Friday, May 2, 2014

Bài hát Kết Đoàn được Bác cầm đũa nhạc trưởng...

ĐỒNG Ý ÂM NHẠC KHÔNG BIÊN GIỚI. TUY NHIÊN LẦN ĐẦU CẦM ĐŨA NHẠC TRƯỞNG SAO LẠI CHỈ HUY CHO MỘT CA KHÚC "MADE IN CHINA", VÀ SAU ĐÓ LẤY SỰ KIỆN NÀY LÀM NGÀY ÂM NHẠC VIỆT NAM...., NGHE CÓ VẺ KHÔNG ỔN CHÚT NÀO... "HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG" HAY GẤP NGÀN LẦN ĐÓ CHỨ... CHẢ TRÁCH CHUYỆN HÔM NAY HÀNG HÓA "MADE IN CHINA" TRÀN NGẬP XỨ VIỆT.

1. "Kết đoàn" là bài hát mà sinh thời Bác Hồ thường cho cả tập thể cùng hát trước khi Bác chia tay một cuộc họp mặt. Suốt từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp và cho đến tận sau hòa bình hàng chục năm, nhiều cuộc sinh hoạt tập thể của bộ đội, các đoàn thể quần chúng...đều hát vang bài ca "Kết đoàn". Bài hát được Bác Hồ dùng như một lời nhắc nhở chúng ta phải đoàn kết để có sức mạnh giành được mọi thắng lợi.

2. Tối 3/9/1960 tại công viên Bách Thảo, Hà Nội, Bộ Văn hóa cùng thành phố Hà Nội tổ chức một dạ hội chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III. Tham gia biểu diễn trong dạ hội gồm nhiều đoàn nghệ thuật, nhiều đơn vị, mỗi đoàn được bố trí vào một sân khấu biểu diễn riêng, chỉ huy là ông Nguyễn Hữu Hiếu.
Bất ngờ, Bác Hồ đi tới cùng nhiều vị khách quốc tế. Mọi người rất vui mừng, nhưng cũng lúng túng chưa biết xử trí ra sao thì Bác và các vị khách đã đến trước dàn nhạc. Bác hỏi lớn mọi người: "Các cháu có biết bài Kết đoàn không?". Nhiều người đồng thanh: "Thưa Bác có ạ!". Rồi Bác đứng lên bục chỉ huy và cầm chiếc đũa có để sẵn ở đó. Dưới đũa chỉ huy của Bác, bài Kết đoàn vang lên, dàn đại hợp xướng 800 người hòa cùng dàn nhạc giao hưởng 114 người nhịp nhàng, hùng hồn.
Mọi người cùng hát và đàn 1 lần bài Kết đoàn thì kết thúc. Sau đó Bác và các vị khách nước ngoài tiếp tục đi qua các sân khấu khác trong công viên Bách Thảo. Tất cả lặng yên ngồi nhìn theo, cho đến khi không còn thấy Bác nữa, mọi người mới như sực tỉnh và chuẩn bị cho chương trình biểu diễn chính thức ở sân khấu của mình.

3. Bức ảnh Bác cầm đũa nhạc trưởng chỉ huy (battre la mesure) bắt nhịp cho dàn nhạc hòa tấu bài "Kết đoàn" ngày hôm đó là một trong 2 bức ảnh giúp cho nghệ sỹ Lâm Hồng Long giành được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996).

4. Gần đây, năm 2010, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông báo số 319-TB/TW, đồng ý lấy ngày 3/9 hằng năm, ngày Bác Hồ chỉ huy dàn nhạc, hợp xướng và quần chúng nhân dân hát bài ca "Kết đoàn" tại công viên Bách thảo, Hà Nội (năm 1960) là Ngày Âm nhạc Việt Nam.

5. Bài hát này gốc là của Trung Quốc, tên là "Đoàn kết tựu thị lực lượng", sáng tác nhạc của Lư Túc, lời của Mục Hồng. Bài ca này sáng tác vào năm 1943. 
Văn bản bài hát "Kết đoàn" bằng tiếng Việt là của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước. Có người nói, nó được xuất hiện lần đầu tiên trong tập ca khúc in li-tô vào năm 1956 tại Khu học xá Trung ương ở Quế Lâm, Trung Quốc. 

Lời Việt của bài hát Kết đoàn:

Kết đoàn chúng ta là sức mạnh
Kết đoàn chúng ta là sắt gang. 
Đoàn kết ta bền vững. 
Dù sắt hay là gang, mà sắt với gang còn kém bền vững. 
Chúng ta thề phá tan quân thù, thực dân, 
Đế quốc, sài lang với phe phản động, ta đập tan hoang. 
Tiến tiến mau mau kìa tự do đang reo bừng trong ánh dương, 
Xây đời mới trong dân chủ mới!

Nguyên bản tiếng Trung:


团结就是力量 
团结就是力量 
这力量是铁 
这力量是钢 
比铁还硬,比钢还强 

向着法西斯蒂开火 
让一切不民主的制度死亡! 
向着太阳,
向着自由 
向着新中国
发出万丈光芒




No comments:

Post a Comment