Thursday, February 20, 2014

Tin thứ Năm, 20-02-2014

+ Có lẽ các diễn đàn xã hội nên tập trung khen quyết liệt chuyện ngài thủ tướng nói dưới đây. Qua đó, nếu ngài thủ tướng lại tiếp tục không làm đúng như những gì đã nói thì... quả là lời của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn quá đúng cho đến tận hôm nay...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân VN không bao giờ quên công lao của chiến sĩ, đồng bào trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
Thủ tướng phát biểu tại hội nghị thực hiện quy chế phối hợp giữa Chính phủ và UB trung ương MTTQ Việt Nam chiều nay 19/2. 'Chiến tranh biên giới phía Bắc' được đề cập tại hội nghị khi có ý kiến từ các thành viên của các hội đồng tư vấn MTTQ nêu xung quanh dấu mốc sự kiện này tròn 35 năm.

chiến tranh biên giới
Thủ tướng: Chiến tranh biên giới 1979 không bị lãng quên. Ảnh Minh Thăng
GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, quyền Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Khoa học - Giáo dục của MTTQ muốn lắng nghe 'quan điểm chính thống' từ lãnh đạo cấp cao về cuộc chiến tranh khi đã khép lại 35 năm.
'Liệu có những hoạt động kỷ niệm nhằm tưởng nhớ những người đã hy sinh, xây dựng tượng đài hay đưa vào sách giáo khoa không?' - bà hỏi. Đặt câu hỏi, GS Châu mong muốn câu trả lời để giải đáp những 'xôn xao' trong dư luận gần đây.
Ông Nguyễn Túc, ủy viên đoàn chủ tịch UB trung ương MTTQ Việt Nam cũng cho hay nhân dân cũng mong chờ lãnh đạo Đảng, Nhà nước nêu lên tiếng nói, quan điểm nhìn lại cuộc chiến biên giới phía Bắc.
"Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới xâm lược của TQ"- Thủ tướng nhấn mạnh cũng như khẳng định tất cả những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến được chôn cất trong các nghĩa trang.
Thủ tướng cho hay, vừa qua Bộ Chính trị đã họp và có những chỉ đạo chặt chẽ với tinh thần tính đến lợi ích cao nhất của đất nước.
Ông khẳng định các hoạt động kỷ niệm cũng phải tính có lợi cho đất nước nhất.
+ Có lẽ các diễn đàn xã hội nên tập trung khen quyết liệt chuyện ngài thủ tướng nói như trên. Qua đó, nếu ngài thủ tướng lại tiếp tục không làm đúng như những gì đã nói thì... quả là lời của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn quá đúng cho đến tận hôm nay...
Nghi án giết người vứt xác:
Không thấy xác, vẫn đủ căn cứ cáo buộc tội giết người!
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ 2014 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên án vụ bác sĩ thẩm mỹ Cát Tường có hành động dã man với bệnh nhân, là hành động tàn ác.
“Tôi giải trình trước Quốc hội rằng đội ngũ y bác sĩ phần lớn tốt, nhưng có cá biệt như thế, không cách nào khác phải xử lý theo pháp luật”, Thủ tướng nói và khẳng định việc này là cá biệt thì trước hết phải khởi tố bắt giam theo pháp luật, nhưng sau đó với chức năng của mình thì Văn phòng Chính phủ rà soát xem lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ nào phải yêu cầu làm ngay để rút kinh nghiệm.
Ở vụ án “thẩm mỹ Cát Tường”, trao đổi ý kiến với một số luật gia, cho thấy nếu căn cứ vào “án lệ” cũng như lập luận từ các góc nhìn khác nhau về văn bản pháp luật liên quan đến cáo buộc hành vi “giết người”, khó lòng có chuyện cứ phạm tội tày đình rồi “hủy thi diệt tích” thì sẽ thoát được “lưới trời”.
Đủ yếu tố cho tội danh “Giết người”
Nếu áp dụng “án lệ”, cho thấy nghi phạm của vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường khó lòng thoát khỏi cáo buộc về tội danh giết người.
Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra đầm tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã tuyên án: Không chấp nhận đơn kháng cáo của Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương. Bị cáo Vươn vẫn phải chịu mức án về tội danh “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”.
Ở vụ án này, vấn đề hậu quả xảy ra sau hành vi phạm tội vẫn đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, giới luật học quan tâm nhất. Nhiều người cho rằng để truy cứu trách nhiệm về tội giết người bắt buộc phải có hậu quả chết người xảy ra. Tuy nhiên, số khác lại khẳng định kể cả trong trường hợp chưa có hậu quả chết người xảy ra vẫn có thể truy cứu về tội giết người.
Quan điểm giết người phải có hậu quả chết người xảy ra luận giải rằng: Để định tội danh một người phạm tội giết người thì điều đầu tiên là phải có bằng chứng về một người đã chết. Hiện nay pháp luật hình sự Việt Nam truy cứu tội giết người ngay cả khi hành vi đó mới có khả năng gây ra cái chết cho con người. “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra, mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép tội. Như vậy là mâu thuẫn với nguyên lý chỉ được phép khép tội khi hành vi tội phạm đã hoàn thành.
Quan điểm giết người phải có hậu quả chết người xảy ra chưa được chấp thuận ở Việt Nam. Bởi lẽ, trên thực tế chủ thể thực hiện hành vi cố ý giết người, mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể đó thì vẫn truy tố về tội giết người.
Trong khoa học hình sự Việt Nam có sự phân biệt giữa phạm tội chưa đạt và phạm đã đạt, phạm tội chưa hoàn thành và phạm tội đã hoàn thành. Đối với hành vi phạm tội đã hoàn thành, hành vi phạm tội đã xảy ra thì mặc dù người phạm tội chưa đạt mục đích mong muốn, hậu quả chết người chưa xảy ra vẫn được coi là cấu thành tội giết người.
Những căn cứ cáo buộc
Hoạt động hút mỡ bụng, nâng ngực thẩm mỹ là nguy hiểm đến tính mạng con người nên chỉ được phép thực hiện trong các bệnh viện và cơ sở y tế của Nhà nước. Như vậy, về nguyên tắc không thể xảy ra vụ tai biến tử vong nào liên quan đến dịch vụ này diễn ra không phải tại bệnh viện có chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ.
Ở đây, nghi phạm của vụ án là một thầy thuốc đang làm trong ngành y tế nên đương nhiên phải biết được tính nguy hiểm của việc hút mỡ bụng và nâng ngực thẩm mỹ là nguy hiểm đến tính mạng, vì trong quá trình của việc phẫu thuật thẩm mỹ có việc phải sử dụng phương pháp gây mê, gây tê.
Bên cạnh chuyện nghi phạm thực hiện phẫu thuật trái pháp luật, còn là chuyện khi thấy bệnh nhân lâm vào tình trạng hôn mê sâu sau phẫu thuật do chính mình thực hiện, nghi phạm được mô tả là chỉ cấp cứu qua loa rồi bỏ đi nơi khác, không có mặt bên nạn nhân. Một nghi phạm khác khai rằng đã cùng vị bác sĩ này đem nạn nhân vứt xuống sông Hồng phi tang chứng cứ nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình.
Xâu chuỗi lại, cho thấy hành vi của nghi phạm có giấu hiệu phạm tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp (biết hành vi của mình là nguy hiểm đến tính mạng của người khác nhưng vẫn làm vì đồng tiền và bỏ mặc hậu quả xảy ra thì theo qui định của pháp luật thì hậu quả đến đâu phải xử lý đến đó).
Hậu quả của vụ án này là nạn nhân khả năng đã chết. Trường hợp Cơ quan điều tra tổ chức truy tìm xác nạn nhân không có kết quả, việc này không ảnh hưởng đến việc xác định tội danh và đưa ra truy tố, xét xử vì việc tìm thấy xác nạn nhân cũng chỉ là một chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội mà thôi.
Lời khai ghi nhận tại Cơ quan điều tra, ê kíp ca phẫu thuật đều thừa nhận có việc thực hiện ca phẫu thuật thẩm mỹ cho nạn nhân vào ngày 19-10-2013 tại Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường và có sự việc nạn nhân bị tử vong vào buổi chiều cùng ngày.
Bản thân nghi phạm và nhân viên bảo vệ thừa nhận có việc nạn nhân chết và sau đó hai đối tượng này mang xác nạn nhân vứt xuống sông Hồng; và còn có các chứng cứ khác chứng minh như các phương tiện, dụng cụ phạm tội, hóa đơn thu tiền của nạn nhân, các mẫu máu thu tại hiện trường,…
Trọng án giết người
Bộ luật hình sự (BLHS), Điều 9 quy định về Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Từ quy định chung trên có thể thấy cố ý gián tiếp trong tội giết người là trường hợp người có hành vi phạm tội thấy rõ hành vi của mình có khả năng làm chết người khác, mặc dù họ không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và để mặc cho hậu quả xảy ra.
Điều đó có nghĩa là trong ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của người khác, mà họ chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn đến đâu thì đến. Vậy thì hậu quả xảy ra đến đâu thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm đến đó thôi.
BLHS, Điều 93. Tội giết người, ghi: “1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn”.
Như vậy, nghi phạm ở vụ án nói trên, cho thấy có dấu hiệu vi phạm vào các Khoản sau đây: 1.g; 1.i; 1.k; 1.q. Mức án cao nhất dành cho tội danh này là “Tử hình”.
Minh Tâm (chủ blog)

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trần Mạnh Hảo: Lời sáu vạn người đã hi sinh chống giặc Tàu xâm lược: Sao lại giỗ chúng tôi bằng bài khiêu vũ: “Trung Quốc chính nghĩa”?(DLB). – Thục Quyên – Những đóa hoa bong bóng màu sim tím (Dân Luận). “Đừng ngạc nhiên hay trách móc nếu thanh thiếu niên Việt Nam vật vã khóc lóc khi một ca sĩ ngọai quốc chết vì lạm thuốc, nhưng không hay biết rằng hơn 30.000 chú bác cô dì của mình đã nằm xuống, để mong bảo vệ sự sống còn, tự chủ của con cháu!  Trách nhiệm này, dân tộc và lịch sử sẽ không quên!” – Cần tưởng niệm chung cho các tử sĩ (Nguyễn Hồng Hải) (Thông Luận).1 – Liệt sĩ của đảng, liệt sĩ của dân (DLB).
<- HÀ NỘI, NIỀM TỰ HÀO VÀ NỖI HỔ THẸN (Phương Bích). - Ông Trần Nhật Quang chửi ai? (Blog RFA). “Đảng bị vạch mặt qua câu nói đầy ngạo nghễ của ông Quang cáo buộc rằng Ngụy và Trung Quốc giành nhau miếng đất Hoàng Sa. Trong khi đó Đảng ở đâu mà im hơi lặng tiếng?  ‘Cái ngày mà bọn bán nước Ngụy Sài Gòn đánh nhau với bọn cướp Trung Quốc. Cái ngày mà hai bọn cướp đấy đánh nhau để tranh ăn thì các ngươi lại kỷ niệm. Nhục nhã chưa?’.  Chữ ‘nhục nhã chưa?’ không dành cho Đảng thì dành cho ai đây?
Đồng Chí Với Nhau, Ai Nghĩ Sẽ Thuốc Nhau! (Đinh Tấn Lực). “Hóa ra, cái thế lực thù địch tàng ẩn ngay trên thượng tầng kia đang ra chiêu ngáng nhau bằng những lời cố vấn nhiệt tình hạ bệ lẫn nhau trước mắt nhân dân“. – Chắc gì Kamp cưa đá, nhảy đầm & chém lợn giỏi hơn VN ta?
Dương Hoài Linh – Vụ án Lê Quốc Quân dưới lăng kính thời đại (Dân Luận). – JB Nguyễn Hữu Vinh: Qua những phiên tòa cộng sản: Tư cách mõ thời đại mới (Blog RFA). “Với tư cách đó, họ đã có những hành động bất chấp sự mỉa mai, bất chấp sự thật, luật pháp một cách công khai như ở phiên tòa xử Lê Quốc Quân và các phiên tòa khác xử những người bất đồng chính kiến, xử các giáo dân Thái Hà trước đây… để ‘công khai xử kín’. Và dần dần, họ coi rằng việc họ bất chấp liêm sỉ và luật pháp là chuyện hiển nhiên của… thằng mõ“. – XƯA VÀ NAY (Phương Bích). – SAU PHIÊN TÒA BÁC BỎ KHÁNG CÁO, PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI CAM KẾT ĐƯA TIẾNG NÓI LÊ QUỐC QUÂN RA KHẮP THẾ GIỚI (RSF/ DTD).
Paulo Thành Nguyễn – Cơ hội nào cho tôi sống và phát triển trong chế độ này? (Dân Luận). “Có lẽ sống trong một chế độ bất công thì ngay cả việc tôi muốn im lặng cũng là điều không thể và tôi nhận ra rằng trước khi những quyền tự do cơ bản của con người chưa được tôn trọng thì mọi cố gắng xây dựng cuộc sống của tôi cũng giống như việc xây nhà trên cát, sẽ bị sụp đỗ bất cứ lúc nào bởi sự tùy tiện của giới cầm quyền, bởi ‘lý do an ninh Quốc gia’, bởi nghị định và những điều luật mơ hồ nhằm bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của phe nhóm“.
Phạm Quý Ngọ chết thật hay chết giả? (DLB).  – Bùi Chí Vinh – Văn tế một cái chết bẩn (Dân Luận). “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng/ Kẻ ác chết đi để lại đời bia miệng/ Thế thái nhân tình tưởng đục mà trong/ Thân làm tướng mà sống thua sĩ tốt/ Hèn chi triều đại suy vong…“. – Ngọ chết – Buồn buồn viết mấy dòng chơi (Phạm Thanh Nghiên).
Chuyện Dài OPM (Kỳ 2) (Alan Phan).
- Phạm Chí Dũng: Mùa xuân dệt liệm (VOA).
12h30′:
- TS. Vũ Cao Phan: Mười bảy tháng hai (Quê Choa). – Nghĩ ngợi linh tinh (Quê Choa). – Đào Dục Tú: Một bài học không dễ học (Bà Đầm Xòe). – ‘Cần tưởng niệm chung cho các tử sỹ’ (BBC).
Từ đỉnh cao của sự “kiêu ngạo cộng sản” đến tận đáy của sự hèn hạ bạc nhược… (Blog RFA). “Khi một đảng cầm quyền có những người lãnh đạo vẫn thản nhiên ăn mừng một đám cưới khi hàng ngàn người lính lẫn người dân đã ngã xuống ngay trong ngày đầu tiên giao chiến với quân thù, thì cũng chẳng lạ gì nhiều năm sau, các thế hệ đàn em của họ có thể ra lệnh cho một thiểu số dân chúng nhảy múa ngay trong cái ngày nổ ra chiến tranh ấy!“. – Mời xem lại: Ký ức đám cưới ngày 17.2.1979 của con trai Tổng bí thư Lê Duẩn (TN).
Tù chính trị chỉ có tội với chế độ độc tài (Người Việt). “Ông Ðịnh nhấn mạnh, việc ‘hoãn thi hành án’ để ông chữa bệnh là do sức ép của dư luận, của cộng đồng quốc tế chứ không phải là ‘khoan hồng, nhân đạo’ như chính quyền Việt Nam muốn tỏ ra như thế“.
Tôi hoang mang tợn! (Đồng Phụng Việt). “Trong phiên xử Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng không chỉ khai về ông Ngọ. Các lời khai còn có một số chi tiết liên quan đến ông Trần Đại Quang, Đại tướng, Bộ trưởng Công an. Ông Quang đồng thời còn là Ủy viên Bộ Chính trị. Vậy thì càng cần phải làm rõ để bảo vệ uy tín của Bộ chính trị cũng như khẳng định quyết tâm chấn chỉnh, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh của các bác là thật, không phải nói chỉ vì… cần tuyên bố.     Ông Ngọ tuy đã chết nhưng các điều tra viên điều tra vụ ông Dương Chí Dũng chưa kịp… chết!” – Vụ án ‘Làm lộ bí mật Nhà nước’ sẽ được đình chỉ do tướng Ngọ mất (TN). – ‘Tang lễ ông Ngọ vẫn cử hành bình thường’ (BBC).
KINH TẾ
12h30′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
12h30′:
Gánh đừng để rơi…  (Tia Sáng).
Mây Lìa Ngàn của Ðinh Hùng (Người Việt).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
12h30′:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
12h30′:
Vui buồn tàu lửa Việt Nam (Người Việt).
QUỐC TẾ
12h30′:
Nhiều cái khó (ĐĐK).
* RFA: Audio: + Sáng 19-02-2014; + Tối 19-02-2014.
* RFI:  

No comments:

Post a Comment