.
. . .
.
.
TIN BUỒN
Chúng tôi vô cùng kính tiếc báo tin: .
Họa sĩ TRẦN DUY
(Trần Quang Tăng)
Thư ký tòa soạn báo Nhân Văn,
đã từ trần hồi 22h30 ngày 14/3/2014 tại nhà riêng
62 Khâm Thiên, Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi Lễ viếng bắt đầu hồi 8h30 - 9h45 ngày 21/3/2014 (Thứ 6) tại Nhà tang lễ 125 Phùng Hưng - Hà Nội. Lễ truy điệu từ 9h45 đến 10h00
|
Bài trên Tạp chí Tia Sáng:
Họa sĩ Trần Duy về với vĩnh hằng
Kiều Mai Sơn |
Vậy là một trong những sinh viên cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thủ lĩnh cuối cùng của nhóm Nhân văn - Giai phẩm đã nằm xuống.
Viết về họa sĩ Trần Duy, “Từ điển họa sĩ Việt Nam” (Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2008) đã đánh giá: “Ông đã sáng tác hàng ngàn bức tranh lụa. Trên tranh ông, tình yêu thiên nhiên, niềm hoài cổ đã khéo hóa thành một thứ “tình cảm triết học” tự nhiên và man mác dễ đi vào lòng người xem. Ông cũng là tác giả cuốn “Cảm nhận nghệ thuật” (Nhà xuất bản Mỹ thuật – 2001), nhiều tiểu luận, bút ký nghệ thuật và truyện ngắn”.
Còn họa sĩ Trương Hạnh – nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Mỹ thuật, ca ngợi họa sĩ Trần Duy như sau: “Từ sự thông hiểu rộng rãi và sâu sắc lịch sử nghệ thuật lại thêm có tính nhạy cảm của một họa sĩ, tác giả đã làm mới lại những vấn đề tưởng chừng như đã cũ, làm nhạt đi những định kiến gây hoài nghi là một đóng góp của Trần Duy đã thành công ở vị trí riêng biệt của mình bằng việc áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành hiện đại, với những kiến giải khá chắc chắn, có tính bản chất nhiều hơn khám phá bất ngờ và lý thú cho bạn đọc”.
.
.
Trần Duy - Hoa thì là (trong sưu tập Michel Gautier)
Đó là một Trần Duy của hội họa. Tôi chỉ xin dẫn lại những nhận định của người khác, vì hội họa, tôi là người ngoại đạo. Tôi tiếp xúc với Trần Duy ở một góc độ khác. Góc độ của một người có đóng góp gây tác động tới xã hội ở một thời điểm, mà tôi chắc rằng, cho đến nay, cũng như sau này, sẽ còn có nhiều đánh giá không thống nhất.
Năm 2008, những ngày Hà Nội bắt đầu vào thu, nhà văn Thái Vũ (tên khai sinh Bùi Quang Đoài, ông đã mất năm 2013) từ TP Hồ Chí Minh ra thăm Thủ đô. Trong những câu chuyện kể cho tôi nghe về trường Đại học Sư phạm Văn khoa hồi 1956-1958, về tờ Đất Mới (mà Bùi Quang Đoài được coi như “thủ lĩnh”), ông dặn đi dặn lại: “Cậu nhớ tìm gặp Trần Duy nhé”. Và rồi, tôi đi tìm. Phải đến cuối năm 2010, tôi mới có cuộc gặp chính thức với vị “thủ lĩnh Nhân văn cuối cùng” trong ngôi nhà người con trai thứ tư của ông ở làng Mọc, bên sông Tô Lịch.
Ở tuổi 25, Trần Duy đi theo cách mạng. Sẽ khó hiểu tại sao Trần Duy đi theo cách mạng nếu như biết gia thế của ông. Tên khai sinh của Trần Duy là Trần Quang Tăng. “Ông là hậu duệ của một gia đình vọng tộc ở Bình Định, của một dòng họ lớn đã sinh ra Trần Quang Diệu, lại sinh ra những danh tướng khai quốc công thần của chúa Nguyễn, đã ba đời làm phò mã triều Nguyễn”. Bố ông là bạn vớicụ Phạm Văn Nga – thân sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trên quan trường.
.
Ở tuổi 25, Trần Duy đi theo cách mạng. Sẽ khó hiểu tại sao Trần Duy đi theo cách mạng nếu như biết gia thế của ông. Tên khai sinh của Trần Duy là Trần Quang Tăng. “Ông là hậu duệ của một gia đình vọng tộc ở Bình Định, của một dòng họ lớn đã sinh ra Trần Quang Diệu, lại sinh ra những danh tướng khai quốc công thần của chúa Nguyễn, đã ba đời làm phò mã triều Nguyễn”. Bố ông là bạn vớicụ Phạm Văn Nga – thân sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trên quan trường.
.
Trần Duy - Chợ Đổi trên phố Tam Bạc, Hải Phòng 1977
Có thể nói thêm về một người bạn đồng tuế của ông là Đặng Văn Việt – con hùm xám đường số 4, có thân phụ là cụ Phó bảng Đặng Văn Hướng, làm Tổng đốc (thời Pháp thuộc) rồi Tỉnh trưởng Nghệ An (thời Nhật thuộc); hay GS Lê Quang Long, con quan Tuần phủ (Ninh Thuận), Thượng thư, Thủ hiến của 16 tỉnh miền Trung... cũng bỏ qua nhung lụa để theo kháng chiến... Những vị thế tử con các gia đình danh gia vọng tộc ấy đều vì yêu nước mà ra đi.
Trần Duy từng tham gia trận quyết tử quân Hà Nội đánh sân bay Gia Lâm năm 1947; làm công tác địch vận Liên khu 10; tham gia phục kích địch trên đường số 4; làm tờ báo Vui sống của Cục Quân y – Bộ Quốc phòng...
.
.
Trần Duy, Ngõ Thúy Ái, Thanh Trì, Hà Nội 1998
Đã 91 tuổi, họa sĩ Trần Duy vẫn minh mẫn. Trời phú cho ông sức khỏe và sự tinh tường. Sáng hôm đó, ông đã kể lại cho tôi nghe một số câu chuyện về phong trào Nhân văn Giai phẩm mà ông là người trong cuộc. Nói chính xác, ông là Thư ký Tòa soạn báo Nhân Văn. Nhà văn Thái Vũ còn nói – và viết lại trong Hồi ký, cũng như trong thư gửi cho tôi: Trần Duy là người ban đầu tập hợp các bài viết của sinh viên đại học lúc đó, để rồi, Bùi Quang Đoài và Hà Thúc Chỉ đã đưa chúng lên diễn đàn với tên gọi: Đất Mới. Những chuyện rầy rà tiếp theo ghì cuộc đời mỗi con người, có khi xuống gần sát đất, lại là một chuyện dài... khó nói.
Đã 91 tuổi, họa sĩ Trần Duy vẫn minh mẫn. Trời phú cho ông sức khỏe và sự tinh tường. Sáng hôm đó, ông đã kể lại cho tôi nghe một số câu chuyện về phong trào Nhân văn Giai phẩm mà ông là người trong cuộc. Nói chính xác, ông là Thư ký Tòa soạn báo Nhân Văn. Nhà văn Thái Vũ còn nói – và viết lại trong Hồi ký, cũng như trong thư gửi cho tôi: Trần Duy là người ban đầu tập hợp các bài viết của sinh viên đại học lúc đó, để rồi, Bùi Quang Đoài và Hà Thúc Chỉ đã đưa chúng lên diễn đàn với tên gọi: Đất Mới. Những chuyện rầy rà tiếp theo ghì cuộc đời mỗi con người, có khi xuống gần sát đất, lại là một chuyện dài... khó nói.
Bẵng đi vài năm, giữa tháng 10 năm 2013, tôi mới trở lại tìm ông. Lúc này, họa sĩ Trần Duy đã trở về ngôi nhà trên phố Khâm Thiên. Gặp ông, thấy sức khỏe ông sút giảm, nhưng trí nhớ vẫn tinh tường. Trò chuyện, tôi bị ông hỏi nhiều hơn. Có lúc, tôi cũng lúng túng. Giọng ông cứ sang sảng khi tôi hỏi về bức tranh “Sên trần không cánh mà bay cao” minh họa trên tập san Giai phẩm: “Cái nguy hiểm nhất là mình đánh đúng vào tầng lớp của những người có thói quen dựa dẫm, ỉ lại, như con sên bám vào chân con đại bàng mà lên cao. Tầng lớp ấy lại đang nắm chính quyền, đang nắm tất cả. Cũng không loại trừ những người đó cũng có cả trong quần chúng”.
Và hôm nay, họa sĩ Trần Duy đã trở về vĩnh hằng!
Nguồn: Tia Sáng.
Xét thấy không có gì “nghiêm trọng”, tôi tự ý muốn đăng lại toàn văn bài phỏng vấn này như một sự đóng góp nhỏ về tư liệu. ( Tác giả Thụy Khuê trước đó đã thực hiện cuộc trò chuyện kĩ lưỡng và kín kẽ, thấu đáo về cuộc đời và quá trình hoạt động sáng tạo của họa sỹ Trần Duy, trên RFI [1]– trên cơ sở tư liệu là bài viết về Phan Khôi – nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã đưa lên talawas trước đó, sau in trong cuốn “Suy nghĩ về nghệ thuật”. Tuy nhiên, phần về Nhân Văn, tôi muốn nhấn mạnh – theo ý ông, những điều cần nói nhất và muốn được nói ra, chứ không hỏi về các chi tiết cụ thể. Về Nhân Văn, đến nay, mỗi người trong nhóm có những ý kiến và câu trả lời khác nhau, sự sai đúng và thống nhất như thế nào vẫn là để ngỏ và đợi ở các nhà nghiên cứu và sự trung thực của việc nhìn lại quá khứ.)
Ông đến với Nhân Văn như thế nào, và vai trò của ông trong Nhân Văn là gì, thưa ông?
Bây giờ, cá nhân ông nhìn lại câu chuyện Nhân Văn như thế nào? Những điều gì muốn nói nhất mà ông muốn được nói ra, thưa ông?
Thưa ông, ông đã đến với hội họa như thế nào?
Thời kì tham gia Cách Mạng, rồi làm báo, ông vẽ như thế nào? Ông đã nuôi nấng một ý thức nào về nghệ thuật chưa, thưa ông?
Nguồn: Da Màu.
Trò chuyện với họa sỹ Trần Duy
Nhã Thuyên
Trong niềm kính tiếc, tiễn đưa Họa sĩ Trần Duy về miền Tản Lĩnh - Đà Giang bạn cùng hạc nội mây ngàn và đoàn tụ cùng các văn nhân hiền triết, xin giới thiệu bài viết của Nhã Thuyên, đăng trên Da Màu.
Họa sỹ Trần Duy, nay đã vào tuổi 88, hiện diện trước tôi như một câu chuyện lớn, một pho sách nằm lặng yên bao năm, nhưng ánh mắt vẫn rạng lên sôi nổi những ý nghĩ sâu về nghệ thuật, về đất nước, con người. Một phản sách đầy những cuốn sách cũ được gói ghém, chằng buộc cẩn thận, hỏi ra mới biết là ông “chạy lụt” trong trận mưa lũ ở Hà Nội vừa rồi và cũng là để chuẩn bị chuyển nhà, vì căn nhà thuê này phải trả. Phòng tranh của họa sỹ cũng chỉ còn đôi bức phác thảo và vài ba bức lụa cuộn lại. “Thì tôi sống bằng tranh vẽ mà”, ông nói.
Tôi đã nghĩ không hỏi nhiều về câu chuyện Nhân Văn mà đến giờ, như đã “chẳng còn gì để nói”, mà lại như “chẳng thể biết nói gì”, tôi cũng chẳng biết phải hỏi gì vì nói gì cũng là không tới, nhất là những người chứng cứ khuất nẻo dần và những thế hệ sau cũng quên lãng đi. Nhưng tôi thấy cần phải ghi lại đây một phần tiếng nói của họa sỹ Trần Duy, sau nửa thế kỉ im lặng, bởi ông là một trong những người chứng cuối cùng của thời kì đó, và ông thấy thật sự cần nói ra những điều còn nhiều mắc mớ của Nhân Văn. Câu chuyện của họa sỹ Trần Duy và chúng tôi diễn ra trong nhiều buổi, xoay quanh hai mảng là Chuyện Nhân Văn và hội họa, liên quan đến cuốn sách của liên quan đến cuốn sách “Suy nghĩ về nghệ thuật” của ông vừa mới ra mắt bạn đọc, một cuốn sách nén chặt và gợi mở nhiều suy tư về nghệ thuật trong sự chiêm ngẫm, lý giải về con người và thời đại. Phần về hội họa đã đăng trên báo Lao Động Cuối Tuần Số 52, Ngày 28/12/2008.
Xét thấy không có gì “nghiêm trọng”, tôi tự ý muốn đăng lại toàn văn bài phỏng vấn này như một sự đóng góp nhỏ về tư liệu. ( Tác giả Thụy Khuê trước đó đã thực hiện cuộc trò chuyện kĩ lưỡng và kín kẽ, thấu đáo về cuộc đời và quá trình hoạt động sáng tạo của họa sỹ Trần Duy, trên RFI [1]– trên cơ sở tư liệu là bài viết về Phan Khôi – nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã đưa lên talawas trước đó, sau in trong cuốn “Suy nghĩ về nghệ thuật”. Tuy nhiên, phần về Nhân Văn, tôi muốn nhấn mạnh – theo ý ông, những điều cần nói nhất và muốn được nói ra, chứ không hỏi về các chi tiết cụ thể. Về Nhân Văn, đến nay, mỗi người trong nhóm có những ý kiến và câu trả lời khác nhau, sự sai đúng và thống nhất như thế nào vẫn là để ngỏ và đợi ở các nhà nghiên cứu và sự trung thực của việc nhìn lại quá khứ.)
Khi tôi gửi lại bài phỏng vấn này, họa sỹ đã hoàn tất việc chuyển nhà “để có một chỗ làm việc”. Ông vẫn viết và đang sắp xếp không gian để vẽ.
***
Họa sỹ Trần Duy: Điều cần nói về Nhân Văn
Họa sỹ Trần Duy: Điều cần nói về Nhân Văn
Ông đến với Nhân Văn như thế nào, và vai trò của ông trong Nhân Văn là gì, thưa ông?
- Năm 1947- 48, tôi tham gia hội nghị văn hóa tại Phú Thọ, rồi lớp chỉnh huấn tại Việt Bắc, lần đầu tiên tôi tiếp xúc với ông Phan Khôi. Rồi sau đó, tôi được ăn ở cùng lán với ông tại cơ quan của Hội Văn Nghệ. Khi đó tôi biết nhưng không quen với Lê Đạt. Tôi cũng không biết Trần Dần. Nhưng có sự việc chấn động là cuộc họp ở 51 Trần Hưng Đạo về bài “Nhât định thắng” của Trần Dần. Ông Phan Khôi và tôi ngồi cạnh nhau, nói rằng không thể quy kết bài thơ là có tay gián điệp. Tôi đứng trên quan điểm của Phan Khôi mà ủng hộ Trần Dần. Vậy là từ ông Phan Khôi mà tôi biết được nhóm Lê Đạt, Trần Dần. Sau đó, năm 1956- 57, một số anh em đề nghị ông Phan Khôi làm chủ nhiệm báo Nhân Văn, còn tôi làm thư kí tòa soạn. Tôi đi vào Nhân Văn không có mục đích lớn. Tờ báo lúc bấy giờ như cái hội chợ, không ai có trách nhiệm gì cả. Ông Phan Khôi làm chủ nhiệm, nhưng thực ra Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang là những người chủ trương bài vở và nội dung tờ báo, còn tôi lo việc in ấn, tổ chức. Vấn đề này tôi đã trình bày trong bài “Tưởng niệm về Phan Khôi” trong cuốn sách mới của tôi. Có thể nói ông Đang ông Đạt là cái đầu, còn tôi thì là tay chân của Nhân Văn, tổ chức tờ báo, vẽ tranh và tham gia viết bài.
Thưa ông, từ sau Nhân Văn bị đóng cửa đến trước đổi mới, cuộc sống của ông như thế nào?
- Thì cuộc sống của tôi cũng rơi vào hoàn cảnh điêu đứng, nhà không còn một đồng xu nào cả. Tôi nhớ lên lĩnh lương, người ta bảo tôi không có lương. Cuối tháng lại lên lĩnh, người ta bảo “không có lương của anh”. Vợ đẻ đứa con thứ tư, tôi mang 1 xe đạp xuống chợ giời bán, đi 1 xe và 1 xe đem bán, giữa đường bị giật mất, đành phải bán cái xe đạp đang đi. Có lần, tôi gặp Trần Danh Tuyên, nguyên bí thư Thành Ủy Hà Nội, đang đi ô tô, ông ta dừng xe lại gặp tôi và hỏi tôi sống như thế nào. Trần Danh Tuyên giới thiệu đến xưởng may để nhận khăn mùi xoa về may. Rồi Trần Danh Tuyên lại giới thiệu để tôi có được một chiếc máy khâu, mang về để vợ khâu khăn mùi xoa, mỗi chiếc được 4 xu. Có lần, ông Dương Thông bên Bộ Công An hỏi tôi muốn gì? Tôi nói “Tôi là họa sỹ, chỉ muốn được vẽ”. “Nếu anh cần vẽ, chúng tôi sẽ cho giấy để anh đi vẽ. Nhưng anh đừng cho Hội Mỹ Thuật biết”. Tôi nhận được giấy chứng nhận họa sỹ Trần Duy “được đi vẽ các danh lam thắng cảnh, trừ các nơi quân sự”. Con tôi đỗ ra trường, nhưng đi đến đâu người ta cũng không cho học đại học. Lý do ghi vào học bạ là “Bố: Trần Duy – tham gia Nhân Văn, Mẹ: phiên dịch nước ngoài; gia đình: phản động”. Sau, nhờ sự giúp đỡ của Bộ Công An, con tôi lại được vào trường Kiến Trúc.
Chuyện nhân văn, tôi thấy chính phủ, ban tuyên giáo và công an có những cách ứng xử riêng của họ. Chuyện Phùng Quán câu cá, họ biết, nhưng “bỏ qua”, cho nên không phải Phùng Quán câu cá trộm mà là câu cá rất đường hoàng, ăn bao nhiêu cũng được, miễn là không đem bán. Tôi nói vậy là để thấy rằng, cái oan nợ nhân văn, không chỉ có oan mà còn có nợ. Công an không phải là cơ quan đàn áp mà chỉ ngăn chặn. Họ nói “anh hiện đang là một người bị bệnh, anh dễ bị lây, cần điều trị và tránh tiếp xúc”.
Nhưng tôi còn nhiều ăn năn với những người tôi đã “lôi kéo” họ vào. Phùng Cung thì là một nạn nhân lớn nhất của nhân văn bởi Phùng Cung không tham gia Nhân Văn. Như Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, anh ấy chỉ làm khoa học. Anh Nguyễn Mạnh Tường và ông Đào Duy Anh, những trí thức chỉ mong có cơ hội thuận lợi để được phục vụ bằng tri thức của họ.
Bây giờ, cá nhân ông nhìn lại câu chuyện Nhân Văn như thế nào? Những điều gì muốn nói nhất mà ông muốn được nói ra, thưa ông?
Nhân Văn thực ra bắt nguồn bằng nhiệt tâm đòi tự do sáng tạo – để đổi mới thơ của các anh em làm thơ. Tôi không nghĩ nó xấu hay tốt. Nhưng nó là đứa con sinh ra trong lúc chưa nên sinh ra. Đến khi sinh ra, do cách anh em đối xử với nhau ở khóa học Thái Hà ấp do ông Tố Hữu tổ chức thành ra hại lẫn nhau. Ngay cả về văn học cũng không đưa ra được điều gì mới mẻ. Nhân Văn ra số thứ 4 thì chính ông Phan Khôi nói: “Chưa thấy cái gì mới trong văn học cả. Chỉ còn chuyện gây sự, cãi cọ, đối phó, như trẻ con bị đánh đâu đỡ đấy, không nêu ra được vấn đề gì. Mà đối phó với ai?”. Tìm cái mới là nhiệt tâm. Nhưng tìm cái mới lúc đó khó. Vì mới là phải phản biện. Mà hoàn cảnh đất nước lúc đó, với thực tế đó, thì phản biện xem như thọc gậy bánh xe. Thế nên, những người hoàn toàn tốt, yêu chế độ, yêu cách mạng bị đẩy vào hoàn cảnh: trở thành người phản động. Hoàn cảnh chính trị Việt Nam thời điểm ấy có những khó khăn: đất nước chia đôi, Mỹ Diệm chủ trương thôn tính miền Bắc, Nhân Văn đưa ra là không sợ địch lợi dụng, nhưng thực tế địch đã lợi dụng con bài Nhân Văn… Cho nên, trong bối cảnh lịch sử của đất nước, đấu tranh đòi dân chủ không có chừng mực, thì là một họa lớn đối với cuộc đấu tranh của dân tộc.
Tôi và Lê Đạt đều có ý nghĩ chính phủ cũng cần có một tiếng nói dân chủ nên chủ trương cho phép Nhân Văn ra đời, nhưng như lời thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nhân Văn đấu tranh đối kháng đòi dân chủ tuyệt đối thì không nên và không được. Nếu Nhân Văn dừng lại ở số 3 và 4 để đi vào sáng tác thì tốt hơn. Điều ấy đã làm Lê Đạt, Văn Cao và một số người khác tham gia Nhân Văn đồng tình.
Trong thời điểm ấy anh Mạc Ninh đến gặp tôi và nói lại ý của ông Song Hào: “Các anh dừng lại, đừng nên đi quá sẽ có những tai biến đối với các anh”. Đáng tiếc là chúng tôi không biết dừng lại ở lời khuyên khôn ngoan ấy và để Nguyễn Hữu Đang tự động ra số 5 hướng đến đấu tranh trực diện chính trị. Hành động phiêu lưu ấy đã đưa anh em đến góc chết. Và những người như Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường chỉ mong được làm công tác nghiên cứu khoa học và học thuật cũng bị vạ lây.
Vì sao Nhân Văn từ tốt mà thành xấu? Vì hoàn cảnh lúc đó, người ta cần phải bảo vệ chủ nghĩa yêu nước và bảo vệ một cách cực đoan. Tố Hữu tổ chức lớp học, chia làm 4 loại: Phản động, xấu, lưng chừng, tốt. Anh em ai cũng muốn như con cá chép “vượt vũ môn” để làm người tốt, “cuộc thi” tuyển chọn người tốt” này đã dẫn đến việc các anh em đánh nhau, giẫm đạp lên nhau. Mà con cá chép, chỉ có râu mép thì không thể thành rồng được. Thực ra Đảng cũng có nhiều thiện ý muốn gặp các anh em, vì Đảng cũng muốn nghe tiếng nói của anh em, và thực tế đã gặp Nhân Văn 3 lần, một lần ở trụ sở ở Nguyễn Du, một lần ở gần Nhà Hát Lớn và một lần ông Phạm Văn Đồng mời gặp, tôi thay mặt anh em để gặp ông. Ông nói có đề xuất gì thì nói ra, đừng nên đấu tranh đối kháng trên báo chí. Tôi nói với anh em. Lê Đạt đồng tình ngay, bởi anh em cũng thấy mệt mỏi, không dành được thì giờ cho sáng tác. Nhưng Nguyễn Hữu Đang không đồng ý. Đang là người khảng khái, chính trực và có tư tưởng khác anh em nghệ sĩ. Nhân Văn lúc đó ở cái thế ngồi lên lưng hổ rồi.
Điều quan trọng nhất tôi muốn nói là: Nhân Văn không phải một phong trào tự do dân chủ như báo chí và các anh em ở nước ngoài nghĩ. Trần Duy – Phan Khôi – Văn Cao không đề xuất vấn đề dân chủ. Lúc đó việc tuân thủ theo đường lối của một vài cá nhân lãnh đạo Văn học nghệ thuật làm phương hại đến sáng tạo; anh em cần tự do sáng tạo. Tôi cũng cần sự hướng chỉ. Nhưng nghệ thuật có con đường riêng của nó, “cần chỉ hướng vẽ nhưng đừng bắt tay họa sĩ vẽ”. Khởi xướng là từ Văn Cao, nhưng ý thức phải dựa vào Đang, vì Đang là người có tư tưởng. Lê Đạt dù sao cũng là cán bộ, Trần Dần thì có mâu thuẫn với quân đội.
Tất nhiên, đòi tự do sáng tạo thì phong trào cũng mang phần nào tính chất dân chủ. Điều cần phải nhìn lại cho đúng là cách ứng xử của Đảng với Nhân Văn. Tôi không bao giờ ca ngợi Đảng, nhưng Đảng có ý thức rõ ràng là không đàn áp Nhân Văn và phải nói đúng chữ là ngăn chặn. Ở Trung Quốc có vụ Thiên An Môn, ở Hung, Tiệp Khắc, Ba Lan đã có những vụ đàn áo bằng bạo lực, thì vụ Nhân Văn ở Việt Nam chỉ là một cử chỉ răn đè để đưa mọi người vào nguyên tắc. Tôi còn nhớ nguyên văn: Giấy gọi Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Tử Phác, Trần Duy đến làm chứng tại phiên tòa xử bọn Nguyễn Hữu Đang, Thụy An can tội “phá hoại hiện hành”. Tòa Án không xử Nhân Văn. Tôi nói thế, là để thấy, với Nhân Văn, Đảng, Công An… có những sự thận trọng, dè dặt của họ, cân nhắn vai trò của trí thức, không muốn làm tổn thương. Cả Nguyễn Hữu Đang cũng không bị xử vì Nhân Văn mà vì tội trốn đi nước ngoài.
Và một điều nữa, tôi muốn nói thêm, bản thân các anh em nhân văn, mỗi người một ý hướng khác nhau. Đang (Nguyễn Hữu Đang) là dân chủ, chính trị là Đạt (Lê Đạt), sáng tác là Văn Cao và không cần gì cả là tôi (tức Trần Duy) và ông Phan Khôi. Nhân Văn là một composite, một hợp chất, không thống nhất một đường hướng nào cả..
Thưa ông, có những nhân vật của Nhân Văn đến nay vẫn lặng lẽ. Như Phùng Cung, Tử Phác. Ông có biết họ như thế nào không ạ?
- Phùng Cung hài hước, hóm hỉnh nhưng không có tư tưởng về dân chủ. Phùng Cung không tham gia Nhân Văn vì lúc đó Phùng Cung đang làm công đoàn, nhưng tác phẩm “Con ngựa giả của chúa Trịnh” in ra cũng gây lôi thôi. Phùng Cung là một bi kịch, mà một phần cũng do anh em. Tôi nhớ cuộc họp có Hà Minh Tuân, Nguyên Hồng, anh em đều tập trung lên án Phùng Cung, kiến nghị Phùng Cung phản động, có tội với cách mạng, với Hồ chủ tịch. Nguyên Hồng nói: “Bọn các anh ngày thường đối xử với nhau rất tri thức mà có chuyện xảy ra thì không khác gì bọn trẻ chăn trâu”. Sau cuộc họp ở 51 Trần Hưng Đạo, tôi buồn quá. Nguyên Hồng gặp bảo: “Mày sợ à” “Ừ, sợ lắm”, tôi đáp. Nguyên Hồng bảo: “Sợ vừa thôi, sợ quá nó hèn người đi”. Với tôi, Nguyên Hồng vẫn là một người có nhân cách lớn.
Tử Phác thì con nhà tư sản giàu có, là trí thức, làm nhạc và lí luận về nhạc, cũng có phần tham gia nhưng không nhiều.
Thưa ông, ông thấy đời sống báo chí hôm nay, so với thời Nhân Văn như thế nào?
Có bạn hỏi tôi nếu bây giờ được làm lại báo Nhân Văn, tôi có làm không, tôi có trả lời nếu bây giờ bảo tôi làm, như đã làm báo Nhân Văn thì tôi cũng không thể làm. Vì thật ra báo chí hiện nay như các bác Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động và ngay các báo An ninh cũng thường nêu lên những vấn đề then chốt mà ngay Nhân Văn xưa kia cũng chưa hề đề cập đến. Cũng vậy, hỏi tôi về dân chủ, tôi xin được dẫn lời anh Từ Chi bạn tôi: “Dân chủ lúc nào cũng đẹp. Nhưng nó là một thứ xa xỉ phẩm”. Tranh luận dân chủ là nguy hiểm, bởi bản thân khái niệm, bởi mục đích của tranh luận. Dân chủ là một khái niệm ảo. Tôi không thích dân chủ kiểu Mỹ hay ở Châu Âu. Ở Việt Nam, tuy không nói ra thành chủ trương, văn bản, nhưng trong thực tế đã có dân chủ, dân chủ đối với đời sống trí tuệ con người, đối với trí thức, đối với thế giới…v.v., ngay đối với cả nội bộ Đảng.
Thưa ông, đến nay, với Nhân Văn, điều gì còn làm ông day dứt?Nhan Văn có phải là một bi kịch không?
Là một bi kịch lớn lắm. Nó là một bước ngoặt trong đời sống của tôi, và của nhiều người, nhất là nó đẩy một số trí thức vào “góc chết”, khi họ không có gì xấu cả. Có nhiều cái đã qua, nhưng với mỗi cá nhân nó vẫn còn có những điều không nói hết được. Câu chuyện Nhân Văn thời ấy, vẫn còn nhiều khúc nôi lắm, chứ không đơn giản. Nó như là đã qua rồi, mà thực ra chưa qua. Nó như cục nghẹn mãi trong cổ nuốt không trôi được. Nên nhìn nó, nói đến nó, cũng phải thận trọng và có cái nhìn khoa học.
****
Họa sỹ Trần Duy “Suy nghĩ về nghệ thuật”
Thưa ông, ông đã đến với hội họa như thế nào?
Tôi sinh ra trong một gia đình phong kiến, ba tôi muốn bắt học chữ nho để ra làm quan. Học xong tú tài, tôi cũng không biết làm gì cả. Thời kì đó tôi theo hướng đạo, dù ba mẹ tôi không thích, tôi vẫn cho rằng cái hướng đạo có một vai trò lớn trong cuộc đời tôi. Vì theo hướng đạo mà tôi có ý thức về xã hội và tạo cho tôi cái nhìn về thiên nhiên…Lúc đó tôi thấy không khí gia đình rất ngột ngạt, con người mình muốn thoát ra mà không thoát ra được. Năm 1940, tôi ra Hà Nội, cũng không biết học gì, may gặp bạn tôi học Mỹ Thuật, tôi đến thăm, thấy đó chính là nơi tôi muốn học. Tôi nộp đơn, học một năm dự bị và đỗ vào chính thức. Thời kì đó gia đình tôi cũng có những thay đổi, rồi Nhật, Pháp đảo chính, Việt Minh đảo chính…Đứng trước thay đổi lớn về xã hội, một con người không có một cái gì để nương tựa cả, tôi rất hoang mang và cũng không biết đi đâu. Anh Phùng Quán sau này bảo dựa vào thơ mà sống. Thì cái mà tôi vẫn bíu vào nó, là mĩ thuật. Chính mĩ thuật làm cho tôi sống lại được. Lúc đó tôi rất bế tắc, khủng hoảng.
Thời kì tham gia Cách Mạng, rồi làm báo, ông vẽ như thế nào? Ông đã nuôi nấng một ý thức nào về nghệ thuật chưa, thưa ông?
Vẽ, với tôi, đẹp nhất là thời đi học ở trường Mĩ Thuật. Mỹ ném bom Hà Nội, trường dời về Sơn Tây, ở đó có những ngôi làng cổ mang dấu ấn của dân tộc. Đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với nông dân, những điều đó nhập vào tôi đầy bỡ ngỡ. Tôi đặt giá vẽ giữa đồng nhiều ngày. Tôi háo hức trước cái đẹp, nhưng cái đẹp đó không phải của mình nên cả mùa tôi không vẽ được bức nào cả. Họa sỹ Tô Ngọc Vân xem tranh tôi vẽ cười và bảo: “cứ vẽ như thế theo bốn mùa sao?”. Tôi không nhập được vào đề tài nông dân, có lẽ bởi thứ nhất là tại mình không có khả năng, và thứ hai là không nắm được thực chất cuộc sống. Tuy vậy, tôi đã bắt đầu nhập cuộc sống của tôi với cuộc sống nông thôn trong hội họa từ thời kì đó. Đó cũng là một hành trình chuẩn bị để tôi có thể bước vào kháng chiến.
Vào kháng chiến, trực tiếp vào với nhân dân, nhưng tôi cũng không chưa định hình ý thức về nghệ thuật và về quan hệ của nghệ sĩ với thời đại. Tôi là một cá nhân trôi nổi trong cuộc sống. Tôi không biết vẽ gì. Giấy không có, bút chì không có. Chúng tôi làm bút bằng cây giang. Cây giang dai, mềm, đập dập để làm bút, có một bức tôi vẽ bằng bút cây giang được giải thưởng văn hóa năm 1957 – 1958. Thời kì này, chủ yếu kháng chiến có yêu cầu gì thì mình làm. Vẽ ap-phich, địch vận, làm kí họa, bìa cho báo Vui sống của Quân y cục. Là một thanh niên đi theo kháng chiến, kháng chiến bảo gì tôi làm nấy. Mà kháng chiến mình theo, cũng không phải do mình hiểu biết gì về nó.
Thưa ông, sự vụ Nhân Văn ảnh hưởng thế nào đến hội họa của ông?
Thưa ông, sự vụ Nhân Văn ảnh hưởng thế nào đến hội họa của ông?
Thời làm báo Nhân Văn, tôi chỉ vẽ cho báo, nhưng tôi không vắng mặt trong các đợt triển lãm như “Triển lãm đấu tranh thống nhất đất nước”, “Ủng hộ độc lập Angiery”.. Sau Nhân Văn, tôi bị hẫng một thời gian. Không có đất vẽ, không ai cho phép vẽ, cũng không biết vẽ để làm gì. Sau đó, xunhasaba mở một con đường sống bằng cách đặt tôi vẽ bưu thiếp trên lụa. Và cũng có một chỗ bán tranh để kí gửi ở đó, chừng 2 – 3 tranh một tuần nhưng không kí tên Trần Duy. Lúc đó, tôi kí là Nhị Hà, tên con gái tôi. Thời gian này tôi vẫn vẽ các tranh châm biếm, đả kích, đăng trên báo Văn, các phòng thông tin, triển lãm nhưng không kí tên tôi. Tôi vẽ chính trị, minh họa đề tài đấu tranh chính trị, để có sự hiện diện của mình trong cuộc đấu tranh cùng đất nước, dân tộc.
Trong hội họa, ông đã đến với chất liệu lụa như thế nào?
Trong hội họa, ông đã đến với chất liệu lụa như thế nào?
Tôi bắt đầu đến với lụa là bởi việc vẽ bưu thiếp để bán. Nhưng trong quá trình vẽ, tôi cũng muốn tìm ra một cách vẽ của mình. Tôi không thích vẽ kiểu Tàu, tôi thấy nó cụt đường, bởi hội họa Tàu mang tính convention (quy ước) rất rõ. Tôi cũng không thích vẽ như Nguyễn Phan Chánh, vẫn phảng phất nét của Tàu. Cái gốc đào tạo của tôi là Châu Âu nhưng hướng đi vẫn nhìn vào hội họa Nhật Bản. Tôi cố gắng hết sức tìm ra cái của tôi trong lụa. Lúc đầu chỉ có màu đen trắng, sau tôi đá thêm nhiều màu sắc khác, tìm được hình thức trang trí mà từ khi học ở nhà trường, tôi đã làm rất kĩ lưỡng và có quy củ trên tư liệu hội họa Nhật Bản.
Nhưng tôi nghĩ, kĩ thuật cũng không giải quyết được gì. Sơn mài, lụa… chỉ là cơ sở, là phương tiện để vẽ thôi. Lụa cũng có nhiều hạn chế, không vĩnh viễn được. Rất lâu tôi mới tìm ra cách để lụa không mốc. Sơn mài rồi cũng hỏng. Không có gì chống lại được với thời tiết, thời gian… Ngay ở bảo tàng Louvre, hàng nghìn người vào thăm hàng ngày thì cũng không màu nào chịu nổi. Nhưng họ có một đội ngũ phục chế và bảo quản tốt.
Thưa ông, trong cuộc đời hội họa của mình, ông có theo đuổi một quan niệm nghệ thuật nào không? Người xem có thể cảm thấy một kiểu “chủ nghĩa duy mĩ” trong nghệ thuật của ông, ông nghĩ sao?
Thực ra thì tôi không theo một chủ nghĩa nào cả. Cái “duy mĩ” thực ra là vì cái đẹp. Cũng có thời kì tôi không biết vẽ gì nên tìm đến những đề tài cổ, thiên nhiên, khai thác vốn liếng dân tộc, cũng là một cách ẩn mình. Tranh của tôi mang tính chất trang trí rất rõ. Nếu nói một nét gì nổi bật, thì tính trang trí là tính chất quyết định trong một bức tranh. Nhưng tôi vẽ cây cối cũng như tôi vẽ con người. Trong cuốn sách “Suy nghĩ về nghệ thuật” tôi đã trình bày: Nghệ thuật là tiếng nói của lịch sử con người. Những gì đeo đuổi tôi, chỉ là vấn đề con người thôi. Hội họa không cần nêu nguyên tắc. Chỗ dựa lớn nhất của nghệ thuật chính là nội tâm của người nghệ sĩ và sự hỗ trợ của công chúng. Cho nên sáng tác mà tuột ra khỏi tâm hồn nghệ sĩ thì không thành tác phẩm. Nghệ thuật là nghệ thuật, nghệ thuật không sống được bằng thứ thực phẩm không thích hợp với nó.
.
.
Trong cuốn sách mới nhất của ông, ông hay nhắc đến Mécène, tức người bảo trợ nghệ thuật. Và một vấn đề nữa, là người xem… Ở Việt Nam đã có những người bảo trợ nghệ thuật không, và người xem thì sao ?
Ở Việt Nam chưa có người bảo trợ nghệ thuật. Những hội và giải thưởng làm hỏng nhiều người. Công chúng còn nghèo, còn những kẻ trưởng giả học làm sang thì mãi mãi chỉ là trưởng giả, họ không thưởng thức được nghệ thuật.Nghệ thuật sống và trưởng thành luôn phải có sự hỗ trợ của công chúng, của nhiều người. Sự đánh giá của quần chúng có vai trò lớn lắm. Nghệ thuật rất tự do, và cũng không có lý luận nào “dạy bảo” được người ta vẽ cả, công chúng có quyền thích hay không thích, khen hay chê tác phẩm của người nghệ sĩ.
Hiện nay, ông có quan tâm đến mĩ thuật Việt Nam đương đại không? Với những người trẻ, ông có điều gì gửi gắm không, thưa ông?
Với tôi, nghệ thuật không bao giờ là đương đại, nghệ thuật không có tuổi. Nghệ thật là tâm hồn. Tôi còn nhiều điều muốn nói, không nói được hết. Với những người trẻ cũng vậy. Tôi biết nói gì, có cần thiết không, có ích lợi gì không… Làm nghệ thuật phải học để biết mình. Không biết mình không hiểu được người. Đất nước mình đã có nhiều thay đổi và sẽ còn nhiều thay đổi.
Đến giờ nhìn lại cuộc sống cá nhân và cả cuộc đời làm nghệ thuật của mình, điều gì làm ông vui nhất, buồn nhất, xin ông chia sẻ.
Với tôi, làm việc được, vẽ được là vui rồi. Tìm vinh hoa trong đó, không nên. Thực ra, thời đại nào cũng có bóng tối của nó. Không có ánh sáng nào không có bóng tối. Các họa sĩ thời Napoléon có lên đến bá tước công hầu cũng không còn lại gì. Người ta nhìn Phục Hưng như thời kì ánh sáng. Nhưng nó cũng đầy bóng tối. Thời Phục Hưng, các họa sĩ cũng sống cơ cực, như Léonard de Vinci, Michel Ange. Chỉ có Raphael đi vào con đường quan lại thì được sung sướng. Gauguin đâu có được sung sướng ngày nào. Mattisse cũng vậy. Tôi tự bằng lòng với cuộc sống của mình, không được điều gì là do ở mình thôi. Cái được lớn nhất là tôi sống được bằng nghề của mình, không chạy vạy, quỵ lụy ai.
Bối cảnh lịch sử lúc nào cũng cần. Cái đẹp thay đổi, không thể nương dựa vào cái đẹp cũ. Bây giờ tôi ít vẽ, vì sức khỏe tôi cũng có hạn, và tôi ít đi lại được. Hội họa phải là sự sống vui sinh động, ngồi một chỗ không vẽ được. Không đi lại được thì không tìm ra cái mới mà vẽ. Tôi cũng rơi vào tình cảnh bất lực: biết vẽ gì? khi không được sống nhiều, đi nhiều… Nhưng cái tôi bằng lòng nhất, đó là đã sống được bằng nghề của mình.
***
Họa sỹ Trần Duy nhắc lại truyện “Tiếng sáo tiền kiếp”, một truyện ngắn xuất sắc đã làm ông “lôi thôi” dạo trước. Tưởng như ông vẫn day dứt một câu hỏi: ứng xử với dĩ vãng như thế nào? Trong truyện, người chết đi chỉ trối lại cho người sau một lời nguyền“ Cuộc sống mai hậu đừng nên thổi sáo này. Tiếng sáo tuy có hay, nhưng hay gì mà lại sống những nghiệp chướng đã qua.” Nhưng cái nỗi day dứt của mỗi cá nhân con người, về mỗi cá nhân con người, những người đã lặng lẽ trong bóng tối, dễ gì mà quên được. Bởi “muốn quên và quên được là hai việc không giống nhau”
Tháng 12.2008
|
Chú thích:
- Ảnh họa sỹ Trần Duy – K.M.S cung cấp
- Bìa cuốn sách Suy nghĩ về nghệ thuật (HNV, 2008)
- Ảnh họa sỹ Trần Duy – N.T
- Bìa cuốn sách Suy nghĩ về nghệ thuật (HNV, 2008)
____________________
[1] Bài phỏng vấn của Thụy Khuê trên website của Thụy Khuê: thuykhue.free.fr
[1] Bài phỏng vấn của Thụy Khuê trên website của Thụy Khuê: thuykhue.free.fr
Nguồn: Da Màu.
Chùm ảnh Trần Duy giữa bạn bè văn chương
trong buổi tọa đàm về tác phẩm của Ông tại Trung tâm VH-NN Đông Tây
.
.
Ảnh của Ba Tỉnh và Đoàn Tử Huyến. Kiều Mai Sơn cung cấp.
No comments:
Post a Comment