Wednesday, March 5, 2014

Trương Duy Nhất

Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng vừa tuyên án nhà báo Trương Duy Nhất 2 năm tù giam trong phiên xử ngắn ngủi vào sáng thứ Ba ngày 4/3.
Sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội ra thông cáo nói: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc bởi việc Toà án Việt Nam kết án Trương Duy Nhất."
"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm đồng thời cho phép người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa."
Tuyên bố này cho biết: "Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm đến Hà Nội ngày 4/3."
Tòa này đã xét xử ông Nhất về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức và công dân’ theo Điều 258 Bộ Luật hình sự.
Bằng chứng chống lại ông Nhất là 11 bài viết của ông Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân của ông có tựa đề ‘Một góc nhìn khác’.
Tuy nhiên, luật sư của ông Nhất nói ông vẫn khẳng định mình ‘vô tội’ trước bản án.

Mức án nhẹ?

Theo cáo trạng tại tòa thì các bài viết trên blog của ông Trương Duy Nhất "đã làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam".
Mức án 2 năm này là mức thấp nhất trong khung hình phạt từ 2 đến 7 năm được quy định trong khoản 2, Điều 258 – tức là trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng – mà ông Nhất bị truy tố.
"Uy tín của lãnh đạo không phải được xây nên bằng những lời phê phán của người khác mà chính bằng hành động và lời nói và kết quả làm việc của các vị đó."
Luật sư Trần Vũ Hải
Tuy nhiên luật sư bào chữa nói rằng ông không hài lòng với bản án và thân chủ của ông ‘phải được tuyên vô tội và được trả tự do tại Tòa’.
Nói với BBC sau khi kết thúc phiên tòa, ông Trần Vũ Hải, luật sư bào chữa của ông Nhất giải thích rằng Tòa đã cân nhắc những tình tiết giảm nhẹ như gia đình ông Nhất có công với cách mạng và đã từng viết những bài báo được Ban Tuyên giáo tuyên dương.
Ngoài ra, theo ông Hải, trước sự đấu tranh của luật sư thì Tòa đã bỏ cáo buộc ông Nhất ‘xâm phạm lợi ích của tổ chức và cá nhân’ và chỉ còn giữ cáo buộc ‘xâm phạm lợi ích của Nhà nước’.
“Uy tín của lãnh đạo không phải được xây nên bằng những lời phê phán của người khác mà chính bằng hành động và lời nói và kết quả làm việc của các vị đó,” ông Hải giải thích.
Còn việc ông Nhất ‘chấm điểm thủ tướng’ hay yêu cầu ‘tổng bí thư phải ra đi’ thì Luật sư Hải lập luận rằng ‘đó là quyền đương nhiên của nền dân chủ’.
“Quyền của nhân dân là giám sát, trong giám sát phải được nhận xét, trong nhận xét có nhận xét tốt và chưa tốt,” ông nói thêm.
An ninh được thắt chặt quanh Tòa án Đà Nẵng
Riêng về cáo buộc ông Nhất ‘xâm phạm lợi ích của Nhà nước’, ông Hải cũng không đồng tình.
Ông dẫn Hiến pháp năm 2014 rằng ‘Nhà nước Việt Nam của dân, do dân, vì dân’ để lập luận rằng ‘Nhà nước không có lợi ích là bảo vệ uy tín lãnh đạo Đảng và đường lối của Nhà nước’.
Luật sư Hải cũng phản bác cáo trạng cho rằng thân chủ ông ‘bôi nhọ’ các vị lãnh đạo.
“Nếu bôi nhọ thì người đầu tiên cảm nhận là các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,” ông nói, “Chúng tôi đã gửi thư xin ý kiến các vị đấy là có cảm thấy bị xâm phạm quyền và lợi ích hay không và chúng tôi chưa thấy có câu trả lời.”
Theo nhìn nhận của Luật sư Hải thì bản án có thể là sự dung hòa sự ‘chỉ đạo ở đâu đó’ với ý kiến của công luận mà ông cho là ‘đã có những tác động nhất định’.

‘Sẽ kháng cáo’

Về phần Trương Duy Nhất, ông Hải cho rằng ông thừa nhận có viết 11 bài như cáo trạng nêu nhưng ông cho rằng ông không ‘xâm phạm quyền và lợi ích’ của tổ chức hay cá nhân nào cả mà chỉ ‘chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng’ với hy vọng ‘lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm’.
"Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào."
Trương Duy Nhất nói trước Tòa
“Thậm chí ông Nhất còn cho rằng ông ấy còn có công đã chỉ ra những điểm ấy để cho các lãnh đạo và Nhà nước Việt Nam tốt hơn,” ông Hải nói.
Trong lời cuối cùng trước khi Tòa tuyên án được ông Hải thuật lại, ông Nhất khẳng định ông ‘vô tội’.
“Với tư cách nhà báo tự do tôi góp phần cho không khí dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, những suy nghĩ của người dân,” ông Nhất được dẫn lời nói.
“Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào.”
“Chừng nào tôi chưa được tự do mà còn bị còn kết tội thì tôi còn đấu tranh cho đến khi được xóa bỏ tội danh.”

VRNs (04.3.2014) – Sài Gòn – Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội cho VRNs biết: “Về phía gia đình có vợ [bà
Xuân Phượng] con của Nhà báo Trương Duy Nhất và Luật sư Trtần Vũ Hải được vào tham dự phiên tòa, còn các bạn bè thân hữu và đồng nghiệp đến trước tòa [nhưng không được vào bên trong tòa án trong khi đó] tòa xét xử công khai, nên [chúng tôi] yêu cầu vào dự nhưng an ninh lấy cớ là phòng xử chật, không đủ chỗ và chỉ ai có giấy mời mới được vào.”
Nhà báo Trương Duy Nhất. Ảnh goole
Nhà báo Trương Duy Nhất. Ảnh goole
Trên Blog của Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ông viết: “Nhưng hành xử thế nào thì việc không cho người dân trong đó có rất nhiều người thân của bị cáo vào dự phiên tòa công khai là một sư vi phạm nhân quyền không thể nào tha thứ được, không thể nào người dân không lên tiếng phê phán được, và nếu như ông Trương Duy Nhất không bị bắt vào xét xử trong kia thì ông sẽ là người lên tiếng phê phán mạnh nhất như ông đã từng phê phán những điều sai trái của hệ thống chính quyền mà vì điều đó ông phải bị ra tòa ngày hôm nay.
Anh Trương Duy Nhất không được chở đến tòa bằng cổng trước như mong đợi của bao nhiêu người tập trung dưới ánh nắng gay gắt tại đây để mong được vẫy những cánh tay chia sẻ sự đồng cảm với anh. Anh được lén lút chở vào cổng qua cổng phụ nào đó mà không ai biết được.”
Minh Hương nói cụt lủn: “Xử công khai tức là công khai chắn cổng.”
“Hiện nay, bên ngoài tòa án Nhân dân Đà Nẵng có một số người đứng bên hông tòa án, ngồi các quán cà phê trước tòa án để theo dõi phiên tòa và chờ đợi kết quả của phiên tòa. Mọi người hy vọng và mong Trương Duy Nhất được tuyên vô tội tại tòa. Đây là điều mọi người chờ đợi nhất vì đúng với vụ việc này và cũng đúng với những điều chúng ta muốn xây dựng xã hội này. Bạn bè Trương Duy Nhất luôn tin tưởng đồng nghiệp của mình là không thừa nhận phạm tội và bạn bè thống nhất Trương Duy Nhất không phạm tội.” Nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho hay.
Audio nhà văn Nguyễn Xuân Nguyên
Facebooker Trung Tran Ky đang có mặt tại tòa án chia sẻ: “Sáng nay (4/3/2014) tại Đà Nẵng toà án xử nhà báo Trương Duy Nhất, một vụ án gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Theo mình nên tha bổng nhà báo tại toà như vậy nhà nước Việt Nam sẽ ghi điểm tốt trong những cái nhìn về nhân quyền Việt Nam. Vì không được vào dù mang tiếng là toà xử công khai, nên trước cổng toà án tập trung rất Đông các nhà báo, nhà Văn, nhà Thơ…”
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “So với một số nơi khác thì lực lượng công an và an ninh ở Đà Nẵng đối xử một cách khá ôn hòa. Người dân được đứng ngay trước cổng tòa án [để theo dõi phiên tòa]. Thái độ của lực lượng an ninh khá mền mỏng và lịch sự. Mọi người không bị xua đuổi.”
Sáng nay vào lúc 8 giờ, tại tòa án nhân dân Đà Nẵng diễn ra phiên tòa sơ thẩm của Nhà báo Trương Duy Nhất chủ trang web truongduynhat.vn, bị cáo buộc với tội danh “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, ở khoản 2, Điều 258 BLHS.
Nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt giam vào ngày 26.05.2013.
Nhà cầm quyền cs VN cho rằng những bài viết của Nhà báo Trương Duy Nhất chủ trang web truongduynhat.vn, có 12 bài viết “tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.”
Tháng 7.2013, Nhà báo Trương Duy Nhất được tổ chức RSF (Tổ chức phóng viên không Biên giới) kêu gọi nhà cầm quyền cs phóng thích bởi ông đã bày tỏ quyền tự do ngôn luận.
Pv.VRNs
Sáng ngày 4/3 Tòa án Nhân dân Tp. Đà Nẵng mở phiên xét xử blogger Trương Duy Nhất với cáo buộc vi phạm điều 258 BLHS.

Ông Trương Duy Nhất là chủ blog "Một góc nhìn khác" bị bắt hồi tháng 5/2013.

Theo quan sát của CTV Danlambao khu vực bên ngoài tòa án đông bất thường bởi lực lượng xe ôm tăng cường và công an sắc phục. Phiên tòa được thông báo xét xử công khai nhưng không ai được vào dù có thẻ nhà báo.

Một người dân sống gần khu vực tòa án cho chúng tôi hay:

- Không biết có vụ chi mà công an đông lắm. Họ lập chốt từ chiều hôm qua và sáng sớm nay xe cứu thương lẫn xe công an có mặt từ lúc 3h. Mọi lần xử vụ chi họ đều cho dân vào xem hết, nhưng hôm nay hình như hơi khác.

Theo thông báo phiên tòa bắt đầu lúc 8h và chỉ có vợ và con blogger Trương Duy Nhất được vào cùng luật sư Trần Vũ Hải.

Tất cả những người thân khác đều phải đứng bên ngoài.
Một người bà con của Trương Duy Nhất chia sẻ:

- Khó lắm tôi biết là không được vô nhưng vẫn đến đây với hy vọng thấy được mặt cháu và hô "Nhất ơi can đảm lên" để ủng hộ cháu.

Bên ngoài có nhiều blogger và bạn bè cũng đến tham dự phiên tòa theo lời mời của chị Phượng như Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Xuân Nguyên, Hồ Trung Tú, Mẹ Nấm.. Và nhiều người dân quan tâm.
Blogger Trương Duy Nhất bị đưa đến tòa án từ rất sớm, không một ai có thể thấy được anh.

Hiện tại chỉ có 3 người được vào là luật sư bào chữa, vợ và con blogger Trương Duy Nhất. Phía bên ngoài an ninh bao vây xung quanh phiên tòa với đầy đủ thiết bị tai nghe bộ đàm và đã dàn cảnh dẹp đường ở cổng trước toà án để rồi sau đó đưa người bị cáo buộc đi cửa sau.

Một số hình ảnh bên ngoài phiên tòa - ảnh CTV Danlambao:







Bạn bè đến để tham dự phiên tòa xử "công khai" (ảnh FB Hồ Ly Tiên):





Vì không được vào tham dự phiên toà xét xử "công khai", bạn bè đến ủng hộ blogger Trương Duy Nhất phải ngồi ở ngoài quán cà phê (ảnh FB Lê Hải):






CTV Danlambao (có mặt gần khu vực tòa án) đã hỏi ý kiến của một số người tới tham dự phiên tòa công khai nhưng không được vào và được họ cho biết:

- Em vợ Trương Duy Nhất: "Tại sao không cho người nhà vào toà khi đây là phiên toà công khai" ?

- Một người dân tại Tp. Đà Nẵng nói thêm: "Nếu ông này thực sự có tội thì hãy mở cửa cho nhân dân vô coi để biết mà tránh"

- Một facebooker trẻ ở Đà Nẵng: "Lần đầu tiên thấy đông công an và lực lượng an ninh như vậy. Tôi muốn đến xem"

- Còn nhóm bạn bè Trương Duy Nhất khẳng định: "Chúng tôi đến để ủng hộ tinh thần bạn mình"


Phiên toà đã kết thúc vào lúc 11:30. Blogger Trương Duy Nhất đã bị kết án 2 năm tù giam.

2h30 sáng (4.3.2014) tôi dậy, suy nghĩ có nên tham dự phiên tòa không, trước đó tôi không có ý định đi vì sức khỏe còn mệt mỏi. Sau khi đắn đo, tôi quyết định nên đi vì đến để chứng giám cho quyền mở miệng, quyền có góc nhìn khác của công dân, trong đó có tôi.
Anh Phan Đình Thành ra quan sát xem có ai theo dõi không vì tối đó chó nhà bên sửa bất thường thì thấy nhà đối diện bên kia đường có hai thanh niên bắt ghế nhìn quan sát qua.
Để khỏi gặp rắc rối, chúng tôi đi ngõ sau. Anh Thành cõng tôi (tôi đang đau chân, đi lại khó khăn) vượt qua cồn cát tầm 1km để đi đến một nơi khác bắt xe dù nhà anh nằm trên đường lộ 1 bắt xe rất tiện.
Chúng tôi bắt được xe khách Hoàng Long, đến bến xe Đà Nẵng tầm 5h30 sáng, chúng tôi thuê nhà nghỉ gần đó để nghỉ đến 6h30 thì thuê taxi chạy về tòa án nhân dân Tp Đà Nẵng.
Tầm 7h xe đến tòa, quan sát thấy đông nhân viên an ninh gồm nhiều sắc phục cũng như nhiều người thường phục tụ tập thành nhóm phía trước mảnh đất trống của tòa. Thấy không khí có vẻ căng thẳng. Tôi và anh Thành đến quán café bên hông tòa để uống café nghe ngóng. Trong quán rất đông người, tôi thấy nhiều khuôn mặt căng thẳng quan sát tôi khi tôi bước vô. Chọn vị trí ngồi, chúng tôi vừa uống nước vừa quan sát, người đến có vẻ ngày càng đông. Tôi thấy nhiều gương mặt bên an ninh trước đây làm việc với tôi nay mặc thường phục đi lại xung quanh tòa. 
Tôi thấy có nhiều khuôn mặt thân quen đến từ Đà Nẵng như Lãng Tử Lang Thang,.....đến từ Huế như Thanh Hoang,...đến từ Quảng Trị như Phương Anh Lê Thị, Nha Trang-Mẹ Nấm Gấu,...các bạn cố gắng vô tòa với tư cách đàng hoàng lịch sự như một công dân có trách nhiệm với đất nước nhưng không được. Thậm chí quyền chụp hình cũng bị ngăn cản.
Tôi thấy tòa án này mang tên nhân dân, nó là của nhân dân nhưng hình như nó đang bị một thế lực chiếm đóng trái phép.
Có một số tên mặt có vẻ căng thẳng, côn đồ xung quanh, thỉnh thoảng lén lút lấy điện thoại chụp ảnh tôi.
Trong thời gian đợi, tôi viết một số status lên wall:
Bỏ tù nhà báo Trương Duy Nhất là mang bệnh phong cùi đến cho dân tộc
“Mỗi khi có dịp về Qui Nhơn, tôi tranh thủ ghé Ghềnh Ráng thăm mộ thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh: Hàn Mặc Tử.
Nhà thơ bị một căn bệnh quái ác đó là bệnh phong cùi. Bệnh này do vi khuẩn Hansen gây ra, vi khuẩn tấn công vào dây thần kinh làm cho người bệnh mất cảm giác do không nhận được thông tin phản hồi. Vì không có thông tin phản hồi nên não bộ không biết tình hình bên dưới để ra lệnh sao cho kịp thời. Ví dụ người bệnh phong có thể cho tay vào lửa mà không biết nóng. Hậu quả của tình trạng này là cơ thể bị tổn thương, lẻ loét, tàn phế.
Trong một đất nước cũng vậy, thông tin phản hồi rất quan trọng, nếu không có nó có thể gây ra thảm họa rất lớn. Lịch sử cho thấy nhiều nạn đói khủng khiếp xảy ra ở Liên Xô, Trung Quốc,... có nguyên nhân là thông tin phản hồi bị tắt. Lãnh đạo ngồi trên cao không biết điều gì xảy ra, toàn nhận báo cáo láo với thành tích được tô hồng.
Chúng ta thấy người dám nói thật nói thẳng thắng như blogger-nhà báo Trương Duy Nhất có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Nó như kênh phản hồi thông tin chính xác từ dưới lên trên. Nếu những người này bị bịt miệng, bị tiêu diệt thì xã hội bị mất thông tin phản hồi.
Do vậy phiên tòa hôm nay nếu kết tội blogger-nhà báo Trương Duy Nhất thì đây là hành vi đẩy dân tộc vào bệnh phong cùi.
Rất thê thảm cho dân, cho nước nếu điều này xảy ra”.
Và status ngắn:
“Dù còn đau, cơ thể rất ê ẩm. Biết trước là không thể vô phiên tòa, chỉ có thể ngồi ở quán cafe để hóng hớt và cảm nhận không khí nhưng tôi vẫn đến đây. Sự hiện diện của tôi để chứng giám cho quyền được mở miệng của công dân. Quyền mà ông Hồ Chí Minh nhân danh nó để làm cuộc cách mạng tháng 8 và ông hứa trước quốc dân đồng bào kể từ ngày đó”.
Những blogger quen biết nhau thì kéo đến ngồi cũng nhau vừa uống café, nước vừa tranh thủ online trên phone. Ngoài nhóm chúng tôi còn có nhóm các vị “bô lão” như blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, anh Lê Hải,….
Tại đây thỉnh thoảng tôi có nhận một số cuộc điện thoại quan tâm tình hình từ trong và ngoài nước nhưng máy bị chập chờn, nhiễu, gián đoạn, thậm chí là không cho phép tiếp nhận cuộc gọi.
Tình trạng vừa uống nước, vừa hóng tin kéo dài đến tầm 12h45 thì chúng tôi cử người mua bánh mì về ăn. Đang ngồi hóng thì bất ngờ có tiếng xe hú còi, tất cả người trong quán lao ra xem. Tôi thấy một chiếc xe bít bùng có chữ Police chạy nhanh từ trong tòa ra đường rồi mất hút. Tiếng xe hú ngày càng xa, tiếng vọng lại rất thê lương. Tôi biết có một con người bị giam cầm trong đó chỉ vì có góc nhìn khác.
Tôi nghe nhiều người nói tòa tuyên án 2 năm tù giam và điều này được khẳng định chính xác sau đó.
Kết quả này tôi không bất ngờ, vì tôi biết luật pháp Việt Nam không có chuẩn mực. Đây là một loại bản án mà nhiều người hay nói là “án bỏ túi”; phiên tòa dàn dựng. Điều tôi lo lắng nhất không phải bao nhiêu năm mà chính là sự chuẩn mực của luật pháp. Không có điều này, chúng ta đang sống trong thời kỳ văn minh bộ lạc chứ không phải nhà nước pháp quyền.
Tôi, anh Thành, anh Quốc, Phương Anh và một người bạn đón xe ra lại Lăng Cô-Huế mà ai cũng buồn thiu.
Tường trình từ Lăng Cô-Huế
19h45/4.3.2014
Nguyễn Văn Thạnh


 Luật sư vừa có văn bản gửi tòa án thành phố Đà Nẵng yêu cầu triệu tập các ông cầm đầu CSVN tới phiên xử ông Trương Duy Nhất vì ông bị quy cho tội bôi bác cả lãnh tụ và chế độ.
Nhà báo Trương Duy Nhất bị dẫn giải từ Đà Nẵng ra Hà Nội để giam giữ điều tra từ Tháng 5-2013. (Hình: Tuổi Trẻ)
Trong văn bản đề ngày 25/2/2014, luật sư Trần Vũ Hải, người biện hộ cho ông Trương Duy Nhất, yêu cầu tòa án Đà Nẵng “triệu tập những người bị hại hoặc người có nghĩa vụ liên quan” gồm cả các lãnh tụ cầm đầu đảng và nhà nước CSVN cũng như các “giám định viên” được sử dụng để tạo ra bản cáo trạng truy tố ông Nhất.
Ông Trương Duy Nhất, 50 tuổi, bị bắt hồi Tháng 5-2013 và bị đưa ra xử sơ thẩm ở Đà Nẵng ngày 4/3/2014 với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” của điều 258 Luật Hình Sự CSVN.
Bản cáo trạng viên dẫn 12 bài viết mà ông Trương Duy Nhất phổ biến trên blog “Một Góc Nhìn Khác” rất nổi tiếng chỉ trích từ tổng bí thư, chủ tịch nước đến thủ tướng, chủ tịch quốc hội của chế độ Hà Nội. Cáo trạng nói rằng ông Nhất “có nội dung sai sự thật, bôi nhọ lãnh đạo đảng và nhà nước, như Trương Tấn sang, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, và “xâm phạm đến uy tín, đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ”.
Theo LS Trần Đình Triển, cho đến khi ông gửi lá thư kiến nghị, ông không hề thấy những ông và các cơ quan nhà nước cSVN vừa kể có “ý kiến, quan điểm” gì đối với các bài viết của ông Nhất được dùng làm căn cứ để buộc tội. Thật ra, ông Nhất chỉ sử dụng quyền tự do ngôn luận “trong đó có quyền phát biểu công khai quan điểm, ý kiến đánh giá và phê phán những vị lãn hđạo đảng, chính quyền theo đúng hiến pháp và luật pháp Việt nam”.
Ông đặt dấu hỏi không biết những ông lãnh tụ kể trên đã đọc các bài viết của ông Nhất chưa? Những bài viết đó có “xâm phạm lợi ích hợp pháp” của họ với tư cách cá nhân hay lãnh đạo không? Nếu “xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp” của những người đó thì yêu cầu nêu rõ quyền nào, lợi ích nào theo quy định của pháp luật? Những ông đó có “văn bản yêu cầu xử lý” Trương Duy Nhất vì những bài đó không?
Theo luật sư Trần Vũ Hải “chúng tôi chưa nhận được thông tin, ý kiến từ các vị này nên chúng tôi kiến nghị tòa triệu tập các vị này ra phiên tòa sơ thẩm, để làm sáng tỏ vấn đề nêu trên”. LS Triển cho hay tại phiên tòa xử Đinh Nhật Uy ở Long An ngày 29/10/2013 thì tòa án đã triệu tập các nhân chứng đại diện cho VNPT, Viettel 'để làm rõ ý kiến của họ” liên quan đến trang Facebook của Đinh Nhật Uy do những nội dung được coi là xúc phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của VNPT, Viettel” là các căn cứ để buộc tội Uy theo điều 258 Hình Sự.
Vì hai vụ án đều quy chụp theo điều 258 với những sư tương tự nên cần có các “bị hại” ra tòa đối chất.

Ngoài ra, luật sư Trần Vũ Hải cũng viết trong thư kiến nghị cho thấy cơ quan “giám định” các bài viết của ông Trương Duy Nhất là Bộ Tông Tin – Truyền Thông CSVN công bố “danh sách giám định vụ việc, tổ chức giám định viên vụ việc” và được ông Đặng Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Pháp Chế của Bộ TT-TT nhìn nhận “chưa thực hiện theo quy định”. Như vậy, bản kết luận điều tra dùng làm căn cứ truy tố ông Trương Duy Nhất đã sai hoàn toàn về thủ tục tố tụng hình sự thì không thể lấy đó mà lôi ông ra tòa.
LS Triển đòi tòa án triệu tập 15 người gồm các ông bà lãnh tụ bị đả kích và các ông bà “giám định viên” ra phiên xử sơ thẩm để đối chứng, đối chất cũng như phải cung cấp cho ông Trương Duy Nhất 12 bài viết của ông để ông tự biện hộ.
Tại New York hôm Thứ Hai 3/3/2014, Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền lên án chế độ Hà Nội là đàn áp không ngừng nghỉ các người vận động dân chủ hóa đất nước chỉ vì chế độ Hà Nội không chấp nhận cho ai phê bình hay phản biện. Ông Trương Duy Nhất từng là phóng viên của báo Công an Quảng Nam – Đà Nẵng, sau đó chuyển qua làm phóng viên thường trú của báo Đại Đoàn Kết tại miền Trung. Năm 2010, ông tuyên bố rời bỏ làng báo Việt Nam để dành thời gian cho việc viết blog để ‘có thể nói thẳng những suy nghĩ của mình”.
Vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất xảy ra sau khi blogger này mời gọi độc giả “Bỏ phiếu cùng Quốc hội”, sau khi Quốc hội Việt Nam, thông qua một nghị quyết, theo đó, hàng năm, các đại biểu Quốc hội sẽ bày tỏ sự tín nhiệm của họ với 49 chức danh, vốn do các đại biểu Quốc hội từng bỏ phiếu bầu chọn: Chủ tịch Nhà nước, Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên khác của chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Theo kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” trong dân, do Trương Duy Nhất thực hiện thì ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước dẫn đầu cả về số phiếu bầu (958) lẫn mức độ “Tín nhiệm cao” (13%). Ông Nguyễn Tấn Dũng xếp thứ nhì về số phiếu bầu (820) và dẫn đầu về mức độ… “Không tín nhiệm” (76%). (TN)

Công khai là cái gì gì?

1653687_3899560745153_62844355_nTrong góc quán mụ Tư Béo, Sáu Cò Hương ngồi tư lư. Có vẻ như những trận dông bão siêu cấp đang gầm rú trong tấm còm nhom của gã. Tôi ghé đến, lo lắng hỏi:
-Nè, đang tương tư cô nàng xứ bò sữa Hà Lan mủm mỉm ấy hở?
-Dẹp lâu rồi.
-Hay cậu đang tính tiếp tục theo đuổi vụ kiện chính phủ Mỹ lên tòa án nhân quyền Quốc tế?
-Dẹp!
Mắt gã sáng như hai hòn than, tôi khiếp đảm hỏi:
-Rõ ràng cậu đang muốn gây sự với ai đó?
-Này, cậu nghe đây. Trong vụ án Trương Duy Nhất, tớ thấy có yếu tố giật dây của các thế lực thù địch!
Tôi thở phào:
-A, chuyện lớn vậy có triều đình lo rồi, mình dân đen, lo làm ăn, đừng ý kiến ý cò.
Có vẻ gã không nghe tiếng tôi. Gã giận dữ nói:
-Cái gã “một góc nhìn khác” ấy quá ngang ngược, tội tày đình như vậy, đáng lý phải mở toang tòa án ra cho thiên hạ vào xem. Đó là một tấm gương xấu để mọi người tránh. Nếu dân không chịu vào thì phân bổ chỉ tiêu, mỗi phường khóm ở thành thị, mỗi thôn bản ở làng quê phải có người tham dự. Địa bàn nào không đủ người đến dự phiên tòa thì phạt không trao bằng dân cư “văn hóa” vài năm cho trắng mắt ra. Phải đề nghị đài truyền hình tường thuật trực tiếp, phát ra khắp địa cầu cho thiên hạ biết sự quang minh chính đại của Đảng và nhà nước mình!
-Ý cậu thật sáng suốt. Vậy không có ai vào dự án hay sao?
-Ôi, trời. Các vị chức trách dứt khoát không cho dân vào dự. Nghe nói xe chở gã “góc nhìn khác” ấy cũng đã đi vào theo một “cánh cửa khác” để vào tòa. Cậu thấy không, xử án kiểu đó là họ cố tình bôi xấu xã hội dân chủ vạn lần hơn này!
Sáu Cò Hương mơ màng nhìn theo hình bóng đẫy đà của mụ Tư Béo, miệng bỗng ngâm lên một câu vọng cổ nghe nỉ non, sầu thảm:
  “Ầu ơ… Công khai là cái gì gì…
            (Chứ) Tự do là cái chi chi hỡi nàng…”.
Mụ Tư Béo nghe tiếng được tiếng mất, đỏ bừng mặt, rủa “Đồ khùng!”, rồi ngoe ngẫy bước ra sau quán.
Vĩ thanh. Bài viết post lên mạng được vài tiếng đồng hồ thì một nữ độc giả gọi điện đến. Nàng nói rằng chuyện trong quán Tư Béo sáng nay tôi viết rất trung thực, nàng cũng có mặt tại đó. Nàng còn nghe được giọng hát đối của mụ Tư béo và ghi ra đây lời hát đó. Tôi tạm thời tin lời nàng, sẽ nói lại sau nếu có gì sai sót. Mụ Béo hát:
“Ầu ơ… Công khai là cái tối mò
(Chớ) Để em ôm ấp cái tự do của chàng”.

Trương Duy Nhất có tội gì?

TRUONG DUY NHAT
Xin nói ngay: Có! Tội chủ yếu là yêu Đảng… không theo cách Đảng thích. Yêu theo kiểu bằng vai phải lứa. Trong khi Đảng, nhất là các đồng chí thượng cấp, cần người ta kính là chính. Kính! Và tuân phục vô điều kiện. Giống như mọi sinh linh trong vũ trụ đều phải theo ý Trời.
Còn nhớ giáo sư Tương Lai có lần kể lại, đại ý đã một lần báo cáo vấn đề gì đó trước mặt một đồng chí cấp rất cao. Khi ra ngoài, đồng chí này nói: “Tay này nói với BCT mà cứ khơi khơi như nói với đồng nghiệp ở viện.”
Đó, nếu họ Trương đã được nghe và thấm nhuần trước những câu như thế thì đâu nên nỗi! Đằng này, lại dám tỏ ra là người anh em của các đồng chí ấy. Tội chỉ có vậy, nhưng là to lắm rồi đấy.
Bằng chứng về tình yêu của Nhất đối với Đảng chỉ cần tìm ở hai bài của anh ta trước khi bị tóm. Một là bài trả lời phỏng vấn của BBC để khen Nguyễn Bá Thanh, và một nữa là bài viết “Stop Nguyễn Bá Thanh” để tỏ ra buồn thay cho ông này.
Trong bài trả lời phỏng vấn, khi ông Bá Thanh mới ra trung ương, Trương Duy Nhất nói:
“Trong con mắt của tôi, thì ông Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật cần có trong lúc này, kể cả về tính cách, lẫn tài năng và tư duy. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người tỏ ra rất hồ hởi trước ‘hiện tượng Nguyễn Bá Thanh’.”
Ở đây nói “nhân vật cần có”. Cần có cho ai? Hiển nhiên là cho Đảng. Ông Thanh ra Hà Nội là để tham gia tích cực (có thể là nhất) vào việc chỉnh đốn Đảng. Nếu sứ mạng của ông Thanh hoàn thành thì Đảng sẽ mạnh thêm, góp phần đắc lực giải quyết được cho Đảng vấn đề “tồn vong” theo hướng “tồn”. Tất nhiên Nhất hiểu rõ điều đó. Nhất kỳ vọng vào ông Thanh tức là Nhất đau đáu muốn Đảng mạnh lên.
Trong bài “Stop Nguyễn Bá Thanh”, Nhất tỏ ra thất vọng. Không phải thất vọng về Đảng hay về ông Thanh! Nhất chỉ thất vọng vì có những cản trở nào đó làm ông Thanh không thể phát huy được khả năng. Điều đó thấy rõ nhất qua việc thất cử của ông Thanh vào bộ chính trị. Kẻ yêu Đảng, yêu các đồng chí cấp cao trong Đảng và đau đáu với sự nghiệp chỉnh đốn Đảng đã bực dọc thốt lên: “Stop Nguyễn Bá Thanh”. Không phải vì coi thường ông Thanh, mà vì thực tế báo hiệu ông Thanh sẽ không có điều kiện để làm việc như mong muốn. Nhất cũng nói thế vì thương ông Thanh, muốn ông ấy rút lui trước để bảo toàn tiếng tăm và danh dự.
Nhưng người ta đã không hiểu được tấm lòng của Nhất với Đảng. Thật tiếc! Vì thời bây giờ còn được mấy người yêu Đảng như Trương Duy Nhất? Thậm chí có lẽ Trương Duy Nhất là người duy nhất yêu Đảng đến mức đó!
Vậy thì những người đem kẻ yêu Đảng ra để xử là những ai?
NGUYỄN TRẦN SÂM
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 4.3.2014 Việt Nam : Một blogger bị cầm tù vì tố cáo vi phạm Nhân quyền 


2014-03-04 | Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền & Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam | Quê Mẹ 
PARIS-GENÈVE, ngày 4.3.2014 – Sáng nay Tòa án Nhân dân Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam vừa kết án nhà blogger nổi danh Trương Duy Nhất 2 năm tù giam chiếu theo điều 258 của bộ Luật Hình sự về tội “lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi Nhà nước”. Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) có chung chương trình với Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (OMCT) cùng với Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) tố cáo việc xét xử và kết án và kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và tất cả các nhà bảo vệ nhân quyền hiện đang mòn mỏi trong các nhà tù trên toàn quốc.
Trng Duy Nht 
Trương Duy Nhất
 

Trương Duy Nhất bị bắt và bị giam từ ngày 26.5.2013. Bị công an bắt vì đăng tải các bài viết trực tuyến phê phán chính quyền trên blog Một Góc Nhìn Khác của ông. Ông là cựu phóng viên báo Công An Quảng Nam - Đà Nẵng vàĐại Đoàn Kết của Nhà nước. Năm 2011 ông thôi việc để chuyên chú viết những bài phê phán chính quyền trên blog ngày càng nổi tiếng của ông. Trên blog này, Trương Duy Nhất thường xuyên phê bình các viên chức chính quyền cao cấp, kể cả Thủ tướng, theo quan điểm các quyền được bảo đảm trong pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.

Hàng chục các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền và công dân mạng ly khai bị kết án lâu năm hay đang chờ xét xử tại Việt Nam. Một blogger khác, Phạm Viết Đào, bị bắt đầu năm 2013, có nguy cơ bị xử từ 7 năm tù trở đi vì tội “lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi Nhà nước”. Blog của ông thông tin cho mọi người về các quyền cơ bản và phương cách thăng tiến nhân quyền.

Ba tổ chức chúng tôi thúc đẩy Việt Nam hãy tức khắc hủy bỏ các điều luật hà khắc gây giới hạn nghiêm trọng tự do và tự do ngôn luận. Nhà cầm quyền Việt Nam tuyên bố tôn trọng và thăng tiến nhân quyền chỉ là sự tiếp diễn giả dối nếu Việt Nam không chịu tuân thủ các nghĩa vụ quy chiếu theo điều 19 trong Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).

Ba tổ chức chúng tôi tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm cho các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, trong bất cứ trường hợp nào, được thực hiện các hoạt động chính đáng theo đường hướng của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế, mà không bị cản trở hay sợ hãi phải bị đàn áp.

Các chi tiết thông tin xin liên lạc với :
- Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam : Penelope Faulkner (Việt/Pháp/Anh) +33 1 45 98 30 85
- FIDH : Audrey Couprie, Arthur Manet + 33 1 43 55 25 18
- OMCT : Delphine Reculeau : + 41 22809 49 39

HÀ NỘI — Một tòa án ở Việt Nam đã tuyên án tù blogger Trương Duy Nhất vì phạm tội gọi là “lợi dụng các quyền tự do để xâm phạm lợi ích nhà nước.” Các nhân vật tranh đấu nhân quyền nói rằng bản án này nằm trong khuôn khổ của chiến dịch đang tiếp diễn nhằm chà đạp quyền tự do ngôn luận. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown của đài VOA có bài tường thuật do Minh Phượng trình bày.

Ông Trương Duy Nhất, 50 tuổi, đã bị truy tố vì cho đăng những bài viết mà giới hữu trách gọi là 'xuyên tạc đảng Cộng Sản'. Hôm nay, ông bị tuyên án 2 năm tù sau phiên xử nửa ngày tại quê ông ở Đà Nẵng.

Ông Nhất lập trang blog Một góc nhìn khác năm 2011 sau khi quyết định thôi không làm ký giả cho một tờ báo của nhà nước. Ông làm phóng viên cho các tờ báo ở Việt Nam từ năm 1987.

Những bài viết trên blog của ông thường phê phán giới lãnh đạo Việt Nam và nêu ra những mối quan tâm về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho ông Nhất, nói rằng thân chủ ông bị kết án “lợi dụng các quyền tự do để xâm hại lợi ích nhà nước” dựa theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự.

Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết họ 'quan tâm sâu sắc' tới bản án này.

Trong một thông cáo, họ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Nhất và tất cả các tù nhân lương tâm và để cho dân chúng được bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa.

Ông Nhất bị bắt tại nhà hồi tháng 5 không bao lâu sau khi cho đăng một bài viết kêu gọi thủ tướng chính phủ và tổng bí thư đảng từ chức.

Một nhóm các nhà báo và blogger đã tụ tập bên ngoài tòa án ở Đà Nẵng để bày tỏ sự ủng hộ cho ông Nhất. Trong số này có blogger Mẹ Nấm.

"Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch ở Mỹ nói rằng Điều 258 là một 'qui định mơ hồ', 'thường được dùng để bỏ tù người dân vì sự phê phán ôn hòa đối với các chính sách và cách làm việc của chính quyền'.”

Tháng trước, Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc tiến hành cuộc kiểm điểm hồ sơ nhân quyền Việt Nam. Trong tiến trình này, nhiều nước hội viên đã kêu gọi Việt Nam ngưng dùng Điều 258 để truy bức những người bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa."

Phó Giám đốc bộ phận Á châu của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, cho rằng chính phủ Việt Nam không muốn đáp ứng lời kêu gọi đó.

"Chính phủ Việt Nam không muốn nhượng bộ chút nào về những luật lệ thuộc loại an ninh quốc gia bởi vì đây là tội danh bao quát để bỏ tù những người mà họ không thích."

Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam đã được bầu làm hội viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, cơ quan giám sát nhân quyền cao nhất của Liên hiệp quốc. Trung Quốc, Nga, Ả rập Xê-út, Cuba và Algeria cũng chiếm được ghế hội viên.

Ông Robertson cho biết bản án của ông Trương Duy Nhất cho thấy Việt Nam không thay đổi cách đối xử đối với những người bất đồng chính kiến.

"Điều mà chúng ta đang có là một chính phủ Việt Nam rêu rao là họ được bầu vào Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao nhất và xem đó là một tín hiệu để họ tiếp tục nới rộng những hành vi chà đạp nhân quyền mà không bị trừng phạt."

Theo Human Rights Watch, Việt Nam đã bỏ tù 61 nhân vật bất đồng chính kiến và các nhà tranh đấu trong năm 2013, cao hơn nhiều so với con số khoảng 40 người của năm trước đó.

Chính phủ ở Hà Nội lâu nay vẫn nói rằng Việt Nam không hề có tù nhân chính trị và họ chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.

Blogger Việt Nam cho rằng bản án của blogger Trương Duy Nhất có mục đích cảnh cáo những người dùng blog và Facebook để chỉ trích nhà cầm quyền.

Sáng nay 4/3 trong phiên xử kéo dài chỉ vài giờ đồng hồ, Tòa Án Đà nẵng đã tuyên phạt nhà báo, blogger Trương Duy Nhất 2 nằm tù, cáo buộc ông tội lời dụng quyền tự do, dân chủ, để xâm phạm lợi ích nhà nước, chiếu theo điều 258 của bộ luật hình sự.
Ông Nhất, 50 tuổi, bị bắt giữ từ tháng Năm năm ngoái, sau loạt 11 bài viết của ông được phổ biến trên trang blog cá nhân mang tên “Một Góc Nhìn Khác”, chưa đựng nội dung đòi hỏi đổi mới chính trị.
Một trong những bài viết của ông được phổ biến hồi tháng Tư 2013 mang nội dung đòi hỏi cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lẫn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên từ chức, đồng thời nói rằng hai nhân vật hàng đầu của đảng và chính phủ phải chịu trách nhiệm vì đã để xảy ra tình trạng kinh tế suy thoái, hỗn loạn chính trị, và tham nhũng không thể kiểm soát nổi.
Những bài viết của ông được người đọc đón nhận, nhưng cáo trạng của Tòa lại cho rằng đó là những bài viết mang nội dung sai trái, bôi nhọ lãnh đạo, tạo thành cái nhìn tiêu cực.
Trước tòa ông Trương Duy Nhất khẳng định không có tội, nói rằng đáng lý ra ông phải được ghi công vì đã đưa ra những sai trái mà lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam cần nhìn thấy để sửa đổi.
Ông Nhất cũng nói với tòa rằng phê bình lãnh đạo là điều rất bình thường trong một quốc gia dân chủ.
Luật Sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho ông, cho đài BBC biết thêm rằng lời cuối cùng của ông Nhất trước khi Tòa tuyên án là với tư cách một nhà báo độc lập, ông Nhất tin mình góp phần xây dựng dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, cũng như những suy nghĩ của người dân.
Ông Nhất cũng trình bày với Tòa rằng có những loại tù mà người bị kêu án cảm thấy ân hận hay xấu hổ, riêng với ông thì ông lại tự hào, nói thêm rằng chừng nào ông chưa được tự do mà còn bị kết tội thì ông sẽ còn tranh đấu cho đến khi tất cả các tội danh cào buộc cho ông phải được xóa bỏ.
Cũng xin nói thêm là ngay sau khi bản án được công bố, Đại Sứ Quan Mỹ ở Hà Nội cho phổ biến bản thông cáo, trong đó viết rằng chính phủ Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc việc Tòa Án Việt Nam kết án ông Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm khác, đồng thời yêu cầu phía chính quyền Việt Nam cho người dân được quyền bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa.
Bản thông cáo cũng nói rằng hôm nay trong các cuộc thảo luận ở Hà Nội, bà Phụ Tá Ngoại Trưởng Wendy Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam.
Từ Paris, bản thông cáo chung của Tổ Chức Hành Động Cho Dân Chủ Việt Nam và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam cũng lên án việc nhà nước kết án ông Trương Duy Nhất, đồng thời đòi hỏi chính phủ hà Nội phải công nhận và tôn trọng những quyền căn bản của người dân.

Một phiên xử đặc biệt

Ngay sau phiên xử blogger Trương Duy Nhất chủ nhân trang ‘Một góc nhìn khác’ hai năm tù giam theo điều 258.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận phản ứng của một blogger tại Việt Nam, anh Nguyễn Lân Thắng, về bản án 2 năm tù giam dành cho ông Trương Duy Nhất như thế.
Nguyễn Lân Thắng: Tôi nghĩ rằng phiên xử Trương Duy Nhất là một phiên xử khá đặc biệt, bởi vì đây là con người đưa ra những tiếng nói phản biện. Nhưng mà từ trước đến nay anh ấy có những va chạm với giới blogger và anh ấy không được nhiều người đồng tình ủng hộ cho lắm. Thế nhưng khi anh ấy gặp nạn, bị đưa ra xét xử như thế này thành ra anh ấy đang có rất nhiều người quay trở lại ủng hộ anh ấy và lên án những bất công mà anh ấy phải chịu.
Tôi nghĩ sâu xa vấn đề này có điều là một con người như Trương Duy Nhất khi bị xét xử một cách không công bằng như vậy mà đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người khác như thế thì những người khác tiếp tục bị xử về điều luật 258, số lượng người ủng hộ sẽ còn khủng khiếp như thế nào!
Khi anh ấy gặp nạn, bị đưa ra xét xử như thế này thành ra anh ấy đang có rất nhiều người quay trở lại ủng hộ anh ấy và lên án những bất công mà anh ấy phải chịu.
-Blogger Nguyễn Lân Thắng
Đó là một sự chuyển biến rất lớn trong phong trào đấu tranh dân sự ở Việt Nam.
Gia Minh: Qua sự ủng hộ của giới blogger cũng như nhiều người quan tâm thì Điều 258 mà mọi người bình luận lâu nay, tiếp tục bộc lộ ra những điểm bất cập của nó, phải không?
Nguyễn Lân Thắng: Đối với điều luật 258, ngày càng có nhiều người biết đến sự chưa đúng của nó. Càng áp dụng nó thì càng phản tác dụng với mặt dư luận càng xấu về phía chính phủ.
Gia Minh: Sau phiên xử luật sư bào chữa cho ông Trương Duy Nhất có trình bày với tất cả mọi người rằng ngay trong phiên xử bản thân ông Trương Duy Nhất và luật sư đều yêu cầu những người bị hại, tức những người mà cáo trạng nói là bị (ông Trương Duy Nhất) nói xấu (phải ra tranh luận trước tòa); nhưng phía chánh án đã không phản bác lại điều đó mà lại nói sang là ông Trương Duy Nhất đi ngược lại ‘đường lối, chính sách của Đảng’. Là một người viết blog thường có những bài viết như thế thì anh nghĩ sao?
Nguyễn Lân Thắng: Chúng tôi, những người phản đối điều luật 258, đã nhắc đi nhắc lại điều này nhiều lần trên truyền thông. Chúng tôi phản đối điều luật vô lý này vì nó ngăn cản quyền tự do ngôn luận của người ta. Điều này sẽ kéo lùi sự tiến bộ của xã hội và bao nhiệu hệ quả phát sinh từ sự chậm tiến của xã hội thì nó đã bộc lộ ra bên ngoài.
Nói chung phiên tòa ông Trương Duy Nhất về điều 258 này đối với giới blogger trong nước không có gì ngạc nhiên cả. Chỉ có điều chúng tôi thấy thông qua bản án và cách thức diễn ra phiên tòa sẽ làm cho những người đấu tranh càng tin tưởng, càng hy vọng và càng đoàn kết với nhau hơn để đấu tranh cho một xã hội tiến bộ hơn.
TruongDuyNhat-phientoa-250.jpg
Bên ngoài Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng tại 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng nơi diễn ra phiên tòa sơ thẩm xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014. Courtesy Dân Làm Báo.
Gia Minh: Mặc dù đoàn kết, tin tưởng và hy vọng như thế nhưng sự đấu tranh phải cụ thể hơn để bác lại những lập luận mà người ta cho rằng ‘viết đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng là có tội’, những blogger như anh tiếp tục có những phản bác như thế nào để những điều đó không được tiếp diễn nữa?
Nguyễn Lân Thắng: Vấn đề hành động như thế nào là một hành động tập thể thì cần có sự bàn bạc; thế nhưng tôi nghĩ mỗi blogger, mỗi cá nhân đều sẽ có những bài viết, đều có những phản ứng nhất định theo góc độ cá nhân, còn việc phản kháng tập thể phải chờ một thời gian nữa.
Gia Minh: Vụ án Trương Duy Nhất về điều 258 Bộ Luật hình sự được xem như là một vụ án lớn, nhưng đây không phải là lần đầu tiên những người trong nước bị đưa ra xét xử về điều 258. Gần đây việc bắt giữ theo điều 258 không thấy diễn ra, theo anh thì điều này có thể vẫn sẽ được áp dụng hay không?
Nguyễn Lân Thắng: Tôi không nghĩ rằng việc có tiếp tục được áp dụng hay không có ảnh hưởng đến tinh thần đấu tranh của các blogger tham gia phản biện xã hội.
Việc họ cố tình áp dụng những điều đó theo tôi nghĩ, theo thời gian và theo sự phản ứng của dư luận, sẽ phải ngày càng giảm đi; nhưng mức độ giảm đến đâu và lúc nào người ta chấm dứt việc sử dụng điều luật này phụ thuộc vào tương lai.
Gia Minh: Trong đợt bắt blogger Trương Duy Nhất còn có một người nữa là blogger Phạm Viết Đào, theo anh thì sắp đến đây trường hợp của ông Phạm Viết Đào ra sao?
Nguyễn Lân Thắng: Tôi nghĩ ông Phạm Viết Đào cũng nhận được sự ủng hộ rất lớn của giới blogger; tuy nhiên chưa đến lúc người ta đưa ra xử nên tôi chưa thể nói trước được tương lai như thế nào nhưng nói chung về mặt tinh thần, các blogger cũng rất thông cảm và ủng hộ những việc ông ấy đã làm.
Gia Minh: Qua những bài viết của Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, mặc dù mỗi người có góc nhìn và hướng riêng, nhưng sự đồng cảm của các blogger đối với những bài viết đó là gì?
Nguyễn Lân Thắng: Tôi nghĩ ông Trương Duy Nhất, ông Phạm Viết Đào hay những blogger khác mỗi người đều có một phong cách khác nhau; nhưng tôi hiểu xuất phát điểm mà họ hành động, viết bài, phê phán cuối cùng nhắm đến cho xã hội cởi mở hơn, tự do thông tin hơn và có những phản biện đối với các chính sách của Nhà nước để mục tiêu làm sao cho xã hội công bằng, văn minh và tiến bộ hơn. Thế cho nên, khi các ông ấy bị bắt giam, bị xét xử về điều luật 258 một cách mờ ám và như là một sự trả thù như vậy, mọi người sẽ đồng lòng lên tiếng bảo vệ.
Gia Minh: Việc xử án và những bản án như vậy, theo anh không có tác dụng như phía chính quyền mong muốn?
Nguyễn Lân Thắng: Tôi nghĩ điều mà tất cả những bản án chính trị tại Việt Nam, người ta muốn trừng phạt đương sự là một chuyện nhưng tính răn đe xã hội mới là mục đích mà người ta mong muốn. Nhưng nếu anh quan sát, tình hình chính trị tại Việt Nam cũng như thông qua các phiên xử án những người bất đồng chính kiến về rất nhiều tội danh không phải chỉ riêng 258, cứ sau một đợt xử án, số người quan tâm đến chính trị, số người quan tâm đến hiện tình đất nước lại ngày càng tăng lên; đặc biệt những người dám ‘chường mặt’ ra tham gia những hoạt động đấu tranh đường phố lại càng đông lên.
Gia Minh: Cám ơn blogger Nguyễn Lân Thắng

No comments:

Post a Comment