Thursday, February 13, 2014

Tin thứ Năm, 13-02-2014

Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc cho biết Hoàng tử Vĩnh Diêu, con trai vua Thành Thái, vị hoàng tử cuối cùng của triều Nguyễn vừa qua đời tại Mỹ.
Cáo phó đăng trên website của họ Nguyễn Phước viết:
“Được tin : Hoàng tử Vĩnh Diêu - con trai vua Thành Thái - vị hoàng tử cuối cùng của vua Thành Thái đã ra đi về cõi vĩnh hằng vào lúc 12h (giờ Việt Nam) ngày 12/2/2014 (nhằm ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Ngọ) tại Hoa Kỳ, hưởng thọ: 90 tuổi.
Kính Thông báo để Bà con Hoàng tộc Nguyễn Phúc và Quý Thân hữu Nguyễn Phúc Tộc được biết.
Cầu mong Hương linh Ngài Vĩnh Diêu sớm tiêu diêu nơi cõi vĩnh hằng cùng các Tiên đế”.
 Ông Nguyễn Phước Vĩnh Diêu (phải) về Huế dự lễ kỵ vua Thành Thái năm 2011.
Ông Nguyễn Phước Vĩnh Khánh, Trưởng ban liên lạc và đối ngoại Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc cho biết, Hoàng tử Vĩnh Diêu là vị hoàng tử cuối cùng trong số các hoàng tử của 13 vua trị vì tại Huế được công nhận tước vị chính thức khi vua cha còn trị vì. Cũng theo ông Khánh, Hoàng tử Vĩnh Diêu đã qua Mỹ từ lâu, đời sống khá khó khăn và có ít con.
Nguyễn Phước Vĩnh Diêu là con trai của vua Thành Thái (1879-1954) - vị vua thứ 10 trong số 13 vị vua trị vì ở triều đại nhà Nguyễn tại Huế. Ông là một trong 3 vị vua chống Pháp quyết liệt, bị chính quyền thực dân Pháp đày ra ngoại quốc cùng với các vua Hàm Nghi, Duy Tân. Thi hài vua Thành Thái được an táng tại An Lăng, đường Duy Tân, TP Huế.
Hiện vẫn có một số hoàng tử theo cách gọi thân thuộc của bà con họ Nguyễn, nhưng không chính thức được công nhận. Ví dụ hoàng tử của vua Duy Tân sinh ra khi vua bị lưu đày bên đảo quốc của Pháp, hay hoàng tử con bà phi của vua Bảo Đại khi đã thoái vị… đều không được coi là chính thức - vì không được phong tước vị.

HỌ ĐÃ NÓI GÌ?
Chỉ 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng đòi tinh giản 100.000 biên chế
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình từng khẳng định, chỉ có trên dưới 1% công chức “sáng cắp ô đi tối cắp về” nhưng mới đây lại "đòi" tinh giản tới 100.000 biên chế.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, phát biểu trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, theo báo cáo của một số bộ, ngành, địa phương gửi về Bộ Nội vụ, chỉ trên dưới 1% công chức bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ.
 Nếu chỉ có 1% (tương đương với 28.000 công chức) không hoàn thành nhiệm vụ thì tại sao Bộ Nội vụ lại xin tinh giản tới 100.000 biên chế?
Trước đó, tại cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 2,8 triệu công, viên chức thì khoảng 30% (tương đương với 840.000 người) làm việc theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp về” nên nếu cho nghỉ làm cũng không ảnh hưởng gì tới công việc.
Khi có đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình làm rõ vì sao còn tình trạng tồn tại khoảng 30% cán bộ công chức không làm được việc trong Bộ máy Nhà nước, Bộ trưởng Bình cho rằng, đó chỉ phản ánh của dư luận, chứ Việt Nam chỉ có 1% công chức không đáp ứng nhiệm vụ.
Thậm chí, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cũng từng khẳng định thông tin về tỷ lệ 30% công chức vô dụng mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu chỉ là võ đoán, theo cảm tính, thiếu căn cứ và rất thiếu trách nhiệm.
Cho tới giờ, chưa có một điều tra nào chứng minh con số công chức "cắp ô" chính xác là bao nhiêu. Thế nhưng, Bộ Nội Vụ lại mới trình dự thảo xin tinh giản 100.000 biên chế. Vậy phải hiểu 1% công chức “cắp ô” mà Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình từng khẳng định như thế nào? Nếu chỉ có 1% (tương đương với 28.000 công chức) không hoàn thành nhiệm vụ thì tại sao Bộ Nội vụ lại xin tinh giản tới 100.000 biên chế, trong khi hàng năm lượng công chức mới vẫn được tuyển thêm đều đặn?
Bình luận những phát ngôn mâu thuẫn này, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên đại biểu Quốc hội khóa XI, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội) phải thốt lên: “100.000 công chức là bao nhiêu phần trăm? Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình thật khó hiểu!”.
Cũng vẫn là Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, trước mắt từ nay đến 2016, không tăng thêm biên chế, viên chức, trừ trường hợp thành lập các cơ quan mới do cơ quan có thẩm quyền cho phép, phát sinh các nhiệm vụ mới.
Thực tế thì trong một số liệu thống kê khác, trong 3 năm (năm 2010-2012) số cán bộ công chức nghỉ theo chế độ chính sách là 28.132 người nhưng số người được tuyển mới là 69.851 người tăng 41.719 người.
Mỗi ca trực CSGT chỉ được 1 ổ bánh mỳ nên tham nhũng nhiều nhất?
Vào tháng 11/2012, tại cuộc họp báo công bố Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới tổ chức thì top 4 ngành và lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất tại Việt Nam là cảnh sát giao thông (CSGT), quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.
  Mỗi ca trực CSGT chỉ được bồi dưỡng số tiền chỉ đủ để mua bánh mì và nước lọc, vậy lấy đâu ra mà tham nhũng nhiều nhất?
Thế nhưng, mới đây, cuối năm 2013, trong phiên họp để các thành viên Chính phủ cho ý kiến về sử dụng khoản tiền phạt của CSGT, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã cho mọi người thấy CSGT khá khổ cực khi mỗi ca trực chỉ được mua thêm 1 ổ bánh mỳ. Cụ thể, Bộ trưởng Quang nói: “Do thiếu lực lượng tuần tra nên nếu chia bình quân, mỗi CSGT phải phụ trách 70 km quốc lộ.
Đứng một chỗ không được, cảnh sát phải tuần tra rất căng thẳng. Nhiều khi dư luận hiểu không rõ, tưởng phạt nhiều cảnh sát giao thông được nhưng số tiền này, theo quy định phải nộp về Bộ Tài chính. Mỗi ca trực anh em cũng chỉ được mua thêm cái bánh mỳ".
Bên cạnh đó, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên - Cục trưởng cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) cũng nói với báo chí: “Mỗi ca trực đêm của chiến sĩ được thêm 100.000 đồng, số tiền này chưa đủ để mua nước lọc".
Từ thông tin của các lãnh đạo ngành công an cung cấp có thể thấy, hiện nay đời sống của các chiến sĩ CSGT rất khó khăn, mỗi ca trực chỉ được bồi dưỡng số tiền chỉ đủ để mua bánh mì và nước lọc, vậy lấy đâu ra mà tham nhũng nhiều nhất?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1- Loạt bài về Cuộc chiến xâm lược biên giới năm 1979 của báo Một thế giới và Petrotimtes đã bị gỡ bỏ, nhưng được đăng lại tại đây: Hoa đào biên viễn: Biên giới, hồi ức 35 năm (1) (MTG/Chép Sử Việt).   –   Hoa đào biên viễn: “Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau“ (2).   –   Hoa đào biên viễn: Bia trấn ải – nơi tổ quốc được tô màu đỏ (3).   -   Phút bi tráng ở Pò Hèn, 17.2.1979.  –   Báo nước ngoài: 5 thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến 1979. – Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 1) (PT/Chép Sử Việt).   –  Biên niên sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (Kỳ 2).   –   Nhớ những mùa hoa sim biên giới.
- Chỉ còn duy nhất bài phỏng vấn Giáo sư sử học Vũ Minh Giang trên báo Lao động là không bị gỡ bỏ: Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm (LĐ).
TIN BỐ TIÊN SƯ (FB Nguyễn Quang Vinh).
- Trần Trọng Ngà, California: Nói lại về trận Hoàng Sa (BBC). Nói về những chỗ sai trong bài viết của Bill Hayton đăng trên BBC: Thực hư hải chiến Hoàng Sa 1974
Nhân quyền và cái bánh chưng bằng đất (DLB). – Sau khi Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đưa ra Tuyên bố chính thức về Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam, báo Nhân Dân có bài lên án về vụ này:Một việc làm bất thường và lạc lõng! Nhưng dường như Đại sứ quán Việt Nam ở Washington DC cho rằng bài trên báo Nhân Dân mới là “bất thường và lạc lõng”, đã không phản ứng lại hay có hành động gì đối với tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, lại còn tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại Việt-Mỹ hôm qua tại hội trường tòa nhà Dirksen của Thượng viện Mỹ: Sau hai thập kỷ Mỹ bỏ cấm vận (Hiệu Minh). – Kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại Việt-Mỹ (Lao Động).
- Nguyễn Trung: Chữ tín (viet-studies). “Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam nên bắt đầu từ đi tìm chữ tín, làm tất cả mọi việc có thể để thực hiện chữ tín. Thiết nghĩ đây là điều quan trọng nhất, thách thức đến mức sống hay là chết, ĐCSVN lúc này nên làm, nhất là quá trình chuẩn bị đại hội XII đã bắt đầu“.
- Trần Gia Phụng: Phải chăng Nguyễn Ái Quốc muốn là rể hùm thiêng Yên Thế? (DLB). “Theo bài báo nầy, vào đầu năm 1929, khi làm giấy tờ xin đi Việt Nam, bà Hoàng Thị Thế khai với nhân viên phụ trách rằng vào tháng 3-1928, Nguyễn Ái Quốc gởi một phái viên đến gặp bà ta và thuyết phục bà ta thành hôn với Nguyễn Ái Quốc. Bà Thế cũng cho biết rằng lúc đó Nguyễn Ái Quốc đã cưới một phụ nữ Nga và Quốc đã đến thành phố Lille trong hai năm 1927 và 1928“.
Dư Âm Năm Cũ (Blog RFA).
Sĩ diện hão! (DLB). “Unesco vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử nam bộ thì có ích gì cho các nghệ nhân?” Ước gì? (FB Nguyễn Đình Bổn). “Bà Katherine Muller Marin thân mến! Nếu có một phép màu nào đó làm cho điều ước của bà thành sự thật thì tôi e rằng giờ này bà có thể là một trong những số phận lưu lạc quê người, hay vất vưởng nơi các quán đèn mờ tại các thành phố, nơi các cô gái chẳng bao giờ đọc báo để biết vừa có một cuộc vinh danh rầm rộ về một di sản của cha ông họ!
- Anh cả Trung Quốc đang quan sát và xuất khẩu phương pháp của họ: CHINESE BIG BROTHER IS WATCHING, AND EXPORTING ITS METHODS (RSF). –MỸ Cảnh Báo Về Mối Đe Dọa Không Gian Từ Trung Quốc (ĐKN).
12h00′:
- Cái chết về tự do thông tin đã được lập trình – Đảng đàn áp ra sao: “PROGRAMMED DEATH OF FREEDOM OF INFORMATION” – HOW THE PARTY CRACKS DOWN (RSF).
Con người tự do là vô giá (Nguyễn Văn Thạnh). “Chúng ta sẽ không thành công trong việc kiến tạo một xã hội văn minh-nơi phẩm giá con người được tôn trọng-nếu mỗi công dân tự do không ý thức được sự vô giá của mình và tranh đấu cho điều đó“.
- VỤ 16 năm đòi bồi thường oan sai (Tuổi Trẻ 17-4-2012): Ủy ban Tư pháp Quốc hội yêu cầu xem xét giải quyết (TT).
- Vụ “Cần Thơ phát hiện kết quả xét nghiệm sao chép”: Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm ban giám đốc (TT). – Yêu cầu kỷ luật vụ “nhân bản” xét nghiệm ở Cần Thơ (TP).
KINH TẾ
12h00′:
- Tăng trưởng tín dụng năm 2014: Có quá lạc quan? (LĐ). – Cơ hội giảm lãi vay đang xuống thấp (LĐ). – Rậm rịch vay vốn đầu năm (ĐĐK).
VĂN HÓA-THỂ THAO
12h00′:
- Nguyễn Hoàng Đức: THƠ TỰA BÈO NỔI LÊN MẶT AO LỄ HỘI (Bà Đầm Xòe).
Cố nghệ sỹ Quang Hưng (Vũ Ngọc Tiến).
THANH ÂM PHỐ CỔ / Lưu Tuấn Hùng (Trần Mỹ Giống).
HÀ QUANG MINH – Mượn (Du Tử Lê).
Bệnh mê giầy (Người Việt).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Phân luồng học sinh học nghề: Đường khó đi (ĐBND).
12h00′:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
12h00′:
- Dịch sởi: “Chết” vì… chủ quan! (PT).
QUỐC TẾ
12h00′:
* RFI:

No comments:

Post a Comment