Sunday, July 6, 2014

Nghi án: ông Hồ Chí Minh là ai?

Hiện tại đang có nhiều thông tin từ phía Trung Quốc xác nhận ông Hồ Chí Minh của Việt Nam, thật ra là một quân nhân của Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc.
Cần thiết cơ quan công luận của Nhà nước Việt Nam lên tiếng chính thức về vấn đề này. Đây còn là điều bắt buộc về mặt thể diện quốc gia.

“…tiêu chuẩn của một binh sĩ Việt Nam-Trung Quốc với sự chăm sóc của viện trợ rất sung túc, những chiến binh Trung Quốc tại chiến trường Việt Nam vẫn sống tốt hơn tại xứ sở. Tiêu chuẩn này, có thể tương đương với quân lực Hoa Kỳ, tuy nhiên không hiểu vì lý do nào binh sĩ Việt Nam lại đói khát, không đủ ăn mặc, trong khi đó đạn dược dư thừa…”

Hồ Chí Minh bán biển cho Trung Quốc
Hồ sơ lưu trữ GHTR11257/H54 của Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) cho biết:
‒ Hồ Chí Minh đã từng là một sĩ quan xuất sắc của tình báo Hoa Nam phục vụ trong Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc tại Quảng Châu, Vũ Hán, tiếp giáp với Việt Nam trong khu vực Quảng Tây. Khởi đầu Hồ Chí Minh tham gia vào câu lạc bộ kích động nhân dân đứng lên đấu tranh. Tại tỉnh Cương Sơn (冈山) tổ chức này hoạt động tích cực nhất, kỷ luật đấu tranh năng động, với những chủ đích chống chủ nghĩa cá nhân, lang rộng đến những giới chủ, kinh tế, thương nghiệp công nghiệp, cuối cùng đối đầu Quốc Dân Đảng. Hồ Chí Minh xuất thân tình báo Hoa Nam được đào tạo chính quy, nhận công tác với tư cách chủ tịch chi bộ B214. Người tình báo khởi nghiệp cần nhất thể hiện được nhiều sáng tạo giảo hoạt tinh vi, chứng tỏ khả năng trước khi đạt danh vọng, mỗi hành động đều lấy quyết định cho tương lai, và Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ. Tại tỉnh Cương Sơn, Hồ Chí Minh đã tạo được thành tích xuất sắc, nhờ vận dụng phương thức đấu tranh "địch dân" (人敌), thúc đẩy lòng dân câm hờn đế quốc (Nhật Bổn), đưa đến những chiến thắng ngoạn mục cho cách mạng màu Hồng. Những nhân viên tình báo khác, dù cùng sở trường hay cao trí hơn cũng không thể nào bạo gan thực hiện những dã tâm hoàn toàn mị dân như Hồ Chí Minh. Đương sự nắm bắt tinh thần của nhân dân đang xuống thấp, quăng ra đúng lúc cái phao cách mạng vô sản. Tướng Nguyễn Sơn (tình báo Hoa Nam còn có tên là Hồng Thủy), chính ủy viên B214, người bạn cùng khóa tình báo tại Học viện Quân sự Côn Minh cũng phải mở lời khen.
Thời kỳ này Mao Trạch Đông đang có mặt tại tỉnh Cương Sơn. Đảng Cộng sản Trung Quốc rất quan tâm những thành tố đã đưa đến chiến thắng chớp nhoáng, nhờ trí óc mưu mẹo quyền biến sáng chế cách đấu tranh bằng máu, không theo cảm tính, không nguyên tắc. Chính điểm này đã bất ngờ đưa Hồ Chi Minh đến gần trái tim quyền lực Cộng sản Trung Quốc.
Hồ Chí Minh quyết liệt hơn, muốn có trên tay những phương tiện vũ khí do chủ nghĩa cộng sản đem lại. Đương sự dễ dàng chấp nhận phương thức đấu tranh bạo động và vũ lực vì tương lai muốn độc trị xã hội. Họ Hồ cho đó là một định luật chung của cách mạng cờ Hồng.
Thực chất, họ Hồ đấu tranh vì tham vọng cá nhân với tim đen và hơi thở hời hợt không theo qui luật công dân hay qua giáo dục đạo đức. Vào thời điểm này sách báo cộng sản cũng hiếm hoi, chỉ có vài luận thuyến của Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels. Sau đó nhờ có Vladimir Lénine hành động đem đến kết quả nhất định trong một góc xã hội, từ đó chủ nghĩa cộng sản Quốc tế (tưởng chừng thay đổi trái đất nay mai) chủ trương đấu tranh vũ trang là điều không thể tránh, gieo rắc chiến tranh khắp nơi. Chiến trường, đồng nội, nhà máy là những nơi thể hiện tội ác Cộng sản. Liên Xô từ đó trở thành trung tâm hoạt động Cộng sản Phương Tây. Gần đây thế giới không ngần ngại lên án chủ nghĩa Cộng sản là chống lại nhân loại.
Đặc điểm người cộng sản Á Châu là lấy mọi lý thuyết Đông-Tây rồi vo tròn, trộn lẫn vào nhau để sáng tạo ra viên "thuốc tể" thực dụng của người Hán. Nhóm Cộng sản Mao Trạch Đông chủ trương "hòa dung" (华融) nấu chảy lý thuyến Khổng Tử, Lý Tôn Ngô, Karl Heinrich Marx, Friedrich Engels, kết quả Mao Trạch Đông làm chủ một vùng Cộng sản, thực hiện bành trướng, được gọi, trung tâm Quốc tế Cộng sản Phương Đông và Mao còn tham vọng hơn cả Vladimir Lénine muốn dành lấy chức Bí thư Quốc tế Cộng sản Đông Tây.
Tất cả những người Cộng sản đều có cùng một tham vọng, họ muốn bước lên đỉnh cao của quyền lực, họ phải có những cá tính hung đồ, có máu tội ác và bảng năng tráo trở, để đạt điểm cao nhất của loại người, biến thành "thần thánh" của nhân loại. Hồ Chí Minh thuộc loại người trên, và chính Hoa Nam là môi trường đào tạo Hồ Chí Mình trở thành nhân vật xuất sắc Cộng sản đem đến di căn hậu hoạn cho Việt Nam có thể đến 100 năm. Chúng tôi sẽ có dịp khai thác thêm hồ sơ HCM dưới mã số: GHTR11257/H54.

Nhân ngày kỷ niệm 45 năm kháng chiến tại tỉnh Cương Sơn (18 tháng 7 năm 1925-1970),  báo Cương Sơn (冈山) loan tải hình Hồ Chí Minh tham gia đấu tranh chống xâm lược. (ghi chú: Hồ Chí Minh có chữ x màu trắng và dấu chấm đỏ). Nguồn: Quân ủy Cương Sơn (CPC).

Ngày 24 tháng 3 năm 1927, Hồ Chí Minh đang công tác tại Quảng Châu, nhận chỉ thị đi thụ huấn khoá chính trị cao đẳng dành riêng cho cán bộ Quân ủy. Cuối khóa Hồ Chí Minh được chỉ định tổ chức vũ trang khởi nghĩa chống Pháp tại Việt Nam nhằm chận đường tiến của quân Pháp. Họ Hồ nhận được dấu hiệu tiến thân qua một bước ngoạc mới, với khả năng thủ đoạn có thừa, nhiệm vụ đấu tranh cho sự sụp đổ một chính quyền Việt Nam không khó. HCM chấp nhận một đời người đứng trước thử thách, đến Việt Nam chống ảnh hưởng phương Tây, thực hiện cướp nước, đồng thời thi hành ý đồ cố hữu là Hán hóa Việt Nam.

Năm 1927, Thiếu tá Hồ Chi Minh phục vụ trong Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc, tại quân khu Quảng Châu, Vũ Hán. Nguồn:Lưu trữ Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC).

Năm 1930, sự nghiệp của Hồ Chí Minh liên quan chặt chẽ với cách mạng Trung Quốc. Cuối năm 1939, chính phủ Trung Quốc bí mật hỗ trợ Hồ Chí Minh, gửi những tập đoàn cố vấn dân sự và quân sự đi tiền trạm, lập 2 chiến khu trong biên giới Cao Bằng và Lạng Sơn Việt Nam đối diện khu tự trị người Choong, Quảng Tây Trung Quốc.


Ngày 13 tháng 2 năm 1940, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), (hàng thứ nhất từ trái) người y phục đại cán màu trắng Chu Ân Lai, người phụ nữ có tên Tống Khánh Linh vợ của Tôn Dật Tiên, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Hồ Chi Minh (y phục màu đen) và Chu Đức. Chụp ảnh lưu niệm trước khi Hồ Chí Minh trở thành nhà chính khách của một quốc gia. Những thành phần tướng lãnh Trung Quốc nhất trí hổ trợ quân sự cho Hồ Chí Minh. Nguồn: Lưu trữ Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC).

Năm 1949, chính phủ Trung Quốc chính thức công bố gửi sang Việt Nam tập đoàn cố vấn dân sự gồm có Trần Canh, Lã Quý Ba, và Vi Quốc Thanh cố vấn quân sự xây dượng thực lực của bộ chỉ huy chiến tranh. Mao cố vấn chính trị hỗ trợ Hồ Chí Minh chống Pháp. Vi Quốc Thanh trình Ủy nhiệm thư và kèm theo một câu thần chú dạy bảo Hồ Chí Minh từ đây sẽ là: "Việt Nam-Trung Quốc hữu nghị mãi mãi (越中友谊万古长青).
Đầu tháng 4 năm 1957, chính phủ Trung Quốc gửi cho Hồ Chí Minh một văn thư kế hoạch nhượng đảo, Hồ đồng ý, ký vào với điều kiện bí mật. Lần đầu tiên, thỏa thuận nhượng (bán) đảo Họa Mi, đảo Bạch Long Vĩ được hoàn tất. Bắc Kinh vui mừng, Mao Trạch Đông hớn hở tuyên bố:
‒ Tôi nhận định tình hình Việt Nam đã khởi đầu sụp đổ, chúng ta đa tạ Chủ tịch đảng Cộng sản Việt Nam của Hồ. Tôi đã tiếp nhận được tin mới từ bạn Hồ sẽ cho một phái đoàn chính phủ và phái bộ quân sự Việt Nam đến Bắc Kinh, trao Công hàm dâng hiến những vùng đảo trong Vịnh Bắc Bộ và biển Đông để đổi lấy vũ khí, trong nội dung này có nhấn mạnh chủ quyền biển của Việt Nam, (chỉ có) 12 hải lý. Chỉ dấu, tương lai phần biển Đông còn lại của ta. [1]
Năm 1958, những dữ kiện vùng hải đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam âm thầm biến mất, chỉ còn lại những danh từ hải đảo nằm dài trên giấy. Vào một buổi sáng không bình thường, cả vùng hải đảo ngàn đới sinh cư tạo nghiệp của cha ông ta, bỗng náo động, dân cư trên đảo trở thành người Hán với danh nghĩa "gốc Việt, giấy Hán lao động nước ngoài". Chính quyền hành chính Nam Hải Trung Quốc đã thực sự quản lý vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.


Hình 1 ‒ Trung Quốc chào đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, tại sân bay Hồ Nam (南湖). Trong buổi lễ trình Công Hàm. Thủ tướng Phạm Văn Đồng (phải), Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị (黎清毅) (thứ hai từ phải sang), Phó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lã Quý Ba (罗贵波) (trái), đi kèm có thống đốc của tỉnh Hồ Bắc Trương Thế Học (张体学) (thứ hai từ trái sang), đồng duyệt qua hàng chào quân đội danh dự.
Hình 2 ‒ Tại bữa tiệc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, tiếp nhận lá cờ Hồng "Việt Nam-Trung Quốc hữu nghị sẽ kéo dài mãi mãi - 越中友谊万古长青". Mười một (11) chữ vàng do Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị (黎清毅), thay mặt Mao Trạch Đông trao tặng cho Hồ Chí Minh và cả nước Việt Nam học tập lời Mao. Nguồn: Loan tải trên báo Hồ Bắc Hằng Ngày do phóng viên Trương Kỳ Quân (张其军) thực hiện.

Công hàm Phạm Văn Đồng dâng hiến biển cho Trung Quốc, ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, đính kèm bản đồ xác định 12 hải lý biển của Việt Nam, chính Hồ Chí Minh cung cấp bản đồ biển Đông ngày 14 tháng 9 năm 1958, thay cho lời tuyên bố biển Đông của Việt Nam chỉ có thế thôi. Nguồn: Sưu Hồ Báo loan tải ngày 22 tháng 6 năm 1965. [2]

Hồ Chí Minh đã chịu những tác động và áp lực nào khiến cho ông ta tiêu cực từ chối Tổ Quốc của mình, do đó, có thái độ dâng hiến bờ cõi Việt Nam cho Hán một cách vô trách nhiệm. Đến nỗi một sĩ quan Hải quân Trung Quốc tên Lý Siêu (李超) phải thốt thành lời:
"…..Việt Nam, Đắc lũng vọng thục (得陇望蜀) [3]. Hồ Chí Minh vô đạo, lừa bịp thiên hạ, dâng hiến cả biển Đông gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hồ Chí Minh chỉ giữ lại 12 hải lý cho Việt Nam, trong khi ở phía Vịnh Bắc Bộ đã mất trắng cả vùng đảo Bạch Long Vĩ, một khu vực rộng lớn trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ và thềm lục địa không còn chủ quyền, tệ hải hơn ngư dân Việt Nam trở thành nô lệ biển của Trung Quốc, Hồ Chí Minh bí mật phá hủy đời sống của hàng chục ngàn ngư dân tại vùng Vịnh Bắc Bộ". [4]

Ngày 21 tháng 4 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập triều đại Cộng sản Việt Nam, bí mật, về thăm quê hương đất tổ và để nhớ những chiến trận hiển hách cách mạng cờ Hồng. Trước khi yết kiến Chủ tịch Mao Trạch Đông tại Trung Nam Hải, Hồ và những tên trùm tình báo Hoa Nam đã từng hoạt động tại Việt Nam, chụp hình chung lưu niệm tình bạn thấm thía. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.

Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai viện trợ vũ khí khẩn cấp cho Hồ Chí Minh bởi đã có cơ sở quyền lợi tại vùng Vịnh Bắc Bộ mà không hề sợ rắc rối pháp lý về sau. Bắc Kinh cho lập hành chính quản lý những đoàn dân ngư nghiệp, di cư lập nghiệp từ đảo Hải Nam đến vùng đảo Bạch Long Vĩ.
Hôm sau, Trung Quốc ồ ạt viện trợ cho Hồ Chí Minh gồm các loại vũ khí nặng, chuyên dụng v.v... Thời gian này có thể mô tả Trung Quốc chi viện rộng rãi, tránh mọi trắc trở trên đường chuyên chở đến tận nơi, bảo đảm quân sự có đầy đủ vũ khí cho cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sắc thái chính trị của Trung Quốc đối với Việt Nam, xưa nay trên khuôn mặt cướp để lộ diện mạo thôn tính lân bang, muốn đạt được mục đích cho nên không hối hận viện trợ bất hoàn trả. Tuy nhiên sau năm 1978, Trung Quốc đã tự phản lại chính mình, trước đó đề ra "Tình đồng chí, tình anh em", để rồi người cộng sản lương thiện rất hổ thẹn, đau đớn trong lòng. Sau năm 1969, Hồ Chí Minh đã phiêu diêu với Karl Heinrich Marx, Friedrich Engels và Vladimir Lénine về tận bên kia xứ thiên đàng Quốc tế Cộng sản, để lại hậu quả bi thảm, hãi hùng, điêu linh cho đất nước Việt Nam.


Ngày 18 tháng 6 năm 1966, Đặng Dĩnh Siêu (邓颖超) Ủy viên chiến lược Quốc tế Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), Chính ủy Cục Tình báo Hoa Nam viếng thăm Việt Nam với mục đích kiểm tra vũ khí, quân dụng, và phòng thủ của Hải quân Việt Nam. Nhân dịp này Hồ Chí Minh cho biết: "Chỉ có tôi gọi Đặng Dĩnh Siêu bằng Cô….". Vì lời tuyên bố trên, có những nghi vấn "Hồ Chí Minh là người của Hoa Nam". Nguồn: Tình báo Hoa Nam.

Trung Quốc có một cuốn sổ rất đen đúa, đã đến lúc họ đem ra tính toàn bộ không bỏ sót một cây đinh hay viên đạng nhỏ buộc Việt Nam phải trả một lần, đầu tư nào cũng có mặt trái của nó, nhất là chiến tranh. Tài liệu tối mật tiết lộ sự thật trong giới quân sự Trung Quốc. Viện trợ bổ túc cho Việt Nam lần cuối quá khủng khiếp:
‒ Quân đội Việt Nam đã tiếp nhận các loại vũ khí tiên tiến nhất của Trung Quốc, còn đưa kỹ sư vũ khi sang Việt Nam hướng dẫn triển khai thiết bị kỹ thuật chiến tranh, ưu tiên để bảo đảm viện trợ quân sự cho Việt Nam. Có thể nói Trung Quốc đầu tư kinh doanh chiến tranh, họ cố gắng hết sức mình để cung cấp tất cả các nhu cầu cho Việt Nam, thậm chí mọi chi phí của các thiết bị quân sự tối tân nhất cũng xuất kho lưu trữ, chủ yếu trong các trường hợp sau đây:
1 – Nhiều nguồn cung cấp vũ khí nặng cho Việt Nam, riêng Trung Quốc chỉ cung cấp bổ sung tổng cộng 2250 pháo loại 122 mm, 3100 súng chống máy bay 57 mm, 50.200 súng cối các loại, từ giữa năm 1961 đến năm 1972 (11 năm). Những thiết bị quân sự (PLA) trên được tăng lên khoảng 100%, đôi khi hơn, riêng về súng cối đã cung cấp trên 270.000 khẩu. Rất tiếc chúng tôi không có số liệu về viện trợ vũ khí của Liên Xô và các nước Đông Âu.
2 – Sau khi, Trung Quốc phát triển thành công nhiều thiết bị quân sự mới, chuyển sang quân đội Việt Nam trang bị vũ khi ưu tiên cho chiến tranh.
3 – Trước năm 1972, Việt Nam chủ yếu thuê tàu thủy để chở nhiên liệu. Trung Quốc tiếp tục cung cấp dầu cho Việt Nam qua đường sắt, và vận chuyển xăng bằng xe tải. Do đó, vào những năm 1970-1971, máy bay Mỹ ném bom vào mùa khô có hơn 4.500 xe chở dầu bị thiêu hủy gây thiệt hại lớn cho Trung Quốc, sau đó Việt Nam sử dụng các đường ống dẫn dầu của Trung Quốc, nhờ vậy vận chuyển cùng thời gian giảm hơn 10 lần so với năm trước. Nhu cầu viện trợ cho Việt Nam lớn hơn năng lực sản xuất của Trung Quốc, những thiết bị hiện đại tối tân gửi sang Việt Nam đáp ứng được nhu cầu cấp bách. Ví dụ, trong năm 1968, phía Việt Nam đề xuất cần khẩn cấp 107 mm tên lửa.
Cuối năm 1972, Trung Quốc sản xuất hơn 29.500 xe pháo binh, chống máy bay, chiến lược mới của quân đội đưa vào chiến trường Việt Nam, Việt Nam nhận hơn 16.000 xe, 1260 máy móc kỹ thuật, cũng trong năm Trung Quốc hỗ trợ cho pháo binh Việt Nam hơn 19.500 xe, phối trí lại vũ khí cho 8558 đơn vị, máy móc xây dựng 380, chuyển đến Việt Nam 150 máy bay gồm cả thiết bị, 5 Tiểu đoàn SAM cờ đỏ, thiết bị mặt đất 280 tên lửa giám sát radar, 3150 xe tăng lội nước.Và cung cấp 250.000 áo giáp chống đạn.
Ngày 11 tháng 6 1967, Bắc Kinh nỗ lực lập nhà máy sản xuất quân dụng tại quân khu Côn Minh, từ đó chuyển vào Việt Nam. Theo biên bản đàm phán giữa hai Bộ Tham mưu quân đội ký kết, đề xuất chỉ tiêu năm 1967, Trung Quốc cung cấp đầy đủ thiết bị và vật liệu cho 2.200 đơn vị quân đội Việt Nam, mỗi đơn vị có 687 binh sĩ, bảo đảm rằng mỗi người lính có trên 3 bộ quần áo, mỗi năm 3 đôi giày, một ngày nhận được 800 gram gạo, 30 gam muối, 80 gram thịt, 30 gram cá, 30 gram đậu, 30 gram đậu phộng mè, 30 gram mỡ lợn, 10 gram nước tương, 30 gram đường. Cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày cho mỗi đơn vị: 8.000 bàn chải đánh răng, 11.100 chai kem đánh răng bạc hà, 24700 thanh xà phòng, 10600 xà phòng thường, 74.000 gói thuốc lá hiệu Kim Sa Giang (金沙江牌香烟), 35.000 gói thuốc lá hiệu Mùa Xuân (春城牌香烟). Cung cấp dụng cụ thể thao bóng bàn, bóng chuyền. Văn nghệ khẩu cầm, bài, đại đầu châm, bút. Giải khát, trái cây nước, kim, hạt, táo và cam. Thậm chí có tài liệu còn ghi đã cung cấp cho nữ quân nhân những trang sức, gồm dây chuyền hạt, vòng bạc đeo tay, dép của trẻ em, hoa biên ren kết trên áo, những phương tiện vệ sinh và nhiều thứ khác v.v… Nói chung quân đội của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (越南民主共和国) quá đầy đủ và nhiều hơn so với mức sống của người dân Trung Quốc.
Theo tư liệu này, tiêu chuẩn của một binh sĩ Việt Nam-Trung Quốc với sự chăm sóc của viện trợ rất sung túc, những chiến binh Trung Quốctại chiến trường Việt Nam vẫn sống tốt hơn tại xứ sở. Tiêu chuẩn này, có thể tương đương với quân lực Hoa Kỳ, tuy nhiên không hiểu vì lý do nào binh sĩ Việt Nam lại đói khát, không đủ ăn mặc, trong khi đó đạn dược dư thừa.
Trung Quốc cung cấp vũ khí chiến tranh thừa thải, thậm chí có những trường hợp, thiết bị chất đống bên cạnh đường sắt ở miền Bắc Việt Nam, có nhiều kho vũ khí để ngoài trời lâu ngày, bất chấp gió mưa, bị rỉ sét xuống cấp, …có những đề nghị cung cấp nhu yếu phẩm nhiều hơn vũ khí. "...quân đội chỉ đơn giản là ăn, sau đó được bán vào thị trường".
Trung Quốc ưu tiên, bảo đảm nguồn cung cấp mọi thứ cho chiến trường Việt Nam, cho nên kế hoạch 3, dừng lại mọi chi phí sản xuất trong nước, để bảo đảm định lượng nguồn cung cấp kịp thời cho chiến trường. Trung Quốc đưa ra chương trình "ánh sáng của màu xanh" lá cây cho mỗi đơn vị sản xuất, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 1965, lãnh đạo ĐCSTQ duyệt xét lại tầm quan trọng chiến lược viện trợ cho Việt Nam, và cho phép Việt Nam xây dựng kinh tế ngoài chiến tranh để mở đường cho các dịch vụ phát triển xã hội. Ví dụ, du kích miền Nam Việt Nam sản xuất lương thực, chăn nuôi, nông nghiệp, nữ du kích được mặc vải họ ưa thích. Một số nhà máy miền Nam Trung Quốc ngừng sản xuất hàng dệt phong cách địa phương, chuyển qua dệt vải theo phong cách phụ nữ miền Nam Việt Nam. Thượng Hải trồng cây lương thực chế biến thực phẩm nén khô, cung cấp cho Việt Nam mỗi năm từ 10 triệu đến 20 triệu ký lô.
Những năm Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc gần như bế tắc sản xuất, do tăng viện trợ lương thực đáng kể cho chiến tranh Việt Nam, và nguyên liệu cực kỳ khan hiếm. Đôi khi Trung Quốc muốn hụt hơi bởi bảo đảm con số cung cấp. Bắc Kinh yêu cầu những trung tâm doanh nghiệp tái sản xuất, "những nỗ lực chủ yếu giảm tiêu thụ, thực hiện kiểm kê kho dự trữ, điều chỉnh mỗi lần xuất kho và giải quyết nhập kho". Lúc này Trung Quốc gặp trở ngại vì thiếu năng lực sản xuất, muốn đổi mới công nghệ, phải tăng tần suất và nâng cao hiệu quả sản xuất. Những đề xuất và biện pháp chế tài không giải quyết được xã hội, trong khi gom góp sản phẩm phải ưu tiên viện trợ cho Việt Nam. Nhân dân Bắc Kinh khôi hài: "Sứ mệnh sản xuất cho chiến tranh Việt Nam, điện cần thiết cho khu vực quy hoạch, theo nguyên tắc bảo toàn điện để bảo đảm". Không chỉ vậy, nếu sản xuất trong nước không đủ, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài để cung cấp cho Việt Nam, chẳng hạn 1 triệu tấn lương thực viện trợ mỗi năm chuyển đến Việt Nam. Năm 1975, Trung Quốc phải mua lương thực lúa, mì, ngô từ Canada, Úc, Argentina, phân bón mua từ Nhật Bản, máy móc mua từ Tây Đức.
4 – Ngày 16 tháng 12 năm 1950, để đánh dấu lịch sử Thương mại Trung-Việt, Lưu Thiếu Kỳ đến Tỉnh ủy Vân Nam mở cuộc vận động báo cáo của Cục Tây Nam, thông điệp của Bắc Kính hướng dẫn thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mục tiêu chính cần giải quyết những khó khăn kinh tế của Việt Nam. Muốn đạt được mục tiêu này, Trung Quốc phải thực tiễn về thương mại, chọn ý thức nhất định, ít tiền thực hiện thương mại lớn. Trong năm 1966, tỉnh Vân Nam báo cáo tình trạng thùng tiền của thương mại thủng đáy.
Huỳnh Tâm
[1] 我知道的情况是没有错的,越南开始崩溃,因为您的支持力量,我们非常感谢越南共产党的主席。我收到了你一个新的消息,他们会给政府代表团和军事任务照会交给北京,提供在北部湾和中国南海的岛屿,越南只保留12海里。
[3] Đắc lũng vọng thục (得陇望蜀) là một thành ngữ thời Tam Quốc ở Trung Quốc cổ đại. Ban đầu được gọi đã được thực hiện tại Long, muốn xâm chiếm Tây Tứ Xuyên. Ẩn dụ tham lam, người ta thường sử dụng "Delongwangshu" cụm từ này để mô tả những người tham lam. Xem thêm:baike.sogou.com/v122259.htm
[4]  Lý Siêu (李超) nói: Hãy đọc ngôn ngữ Trung Quốc sẽ tiếp nhận được Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của Hồ Chí Minh tuyên bố biển Đông của Việt Nam chỉ có 12 hải lý. 究其原因超人(李超)说:请阅读中国的语言将收到照会1958年9月14日由胡志明宣布越南的东海只有12海里.
http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=7580:gi-c-han-d-t-pha-nha-nam-ky-15-huynh-tam&catid=65&Itemid=301

No comments:

Post a Comment