Bình Dương
TƯỜNG THUẬT TỪ BÌNH DƯƠNG VÀ BIÊN HÒA
Chúng tôi vừa qua khỏi cầu Bình Triệu trên quốc lộ 13 vào lúc 12g trưa nay thì đã gặp một đoàn người đi trên khoảng 50 chiếc xe gắn máy mang cờ đỏ chạy bên làn xe ngược chiều, ngược lại từ hướng bình Dương về Sài Gòn. Nhưng khoảng 15 phút sau thì thấy đoàn người ấy đã quay trở lại, có lẽ họ vấp phải lực lượng ngăn chặn ở khoảng ngã tư Bình Triệu, Thủ Đức.
Càng chạy gần về phía khu công nghiệp Sóng Thần, các nhóm thanh niên mang cờ đỏ càng xuât hiện nhiều. Họ từng tốp từ 20 đến 50 người kéo nhau dưới trời nắng như đốt, vẫy cờ chạy qua con đường dẫn vào khu công nghiệp. Càng vào sâu, các nhóm người biểu tình càng đông lên. Không thấy có lực lượng trật tự nào can ngăn những người nầy.
Các khu nhà máy tang thương hiện dần ra trước mắt chúng tôi. Hàng trăm nhà máy bị đập phá, hàng chục nhà máy của Trung Quốc và Đài Loan bị đốt cháy tan tành. Nhà máy xe đạp Asama của Nhật Bản có chữ Nhật bị hiểu lầm cũng bị đốt cháy và cướp phá hết sạch mọi thứ. Khói lửa bốc lên nghi ngút ở một số nhà máy trong khu công nghiệp VSIP. Nhà máy giày Thông Dụng với hơn 7000 công nhân của Trung Quốc được cho là nơi xuất phát đầu tiên của cuộc biểu tình bị đốt cháy và tàn phá nghiêm trọng. Lực lượng cảnh sát cơ động đang canh gát chung quanh, trong khi khói lửa còn bốc lên nghi ngút. Các nhân chứng tại đây cho biết từ sáng sớm hôm qua công nhân của nhà máy nầy được kêu gọi đình công để biểu tình chống Trung cộng xâm lấn biển Đông. 7000 công nhân đã ngừng làm việc kéo hết ra ngoài để biểu tình rồi lần lượt kéo qua các nhà máy khác kêu gọi công nhân khác tham gia. Cứ thế đến trưa, số người tham gia biểu tình đã lên đến hàng vạn người. Vào buổi chiều thì việc đập phá điên cuồng bắt đầu diễn ra. Nhà máy giày Thông Dụng bị đốt cháy vào lúc 18 giờ ngày 13.5. Đến tối khi lực lượng trật tự và chữa cháy kéo đến thì đã bị hư hại nghiêm trọng. Một nhân viên công an cho biết, khuya đó lực lượng 113 đã bắt vài người cầm đầu vụ đốt cháy nhưng chưa kịp chở đi đã bị đám đông biểu tình gây áp lực buộc phải thả ra.
Gặp các công nhân nhà máy giày đang đứng bên ngoài nhà máy vào lúc 13 giờ trưa nay, tôi hỏi ai đã đốt nhà máy, có phải chính công nhân của nhà máy hay không họ cho biết công nhân nhà máy không làm việc nầy. Họ nói chỉ biết đó là những người trong đoàn biểu tình. Họ cũng đang buồn rầu và lo tính chuyện thu xếp về quê vì không còn nhà máy để làm việc. Đây là tỉnh cảnh chung của hàng chục vạn công nhân ở đây.
Cả khu công nghiệp Sóng Thần và VSIP trở nên tang thương hoang vắng. Hàng trăm nhà máy ở đây, tất cả đều phải đóng cửa để công nhân đi biểu tình. Ngoài cổng hầu hết các nhà máy chưa bị phá hủy đều treo bảng tạm đóng cửa và các băng rôn ủng hộ Việt nam, đả đảo Trung Quốc.
Trời nắng như cháy lửa nhưng vẫn có nhiều toán người đi xe gắn máy kéo đi dọc theo các con đường trong khu công nghiệp, dường như họ đang tập trung lực lượng để chuẩn bị cho tối nay, nhưng chưa biết để làm gì.
Chúng tôi rời Bình Dương và đến khu công nghiệp Amata ở Biên Hòa. Hàng ngàn công nhân đi xe gắn máy mang cờ đỏ chạy qua chạy lại trên trục lộ chính dẫn vào khu công nghiệp. Việc biểu tình ở đây mới bắt đầu từ sáng nay 14.5 nên ít nghiêm trọng hơn. Một vài nhà máy bị phá cổng, thiệt hại nhẹ. Nhiều nhà máy khác phải đóng cửa.
Khi chúng tôi đến thì một đám đông trên 100 người đang kéo đến trước một nhà máy của Nhật Bản yêu cầu nhà máy cho công nhân nghỉ việc để đi biểu tình. Hơn 30 cán bộ và công nhân của nhà máy phải ra đứng trước cổng nhà máy để bảo vệ và giải thích rằng toàn bộ công nhân đã nghỉ việc ra đứng ngoài nầy ủng hộ biểu tình. Thế nhưng đám đông bên ngoài cho rằng vẫn còn công nhân bên trong nhà máy, họ yêu cầu phải mở cổng nhà máy để họ vào kiểm tra. Hai người đàn ông và một phụ nữ quá khích leo lên cổng phất cờ và kêu gọi nhà máy phải mở cửa cho đám đông tràn vào. Tuy nhiên bảo vệ và cán bộ nhà máy vẫn đóng cứng cửa và kiên trì giải thích để hạ nhiệt đám đông. Đang giằng co thì lực lượng công an và cảnh sát 113, khoảng 20 người đã kéo tới. Ba người quá khích bị bắt và bị đánh do chống cự, sau đó bị đưa lên xe chở đi. Công nhân nhà máy trở vào lại làm việc.
Tuy vậy đám đông biểu tình tập trung các nơi khác nay nhập lại đã lên đến vài ngàn người. Họ phất cờ kéo đi ôn hòa qua ngang lực lượng 113. Đám đông nầy dường như cũng đang tập trung lực lượng để chờ đến tối. Chưa biết việc gì.
Lúc 15 giờ, trên đường chạy về lại Sài Gòn, chúng tôi đi ngang qua khu công nghiệp Biên Hòa 2. Tại đây chúng tôi thấy một đám đông có trên vài trăm người đi xe gắn máy phất cờ chạy vào nhà máy Tung Quang, không biết của nước nào. Cổng nhà máy đang rộng mở và đoàn người biểu tình lần lượt chạy xe vào trong. Vì nhà máy nằm bên kia đường cao tốc nên chúng tôi không thể quay xe lại để tìm hiểu việc gì đang xảy ra bên trong nhà máy nầy khi lực lượng biểu tình kéo vào.
Trên đường về chúng tôi cập nhật tin tức biết rằng ngày hôm nay biểu tình đang diễn ra khắp nơi. Thái Bình hàng vạn người đã tuần hành cũng bắt đầu từ công nhân của một nhà máy của Trung Quốc. Vũng Tàu, Tây Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh cũng đang diễn ra biểu tình. Hình như có một kịch bản cho tất cả các địa phương. Chuyện gì đang diễn ra? Tự phát hay có tổ chức? Cảm nhận của chúng tôi, gồm anh Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên, Hoàng Hưng, tôi và cô phóng viên trẻ Hoàng Ân, là dường như có tổ chức. Nhưng ai ?
HNC
Càng chạy gần về phía khu công nghiệp Sóng Thần, các nhóm thanh niên mang cờ đỏ càng xuât hiện nhiều. Họ từng tốp từ 20 đến 50 người kéo nhau dưới trời nắng như đốt, vẫy cờ chạy qua con đường dẫn vào khu công nghiệp. Càng vào sâu, các nhóm người biểu tình càng đông lên. Không thấy có lực lượng trật tự nào can ngăn những người nầy.
Các khu nhà máy tang thương hiện dần ra trước mắt chúng tôi. Hàng trăm nhà máy bị đập phá, hàng chục nhà máy của Trung Quốc và Đài Loan bị đốt cháy tan tành. Nhà máy xe đạp Asama của Nhật Bản có chữ Nhật bị hiểu lầm cũng bị đốt cháy và cướp phá hết sạch mọi thứ. Khói lửa bốc lên nghi ngút ở một số nhà máy trong khu công nghiệp VSIP. Nhà máy giày Thông Dụng với hơn 7000 công nhân của Trung Quốc được cho là nơi xuất phát đầu tiên của cuộc biểu tình bị đốt cháy và tàn phá nghiêm trọng. Lực lượng cảnh sát cơ động đang canh gát chung quanh, trong khi khói lửa còn bốc lên nghi ngút. Các nhân chứng tại đây cho biết từ sáng sớm hôm qua công nhân của nhà máy nầy được kêu gọi đình công để biểu tình chống Trung cộng xâm lấn biển Đông. 7000 công nhân đã ngừng làm việc kéo hết ra ngoài để biểu tình rồi lần lượt kéo qua các nhà máy khác kêu gọi công nhân khác tham gia. Cứ thế đến trưa, số người tham gia biểu tình đã lên đến hàng vạn người. Vào buổi chiều thì việc đập phá điên cuồng bắt đầu diễn ra. Nhà máy giày Thông Dụng bị đốt cháy vào lúc 18 giờ ngày 13.5. Đến tối khi lực lượng trật tự và chữa cháy kéo đến thì đã bị hư hại nghiêm trọng. Một nhân viên công an cho biết, khuya đó lực lượng 113 đã bắt vài người cầm đầu vụ đốt cháy nhưng chưa kịp chở đi đã bị đám đông biểu tình gây áp lực buộc phải thả ra.
Gặp các công nhân nhà máy giày đang đứng bên ngoài nhà máy vào lúc 13 giờ trưa nay, tôi hỏi ai đã đốt nhà máy, có phải chính công nhân của nhà máy hay không họ cho biết công nhân nhà máy không làm việc nầy. Họ nói chỉ biết đó là những người trong đoàn biểu tình. Họ cũng đang buồn rầu và lo tính chuyện thu xếp về quê vì không còn nhà máy để làm việc. Đây là tỉnh cảnh chung của hàng chục vạn công nhân ở đây.
Cả khu công nghiệp Sóng Thần và VSIP trở nên tang thương hoang vắng. Hàng trăm nhà máy ở đây, tất cả đều phải đóng cửa để công nhân đi biểu tình. Ngoài cổng hầu hết các nhà máy chưa bị phá hủy đều treo bảng tạm đóng cửa và các băng rôn ủng hộ Việt nam, đả đảo Trung Quốc.
Trời nắng như cháy lửa nhưng vẫn có nhiều toán người đi xe gắn máy kéo đi dọc theo các con đường trong khu công nghiệp, dường như họ đang tập trung lực lượng để chuẩn bị cho tối nay, nhưng chưa biết để làm gì.
Chúng tôi rời Bình Dương và đến khu công nghiệp Amata ở Biên Hòa. Hàng ngàn công nhân đi xe gắn máy mang cờ đỏ chạy qua chạy lại trên trục lộ chính dẫn vào khu công nghiệp. Việc biểu tình ở đây mới bắt đầu từ sáng nay 14.5 nên ít nghiêm trọng hơn. Một vài nhà máy bị phá cổng, thiệt hại nhẹ. Nhiều nhà máy khác phải đóng cửa.
Khi chúng tôi đến thì một đám đông trên 100 người đang kéo đến trước một nhà máy của Nhật Bản yêu cầu nhà máy cho công nhân nghỉ việc để đi biểu tình. Hơn 30 cán bộ và công nhân của nhà máy phải ra đứng trước cổng nhà máy để bảo vệ và giải thích rằng toàn bộ công nhân đã nghỉ việc ra đứng ngoài nầy ủng hộ biểu tình. Thế nhưng đám đông bên ngoài cho rằng vẫn còn công nhân bên trong nhà máy, họ yêu cầu phải mở cổng nhà máy để họ vào kiểm tra. Hai người đàn ông và một phụ nữ quá khích leo lên cổng phất cờ và kêu gọi nhà máy phải mở cửa cho đám đông tràn vào. Tuy nhiên bảo vệ và cán bộ nhà máy vẫn đóng cứng cửa và kiên trì giải thích để hạ nhiệt đám đông. Đang giằng co thì lực lượng công an và cảnh sát 113, khoảng 20 người đã kéo tới. Ba người quá khích bị bắt và bị đánh do chống cự, sau đó bị đưa lên xe chở đi. Công nhân nhà máy trở vào lại làm việc.
Tuy vậy đám đông biểu tình tập trung các nơi khác nay nhập lại đã lên đến vài ngàn người. Họ phất cờ kéo đi ôn hòa qua ngang lực lượng 113. Đám đông nầy dường như cũng đang tập trung lực lượng để chờ đến tối. Chưa biết việc gì.
Lúc 15 giờ, trên đường chạy về lại Sài Gòn, chúng tôi đi ngang qua khu công nghiệp Biên Hòa 2. Tại đây chúng tôi thấy một đám đông có trên vài trăm người đi xe gắn máy phất cờ chạy vào nhà máy Tung Quang, không biết của nước nào. Cổng nhà máy đang rộng mở và đoàn người biểu tình lần lượt chạy xe vào trong. Vì nhà máy nằm bên kia đường cao tốc nên chúng tôi không thể quay xe lại để tìm hiểu việc gì đang xảy ra bên trong nhà máy nầy khi lực lượng biểu tình kéo vào.
Trên đường về chúng tôi cập nhật tin tức biết rằng ngày hôm nay biểu tình đang diễn ra khắp nơi. Thái Bình hàng vạn người đã tuần hành cũng bắt đầu từ công nhân của một nhà máy của Trung Quốc. Vũng Tàu, Tây Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh cũng đang diễn ra biểu tình. Hình như có một kịch bản cho tất cả các địa phương. Chuyện gì đang diễn ra? Tự phát hay có tổ chức? Cảm nhận của chúng tôi, gồm anh Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên, Hoàng Hưng, tôi và cô phóng viên trẻ Hoàng Ân, là dường như có tổ chức. Nhưng ai ?
HNC
13 giờ ngày 14.5.04 trên xa lộ vào khu công nghiệp Sóng Thần |
Che cứu hỏa vẫn tiếp tục chữa cháy tại VSIP lúc 13g30 ngày 14.5 |
Huỳnh Ngọc Chênh
Khi giai cấp công nhân nổi loạn: Gậy đảng đập lưng dân
Những thông tin nóng bỏng từ Bình Dương, Sài Gòn liên tiếp xuất hiện trên mạng xã hội càng ngày càng khốc liệt, hình ảnh đập phá, đốt cháy, tiếng reo hò, màu cờ đỏ trong tay của những người reo hò trước những đám cháy dữ dội. Rồi những đoàn xe quân sự chạy trong đêm, những thông tin và hình ảnh đó làm bao người Việt Nam mất ngủ. Mạng xã hội liên tục cập nhật những tin tức từ Bình Dương, Sài Gòn đủ để cả thế giới sốt ruột về những hành vi bạo động leo thang ngày càng khó kiểm soát của công nhân các khu công nghiệp.
Dù mạng thông tin chính thức của nhà nước đã có những phản ứng thường thấy và là đặc trưng của báo chí được đảng lãnh đạo là đồng loạt rút bài sau khi đã đăng về những vụ bạo loạn. Nhưng biện pháp đó dường như chẳng phải là hữu hiệu trong thời đại thông tin. Những tin nóng từ nơi tâm bão vẫn phát đi đều đểu đủ làm cho nhiều người bồn chồn không yên.
Trở thành nạn nhân bị bóc lột thậm tệ Sau khi đã cướp được chính quyền về tay mình và mở rộng vùng kiểm soát ra toàn đất nước bằng những cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt với sinh mạng hàng triệu người dân. Cho đến khi mọi vấn đề đã được giải quyết, quyền lực đã nằm trọn trong tay mình, mọi phe phái, kẻ thù đã bị loại bỏ, thiết lập được một thể chế độc tài trên toàn bộ lãnh thổ, Đảng cộng sản bắt đầu chuyển công nhân thành “đối tượng”.
Trước hết, từ việc tự nhận là “Đảng của giai cấp công nhân”, dần dần, người công nhân vắng bóng trong đảng, cách đây mấy năm, tỷ lệ công nhân ở trong đảng chỉ còn 14%. Nghĩa là với tỷ lệ này thì điều gì công nhân có muốn bằng trời, cũng bó tay với thành phần còn lại. Nó cũng như tỷ lệ người ngoài đảng trong Quốc hội “tối đa chỉ là 20%” mặc cho trong xã hội đầy rẫy những người ưu tú, mặc cho phần không nhỏ đảng viên đã biến thành sâu trong một “bầy sâu”. Bởi với số lượng đó, thì ngoài ý đảng, không có bất cứ một ý kiến nào có chút giá trị tại “Quốc Hội của dân”. Và ngoài số lượng đảng viên đó, phần còn lại là những nhà tư bản đỏ, là những sư sãi, tu sĩ quốc doanh… được cấu tạo ngồi cho đẹp đội hình. Đấy là nói về thành phần, nhân sự công nhân trong Đảng của giai cấp công nhân.
Về lý thuyết, đảng dần dần tự chuyển biến các văn bản quy định cho phù hợp với bản chất của mình. Từ chỗ cốt lõi của Chủ nghĩa Mác – Lenin là xóa bỏ chế độ người bóc lột người qua lý thuyết “Giá trị thặng dư” mà ở đó, nếu đã thuê nhân công làm việc, tức là có việc “người bóc lột người” và điều này đi ngược với Chủ nghĩa Mác – Lenin chân chính(!). Nhưng, khi các đảng viên muốn biến thành các nhà tư bản đỏ, việc không “bóc lột người” thì không thể làm giàu đã đặt ra cho đảng một thế bí. Thế là chẳng ngượng ngùng, các lý thuyết gia sẵn sàng đạp vào miệng Mác – Lenin để giải thích “sức lao động cũng là hàng hóa” và tha hồ cho thuê mướn công nhân, nghĩa là cho phép đảng viên thực hành việc “người bóc lột người”.
Thế là công dân Việt Nam ùn ùn kéo nhau đi “xuất khẩu lao động” để kiếm tiền gửi về trong nước cho đảng sử dụng theo “chủ trương” của mình. Hàng loạt các nhà máy, công sở, khu công nghiệp mọc lên khắp Việt Nam, bằng nhiều hình thức, trong đó, đất đai của người dân nghiễm nhiên được coi là của nhà nước quản lý và “thu hồi” để làm nhà máy và khu ăn chơi, giải trí cho các đảng viên, cán bộ lắm bạc, nhiều tiền. Còn người nông dân mất ruộng trở thành những kẻ lưu lạc, tha phương ngay trên chính quê cha đất tổ chôn rau cắt rốn của mình. Họ trở thành dân oan, con nghiện, ăn xin, trộm cắp và may mắn lắm thì được vào “giai cấp tiên tiến” của đảng để được bóc lột. Và giai cấp công nhân của đảng tăng lên nhanh chóng, có những nơi tập trung cả trăm ngàn. Nhưng, rồi họ bị đảng bỏ rơi cho tư bản nước ngoài bóc lột đến tận xương tủy.
Từ đồng tiền làm thêm giờ, từ bữa ăn, từ đồng tiền phạt… tất cả biến họ thành một đám người sống nghèo đói và khốn khổ. Họ không có ai để bênh vực, để lên tiếng cho sự bần cùng của họ. Ở mỗi tỉnh, mỗi huyện, mỗi cơ quan đều có một tổ chức gọi là “công đoàn”. Ở đó người ta ăn lương nhà nước và lo bảo vệ đảng, chính phủ là chính. Còn công nhân mà họ cho là nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi chính, thì thậm chí nhiều khi họ không biết là ai. Bằng chứng là ở Việt Nam hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cuộc biểu tình, đình công đòi quyền lợi những năm qua, chưa có một cuộc nào do công đoàn phát động. Đủ hiểu sinh ra công đoàn để làm gì.
Còn trên bình diện văn hóa, văn học thì sao? Nếu như khi đảng chưa cầm quyền những tác phẩm, bài viết tập trung vào những Tiếng rao đêm, những đời Chị Dậu, anh phu xe… thì sau khi đảng cầm quyền, hình như đám nghèo đói đó đã biến khỏi mặt đất. Nếu có, chỉ có những nụ cười, những cuộc sống sang trọng, những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi trong phim ảnh và các tác phẩm văn học. Trong cái đà suy sụp chung về đời sống của toàn xã hội thì cuộc sống người công nhân lại càng bị đẩy đến mức cùng cực. Đảng, Nhà nước có biết điều này không? Thưa có.
No comments:
Post a Comment