Friday, January 24, 2014

Trái tim yêu nước Lê Hiếu Đằng

Thụy My
1Hôm nay 24/01/2014, một số côn đồ không rõ từ đâu đã thô bạo phá rối đám tang của luật gia nổi tiếng Lê Hiếu Đằng tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, gây phẫn nộ cho những người mến mộ đến viếng vị luật gia đã từng bền bỉ đấu tranh vì dân chủ.
Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, người đầu tiên công khai đề nghị thành lập một đảng Dân chủ Xã hội để làm đối trọng với đảng Cộng sản, cũng như gây xôn xao với quyết định từ bỏ đảng, đã từ trần ngày 22/01/2014, thọ 70 tuổi. Đông đảo người thuộc nhiều thành phần đã đến viếng linh cữu ông tại chùa Xá Lợi, và tại Hà Nội, các nhân sĩ trí thức đã tổ chức lễ tưởng niệm ông. Lễ động quan sẽ diễn ra ngày Chủ nhật 26/01.
Nhưng một số băng-rôn trên vòng hoa viếng luật gia Lê Hiếu Đằng đã bị những bàn tay bí mật gỡ mất hôm qua, và khi ban tổ chức đặt những băng-rôn khác thay thế thì đã bị cướp giật thô bạo ngay tại chỗ, khiến người ta phải liên tưởng đến đám tang ông Trần Độ trước đây.
Nhà báo Phạm Chí Dũng có mặt tại chỗ đã lên tiếng phản đối :
o
00:00
00:00
o
2
Được biết không chỉ ông Lê Thanh Hải mà cả cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, và phu nhân đương kim Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đến viếng luật gia Lê Hiếu Đằng với tư cách cá nhân.Phó giáo sư tiến sĩ Hoàng Dũng đang có mặt, cho biết hết sức bất ngờ trước việc đám tang bị phá rối :
00:18
04:25
o
Còn ông Nguyễn Quốc Thái, thành viên ban tổ chức lễ tang cũng cho biết không thể nào hiểu được vì sao những dòng chữ rất bình thường là « Ủy ban Công lý và Hòa bình, Hội đồng Giám mục Việt Nam kính viếng, », « Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình kính viếng cũng bị những người lạ mặt giựt mất.

Bauxite Việt Nam
24-01-2014
1
Tin Luật gia Lê Hiếu Đằng qua đời từ tối 22-1-2014 đã làm chấn động tình cảm tầng lớp nhân sĩ trí thức và nhiều người dân yêu nước khắp từ Nam đến Bắc. Ở Sài Gòn, ngay trong đêm, ai biết tin đều tất tả vào bệnh viện để được nhìn Anh lần cuối. Tại Hà Nội, sáng 23-1, một số anh chị em bàn bạc phân công nhau chuẩn bị ngay một lễ cầu siêu thật kịp thời nhưng chu đáo, để cùng ăn nhịp với các hoạt động tưởng niệm đang diễn ra ở địa đầu phía Nam. Chùa Tảo Sách trên đường Lạc Long Quân, một trong những ngôi chùa bề thế và có khuôn viên rộng rãi nhìn ra Hồ Tây, nơi vợ chồng GS Nguyễn Đông Yên thường năng đi lại, được chọn làm địa điểm quy tụ mọi người và cũng được nhà chùa hoan hỷ nhận lời đứng làm chủ lễ.
Không có loan báo chính thức nên số người biết không có bao nhiêu, tuy vậy, đúng 4 giờ chiều, những ai quan tâm đến Luật gia Lê Hiếu Đằng và được nghe mách bảo đều đã có mặt, trong số đó người ta thấy có KTS Trần Thanh Vân, GS Nguyễn Đông Yên, nhà giáo Phạm Toàn, GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, TS Lê Đăng Doanh, học giả Nguyễn Trung, GS Hoàng Xuân Phú… Đại tá Nguyễn Đăng Quang vừa xuất viện được vài hôm cũng tới tuy chân đi chưa vững.
2
Gặp gỡ
3
Khấn vái trước ban thờ đặt di ảnh vị Luật gia trước khi vào buổi lễ
Và lớp anh chị em trẻ tuổi hơn thì có các bạn TS Nguyễn Xuân Diện, J.B. Nguyễn Hữu Vinh, Ba Sàm, Phương Bích, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, các LS Trần Vũ Hải, Hà Huy Sơn, ThS Đào Tiến Thi,  TS Đào Thanh Thủy, Hiền Giang, Thúy Hạnh, Bùi Việt Hà, Thạc sĩ Phạm Quỳnh Hương…
Vì tin báo đột ngột, Thượng tọa trụ trì có việc bận xuất hành từ trước, nhưng nhà chùa đã kịp  giao phó mọi việc cho sư thầy Thích Quảng Trường đảm đương lễ cầu siêu. Trong hơn một tiếng đồng hồ, bằng giọng tụng kinh trầm bổng, ngân nga, sư thầy đã mượn lời Kinh bát Nhã và Kinh Di Đà xen lẫn với một vài đoạn kinh khác, hết lòng cầu cho vong linh Luật gia Lê Hiếu Đằng được siêu sinh tịnh độ.
4
Bắt đầu lễ cầu siêu
5
Người đang bệnh không thể ngồi xếp bằng đành ngồi trên bục cửa
6
Lắng nghe tiếng tụng kinh của sư thầy vọng xuống từ trên thượng điện
Tiếp sau đó, nhà giáo Phạm Toàn chậm rãi bước đến trước bàn thờ để di ảnh người quá cố, thay mặt anh em đọc lời bái vọng anh linh Luật gia Lê Hiếu Đằng. Ngay vào đầu, tiếng ông dường như lạc đi, đẫm trong nước mắt. Nhưng trong không khí trang nghiêm, lặng tờ đến nghe rõ từng hơi thở, không ai không thấm thía từng lời:
7
Nhà giáo Phạm Toàn giọng lạc trong nước mắt
8
Còn người đứng sau ông thì trầm mặc đón lấy từng lời
9
Thưa Anh Lê Hiếu Đằng,
Tôi không thể gọi Anh bằng danh xưng khác. Anh mãi mãi trẻ trung. Anh mãi mãi là người sinh viên tìm đường giải phóng dân tộc. Anh từng bị tuyên án tử hình nhưng Anh không thể chết. Anh còn đó, mãi mãi là tấm gương tự soi xét hàng ngày, và giúp chúng tôi từ nay tự soi mình. Trên giường bệnh khi mang trọng bệnh, Anh vẫn không ngừng nhìn lại mình. Anh tìm lại con đường của cả một dân tộc chưa lúc nào thôi đau khổ.
Anh đã có một và nhiều quyết định khiến người trung thực thì cảm phục và kẻ thiếu danh dự thì căm tức.
Anh là người bất tử về tinh thần. Thể xác Anh chỉ chịu thua Định Mệnh. Đó là bài học cuối cùng buộc chúng tôi sống đẹp như Anh trước cõi đời hữu hạn.
Anh còn đó mãi mãi với chúng tôi, các bạn Anh.
Bái biệt”.
Buổi lễ kết thúc lúc 6 giờ chiều. Nhiều cặp mắt ướt nhìn nhau, lặng lẽ chia tay.


Linh cữu anh Lê Hiếu Đằng được quàn tại chùa Xá Lợi, 89b Bà Huyện Thanh Quan, quận 3 Tp HCM. Lễ viếng từ 23/1/2014. Lễ di quan và lễ truy điệu sẽ bắt đầu lúc 6 giờ sáng chủ nhật ngày 26 tháng 1 năm 2014




Nhà văn Nguyên Ngọc, BS Huỳnh Tấn Mẫm


Nhà văn Phạm Đình Trọng , nhà báo Huỳnh Sơn Phước
Nhà báo Lưu Trọng Văn
Nhà báo Huỳnh Sơn Phước
Nhạc sĩ Tô Hải đã nhờ người nhà và bạn bè đưa đến trên xe lăn
Nhà báo Lê Phú Khải dìu nhạc sĩ Tô Hải đứng lên
Nhạc sỹ Tô Hải quỳ lạy trước vong linh nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng và ông đã không cầm được nước mắt khi than lên "sao tôi lại không ra đi thay cho anh"
Phó ban tang lễ Huỳnh Tấn Mẫm tiếp đại diện nhà đương cục Lê Thanh Hải

Hạ Đình Nguyên, Tô Hải, Lê Phú Khải, Phạm Đình Trọng và Huỳnh Ngọc Chênh
Nhà báo Ba Lãng và nhà thơ Đỗ Trung Quân
Nhà báo Kha Lương Ngãi, KS Tô Lê Sơn...




Trái tim yêu nước Lê Hiếu Đằng đã ngừng đập vào lúc 22h07 phút tối 22-1-2014!
Rạng sáng 23-1, từ điện thoại của luật gia Lê Hiếu Đằng, chị Lê Thanh An, con gái duy nhất của ông xác nhận tin đau buồn trên. Hiện thi thể ông được bảo quản tại nhà lạnh ở đường Trần Phú (gần Bệnh viện 115) ở TP HCM. Gia đình dự kiến sáng nay (23-1) sẽ khâm liệm và đưa linh cữu ông về quàn tại Chùa Xá Lợi, sau đó sẽ hỏa táng và đưa di cốt về một ngôi chùa gần nhà, vì gia đình không mua được đất để an táng ông.
Chị An cho biết thêm, từ 2 tuần nay, sức khỏe của ông xuống rõ rệt, không còn nhận biết được. Trước đó, ông lâm bệnh ung thư hiểm nghèo.
Luật gia Lê Hiếu Đằng từng là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Ủy ban trung ương liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Tổng thư kí Uỷ ban nhân dân cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM. Tính tới 2013, ông 45 năm là đảng viên Đảng CSVN. Ông là một trong các “lãnh tụ” sinh viên trước đây đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và Đại học luật khoa Sài Gòn.
Luật gia Lê Hiếu Đằng (bìa phải) cùng đồng chí thăm gia đình NSƯT Kim Chi
Luật gia Lê Hiếu Đằng (bìa phải) cùng đồng chí thăm gia đình NSƯT Kim Chi
Ông Lê Hiếu Đằng quê ở Quảng Nam, từng học Trung học Phan Châu Trinh ở Đà Nẵng, Đại học luật khoa ở Sài Gòn, và một năm học Đại học văn khoa Sài Gòn (1964). Từ 1975 đến 1983 ông là giảng viên triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định.
Ông là một trong 72 người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72  trong đợt sửa đổi Hiến pháp 2013.
Ông cũng là là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông. Ông tuyên bố “Việt Nam vi phạm nhân quyền khi trấn dẹp biểu tình chống Trung Quốc“.
Theo ông: “mọi người phải xác định rằng đất nước là của chung, nước Việt Nam là một, đã là người Việt Nam thì phải làm sao để Việt Nam lớn mạnh hơn, từ đó chung tay, góp sức làm cho đất nước phát triển” và “sự tồn vong của đất nước là quan trọng“.
Về vụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không từ chức, ông Đằng nói: “Việt Nam chưa có “văn hóa từ chức” thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Vấn đề ở chỗ “lỗi hệ thống”. Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa thì phải thay đổi thể chế. Trong thế chế đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, và xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, và nền kinh tế nhiều thành phần”.
Về phiên tòa xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ngày 30/10/2012, ông nói: “Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng”
Ông khẳng định: “Việc đổi tên nước là thời cơ rất lớn để thay đổi một số điều trong hiến pháp, làm đòn bẩy cho sự phát triển của đất nước. Nếu vẫn như cũ thì rất tiếc, thời cơ qua đi”.
Vào tháng 8/2013, trong bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”, ông đã công khai nói lên những suy nghĩ của mình. Về việc Đảng CSVN đã phản bội lý tưởng cách mạng, phản bội nhân dân, phản bội những người góp phần xây dựng nên chế độ, trong đó có ông, cũng như việc cần thiết phải dân chủ hóa, xây dựng thể chế đa đảng để cứu đất nước thoát khỏi tình thế nguy cấp hiện tại, kêu gọi thành lập chính đảng mang tên Đảng dân chủ xã hội tại Việt Nam. Ngày 4 tháng 12 năm 2013, ông viết tuyên bố từ bỏ Đảng CSVN, vì theo ông: “Đảng CCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân”.
Luật gia Lê Hiếu Đằng ra đi ở tuổi 70, phong trào đấu tranh vì một Việt Nam thật sự độc lập, tự do và tiến bộ, vì hạnh phúc của nhân dân mất đi người chiến sĩ tiên phong, kiên cường đầy nhiệt huyết.
Trong giờ phút đau buồn này, xin gửi tới gia quyến luật gia Lê Hiếu Đằng và những người cùng chí hướng lời chia buồn sâu sắc nhất!


Sáng 23-1, bàng hoàng hay tin Trái tim yêu nước Lê Hiếu Đằng ngừng đập!, một số nhân sĩ, trí thức đã nghỉ hưu ở Nha Trang như nhà văn Cao Duy Thảo (quê Bình Định, nguyên học sinh Miền Nam tập kết, bạn học cùng lớp với NSƯT Kim Chi ở Đại học điện ảnh sân khấu Hà Nội, đi B thời chống Mỹ, nguyên Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa), ông Vũ Minh Thoa (quê Quảng Ngãi, nguyên học sinh Miền Nam tập kết, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, từng công tác nhiều năm ở Bộ Ngoại thương, nguyên Phó giám đốc Công ty XNK lâm sản Naforimex – Nha Trang), nhà văn Nguyễn Xuân Tuynh (quê Hà Nam, đi B thời chống Mỹ, hội viên Hội liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa), ông Phan Xuân Ngọc (quê Khánh Hòa, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty XNK-Vận tải biển tỉnh Khánh Hòa), ông Phạm Tuấn Kiệt (quê Khánh Hòa, nguyên Trưởng Ban tổ chức tỉnh ủy Khánh Hòa)… đều bày tỏ niềm tiếc thương tận đáy lòng và xin chuyển đến gia quyến anh Lê Hiếu Đằng và những người cùng chí hướng vì một Việt Nam thật sự độc lập, dân chủ, tự do và tiến bộ, vì hạnh phúc của nhân dân lời chia buồn sâu sắc nhất. Mọi người đều tin tưởng, ngọn lửa yêu nước Lê Hiếu Đằng mãi mãi rực sáng.
Từ Hà Nội, NSƯT Kim Chi cũng bày niềm đau đớn và tiếc thương vô hạn đối với anh Lê Hiếu Đằng và nhận định: việc anh Đằng ra đi ở tuổi 70 là mất mát to lớn của phong trào đấu tranh vì dân chủ, tự do và hạnh phúc của nhân dân. Chị Kim Chi cho biết, đã điện nhờ con gái ở Đồng Nai đặt vòng hoa viếng anh Đằng.

Từ Đà Lạt, nhà thơ Bùi Minh Quốc và từ Hà Đông, “biểu tình viên chống Trung Quốc bành trướng” TS Nguyễn Văn Khải (ông già ozne) cũng xin nghiêng mình trước hương hồn anh Lê Hiếu Đằng – “Một trong những người Việt Nam yêu nước nhất”. TS Khải tiếc ở xa, không đến viếng anh Đằng được.

No comments:

Post a Comment