 09/1993-07/1994.
- Đã có học bổng Fulbright tại Georgetown University, USA,
09/2002-07/2003.
- Đã từng giảng dạy bằng tiếng Anh trong một dự án tại Lào.
Nếu chỉ nhìn vào các thông tin trên, người ta có thể tin rằng
ông Nhạ thành thạo tiếng Anh.
Tuy nhiên, các bài báo bằng tiếng Anh mà ông Nhạ là tác giả lại
cho thấy một thực tế ngược lại, vì trong đó có quá nhiều lỗi sai về tiếng Anh,
kể cả những ở những chỗ khá đơn giản, chưa kể đến chuyện cấu trúc câu lủng củng
như là được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh một cách gượng gạo.
Để làm ví dụ cụ thể, đơn cử một bài báo: Phùng Xuân Nhạ &
Phạm Xuân Hoan, Asian Social Science, Vol. 10, No. 18, 2014, pp. 96–108
(PXN-PXH-ASS2014). Chọn 10 câu sai tiếng Anh từ 10 trang đầu của bài báo (mỗi
trang đơn cử 1 câu) làm ví dụ (các câu lấy ra từ bài báo được in nghiêng ở
đây):
Trang 96 (dòng thứ 4 của Mục 1). Human capital represents all
the resources which people utilize to augment their personal productivity. Câu
này tuy ngữ pháp không sai, nhưng ngớ ngẩn, nghĩa hiển nhiên sai.
Bởi vì trong số tất cả các thứ ("all the resources")
mà con người sử dụng ("which people utilize") thì có cả những thứ như
là máy móc, công nghệ, v.v. không thể tính thành "human capital". Các
tác giả nếu muốt biết cần dùng cụm từ nào thay cho "resources", chỉ
cần xem chẳng hạn trang wikipedia (https://en.wikipedia.org/wiki/Human_capital).
Trang 97 (dòng 8 từ dưới lên). 3) Full remediation of human
capital is the case when the deficiency in investment in early education is
fully offset by an increase in investment in later education such that there is
no deficiency in human capital, which is the second-best optimal human capital,
is equal to its first-best optimal level. Dấu phẩy cuối cùng và cụm từ
"which is" sau dấu phẩy đầu tiên làm câu lủng củng này trở nên vô
nghĩa. (Điều các tác giả muốn nói là "the second-best optimal human
capital is equal to its first-best optimal level").
Trang 98 (dòng 21). Note again that, no on-the-job training may
not realistic in the real world, .... Câu này vừa lủng củng vừa sai ngữ pháp:
sau từ "may" thiếu động từ "to be"; chủ ngữ có thể hiểu là
"on-the-job training" còn từ "no" gắn với động từ
"may", trái với ý của các tác giả. Ngoài ra, sau
"realistic" lại có thêm "real world" thừa và làm cho câu
thêm lủng củng.
Trang 99 (dòng 6 từ dưới lên). Equation (4), in turns, implies
that... Không chỉ riêng câu này, mà trong số 05 lần dùng cụ từ "in
turn" trong bài thì có 04 lần viết sai thành "in turns".
Trang 100 (dòng 5). The first order condition for investment in
period 2 education I2 from (9) gives the following result: Câu này và những câu
tương tự trong bài thuộc loại "đố ai hiểu được".
Về mặt ngữ pháp, các từ "for" và "from"
trong câu đều dùng không thích hợp (đáng nhẽ phải là "... condition on I2
for (9) to be maximal"). Về mặt nội dung toán học, tác giả dùng cụm từ
"first order condition" tối nghĩa (không quy ước từ trước về việc
dùng cụm từ đó và cũng không có thêm từ như là "variational" hay
"derivative" để giải thích nghĩa).
Trang 101 (ở giữa trang). To answer this question, we take
differentiation of (6) with respect to the exogenous level of investment in
period 1 education I1 and derive the following derivative. Cũng như nhiều câu
khác nói về toán học trong bài, câu này tối nghĩa, trong trường hợp này là do
thiếu từ ở cuối (chẳng hạn từ "formula"; hoặc là phải thay động từ
"derive" bằng động từ khác; còn "derive the derivative" thì
có thể hiểu thành lấy đạo hàm bậc 2).
Trang 102 (dòng 14 từ dưới lên). Assuming that this conclusion
works not only with American, but works with human being in general, including
Vietnamese; this conclusion would ring a bell on the too-rapid expansion of the
tertiary education system in Vietnam...
Cụm từ "ring a bell" có vẻ được các tác giả dùng nhiều
lần trong bài, kể cả trong phần Abstract, với ý nói "rung chuông báo
động". Tuy nhiên trong tiếng Anh, cụm từ này lại không có nghĩa "báo
động" (khi thiếu từ "alarm"), mà chỉ có nghĩa như là "gợi
nhớ". Ngoài ra, về mặt ngữ pháp, từ "American" cần thay bằng
"the Americans", "human being" cần để ở số nhiều, và cần
thêm từ nào đó (như "the" hay "people") ở trước hoặc sau từ
"Vietnamese".
Trang 103 (dòng 4). If we assume that highly developed
countries, for example Aus¬tralia, is closed to a market economy, in which
investment in education is more or less optimally determined, than it can be seen
from Table 3 that the investment in primary education in Vietnam is much lower
than its (first-best) optimal level.
Chỉ một câu này đã có 03 từ sai, là từ "closed" (đáng
nhẽ phải là "close"), từ "is" (phải là "are"), và
từ "than" (phải là "then"). Từ close còn bị viết thành
closed thêm 02 lần nữa trong bài, và không có chỗ nào dùng đúng từ này trong
bài.
Trang 104 (paragraph đầu tiên của phần Conclusion). The analysis
is done based on a vintage model of education, which is effectively an
extension of the model of Cunha et al. (2005)...
Chịu không thể hiểu cụm từ "vintage model of
education" có nghĩa là gì ở đây. Tra google ra đúng 04 chỗ dùng cụm từ
này, và cả 04 chỗ đều là của hai tác giả của bài báo. (Từ vintage thường được
dùng với nghĩa "cũ, cổ, lỗi thời", nhưng ắt hẳn không phải nghĩa mà
tác giả muốn dùng ở đây, vì tác giả nói là mô hình của họ là phát triển của mô
hình năm 2005 của Cunha).
Trang 105 (dòng 10). No human capital deficiency in human
capital formation in early education is offset or added to by the investment in
investment in later education. Những cụm từ như "the investment in
investment" và "is offset or aded to" thật không thể hiểu nổi
nghĩa là gì?!
Các lỗi tiếng Anh phía trên và các lỗi tiếng Anh khác trong các
bài báo của ông Phùng Xuân Nhạ không chỉ chứng tỏ sự thiếu tŕnh độ về tiếng
Anh, mà c̣n chứng tỏ một sự cẩu thả thiếu nghiêm túc khi viết bài. Kể cả một
người c̣n yếu về tiếng Anh
nhưng nếu viết bài nghiêm túc thì sau khi viết sẽ kiểm tra lại
hoặc nhờ người khác kiểm tra lại và phát hiện ra phần lớn những lỗi kể trên.
4. HỜI HỢT THIẾU KHOA HỌC
Nhìn chung, có thể nhận thấy sự hời hợt thiếu khoa học về mặt lý
luận trong các bài báo của ông Phùng Xuân Nhạ. Xin dẫn chứng ra đây một số ví
dụ.
Ví dụ 1: Trong bài báo của Phùng Xuân Nhạ và Phạm Thùy Linh năm
2010 về nguồn nhân lực (PXN-PTL-HR2010), trang 5 có đoạn viết:
Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao đã qua đào tạo còn mất cân
đối với đặc điểm là “thừa thầy -thiếu thợ” hoặc “thiếu tổng thể -thừa cục bộ”.
Hiện nay, cơ cấu nguồn nhân lực đã qua đào tạo của nước ta là 1 -0,8 -3,7,
nghĩa là trong số 100 lao động có trình độ cao đẳng trở lên thì có 80 lao động
có trình độ trung cấp và 370 công nhân kỹ thuật.
Cấu trúc này khá thấp so với cấu trúc nguồn nhân lực đã qua đào
tạo của các nước phát triển (1 ¬12 -24). (Từ "trong số" mà tác giả
dùng có lẽ cần hiểu thành "ứng với"). Không rõ các tác giả muốn nói
cái gì thấp ở đây, nhưng đoạn trên không thể nào đúng được.
Bởi thứ nhất là với tỷ lệ người tốt nghiệp cao đẳng/đại học
(college) ở các nước phát triển lên đến trên 20-30% tổng dân số như hiện nay,
thì không thể có cách nào mà cứ 01 người có trình độ cao đẳng trở lên lại ứng
với 12 người trình độ trung cấp và 24 công nhân kỹ thuật.
Giả sử các số này viết nhầm thiếu dấu phẩy, thực ra là 1 -1,2
-2,4, thì kết luận của đoạn trên về "thừa thầy -thiếu thợ" ở Việt Nam
cũng không ăn nhập gì với các con số đưa ra làm chứng cớ, bởi vì tỷ lệ
"thợ" (công nhân kỹ thuật) ở Việt Nam rõ ràng nhiều hơn hẳn so với
trên thế giới theo các con số được chỉnh sửa lại này. Điều này không có nghĩa
là ở Việt Nam không có hiện tượng "thừa thầy thiếu thợ" (vẫn có,
nhưng vì các lý do khác), chỉ có nghĩa là kết luận này của ông Nhạ không ăn
nhập gì với các chứng cớ mà ông Nhạ đưa ra.
Ví dụ 2. Vẫn trong bài báo (PXN-PTL-HR2010), Phùng Xuân Nhạ và
Phạm Thùy Linh dành một trang để bàn về chuyện khủng hoảng kinh tế (2007-2008)
gây ra thất nghiệp, viện dẫn lý thuyết Hayek (khủng hoảng → lạm phát cao trong
thời gian dài → thất nghiệp tăng). Tuy nhiên, bản thân số liệu mà các tác giả
đưa ra về tỷ lệ thất nghiệp (biểu đồ ở trang 4) chẳng ăn nhập gì với lý luận
đưa ra: trong giai đoạn 2007-2009 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị Việt Nam chỉ
tăng rất nhẹ từ 4,64% lên 4,66% tuy là khủng hoảng với lạm phát cao (rồi đến
những năm 2010 và 2011 thì tỷ lệ này giảm mạnh, tuy các con số mới hơn này tất
nhiên không có trong bài báo).
Các tác giả có vẻ chỉ muốn chứng minh tỷ lệ thất nghiệp tăng, mà
không hề bàn đến vì sao tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam lại khá ổn định trong giai
đoạn khủng hoảng.
Ví dụ 3. Bài báo của Phùng Xuân Nhạ và Phạm Xuân Hoan năm 2013
về đào tạo ở bậc đại học (PXN-PXH-JED2013). Ngay câu thứ hai của phần Abstract
đã thấy có vấn đề về nội dung (không kể ngữ pháp tiếng Anh): Conclusion is that
an individual can gain VND324.46 from an investment of VND100 in tertiary
education that helps improve his/her productivity. Trong câu này không hề thấy
nói "lợi nhuận khổng lồ" 324,46% đó là sau bao lâu.
Bằng các tính toán nào đó (với các số liệu không đầy đủ và rất
khó kiểm tra, công thức không đủ rõ ràng), các tác giả tính ra rằng một người
đầu tư vào giáo dục đại học cho bản thân thì thu được mức lợi nhuận (vì thu
nhập về sau cao hơn) tương đương với 3,15%/năm.
Dựa trên việc mức lời này cao hơn mức lãi suất (đã trừ đi lạm
phát) trên thị trường vốn (capital markets) các tác giả đưa ra kết luận là có
thể tăng học phí (mà không làm cho việc học đại học mất hấp dẫn đi).
Việc tăng học phí có thể là đúng, tuy nhiên suy luận dẫn đến nó
dựa trên mức lợi nhuận 3,15%/năm là có vấn đề, bởi vì đây là đầu tư có rủi ro,
mà như chúng ta biết, đầu tư có rủi ro phải ứng với mức lợi nhuận cao hơn nhiều
so với mức lãi suất của thị trường vốn không rủi ro.
So sánh thích hợp hơn phải là so sánh với thị trường cổ phiếu
thế giới, với mức lợi nhuận trung bình cao hơn thế. Kể cả như vậy, thì đầu tư
của cá nhân vào học đại học vẫn có thể là đầu tư hấp dẫn vì lợi nhuận thực ra
cao hơn 3,15%/năm, do (như bản thân các tác giả thú nhận trong bài viết) có
những thứ lợi không được tính đến trong bài.
Tóm lại, phân tích của các tác giả không đủ sâu để đưa ra kết
luận đáng tin về độ lợi nhuận và độ hấp dẫn của đầu tư vào học đại học. Nhưng
một điểm thật bất ngờ khác của báo bài này là câu kết luận sau của phần
Abstract: The research suggests reform in tertiary education in which time for
study is reduced...
Toàn bộ bài báo không hề có một phân tích gì về thời gian học
đại học (ảnh hưởng đến trình độ, chất lượng đầu ra, thu nhập về sau v.v. ra
sao), nhưng kết luận lại là nên cải cách chương trình để giảm thời gian học!
Đây là một kiểu ngụy biện, và là một lối suy nghĩ thiển cận kiểu
cắt góc bất chấp chất lượng có đảm bảo hay không, hết sức nguy hiểm cho xã hội.
Tác giả viện cớ là bằng cử nhân ở Úc chỉ có 3 năm.
Tuy nhiên, đó cũng là một ngụy biện, vì còn lâu sinh viên ở Việt
Nam mới có thể học được theo nhịp độ của sinh viên ở Úc, do điều kiện khác hẳn
nhau. Tất nhiên, có những chương trình đại học có thể giảm thời gian, hay tăng
thời gian, hay chia ra thành nhiều cấp bậc nhỏ, hay cho phép người học tự chọn
nhịp độ nhanh chậm theo khả năng của mình, v.v., nhưng những điều đó phải phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác chứ không phải là suy ra từ mấy con số thiếu chính
xác dựa trên những mô hình nửa vời mà các tác đưa ra.
(Thông tin tham khảo thêm: ở Pháp hiện đang có dự án tăng thời
gian học đại học bậc "Licence" từ 3 lên thành 4 năm nhằm tăng chất
lượng).
Ví dụ 4. Bài báo của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân về lãnh đạo doanh
nghiệp thời suy thoái (Leadership in Times of Recession) năm 2013
(PXN-LQ-VNU2013).
Bài này có quá nhiều câu mà tiếng Anh lủng củng, vừa đọc vừa
phải đoán ý các tác giả muốn nói ǵ. Ví dụ như câu "Business leaders in
private enterprises are highly evaluated on quality and thinking" ở Mục 7
(trang 84) hay câu "Differentiated and focused strategy has been
confirmed" ở Mục 8 (trang 85).
Bỏ qua chuyện tiếng Anh đó, có thể thấy hầu hết các "khuyến
cáo" đưa ra trong Mục 8 (mục Recommendations) thuộc loại chung chung và
hiển nhiên, chẳng cần phải làm thống kê khảo sát doanh nghiệp cũng nói được như
vậy, ví dụ như câu cuối cùng của bài: A business leader with poor competencies
will find it difficult to attract and use talent (lănh đạo tồi thì khó thu hút
tài năng). Một khuyến cáo hiếm hoi có vẻ cụ thể hơn đưa ra trong bài là khuyến
cáo doanh nghiệp nên phụ thuộc ít hơn vào thị trường công và chú trọng hơn vào
thị trường tư nhân, vì sức ép cắt giảm chi tiêu công. (Khúc thứ hai của Mục 8).
Tuy nhiên, không hề có bất kỳ số liệu nào về chi tiêu công được
nhắc đến trong bài, nên có thể nói đây là một kiểu lý luận khống, hời hợt thiếu
cơ sở.
Qua các ví dụ trên, ta thấy các kết luận và khuyến cáo trong các
bài "nghiên cứu" của ông Phùng Xuân Nhạ có thể đúng, có thể sai,
nhưng điều quan trọng là chúng không đáng tin, do lối phân tích hời hợt và
thiếu tính khoa học của ông Nhạ.
5. TẠP CHÍ GIẢ KHOA HỌC
Theo tra cứu vào tháng 02/2018, ông Phùng Xuân Nhạ có đúng 02
bài báo công bố quốc tế trên các tạp chí có trong danh mục Scopus (Scopus là cơ
sở dữ liệu lớn nhất về các tạp chí khoa học có uy tín, do Elsevier lập ra), là
các bài (PXN-PXH-ASS2014) và (PXN-LQ-ASS2014), cả hai bài đều đăng trên tạp chí
Asian Social Science vào năm 2014, với tổng cộng 01 trích dẫn.
Bình thường ra, một người làm ở Việt Nam mà có được 02 bài báo
công bố quốc tế có trong danh sách Scopus thì cũng là một tín hiệu tốt.
Tuy nhiên, trường hợp của ông Nhạ là một trường hợp bất bình
thường, vì tạp chí Asian Social Science mà ông Nhạ đăng 02 bài báo đó đã bị
Scopus phát hiện ra là tạp chí giả khoa học và đã bị loại ra khỏi danh sách
Scopus từ sau năm 2015.
Tạp chí Asian Social Science này thuộc một công ty tư nhân vị
lợi nhuận tự xưng tên là Canadian Center for Sience and Education
(http://web.ccsenet.org/) lập ra. Công ty này mới thành lập từ năm 2006 và tung
ra một loạt các tạp chí "khoa học" trong phong trào "trăm hoa
đua nở" các tạp chí giả khoa học xuất hiện chủ yếu từ cách đây 1-2 thập
kỷ.
Mô hình kinh doanh của các tạp chí này là: mời chào tất cả mọi
người gửi bài đến đăng, cũng giả vờ lập ban biên tập khoa học như thật, nhưng
ai gửi gì đến hầu như cũng được đăng rất nhanh, không có phản biện và biên tập
nghiêm túc, miễn sao nộp một khoản "lệ phí" (tức là tiền mua suất
đăng bài trên báo) nào đó, trong trường hợp Asian Social Science là 3-400 USD
một bài. Ngoài chuyện lập ra hàng loạt các tạp chí giả khoa học, các công ty này
còn lập ra hàng loạt các hội nghị giả khoa học ở khắp nơi, mời chào mọi người
đến làm "báo cáo mời", miễn là nộp tiền cho công ty.
Hình thức kinh doanh tạp chí giả khoa học và hội nghị giả khoa
học kể trên có được rất nhiều khách hàng, chủ yếu là những người không đủ trình
độ viết những bài báo đăng ở các tạp chí khoa học quốc tế nghiêm túc nhưng vẫn
muốn được đăng bài để tính điểm công trình.
Đặc biệt là những người từ các nước đang phát triển nơi mà thật
giả dễ lẫn lộn, nhưng cũng có cả những "nhà khoa học nghiệp dư" ở các
nước tiên tiến không thuộc định chế khoa học nào, thích đăng những "khám
phá" của mình, không cần có phản biện nghiêm túc. Còn trong giới khoa học
nghiêm túc ở các trường đại học và các viện nghiên cứu có uy tín thì nói chung
tất cả mọi người đều biết về tình trạng tạp chí giả khoa học này.
Điều này giải thích vì sao hai bài báo nói trên của ông Nhạ, với
quá nhiều sai phạm như được phân tích phía trên (hời hợt và ngụy biện, trích
dẫn khống, sai tiếng Anh, tự đạo văn) lại được đăng rất nhanh trên tạp chí
Asian Social Science với toàn bộ các
sai phạm đó: đó là bởi vì Asian Social Science là một tạp chí
"bogus" (giả khoa học), không có phản biện và biên tập nghiêm túc, cứ
nhận tiền là đăng bài.
Những người trong ngành, và kể cả những người không trong ngành,
chỉ cần tìm hiểu một chút là biết được ngay rằng tạp chí Asian Social Science
là giả khoa học.
Vậy thì tại sao ông Phùng Xuân Nhạ lại chọn đăng 02 bài của mình
ở trên đó? Câu hỏi này chỉ có bản thân ông Nhạ mới trả lời chính xác được,
nhưng dưới đây là những tình huống có thể xảy ra:
- Ông Nhạ có thể không có đủ trình độ để phân biệt đâu là thật
đâu là giả trong ngành của mình.
- Ông Nhạ có thể có biết tạp chí Asian Social Science là
"bogus" nhưng ông vẫn đăng các bài báo "cũng bogus tương
xứng" của ông ở đó để cốt tính điểm công trình nhằm làm đẹp hồ sơ xin lên
giáo sư của ông.
- Có thể ai đó làm hộ ông Nhạ, chứ ông chỉ đứng tên mà không
biết cái tạp chí này là tạp chí nào và cũng không trực tiếp viết bài gửi đăng.
6. HỘI ĐỒNG CHỨC DANH GIÁO SƯ CÓ BỊ THAO TÚNG?
Hội đồng ngành kinh tế trong hai năm 2014 và 2015 đã đánh trượt
đơn xin phong giáo sư (hay nói một cách hình thức, là xin công nhận đủ tư cách
làm giáo sư) của ông Phùng Xuân Nhạ.
Tuy nhiên đến năm 2016, ngay sau khi ông Nhạ lên làm Bộ trưởng
BGD&ĐT thì lập tức được phong giáo sư cùng năm đó.
Nếu chỉ có vậy thôi mà không có những nghi vấn phía trên, thì
người ta có thể nói đây chẳng qua là một sự trùng hợp, khi mà ông Phùng Xuân
Nhạ đủ chín muồi để được phong giáo sư cùng với lúc ông được bổ nhiệm thành Bộ
trưởng.
Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện giả khoa học của ông Phùng Xuân
Nhạ đã được phân tích phía trên, năm 2016 là năm mà Hội đồng Chức danh Giáo sư
có sự rất bất thường về mặt tổ chức, liên quan đến ông Nhạ.
Theo một văn bản pháp luật từ những năm trước đó, Chủ tịch Hội
đồng phải là người đã có hàm giáo sư, và người đó không nhất thiết phải là Bộ
trưởng. (Trên thực tế, đã có những lúc Chủ tịch Hội đồng này không phải Bộ
trưởng). Nhưng ngay sau khi ông Nhạn lên làm Bộ trưởng, đã thâu tóm chức Chủ
tịch Hội đồng này về mình, mặc dù lúc đó ông Nhạ chỉ là PGS.
Việc thâu tóm này được giải thích là do có công văn mật (?!) của
Thủ tướng chỉ định ông Nhạ làm Chủ tịch Hội đồng nên mọi người phải thi hành.
Tuy nhiên, có mấy điểm mờ án sau:
- Tại sao lại phải "mật"? Dù là mật hay không mật thì
cũng phải hợp với pháp luật, nếu sai pháp luật hiện hành thì phải có văn bản
sửa lại pháp luật cho khỏi mâu thuẫn. Tuy nhiên không có văn bản sửa pháp luật
đi kèm.
- Ông Thủ tướng lúc đó mới lên, có thể chưa kịp t́ìm hiểu hết
các văn bản pháp lý liên quan khi làm công văn này, nên không biết đến sự mâu
thuẫn.
Ông Nhạ và các cộng sự của ông chính là người phải có trách
nhiệm tŕnh lên Thủ tướng về việc này với một trong hai đề xuất: hoặc để người
khác làm cho hợp với văn bản pháp lý đang có giá trị, hoặc ra văn bản pháp lý
mới cho hợp pháp hóa công văn.
Ông Nhạ đã không làm điều này, vì sao?
Nghi vấn cần được làm sáng tỏ ở đây, là có phải chăng ông Phùng
Xuân Nhạ, cùng với các "tay chân" của mình, đã cố tình tìm cách gợi ý
để Thủ tướng chỉ định ông Nhạ giữ chức Chủ tịch Hội đồng, dù lúc đó ông Nhạ
chưa đủ tư cách, nhằm thao túng hội đồng theo ý của ông, trong đó có chuyện
phong bản thân ông thành giáo sư?
7. KẾT LUẬN
Các phân tích sơ bộ phía trên cho thấy có quá nhiều chứng cớ về
sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ. Cụ thể là ông Nhạ đã có nhiều biểu hiện
rất rõ ràng về tự đạo văn, trích dẫn khống, đăng bài ở các tạp chí giả khoa
học, thiếu trình độ tiếng Anh, lý luận ngụy biện hời hợt phản khoa học.
Tất cả các biểu hiện trên cho thấy ông Phùng Xuân Nhạ vừa thiếu
đạo đức vừa kém về trình độ, là một gương xấu cho nền giáo dục và khoa học Việt
Nam, hoàn toàn không xứng đáng với chức danh giáo sư.
Vì vậy, việc phong giáo sư cho ông Nhạ vào năm 2016 cần được rà
soát lại một cách rất nghiêm túc, bởi một hội đồng thẩm định gồm các chuyên gia
có uy tín và độc lập, không chịu bất kỳ sức ép hay sự thao túng nào nào từ phía
ông Phùng Xuân Nhạ hay những người có lợi ích cá nhân liên quan. Có như vậy mới
có hy vọng làm trong sạch hóa nền giáo dục và khoa học Việt Nam.
Hơn nữa, do tính giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ, nên các
chính sách và khuyến cáo mà ông Phùng Xuân Nhạ đưa ra đều không đáng tin cậy và
có thể gây ra các thiệt hại lớn cho đất nước.
No comments:
Post a Comment