CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Video: Trung Quốc duy trì 118 tàu bật còi uy hiếp, sẵn sàng đâm va (VOV). – Tàu Trung Quốc lao thẳng vào tàu lớn nhất của Việt Nam (TT). – Clip tàu TQ dàn đội hình đâm thẳng tàu VN (VNN). – Video tàu Trung Quốc tấn công, đâm thẳng vào tàu Việt Nam (TT).
- Tàu Trung Quốc chủ động đâm va 27 tàu kiểm ngư của Việt Nam (SKĐS). – Thế giới 24g: Đâm tàu Việt Nam xong, Trung Quốc kêu bị quấy rối (Megafun). – Tàu Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc là thông tin bịa đặt (DV).
- TQ đổi thủ đoạn tấn công tàu VN (VNN). - Trung Quốc sử dụng chiêu trò mới (VOV). “Trước đây, Trung Quốc dùng tàu Hải cảnh để đâm tàu Việt Nam nên tàu họ cũng bị móp méo. Nhưng nay Trung Quốc dùng tàu kéo công suất lớn và có hệ thống đệm va rất tốt nên khi đâm thì tàu của họ sẽ không bị hư hại“. – Trung Quốc dùng thủ đoạn nguy hiểm mới trên hiện trường (LĐ).
- Trung Quốc sử dụng sáu tàu quân sự, hai máy bay chiến đấu tại thực địa (PLTP). - Hoàng Sa ngày 26.6: Trung Quốc tăng máy bay chiến đấu ở khu vực giàn khoan (Tin Nóng). – Phát hiện 2 máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong khu vực giàn khoan (KTĐT). – Trung Quốc điều thêm máy bay chiến đấu đến giàn khoan (VNE). “Lúc 8h45-8h55, lực lượng kiểm ngư phát hiện hai máy bay chiến đấu lượn hai vòng trên khu vực Nam – Tây Nam ở độ cao 1.000-1.500 m, cách giàn khoan 12 hải lý“. - Hai chiến đấu cơ Trung Quốc hung hăng bay lượn ở Hoàng Sa (VTC). – Máy bay Trung Quốc “quần thảo” khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (LĐ). – Trong ngày, máy bay Trung Quốc 7 lần bay tới lui tại giàn khoan (NĐT). – Máy bay chiến đấu Trung Quốc hoạt động ở khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (QĐND).
- TQ ngang nhiên tuyên bố tuần tra định kỳ ở Biển Đông (VNN). “Phát biểu trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 26/6, người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ Dương Vũ Quân khẳng định, quân đội nước này đã thiết lập chế độ tuần tra chiến lược định kỳ ở Biển Đông, đồng thời ngang nhiên tuyên bố đây là hành động ‘hoàn toàn hợp pháp và chính đáng’ nằm trong sự sắp đặt công tác tổng thể của TQ“.
- Kiềm chế có giới hạn, Việt Nam làm mọi cách bảo vệ chủ quyền (TT). – Việt Nam không theo thuyết “vũ khí luận” (LĐ). – Diễn đàn bạn trẻ: Việt Nam phải làm gì với giàn khoan TQ? (RFA). “Khi mà cái giới hạn đó bị xâm phạm thì anh phải nổ súng, kể cả thua cũng phải nổ súng. Bởi vì đó là chủ quyền quốc gia“.
- Với giàn khoan 981, Trung Quốc thực sự muốn gì? (Đoan Trang). “TS. Nguyễn Thị Lan Anh (Học viện Quan hệ Quốc tế), đã có bài viết đăng trên RSIS, chỉ ra rằng: Trung Quốc cố ý đặt giàn khoan dầu 981 vào vùng biển tranh chấp, tiến tới buộc Việt Nam phải cùng đàm phán với Trung Quốc để dàn xếp một thỏa thuận tạm thời“.
- Chủ tịch nước: Phải bảo vệ bằng được chủ quyền thiêng liêng (TT). – Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: “Biển của ta, ta phải giữ” (LĐ). –Chủ tịch nước: Khi đất nước bị đe doạ, cả dân tộc sẽ nhất loạt đứng lên (DT). Đất nước đang bị đe dọa, giặc Tàu đang làm mưa, làm gió ngoài biển Đông suốt gần 2 tháng qua, khi nào thì “cả dân tộc sẽ nhất loạt đứng lên”, thưa ông Chủ tịch? Chỉ cái việc xuống đường biểu tình, cất tiếng nói phản đối TQ không thôi mà còn bị dập tơi bời rồi, còn chuyện hàng loạt công nhân ở các hãng xưởng nổi dậy, biểu tình phản đối TQ thì cũng bị “bọn xấu” cài vào, gây thiệt hại cho nền kinh tế hàng trăm tỉ đồng. Những chuyện nhỏ như vậy không làm được, thử hỏi cả dân tộc đứng bằng cách nào?
- CTN Trương Tấn Sang: ‘Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa của TQ’ (VNN). “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho hay ông đã đọc kỹ từng chữ trong công thư 1958. Thủ tướng Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa – Trường Sa là của TQ“. Cái đó thì toàn dân đã biết từ lâu rồi, thưa chủ tịch. Nhưng mà thông tin dưới dây và nhiều thông tin khác thì người dân chưa biết, Chủ Tịch nước trả lời giúp dân, rằng những điều TQ nêu ra là sự thật hay bịa đặt:
- Trung Quốc, Việt Nam và Hoàng Sa: Đã đến lúc có lối thoát? (Ba Sàm). “… có một sự thực là trong một cuộc gặp vào năm 1977, chính ông Phạm Văn Đồng đã giải thích cho một người khi đó là Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Tiên Niệm (Li Xiannian); và cái sự thực này quả thật đã làm suy yếu những lập luận hiện nay của Việt Nam nhằm đánh lạc hướng nội dung của công hàm Phạm Văn Đồng. Ấy là bởi vì trong cuộc gặp, ông Đồng có nói: ‘Nên hiểu các tuyên bố của chúng ta, kể cả tuyên bố trong công hàm của tôi gửi Thủ tướng Chu Ân Lai, như thế nào? Nên hiểu nó trong bối cảnh lịch sử của thời đại’, và ‘trong cuộc kháng chiến, tất nhiên chúng tôi phải đặt việc chiến đấu chống đế quốc Mỹ lên trên tất cả mọi thứ khác’.”
- ‘Bắc Kinh không được phép áp đặt’ (BBC). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”. Không phải chờ lâu vậy đâu ông Chủ tịch nước ơi, vài năm nữa thì Việt Nam không còn đường ra biển, còn hạn 10 năm thì có lẽ lúc đó TQ đã chiếm và làm chủ luôn cả đất nước Việt Nam. Với tình hình này, có lạc quan cách mấy cũng không thể nghĩ quá 10 năm đâu…
- Đề nghị Đảng, Nhà nước có giải pháp cứng rắn, quyết liệt hơn trong vấn đề biển Đông (PLTP). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM tiếp xúc cử tri: Tình hình càng khó khăn phức tạp, càng cần kiên trì, hiểu biết, sáng suốt(CAND). - Chủ tịch nước: ‘Không để bị khiêu khích‘ (VNE). Chẳng phải khiêu khích mà là thách thức! Chính giặc Tàu đang thách thức lãnh đạo đảng và nhà nước VN suốt gần 2 tháng qua, xem có dám làm gì chúng không, khi liên tục xâm phạm chủ quyền biển đảo VN. Chúng cũng đang thử mức độ chịu nhục của lãnh đạo đảng và nhà nước ta đang ở mức độ nào. – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Có những giải pháp hợp lý để bảo vệ chủ quyền (CAĐN). –Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải thực túc để có binh cường (PLTP).
- Để bảo vệ toàn vẹn giang sơn đất nước, Quốc hội hãy mạnh mẽ và dứt khoát! (Người ĐT/ Quê Choa). - Quốc hội Việt Nam có thực sự đại diện cho người dân? (RFA). Đinh Quang Tuyến: “Thực ra nếu quốc hội có thực quyền thì đã làm; nhưng quốc hội không có thực quyền vì lãnh đạo quốc hội và đa số thành viên đều là đảng viên. Mà đảng viên thì phải thề với đảng trước khi thề với đất nước nên các đại biểu quốc hội phải thực hiện lời thề của họ đối với đảng. Thế mới là cái tệ! Đảng chần chừ, không quyết thì quốc hội không quyết“. – Xích Tử – Dân biết bình tĩnh rồi, thưa Quốc hội (Dân Luận). – Thượng Đẳng Đại Hèn Quân Quốc Huân Chương (Đinh Tấn Lực).
- Phạm Trần: Đảng rối loạn, Quốc hội loạn ngôn (DLB). “Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đã bị ‘rối lọan thần kinh’ và Quốc hội mắc chứng ‘loạn ngôn’ trước xâm lược Biển Đông của Trung Cộng“.
- Lê Ngọc Thống: Biển Đông nổi sóng: Chiến lược ‘hòa bình chủ động’ của Việt Nam (ĐV/ Ba Sàm). “Vấn đề rất quan trọng ở đây là chúng ta nghe, hiểu, để biết được “nền hòa bình Trung-Việt” là nền hòa bình kiểu gì, mối quan hệ hữu nghị Việt-Trung là hữu nghị kiểu gì… để căn cứ vào thế, lực của chúng ta hiện nay đến đâu mà phấn đấu gìn giữ hay dứt khoát loại bỏ… Đã đến lúc Việt Nam phải chấp nhận “phẫu thuật” khối u dù phải đau và tốn kém“.
- ‘Đại cục’ và ván cờ cân não Biển Đông (BBC/ Ba Sàm). “Dương Khiết Trì đã rời Hà Nội nhưng không rõ ‘đại cục’ mà ông nói nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam có ở lại. Tới Hà Nội, ông Dương nói ‘rất coi trọng quan hệ với Việt Nam’ và muốn khuyên nhủ ‘đứa con lạc lối’ hãy trở về, theo lời lẽ trên báo Trung Quốc“.
- Trương Nhân Tuấn: «Dạy đĩ vén váy» (Huỳnh Ngọc Chênh). “Trong thời điểm hiện tại, tôi ủng hộ bất kỳ ai, bất kỳ giải pháp nào có khả năng giúp VN không bị thiệt hại về lãnh thổ và hải phận trước sự xâm lấn của TQ. Nếu ông Dũng có khả năng làm việc này, tôi sẽ ủng hộ ông không điều kiện. Vấn đề cấp bách, tính từng ngày, từng tháng, chứ không phải (nói như ông Sang) để cho con cháu sau này đòi lại“.
- TỨC CẢNH: Gởi ông Nguyễn Phú Trọng (FB CauBay Thiem). “Nó hứa gì mà Lú cười mím chi/ Phải chăng nó bảo cứ ngoan đi/ Quê cha đất tổ nhường cho nó/ Mấy đảo san hô có sá gì/ Nó bảo gì mà Lú cười mím chi/ Phải chăng nó nhắc phải khắc ghi/ Công hàm bán nước năm năm tám/ Kiện mấy cũng thua chớ ích gì…” =>
- Bản đồ mới của Trung Quốc khẳng định thêm chủ quyền trên Biển Đông (RFI). - Việt Nam phản đối lưỡi bò 10 đoạn, xem xét kiện Trung Quốc (SM). – Philippines tố bản đồ ‘10 đoạn’ của TQ (VNN). – Bức vẽ vô nghĩa của Trung Quốc (NLĐ). – Trung Quốc đang hủy hoại vị thế trên trường quốc tế (SGGP). – Trung Quốc sợ quốc tế chú ý đến “bản đồ phi pháp” nuốt cả Biển Đông (BizLive). - Trung Quốc đang gia tăng hành động gây phức tạp trên Biển Đông(QĐND).
- Việt Nam, Philippines cùng phản đối bản đồ ‘10 đoạn’ của TQ (VOA). – Hà Nội – Manila tăng cường hợp tác quân sự (RFI). – Bắc Kinh chỉ trích Manila và Tokyo tăng cường hợp tác an ninh (RFI). – Trung Quốc đòi Philippines “đi cùng hướng” (VnEconomy).
- Mỹ ra “thông điệp” về Biển Đông, Trung Quốc chỉ còn biết bực tức (BizLive). “Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết là ‘hai lãnh đạo đã thảo luận về những mối quan ngại chung liên quan tới kiểu hành vi gây bất ổn tại Biển Đông và nhắc lại quan tâm chung của hai nước đến (việc tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền tự do hàng hải và giải pháp hòa bình cho những vụ tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải’.” - Lý Hiể̀n Long: ‘Không nên cứ mạnh đúng’ (BBC). – Sự liên tưởng (CAĐN). - ‘Trung Quốc tự đẩy vào thế đối đầu với cả khu vực’ (Zing). – Nếu Mỹ bỏ cấm vận vũ khí, Việt Nam nên làm gì?(GDVN).
- Luật quốc tế và chiến lược cho Việt Nam (NCQT). – Vai trò cầm cân nảy mực của ICJ – Kỳ 1: Tòa án của cộng đồng quốc tế (Tin Tức). – Vai trò cầm cân nảy mực của ICJ – Kỳ cuối: Tầm quan trọng không thể thay thế (Tin Tức).
- Lộng ngôn trong văn hóa ngoại giao của Trung Quốc (FB Mạnh Kim).
- Việt Nam liệu có ‘thoát Trung’ được không? (VOA). TS Alan Phan: “Vấn đề thoát Trung, ngay cả kinh tế, chính trị cũng như quân sự, thì tôi cho là hiện bây giờ cái khả thi gần như là 0 bởi vì thứ nhất, trên thượng tầng của lãnh đạo Việt Nam, vẫn còn một sự liên kết khá bền chặt với lại chính trị của Trung Quốc“.
- Vì sao kinh tế Việt Nam quá khó để thoát Trung? (RFI). Phạm Chí Dũng: “Vấn đề thoát Trung, xét về mặt thượng tầng là thoát khỏi ý thức hệ của Bắc Kinh vốn đã chi phối quá nhiều đối với giới lãnh đạo bảo thủ ở Hà Nội, một ý thức hệ mà cho tới nay đã chứng tỏ sự nguy hiểm đến mức kéo lùi tiến trình vận động xã hội và xu thế dân chủ về lại những năm 60-70 của thế kỷ XX. Đây chính là thoát khỏi phương diện bị ràng buộc về tư tưởng chính trị và thể chế chính trị“.
- Rủi ro gì từ ‘đặc khu kinh tế’ Vũng Áng? (BBC/ Ba Sàm). “Ông Doanh cũng nói về mặt quốc phòng, Vũng Áng ‘là một địa điểm hết sức nhạy cảm. Ở trên mạng Trung Quốc đã lưu hành kịch bản tấn công Việt Nam trong 32 ngày, trong đó nói Trung Quốc sẽ đánh vào miền trung, chia cắt Việt Nam ra. Vũng Áng hay Quảng Trị là những vùng hẹp nhất trên đất liền của Việt Nam, vì vậy tôi hy vọng những nhà chiến lược quốc phòng của Việt Nam sẽ quan tâm và thận trọng trước những yêu cầu này“. – Audio phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: ‘Cần cẩn thận trước đề xuất của Formosa’ (BBC).
- Thận trọng với đề xuất của Formosa (NLĐ). – Bộ KH&ĐT: Không đồng tình lập đặc khu gang thép Vũng Áng (HQ). – Bộ Kế hoạch Đầu tư: Chưa cần lập đặc khu kinh tế Vũng Áng (VNE). - Đề xuất của Formosa là “chưa có tiền lệ và không cần thiết” (VnEconomy). – Formosa muốn lập đặc khu kinh tế: “Đừng nghĩ là tốt hay xấu“ (Infonet).
- Dương Hoài Linh – Thử làm dư luận viên (Dân Luận). “Chủ quyền quốc gia theo nhà báo Thanh Trúc trên trang Nguyễn Tấn Dũng là chưa bị mất một hòn đảo nào. Hoàng Sa là do VNCH làm mất, còn Gạc ma, Ải nam Quan và một nửa Thác Bản Giốc là do chính quyền chết tiệt nào đó chứ không phải chúng ta“.
- Lòng yêu nước vượt qua lòng ghen (Nguyễn Tường Thụy).
- David O. Dapice – Vũ Thành Tự Anh: Đi dưới bóng đè của gã khổng lồ (TBKTSG). “Để gìn giữ độc lập dân tộc, người Việt Nam sẽ phải tìm cách giữ thăng bằng trên một lằn ranh mong manh, dưới bóng đè của người láng giềng khổng lồ đầy mưu tính“. – Cả nước bị đầu độc (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Phiên xử phúc thẩm Blogger Trương Duy Nhất (RFA). – SÁNG NAY XỬ PHÚC THẨM NHÀ BÁO TRƯƠNG DUY NHẤT (Huỳnh Ngọc Chênh). Blogger Nguyễn Văn Thạnh: “Hôm nay đi tham dư phiên tòa xử phúc thẩm nhà báo-blogger Trương Duy Nhất. Khẩu hiệu cho hôm nay: MỞ MIỆNG KHÔNG CHỈ LÀ QUYỀN MÀ CÒN LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN. CHÍNH QUYỀN CẦN TÔN TRỌNG GÓC NHÌN KHÁC!“
- Việt Nam y án 2 năm tù đối với blogger Trương Duy Nhất (VOA). – ‘Tòa ngăn luật sư và ông Nhất trình bày’ (BBC). “Chúng tôi đề nghị phải làm rõ là 12 bài này xâm phạm lợi ích nào của Nhà nước, được quy định trong văn bản pháp luật nào. Nhưng Tòa đã cảnh cáo luật sư nếu mà đưa vấn đề đấy ra thì sẽ bị đưa ra khỏi Tòa“. – ‘Nếu tranh luận thì Tòa không nói lại được’ (BBC). – Phiên phúc thẩm vụ án Trương Duy Nhất xử nhanh như chớp- Y án! (Quê Choa).
- 100 triệu view và vài lời kính cáo (Quê Choa). “Bọ Lập không có khả năng và trình độ để khai dân trí, chấn dân khí nhưng lại có khả năng dùng blog Quê Choa làm con thuyền chuyên chở SỰ THẬT đến với dân“.
- Làm người lương thiện sao khổ thế này chứ? (Dân Luận). “Các em ơi lẽ nào các em dù làm công an cũng từng là người lương thiện, cũng sinh ra trong gia đình có cha mẹ ông bà lương thiện chẳng lẽ các em đã đánh mất hết sự lương thiện hay sao? Các em không chấp nhận cô giáo của các em làm một người thầy lương thiện ?!” – Đóm lửa đêm đen (FB Trần Hào Trần Hào).
- Nhà hoạt động Việt Nam gặp gỡ EU tại Brussels (VNUPR). – Paulo Thành Nguyễn: Thấy gì về tình hình nhân quyền sắp tới ở Việt Nam qua phiên họp UPR? (VNUPR). “Nhưng nhìn chung, đa số 182 khuyến nghị được chấp nhận đều mang ngữ nghĩa chung chung như: ‘tiến hành’ ; ‘khuyến khích’; ‘đảm bảo’; ‘tạo điều kiện’… mà không có hướng thực hiện. Trong khi đó, các khuyến nghị có tính chất cụ thể hướng đến các giải pháp, tạo ra cơ chế cải thiện tình trạng nhân quyền lại nằm hầu hết trong 45 khuyến nghị bị bác bỏ“.
- Phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng: Công đoàn độc lập tại Việt Nam: Đề nghị về mô hình tổ chức và phương thức phát triển (Ba Sàm).
- SÁCH: CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ – NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI (FB Bang Tran). Sách dày 242 trang, NXB Tri Thức. “Cuốn sách giáo khoa mà bạn đang có trong tay sẽ giúp chúng ta đi từ nền Văn hóa của cái Có ích sang nền Văn hóa của Phẩm giá….nó giúp đặt lên ngai vàng không phải một ông vua, không phải là một Sa hoàng mà là một nền dân chủ. Nền dân chủ mà tất cả chúng ta đều phải học, nền dân chủ mà chúng ta hy vọng rằng con cháu chúng ta sẽ được sống trong đó“.
- Trình bày của Ted Osius trước Uỷ Ban Quan Hệ Quốc Tế – Thượng Viện Hoa Kỳ – về việc bổ nhiệm ông làm Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam (Liêm Nguyễn).
- VN đội sổ trong chỉ số tử tế của các quốc gia trên thế giới (FB Nguyễn Văn Tuấn). – 124 Trên 125, Ai? (Đinh Tấn Lực).
- Lai Châu: HÀNG TRĂM DÂN OAN BAO VÂY UBND HUYỆN ĐÒI TREO CỔ CHỦ TỊCH(NNVN/ Tễu). “Không khí tại trụ sở của UBND huyện Than Uyên và Tân Uyên luôn trong tình trạng ‘nóng’. Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm người kéo lên trụ sở, xe máy dựng kín cổng UBND huyện. Do quá bức xúc, nhiều người dân đã cầm theo dây thừng làm lọng buộc sẵn để dọa thắt cổ ông Phan Bá Quyết – Chủ tịch UBND huyện...” – Long Biên (Hà Nội): Phường làm ngơ cho công trình sai phép? (GDVN).
- Video: Biểu tình tại Sài Gòn ngày 24-06-2014 (Hung Nguyen).
- Khi một nền giáo dục không còn khả năng tự cải hóa tự thay đổi (Vương Trí Nhàn). “Thử nhìn vào các cuốn sách giáo khoa môn văn ở bậc tú tài Sài Gòn trước 1975… Không bao giờ có chuyện văn học phục vụ chính trị một cách thô thiển nói chung. Không bao giờ dành cho văn chương đương thời một sự sùng bái quá đáng; không ép học sinh phải học mọi thứ văn chương vừa viết rời tay và mới xuất hiện trên báo chí vài năm. Còn ở Hà Nội thì sao? Trước khi vào Đại học Sư phạm Vinh, tức là từ hồi còn học cấp II, cấp III Chu Văn An, tôi đã biết rằng các nhà nghiên cứu văn học đương thời bị khống chế theo cái phương châm học từ Trung quốc sau 1949 là hậu kim bạc cổ“.
- Ném Bùn Vào Văn Học (Việt Báo). “Thí dụ, như cuốn ‘Bắt Trẻ Đồng Xanh’ do Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch ra Việt ngữ, sau 1975 được một nhà xuất bản Sài Gòn (phải hiểu là NXB của Đảng CSVN) tái bản, và xóa tên người dịch, ghi rằng ‘Dịch giả: Bùi Giáng’. Sự nhầm lẫn ‘tên dịch giả’ này là cố ý, mục đích là để xóa bỏ ký ức về Ni Trưởng Trí Hải, người bị CS tuyên án tù nhiều năm vì bất đồng chính kiến“. – Chế độ toàn trị và văn chương(Văn Việt).
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – Kỳ 8: Hội nghị lý luận phê bình VĂN HỌC – Kỳ 6 (Nhật Tuấn). “Mở đầu phần ‘cúng’ tất nhiên có ý kiến ‘chỉ đạo hội nghị’ của ông Phó ban tư tưởng Đào Duy Quát nghiêm khắc nhắc nhở ‘con đường mà Đảng lãnh đạo và nhân dân đã chọn’ là: ‘xây dựng chủ nghĩa xã hội với quy luật kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’...”
- Thư ngỏ gửi cháu nhỏ! (Nguyễn Đình Bổn). “Nhưng người có tài thì ít mà bọn cơ hội lại nhiều. Và chính bọn này là những người trung thành nhất với chủ của mình. Họ chỉ cần biết nịnh, làm (hoặc thuê) ai đó in vài tập thơ, vài cái truyện ngắn, hay luồn lách xin xỏ, hối lộ sao đó… thoắt cái họ từ một tay vô danh trở thành nhà văn, nhà thơ, đạo diễn…. Và dù họ vẫn cứ vô danh với công chúng, nhưng nếu biết nịnh tốt họ sẽ được cử đi du lịch (thậm chí ra nước ngoài) mà không tốn tiền, dự hội thảo này nọ“.
- Vũ Thư Hiên – Kẻ Vô Ơn (Dân Luận). “Hồi Cải cách ruộng đất bọn con cái địa chủ, phú nông, không trước thì sau, theo nhau chuồn bằng sạch. Không như chúng ta, đã đi với cách mạng là ta đi đến cùng. Chúng nó không thể kiên trì lập trường cách mạng là do bản chất giai cấp của chúng nó khác ta...”
- TBT BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT ĐINH ĐỨC LẬP GIAN DỐI NHẬN GIẢI BÁO CHÍ QUỐC GIA (NCT/ Hữu Nguyên).
- TS Trần Đình Bá: Vietjet Air đáp nhầm sân bay: Giải mã hộp đen, sự thật nói lên tất cả! (GDVN).
- Bí thư Hà Nội: Tôi nghe có chuyện ăn chia, khai khống (TP). BT Thành ủy Phạm Quang Nghị phát biểu tỉnh bơ: “Cần phải xem là xung quanh đơn giá hiện nay đã phù hợp chưa. Xung quanh việc xác định khối lượng rác thải liệu có chuyện thỏa thuận ăn chia, khai khống số lượng không? Tôi nghe nói là có!” Chắc ông nghe nhưng không tin, nên không cần điều tra?
- Ma túy trong trại giam (NBG).”Nói thật thì trong tù thuốc phiện sẵn hơn, dễ dùng hơn bên ngoài cả tỉ lần. Chỉ có tiền để mua hay không. Nhiều thằng bên ngoài chưa nghiện, vào tù sẵn thuốc chích cho đỡ buồn thành nghiện. Ông nghiện vào thì nghiện nặng hơn. Thuốc phiện luôn sẵn trong phòng, sẵn như trà mạn mình vẫn uống. Mình kiếm trà mạn dễ thế nào thì thuốc phiện cũng dễ kiếm trong trại giam như thế“.
- Các lãnh đạo MB24 bị đề nghị cao nhất 20 năm tù (VNE). – Xét xử đường dây lừa đảo MB24: Các bị cáo bị đề nghị đến 20 năm tù (PLTP).
- Một cựu tỵ nạn Việt Nam trở thành Thống đốc bang tại Úc (RFI). – Người gốc Việt làm toàn quyền Nam Úc (BBC). – Úc lần đầu tiên có thống đốc gốc Việt (NV).
- Tổng thống Mỹ có nguy cơ bị kiện (TN). Bà con gốc Việt tranh thủ tới Nhà Trắng, báo cho TT Obama biết bí quyết thắng kiện của Thủ tướng VN là nhờ 2 cái “bao cao su đã qua sử dụng”. TT Obama không nên lơ là, mất cảnh giác, cần chuẩn bị sẵn vài chục bao cao su, ném vào nhà Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner và những người ở Hạ viện, nếu họ phát đơn kiện, sẽ nắm chắc phần thắng!
<= Photo: nuzzel.com. – Mỹ tính đổi tên đường trước sứ quán TQ (BBC). “Con đường nơi đặt Tòa đại sứ Trung Quốc ở thủ đô Washington của Mỹ có thể sẽ mang tên nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng đang bị Bắc Kinh cầm tù. Một điều khoản sửa đổi kèm trong trong dự luật ngân sách của Bộ Ngoại giao Mỹ nếu được thông qua thì Tòa đại sứ Trung Quốc sẽ đổi địa chỉ lại thành Số 1 Đường Lưu Hiểu Ba“. Cho mày chết! Tưởng có thể mang mấy cái Viện Khổng Tử vào Mỹ, buộc các GS Mỹ gỡ bỏ ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong trường học, nhưng đã bị các GS đòi “gỡ bỏ” Viện Khổng Tử. Bây giờ thêm cái chuyện ĐSQ TQ có thể tọa lạc trên con đường mang tên Lưu Hiểu Ba, nếu chuyện này xảy ra, người dân TQ muốn liên lạc với ĐSQ TQ ở Mỹ đều ghi địa chỉ “Số 1 Lưu Hiểu Ba”. Quả là Mỹ muốn tặng cho CSTQ một pha biểu diễn kungfu cỡ Lý Tiểu Long!
- Cư Dân Hồng Kông Bác Bỏ Bạch Thư (ĐKN).
- Lần đầu tiên Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC (RFI). – Trung Quốc lợi dụng cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương để do thám Mỹ(TN).
14h:
- Uy hiếp tàu Việt Nam cả ban đêm (TT).
- Trung Quốc kiếm chuyện ở ngoài cửa vịnh Bắc bộ (TT). – Trung Quốc đưa giàn khoan Nam Hải 09 vào ngoài cửa vịnh Bắc Bộ (NLĐ). -Báo Mỹ: Giàn khoan TQ thứ hai bắt đầu khoan ở Biển Đông (VNN).
- Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại buông lời hiếu chiến, đe dọa ở Biển Đông (GDVN). “Bộ Quốc phòng Trung Quốc lại vừa buông lời đe dọa, hiếu chiến ở Biển Đông khi Dương Vũ Quân, người phát ngôn cơ quan này tuyên bố: Bắc Kinh nhất quyết chủ trương đàm phán song phương, nếu có nước nào đó cứ làm theo ý mình, tiếp tục muốn đối đầu sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả?!” – Đâu là lý do thực sự khiến TQ ngang ngược, hung hăng ở Biển Đông? (GDVN). – Nỗi lo của Việt Nam: lần trỗi dậy đầy đe dọa của Trung Quốc (Phan Ba).
- Khởi kiện Trung Quốc: Cần một quy trình xác lập chứng cứ (TBKTSG). – Không chỉ dựa vào tư liệu lịch sử mà quên yếu tố pháp lý(GDVN).
- Việt Nam phản đối bản đồ “nuốt trọn” Biển Đông của Trung Quốc (LĐ). – Tấm bản đồ mới thực hiện âm mưu cũ (LĐ). – Đại sứ Mỹ phê phán bản đồ “đường 10 đoạn” của Trung Quốc (NLĐ).
- Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam: Thoát Trung hay đuổi Tàu? (DLB). “‘Thoát Trung’ là gián tiếp thừa nhận Việt Nam bị Tàu đô hộ theo hình thức ‘mềm’, nghĩa là tuy bên ngoài với dân chúng và trước cộng đồng thế giới thì Việt Nam cũng có nhà nước, có quân đội như một nước có chủ quyền nhưng bên trong họ chỉ là nô tài của Tàu…“
- Tri thức: “Vũ khí” quan trọng trong tranh chấp Biển Đông của Việt Nam (NCQT). “Khi mà các bài viết khoa học về Biển Đông của Việt Nam xuất bản trên các tạp chí danh tiếng nước ngoài là quá ít, tận dụng những nguồn lực tri thức nghiên cứu sẵn có ở những quốc gia có nền khoa học tiên tiến hơn sẽ là một trong những biện pháp ngắn hạn mang lại hiệu quả lớn. Lợi ích đầu tiên chính là gia tăng được một cách đáng kể số lượng các bài viết nghiên cứu khoa học về Biển Đông được viết bằng tiếng Anh và đăng trên các ấn phẩm học thuật có uy tín của nước ngoài“.
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền (TT). – Về phát biểu của CTN Trương Tấn Sang: Ông Phạm Văn Đồng không nói HS-TS là của Tàu? (FB Nguyễn Văn Tuấn).
- Người dân chúng tôi muốn hỏi Chính Phủ của mình… (FB Mai Tú Ân). “Nếu lòng dân chúng tôi sôi sục lên căm thù khi thấy chúng tiểp tục đưa giàn khoan thứ 2, thứ 3 vào…lãnh hải lãnh thổ của chúng ta, thì người dân chúng tôi có được biểu tình bất bạo động chống lại những kẻ ngang ngược đó hay không? Chúng tôi có được thể hiện lòng yêu nước, lòng căm hận chúng hay không, hay là vẫn lại như trước, như bây giờ là ngồi nhà để nuốt nhục vào lòng“.
- Cách chơi nào là của chúng ta? (VnEconomy). “Bà Nguyễn Thị Bình đau đáu với câu hỏi ‘có cách chơi nào để vừa giữ vững được độc lập tự chủ, vừa tranh thủ cơ hội để phát triển?’...” Có, nhưng muộn rồi. Đó là thế kỷ trước, chớ có mang Chủ nghĩa Cộng sản về VN, để không phải làm làm “tiền đồn của Chủ nghĩa Cộng sản”, không nhận giặc Tàu làm đồng chí, không tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam”, thì sẽ không có chuyện dâng đất, nhượng biển cho TQ. Bây giờ VN không thua gì Nam Hàn, Đài Loan, sẽ không bị TQ ăn hiếp như hiện nay.
- Người Việt chống Trung Quốc khắp nơi (RFA).
- HOÀNG SA, TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM CÓ HÌNH CHỮ S, LÀ 3 THỔ, 3 CHỮ S KHÔNG THỂ TÁCH RỜI. TÔI XIN ĐƯỢC CHIA SẺ TÌNH YÊU ĐẤT NƯỚC BIỂN ĐẢO MÀ ÔBÀ MÁCH BẢO VỚI MỌI NGƯỜI (FB Lê Nguyên Trường Sa).
- DỰ PHIÊN PHÚC THẨM TRƯƠNG DUY NHẤT – Ghi chép (Trần Kỳ Trung). “Mình, Nguyên, anh Lợi cùng một số người khác được vào tòa phúc thẩm xem xử Trương Duy Nhất nhưng… thực trên thực tế, chiếm gần hết thời gian là xem ‘Phim câm’. Nguyên nói với mình: ‘Nên đào tạo phóng viên báo chí, truyền hình nước mình thêm bộ môn khẩu ngữ, nghĩa là nhìn miệng mấp máy biết họ đang nói gì“.
- Phạm Ngọc Cương: TUYÊN BỐ CỦA QUỸ NGÒI BÚT TỰ DO (Ba Sàm). “Nếu mỗi người Việt Nam hôm nay không thức tỉnh nhanh chóng và khẩn trương hành động, thì quán tính đen tối của nhà cầm quyền cộng sản sẽ còn tiếp tục, với mức độ khẩn trương hơn, huỷ diệt toàn bộ những gì làm nên dân tộc này, nghiền nát tương lai của mỗi người Việt Nam không còn Tổ quốc“.
- Độc tài đang co cụm, tử thủ (BVN). “Đã qua rồi ý thức hệ CS, thế giới ngày nay thật sự đã hình thành và đấu tranh không khoan nhượng giữa 2 nhóm nước: một bên là thể chế dân chủ tiến bộ và một bên là thể chế độc tài lạc hậu, mang dấu ấn Phong kiến – nhóm nước dân chủ đông, hợp thời, ‘ăn khách’, chiếm thế thượng phong“.
- Giáo dục là phải khai phóng con người, mà để cho mấy ông bà trong Ban tuyên giáo đóng vai trò quyết định thì còn gì để nói là giáo dục (FB Nguyễn Văn Tuấn).
- Nghi án Bí thư chi bộ hiếp dâm bé gái 6 tuổi (DV). – Bắt khẩn cấp bí thư chi bộ liên quan vụ hiếp dâm bé 6 tuổi (NLĐ).
- Máy bay hạ cánh…nhầm (Hiệu Minh).
- Tự Đánh Vào Đầu (Dainamax). “… trận đánh ưu tiên của lãnh đạo Trung Quốc không hẳn là Đông Hải hay Tây Tạng, Tân Cương hay Hồi giáo. Trận đánh kỳ lạ ấy là mặt trận tư tưởng và ý thức hệ. Là đánh vào đầu. Khi đó, giới quan sát lạc quan của Tây phương nghĩ sao về hứa hẹn cải cách kinh tế và chính trị của Tập Cận Bình? Nhiều người lộn đầu mà luận ngược về tương quan nhân quả, họ cho là chỉ vì các nước dân chủ Tây phương gây ra nỗi lo nên mới làm họ Tập phải xiết vòng kim cô“.
- Một trí thức Duy Ngô Nhĩ bị bỏ đói trong tù (RFI). – Trung Quốc tuyên án thêm 9 người nữa ở Tân Cương (VOA).
- Bắc Triều Tiên bắn thử nghiệm 3 phi đạn vào Biển Nhật Bản (VOA). – Căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên (VOA).
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 26-6-2014 (VietFin). – Công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô năm 2014: “Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu” (ECNA).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 26-6-2014 (VietFin). – Chứng khoán ngày 26/6: VN-Index lập đỉnh 40 phiên (VnEconomy). – Blog chứng khoán: Thanh khoản tăng dần (VnEconomy). – Nhận định chứng khoán ngày 27/6: “Ngắn hạn không giảm sâu”
- “Bom nổ chậm” ở tín dụng ngoại tệ (VnEconomy). – Gần 70% doanh nghiệp nhỏ không vay nổi ngân hàng (Infonet).
- Tổng quan chuyển động BĐS ngày 26-6-2014 (VietFin).
- Casino tại Việt Nam và hai câu hỏi của vị tỷ phú (VnEconomy).
- EVN lãi to nhờ tăng giá điện (NLĐ). - Ưu ái cho độc quyền “Trong lúc không ít tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn kém hiệu quả thì việc EVN lãi lớn là đáng khích lệ. Tuy nhiên, ít ai vui khi biết khoản lợi nhuận khổng lồ đó được chủ yếu là nhờ tăng giá bán điện chứ chẳng phải nhờ nỗ lực của doanh nghiệp“.
- TRUNG QUỐC ĐÃ LÀ “CƯỜNG QUỐC KINH TẾ” CHƯA? (FB Mạnh Kim). “… có thể kết luận kinh tế Trung Quốc phát triển cực kỳ không bền vững. Cường điệu hóa sức mạnh kinh tế Trung Quốc chỉ khiến tạo ra tâm lý sợ hãi dẫn đến sai lầm trong chính sách thương mại đối với nước này“. – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc (NCQT).
14h:
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 27-6-2014 (VietFin).
- Ưu đãi FDI khởi động cuộc đua xuống đáy (TBKTSG).
- Ngân hàng Nhà nước chọn dẫn dắt hay chạy theo thị trường? (VnEconomy). – “Hiện chỉ có 15-20 ngân hàng mạnh, còn lại phải tái cấu trúc” (GDVN). - Ba tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn hàng (VnEconomy).
- Chứng khoán sáng 27/6: GAS không cứu nổi VN-Index (VnEconomy). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 27-6-2014 (VietFin).
- GDP 6 tháng tăng 5,18%: “Dấu hiệu tích cực” (VnEconomy).
- Đã đến lúc dùng chính sách thận trọng vĩ mô? (CafeF).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Mặc Đỗ: NGƯỜI ĐỒNG CHÍ GÁNH CÁT – VỀ QUÊ – Cho những ngày trống rỗng đã quay về — Con Bửa Củi (Da Màu).
- Và chúng ta đã mù lòa trong ánh sáng (Văn Việt).
- Vãn tuồng (Nguyễn Đình Bổn).
- Về một quả bom sai lệch (PBVH).
- NHỮNG VIÊN SỎI TRẮNG ÁM ẢNH (Văn Công Hùng).
- THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ (2): Nhận diện rõ hơn tính chất của chủ nghĩa bành trướng thời hiện đại (Văn Việt). – THẢO LUẬN THOÁT TRUNG VỀ VĂN HOÁ (3)
- NHỮNG CUỐN SÁCH MỚI NHẤT TRÊN GIÁ (Tễu). =>
- Vững như cơm tấm Thuận Kiều (NLĐ).
- World Cup Brazil 2014: Ngày thứ 15 (RFA). - Tọa đàm World Cup: Bất ngờ tuần hai (BBC). – World Cup 2014 : Tuyển Pháp hoàn thành nhiệm vụ tuy bị Ecuador cầm hoà (RFI). – Thụy Sĩ thắng lớn, theo Pháp đi tiếp(BBC). – Mỹ gặp Đức, Bồ Đào Nha gặp Ghana (BBC). – Trước giờ bóng lăn trận Hoa Kỳ – Germany: chẳng ai sợ ai (RFA). – Tuy thua Đức 0-1, Mỹ lần thứ hai liên tiếp có mặt vòng 16 (NV). – Bảng H, ai sẽ vào vòng 1/16?(NV). – Bỉ và Algeria, hai đội cuối cùng vào vòng 16
14h:
- Rác Văn Hóa qua một số tác phẩm văn học dịch (Lê Thiếu Nhơn).
- “Trào lưu đắng lòng” – do ai? (TBKTSG).
- Nhân Ngày Gia Đình Việt Nam, xin có vài lời… (FB Mai Tú Ân).
- VTV làm một cú …. đại nhảy vọt! (Nguyễn Đình Bổn).
- Đức thắng Mỹ 1-0, cả hai đều vào vòng hai (VOA). – Đức, Mỹ đi tiếp, Ronaldo về nhà (BBC). – Nhật, Hàn về nước, Trung Quốc khổ lây(MTG). – Zaccheroni từ chức huấn luyện viên trưởng đội tuyển Nhật Bản (VOA).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Chúng ta vẫn đeo mặt nạ để sống (Blog VOA). “Tỷ lệ 99% học sinh tốt nghiệp tú tài mấy hôm nay đã ám ảnh tôi. Một con số đẹp như mơ. Nhưng có nhiều bài báo cứ đặt câu hỏi về chất lượng thực sự của 99% học sinh tốt nghiệp đó. Chẳng lẽ dư luận lại mất lòng tin vào giáo dục đến vậy sao?“
- Chuẩn bị gì khi trẻ vào lớp 1? (TT). – Học cho cha mẹ! (SGGP).
- Cử nhân ra trường xoay đủ nghề kiếm sống (LĐ). – Tốt nghiệp đại học bằng giỏi có cơ hội được tuyển thẳng vào công chức (GDVN).
- Làm gì khi bị sỉ nhục? (THĐP). – Vị đắng
14h:
- Giáo dục Việt Nam – Đào tạo thiếu cả thợ lẫn thầy (Baron Trịnh). Thiếu cả thợ lẫn thầy, nhưng thừa robot!
- Đề thi gây “bão” tranh luận (PLTP).
- Nhập nhằng công tư (TBKTSG). “Cách kinh doanh mượn cơ sở công lập để nhanh chóng triển khai các dự án tư nhân một cách ít tốn kém nhất đã diễn ra trong nhiều lĩnh vực mà đầu tiên phải nói đến giáo dục“.
- Trung Quốc: Cô tát chết học trò vì dám cãi lại (ĐV). – Học sinh bị thầy giáo đánh chết do nói chuyện trong giờ học (Kênh 14).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- ‘Hơn 200 người nhìn thấy tai nạn nhưng không ai giúp đỡ’ (ĐV). “Căn bệnh vô cảm, coi như ‘không nghe, không thấy, không biết’ đã và đang ngấm ngầm làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp trong tâm hồn mỗi con người và cả xã hội, không riêng gì ở Sài Gòn“.
- Chỉ đạo cứu hộ khẩn cấp vụ sập mỏ đá ở Tân Sơn-Phú Thọ (QĐND). – Vụ sạt lở mỏ đá ở Phú Thọ: Mới tìm thấy 1 thi thể nạn nhân (MTG).
- Điện Biên xảy ra động đất lớn nhất năm (VNE). – Động đất 4,3 độ Richte ở Điện Biên (TT).
14h:
- Nhạc chế, tiếng khóc của những tâm hồn đầy thương tích: Kỳ 1: Năm Cam hát nhạc chế và dự cảm cuộc đời mình (MTG). – Kỳ 2: Chí Hòa – nơi phát tích những câu chuyện kỳ lạ (MTG). – Kỳ 3: Khi nhạc tù lên mạng
- Đào tạo từ gốc (GTVT).
QUỐC TẾ
- Iraq lún sâu vào xung đột giáo phái (Tin Tức). – Ngoại trưởng Kerry dự cuộc họp ở Paris về vấn đề Iraq (VOA). - Lính đặc nhiệm Mỹ tiếp tục đổ bộ xuống Baghdad (TTXVN). – Các nhà ngoại giao Tây phương tập trung đối phó khủng hoảng Iraq (VOA). – Iraq xác nhận Syria ném bom quân Isis (BBC).
- Phương Tây tăng áp lực lên Nga trước khi hết hạn hưu chiến (RFI). – Nga cảnh báo hành động quân sự của NATO sẽ phản tác dụng (TTXVN). – Phe ly khai Ukraine đồng ý đàm phán với chính phủ (VNE). – Hôm nay, Moldova và Gruzia đặt bút ký “ngả” về EU, “quay lưng” với Nga(BizLive).
- Quân đội Thái Lan khẳng định không trù tính trước vụ đảo chính (RFI). – Thái Lan: ‘Đảo chính không có chuẩn bị’ (BBC).
- Hàn Quốc giữ lại Thủ tướng từ nhiệm (RFI).
14h:
- Đối phó quân ISIL, Iraq triển khai bầu tổng thống, mua thêm máy bay (MTG). – Trực thăng quân đội Iraq lại bị bắn hạ (TBKTSG). –Syria, Iran giúp Baghdad chống phe nổi dậy Sunni (VOA). – Máy bay Nga ‘sẽ thay đổi tình hình Iraq’ (BBC). – Iraq: ánh sáng cuối đường hầm? (RFA).
- Mỹ: Nga phải hành động ‘trong những giờ sắp tới’ về Ukraine (VOA). – Dân miền đông Ukraine chạy sang Nga (VOA). – Trợ lý Putin gọi tổng thống Ukraine là Nazi (BBC). – So sánh chế độ tài phiệt tập quyền ở Nga, Ukraine và Mỹ (I) (BHC/ TCPT).
- Obama muốn hỗ trợ cho quân nổi dậy Syria (BBC). – Tòa Bạch Ốc yêu cầu Hạ Viện chấp thuận cấp 500 triệu đôla cho phe đối lập Syria (VOA).
* RFA: + Sáng 26-06-2014; + Tối 26-06-2014
* RFI: 26-06-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 26-06-2014; + Bản tin video tối 26-06-2014
+ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam ‘mang ơn’ Trung Quốc trong quá khứ thì sẽ trả theo cách của mình, chứ Bắc Kinh không được phép áp đặt, báo Dân Trí đưa tin.
Trong buổi tiếp xúc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh, ông Sang nói đã đọc rất kỹ công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng và không thấy nó thừa nhận “Hoàng Sa-Trường Sa là của Trung Quốc”. Chủ tịch nước Việt Nam cũng cho rằng chủ quyền được “luật pháp quốc tế thừa nhận” thì “phải giữ gìn”.
“Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm,” Tuổi trẻ dẫn lời chủ tịch nước nói.
Đại biểu của TP Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Tấn Mẫm nói “hữu nghị là không còn” và đề nghị kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Ông Mẫm cũng nói lấy làm tiếc vì Quốc hội không ra nghị quyết về biển Đông, báo Dân trí đưa tin.
Trong buổi gặp mặt, chuẩn đô đốc hải quân Việt Nam Lê Kế Lâm đặt nghi vấn là Trung Quốc “đưa ra chiêu bài đồng chí tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt, đối tác tốt”, nhưng thực chất “không có cái gì tốt đối với chúng ta cả”.
Thiếu tướng Lâm cũng đưa ra thông tin là Trung Quốc dùng 20 tỷ đô la Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) và 100 tỷ đô la tín dụng để “nhử mồi” Việt Nam. Hiện không rõ ông Lâm lấy số liệu ở đâu.
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về nợ vay từ Bắc Kinh đầu tháng Sáu, bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng từng nói “số liệu này không ảnh hưởng lớn nhưng có tính nhạy cảm” và “xin được trả lời trực tiếp với đại biểu sau”.
Theo số liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài, thuộc bộ Kế hoạch-Đầu tư, lũy kế tổng vốn đầu tư FDI của Trung Quốc tại Việt Nam cho đến tháng 6/2014 là hơn bảy tỷ đô la, xếp thứ chín trong danh sách các nhà đầu tư tại Việt Nam.
Báo Đất Việt trích nguồn báo cáo của bộ Kế hoạch-Đầu tư cho biết ODA của Trung Quốc vào Việt Nam là 380 triệu đô la trong vòng 10 năm.
Tuy vậy, VnExpress trích số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội tính đến năm 2010 nói 90% các dự án tổng thầu EPC (phương thức chìa khoá trao tay, tức bên thầu thực hiện tòa bộ dự án và ‘trao chìa khóa’ công trình cho đối tác khi hoàn thành) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó có 30 dự án trọng điểm quốc gia và nhiều dự án “tỷ đô” của ngành điện.
+ Thủ tướng Singapore vừa phát biểu khi đến thăm Hoa Kỳ rằng tại Biển Đông, các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết “dựa trên luật quốc tế chứ không phải ý tưởng cứ mạnh là đúng”.
Trong cuộc đối thoại có cả sự tham gia của Phó Tổng thống Hoa Kỳ, ông Joe Biden hôm 25/6/2014 ở Washington DC, ông Lý Hiển Long đã trả lời câu hỏi về vai trò của Trung Quốc trong tranh chấp ở vùng biển Đông Nam Á.
Nói trước cử tọa tại cơ quan nghiên cứu Council on Foreign Policy ở Hoa Kỳ, ông Lý Hiển Long nói Singapore không liên quan trực tiếp đến cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước trong vùng về biển đảo.
Nhưng ông cho rằng Trung Quốc “sẽ làm tốt cho mình nếu đi theo ví dụ của Hoa Kỳ để được nhìn nhận như một quốc gia hùng mạnh nhưng tuân thủ quy tắc pháp quyền”, theo Bấmbáo chí quốc tế tường thuật chuyện này.
Ông cũng nói một số tuyên bố chủ quyền lịch sử Bắc Kinh đưa ra có từ trước khi Công ước Luật Biển được thông qua (1982) nên Trung Quốc phần nào có lý của họ.
Hãng AP trích lời ông Lý Hiển Long nói:
"Tôi không phải là luật sư nhưng tôi nghĩ có thể có điều khả dĩ nào đó trong tuyên bố [chủ quyền của Trung Quốc], nhưng nhìn từ góc độ một nước phải tồn tại trong hệ thống quốc tế có cả các nước lớn và các nước nhỏ, kết cục không thể được quyết định chỉ bằng ý tưởng cứ mạnh là có lý."
Điều này đã thu hút bình luận từ một số báo chí Trung Quốc trong ngày 26/6/2014.
Tuy nhiên, bài của Tân Hoa Xã mà trang BấmHoàn cầu Thời báo đăng lại đã không nhắc gì đến đoạn ông Lý Hiển Long bác bỏ quan điểm 'might is right' (mạnh là đúng) và rằng luật pháp quốc tế cần 'có trọng lượng lớn' trong giải quyết tranh chấp.
Dù thuộc ASEAN, Singapore không có tranh chấp gì ở vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải nhưng bốn nước ASEAN khác: Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Ngoài ra, Đài Loan đã chiếm đảo ở quần đảo Trường Sa và cũng tuyên bố chủ quyền ở cả vùng biển.
Cùng tham gia thảo luận với ông Lý Hiển Long có Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden và toàn bộ cuộc đàm thoại được cựu sứ Mỹ tại Singapore, Stapleton Roy chủ trì.
Sau đó, Toà Bạch Ốc cho ra thông báo nói về quan điểm của hai lãnh đạo Singapore và Mỹ:
“Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận những lo ngại về mô thức gây hành vi bất ổn ở Biển Nam Trung Hoa và nhấn mạnh lại quyền lợi chung trong việc duy trì luật quốc tế, tự do hàng hải, và giải pháp hoà bình cho các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải."
Được biết đây là cuộc gặp thứ ba giữa hai ông Biden và Lý Hiển Long tính từ tháng 4/2013.
Hoa Kỳ và Singapore có đối tác chiến lược và quan hệ kinh tế sâu rộng.
+ Việt Nam có nhiều hoạt động ngoại giao quốc phòng trong bối cảnh tiếp tục căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông.
Riêng trong một tuần này, các đoàn đại diện quân sự từ bốn quốc gia có mặt tại Hà Nội để làm việc với giới chức quốc phòng Việt Nam.
Đó là các đoàn Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines, Tư lệnh Tác chiến hỗn hợp Nam Phi, Cục Nhân sự Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia và Đoàn công tác đặc biệt của Chính phủ Lào do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu.
Cùng lúc, một đoàn cán bộ Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam do Tổng cục trưởng, Trung tướng Lưu Đức Huy dẫn đầu cũng thăm và làm việc ở Campuchia từ ngày 23/6-25/6.
Dường như đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, trong khi Việt Nam đang kêu gọi ủng hộ của quốc tế cho nỗ lực tìm giải pháp căng thẳng Biển Đông.
Gần đây nhất, Hà Nội đã ra chỉ dấu về việc có thể mang yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Quốc tế, tuy chưa biết khi nào.
Trong các cuộc thăm viếng dồn dập, đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam của Đại tướng Emmanuel Bautista, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines, từ ngày 23/6-26/6.
Philippines là quốc gia cũng đang có xung đột chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Bautista và phía Việt Nam đã thống nhất thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, trong đó có tăng cường các chuyến thăm tàu hải quân và hoạt động huấn luyện chung.
Đại tướng Emmanuel Bautista cũng đã thăm Đoàn tên lửa bờ 679, Vùng 1 Hải quân.
Hợp tác tình báo
Một chuyến thăm đáng chú ý khác là của lãnh đạo Tổng cục Tình báo Quốc phòng Việt Nam sang Campuchia.
Lực lượng quân báo Việt Nam và Campuchia đã có lịch sử hợp tác lâu dài nhiều năm nay.
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin đoàn cán bộ Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Việt Nam "đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Cục Nghiên cứu tình báo Quân đội Hoàng gia Campuchia do Đại tướng Chea Tara, Cục trưởng Cục nghiên cứu tình báo quân đội Campuchia dẫn đầu".
Trưởng đoàn Việt Nam, Trung tướng Lưu Đức Huy, cũng đã hội kiến Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Đại tướng Tia Banh. Ông đại tướng được dẫn lời nói "phải tăng cường hợp tác chính thức và công khai giữa ngành tình báo quốc phòng hai nước".
Gần đây, Campuchia đã có nhiều hoạt động hợp tác về quốc phòng với Trung Quốc và Bắc Kinh cũng trợ giúp quân sự ngày càng lớn cho Phnom Penh.
Trong một diễn biến khác, sáng thứ Ba 24/6, tàu hậu cần USNS Cesar Chavez (T-AKE 14) của hải quân Hoa Kỳ đã vào Cảng Cam Ranh để bảo dưỡng.
Tàu này có 144 thủy thủ, lưu lại Việt Nam trong 15 ngày. Cảng Cam Ranh một vài năm nay đã thường xuyên làm dịch vụ bảo dưỡng cho tàu hải quân Mỹ.
+ 'Cơ hội thoát Trung ngàn năm có một', 'Muốn thoát Trung Quốc, phải vượt qua chính mình'… Đó là các hàng tít trên báo chí Việt Nam những ngày qua. Mới đây, Bộ Công thương Việt Nam đã nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Để tìm hiểu xem liệu Việt Nam có thể thoát khỏi cái bóng quá lớn của Trung Quốc hay không, VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện Tiến sỹ kinh tế người Mỹ gốc Việt Alan Phan, người từng có nhiều năm hoạt động kinh doanh tại cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Trước hết, kinh tế gia này nói về sự áp đảo của kinh tế của nước láng giềng phương Bắc của Việt Nam:
Thực tình thì sự áp đảo này đã kéo dài lâu rồi vì có nhiều lý do: một là họ ở rất gần, hai là họ rất quen thuộc với thị trường và thứ ba là nhà nước Việt Nam đã dành cho họ rất nhiều ưu đãi.
Điều quan trọng nhất là cái hệ thống pháp luật của Việt Nam dễ bị trục lợi nếu mà vấn đề tham nhũng hiện diện gần như là khắp nơi. Trong các vấn đề chính này, Trung Quốc đã lợi dụng tối đa thành ra họ có một cái ưu thế so với các nhà đầu tư hay các doanh nhân khác trên thế giới thì họ gần như là có một lợi thế gần như tuyệt đối trong vấn đề giao thương với Việt Nam, và đo đó cái kinh tế Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.
Có thể nói cái quan trọng nhất là vấn đề là gần như là nền kinh tế Việt Nam hiện nay tùy thuộc rất nhiều vào vấn đề xuất khẩu qua những xí nghiệp FDI. Và cái quan trọng nhất, tất cả các nguyên liệu, phụ liệu cũng như là máy móc dùng cho việc xuất khẩu này nó đều là, phần lớn là từ Trung Quốc. Thì đó tôi cho là một cái điều sẽ gây ra những hệ lụy nếu mà Trung Quốc có áp dụng các biện pháp này kia. Hiện bây giờ vẫn chưa thấy nhưng có thể trong tương lai, đó là một vũ khí bén nhọn của họ.
VOA: Như vậy, có nghĩa là trong tương lai gần, Việt Nam khó mà thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế đúng không, thưa ông?
Tiến sỹ Alan Phan: Đúng rồi, bởi vì ngoài vấn đề họ đang nắm giữ một lợi thế rất là quan trọng thì lại thêm một cái là cái thu nhập của người Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam quá thấp thành ra họ ưa chuộng cái hàng rẻ tiền và những cái hàng này thì đặc biệt là Trung Quốc có thể nói là họ có lợi thế không những tại Việt Nam mà gần như khắp toàn cầu về các đồ rẻ tiền, kém chất lượng.
Dĩ nhiên là người Việt Nam thì họ vẫn thích những hàng hóa từ Âu – Mỹ nhưng mà họ không có thể nào trả giá được, thành ra đó là vấn đề tại sao hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, nhất là tại những vùng quê. Nói về số lượng thì nó khủng khiếp lắm.
Một điều quan trọng hơn nữa là doanh nhân Trung Quốc họ rất khôn khéo nếu so với doanh nhân Việt Nam. Các chiến lược về thị trường hay mô hình kinh doanh cũng như cách thức để mà đem hàng Trung Quốc vào Việt Nam thì họ rất thành công.
VOA: Thưa ông, vừa qua các nhân sỹ, trí thức ở Việt Nam có đề cập tới điều họ nói là ‘thoát Trung’, theo ý kiến của ông, tính khả thi của lời kêu gọi này như thế nào?
Tiến sỹ Alan Phan: Vấn đề thoát Trung, ngay cả kinh tế, chính trị cũng như quân sự, thì tôi cho là hiện bây giờ cái khả thi gần như là 0 bởi vì thứ nhất, trên thượng tầng của lãnh đạo Việt Nam, vẫn còn một sự liên kết khá bền chặt với lại chính trị của Trung Quốc.
Vấn đề là ngay cả chính phủ, dù họ nói bất cứ điều gì, thì cái quyền lợi, quyền lực của họ dựa rất nhiều vào chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc. Thành ra tôi nghĩ là ngay cả người cầm đầu cũng không muốn làm gì để ảnh hưởng tới cái đó thì những chuyện khác sẽ tùy thuộc vào quyết định đó.
Còn vấn đề thoát ra khỏi kinh tế thì cũng là một điều khó bởi vì như tôi nói, nó đòi hỏi một sự thay đổi toàn diện về cách thức làm ăn, về những cái doanh nghiệp nhà nước, về những người đã được hưởng thụ rất nhiều từ Trung Quốc mà hiện bây giờ đang nắm nền kinh tế Việt Nam. Bảo họ thay đổi thì tôi nghĩ đó là điều không thể có. Và điều sau cùng như tôi nói, thị trường Việt Nam với một cái thu nhập quá thấp thì họ khó có thể đi tìm hàng hóa từ những nơi khác để mà thay thế, và xuất khẩu Việt Nam cũng tùy thuộc rất nhiều vào giá rẻ của nguyên liệu Trung Quốc nên thành ra bây giờ bảo họ thay đi, họ sử dụng nguyên liệu của Ấn Độ hay của những nơi khác thì tôi nghĩ đó là một cái chuyện họ không muốn làm.
VOA: Giới quan sát cho rằng trong khi tình hình ở biển Đông hiện vẫn chưa lắng dịu, có lẽ trong thời gian tới, những khó khăn mà kinh tế Việt Nam sẽ vấp phải cũng không phải là nhỏ. Ông nghĩ sao về nhận định này?
Tiến sỹ Alan Phan: Đương nhiên khi mà đã có những trục trặc xảy ra từ cái vấn đề chính trị. Trung Quốc dĩ nhiên họ là một nước lớn, họ muốn trở thành một cường quốc và họ muốn có một nguồn tài nguyên chắc chắn, ổn định, muốn một láng giềng có thể nói là lệ thuộc hoàn toàn với họ thành ra họ có vẻ cứng rắn trong vấn đề biển Đông.
Đồng thời, Việt Nam có nhu cầu chính trị về địa phương, về dân tộc thì tức là các lãnh đạo Việt Nam cũng không muốn tỏ ra là quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng mà tất cả những chuyện này tôi nghĩ nó cũng giống như là ‘a storm in a teacup’, tức là quậy lên vậy thôi, chứ còn đâu cũng vào đấy. Tôi nghĩ về lâu về dài nó không thay đổi gì lắm. Còn hiện tại, trong một thời gian ngắn, nó có thể gây ra bất cập cho nền kinh tế Việt Nam.
No comments:
Post a Comment