Tưởng niệm những người lính đã ngã xuống cho quê hương, cho dân tộc và... sự vô ơn của một số quan chức nhân danh Cộng sản.
Nhà nước Việt Nam vừa tung đòn mới để cản trở những người dân tham dự cuộc tuần hành chống Trung Quốc và kỷ niệm 35 năm ngày cuộc chiến đẫm máu Việt-Trung bùng nổ.
Đòn mới của nhà nước là đưa người nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ ở thủ đô Hà Nội, vặn loa cho thật to để át những bài phát biểu và những tiếng hô khẩu hiệu của đoàn người biểu tình và tìm đủ mọi cách để những người trong đoàn không đến được tượng đài.
Sự kiện này xảy ra sáng nay khi đoàn tuần hành khoảng 70 người tuần hành ở gần Hồ Hoàn Kiếm thì gặp nhóm người nhảy múa, tập thể dục ngăn cản. trước hành động kỳ quặc này, một số bloggers đã bày tỏ quan điểm qua các trang mạng xã hội, cho rằng đó là một hành động hèn nhục khi đưa người nhảy múa để quấy rối những cuộc tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh vì cuộc chiến xâm lược do Trung Quốc gây nên cách đây 35 năm.
Được biết cuối cùng, những người tuần hành đã đặt vòng hòa tưởng niệm ở một ngôi đền trước khi chia tay.
Những người biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam đánh dấu 35 năm cuộc chiến biên giới đẫm máu với Trung Quốc đã đặt hoa tại một đền thờ ở thủ đô Hà Nội.
Người biểu tình hôm Chủ nhật muốn đến đặt vòng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ ở thủ đô Hà Nội, nhưng các ngã đường bị chặn lại bởi một lớp thể dục nhịp điệu với những tiếng ca nhạc ồn ào.
Những người biểu tình nghi là chính phủ đã “thuê” những người nhảy múa thể dục này để ngăn chặn các ngã đường đến tượng đài. Do đó người biểu tình đã tuần hành đến Ðền Ngọc Sơn để đặt hoa.
Trung Quốc đã xâm chiếm các tỉnh phía bắc của Việt Nam vào tháng 2 năm 1979 sau khi Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Ðỏ được Bắc Kinh hậu thuẫn ở Campuchia.
Cuộc xung đột ngắn, nhưng đẫm máu đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng ở cả hai phía, và kết thúc bằng việc các lực lượng Trung Quốc rút lui.
Việt Nam và Trung Quốc hiện đang tranh chấp với nhau về chủ quyền của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Ðông, mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Ngày 12/2, Hơn 70 nhân sĩ-trí thức trong nước bao gồm những vị có tên tuổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu... đã công bố Lời Kêu gọi trên các trạng mạng xã hội, lên án hành động xâm lược của Trung Quốc và yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tôn vinh những người đã hy sinh vì đất nước.
Những người ký tên trong Lời Kêu gọi nói cuộc tấn công của Trung Quốc là ‘tội ác’ và là một ‘điều sỉ nhục, hèn hạ’, đồng thời cũng bày tỏ phẫn nộ về việc nhà cầm quyền Việt Nam ‘nín nhịn không cho phép công bố sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu và dã man này.
VIẾT NHÂN KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY TRUNG QUỐC ĐẠI BẠI
TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VIỆT NAM
Nguyễn Trọng Bình
Là người Việt dĩ nhiên là tôi rất tự hào về lịch sử và “truyền thống chống giặc ngoại xâm” của dân tộc. Tuy vậy, thời gian gần đây mỗi khi nghĩ đến chuyện này tôi thấy có không ít băn khoăn.
1. Phải thừa nhận rằng, trong suốt chiều dài dựng nước của dân tộc ta thì việc phải đối phó với giặc ngoại xâm đến từ Trung Quốc là lâu dài và gian khổ nhất (1000 năm Bắc thuộc trước đó và gần nhất là cách đây tròn 35 năm, ngày 17/2/1079). Việt Nam cũng tiến hành chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhưng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và chỉ một lần. Không những thế, khi người Pháp, người Mỹ xâm lược Việt Nam, về mặt quân sự, chính trị tuy họ có gây ra những mất mát đau thương cho người Việt nhưng nếu nhìn ở phương diện văn hóa, tư tưởng, giáo dục thì người Pháp và người Mỹ đã có những đóng góp đáng kể giúp Việt Nam tiến bộ và văn minh hơn trước. Đặc biệt ít nhiều đã giúp Việt Nam đã thoát ra khỏi sự “nô lệ về tư tưởng” của người Trung Quốc. Còn với Trung Quốc, thời nào cũng vậy, mỗi khi sang xâm lược Việt Nam họ không những tàn ác về mặt quân sự mà rất nham hiểm, thâm độc về mặt tư tưởng. Họ không chỉ thảm sát người Việt mà còn tìm mọi cách làm cho dân tộc ta đời đời không thể ngoi lên được để họ mãi “đè đầu cỡi cổ”. Lịch sử đã ghi nhận họ không chỉ bắt, giết nhân tài nước Việt mà còn đốt hết văn thư, sách vở của cha ông ta. Nham hiểm hơn họ còn tìm mọi cách để trấn yểm những nơi mà họ gọi là “long mạch” với ý nghĩ làm cho dân tộc Việt phải diệt vong... Cho nên, với tôi cách nói “truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta” phải chăng là cách nói mang hàm ý chống giặc ngoại xâm Trung Quốc là chủ yếu?
Nếu đúng như vậy thì mươi, mười mấy năm qua nhận thức của người Việt Nam về cái “truyền thống” ấy hình như đang có sự lệch lạc và sai lầm rất nghiêm trọng. Điều này thể hiện rất rõ ở qua cách tuyên truyền giáo dục cho thế hệ cháu con về cái “truyền thống” ấy. Để giáo dục thế hệ mai sau cái “truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc”, những “người có trách nhiệm” và các sử gia viết sách giáo khoa hầu như chủ yếu nói về lịch sử chiến đấu, “chiến thắng” liên quan đến hai cuộc chiến tranh với người Pháp và Mỹ gần đây mà hiếm khi đề cập đến những cuộc chiến đấu của cha ông với người Trung Quốc trước đó và sau này (nếu có cũng chỉ là cách nói sơ lược, chung chung).
Một minh chứng cụ thể là trong những ngày này cách đây 35 năm, hơn 60 ngàn quân Trung Quốc hung hăng tràn sang xâm thảm sát đồng bào ta ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Họ tiến hành cuộc chiến tranh chớp nhoáng theo lệnh của Đặng Tiểu Bình với ý nghĩ “dạy cho Việt Nam một bài học”. Sự tàn ác và nham hiểm của họ nói thì nhiều nhưng có thể miêu tả ngắn gọn qua biểu hiện trong nhận thức của quân dân ta lúc bấy giờ đó là: hoàn toàn bất ngờ, không ai nghĩ là “đồng chí”, “anh em”, “láng giềng” với nhau mà họ lại hành xử với chúng ta tàn ác và man rợ như vậy. Lịch sử về cuộc chiến tranh này rõ ràng như vậy nhưng thử hỏi có bao nhiêu người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ hiện nay biết được? Thế thì một câu hỏi đặt ra là tại sao với kẻ mà lúc nào cũng rắp tâm nếu thôn tính không được thì hủy diệt dân tộc ta nhưng thời gian qua ta lại ít khi lên tiếng hoặc không dám lên tiếng mỗi khi nói về “truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc”?
Những năm gần đây tôi tin là bất kì người dân Việt Nam nào nếu có bỏ chút ít tìm hiểu tình hình chính trị của đất nước cũng đều biết mối quan hệ giữa chúng ta với Trung Quốc đang có nhiều “lấn cấn”. Tuy vậy, dẫu là biết có bất ổn nhưng tôi tin đa phần người dân Việt Nam lại không biết (kể cả tôi) quan điểm, sách lược cụ thể của lãnh đạo nước nhà trong việc đối phó với sự nham hiểm của bọn người Trung Quốc như thế nào nhất là trong những thời điểm mà thái độ hiếu chiến và ngang ngược của họ ngày một tăng theo cấp số nhân (dĩ nhiên ở đây người dân không đòi hỏi để biết những vấn đề thuộc về bí mật quân sự, bí mật quốc gia, vấn đề là người dân muốn biết cái quan điểm mà qua đó cho thấy thái độ, tư thế, vị thế, bộ mặt của một đất nước Việt Nam độc lập, bình đẵng trong mối quan hệ với Trung Quốc là như thế nào). Điển hình là việc họ liên tục gây hấn trên Biển Đông như cắt cáp tàu của ta, bắt bớ đánh đập, bắn giết ngư dân ta rất nhiều lần. Báo chí truyền thông của họ thì liên tục mạt sát, hăm he, biêu riếu ta trong khi báo chí truyền thông (chính thống) của ta thì hoàn toàn ngược lại. Qua các cơ quan truyền thông chính thống, gần như người dân Việt chỉ biết được quan điểm rất chung chung của “những người có trách nhiệm” liên quan đến vấn đề này là phải “dùy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị” hay “kiên trì giải quyết những bất đồng thông qua đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế”. Dĩ nhiên, quan điểm chủ trương này là đúng đắn. Trước hết nó thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của người Việt Nam bao đời nay nên buộc phải chín bỏ làm mười mà nhân nhượng họ. Tuy vậy, vấn đề là ta đã thực tâm, thực lòng với họ nhưng họ có thực tâm thực lòng với ta hay không? Và tôi tin là không một người Việt Nam nào có hiểu biết (nhất là những lãnh đạo cấp cao của ta) lại không biết sự quỷ quyệt và nham hiểm của giới lãnh đạo Trung Quốc. Nếu như vậy, thì nhất định chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại những chuyện mà ta đã nhân nhượng họ bấy lâu nay. Nhất là trong nhiều trường hợp có khi sự nhân nhượng đã biến thành sự nhu nhược và yếu hèn lúc nào không hay.
Tôi lấy ví dụ tại sao lại không cho người dân biểu tình chống lại sự hung hăng của họ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ cướp của ta; tại sao báo chí đưa tin về những vụ việc liên quan đến sự bắt bớ đánh đập ngư dân ta trên biển Đông lại hạn chế và né tránh trong từ ngữ diễn đạt; tại sao không cho hay không dám tổ chức những buổi lễ nhằm tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cách đây 35 năm - ngày mà họ xua hơn 60 ngàn quân tràn sang xâm lược nước ta...? Trong những trường hợp này, rõ ràng rất khó mà thuyết phục dân chúng với lý do chúng ta phải nhân nhượng những “chuyện vặt” để hướng đến “đại cuộc” gì đó. Bởi lẽ cần nhớ rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển với họ và vấn đề giáo dục thế hệ cháu con nhằm “phát huy truyền thống đánh giặc ngoại xâm” thông qua việc tổ chức tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã nằm xuống cách đây 35 năm là hai vấn đề khác nhau. Việc tranh chấp lãnh thổ suy cho cùng đó là vấn đề mà nói trắng ra là thế giới ai cũng biết (duy chỉ có dân ta đa phần lại rất mơ hồ), là vấn đề nhất định phải mang ra đàm phán đa phương (trên cơ sở luật pháp quốc tế) còn vấn đề tổ chức tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ là vấn đề thuộc về nội bộ của chúng ta. Về nguyên tắc thì Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác không được quyền can thiệp vào chuyện nội bộ này. Cho nên không có lý do gì chúng ta lại không cho dân mình cất lên nói lên tiếng nói nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống mà lịch sử đã thừa nhận đó là cuộc chiến tranh vệ quốc rất bi tráng và hào hùng trong suốt chiều dài dựng nước của dân tộc (trừ phi có kẻ nào đó không thừa nhận chuyện này).
Một vấn đề nữa, tôi tin rằng chắc rằng giới lãnh đạo và các tướng lĩnh trong quân đội nước ta hiện nay đều không quên nội dung toàn văn lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/2/1946 đặc biệt là những câu mở đầu của văn bản này như sau:
“Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”
Ai cũng biết tình cảnh của cách mạng Việt Nam thời điểm ấy do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo khó khăn như thế nào. Nhưng hãy xem cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đối phó với sự hung hăng của thực dân Pháp lúc ấy ra sao. Rõ ràng sự nhân nhượng của Hồ Chí Minh qua việc ký kết hiệp định sơ bộ 6/3 và hòa ước 14/9 với người Pháp là có thật. Nhưng vấn đề là sự nhân nhượng ấy nó thể hiện cái tư thế rất đường hoàng của một dân tộc, một đất nước vừa tuyên bố độc lập, yêu cầu người Pháp phải thừa nhận và tôn trọng chứ không phải nhân nhượng trong sự cam chịu vì khiếp sợ và nhu nhược. Nhân nhượng chẳng qua là để tranh thủ thời gian nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mà theo nhận định của chủ tịch Hồ Chí Minh là rất khó tránh khỏi.
Dẫu biết mọi so sánh đều khập khiểng nhưng qua vấn đề trên một lần nữa cho thấy trong hoàn cảnh hiện nay trong mối quan hệ giữa ta với Trung Quốc cụ thể là vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển thì công lý (chiếu theo luật pháp quốc tế) và chính nghĩa đang nghiêng về phía chúng ta. Vấn đề là thái độ của chúng ta trong vấn đề này như thế nào? Chúng ta phải làm gì và đã làm gì để có thể tranh thủ sự ủng hộ của đông đảo bạn bè trên thế giới hay không mà thôi? Cho nên, nếu chúng ta cứ mãi nhân nhượng Trung Quốc theo kiểu bất chấp “truyền thống yêu nước” và “truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc” của nhân dân thì theo tôi hậu quả sẽ rất khôn lường. Cá nhân tôi cho răng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, một chính quyền, một nhà nước nếu nhân danh chuyện phải duy trì quan hệ hòa bình hữu nghị với kẻ thù bên ngoài bằng việc cản trở thậm chí truy cứu lòng yêu nước của dân mình đều là cách ứng xử tệ hại và sai lầm. Trong mọi thời điểm nếu phải cân nhắc giữa một bên là nhân dân trong nước và một bên là những kẻ ngoại bang nham hiểm nếu là một chính trị gia khôn ngoan, một nhà nước thực sự vì dân sẽ không đời nào lại chọn kẻ ngoại bang mà bỏ rơi thần dân trong nước mình. Đây không phải tư tưởng mà mấy trăm năm trước Nguyễn Trãi đã từng nói hay sao?
Việc nhân nghĩa cốt ở an dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
2. Một vấn đề mà thời gian gần đây tôi cũng hay suy nghĩ đến là tại sao các nhà viết sử, các chính trị gia ở ta hay khuyên thế hệ mai sau bằng cụm từ “phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm” . Cá nhân tôi thấy có gì không ổn từ cách nói này. Bởi lẽ, cách nói này ít nhiều phản ánh và hàm chứa một tư duy yếm thế, nhược tiểu của dân tộc ta. Rõ ràng chúng ta không hề muốn chiến tranh, nhưng tại sao lại bảo phải cháu con cần“phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm”? Nói như thế phải chăng chúng ta đang tự thừa nhận mình ở thế bị động, kẻ thù có thể ồ ạt mang quân qua giày xéo quê hương bất cứ lúc nào. Phải chăng chúng ta đang tự thừa nhận những khi đất nước thanh bình thì tinh thần dân tộc, nội bộ của chúng ta đang “có vấn đề bất ổn” nên kẻ thù mới có cơ hội phát động chiến tranh xâm lược? Có vẻ như lịch sử cũng đã cho thấy điều này thì phải? Hầu như mỗi khi quân xâm lược phương Bắc tiến hành xâm lược nước ta, ngoài nguyên nhân là do cái tham vọng “bành trướng” muôn đời của họ thì còn một lý do nữa là nội bộ của chúng ta “có vấn đề” (triều đình phong kiến nhu nhược hoặc không thì cũng chủ quan, lơ là và mất cảnh giác).
Thật ra đây chỉ là những băn khoăn của riêng tôi khi nghĩ về tình hình của đất nước hiện nay trong mối quan hệ với Trung Quốc. Có thể nhiều người sẽ không đồng tình với suy nghĩ này. Tuy vậy, tôi cũng muốn nói rằng hiện nay thay vì nhà nước và chính quyền lo tìm cách đối phó với dân mình khi họ bày tỏ và thể hiện lòng yêu nước hãy dồn tất cả tâm trí để mà đối phó với người “đồng chí” ngoài miệng thì nói lời “hảo, hảo” nhưng trong dạ thì tìm đủ mọi cách để hễ có cơ hội là chà đạp ta. Bởi không khéo có khi ta lại rơi vào cái bẫy của người “đồng chí 4 tốt” nhưng nham hiểm này. Ngoài ra, trong hoàn cảnh hiện nay, Việt Nam phải làm thế nào để thể hiện vị thế của dân tộc mình để những kẻ có ý định xâm lược phải từ bỏ âm mưu và ý định của chúng chứ không phải thụ động “chờ” kẻ thù sang rồi lúc ấy mới... “phát huy truyền thống đánh giặc”. Và để làm được điều này tôi cho rằng trước hết, những người có trách nhiệm cao nhất của đất nước cần phải phân biệt rõ và xác định đúng kẻ thù thực sự đang rình rập mình. Trong cảm nhận và sự hiểu biết của cá nhân tôi, tôi cho rằng kẻ thù nguy hiểm nhất Việt Nam hiện nay và trong tương lai không phải ai xa lạ mà chính là “người hàng xóm” ở ngay bên cạnh mình. Tôi tin rằng nhiều người cũng sẽ đồng tình với tôi về quan điểm này. Cho nên, tôi cho rằng đừng bao giờ đối xử thô bạo với nhân dân trong nước khi họ biểu lộ lòng yêu nước dưới bất kỳ hình thức nào. Trong lịch sử nhân loại, bất kỳ cuộc chiến tranh mang màu sắc “gà nhà bôi mặt đá nhau” nào cũng đều cho thấy sự xuẩn ngốc của những chính trị gia nắm quyền.
Cần Thơ, 15/2/2014
Ngày 17/2/1979 Trung Quốc tấn công ồ ạt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Ngày 14/2/2014, 74 nhân sĩ trí thức trong nước ra lời kêu gọi long trọng kỷ niệm ngày lịch sử này. Thế còn những người không có liên hệ lịch sử với nhà cầm quyền hiện nay nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh 35 năm trước? Kính Hòa ghi nhận một số ý kiến ở hải ngoại như sau.
Ngày 17/2/1979
Ông Phạm Văn Thành, người từng là thành viên Mặt trận Hoàng Cơ Minh chủ trương dùng vũ lực để lật đổ chế độ của đảng cộng sản, lúc ấy vừa mới vượt ngục tại Việt Nam nói với chúng tôi:
“Lúc đó những trại tù cải tạo ở phía Bắc rút dần về Nam. Chúng tôi có nhiều thân nhân là những người tù cải tạo, chúng tôi được biết là cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc đã xảy ra. Tâm lý bấy giờ khi nghe cuộc chiến tranh ngoài miền Bắc thì cảm xúc không nhiều, cái cảm xúc rằng mình bị xúc phạm vì đất nước mình bị mất. Có thể là do cái lòng thù hận nó chi phối. Tôi nghĩ là tôi cần phải nói thật với lòng mình là tôi không có cảm xúc nhiều vì cái ảnh hưởng của cuộc chiến Nam Bắc từ những năm 1950, 1960 rồi đến 1975, nó còn ảnh hưởng quá nhiều đến những người như chúng tôi. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng cá nhân tôi có một cái phản ứng, có một cái tâm lý là chúng tôi lạnh lùng, chúng tôi cảm thấy không xúc động.”
Một chuyên gia trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là ông Nguyễn Gia Kiểng vào năm 1979 lại được mới trả tự do khỏi tù cải tạo của chính quyền cộng sản lại có một cái nhìn khác:
“Lúc đầu năm 1979 thì tôi mới được trả tự do từ nhà tù ra. Cuộc chiến Campuchia đã bắt đầu rồi và các bạn bè tôi đều bàn tán là thế nào TQ cũng trả đũa VN. Và có những anh em chờ đợi chuyện đó với một chút phấn khởi, một chút vui mừng. Tôi nói với họ rằng lực lượng của TQ lớn lắm và mình nên lo sợ bởi vì TQ có cái văn hóa nông dân, văn hóa giành dân lấn đất, mà lực lượng VN lại dồn ở phía Nam rồi thì coi chừng mất phần biên giới. Về chuyện lãnh thổ đất đai thì mọi người VN chỉ là một thôi. Anh em có nói rằng thế còn Hoàng Sa, mà nói rất gây cấn. Có một ông Bộ trưởng xin không nhắc tên nói, cậu nói như thế nhưng mà khi TQ lấy Hoàng Sa thì tụi nó tức là Bắc Việt phản ứng như thế nào? Thì tôi mới trả lời là tụi nó là tụi nó, chúng mình là chúng mình. Đảng cộng sản có thể coi thường lợi ích của đất nước, nhưng các anh lại là những người đối lập với đảng cộng sản mà cũng nghĩ như thế thì là một thảm kịch cho đất nước này.
Tâm lý bấy giờ khi nghe cuộc chiến tranh ngoài miền Bắc thì cảm xúc không nhiều, cái cảm xúc rằng mình bị xúc phạm vì đất nước mình bị mất. Có thể là do cái lòng thù hận nó chi phối.
- Ông Phạm Văn Thành
Phải nói là những anh em tù lúc đấy có sự chia rẽ. Có những người như tôi lo lắng về sự mất mát, còn có những người lại đặt sự căm tức lên trên hết mà nói rằng hai thằng cộng sản nó đánh nhau thì việc gì mình phải lo lắng.”
Một người khác là ông Đỗ Hoàng Điềm vào năm 1979 là một thanh niên năm cuối bậc trung học tại Hoa Kỳ còn nhớ rất rõ thời điểm bùng nổ cuộc chiến:
“Lúc ấy tôi đang học năm cuối trung học sắp vào Đại học, tôi còn nhớ khá chi tiết thời điểm khi mà cuộc chiến tranh Việt Nam Trung quốc nổ ra. Tôi có một cảm giác tức giận khi nghĩ rằng quốc gia mình bị nước ngoài tấn công, nhất là đối với TQ nước mà chúng ta có một lịch sử đối đầu với họ hàng ngàn năm qua. Và đồng thời tôi cũng có một cảm giác mơ hồ rằng đảng cộng sản Việt Nam và đảng cộng sản TQ có liên hệ rất là chặt chẽ với nhau trước đó mà nay họ đánh nhau như vậy thì tức là nhà cầm quyền cộng sản Việt nam cũng tạo ra nguyên nhân của cuộc chiến đó.”
35 năm sau
35 năm sau ông Phạm Thành hiện sống tại Pháp nói rằng những cảm xúc năm xưa rất là tế nhị nhưng ông cần phải nói ra sự thật như thế, và nhìn lại cuộc chiến tranh năm xưa ông lại cảm thấy xót xa, và buồn lòng:
“Xót xa thưa anh, tôi theo dõi những trang FB của các anh em trong quốc nội. Có những tấm hình làm cho mình rất xót xa. Tôi bị ám ảnh bởi bức ảnh một cô gái ôm một đưa bé và trên một con đường mà tôi nghĩ là của chiến trận. Cái khuôn mặt ấy, cái bối cảnh làm cho tôi rất xót xa. Đối với tôi, đó là nỗi xót xa, sự kính phục, còn nỗi buồn thì mênh mông.”
35 năm sau ông Đỗ Hoàng Điềm là một trong những người đứng đầu một đảng chính trị của người Việt tại Hải ngoại là đảng Việt Tân. Ông nói với chúng tôi về những người lính ngã xuống tại biên giới phía bắc năm xưa:
“Ngày hôm nay với nửa cuộc đời đã trôi qua, khi nhìn lại thì tôi nói rằng một người lính Việt nam dù là quân đội nhân dân hay phục vụ dưới bất cứ chế độ nào, khi họ cầm súng bảo vệ Tổ quốc tôi không nghĩ là họ bảo vệ một chế độ nào hay một đảng cầm quyền nào cả. Tất cả đều hy sinh vì dân tộc, vì họ chống ngoại xâm. Và ngày hôm nay tất cả những người đó đều là những người anh hùng mà chúng ta cần vinh danh họ, đó là điều tôi cảm nhận rất rõ ngày hôm nay.
Chúng ta phải rút ra bài học này. Chúng ta có thể chia rẽ nhau nhưng mà trong việc giữ nước chúng ta phải là một. Tất cả những người lính đã ngã xuống vì Tổ quốc phải được tôn vinh.
- Ông Nguyễn Gia Kiểng
Và ông cũng thêm rằng:
“Điều thứ hai, thì cách đây 35 năm tôi chỉ cảm nhận mơ hồ cái trách nhiệm của nhà cầm quyền Việt Nam trong cuộc chiến đó, thì hôm nay với nhiều dữ kiện thì càng thấy rõ là những quyết định được nhà cầm quyền VN lấy sau năm 1975 đã góp phần đưa đến cuộc chiến đó, ví dụ như là đứng hẳn về phía phe Liên Xô chẳng hạn.”
Còn ông Nguyễn Gia Kiểng, một trong những người thành lập Tập hợp dân chủ đa nguyên, chủ trương phải thay đổi Việt Nam theo con đường đa nguyên bằng cuộc đấu tranh bất bạo động lại nói rằng:
“Chúng ta phải rút ra bài học này. Chúng ta có thể chia rẽ nhau nhưng mà trong việc giữ nước chúng ta phải là một. Tất cả những người lính đã ngã xuống vì Tổ quốc phải được tôn vinh. Trong suốt 40 năm qua chúng ta không may mắn trải qua một cuộc nội chiến nhưng mà có những lần chúng ta không có nội chiến mà lại chống xâm lược từ bên ngoài đó là trận chiến biên giới 17/2/1979, trận Hoàng Sa 1974 và Trường sa 1988.”
Như vậy dù rằng có nhiều quan điểm chính trị đối nghịch với nhà cầm quyền hiện nay tại Việt Nam, những người được chúng tôi hỏi chuyện trên đây cũng như nhiều ý kiến khác mà trong khuôn thời gian hạn hẹp chúng tôi không thể đưa hết lên đây đều đồng ý với nhau rằng những người lính ngã xuống tại biên giới phía Bắc cách đây 35 năm cần phải được vinh danh. Đó cũng là điều mà 74 nhân sĩ trí thức trong nước mong muốn trong tuyên bố của họ trước ngày kỷ niệm.
Buổi lễ kỷ niệm trận chiến Hoàng Sa tại Đà Nẵng dù chuẩn bị rất công phu đã bị bãi bỏ. Cũng có những đồn đoán rằng kỷ niệm trận chiến biên giới cũng chẳng có gì long trọng trong năm nay. Mọi người, trong và ngoài nước đang chờ câu trả lời vào ngày 17/2/2014
Người biểu tình hôm Chủ nhật muốn đến đặt vòng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ ở thủ đô Hà Nội, nhưng các ngã đường bị chặn lại bởi một lớp thể dục nhịp điệu với những tiếng ca nhạc ồn ào.
Những người biểu tình nghi là chính phủ đã “thuê” những người nhảy múa thể dục này để ngăn chặn các ngã đường đến tượng đài. Do đó người biểu tình đã tuần hành đến Ðền Ngọc Sơn để đặt hoa.
Trung Quốc đã xâm chiếm các tỉnh phía bắc của Việt Nam vào tháng 2 năm 1979 sau khi Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Ðỏ được Bắc Kinh hậu thuẫn ở Campuchia.
Cuộc xung đột ngắn, nhưng đẫm máu đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng ở cả hai phía, và kết thúc bằng việc các lực lượng Trung Quốc rút lui.
Việt Nam và Trung Quốc hiện đang tranh chấp với nhau về chủ quyền của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Ðông, mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Ngày 12/2, Hơn 70 nhân sĩ-trí thức trong nước bao gồm những vị có tên tuổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu... đã công bố Lời Kêu gọi trên các trạng mạng xã hội, lên án hành động xâm lược của Trung Quốc và yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tôn vinh những người đã hy sinh vì đất nước.
Những người ký tên trong Lời Kêu gọi nói cuộc tấn công của Trung Quốc là ‘tội ác’ và là một ‘điều sỉ nhục, hèn hạ’, đồng thời cũng bày tỏ phẫn nộ về việc nhà cầm quyền Việt Nam ‘nín nhịn không cho phép công bố sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu và dã man này.
- Ông Phạm Văn Thành
- Ông Nguyễn Gia Kiểng
PHỎNG VẤN NHÀ VĂN SỬ GIA HOÀNG QUỐC HẢI NHÂN 35 NĂM NGÀY CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC (17-2 -1979)
Bộ “Tám triều vua Lý” gồm 4 tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam, Con đường định mệnh – viết về nhà Lý từ khi khởi nghiệp đến khi kết thúc (1009–1225) trải dài 216 năm trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Bộ “Bão táp triều Trần” gồm 4 tập: Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân Công chúa, Vương triều sụp đổ – được xuất bản lần đầu cả bộ năm 2003 và đã được tái bản nhiều lần. Lần tái bản này, bộ tiểu thuyết được bổ sung thêm hai tập mới là Đuổi quân Mông – Thát và Huyết chiến Bạch Đằng – Với việc thêm 2 tập mới, bộ sách trở nên liền mạch từ khi nhà Trần ra đời cho đến khi kết thúc sứ mệnh lịch sử 175 năm tồn tại.
Dịch giả Chapuis Gérard đã hoàn thành bản dịch Huyền Trân Công Chúa/ REQUIEM POUR UNE PRINCESSE cuối năm 2009.
Ngoài ra còn nhiều cuốn khác: Trắng án Nguyễn Thị Lộ (phê bình tiểu luận), Huyền Trân Công Chúa, Thăng Long nổi giận, Bão táp cung đình….
Nhật Tuấn: Lại sắp tới ngày 17 tháng 2, kỷ niệm chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược. Khác với chống Pháp, chống Mỹ được tổ chức rầm rộ, suốt 35 năm qua, Nhà nước làm lơ ngày 17 tháng 2, thậm chí còn cấm hoạt động kỷ niệm. Chẳng hạn ngày 17 tháng 2 năm 2013, đoàn nhân sĩ trí thức đến viếng các anh hùng, liệt sĩ chống quân bành trướng Bắc Kinh đã bị cản trở không được vào đài liệt sĩ. Tuy nhiên, hiện nay tình hình có vẻ đã khác, ngày 30 tháng 12 năm 2013 báo Thanh Niên online chạy tít lớn: “Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Bộ Ngoại giao đang lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm sự kiện (1974) Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và 35 năm sự kiện tháng 2 năm 1979- chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc”. Tiếc thay, ngay sau đó bài báo bị gỡ xuống và ai cũng biết chỉ có ban tuyên giáo mới có “gan” giỡn mặt Thủ tướng .
Vậy phải chăng đã có sự vênh nhau giữa Đảng và Chính phủ trong quan điểm đối với Trung Quốc?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Điều mà anh hỏi, với sự thật hiển nhiên đó, đã là một câu trả lời đầy đủ, bất tất phải bình luận thêm.
Nhật Tuấn: Giả sử ý kiến của Thủ tướng là có thật, vậy trong lễ kỷ niệm chống quân xâm lược Trung Quốc, liệu người ta có nhắc và vinh danh 72 chiến sĩ quân đội VNCH trong đó có tướng Ngụy Văn Thà đã anh dũng hy sinh bảo vệ Tổ quốc?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Quan niệm của tôi, có lẽ cũng của đông đảo con dân đất Việt còn lương tri, thì bất cứ ai hy sinh xương máu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc, thì đích thị là người yêu nước. Không có sự cống hiến nào cao hơn là cống hiến cả mạng sống của mình để gìn giữ non sông đất nước. Họ là người anh hùng chân chính, tuyệt đối không có gì phải bàn cãi về sự hy sinh cao cả ấy.
Điều anh muốn hỏi về thái độ của Nhà nước thông qua ý kiến của ông Thủ tướng, thì ông Lê Phú Nguyện, Chánh văn phòng UBND huyện Hoàng Sa đã trả lời BBC trong việc hủy bỏ cuộc dự kiến làm lễ thắp nến tưởng niệm các liệt sĩ Hoàng Sa nhân kỷ niệm 40 năm sự kiện quân xâm lược Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Và ông Chánh văn phòng UBND huyện Hoàng Sa thanh minh nhiều lần, là bởi lý do khách quan phải hủy bỏ lễ tưởng niệm đó, chứ không hề có sự chỉ đạo của cấp trên nào cả.
Thưa anh, ngạn ngữ có câu: “Thanh minh có nghĩa là tự thú”. Anh nên nhớ cái sự hoãn vào phút chót này ở nước ta nó là chuyện cơm bữa. Chắc anh biết vài năm trước, Báo Thanh Niên cùng với Công đoàn tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp làm việc tri ân các gia đình chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988. Tiền nong huy động được rồi, khách mời đều vui vẻ nhận lời. Nhưng đến phút chót Khánh Hòa từ chối.
Việc Nhà nước bỏ qua hoặc phớt lờ sự kiện Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, là bởi họ chưa vượt thoát được tư duy giai cấp, và tư duy thể chế. Còn với nhân dân, bao giờ nhân dân cũng rất công bằng và không bao giờ bội bạc, cũng như nhân dân không bao giờ phản bội dân tộc. Vì vậy, từ lâu nay họ vẫn âm thầm kỷ niệm ngày thất thủ Hoàng Sa (19.1.1974) như một ngày quốc hận. Hơn thế nữa, họ còn âm thầm chăm sóc các gia đình liệt sĩ Hoàng Sa.
Và như thế, 72 chiến sĩ hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, trong đó có liệt sĩ Ngụy Văn Thà đã được nhân dân thừa nhận. Một khi nhân dân thừa nhận, thì các chiến sĩ hy sinh vì nước ấy sẽ đi vào bất tử.
Tôi xin kể một ví dụ trong trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng vào tháng 3 năm 1288, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn trong khi đi điều tra tình hình thủy chế của sông Bạch Đằng có gặp bà hàng nước. Bà đã cung cấp cho vị thống soái nhiều tư liệu đáng quí, do bà quan sát trong nhiều năm sinh sống cạnh sông. Trận ấy quân ta thắng tuyệt đối. Tiêu diệt hơn 600 chiến thuyền cùng hơn mười vạn binh tướng giặc vừa bị bắt vừa bị giết. Không một chiến thuyền nào, không một tên lính giặc nào chạy thoát. Các danh tướng lẫy lững từng bách chiến bách thắng của Hốt –tất –liệt như Ô-mã-nhi, Phàn Tiếp, Tích-lệ-cơ vương… thẩy thẩy đều bị bắt hoặc bị giết. Dường như sau chiến thắng, triều đình chỉ nhớ đến Trần Hưng Đạo và đoàn quân chiến thắng mà quên mất vai trò nhân dân. Đây là tôi nói dường như thôi, bởi quan sát cách thờ tự và danh xưng đối với thần linh cho ta quyền ức đoán như vậy. Vì rằng ở xã Yên Giang thị trấn Quảng Yên, Quảng Ninh hiện có đền thờ Trần Hưng Đạo khá bề thế. Và sắc phong qua các thời đại, danh xưng đến cực phẩm cũng chỉ là thượng đẳng tối linh thần và Hưng Đạo đại vương. Nhưng ngay chỗ bến đò xưa, cận kề đền thờ Trần Hưng Đạo, dân cũng tôn lập đền thờ bà hàng nước và hào phóng tôn vinh là “Đền Vua Bà”.
Qua đó, ta thấy thái độ của nhân dân trước lịch sử là rất công bằng và minh bạch.
Nhật Tuấn: Nếu kỷ niệm ngày 17 tháng 2 được tổ chức ở cấp Nhà nước, liệu những cấm đoán từ trước tới nay trong sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài có được rỡ bỏ? Cho đến nay những cấm kỵ đó vẫn rất nặng nề. Như phim truyền hình Thái sư Trần Thủ Độ mãi không thấy tinh thần chống quân Nguyên – Mông, gần cuối mới xuất hiện câu nói nổi tiếng: “ Đầu tôi chưa rơi xuống đất thì bệ hạ chớ lo” còn từ đầu phim xoay quanh những đấu đá cung đình. Phải chăng văn học nghệ thuật của ta mấy chục năm qua bị “thiến” mất tinh thần chống ngoại xâm Trung Quốc thì từ nay sẽ khởi sắc trở lại?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tôi hơi ngạc nhiên về điều anh hỏi. Bởi cho tới lúc này tôi chưa thấy một văn bản nào của nhà nước được phổ biến công khai, về việc cấm các nhà văn không được sáng tác về đề tài chống quân xâm lược bành trướng Trung Hoa ngày 17 tháng 2 năm 1979. Chỉ có điều rằng, nếu anh viết thì Cục xuất bản không cấp giấy phép, và tất cả các nhà xuất bản đều từ chối nhận bản thảo chứ đừng nói in ra. Điều đó có nghĩa là đã có “lệnh ngầm”, “lệnhmiệng”, những thứ lệnh không thể truy cứu nguồn gốc, do đó nó không có bằng chứng để truy cứu trách nhiệm, nhưng lại được răm rắp chấp hành như một thứ quân lệnh. Chính tôi cũng là nạn nhân kiểu đó với tác phẩm “Bão táp cung đình” long đong mãi mới in được.
Còn phim Thái sư Trần Thủ Độ chiếu gần đến tập cuối mới xuất hiện câu nói nổi tiếng khí phách của một bậc anh hùng cân quắc trước thế giặc mạnh: “Nếu đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ chớ lo” . Tôi thấy nhiều người khen phim hấp dẫn, bởi có nhiều pha các tay võ hiệp thi thố… Và còn khen thêm: “Trần Thủ Độ trong phim đúng là một tay hiệp khách”. Thế thì cái câu nói của bậc anh hùng cân quắc, một bậc chính khách lừng danh, được lắp vào miệng một tay hiệp khách loại xoàng kia hỏi có ích gì? Nếu không cho tay hiệp khách kia nói một lời thiêng liêng để làm vững thế nước của chính khách Trần Thủ Độ, thì đạo diễn mới cao tay; bởi anh ta đã không biến một chính khách đích thực thành một hiệp khách giả cầy. Vậy có gì mà phải than phiền. Vả lại thị trường phim ảnh nước ta trong mấy chục năm nay đang vững vàng tụt dốc, anh còn đòi hỏi cái gì hơn thế nữa?
Nhật Tuấn: Nhưng còn ý cuối cùng của câu hỏi này anh vẫn chưa trả lời?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Thì tôi còn đang trả lời anh đã vội ngắt. Tôi không nghĩ rằng “văn học nghệ thuật của ta trong mấy chục năm qua bị “thiến” mất tinh thần chống ngoại xâm, kể cả ngoại xâm truyền kiếp phương Bắc. Bằng chứng là trong mấy chục năm qua tôi thấy khá nhiều tiểu thuyết lịch sử ra đời như “Vằng vặc sao khuê” của nhà văn Hoàng Công Khanh viết về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược man rợ nhà Minh, trong đó có vai trò của quân sư Nguyễn Trãi. Cũng đề tài này, ta còn dịch tác phẩm “Vạn xuân” (Dix Mille Printemps) của Yveline Feray, nữ văn sĩ Pháp, sách dầy tới cả ngàn trang. Rồi” Hồ Qúy Ly” của Nguyễn Xuân Khánh. Hai tác phẩm của Hoàng Công Khanh và Nguyễn Xuân Khánh được trao nhiều giải thưởng của các Hội Nhà văn Hà Nội và Nhà văn Việt Nam.
Đặc biệt trong dịp kỷ niệm 1000 Thăng Long, tiểu thuyết “Hội thề” của Nguyễn Quang Thân còn được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải nhất văn chương. Ngoài ra còn các phim có nội dung lịch sử cũng làm vào dịp này như “Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long”, “Thái sư Trần Thủ Độ”v.v…
Gần đây hơn nữa còn có bộ tiểu thuyết đồ sộ “Đại gia” của nhà văn trẻ Thiên Sơn. Tiểu thuyết này chưa phải là lịch sử, nhưng nó chứa đựng các sự kiện được coi như bộ ký sự lịch sử. Cùng với thời gian, sẽ đến lượt nó trở thành lịch sử. Theo tôi, ta hãy cứ tạm bằng lòng như thế đã. Đúng sai, hay dở thì công chúng và thời gian là vị quan tòa công minh nhất. Còn như anh mong mỏi “tinh thần chống ngoại xâm phương Bắc từ nay sẽ khởi sắc trở lại”, chắc có hy vọng đấy. Vì từ cuối năm 2012 và cả năm 2013 Hội đồng lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương chỉ đạo khâu sáng tác văn học nghệ thuật theo chủ đề lịch sử sôi động lắm. Bản thân tôi cũng được mời tham dự và có tham luận hẳn hoi. Các tham luận đã được in thành sách, dầy gần 700 trang do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành.
Bởi vậy ta có quyền hy vọng, các sáng tác văn học , nghệ thuật về đề tài lịch sử sẽ khởi sắc.
Nhật Tuấn: Hội Nhà văn Việt Nam liệu có tham gia kỷ niệm Hoàng Sa và ngày 17 tháng Hai bằng các hoạt động như phát động cuộc thi viết về “ Những kỷ niệm sâu sắc chống quân xâm lược Trung Quốc” hoặc mở trại sáng tác về đề tài này?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Câu hỏi này anh phải hỏi Chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam, tức là hỏi nhà thơ Hữu Thỉnh. Còn với tư cách hội viên, tôi chưa thấy Hội ta có động thái gì. Hoặc Hội đã có chủ trương nhưng chưa chọn được thời gian thích hợp để triển khai, tôi cũng không rõ.
Nhật Tuấn: Mới đây có hai sự kiện: Một là tầu Kilo Hà Nội cập cảng Cam Ranh gây nhiều phấn khích cho người dân trong việc bảo vệ biển Đông, hai là có hai người Trung Quốc đóng xe tự chế chạy nghênh ngang suốt từ Bắc vào Nam vi phạm Luật giao thông cấm lưu hành xe tự chế mà vẫn không bị thổi còi.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Đã là dân Việt Nam ai mà chẳng vui mừng vì sự kiện quân đội ta có phương tiện khí tài hiện đại (tầu ngầm Kilo) để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Song kinh nghiệm rút ra từ lịch sử, tôi thấy sức mạnh là ở lòng dân. Lòng dân mới là sức mạnh tuyệt đối để giữ nước. Tôi lấy ví dụ triều đình của nhà nước Đại Ngu do cha con Hồ Quý Ly thống lĩnh. Ông triệt để huy động sức dân trong việc xây đắp thành trì, lập chiến lũy, ngăn cửa biển, rào lấp sông, chặn đường thủy bộ của giặc. Cả nước như một công trường. Cả nước như một trại lính. Hồ Quý Ly xây tòa thành bằng đá khổng lồ để làm kinh đô, mà bây giờ UNNESCO công nhận là di sản văn hóa. Công trình ấy hoàn thành chỉ trong ba năm. Kể có hàng vạn người chết do đá đè, gỗ lăn hoặc chết đói, chết rét, chết vì bị đánh đập trong quá trình lao động.
Sức dân đã kiệt quệ trong mấy chục năm suy thoái về cuối nhà Trần. Nhà Hồ lên chưa hề có một cải thiện nào, nhưng lại bóc lột và đàn áp dân chúng đến cùng cực, để lấy của và sức dân xây đắp chế độ mới. Do vậy, dân với bộ máy triều đình là hai thế lực đối kháng. Tới khi triều đình nhà Minh uy hiếp nghiêm trọng, Hồ Quý Ly phải than: “Ước gì ta có 100 vạn binh để kháng giặc.” Hồ Nguyên Trừng là con cả của Hồ Quý Ly liền đáp: “Thưa cha, 100 vạn binh có thể bắt được, nhưng con chỉ sợ lòng dân không theo”.
Quả đúng như điều Hồ Nguyên Trừng lo lắng, nhân dân Việt Nam đầu thế kỷ 15 vì căm giận vua nước Đại Ngu (quốc hiệu do Hồ Quý Ly tự đặt) tàn bạo nên đã bỏ mặc ông ta kình chống lũ giặc phương Bắc. và sau khi thất thủ thành Đa Bang, cha con ông không gượng nổi. Vừa kháng cự yếu ớt vừa bị giặc dồn về phương nam. Hồ Quý Ly chạy một mạch về ẩn nấp tại vùng biển Tĩnh Gia (Thanh Hóa), rồi giông tuốt vào Nghệ An. Hồ Quý Ly bị giặc Minh bắt tại núi Thiên Cầm, Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương cùng các con và cháu Hồ Quý Ly bị bắt tại cửa biển Kỳ La (Hà Tĩnh ngày nay). Và ngôi thành đá kiên cố nhất do Hồ Quý Ly dầy công kiến tạo, lại không bắn nổi một mũi tên, một phát đạn về phía quân thù. Giặc Minh chiếm ngôi thành đá kiên cố nhất của họ Hồ, dễ như thò tay vào túi lấy chiếc hộp quẹt.
So số lượng quân binh hai bên thì giặc không hơn và cũng không có ưu thế gì vượt trội, kể cả khí tài quân sự.
Về chiến thuật quân sự và cách bố phòng cũng không có thể chê trách được Hồ Nguyên Trừng. Kể cả chiến thuật “vườn không nhà trống” Hồ Quý Ly cũng cưỡng bức dân chúng phải thực hiện. Ấy thế mà vẫn thất bại thảm hại. Chỉ vì dân không theo.
Đúng như Nguyễn Trãi nói: “Thế dân như thế nước. Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Cứ xem như cuộc kháng chiến chống giặc Minh do Lê Lợi phất cao cờ nghĩa, gian nan suốt 10 năm cùng toàn dân đuổi giặc mà giành thắng lợi huy hoàng. Hoặc cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp từ 1946 đến 1954 biết bao gian nan, nhưng toàn dân giốc sức cùng chính quyền cách mạng, cũng đi đến kết thúc vẻ vang.
Thưa anh Nhật Tuấn, trở lại chuyện chiếc tầu ngầm Kilo đầu tiên đã về bến Việt. Dù cả 6 chiếc Kilo đã về đủ, và ta kiến lập được cả một hạm đội mạnh cùng với các máy bay cường kích, máy bay ném bom đông tới cả trăm phi đội, theo tôi cũng mới chỉ là phương tiện phòng thủ rất mỏng manh. Cái chính là vũ khí lòng dân. Nếu cả nước triệu người như một, chín mươi triệu người cùng chung một ý chí giữ nước thì không một kẻ thù nào, không một sức mạnh nào có thể thôn tính được nước ta. Nhà Trần kháng giặc thế kỷ 13 là một kho báu kinh nghiệm giữ nước không gì so sánh nổi. Trong ba năm, hai lần giặc xâm lược, mỗi lần tới 50 vạn quân, lực lượng hoàn toàn áp đảo. Vậy mà chúng phải ôm đầu máu tháo chạy, bị thua nhục nhã. Vả lại quân Nguyên ngày ấy đánh khắp bốn phương, không nơi nào kháng cự nổi. Nước Nga và cả Trung Hoa lần lượt quỳ gối và chịu để cho quân Mông cổ thống trị. Nhưng Đại Việt thì không, một tấc đất của giang sơn Tổ quốc đều được bảo vệ vẹn toàn. Cho nên thưa anh Nhật Tuấn, theo tôi, vũ khí căn bản nhất để giữ nước chỉ có lòng dân là tối thượng. Vả lại, suy cho cùng, dân tộc nào học hỏi được kinh nghiệm lịch sử của chính dân tộc mình thì sẽ có trí khôn và sức mạnh được nhân lên gấp nhiều lần. Nhưng qua thực tế cho thấy, bài học lớn nhất của lịch sử là người ta ( vì ngạo mạn) mà không chịu rút ra từ lịch sử những bài học.
Nhật Tuấn: Thế còn chuyện người Trung Quốc đóng xe tự chế nghênh ngang trên đất nước ta bất chấp luật lệ giao thông thì sao?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Thưa anh, lực lượng cảnh sát giao thông kể cả thanh tra giao thông của ta phải nói là dày đặc, tôi không hiểu tại sao lại để xảy ra tình trạng quản lý đất nước như thế này,khiến người dân có mặc cảm như lũ Đaguratri thời Hốt-tất-liệt nghênh ngang hống hách.Và không khỏi liên tưởng đến lời Hịch của Trần Hưng Đạo: Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường.Uốn lưỡi cú diều…Trong khi đó, nhiều trường hợp người tham gia giao thông chỉ không đội mũ bảo hiểm bị cảnh sát giao thông truy đuổi gây nhiều tai nạn thương vong rất đau lòng.
Tôi nhớ cách đây mấy năm có vụ mấy “anh hai lúa” chế tạo trực thăng, đang thời gian thể nghiệm đã bị cấm. Thật đáng tiếc, nếu chính quyền địa phương không thù ghét sự sáng tạo kỹ thuật, ắt phải cấp thêm kinh phí, cử thêm kỹ sư có nghề để cộng tác, giúp họ thực hiện sáng kiến đến cùng, biết đâu từ đó chẳng nảy sinh một cái gì đáng trân trọng. Tôi thú vị, nước Mỹ, hàng năm họ trao giải cho cả những phát minh quái đản.
Nhật Tuấn: Nhiều năm qua người Trung Quốc xâm lấn vào xã hội Việt Nam gây nhiều tổn hại. Nào người Trung Quốc tràn sang tranh việc của công nhân Việt Nam, nào các lang băm Trung Quốc mở phòng mạch lừa đảo, nào thu mua “hàng đểu” như đỉa khô, ong bầu, rễ sim, lá điều…nào thuê đất trồng cây gây hại, nào các mặt hàng độc hại tràn lan khắp nước. Những sự việc nhức nhối nhãn tiền như vậy mà các cơ quan chức năng nhắm mắt làm ngơ. Liệu sang năm 2014 trong khí thế kỷ niệm Hoàng Sa và 17 tháng Hai, nhà cầm quyền Việt Nam có dám mạnh tay ngăn chặn những hành động tổn hại cho kinh tế và xã hội Việt Nam của người Trung Quốc?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Những hiện tượng anh nêu chưa thấm vào đâu với thực tế đã diễn ra rất lưu manh và đểu cáng của đám gian thương Trung Quốc nhằm phá hoại nền kinh tế và thương hiệu hàng hóa của nước ta. Có điều lạ lùng chưa một vụ lừa đảo phá hoại kinh tế Việt Nam nào của con buôn Trung Quốc mà ta tìm ra thủ phạm, ấy thế nhưng gần đây báo chí lại nói an ninh ta phá án nhanh nhất thế giới.
Về các vụ buôn bán hoặc đầu tư thuê mướn đất đai có quan hệ sống còn đến sinh mệnh quốc gia, các bậc lão thành cách mạng, các nhà kinh tế, quân sự lỗi lạc và giới trí thức đều có biểu tấu can ngăn, hoặc nói trực tiếp đối với tổ chức và cá nhân những người nắm vận mệnh quốc gia, nhưng hầu hết đều như gió thoảng ngoài tai. Thậm chí một nhóm trí thức đã lập hẳn một trang mạng Bauxit để giới khoa học và các nhà văn hóa đánh giá về nhiều mặt văn hóa, kinh tế, an ninh quốc phòng nhằm làm sáng tỏ thông tin nhiều mặt giúp các nhà quản lý đất nước có nhận thức đúng đắn về tác hại, nếu để Trung Quốc khai thác Bauxit ở Tây Nguyên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đều có thư can hoặc trực tiếp đề nghị. Nhưng tất cả những lời lẽ, những thư từ được nói hoặc viết thống thiết tựa như trích từ máu của trái tim mình gởi lên thượng cấp, đều như gió thổi vào khoảng trống.
Về tổng diện tích đất cho thuê khoảng 305.354 ha bằng 3.050 km2, tương đương với diện tích toàn tỉnh Hà Nam, thời hạn thuê 50 năm, 87% nằm ở các vị trí xung yếu thuộc các tỉnh xung yếu như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, KonTum… Trong tổng số hơn ba trăm ngàn hecta thì Trung Quốc, Đài Loan chiếm 264.000 ha bằng 87% ở các tỉnh xung yếu vùng biên giới.
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên tư lệnh binh đoàn vận tải 559 từng cảnh báo việc cho nước ngoài thuê đất, bài in trên VNnet ngày 27 tháng 2 năm 2010 có đoạn: “Sao không tự hỏi vì sao các doanh nghiệp nước ngoài lại chọn thuê đất chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên. Rõ ràng đó là những tỉnh xung yếu biên giới, có những vị trí chiến lược mang tính cốt tử”.
Nhật Tuấn: Nhưng liệu sang năm 2014 với nhận thức mới như thông điệp dầu năm của Thủ tướng, tình hình này có sớm được cải thiện hoặc chấm dứt sự bất lợi cho nền kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh của Việt Nam?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Thưa anh, câu hỏi này nên dành cho Thủ tướng hoặc Tổng bí thư thì thích hợp hơn.
Nhật Tuấn: Tình hình biển Đông có vẻ lắng dịu, đột nhiên ngày 6/1 mới đây, lực lượng kiểm ngư Trung Quốc đã tấn công cướp tài sản của ngư dân Lý Sơn hoạt động tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Báo chí cũng như Bộ ngoại giao không hề đưa tin và lên tiếng. Liệu đây có phải là tín hiệu của một thời kỳ gây hấn mới của Trung Quốc?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tôi coi hành động của cái gọi là lực lượng kiểm ngư Trung quốc đối với ngư dân Việt Nam không hơn bọn cướp biển. Nào là bắt người đòi tiền chuộc, nào là cướp sản phẩm (tôm, cá), nào phá tài sản (thuyền, máy) kể cả giết người.
Còn như việc họ có dám mạo hiểm cướp đảo mang tính nhỏ lẻ hoặc dùng tổng lực hất toàn bộ lực lượng của ta để độc chiếm Trường Sa hay không là tùy thuộc ở sự vận động chính trị của ta trong nội khối Asean và vận động quốc tế, liên kết thành một mặt trận giữ gìn cho trật tự và an ninh trên biển Đông, cũng tức là giữ gìn an ninh thế giới, đồng thời phải gấp rút võ trang đủ mạnh cho công cuộc phòng thủ đất nước. Nhưng hơn hết là phải mở rộng dân chủ, đoàn kết toàn dân thành một khối, khiến kẻ cướp không dám manh động. Vấn đề an ninh biển Đông thực chất là vấn đề của quốc tế, vì vậy ta phải quốc tế hóa càng rộng lớn bao nhiêu, càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Kể cả việc khởi kiện Trung Quốc trước các tòa án Liên Hợp quốc.
Nhật Tuấn: Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập nhiều vấn đề quan trọng: “Đổi mới thể chế- xóa bỏ độc quyền- nắm vững ngọn cờ dân chủ” nhất là khái niệm mới “nhà nước kiến tạo”. Vậy nhưng tuyệt nhiên không nhắc tới biển Đông, chẳng lẽ không quan trọng bằng những vấn đề kia sao?”
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Thực tình tôi đã nghe khá nhiều thông điệp đầu năm cũng như thông điệp nhậm chức của các chính trị gia. Nó tựa như một thứ ma-két-tinh nhằm đánh bóng thương hiệu, vận động tranh cử hoặc một cái gì na ná như vậy thôi. Do đó thưa anh, độ tin cậy ở những phát ngôn này thường không cao. Sở dĩ thông điệp không gây sự chú ý của tôi, là bởi tôi không thấy Thủ tướng đưa ra các giải pháp và lộ trình thực hiện các vấn đề hệ trọng như cải cách hành chính, cải cách thể chế, cải cách kinh tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền v.v…Tôi nhớ hồi nhậm chức Thủ tướng lần đầu,ông Dũng cũng cam kết mạnh mẽ về chống tham nhũng.Nhưng tham nhũng ngày càng giăng mắc như lũ bạch tuộc…Tuy nhiên,phải thừa nhận những vấn đề trong Thông điệp đầu năm đều là những giải pháp cấp bách cứu nguy cho dân tộc ta lúc này. Rất mong Thủ tướng nỗ lực thực hiện cho bằng được các nội dung đó.Được như vậy, công ông đối với đất nước thật không nhỏ.
Nhật Tuấn: Nhưng còn vấn đề biển Đông, tôi không thấy Thủ tướng đề cập đến trong thông điệp đầu năm. Vậy anh hiểu vấn đề này thế nào?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Cái ông nhà văn Nhật Tuấn này sao cứ quan tâm hoài đến chính trị làm vậy.
Nhật Tuấn: Đó là sinh mệnh quốc gia. Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Người xưa nói vậy. Và nay ta cũng không thể nói khác. Tôi vẫn muốn biét ý anh.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Lẽ ra anh nên gửi phần câu hỏi này đến chính ông Thủ tướng. Nhưng thưa anh, các nhà chính trị họ có nhiều kỹ năng ,kỹ xảo lắm. Chúng ta là mấy anh văn sĩ can dự vào làm gì. Nhưng với Thủ tướng Dũng, tôi thấy ông ấy đôi khi có những việc làm hoặc phát ngôn, ngay đến cánh nhà báo sừng sỏ cũng không lường trước được. Anh có nhớ kỳ họp Quốc hội mấy năm trước, đến lượt Thủ tướng báo cáo về tình hình kinh tế, thì ông ấy nói vo rất chính xác về Hoàng Sa, Trường Sa và chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, khiến không chỉ Quốc hội mà cả nước ấm lòng. Biét đâu, bất ngờ ông Thủ tướng lại tung chưởng Hoàng Sa thì sao?
Nhật Tuấn: Lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là lịch sử phòng, chống xâm lược. Ngày xưa đã thế, ngày nay vẫn thế. Vậy những tiểu thuyết Việt Nam mấy chục năm gần đây né tránh đề tài này- Vắng hẳn những tác phẩm đau đáu nỗi niềm chống ngoại xâm như Hận Nam quan của Hoàng Cầm. là nhà tiểu thuyết lịch sử, anh có cho rằng đã mở ra thời vận mới cho cảm hứng yêu nước chống ngoại xâm tất nhiên là ngoại xâm Trung Quốc hay chưa?
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Thưa anh Nhật Tuấn, trước khi đi vào trả lời câu hỏi này, tôi thuật lại cuộc trao đổi bất ngờ giữa nhà văn Nguyễn Tuân, nhà văn Vũ Bão và tôi là người chứng kiến.
Năm 1973, khi ta và Hoa Kỳ sắp ký Hiệp định Paris, dân Hà Nội hy vọng lắm, đặc biệt là giới văn chương mong hòa bình lập lại, chắc sẽ có sự cởi mở dễ thở hơn cho văn học nghệ thuật. Sớm ấy, tôi và nhà văn Vũ Bão dắt tay nhau dạo phố.Khi tới gần Đại sứ quán Pháp, thấy nhà văn Nguyễn Tuân thủng thẳng bước từ nhà số 49 Trần Hưng Đạo ra hè phố.
Chúng tôi dừng lại chào và hỏi cụ đi đâu về. Nguyễn Tuân nhếch mép cười khẩy:
Như Phong (Giám đốc nhà xuất bản Văn học bấy giờ) mời đến chữa cái Tờ Hoa (tên bài bút ký cũng là tên tập sách).
Bác sửa xong rồi chứ ạ? Vũ Bão hỏi.
Vớ vẩn. Sửa, sửa cái gì.
Chúng tôi đều biết. Khi nói thế có nghĩa là Nguyễn Tuân không sửa, không hợp tác. Vũ Bão lảng sang chuyện khác, anh hỏi:- Thưa bác, hình như ta với Mỹ sắp ký Hiệp định Paris.
Ký tắt rồi, còn sắp, sắp cái gì nữa.
Lại hỏi:
Thưa bác, nếu hòa bình lập lại, chắc văn chương sẽ khởi sắc, vì vòng kim cô sẽ được nới.
Nguyễn Tuân cau vầng trán, vẻ không hài lòng. Ông sùy một tiếng rồi nói:
Nới, nới cái gì? Thì ra thế, các anh sợ như mấy anh thợ săn nhút nhát sợ cả cái bóng của con hổ đất người ta đặt dưới gầm các điện thờ Mẫu. Anh tư duy ở trong đầu, ai chui vào trong đầu anh mà kiểm soát được tư duy. Không ai cấm được nhà văn tư duy và viết, chỉ có nhà văn hèn mới không dám suy nghĩ tới cùng và không dám viết điều mình suy nghĩ.
Nói xong Nguyễn tuân lại thủng thẳng bước đi như chẳng có điều gì xẩy ra.
Thưa anh Nhật Tuấn, chắc anh biết tôi đã viết và tái bản nhiều lần những tiểu thuyết lịch sử, trong đó gộp lại thành hai bộ. Bão táp triều Trần ( 6 tập 3000 trang) và Tám triều vua Lý ( 4 tập 3600 trang).
Trong đó thời nhà Lý có cuộc chiến tranh lớn, đánh tan gần 20 vạn quân xâm lược nhà Tống vào năm 1076. Sử Tống chép: “Mười phần quân ra đi, lúc về không còn vài ba phần, may mà An Nam chịu bàn hòa, nếu không thì không biết sẽ ra sao”.
Còn về bộ Bão táp triều Trần, tôi phản ánh trọn vẹn cả ba cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Mông- Nguyên vào các năm 1258, 1285 và 1288 trong ba tập “ Đuổi quân Mông –Thát”, “Thăng Long nổi giận” và “ Huyết chiến Bạch Đằng”.
Thời điểm lịch sử đó, đặt dân tộc ta trước nguy cơ tồn tại hay không tồn tại. Thế nhưng tổ tiên ta vừa khôn ngoan vừa đảm lược, không chỉ “Thoát Nguyên’ mà còn “Diệt Nguyên”toàn thắng . Nên nhớ thời đó, quân Mông- Nguyên đã chinh phục gần hết châu Á, quá nửa châu Âu, từ bờ Hắc Hải đến Thái Bình Dương không một đội quân nào, không một quốc gia nào là địch thủ của chúng. Các nước khổng lồ như Nga và Trung Hoa cũng đều trở thành kẻ bị trị với thân phận nô lệ. Tiểu thuyết của tôi không có ý gây hận thù, không nhằm hạ nhục đối phương mà chỉ phản ánh tinh thần tự trọng của cả một dân tộc, và lòng vị tha trước kẻ bại trận. Có nhẽ tinh thần tự trọng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một dân tộc đã làm nên chiến thắng. Và tôi viết hai bộ tiểu thuyết đó cũng với tinh thần tự trọng của một nhà văn. Tuyệt nhiên khi viết, tôi không hỏi ý kiến ai và cũng không lo lắng có in được hay không in được, mà chỉ có một ý chí cần phải viết. Điều tôi sợ nhất là mình thoái chí. Ngoài ra không có điều gì làm tôi sợ hãi. Và thưa anh Nhật Tuấn, theo tôi, đã là nhà văn thì cứ làm đúng thiên chức của mình, không nên trông chờ vào bất cứ điều may rủi nào hết. Và nếu mục tiêu phục vụ của ta là Tổ quốc và Nhân dân thì đó không chỉ là điểm tựa mà còn là bức trường thành che chắn ta vững chắc nhất. Thử hỏi, còn điều gì khiến ta phải băn khoăn lo lắng, thậm chí chờ đợi.
Nhật Tuấn: Điều sau cùng tôi muốn biết cảm nhận của anh về ngày 17 tháng 2 này, sau 35 năm quân Trung Quốc xâm lược dã man 6 tỉnh biên giới nước ta.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Ngày nay hai nước đã bình thường hóa, lãnh đạo hai nước đã xây dựng với nhau được mối quan hệ mà họ đúc kết thành 16 chữ. Và họ gọi là 16 chữ vàng gồm:
Láng giềng hữu nghị
Hợp tác toàn diện
Ổn định lâu dài
Hướng tới tương lai
Tuy nhiên, tôi rất thất vọng với nhà cầm quyền Trung Hoa. Hằng năm vào ngày này họ vẫn làm lễ kỷ niệm và tôn vinh những kẻ đã tàn sát đồng bào ta, chiến sĩ ta. Nhưng họ lại cứ lải nhải nói đây là: “Cuộc tự vệ đánh trả”.
Hãy xem ngày 17 tháng 2 quân xâm lược Trung Hoa đã tràn vào lãnh thổ ta như thế nào.
Họ đã sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập tổng cộng 32 sư đoàn. Sáu trung đoàn xe tăng. Bốn sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Tổng số quân họ huy động vào cuộc chiến tranh xâm lược này khoảng gần 600.000 tên. Khí tài hạng nặng gồm có: 550 xe tăng, 480 khẩu pháo lớn các loại, 1260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể 200 tầu chiến của hạm đội Nam Hải và 1700 máy bay sẵn sàng trợ chiến ở phía sau.
Tướng Hứa Thế Hữu tư lệnh đại quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tấn công vào vùng Đông Bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn- Cao Bằng.
Viên tướng Dương Đắc Chí tư lệnh quân khu Côn Minh đảm nhận hướng tiến quân vào vùng Tây Bắc Việt Nam với trọng điểm là tỉnh Hoàng Liên Sơn (chủ yếu là Lào Cai).
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc: “Quân đội có vũ trang của một nước, tiến qua biên giới để vào lãnh thổ của nước khác, thì đó là hành vi xâm lược”. Thế mà người Trung Hoa từ giới chóp bu tới báo chí đứng đầu là Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc đều ra rả nói là “Cuộc tự vệ đánh trả”, thử hỏi đó có phải là thói vừa ăn cướp vừa la làng quen thuộc của Trung Hoa từ xưa tới nay. Đó là chưa kể tội ác trời không dung đất không tha của quân xâm lược bành trướng Trung Hoa tàn sát đồng bào ta, đốt nhà, cướp của, phá hoại và lấy đi từ chiếc cuốc chiếc cày đến trâu bò gà lợn. Đường sá, cầu cống, cả từ chiếc cống thoát nước đường kính 20cm tới cây cột điện, chúng cũng dùng mìn đánh cho tan nát. Không những thế, họ còn làm tới gần chục bộ phim và nhiều tiểu thuyết, bút ký vu cáo phía Việt Nam gây hấn.
Cuộc xâm lược man rợ đã trải 35 năm, cả dân tộc ta đang chờ một lời xin lỗi từ phía họ. Nhưng điều đó tuyệt nhiên không xẩy ra. Tôi có cảm giác, giới chóp bu nước này đã bị tê liệt dây thần kinh xấu hổ, nên họ không biết hối hận. Trong lịch sử Việt Nam, Trung Hoa suốt mấy ngàn năm lịch sử duy nhất có một lần, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói với đội ngũ chuyên gia khi sắp sang giúp Việt Nam vào khoảng năm 1954 rằng: “Các đồng chí phải tận tình giúp đỡ nhân dân Việt Nam, và nên nhớ rằng tổ tiên ta đã gây nhiều đau khổ cho người Việt Nam đấy”.
Trong khi đó, suốt mấy chục năm qua, dường như ta không đả động gì tới cả vạn liệt sĩ đã nằm lại nơi chiến trường biên giới. Họ là ai? Họ là các quân nhân đã từng tham gia chiến tranh chống Mỹ, tham gia mặt trận biên giới Tây nam Tổ quốc. Tôi đã từng đến nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên từ sau hồi xây dựng và qui tập. Thật đắng lòng khi đọc tên tuổi và quê quán họ, nhiều người còn chưa đến tuổi hai mươi. Nhưng cũng tạm yên tâm vì họ được đất nước nhớ ơn. Vậy mà mười năm sau tôi trở lại nghĩa trang này, không chỉ tên nghĩa trang không còn đầy đủ, mà cả ngàn bia mộ đều ghi dòng chữ: “Liệt sĩ chưa biết tên”.
-Xót xa thay, họ cống hiến sinh mệnh mình vì ai? Phải chăng máu họ chỉ là nước lã?!
Kỷ niệm 30 năm cuộc xâm lược tàn bạo của quân bành trướng Trung Hoa, một nhà thơ vốn là cựu quân nhân đã viết bài thơ khá ấn tượng. Tôi thấy cần phải chép lại để mọi người cùng đọc.
Lời mẹ
Mẹ tôi nói:
Bố các con liệt sĩ Điện Biên
Anh các con liệt sĩ Khe Sanh đường Chín
Em các con liệt sĩ Đồng Đăng xứ Lạng
Đều vì nước hy sinh
Đều vì con Hồng cháu Lạc
Sao các con lòng đen dạ bạc?
Đứa chết ở Đồng Đăng chẳng nhắc đến bao giờ?
Ba mươi năm rồi đó
Hay em nó chết chui?
Hay em nó hy sinh không chính đáng?
Lũ chúng mày mở mày mở mặt
Sống dư thừa nhờ cái chết của bao người
Cả cái chết cũng bất công đến thế
Lòng mẹ đau biết nhắm mắt sao đây?!
(10.2.2009 – Trần Nhương)
Hà Nội ngày 5 tháng 2 năm 2014
Nhật Tuấn
Có phải chỉ cần “bình yên” nên hạ nhục hàng chục ngàn liệt sĩ?
Đảng CSVN không tưởng niệm, tri ân những người đã chết vì bảo vệ lãnh thổ và cả vì sự tồn tại của chính mình là bất nghĩa.
Ngăn chặn những người khác tưởng niệm, tri ân những người đã chết vì bảo vệ xứ sở của họ là bất nhân.
Tệ đến mức không thể tưởng tượng là chọn hình thức ca hát, nhảy múa hưởng ứng “năm văn minh, trật tự đô thị” để hóa giải chuyện tưởng niệm tri ân. Làm như thế là cố tình hạ nhục những người vị quốc vong thân. Đó là bất lễ, bất tín.
Không thể tìm được từ để diễn đạt cho đúng ý!
Ai đọc nhiều, biết nhiều, “thông kim bác cổ”, chỉ giúp mình xem từ xưa đến giờ trong lịch sủ tồn tại và phát triển của nhân loại, có chính thể nào, kể cả hôn quân, bạo chúa lại chọn cách hạ nhục những trung thần, dũng sĩ của chính mình theo kiểu như vậy để được “bình yên xây dựng và phát triển” như Đảng CSVN mới làm vào sáng 16 tháng 2 tại tượng đài Lý Thái Tổ như vậy hay không?
Hạ nhục những liệt sĩ của mình tới mức như thế thì liệu còn mấy người muốn xả thân? Khi không còn mấy người muốn xả thân bảo vệ xứ sở của mình để xương máu không bị Đảng CSVN dùng để xây “sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối” thì tương lai của xứ sở này, dân tộc này ra sao?
Vụ hạ nhục này không đơn thuần là bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất tín. Mình không dùng chữ bất trí vì nó có dấu hiệu của một âm mưu hết sức thâm độc. Đó là đồng hóa Đảng CSVN với quốc gia, dân tộc rồi chứng minh Đảng bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất tín để chẳng còn ai màng tới quốc gia, dân tộc.
Ngày mai, nếu tiếng súng lại vang trên biên giới, sẽ có hàng chục triệu người Việt hoang mang không biết nên làm gì cho đúng và chừng đó là quá đủ cho một âm mưu…
Vẫn còn kịp kỷ niệm chiến tranh 1979
Hiện vẫn còn chưa muộn để Hội sử học Việt Nam đánh dấu, tưởng niệm cuộc chiến tranh Biên giới Việt - Trung năm 1979, theo sử gia, Phó Chủ tịch Hội, Giáo sư Vũ Minh Giang.
Trao đổi với BBC hôm 16/2/2014, một ngày trước khi tròn 35 năm cuộc chiến tranh do Trung Quốc tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam, sử gia cho rằng Hội sử học và giới sử có thể tổ chức sự kiện này nhân ngày "kết thúc" cuộc chiến tranh (18/3/1979).
Giáo sư Giang giải thích: "Đúng lúc, hay đúng thời điểm, quan điểm riêng cá nhân của tôi thì tôi rất không muốn lấy ngày 17/2 để làm kỷ niệm, hay làm cái gì cả, là bởi vì tôi đã nghiên cứu lịch sử, thì trong tâm thức của người Việt, chưa bao giờ nhớ cái ngày quân thù tấn công ở Việt Nam cả, chưa bao giờ, cái việc ấy là chúng ta buộc phải đứng dậy,
"Thế còn thường là kỷ niệm sự kiện chiến thắng oanh liệt nào đó, hoặc là cái ngày sạch bóng quân thù, vị vậy cho nên trong thời gian này, cố gắng tổ chức một hoạt động học thuật nào thì vẫn còn là kịp thời."
Hôm Chủ nhật, nguyên thành viên Hội đồng Lý luận trung ương của Đảng Cộng sản nhận định rằng cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc 1979 là một chủ đề "phức tạp" trong quan hệ của hai quốc gia láng giềng cộng sản và ông cũng công nhận cuộc chiến để lại một "hậu quả rất nặng nề" như một di sản trong quan hệ song phương.
'Cuộc chiến 1979 nặng nề, khó hàn gắn'
Cuộc chiến do TQ tấn công VN tháng 2/1979 là một vết hằn, hố ngăn cách giữa hai dân tộc rất khó hàn gắn, theo sử gia Vũ Minh Giang.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Ông nói: "Hậu quả rất nặng nề. Tôi nói rằng khi đã có một cuộc chiến tranh, thì nó sẽ thành một vết hằn, thành một cái hố ngăn cách giữa hai dân tộc, nhất là hai dân tộc gần nhau, chữa vết hằn đó thì khó vô cùng."
'Không chuẩn bị chu đáo'
Sử gia cũng thừa nhận Hội khoa học Lịch sử vừa qua đã không tổ chức đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa mà Trung Quốc phát động trên Biển Đông vào ngày 17/01/1974 nhằm cưỡng chiếm phần lãnh hải biển, đảo khi đó do chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa quản lý và thực thi các quyền chủ quyền.
Khi được hỏi về lý do không tổ chức đánh dấu, ông Giang nói: "Khó nói lý do là gì, bởi câu chuyện Hoàng Sa có một chút tế nhị trong mối quan hệ, khó nói hết được,
"Thế nhưng mà quả thực trước hết không có sự chuẩn bị thật là chu đáo cho sự kiện ấy, thế vì vậy cuối cùng cũng không tổ chức được một sự kiện nào. Lúc đầu, chưa có chủ trương lớn đâu, nhưng mà có một số ý kiến nêu ra, và cũng có kiến nghị lên những cơ quan có chức năng, đấy là cơ quan Hội sử học có thể đứng ra tổ chức một Hội thảo,
Một lần nữa, sử gia cho rằng các cuộc xung đột, chiến tranh vài thập niên trở lại đây giữa Trung Quốc và Việt Nam là một chủ đề "nhạy cảm", đặc biệt các sự kiện xung đột ở Hoàng Sa cũng như Trường Sa vẫn còn liên quan tới các vòng thảo luận và quan hệ bang giao hiện nay giữa hai nước.
Ông cho biết: "Bởi vì ở đây câu chuyện không chỉ là kỷ niệm sự kiện ấy mà vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa còn là những vấn đề đang tiếp tục phải giải quyết và nó rất là khó khăn trong vấn đề của hai nước ở tương lai nữa, chứ không phải như là cuộc chiến tranh đã kết thúc rồi là xong."
'Không hề tráo trở, vô ơn'
"Người Hoa là cả một chiến dịch sử dụng người Hoa như một công cụ, hồi đó, chính Trung Quốc nói là đạo quân thứ 5, Hoa Kiều là đội quân thứ năm, thì rất tội nghiệp cho những đồng bào gốc Hoa, nhưng mà rõ ràng đây là có những ý đồ chính trị đằng sau đó"
Nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, cựu Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng bác bỏ quan điểm cho rằng Việt Nam đã "quay mặt", "tráo trở" hay "vô ơn" với Trung Quốc ngay sau cuộc chiến 1975 kết thúc, tỏ ra 'kém khéo léo' trong xử lý quan hệ đối ngoại, dẫn đến việc Trung Quốc đã thay đổi lập trường và 'chuyển sang thù địch' với VN, một phần của nguyên nhân cuộc chiến tranh đã làm hàng chục nghìn bộ đội, cán bộ và thường dân Việt Nam bị chết hoặc thương tật đầu năm 1979.
Ông Giang nói: "Nếu như nói rằng là đã có một xử lý không đúng, rồi quay mặt, rồi tráo trở, rồi đi về phía Liên Xô, thì cái đánh giá như thế là hoàn toàn sai."
Nhân dịp này, Giáo sư Giang cũng nhắc lại vấn đề chính quyền Việt Nam đã xử lý ra sao với "Hoa kiều" ở Việt Nam và quan điểm của Đảng và Nhà nước VN với kiều dân Trung Quốc khi đó.
Ông nói: "Người Hoa là cả một chiến dịch sử dụng người Hoa như một công cụ, hồi đó, chính Trung Quốc nói là đạo quân thứ 5, Hoa Kiều là đội quân thứ năm, thì rất tội nghiệp cho những đồng bào gốc Hoa, nhưng mà rõ ràng đây là có những ý đồ chính trị đằng sau đó."
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm 16/2, sử gia bình luận về lời kêu gọi và một số điểm khuyến nghị mà một nhóm nhân sỹ, trí thức và quần chúng vừa loan bố trên mạng xã hội từ trong Việt Nam hôm 12/2, kêu gọi tổ chức và cho phép tổ chức đánh dấu kỷ niệm chính thức 35 năm cuộc chiến.
Ông Giang nói: "Tôi nghĩ rằng những lời khuyến nghị đó rất đông đảo mọi người cho là hợp lý thôi và cần phải đồng tình, bởi vì sao, bởi vì cuộc chiến tranh này là con em chúng ta với tinh thần vì nước quên thân, hy sinh vì độc lập của đất nước, ngã xuống, thì chúng ta phải trân trọng, phải biết ơn."
'Yên lòng dân: bài học bao trùm của VN'
Việt Nam còn cần học bài học "yên lòng dân" để giữ vững bờ cõi, theo sử gia Vũ Minh Giang nhân 35 năm cuộc chiến Việt - Trung.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
"Đương nhiên đấy là những người đã hy sinh vì Tổ quốc, mà nếu tôi không nhầm thì có gì đâu mà phải trả (lại vị trí xứng đáng), những người hy sinh ở đó khi làm nhiệm vụ đều là liệt sỹ cả đấy chứ", có phải là không đâu, có lẽ ý của những người đề xuất là như vậy chăng?"
"Thế còn cái thứ hai, tôi nghĩ rằng việc kỷ niệm chính thức nhà nước thì cũng là một đề nghị theo tôi là chính đáng. Thế nhưng mà còn bất cứ một quốc gia nào, trước những vấn đề lịch sử nhạy cảm, như chúng ta thấy câu chuyện liên quan Nhật Bản - Hàn Quốc, Nhật Bản - Trung Quốc, thì đôi khi những người gánh trọng trách quốc gia hoặc phải có trách nhiệm về mặt chính trị, thì lại có những cân nhắc."
'Bài học bao trùm với VN'
Tuy nhiên, theo sử gia, điều công bằng mà Việt Nam phải lưu ý là "những người hy sinh ấy" cũng phải được trân trọng, về theo ông, về phương diện thể hiện ra thực tế, thì những người đã hy sinh trong cuộc chiến Biên giới 1979 cũng phải luôn được coi như "những người hy sinh khác", ở trong các lần chiến tranh khác "bảo vệ độc lập của Tổ quốc."
Bình luận về ý kiến của một sử gia đồng nghiệp, Giáo sư Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN, mới đây nói với BBC về bài học "cảnh giác" cần được rút ra sau tròn 35 năm cuộc chiến, Giáo sư Giang nói:
"Sự kiện này nếu được nói ở đâu thì tôi cũng sẽ nói rằng hãy lắng nghe tâm tư của nhân dân và làm theo ý nguyện của đại đa số nhân dân, khi đã có nhân dân, thì có tất cả. Bài học ấy là bài học lớn, là bài học bao trùm đối với Việt Nam"
"Bài học cảnh giác tôi hoàn toàn nhất trí thôi, bởi vì nhất là đối với những quốc gia mà cứ xểnh ra là họ tấn công, và kinh nghiệm cho thấy cứ khi nào mình gặp khó khăn, thì họ lại tấn công, thì đó là bài học,
"Nhưng bài học ấy là bài học mang tính sách lược, mặc dù rất lâu dài, bài học chiến lược là bài học "lòng dân", Việt Nam muốn đứng vững thì phải yên dân."
Theo ông Giang, chính quyền phải tạo được lòng tin với dân và theo ông đây mới là "bài học lớn."
Ông nói: "Chứ còn bài học đối sách với phiên bang, với ngoại bang v.v..., thì là những bài học rất quan trọng, cực kỳ quan trọng, nhưng mà cái cốt lõi để có được tất cả đấy, là bài học yên lòng dân.
"Vì vậy sự kiện này nếu được nói ở đâu thì tôi cũng sẽ nói rằng hãy lắng nghe tâm tư của nhân dân và làm theo ý nguyện của đại đa số nhân dân, khi đã có nhân dân, thì có tất cả. Bài học ấy là bài học lớn, là bài học bao trùm đối với Việt Nam" sử gia nói với BBC.
Trước kỷ niệm chiến tranh biên giới phía bắc 5 ngày, tác giả Hoàng An Vĩnh có bài viết “Trung Quốc ép Việt Nam không được tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979?”
Không phải đến bây giờ nhà báo Việt Nam mới thấm thía nỗi đau này. Từ năm 2009, sau hàng tháng trời chuẩn bị tư liệu và có mặt tại nhiều tỉnh biên giới phía bắc, nhà báo Huy Đức đã có bài phóng sự mang tên Biên Giới Tháng Hai. Bài phóng sự đầy mồ hôi của tác giả lẫn máu lệ của đồng bào chiến sĩ biên giới đã bị gở bỏ vào ngày 9 tháng 2 sau hai tiếng đồng hồ nằm trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị.
Từ khi chiến tranh biên giới 1979 bùng nổ hàng ngàn bài báo đã được nằm trang trọng trên các tờ báo đảng và người dân sau nhiều năm vẫn đinh ninh trong trí nhớ về tội ác của quân xâm lược Trung Quốc. Người dân không thể nào nghĩ khác hơn với bốn từ “Trung Quốc xâm lược” mặc cho nhà nước nhiều lần răn đe không được dùng những từ này.
Kể từ sau bài viết bị gở bỏ của Huy Đức, Ban tuyên giáo Trung ương đã có một lập luận khác mà ông Nguyễn Thế Kỷ, phó trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương vừa trả lời với BBC rằng “Trong hiện tại khi hai bên đang cố gắng có thiện chí để thiết lập quan hệ tốt hơn thì thường người ta cũng có cân nhắc xem ngồi với nhau thì có nên kể lại những chuyện ngày xưa hay không?”.
Nhà báo Ngọc Bái, người có mặt tại chiến trường Vị Xuyên từ những ngày đầu cuộc chiến cho biết cảm giác của ông trước những lời biện hộ này, ông nói:
-Thực ra cuộc chiến tranh này người ta muốn quên đi và chính muốn quên đi về mặt chủ trương thì cũng là quên đi thân phận của người lính. Những người trực tiếp tham gia ở đấy bây giờ hầu hết đều không lấy gì làm sung sướng lắm. Dùng chữ quên cũng là một cách dùng nhưng mà hầu hết người ta không muốn nhắc đến cái cuộc chiến tranh này có nghĩa là những thiệt thòi của những người lính.
Nhà báo lão thành Đoàn Vương Thanh từng làm việc cho TTXVN thẳng thừng hơn khi nói rằng mọi sự chẳng qua là chữ “sợ” ông nói:
-Họ sợ nhiều thứ quá, suy cho đến cùng thì họ sợ thằng Tàu. Cái thời Lý Thường Kiệt giải phóng được hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây rồi đấy chứ nhưng sau đó trả lại ngay các cụ ngày xưa sáng suốt như thế chứ không tham. Thế nhưng bây giờ nó chiếm được cái Hoàng Sa bốm mươi năm rồi nó cứ bảo của nó mà không bao giờ hé ra cái hy vọng là nó sẽ trả, mà thực ra nó trả cũng không phải dễ.
Các bố nhà mình nghĩ sao khi các bố bảy tám mươi tuổi cả rồi? Nếu có đánh xâm lược thì con cháu nó đánh chứ các bố có phải ra trận đâu mà các bố sợ thế? Quá trình lịch sử hàng ngàn năm đô hộ Bắc thuộc cũng như những năm gần đây nhưng mà họ không nhận ra cái đó cứ leo lẻo mười sáu chữ vàng này khác. Ông Việt Nam thì cứ bị mê mê hoặc hoặc. Người cầm đầu đảng Việt Nam năm nay bảy mươi mấy tuổi rồi thế còn sống bao lâu nữa mà ông ấy không nhận ra con đường đi cho dân tộc để rồi có cái cách làm. Các ông thừa cách làm.
Ông lú là phải thôi. Lú là vì ăn cháo lú mà cháo lú đây nó nấu bằng nhiều thứ sâm nhung bổ thận của Trung Quốc.
Nhà báo Lê Phú Khải phóng viên Đài truyền hình Trung ương chia sẻ suy nghĩ của ông về chủ trương im lặng trước các yếu tố mang tính Trung Quốc, ông nói:
-Theo tôi thì nó quá rõ ràng rồi. Mình phụ thuộc vào Trung Quốc thì thật sự không rút ra được phải dựa vào họ để tồn tại một thể chế đã lỗi thời cho nên họ điều khiển mình thế thôi. Nều không có họ thì chế độ này khó tồn tại khó đứng vững. Ông Nguyễn Cơ Thạch đã nói rồi, đi với phương Tây thì mất đảng nhưng đi với Trung Quốc thì mất nước và bây giờ rõ ràng là đi với Trung Quốc thì mất nước. Điều này Nguyễn Cơ Thạch đã nói từ lâu rồi, nói từ Đại hội trước ông Thạch đã đư ý kiến đó rồi. Nếu cứ giữ chế độ xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc thì nó sẽ lấn mình.
Cái mà đảng Cộng sản cần vượt qua bây giờ là quay về với nhân dân, về với đất nước và như thế thì đảng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân. Còn nếu như thế này thì càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc thôi. Bài toán rõ ràng và nhưng người hiểu biết đều nhận thấy như thế. Vấn đề là đảng có dám vượt qua nỗi sợ nhân dân hay không? Nhân dân sẵn sàng tha thứ miển là đảng Cộng sản phải bảo vệ quyền lợi đất nước, bảo vệ lãnh thổ. Hiện nay có nỗi sợ lớn nhất là nỗi sợ nhân dân, sợ mọi phía. Đảng mà sợ nhân dân thế thì mất nước thôi.
Trước dịp kỷ niệm 17 tháng Hai nhà báo Đào Tuấn đã âm thầm tiếp bước Huy Đức lên nhiều tỉnh phía bắc ghi lại những điều mà 35 năm sau ngày đau thương ấy. Đào Tuấn gom góp công trình của mình trong ba bài viết mang tên Hoa đào biên viễn. Bài viết chia làm ba phần mỗi phần một câu chuyện khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi với những số phận của cuộc chiến bị bỏ quên.
Khi tác giả chia sẻ với ông Dương Vương Tường, nguyên Bí thư tỉnh Cao Bằng đã thố lộ, thứ nhất ông cho biết chính ông và rất nhiều người bất ngờ vì không ai nghĩ “anh em đồng chí lại trở mặt tấn công nhau”, hai nữa ông Tường còn khuyên nhà báo Đào Tuấn phải cẩn thận trong loạt bài này:
-Đánh phá như thế nó giết chóc như thế nó gây thiệt hại mình lớn như thế nhưng mà mình có nói được gì nhiều đâu? Chẳng thấy tổng kết, chẳng thấy rút kinh nghiệm chẳng thấy gì cả, dân người ta chẳng biết như thế nào. Cái này Trung Quốc nó cũng nói rồi không bạn vĩnh viễn chỉ có bạn nhất thời thôi. Có thể hôm nay bạn mai là thù. Bây giờ mình không được xóa...các ông viết lại đưa lên báo đưa lên đài phải cẩn thận để xem trung ương chỉ đạo như thế nào....
Năm 2009 nhà báo Huy Đức đã ghi lại cuộc thảm sát có thể gọi là tội ác chiến tranh của quân đội Trung Quốc:
“Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.”
5 Năm sau cũng tại cái giếng ấy nhà báo Đào Tuấn ghi lại:
“Ở Tổng Chúp có tấm bia ghi lại vụ thảm sát này. Tấm bia giờ vẫn còn sau 35 năm, dù chiếc giếng cạn, nơi năm xưa chứa đầy xác phụ nữ, trẻ em bị hành quyết bằng rìu bổ củi giờ đã lấp đầy cây lá.”
Nhà báo Ngọc Bái chia sẻ tội ác của quân Trung Quốc vì chính ông đã chứng kiến gần như toàn bộ cuộc chiến đau thương ấy, ông nói:
-Những hy sinh không kể được bằng lời. Tôi thấy những người lính trẻ nhiều người đã đổ máu xuống mảnh đất đó để không đặt dược cái gì cả. Ở trên Vị Xuyên thì từ tướng lĩnh cho tới các sĩ quan thuộc cấp cho đến người lính họ sống vô cùng kham khổ. Tôi cũng có thời gian tương đối dài ở trên đó, được chứng kiến cuộc chiến tranh nó ác liệt lắm.
Phải nói bọn Trung Quốc nó rất dã man đúng là phải nói là tội nhân chiến tranh. Thật ra họ cũng là công cụ thôi, vì chính là công cụ cho nên nó rất mù quáng, không phân biệt được đâu là phải trái cả. Họ sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và thấy đó là một sự thích thú.
Nhà báo Đoàn Vương Thanh nói về những bài viết của đồng nghiệp trẻ của ông, không riêng gì tác giả Đào Tuấn để rồi rút ra kết luận việc dẹp ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới của chính quyền:
-Tôi có theo dõi và mời đọc qua một bài của ông Đào Tuấn nhưng đã đọc nhiều bài của những người khác kể cả những người đã tường thuật trận chiến ở Vị Xuyên. Họ dẹp kỷ niệm này đi là vô lối rồi. Nếu như thế thì họ dẹp luôn đi kỷ niệm Hai bà Trưng, Hai bà Trưng cũng chống Tàu chứ? Dẹp luôn ông Trần Hưng Đạo ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, cũng là kháng Tàu chứ? Dẹp luôn giỗ của ông Lý Thường Kiệt nữa đi hay là trận Ngọc Hồi của ông Quang Trung chẳng hạn...trong khi đó thì họ lại dẹp cái kỷ niệm của xương máu sáu mươi vạn người Việt Nam đáng lẽ phải kỷ niệm một cách trọng thể và sâu rộng và giới thiệu nhiều mặt mới đúng nhưng bởi vì có cái Thành Đô nó kìm hãm rồi! Có cái vòng kim cô rồi và họ sợ mất quyền lợi thôi cũng vì nhóm lợi ích cả.
Nhà báo Lê Phú Khải nhìn vấn đề ở một góc rộng hơn khi nhà nước lập lờ đối với dân chúng về yếu tố Trung Quốc kể cả vấn để biển đảo và chủ quyền quốc gia.
-Đây là cách đu dây né tránh để tồn tại chứ nếu thẳng thừng ra thì những người hy sinh vì đất nước thì phải kỷ niệm cho họ một cách rõ ràng chứ không thể cứ úp úp mở mở một cách lén lút như thế. Lúc được lúc không thì nhân dân có quyền đặt câu hỏi chứ. Cụ thể người ta chưa biết nhưng người ta có quyền hỏi tại sao những người hy sinh cho đất nước lại không được kỷ niệm. Trong khi những người hy sinh chống Pháp, chống Mỹ thì được kỷ niệm mà những người đánh Trung Quốc, đánh giặc Tàu xâm lược lại không được kỷ niệm? Đây là vấn đề lớn nhất của đất nước hiện nay, bảo vệ chủ quyền và bảo vệ nển độc lập thực sự.
Tờ Thế Giới Mới là nơi duy nhất của mạng lưới báo chí chính thống đăng đầy đủ bài viết của Đào Tuấn. Không những thế bài viết của Ngọc Uyên trên tờ báo này cũng làm người đọc ngẩn ngơ về cái tựa: Phút bi tráng ở Pò Hèn ngày 17 tháng 2 năm 1979.
Trả lại vị trí xứng đáng cho những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược, chủ trương công khai và tổ chức cụ thể để ngày 17 tháng Hai hàng năm ltrở thành ngày tưởng niệm toàn quốc như cách ông cha đã tiến hành giỗ Trận Đống Đa mà quân Nam chiến thắng và dẹp tan 20 chục vạn quân Thanh thế kỷ XVIII.
Bên cạnh đó, yêu cầu nhà nước rà soát lại chính sách và chế độ đối với những chiến sĩ đồng bào đã hy sinh mà bị bỏ quên lâu nay do những thiếu sót và sai lầm dẫn đến những bất công xã hội và bất bình trong nhân dân.
Đó là nội dung tóm lược những điểm chính trong tâm thư có chữ ký của 75 trí thức yêu nước, đăng trên trang web Bauxite Việt Nam ngày 14 tháng Hai vừa qua. Tâm thư qui tụ những cựu viên chức chính phủ, cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân, cựu tù Côn Đảo trước 1975, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu gia, các vị lãnh đạo tinh thần, các nhà báo và những bloggers chuyên cổ súy tự do dân chủ cho việt Nam.
Không thể im lìm và nín nhịn mãi được khi nhớ về cuộc chiến biên giới miền Bắc năm 1979, là khẳng định của cựu tù chính trị Côn Đảo Hồ Hiếu, nguyên cán bộ phong trào sinh viên học sinh tranh thủ dân chủ Đà Lạt. Khi cuộc chiến biên giới 1979 nổ ra, ông Hồ Hiếu đang làm chánh văn phòng Quận Ủy quận Một và tiếp đó là chánh văn phòng Ban Dân Vận Thành Ủy TP Hồ Chín Minh. Với ông, tiếng nói của dân là trên hết và tâm thư của hơn bảy mươi trí thức phản ảnh quan điểm đó:
Lúc đó tôi còn nằm trong tổ chức đảng thì tôi nghe được là quân đội của mình đánh Tàu cũng rất ác liệt và dũng cảm. Thay vì Tàu đánh cho Việt Nam một bài học thì Việt Nam cũng cho Tàu lại một bài học và cuối cùng thỉ đã đẫy được quân Tàu ra khỏi biên giới. Dĩ nhiên cũng có những tiêu hao, nhiều người trở thành liệt sĩ. Họ chết vì bảo vệ tổ quốc thì cớ sao nhà nước lại không muốn nhắc đến cũng không dám vinh danh, sợ mất tiếng với Tàu hay sao. Chính sách ngoại giao Việt Câu Tiễn đó không xứng đáng chút nào. Không dám nói thì để cho dân nói, tại sao dân xuống đường thì đảng bắt bỏ tù. Chính tôi cũng đi biểu tình cũng bị xô té chúi nhũi. Thái độ khiếp nhược người ta gọi là ác với dân mà hèn với địch dân Việt Nam không bao giờ cho phép. Anh nói không được để dân nói chứ hèn như vậy làm sao mà dân chúng ủng hộ nhà nước được.
Trả lời câu hỏi vì sao lần này nhân sĩ trí thức có vẻ tha thiết mà cũng quyết liệt không kém trong thư yêu cầu nhà nước chính thức nhìn nhận và tổ chức tưởng niệm qui mô cuộc chiến biên giới ngày 17 tháng Hai hàng năm, ông Hạ Đình Nguyên, cựu tù Côn Đảo, nguyên chủ tịch Ủy Ban Hành Động thuộc Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn trước 75, cho rằng đã đến lúc tình thế đòi hỏi như vậy:
Tình thế đòi hỏi dân tộc phải đi đến chỗ hòa giải và đoàn kết để đối phó với áp lực của nước ngoài đối với lãnh thổ và biển. Thực ra chuyện đó lẽ ra là đương nhiên nhưng hoàn cảnh Việt Nam thì chuyện bình thường nó lại bất thường. Người dân có quyền tập họp hay làn một cái lễ như là xã hội dân sự nhưng mà Việt Nam thì chưa có xã hội dân sự. Cho nên những chuyện bình thường đó là nó trở thanh bất thường. Bây giờ từ những chuyện bất thường để trở về bình thường thì không phải là đơn giản.
Theo chỗ ông hiểu, ông Hạ Đình Nguyên nói tiếp, là cái hoàn cảnh đặc biệt giữa Việt Nam với Trung Quốc:
Đối với nhà nước có lẽ họ cũng muốn làm cho nó công khai, nhưng ngại rằng nếu làm cách nào đó thì thế lực nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, nó cho rằng mình khiêu khích và có thể sinh ra chuyện không tốt. Cho nên nhà nước đang tính toán làm ở mức độ nào mà thể hiện được tinh thần đó và cũng cho thỏa mãn dân chúng mà không để cho gọi là có sự khiêu khích trở thành căng thẳng trong bang giao.
Người ta cũng biết rằng đối với những tờ báo hay những văn thư của Trung Quốc thì vẫn tuyên truyền vẫn đổ tội cho Việt Nam . Họ đánh Việt Nam mà chỉ bảo là tự vệ, trong khi đó Việt Nam mới thực sự là người tự vệ. Cũng là hoàn cảnh yếu đuối trong cái tình thế yếu đuối cho nên mới như vậy.
Cũng là người đã ký vào tâm thư kêu gọi một lễ tưởng niệm chính thức hàng năm cuộc chiến biên giới 17 tháng Hai 1979, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn trước 1975, đại biểu Quốc Hội khóa VI, ủy viên Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh:
Lúc Trung Quốc xua quân đánh Việt Nam thì tôi ở Hà Nội, trong hàng ngũ Đoàn Thanh Niên Hà Nội. Tôi đã từng nghĩ chắc chắn phải đánh trả thôi, và rõ ràng là cả nước cũng đang chuẩn bị để đánh lại. Trận chiến kéo dài và dẫn tới chỗ là mấy chục ngàn quân đội và nhân dân Việt Nam hy sinh tại đó. Nhưng tôi không hiểu tại sao trong những năm về sau thì thấy bên Trung Quốc họ làm lễ rất lớn, có mít tinh, biểu tình, cho rằng Việt Nam xâm lược Trung Quốc. Điều đó cả thế giới đều biết mà tại sao ở Việt Nam lại không tưởng niệm theo báo chí là 50.000 quân đội và dân chết.
Thế này thì chúng tôi phải lên tiếng chứ, quân đội và dân hy sinh thì mình phải tưởng niệm, chuyện đương nhiên rồi.Nếu mà không tưởng niệm tức là vô ơn. Tại sao lại từ chối việc “Uống Nước Nhớ Nguồn” ? Điều đó phải làm, nếu không làm phải trả lời trước nhân dân trước thanh niên Việt Nam lý do tại sao không làm.
Nghe nói Bộ Chính Trị cũng đã chuẩn bị kỷ niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc tức là cũng có ý định vậy, rồi tại sao lại hôm nay, còn hai ngày nữa, là 17 tháng Hai rồi,thì cũng không có động tịnh gì cả, thế là sao? Đoàn Thanh Niên cũng như một số an hem trong Câu Lạc Bộ Kháng Chiến hôm nay họp, Thành Đòan sáng nay họp cũng có ý kiến . Vậy thì tại sao lại im hơi lặng tiếng như vậy, có phải bị áp lực của Trung Quốc hay là sợ Trung Quốc quá.
Từ thanh phố Hồ Chí Minh, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, có tên trong danh sách 75 nhân sĩ trí thức ký tên vào tâm thư, cũng khẳng định đã đến lúc phải công khai lên tiếng về một cuộc chiến bảo vệ đất nước mà vì lý do khó hiểu nào đó đã không được đề cập tới trong nhiều chục năm qua:
Không phải riêng vấn đề biên giới phía Bắc hoặc chiến tranh phía Nam mà ngay cả cuộc chiến ở Hoàng Sa cũng nhiều năm bị bỏ quên cho đến khi Câu Lạc Bộ Phao Lô Nguyễn Văn Bình tổ chức buổi tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Gần đây nhất, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lên tiếng về vụ tưởng niệm Hoàng Sa và Trường Sa, và những người như anh em chúng tôi nhận thấy đã đến lúc cần phải lên tiếng một cách công khai và mạnh mẽ để những người có trách nhiệm điều hành đất nước này nhìn rõ vào sự thật và phải lên tiếng về một cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước mà chúng ta vì lý nào đó rất khó hiểu đã không lên tiếng trong mấy chục năm qua.
Việc lên tiếng dẫu rằng quá chậm, nhà báo Nguyển Quốc Thái nhận định, vẫn còn hơn là sự im lặng:
Chúng tôi đứng với nhau như trước đây đã ký vào văn bản của nhóm 72, chúng tôi đứng với nhau để đòi hỏi một điều: phải lên tiếng công khai và minh bạch về cuộc chiến 1979 tại biên giới phía Bắc mà con em của chúng ta đã bao nhiêu năm không được biết đến, không được tìm hiểu. Lương tâm của con người, lương tâm của công dân không cho phép chúng tôi ngưng lại hay im lặng trước một việc như vậy.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Vần thơ gửi Tacanô – người ngã xuống trong chiến tranh biên giới phía Bắc (DV). – Việt Nam: Những hình ảnh sống, chiến đấu hào hùng năm 1979 (P2) (Soha). – Nhớ ngày 17 tháng 2 năm 1979 (ĐĐK). – Hình ảnh về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (PT). –Cuộc chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Bắc 35 năm trước (CCB). - 35 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc (17-2-1979 – 17-2-2014): Một trang sử hào hùng của dân tộc(CAĐN). - Không quên quá khứ, cũng không kích động thù hằn (PLTP). - Chiến tranh trong mắt ai: Chiến tranh như con rắn độc (LĐ). - ‘Vẫn còn kịp kỷ niệm chiến tranh 1979′ (BBC).
<- Nhà báo và ngày 17 tháng 2 (RFA). – Tưởng niệm, vinh danh các chiến sĩ trong cuộc chiến biên giới phía Bắc (RFA). – Tuần hành tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 tại Hà Nội (RFI). – 35 năm trận chiến biên giới, nhìn từ bên kia bờ đại dương (RFA). – “Chiêu” mới của chính quyền Hà Nội (RFA). - ‘Nhảy múa cản trở người tưởng niệm 1979′ (BBC).
- Người Việt tại Philippines (tự phát) tổ chức tưởng niệm ngày 17-2-1979 (FB Đoan Trang). - Biểu tình tại Việt Nam kỷ niệm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc (VOA). – Võ Văn Tạo: Nỗi buồn Hồ Gươm sáng 16-2-2014 (Ba Sàm).
- Kỷ niệm Cuộc chiến Trung-Việt 79′: Dân tuần hành, Chính quyền không “hành”, Báo lên tiếng, Sử gia im tiếng (Chép sử Việt).
- Viết nhân kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc đại bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (viet-studies). – Nhà văn Nhật Tuấn PHỎNG VẤN NHÀ VĂN SỬ GIA HOÀNG QUỐC HẢI NHÂN 35 NĂM NGÀY CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC (17-2 -1979) (Ba Sàm). - Chiến tranh biên giới Việt-Trung – lời nhận xét của hai nhà lãnh đạo Việtnam Phạm Văn Đồng và Văn Tiến Dũng (Thejuneishot). – Video phỏng vấn ông Quách Hải Lượng: Chiến Tranh Việt-Trung 1979: Cựu Tùy Viên Quân Sự, Sứ Quán Việtnam Tại Bắc Kinh phần 1 (video4YOU). – Phần 2
- Video: Lễ tưởng niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc (Binh Nguyên). – Video: Lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2(DLB). – Những người biểu tình chống TQ ở Hà Nội đánh dấu lễ tưởng niệm chiến tranh biên giới: Anti-China Protesters in Hanoi Mark Border War Anniversary (VOA).
- HẬU CHIẾN TỪ CUỘC CHIẾN THÁNG 2/1979 QUA 3 SỐ PHẬN DƯỚI NGÒI BÚT CỦA ĐÀO TUẤN- BÁO LAO ĐỘNG (Nguyễn Quang Vinh). – Bức thư của người lính 19-2-1979 (Hiệu Minh). “Từ đục bỏ lòng yêu nước đến cưa đá nham nhở chặn biểu tình và nay là nhảy múa hát ca trước cái chết của những người đã khuất trong cuộc chiến 17-2-1979, chính quyền định gửi thông điệp gì nhân kỷ niệm 35 năm chống xâm lược Trung Quốc, cuộc chiến tàn bạo, ngắn ngủi mà cướp đi 60 ngàn sinh mạng người Việt“.
- Hàng vạn người chết oan vì niềm tin chân thật (Phan Duy Kha). “Ôi niềm tin!/ Cái niềm tin của người chân thật/ Ta và họ là anh em đồng chí với nhau/ Cùng giai cấp, cùng chung Chủ nghĩa Mác/ Có đánh nhau cũng chỉ đánh đằng chuôi,/ Thế giới Đại đồng đến nơi rồi/ Có lẽ nào giết nhau chỉ vì vài tấc đất ?“ – Khi anh là người lính (DLB). – Phạm Xuân Đài – Chiến Tranh Trung Việt Trong Tiểu Thuyết ‘Xe Lên Xe Xuống’ Của Nguyễn Bình Phương(DĐTK). – Ba bức ảnh về cột biên giới số 0 và cửa ải cũ – mới (GNLT).
- Những đứa con ngỗ nghịch trong ngôi vườn của Trung Quốc (2) (Phan Ba). “Họ thích triển vọng trở thành một tỉnh của Trung Quốc hơn là việc người quốc gia chủ nghĩa cánh hữu chiến thắng ở Việt Nam“.
- Video: DƯ LỢN VIÊN CỘNG SẢN, CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN NHẢY NHÓT LA HÉT PHÁ RỐI LỄ TƯỞNG NIỆM (Pastor LOUIS Ngo). - Video: Các dư lợn viên lồng lộn dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ (Tuankho). – Video: Cán bộ đảng múa may quay cuồng trước tượng đài Lý Thái Tổ (DLB). - Bọn Ngợm nhảy múa để phá KỶ NIỆM NGÀY 17/2 (Văn Cung Nguyễn).
- THẤY GÌ TRONG VIỆC CÔNG AN DÙNG SÂN KHẤU VÀ NHẢY ĐẦM ĐỂ NGĂN CẢN NGƯỜI TƯỞNG NIỆM 17.2 (FB Nguyễn Tấn Thành/ HNC). – Thư giãn cuối tuần: MÀN KHIÊU VŨ DƯỚI CHÂN CỤ LÝ CÔNG UẨN (Tễu). – NHỮNG BỨC ẢNH CỦA NGÀY HÔM NAY (Nguyễn Quang Vinh). – BÌNH ẢNH: SỰ CÚI ĐẦU “Khi biết cúi đầu trước máu xương của tiền nhân, đó là sự cúi đầu cao cả. Khi biết cúi đầu để tri ân, sự cúi đầu đó đàng hoàng. Khi cúi đầu để kéo nhau ra nơi tưởng niệm nhảy nhót, phá rối, sự cúi đầu đáng khinh bỉ và lố bịch“.
- Video clip: Trùm dư luận viên miệng sặc mùi rượu trổ tài ‘hùng biện’ (DLB). - Dư luận viên, các anh thờ ai !? (DLB).
- Báo AP: Việt Nam đưa những người nhảy nhót tới để ngăn cản những người biểu tình: “Vietnam deploys dancers to foil protests” (Bellingham Herald). “Những người biểu tình chống Trung Quốc hy vọng sẽ đặt những vòng hoa tại tượng đài nổi tiếng ở thủ đô Việt Nam vào ngày chủ nhật, đã bị cản trở bởi một cảnh tượng bất thường của những người khiêu vũ ballroom và một lớp thể dục nhịp điệu được tổ chức với một hệ thống âm thanh quá lớn“. – Thái Hữu Tình: Vong quốc nô nhảy bài…Vong quốc vũ ! (Ba Sàm).
- Lý do đảng không kỷ niệm 35 chiến tranh biên giới Việt Trung (DLB). – Trò lừa thế giới bị lật tẩy!!! (DCCT).
- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 95 – 16/02/2014 (KHAI XUÂN) (Thành). “Họ đã trân trọng gắn lên ngực áo những chiếc huy hiệu ‘Hoa Sim’ để tri ân và vinh danh những đồng bào và chiến sỹ đã vĩnh viễn ra đi vì mảnh đất thiêng liêng của Tiên tổ bới súng đạn giặc tầu xâm lăng! Ai đó có thể quên, nhà cầm quyền có thể giết chết họ thêm một lần nữa, nhưng NHÂN DÂN SẼ KHÔNG QUÊN!“ – Thư gửi các bạn No-U (DLB).
- THƯ CẢM TẠ CỦA GIA ĐÌNH THẦY GIÁO ĐINH ĐĂNG ĐỊNH (Ba Sàm).
- Nhìn nhận kỹ về tinh giản biên chế (TBKTSG).
- Bầu Kiên bị kê biên hàng ngàn m2 nhà đất (Infonet).
- Bị quy hoạch treo 17 năm (NLĐ).
- Giải mã kinh tế Bắc Triều Tiên (RFI). – Sinh nhật Kim Jong Il, Bình Nhưỡng thăng cấp nhiều chỉ huy quân đội (RFI). – Vì sao Bắc Triều Tiên đồng ý tổ chức cuộc gặp những gia đình ly tán? (RFI).
- Vì sao chính quyền Thái Lan phải nhẹ tay với người biểu tình? (RFI). - Thái Lan chuẩn bị giải tán biểu tình (VOV).
- Chính quyền Ukraina thả hết người biểu tình bị bắt (RFI). - Người biểu tình Ukraina rút khỏi tòa thị chính Kyiv (VOA).
12h10′:
- 35 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc: Mười bảy tháng hai (TN). - Nước mắt tháng 2 (DV). – ‘Nhớ chiến tranh để có trách nhiệm hơn với hòa bình’ (VNE). – Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục: Sự vinh danh vĩnh cửu (DV). – Ký ức đám cưới ngày 17.2.1979 của con trai Tổng bí thư Lê Duẩn (TN). – “Không thể biện minh cho hành động xâm lược” (DV). – Tháng 2/1979: Liên Xô cảnh cáo “Không được đụng đến Việt Nam!” (Soha). – Tìm những người giữ đất năm xưa (TP). – Nhắc lại, không phải để gây hận thù (ĐĐK). –Tên các anh đã thành tên đất nước! (DT).
- Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng (TVN). – Chiến tranh trong mắt ai: Gió lạnh buồng đào (LĐ). – Chiến tranh trong mắt ai: Gặp lại tác giả “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” (LĐ). – Cuộc xâm lược chớp nhoáng và bài học quân sự (DV). – Nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới!” (PT). – Chính sách “bên miệng hố chiế tranh” của Trung Quốc đối với Việt Nam sau tháng 2 – 1979 (VHNA). – Chiến tranh biên giới Việt – Trung tháng 2 – 1979 (VHNA). – Chiến trường biên giới & điểm 0 của Nguyễn Quang Sáng (VNN). – Người chốn biên cương (ĐĐK).
- ‘Nhân dân không quên: 1979-2014’ (AFP/ TCPT). – Cuối cùng thì Lễ tưởng niệm ngày 17/2 tại Hà Nội vẫn thành công tốt đẹp (Nguyễn Tường Thụy). – Phỏng vấn người dự lễ tưởng niệm 35 năm chiến tranh chống TQ xâm lược (DLB). – Hà Nội tổ chức tưởng niệm 35 năm chiến tranh Biên giới 17/2/1979 – 17/2/2014 (DCCT). – Trần Quang Thành: Cảm nghĩ của một số nhà trí thức về buổi lễ tưởng niệm 17/2/2014 tại Hà Nội (DĐXHDS). – Máu người không phải nước lã (DĐXHDS).
- Nguyễn Bình: Sài Gòn từng có cuộc triển lãm lớn “CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC” (Boxitvn). – TƯỜNG THUẬT LỄ KỶ NIỆM CHIẾN TRANH CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC CỦA NGƯỜI VIỆT TẠỊ PHILIPPINES (Cùi Các).
- Đinh Hoàng Thắng: Vượt trên phức cảm mười bảy tháng hai (Ba Sàm).
- Có phải chỉ cần “bình yên” nên hạ nhục hàng chục ngàn liệt sĩ? (Đồng Phụng Việt/ BS). – CA NGỢI CÁC ‘KHIÊU VŨ VIÊN’ (TSYG). – Lần này anh bỗng chuyển nghề (DLB).
- Có bao nhiêu nước Việt? (DCVOnline). “Có một nước Việt của những người lặng lẽ đi quanh bờ Hồ tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung tháng 2 năm 1979 với hơn 60.000 người Việt bị giết chết. Một nước Việt khác của các cụ ‘bô lão’ cùng các ‘cháu đoàn viên’ thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhảy múa vui vẻ trước anh linh 6 vạn chiến sỹ đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược. (Chữ của chị Thùy Linh)“.
- Thằng mõ (DLB). “Một đội ngũ đứng đầu đất nước gồm các vị tai to mặt lớn với tâm lý khiếp nhược hèn hạ sợ hãi kẻ thù phương bắc, nhưng với bản ngã tham lam cố giữ cho bằng được cái vị trí của mình cho nên những hành động vi hiến của các thằng mõ được họ ngầm cổ xúy, mặt khác ông thủ tướng tham tàn mị dân cứ nha nhá tán dương luật biểu tình sau đó lại cho dời ngày thông qua đến 2015 làm cho toàn dân thấy được cái chính quyền này chỉ là một bọn xôi thịt bốc phét...”
- Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 9 (Huỳnh Tâm) (2) (Thông Luận). – Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 10 (Huỳnh Tâm) (2) “Cấp lãnh đạo Đảng CS Việt Nam đã hoàn toàn bưng bít cuộc chiến này, không muốn người dân biết giặc Trung Quốc xâm lăng biên giới phiá Bắc của Việt Nam. Họ muốn chạy tội bán nước, nên họ vận động bí mật khẩu hiệu “không muốn nhớ và hãy quên lãnh thổ”. Toàn thể cấp lãnh đạo CSVN đã trở thành tòng phạm bán-nhượng đất nước Việt Nam cho CS Trung Quốc“. – Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam – Kỳ 11 (Huỳnh Tâm) (2)
- Lãnh hải là gì? (Infonet).
- Trung Quốc sắp họp “lưỡng hội”, lập pháp khống chế Biển Đông, Hoa Đông (GDVN). – Quân đội Trung Quốc: Luôn “bày đặt” sự nguy hiểm (PT). – “Trung Quốc vĩnh viễn sẽ không thể thay Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu” (GDVN).
- 3 tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku, lớn tiếng đòi chủ quyền (ANTĐ). – Nhật Bản bác cáo buộc của Trung Quốc (ANTĐ).
- Mỹ, ASEAN: Cần tôn trọng luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông (GDVN). – Mỹ – ASEAN kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông (PT). – Mỹ, ASEAN nhấn mạnh tính cấp thiết của COC (SM).
- Không có đột phá trong chuyến thăm Trung quốc của Ngoại trưởng Mỹ (LĐ). - Ngoại trưởng Kerry thúc đẩy xoay trục và can dự châu Á(TQ). – Ông Kerry bàn về biển Đông ở Indonesia (TN).
- Đảng độc trị (Trần Nhơn) (Thông Luận). “Đảng độc trị không chỉ nhịn nhục,/ Tẩy não dân thành ‘cháu thỏ con cừu’./ Trói ‘ngoại giao nhân dân’ bắt nhốt,/ Đầu hàng vô điều kiện kẻ thù“.
- Tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường: Chương 17-Chủ nhiệm Đạo Tùng (Quê Choa). – AFR Dân Nguyễn: Một dải non sông
- Hồ sơ Dân oan tuần 45 (DCCT).
- Trong vỏ hạt dẻ (tiếp và hết) (5 xu). – Mời xem lại phần đầu: Trong vỏ hạt dẻ
- Nguyễn Quang A: Nhân tài không cần luật trọng dụng (DV).
- Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Tách bạch quyền chủ sở hữu khỏi cơ quan quản lý (PLTP). – Lối thoát hẹp cho thoái vốn ngoài ngành (TP).
- Quốc hội phải giám sát việc tinh giản biên chế (TP). – ‘Sếp’ yếu cũng phải thải (VNN).
- Vô trách nhiệm (PT).
- Không dừng ở mệnh lệnh hành chính (HQ). - Gắn camera giám sát cán bộ, công chức (NLĐ). – Nghệ An “mạnh tay” với giám đốc Sở để xe công đi lễ chùa (GDVN).
- Ban Nội chính Trung ương theo dõi 15 vụ án tham nhũng phức tạp (GDVN). - Ban Nội chính T.Ư sẽ đẩy nhanh tiến độ nhiều vụ án lớn(DV). – Có đề xuất đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ (NLĐ).
- Từ vụ bầu Kiên, Huyền Như: Điểm mặt kẻ chủ mưu là quá khó? (VNN). – ‘Phong tỏa’ hàng ngàn tỷ đồng vợ chồng Bầu Kiên (VEF).
- Trung Quốc hé lộ về vụ tấn công khủng bố tại Tân Cương (TTXVN). – Hé lộ vụ đánh bom ở Tân Cương (NLĐ).
- Thái Lan: Đàm phán giữa cảnh sát và phe biểu tình thất bại (MTG). – Cảnh sát Thái Lan ra quân lấy lại 5 điểm biểu tình (DT). – Cảnh sát Thái Lan quyết tâm “dẹp loạn” biểu tình vào tuần tới (ANTĐ). - Thủ lĩnh biểu tình Thái Lan thách ông Thaksin về nước đối thoại (LĐ). –Nông dân đòi trả nợ trong bảy ngày (PLTP).
- Cuộc khủng hoảng Ukraine liệu đã hạ nhiệt? (VOV). - Ukraine tạm hạ nhiệt (NLĐ). – Ukraine: Phe đối lập tạm giành chiến thắng (Infonet).
19h45′:
- Lào Cai: Ba đường phố mang tên liệt sĩ trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (PT). - Phải coi cuộc chiến tháng 2/1979 là chiến thắng chống ngoại xâm (Tầm nhìn). - Người Việt nên là rùa hay là nhím? (GDVN). - Cần thực hiện lời Bác Hồ dạy: “Dân ta phải biết sử ta”! (DT).
- Tranh chấp Biển Đông là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ (DT). - Ngoại trưởng Mỹ gây sức ép với Trung Quốc về Biển Đông (VOV).
- TPHCM: Toàn TP sẽ triển khai Đề án thí điểm chính quyền đô thị (VOV). - TPHCM kiến nghị tăng ĐB HĐND lên 200 người (VNN).
- “Kỳ án trộm dê” đi vào lịch sử tố tụng (PLVN).
- Nghị sĩ Hàn ngồi tù 12 năm vì ủng hộ Triều Tiên (Infonet). - Sắp công bố tài liệu về ‘sự tàn ác khủng khiếp’ ở Triều Tiên (Soha).
- Bộ trưởng Thái Lan dọa trấn áp người biểu tình (Tin tức). - Nông dân Thái Lan bao vây văn phòng thủ tướng (ANTĐ).
- Các cơ quan chính quyền Campuchia vẫn hoạt động bình thường (TTXVN/Tin tức). - Phe đối lập Campuchia tiếp tục tẩy chay Quốc hội (VOV).
KINH TẾ
- Đổ tiền vào Việt Nam đón đầu TPP (NLĐ).
- Vàng tuần 17-22/2: Thừa thắng xông lên (ĐTCK).
- Phủi trách nhiệm (NLĐ).
- Tuyển lao động ồ ạt, tín hiệu khởi sắc của doanh nghiệp Việt? (ĐS&PL). - Nghịch lý thị trường lao động Việt Nam (ĐBND).
- Phát triển thị trường trong nước (ND). - 6 bạn hàng lớn nhất của Việt Nam (HQ).
- Mờ nhạt thức ăn nhanh Việt (NLĐ).
<- Xuất khẩu thủy sản vẫn lạc quan (NLĐ).
12h10′:
- Vốn cho hạ tầng: Đâu là lối ra? (TQ).
- Đa màu bức tranh kết quả kinh doanh ngân hàng 2013 (TTT/CafeF). – Tăng tín dụng: Quanh đi quẩn lại vẫn là bất động sản? (VnEco). –Thời hạn vay 30.000 tỉ đồng có thể lên đến 15 năm (NCĐT). – CEO Đất Lành: Thị trường BĐS khó khăn, không thể bắt DN giảm giá(GDVN). – 2 dự án “bán lúa non” của Tổng Công ty Thành An giờ ra sao? (LĐ). – Xu thế hợp tác, mua lại dự án BĐS (PLTP).
- Cổ phiếu vua bao giờ trở lại? (NCĐT). – Chứng khoán sau Tết: Nội công ngoại kích (LĐ).
- 102 nhà máy phát điện cạnh tranh (DV).
- TS Mai Liêm Trực: ‘Tách Mobifone, VNPT thiệt thòi lớn’ (ĐV). – Mobifone và áp lực xây dựng thị trường cạnh tranh (SGTT).
- “Cần tăng thuế bia, rượu lên 300%” (Infonet).
- Thức ăn nhanh Việt Nam: Đánh mất lợi thế (NLĐ).
- Nông dân bỏ mía, vùng nguyên liệu ngày càng khó khăn (ĐĐK). – Rau xanh làm người trồng điêu đứng (LĐ).
19h45′:
- Eximbank bất ngờ báo lỗ hơn 300 tỷ đồng (VOV). - Cách biệt quá lớn trong top 5 ngân hàng cổ phần! (VnEco). - Thoái vốn ngân hàng: nhà đầu tư nội bắt đầu mở hầu bao (ĐTCK). - Khởi động dự án Kho dữ liệu doanh nghiệp tại VietinBank (TC).
- Cuối ngày, vàng SJC vẫn không ngừng tăng giá (VOV). - Giá vàng trong nước tăng mạnh (VTV).
- VN-Index giảm, HNX-Index tiếp tục tăng (TN). - Chứng khoán chiều 17/2: Nước ngoài “đánh úp” HAG (VnEco). - Sau 3 phiên tăng, VN-Index giảm nhẹ (TBKTSG).
- Gói 30.000 tỷ đồng: Nhà giàu mới đủ điều kiện vay! (GDVN). - Từ chuyện “chú chim mặt ngu”… nghĩ về bất động sản (ĐTCK). - Hà Nội sẽ mời các thành phần kinh tế đầu tư nhà ở tái định cư (ĐTCK). - Phân khúc đất nền đang thống lĩnh thị trường năm 2014 (PT). - Chung cư tái định cư tiền tỷ nguy cơ thành “chung cư ma” (TTXVN).
- 16% doanh nghiệp niêm yết chậm nộp BCTC (Vietstock).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- PGS. TS Mạc Văn Trang: Để lễ hội bớt chen chúc (ĐĐK). - Thú vị lễ hội ‘ngoại tình hợp pháp’ ở Việt Nam (VNN). - Độc đáo lễ hội cúng rừng của người Thái (PT).
- Giáp Lục cổ kính (ĐBND).
- Đua ngựa người Mông giữa lòng Thủ đô (PT). =>
- Dân ca miền Bắc (RFA).
- Tiếng cười hả hê, an lạc của Trà Lũ (Người Việt).
- NGUYỄN TRỌNG TẠO DƯỚI MẮT TRUNG TRUNG ĐỈNH (Nguyễn Trọng Tạo).
- Bùi Bảo Trúc: Thư Gởi Bạn Ta (Người Việt).
- Trò thả thơ (Quê Choa). -Nỗi hổ thẹn của Ngày thơ Việt Nam (Blog RFA). – Chú thích ảnh Sân thơ Chăm tại Ngày thơ VN 12 – TPHCM (Inrasara).
- VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM (Sơn Trung). – Video: Hà Nội và Sài Gòn khác nhau thế nào ? (Xem vui lắm).
- Thể thao và tình dục (Sống News).
12h10′:
- Tản mạn nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim qua những trang hồi ký (Kỳ I): Trần Trọng Kim học giả (VHNA).
- Đằng sau câu chuyện vận nước (LĐ).
- Tục ở rể xứ Đàng Trong (TTVH).
- Kỳ vọng chậm mà chắc (ĐĐK).
- Khắc khoải ca trù (TN).
- Đừng coi thần thánh như… ăn mày (NNVN). – Lễ hội đập trống và những chuyện “tình một đêm” (DT). – Cởi trần mặc khố “vật rụng răng” trong cái rét “cắt da cắt thịt“ (LĐ). – Tôn vinh bà mụ vườn (NNVN). – Xem ninja đi trẩy hội Lim (VNN). – Tái hiện lễ cúng trỉa lúa độc đáo của dân tộc Brâu (VOV).
- Sách dạy tôi sống, yêu thương và làm việc (SGTT). – Triển lãm các tác phẩm của ‘mặt trời thi ca Nga’ (TTVH).
- Khi nhà văn được “ăn theo” (ĐĐK).
- BÀI THƠ CỦA TS.LÊ THỐNG NHẤT ĐƯỢC DỊCH RA TIẾNG NGA VÀ ĐỌC TẠI TẾT NGUYÊN TIÊU Ở LIÊN BANG NGA (Nguyễn Trọng Tạo).
- Truyện dài TRONG VÒNG LỬA (chương 6) (Trọng Bảo).
- EM BIẾT XUÂN NÀY (Lê Nhật).
- TIN VUI TỪ ĐĂK PƠ (Văn Công Hùng).
- TRỐN VIỆC ÐI TU… (Hoàng Hải Thủy).
- HỘI ĐỒNG HƯƠNG XÃ XUÂN TRUNG (HUYỆN XUÂN TRƯỜNG) TẠI TP. NAM ĐỊNH TỔ CHỨC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN GIÁP NGỌ (Trần Mỹ Giống).
- ĐẦU NĂM KỂ CHUYỆN HỌP CUỐI NĂM (Nguyễn Trọng Tạo).
- Vua Bia (1975) (Tây Bụi).
- Kết quả Liên hoan phim quốc tế Berlin (TTVH).
19h45′:
- Dân làm ăn “đốt” tiền hầu đồng đầu năm (PLVN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
<- Bị cận thị vẫn được thi trường công an (NLĐ).
- Để học nhóm có hiệu quả (GD&TĐ).
- 7 thực phẩm không nên để qua đêm, dù để trong tủ lạnh (Sống News).
12h10′:
- Chế tài để sàng lọc (Tia sáng).
- “Việt Nam đang luẩn quẩn ở đầu vào, khúc giữa” (VNN). – “Đột phá” thi cử: phải có phương án dài hơi (TT).
- GS-TS Mai Trọng Nhuận: Đang có cách hiểu tai hại về tự chủ tuyển sinh (TP). – 31/400 trường đại học “dò dẫm” tuyển sinh riêng (VOH).
- Nghệ thuật cần học vị không? (NNVN).
- Bệnh thành tích thật là nguy hiểm! (HNM). – Kiểm điểm vụ để HS không biết chữ vẫn lên lớp 4 (PLTP).
- Sẽ nhân rộng mô hình trường học mới (VNN).
- Ba năm cõng bạn đến trường (TT).
- Thiếu giáo viên mầm non ngoài công lập (PLTP).
- Chế tạo thành công máy cứu ngải và viên thuốc ngải (Tia sáng).
- Trăng Đen Lilith (Nguyễn Tiến Dũng).
19h45′:
- ‘Trẻ học kém thì giáo viên có lỗi…’ (MTG).
- Hà Nội: Trường dân lập không được tuyển sinh lớp 10 (HQ). - Hà Nội siết chặt điều kiện tuyển sinh lớp 10 (ĐS&PL).
- Bộ Giáo dục yêu cầu dành đất xây trường mầm non (PT). - TP.HCM Chưa thể giải tán hết các nhà trẻ không phép (LĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thành lập 8 đội ứng phó nhanh khi phát hiện virus cúm H7N9 (DV). - Tăng cường kiểm soát biên giới chống gà nhập lậu (VOV). - Ứng phó các tình huống phát hiện virus cúm A/H7N9 (PLTP).
- Ô tô “vô tư” vây kín vỉa hè Bộ GTVT (Infonet).
- Đổi mới về cấp visa đi Mỹ (NLĐ).
- Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi hợp tác chống biến đổi khí hậu (TTXVN). - Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo về biến đổi khí hậu (VOA).
- Thế giới chống bệnh truyền nhiễm (ĐBND).
12h10′:
- Bi kịch ở làng chài “vô thừa nhận”: Tàu chìm, bè vỡ, kêu trời… nhưng xa! (TP).
- Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm rất thấp (TP). – Phong tỏa toàn tuyến biên giới ngăn virus H7N9 (TP).
- Hôi của: Ông già 70 tuổi phải học em bé 5 tuổi (Infonet).
- Khốn khổ vì rác thải (Tầm nhìn). – Ngạt thở ở “xóm bọc” (LĐ).
- Người như nêm cối (TN).
19h45′:
- Tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm gia cầm vào Việt Nam (VOV). - Lào Cai lập chốt kiểm dịch ngăn ngừa dịch H5N1 (ND). - Có thể đóng cửa chợ nếu phát hiện ra cúm gia cầm (SM). - Bắc Ninh công bố hết dịch cúm gia cầm (Tin tức). - Cúm A/H5N1 tỷ lệ tử vong cao, gà vịt sống trôi nổi vẫn hút khách (Giadinh.net).
QUỐC TẾ
- Pháp, Anh lên án Damas sau thất bại của hội nghị Genève 2 (RFI). - Syria bị buộc tội phá hoại hòa đàm (BBC).
- Ai Cập : Cựu Tổng thống Morsi ra tòa vì tội âm mưu « khủng bố » (RFI). - Ai Cập: Đánh bom xe chở 14 du khách Hàn Quốc (VOV). - Ai Cập bắt đầu xử cựu Tổng thống Mohamed Morsi (TTXVN).
- Sợ mất lòng (NLĐ).
- Afghanistan phát hiện kho vũ khí khổng lồ của Taliban (TTXVN). - Các phe phái liên hệ với Taliban tham gia cuộc bầu cử Afghanistan (VOA).
<- CPJ: 2013 là năm đầy chết chóc và nguy hiểm cho ký giả (VOA). - Mỹ mất tự do ngôn luận trầm trọng vì đàn áp báo chí (PT).
- Ân xá Quốc tế đòi Nga thả nhà bảo vệ môi sinh chỉ trích Thế vận Sotchi (RFI). - Nước Nga đang tìm lại sự ảnh hưởng mang tính toàn cầu (PLXH).
- Hy vọng mới của Italy (ĐBND).
12h10′:
- Thượng nghị sĩ John McCain kêu gọi tấn công quân sự Syria (ANTĐ). – Hezbollah hứa hẹn sẽ rút khỏi Syria nếu các nước Ả Rập ngừng can thiệp (GDVN). – Xin lỗi không xoa dịu được nỗi đau người Syria (DV). – Syria cáo buộc Mỹ tạo ”không khí tiêu cực” ở Geneva 2 (VOV). – Hezbollah sẽ “ từ bỏ” Syria nếu khối Arab ngừng can thiệp (VOV).
- Sợ mất lòng (NLĐ).
- Ai Cập: Bom nổ, nhiều du khách thiệt mạng (CATP). – Hoãn xử cựu Tổng thống Morsi tội gián điệp (Tin tức). – Cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Ai Cập tranh cử tổng thống (Tin tức).
- Venezuela: Biểu tình bạo lực kéo dài (TP). – Venezuela tố cựu Tổng thống Colombia đứng sau biểu tình bạo lực (Tin tức). – Venezuela tố Mỹ gây bất ổn (TN).
- Bất ổn trỗi dậy ở Mỹ Latinh (SGGP).
- Trung Quốc “mở rộng” hoạt động ở châu Phi (VOV). – Chiến lược biển của Trung Quốc: Chuỗi ngọc trai hay Con đường Tơ lụa trên biển?(DT).
- Mỹ chưa muốn đẩy nhanh cải cách NSA (Tin tức).
- Hơn 200 công nhân mắc kẹt tại mỏ vàng ở Nam Phi (DT). – Sợ bị bắt, phu vàng mắc kẹt không muốn được cứu (TT).
19h45′:
- Liên tiếp thất bại, quân nổi dậy Syrira quyết định thay chỉ huy (GDVN). - Mỹ cáo buộc Nga “đổ thêm dầu vào lửa” tại Syria (ANTĐ).
- Hệ thống đánh chặn tên lửa của Iran vượt cả S-300 (Infonet).
* RFA: Audio: + Sáng 16-02-2014.
* RFI:
No comments:
Post a Comment