Monday, February 10, 2014

Tin thứ Hai, 10-02-2014 (cập nhật)

Từ đầu năm 2014, 'nữ hoàng dao kéo' Phi Thanh Vân liên tục gây choáng cho người hâm mộ khi mặc nhầm đồ lót dự sự kiện... Trông gợi cảm, bắt mắt và... tò mò...












Trong danh sách 207 ngành bị dừng tuyển sinh có thể thấy chiếm số lượng lớn là các ngành nghệ thuật và ngôn ngữ. Theo lý giải từ các trường, không phải là trường không muốn có, mà có mỏi mắt tìm cũng không thấy.

tiến sĩ, dừng tuyển sinh

Không kiếm ra tiến sĩ tiếng Ả rập
Một loạt ngành ngôn ngữ của các trường bị dừng tuyển sinh, trong đóTrường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng có các ngành Ngôn ngữ Thái Lan, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật; Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế có ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc; Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN ngành Ngôn ngữ Ả Rập; Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Hán Nôm, Ngôn ngữ Italia;Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM ngành Ngôn ngữ Nhật; Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc; Trường ĐH Hải Phòng ngành Ngôn ngữ Trung Quốc; Trường ĐH Quy Nhơn ngành Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 có ngành Ngôn ngữ Trung Quốc; Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: ngành Ngôn Ngữ Nhật…
Có khoảng 30 ngành đào tạo ngôn ngữ của các trường nằm trong danh sách đình chỉ tuyển sinh trong đợt này với cùng chung một nguyên nhân là không có tiến sĩ là “giảng viên cơ hữu đúng ngành đào tạo tham gia chủ trì chính của ngành đào tạo”.
Câu hỏi đặt ra là những ngành học này hiếm tiến sĩ đến mức độ nào mà ngay cả những trường lớn, đầu ngành, các trường chuyên đào tạo ngoại ngữ như ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, ĐH KHXH&NV TP.HCM… không “kiếm” ra nổi một người?  
Theo ông Võ Văn Sen, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, ngoài việc Bộ GD-ĐT nhầm Hán Nôm là ngành đào tạo (đây không phải ngành, mà là chuyên ngành nằm trong ngành Văn học và Ngôn ngữ, đến năm thứ tư sinh viên mới học chuyên ngành) thì đối với hai ngành còn lại là Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Italia “Bộ cần xem xét kỹ lại”.
Ông Sen giải thích: “Kiếm tiến sĩ những chuyên ngành này rất khó. Việc mở ngành ngôn ngữ Italia trường đã ấp ủ, ươm mầm từ dăm bảy năm trước với các kháo đào tạo ngắn hạn trong trường. Nhưng rồi vẫn không thể kiếm được tiến sĩ. Khi trường xin mở ngành, ĐHQg TP.HCM cũng đã châm chước cho việc này khi chúng tôi xê dịch các tiêu chuẩn như điều một phó giáo sư tiến sĩ ngành ngôn ngữ học, có thời gian học tập và công tác lâu dài tại Nga và Ý sang phụ trách ngành Ngôn ngữ Italia. Hơn nữa, khi mở ngành này, trường có sự ủng hộ của giáo viên tình nguyện từ Đại sứ quán Italia.
Phải vài năm nữa, khi có sự hỗ trợ của ĐSQ Ý, chúng tôi gửi cử nhân đi học, may ra mới có được tiến sĩ.
Ngành ngôn ngữ Tây Ban Nha cũng tương tự như trường hợp ngôn ngữ Ý, mới mới được hai năm nay. Hiện nay trưởng khoa chưa có bằng tiến sĩ nhưng chỉ vài ngày nữa, đến ngày 14/2 này, sẽ bảo vệ luận án.
Ngành này rất mới ở Việt Nam, phải nhờ dự án quốc tế của ĐSQ Tây Ban Nha, nhờ các giáo viên tình nguyện mà phía Tây Ban Nha đưa sang giảng dạy. Tuy nhiên, họ cũng không phải tiến sĩ, mà chỉ là thạc sĩ, và đương nhiên không phải giảng viên cơ hữu của trường”.
Ông Bùi Thiện Dụ, hiệu trưởng Trường ĐH Phương Đông cũng chia sẻ không thể kiếm đâu ra tiến sĩ về ngôn ngữ Nhật về làm giảng viên cơ hữu của trường. Bù lại, trường có 2 chuyên gia người Nhật tham gia giảng dạy.
Ông Nguyễn Đình Luận, hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội thì chỉ rõ đến các nước bản ngữ còn hiếm tiến sĩ ngôn ngữ, các nước EU còn có quy định chỉ cấp chứng chỉ phiên dịch cho người ngoài khối, thì Việt Nam lấy đâu ra tiến sĩ để mời về làm giảng viên?
Sẽ vĩnh viễn không có… tiến sĩ thanh nhạc
Trong nhóm các ngành nghệ thuật bị đình chỉ tuyển sinh, ngoài Trường ĐH Sân khấu Điện Ảnh với 15 ngành, còn có tên Học viện Âm nhạc Huếvới các ngành Chỉ huy Âm nhạc, Thanh nhạc, Sư phạm Âm nhạc, Âm nhạc học; Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngành Sư phạm âm nhạc;Nhạc viện TP.HCM ngành Sư phạm âm nhạc; Trường ĐH  Mỹ thuật Công nghiệp với các ngành Hội họa, Gốm, Thiết kế Công nghiệp; Trường ĐH  Mỹ thuật TP.HCM các ngành Điêu khắc, Thiết kế đồ hoạ, Đồ họa, Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật…
Số lượng các ngành nghệ thuật bị đình chỉ cũng lên tới gần 30. “Lỗi lầm” ở đây cũng là thiếu tiến sĩ chuyên ngành.
Trước sự việc này, lãnh đạo một học viện âm nhạc chia sẻ Bộ GD-ĐT chưa hiểu đặc thù của các ngành nghệ thuật.
“Nếu yêu cầu trước khi có bằng tiến sĩ đã học piano, học thanh nhạc thì còn có thể . Người học piano, thanh nhạc… khi làm tiến sĩ đều chuyển sang làm tiến sĩ về lý luận âm nhạc, vì muốn làm tiến sĩ phải có công trình nghiên cứu. Ví dụ như học piano rồi học chuyển tiếp để làm luận văn tiến sĩ về nghệ thuật piano.
Vì vậy, nếu đòi hỏi tiến sĩ piano, tiến sĩ thanh nhạc… sẽ mãi mãi không có. Nếu cứ mang tư duy các ngành khoa học tự nhiên ra áp dụng cho các ngành đặc thù là không ổn.
Danh hiệu cao nhất và thuyết phục nhất của người làm nghệ thuật là “nghệ sĩ”, chứ không phải một bằng tiến sĩ nào đó” – ông khẳng định.
Bên cạnh đó, theo vị lãnh đạo này, đối với ngành Sư phạm âm nhạc, Bộ GD-ĐT chưa cấp mã ngành đào tạo tiến sĩ cho trường nào thì lấy đâu ra tiến sĩ?
Cần sự linh hoạt
Ông Trần Thanh Hiệp, hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội chia sẻ thông tin:
"Ở nước ngoài cũng có đặc thù riêng đối với đào tạo nghệ thuật. Các thầy dạy đạo diễn điện ảnh cũng không phải là tiến sĩ. Thầy dạy nghề của đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy cũng như thầy dạy của đạo diễn Vương Đức, Xuân Sơn ở trường điện ảnh Matxcơva cũng không ai là thạc sĩ, tiến sĩ cả”.
Theo ông Hiệp, những được mời dạy trong các trường nghệ thuật trước hết là những người giỏi nghề, có thành tựu trong sáng tạo, có tư chất nhà sư phạm.
Ông Nguyễn Đình Luận thì nhận định đối với những ngành đặc thù, tiến sĩ là cỡ chuyên gia, tầm cỡ.
“Kể cả những nước bản ngữ còn hiếm. Hơn nữa, con người biến động, nay đủ mai thiếu là bình thường. Nhiều người khi đã có bằng cấp cao thì sẽ được cất nhắc sang vị trí khác, ra khỏi khu vực giảng dạy. Vì vậy, cần phải chờ nguồn bổ sung”.
Tuy nhiên, ông Luận cho rằng sự bổ sung này cũng khó có thể trong một sớm một chiều, khi mà theo thống kê của người Mỹ, để có một tiến sĩ, cần trung bình 12 năm đào tạo.
Còn ông Võ Văn Sen nêu quan điểm cần phải linh hoạt một chút đối với những ngành đặc biệt. “Hai chương trình dạy ngôn ngữ của trường bị Bộ đình chỉ đều được sự tài trợ, ủng hộ mạnh mẽ của các đại sứ quán. Phải thêm một thời gian dài nữa, khi có các khóa cử nhân ra trường phục vụ xã hội và là nhân tố để trường đào tạo và cử ra nước ngoài đào tạo ở bậc cao hơn.

Theo tôi, trong điều kiện hiện nay, nếu không có sự đặc cách đối với một số ngành sẽ không làm được. Hơn nữa, những ngành học này chúng ta chỉ đào tạo cử nhân, có đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đâu. Vì vậy, Bộ cần phải xem xét kỹ, nếu không sẽ mãi mãi không mở được ngành” – ông Sen nhấn mạnh
Sự cố bi hài về 'chuyện ấy' và... đồ lót
Anh Toàn sốc toàn tập khi chứng kiến những đường cong nóng bỏng của bạn gái bỗng biến mất như bị phù phép, khi trên người không còn nội y.

Ngoài sức hấp dẫn của tình ý và da thịt, có một "lực lượng" đóng vai trò không nhỏ trong chuyện tăng hay giảm lạc thú phòng the, đó là đồ lót. Nhưng cách lựa chọn và sử dụng những món đồ tế nhị này của phụ nữ không giống nhau; phản ứng của các quý ông trước cách phục sức bên trong của nàng cũng vậy. Nhiều chuyện bi hài đã xảy ra trong phòng the, khi sự che đậy trở thành không cần thiết...

"Ăn quả lừa" vì nàng khéo dùng nội y


Toàn nhiều lần chê bai các ông bạn của mình không biết nhìn "gái", toàn yêu phải những cô "cá rô đực", ngực mông chẳng có chỉ xương xẩu là nhiều. Anh tuyên bố: "Đã là phụ nữ thì phải có đường cong. Mặt không cần quá xinh, cứ dễ coi là được, nhưng nhất thiết phải có da có thịt, nhìn nó mới mát mắt, sờ nó mới mềm tay. Tốt nhất là vòng một, vòng ba phải nảy nở, không phải vô cớ mà em Ngọc Trinh lại hot đến thế đâu".

Mấy đời người yêu của Toàn đều được anh chọn theo đúng tiêu chí đó, cô nào cô nấy có đường cong nhức cả mắt. Nhưng rồi duyên không đậu, họ cứ yêu một thời gian rồi chia tay. Gần đây nhất, anh chết mê chết mệt một cô tên là Phấn, da trắng, mắt một mí, nhìn mặt xinh ngoan, nhu mì nhưng lại có thân hình "thiêu đốt" như... hồ ly tinh.

Hãy nghe Toàn miêu tả về Phấn với bạn bè hồi mới quen Phấn: "Lẽ thường cô nào ngực to mông nở thì cánh tay, bả vai cũng dày ú. Nhưng em Phấn thì trời ạ, đôi vai mảnh, cánh tay thon, nhìn đã muốn che chở, nâng niu, nhưng vòng một, vòng ba thì dữ dội, nhìn là cứ sôi lên sùng sục". và Toàn quyết cưa đổ Phấn cho bằng được.


Cũng khá là vất vả, anh mới được cầm tay, rồi hôn môi. Nhìn nàng mặc váy bó, khoét rộng cổ, để lộ luôn ngực hấp dẫn và vòng ba căng tròn, Toàn sốt ruột sốt gan mong chóng đến ngày chiếm hữu cả tấm thân ngọc. Rồi anh cũng tạo được cơ hội, để đưa nàng về phòng mình sau bữa tiệc khuya.

Những thủ tục lôi thôi, khỏi cần nói đến, chỉ kể từ lúc họ đã ở trên giường và người đẹp đã trút bỏ xiêm y. Toàn dụi mắt mấy cái, cứ tưởng rượu làm mắt mình nhìn sai hết cả: người đẹp vừa mảnh mai vừa có ba vòng nóng bỏng của anh đã ở đâu mất, thay vào đó là một nàng mảnh mai toàn tập, tuy không đến nỗi "trước sau như một" nhưng cũng xa lạ hoàn toàn với hình ảnh nóng nỏng khiêu khích khi còn đủ áo quần.

"Mình bị ăn quả lừa rồi", anh chàng háo sắc than thầm. Nhưng lừa anh nào phải chỉ có cô bạn gái, mà là cả ngành công nghiệp thời trang quốc tế, vị cứu tinh cho những cô gái thân hình không chuẩn như các thiên thần của Victoria's Secret, với những chiếc áo nâng ngực, những chiếc quần độn mông.

Từ hôm ấy, Toàn bổ sung một "châm ngôn" mới vào kho kiến thức về phụ nữ của mình: "Trông vậy mà không phải vậy".

Nỗi kinh hoàng "trong héo ngoài tươi"

Khác với Toàn, anh Đức không đặt nặng tiêu chuẩn hình thể của phụ nữ khi chọn người yêu. Với anh, tình yêu là xúc cảm xuất phát từ nhiều nét đẹp của "đối phương", chứ không phải chỉ ở gương mặt đẹp hay số đo đúng chuẩn. Đức đặc biệt thích nhưng cô gái biết chăm chút cho vẻ ngoài một cách tinh tế, ăn mặc có gu, để phát huy tốt nhất những lợi thế của mình. Kiều Oanh, người yêu hiện tại của anh, là một người như vậy.



Ảnh minh họa
Ít nhất thì đó là cảm nhận của Đức từ lúc mới gặp cho đến lúc lên giường với cô lần đầu tiên. Oanh trang điểm đẹp, tóc tai gọn gàng, móng tay móng chân bóng bẩy, và ăn mặc không chê vào đâu được. Những bộ váy áo cô mặc, chiếc túi cô xách, nhìn là đủ biết không phải loại rẻ tiền. Cô lại cũng khá cập nhật về thời trang để diện theo đúng xu hướng mới.

Nhưng khi tất cả những váy áo đẹp đẽ đó đã "rơi" xuống trong đêm đầu tiên của họ, anh Đức sửng sốt vì bên trong là chiếc quần lót cũ kỹ và cái áo ngực đã ố màu. Cảm giác đang lâng lâng trên thiên đường bị ném phịch xuống trần gian khiến anh không kịp nhận ra bạn gái mình có một cơ thể khá hấp dẫn. Sau đó, với sự khuyến khích của nàng, Đức cũng "nhập cuộc" với ý nghĩ, chắc hôm nay nàng vội nên không kịp thay nội y, và lại họ cũng đâu có định trước sẽ thuộc về nhau hôm nay.

Nhưng đến lần thứ hai, thứ ba, thứ n, những lần có hẹn trước hẳn hoi, Đức luôn thấy não nề vì vẫn những bộ đồ lót cũ đến không thể cũ hơn, hoàn toàn chẳng liên quan gì đến những bộ cánh sành điệu bên ngoài và làn da nõn nà bên trong của nàng. Nó khiến anh phải bỏ qua khâu ngắm nghía, chỉ nhanh chóng giật hết đồ trên người nàng quẳng đi để những hình ảnh phản cảm khỏi nhập vào đầu mà làm tụt hứng.

Đức quyết định góp ý thẳng, nhưng nàng cãi: "Đồ của em là đồ xịn đấy chứ, toàn hàng hiệu, giá gần triệu một cái áo lót, hơn trăm nghìn cái quần". Rồi nàng đọc tên các thương hiệu đồ lót đắt tiền ra, rồi còn lật cả quai áo cho Đức xem mác. Đúng là đồ hiệu thật, nhưng chắc mấy món đồ này đã gắn bó với cơ thể nàng rất nhiều mùa xuân mùa hạ rồi. "Đồ tốt mà, dùng mãi không hỏng, bỏ đi làm gì cho phí", nàng nói.

Cùng hoàn cảnh là anh Hưng, có vợ là "hot woman" trong mắt mọi người: "Cô ấy ăn mặc chỉ để cho người thiên hạ ngắm, nào son phấn, nước hoa, nào váy áo rõ đẹp, nhưng bộ đồ lót cho chồng ngắm thì dứt khoát không chịu đầu tư, cứ kêu là mua đồ lót xịn thì tiền đâu mua sữa tốt cho con, rồi thì đằng nào lúc lên giường chả lột ra hết".

Anh Hưng ngán nhất là vợ không bao giờ mua những kiểu nội y gợi cảm với ren và sắc màu nổi bật trong shop, mà cứ ra chợ lôi về những cái quần cotton to đùng màu nhờ nhờ, hoặc in hoa rất nhà quê, bảo mặc thế cho mát. Còn áo thì chắc mấy năm mới thay vài cái, quai xoắn tít như lò xo, lúc nào cũng tụt xuống cánh tay, khiến nàng cứ phải kéo lên liên tù tì...

"Vợ tôi cứ chê chồng bây giờ có tuổi hay sao mà chẳng 'hăng máu' như ngày xưa. Hăng làm sao nổi với cái kiểu ngoài tươi trong héo như thế", anh Đức than.

Điên cả người với nội y cao cấp

Trong khi nhiều quý ông chán ngán với đám đồ lót cũ kỹ, bèo nhèo hoặc rẻ tiền của người yêu, của vợ thì một số chàng, ngược lại, mất hết kiên nhẫn, thậm chí muốn phát điên bởi "đối tác" của mình quá sành điệu, kỹ càng trong việc sử dụng đồ lót.

"Tôi rất thích phụ nữ biết dùng váy ngủ và đồ lót gợi cảm và xịt chút nước hoa khi lên giường. Những cái đó có tác dụng tăng cảm hứng rất tuyệt vời", anh Doanh, 41 tuổi, nói. "Thế nhưng, nếu quá thì thật là tai họa. Đó là điều tôi đã trải qua".

Doanh kể, một trong các cô bạn gái của anh có niềm say mê đặc biệt với các loại đồ lót sang chảnh. Nàng toàn đặt mua các mẫu cao cấp từ nước ngoài. Những chiếc quần lót bé tẹo khiêu khích, những chiếc áo ngực tôn lên bộ ngực căng mịn, trắng muốt khiến Doanh như mê man mụ mị, không dứt ra nổi.


Ảnh minh họa
Thế nhưng có một dạo, bạn gái anh chuộng loại nội y giống hệt như corset của các quý bà quý cô ở châu Âu thời xưa, với phần áo rườm rà ôm gần trọn thân trên, với bao nhiêu dây nhợ. Đã thế những dây nhợ này lại còn móc chặt vào phần bít tất bên dưới. Doanh hoa cả mắt, chẳng biết đằng nào mà lần, mò mẫm mãi không cởi ra nổi, và phát cáu.

Nàng thì cười khúc khích, bảo muốn ăn trái cấm thì phải kiên nhẫn chứ, khó khăn một tí thì cảm giác được nhận phần thưởng càng lớn hơn, rằng bao giờ người ta chả phải gỡ nơ, bóc các lớp giấy bọc thì mới mở được hộp quà để khám phá món quà bên trong... Nhưng những lý luận của nàng chả ăn thua gì với Doanh, bởi khi đã bóc xong "hộp quà", anh chẳng còn hơi sức đâu mà thưởng thức món quà nữa.

"Tôi bảo từ giờ đừng diện cái thứ đó nữa, hoặc ngày thường cứ diện, khi gặp anh thì mặc loại đơn giản thôi", Doanh kể. "Nàng bảo không gặp anh có điên mới mặc thứ này, mặc được nó mất công bỏ xừ. Trời đất. Nàng cứ mặc mãi, sau tôi phải cấm vận mới thôi. Tại sao phụ nữ không chịu hiểu đồ lót sesy đến mấy thì mục đích sinh ra là để... cởi chứ".

Đấy, chỉ là vài mảnh vải bé tí tẹo tèo teo mà cũng sinh ra lắm rắc rối. Rõ ràng nội y của phụ nữ không chỉ đơn thuần là chuyện đàn bà!

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- AFR Dân Nguyễn: Sự trớ trêu của lịch sử! (Quê Choa). “Cùng là những người lính, cùng là người Việt, cùng chết dưới họng súng của cùng một kẻ thù, nhưng những chú Bộ đội cụ Hồ trên bãi đá Gạc Ma thì được phong liệt sỹ, còn những chiến binh trong quân lực VNCH chiến đấu hy sinh bảo vệ Hoàng Sa thì không! Đó là sự trớ trêu của lịch sử. Giống như những kẻ tay sai được quyền rao giảng về lòng yêu nước. Đó cũng là một sự trớ trêu“. – HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 142: Tưởng nhớ đồng chí Sầm Nghi Đống ! (Nhật Tuấn).1
<- Lời cảm ơn từ Quỹ Nghiên cứu Biển đông (Blog VOA). “vào 12 giờ ngày 24.01.2014, bức thư gửi Liên Hiệp Quốc nhằm nhắc nhở với thế giới về sự kiện Trung Quốc chiếm đóng trái phép Hoàng Sa từ 40 năm trước và kêu gọi đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế, đã được gửi đi từ Paris, trụ sở của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và tố chức Biển Đông tại Pháp”.
THĂM VÀ CHÚC TÊT GIA ĐÌNH ĐIẾU CÀY VÀ TRẦN HUỲNH DUY THỨC (Huỳnh Ngọc Chênh). – Chiến dịch gửi thư cho Đỗ Thị Minh Hạnh nhân dịp sinh nhật lần thứ 5 trong tù (DLB). – Thư của giám đốc Ân xá Quốc Tế Ba Lan gửi Đỗ Thị Minh Hạnh (Dân Luận). “Tôi rất ngưỡng mộ lòng quả cảm của chị. Tất cả những gì xảy ra với chị trong lúc này không thể tước đi phẩm giá làm người của chị“.
TIN ĂN NHANH – TIN TRÊN CAO – TIN VÉC-TƠ – TIN NHẾCH NHÁC (Nguyễn Quang Vinh).
- Dự thảo thông tư về nộp phạt trực tiếp cho CSGT: Nộp phạt tại chỗ sẽ giảm phiền hà cho dân (TN). – NỘP THẲNG TIỀN PHẠT CHO CSGT: Làm sao tránh tiêu cực? (NLĐ).
12h10′:
- KTS Trần Thanh Vân: BÀI VÔ ĐỀ CHO NĂM MỚI (BVN).
Nghe người nói hay nghe tiếng nói? (Nguyễn Văn Thạnh).
KINH TẾ
- Công nghiệp phụ trợ: 20 năm vẫn không lớn: Thiếu, yếu toàn diện (NLĐ).
12h10′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Bùi Bảo Trúc: Thư Gởi Bạn Ta (Người Việt).
Mút mùa lệ thủy (8) (FB Nguyễn Đình Bổn). – Thơ, hoa và ong!
THƯ GIÃN VÀI PHÚT (Ngô Minh).
12h10′:
Không có gì khoái hơn (Nguyễn Hoa Lư).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
12h10′:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
12h10′:
QUỐC TẾ
12h10′:
* RFA: Audio: + Tối 08-02-2014Sáng 09-02-2014.
* RFI:

No comments:

Post a Comment