Wednesday, January 29, 2014

Tin thứ Tư, 29-01-2014 (cập nhật 14g )

Bến Bình Đông  1
Hàng trăm chiếc ghe đậu kín một đoạn sông dài chờ đưa hoa lên bờ
Bến Bình Đông nhờ lợi thế thuận tiện về giao thông đường thủy nên nhà vườn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp dễ dàng chở hoa và cây kiểng cung cấp cho nhu cầu chưng tết của người dân TP.HCM.
Những ngày giáp tết, đường phố chật kín người nhưng ai cũng vui vẻ từ tốn trong việc đi lại và mua bán hai bên đường.
Bến Bình Đông  2
Ngày 28 tháng Chạp, mọi người tranh thủ đi mua hoa cho kịp tết
Bến Bình Đông  3
Cúc vạn thọ giá khá mềm, 40 ngàn đồng 1 cặp
Bến Bình Đông  4
Một người qua đường đã kịp chọn được một chậu mai vừa túi tiền
Bến Bình Đông  5
Em bé cùng mẹ mua hai chậu cúc
Đã kề tết, nhưng hoa dưới ghe vẫn còn nhiều. Khách mua có tâm lý chờ cận ngày để mua được giá tốt còn người bán cố giữ giá vì việc trồng hoa chủ yếu lấy công làm lời.
Cùng với thời tiết TP.HCM "dịu dàng" trong suốt hơn một tháng qua, chiều trên bến Bình Đông thật đẹp. Điều này khiến cho nhiều tay máy cảm thấy phấn khích, chụp ảnh liên hồi. Nhiều năm qua, chợ hoa trên bến dưới thuyền này đón tiếp một lực lượng chụp ảnh đông đảo. Nhờ đó, bến Bình Đông càng được nhiều người biết đến hơn và trở thành một nét văn hóa đặc sắc, duyên dáng trong những ngày giáp tết ở TP.HCM
Bến Bình Đông  6

Bến Bình Đông  7
Hoa còn nhiều trên ghe nên được tiếp tục chăm sóc chu đáo
Hoa về bến Bình Đông ổn định và có phần tăng hơn so với năm trước. Việc mua bán, lưu thông trong khu vực hiền hòa trật tự.
Mong rằng chính quyền TP.HCM phát huy hơn nữa nét văn hóa "trên bến dưới thuyền" này, thậm chí có thể nhân rộng ra thêm một vài địa điểm khác để phục vụ nhu cầu hoa quả chưng tết cho người dân thành phố. 
Bến Bình Đông  8
Những tia nắng càng làm cho thuyền hoa trên kênh Tàu Hủ lung linh hơn
Bến Bình Đông  9Các tay máy không thể bỏ qua khoảng khắc này
Bến Bình Đông  10Những cây cầu vượt là địa điểm đứng chụp hình xuống dòng kênh hoa lý tưởng cho mọi người
Bến Bình Đông  11Hoa liên tục được đưa lên bờ
Bến Bình Đông  12Việc mua bán ngã giá khá nhanh gọn vì người bán ít nói thách
Bến Bình Đông  13
Bến Bình Đông  14Trẻ em vẫn thường được cha mẹ chở đi theo ghe bởi vì không thể để con ở quê một mình

Những đêm giáp Tết như thế này được về nhà, nằm trên bộ ván ngựa đã lên nước đen bóng, lăn qua trở lại nghe gió lao xao trên hàng nhãn trước sân, nghe tiếng cá trong lu quẫy đùng đùng rồi thấy má lom khom soi đèn để chị dâu bắt mấy con cá sần mình trong lu ra mần thịt… luôn làm cho tôi bồi hồi, xao xuyến…

Anh hai gọi điện giục: “Cô dẫn mấy đứa nhỏ về sớm sớm một chút để còn coi tát mương ăn Tết. Năm nay anh tát tới 3, 4 cái mương lận, tụi nó bắt cá đã đời luôn”. Tôi nghe vậy thì bắt đầu nôn trong ruột, ráng làm cho xong công chuyện để về.
Hồi trước cha tôi chất mấy đống chà dưới sông, Tết đến là dỡ chà ăn tết. Sau này ủy ban xã cấm vì chất chà làm cản trở giao thông, do vậy mà bẳng đi một thời gian dài, anh em tôi mất đi cái thú vui nôn nao chờ dỡ chà ăn Tết. May mắn là mấy năm nay, nhờ anh hai vét mương, chất chà rồi đặt ống bộng cho nước ra vô nên tôm cá tụ hội về, chị em tôi cũng tụ hội về ăn Tết với má đông đủ đúng vào những ngày tát mương. Chỉ có mấy cái mương mà Tết nào cũng có tôm cá ăn phủ phê, ăn không hết thì rộng lại để dành ăn dần trong mấy ngày Tết.


Tết… Tết… Tết đến rồi…

Tôi nhớ năm đầu tiên anh hai tát mương, cả đêm tôi nôn nao không ngủ được. 4 giờ sáng, anh hai và mấy đứa cháu dậy tháo nước; đến sáng thì nước đã cạn, chỉ còn lại cái vũng nhỏ có chất chà ở giữa mương. Khi mọi người bắt đầu dỡ chà bỏ qua một bên thì lũ tôm cá bị động nhảy đùng đùng. Mấy con tôm càng búng tanh tách, cá lóc phóng vù vù; cá mè vinh, thác lác, cá rô, cá sặc… ngoi ngóp thở...


Tết… Tết… Tết đến rồi…

Mấy thứ cá sống dai như cá lóc, cá trê, cá rô, chị dâu tôi cho vào cái lu mái đầm để rộng. Mỗi sáng lại thay nước, cứ vậy cá có thể sống đến cả tuần lễ. Còn tôm càng, khi vớt lên, tôi thấy anh hai lựa mấy con còn khỏe cho vô cần xé, may bít miệng lại rồi neo ở chỗ nước chảy. Làm như vậy, tôm cũng sống được mấy ngày.
Mấy thứ cá hủn hỉn khác thì nhiều vô kể. Tôi nhớ hồi nhỏ, cá này má tôi hay bằm nhuyễn xong quết với hành, tiêu, nước mắm nhĩ rồi dồn khổ qua, làm chả chiên, nấu canh chua… Nếu vẫn ăn không hết thì má tôi phơi khô để dành ăn khi ra ngoài ngày. Cá sặc, cá linh, lòng tong, cá chốt… cả rổ xúc, má quậy nước muối ngâm một lát rồi trãi ra nia để phơi. Ra Giêng, lúc dư âm thịt cá vẫn còn ngầy ngật ngán thì bữa cơm với canh rau nấu tép và dĩa khô chiên trở thành cao lương mỹ vị.


Tết… Tết… Tết đến rồi…

Má tôi không giống người ta, có đồ ngon không bán mà để hết cho chồng con ăn. Má nói bình thường không có tiền để mua, giờ có thì ăn chớ bán thì bao nhiêu cho đủ. Tôi nhớ hồi nhỏ, mỗi lần dỡ chà, má lại lựa những con tôm càng bự nhất để dành cho cha.



Tết… Tết… Tết đến rồi…


Tôm kho tàu và tôm nướng trộn rau răm là 2 món mà cha tôi thích nhất. Cho đến giờ, ngày giỗ cha hoặc ngày Tết, bao giờ má tôi cũng làm 2 món đó. Tôm càng má tôi lột vỏ, nặn gạch để riêng; sau đó bắc nồi đất lên bếp chờ nóng, cho chút dầu vô, thả gạch tôm vào cho chảy ra. Khi gạch tôm đã tan chảy hết thành một thứ nước sền sệt màu đỏ tươi, má tôi cho nước mắm ngon vào, thêm chút nước dừa tươi, bột ngọt, chút đường đun sôi lên rồi gắp từng con tôm cho vào. Má để lửa riu riu, trong suốt thời gian kho chỉ trở bề 1 lần.


Tết… Tết… Tết đến rồi…

Con tôm kho tàu của má tôi nằm cong vòng, đỏ au trong nồi. Khỏi phải nói nó ngon như thế nào nhưng tôi mê nhất là cái nước kho tôm sền sệt, vừa béo, vừa thơm, vừa ngọt. Chỉ cần chan một muỗng là có thể ăn hết một chén cơm. Cái nước ấy mà chấm rau luộc thì càng tuyệt vời…
Bây giờ thì chị dâu tôi đã được má truyền lại bí quyết để làm mấy món ăn mà ngày xưa chồng, con má thích. Cái bí quyết lớn nhất mà má dặn đi dặn lại con dâu và mấy đứa con gái là nấu cái gì cũng phải chú tâm; phải nêm nếm, canh lửa củi cho vừa; tuyệt đối không được làm quấy quá cho xong… Có như vậy thì người phụ nữ mới giữ được chồng.


Tết… Tết… Tết đến rồi…

Chị em tôi đã lớn, lấy chồng rồi đi làm ăn xa nhưng vẫn thèm được về nhà hít thở không gian của má. Những đêm giáp Tết như thế này được về nhà, nằm trên bộ ván ngựa đã lên nước đen bóng, lăn qua trở lại nghe gió lao xao trên hàng nhãn trước sân, nghe tiếng cá trong lu quẫy đùng đùng rồi thấy má lom khom soi đèn để chị dâu bắt mấy con cá sần mình trong lu ra mần thịt… luôn làm cho tôi bồi hồi, xao xuyến. Tôi gọi những thứ ấy là tình tự quê hương, là hơi hám của nơi chôn nhau cắt rốn mà những đứa con xa luôn đau đáu trong lòng…

Hương Mai




CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- Chiến tranh thử thách và cơ hội để lấy lại Hoàng Sa (DCCT). – Đinh Hoàng Thắng: Nhắn nhủ từ Hoàng Sa: Dân tôc – Quốc gia là tối thương! (viet-studies). “Để giành lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa bị cưỡng chiếm, phải coi trọng cuộc đấu tranh chính trị và pháp lý. Chỉ một chút thờ ơ với bảo vệ chủ quyền biển đảo, lãnh thổ của đất nước, nơi bao máu xương cha ông đã đổ xuống để gìn giữ, cũng là đắc tội với tổ tiên“.
Vùng phòng không ‘nguy hiểm hơn’ lưỡi bò (BBC). Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: “Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều”.
Quan và CAM 4 … và tảng đá bỏ đi (DLB). “Chúng ta cũng không đi làm cộng sản để trở thành dân chủ,/ và chúng ta càng không đi làm cộng sản để bình đẳng bình quyền./ Chúng ta đi làm cách mạng để lãnh đạo, để cầm quyền. Để cai trị“.
Tập theo người (Lê Khả Sỹ). Câu đối dán nhà quan tham: “Biển bạc rừng vàng cứ được giá – bán ngay/càng hót của, chất vàng đô chặt két/ Đất dài trời rộng mà thân tình – cho nốt/ khỏi lo nghèo, phòng lụt bão gầy người (!)“.
ĐÈN LỒNG TÀU ĐÓN TẾT, MỪNG ĐẢNG VẪN TRÊN HẾT (Trần Mỹ Giống). - Trái sung và đèn lồng (Blog RFA). “Còn chúng tôi, những sinh vật mang tên là người nhưng không biết có làm người được nữa hay không khi Việt Nam tự nguyện hiến thân cho những ngày tết có lời chúc đầu năm đến từ phương Bắc?“.  - Govapha – Thằng Đại Cục (Dân Luận).
ĐẤT NƯỚC LẠI BƯỚC SANG XUÂN GIÁP NGỌ!!! (Đặng Huy Văn). “Đất nước lại bước sang xuân Giáp Ngọ!!!/ Như Năm Tư nghênh đón giặc Tàu sang(1)/ Vì quyền lực ‘rước voi giày mả tổ’/ Khiến oan khiên rải khắp mọi bản làng!/  Với khẩu hiệu ‘giết nhầm hơn bỏ sót!’/ Giữa sân đình con gái ruột đấu cha/ ‘Mày có biết bà là ai không hả?’/ Cha run run: ‘Con có biết, thưa bà’!
2
‘Năm Rắn sắp qua đi, Việt Nam vẫn chưa lột xác’ (VOA). Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói rằng ‘muốn cải cách được doanh nghiệp nhà nước thì phải cải cách bộ máy thể chế’. =>
TIỀN ĐÂU RA? (Nguyễn Quang Vinh). - Năm cùng tháng tận (DCCT).
Xe Ôm – Bảo kê vỉa hè (Dân Luận).  - Berlin chuyện vặt cuối năm (Người Buôn Gió). “Từ mảnh đất Việt Nam, các bác thua cuộc phải leo lên thuyền xuống biển sang đây đã đành. Sau đó thì các bác thắng cuộc cũng cho vợ lấy Tây, đi xuất khẩu lao động tìm cách ở lại, làm giấy tờ giả để được ở lại đây. Nhưng tinh thần cách mạng, tinh thần dân tộc của bên bác nào bác ấy vẫn nguyên như cũ“.
Hiệp ước của Bác Hồ với viên tướng Pháp (Phan Ba). “Trong mùa Đông 1945/46, giữa Việt Minh và VNQDĐ ngày càng có xung đột dữ dội hơn, tới mức việc nhanh chóng thay thế người Trung Quốc bởi người Pháp đã trở thành một câu hỏi sống còn cho Hồ Chí Minh“.
9h50′:
Luật Biển là gì? (Infonet).
14h00′:
BÀI HOAN CA Ở A 38 (Tương Tri).
- Võ Văn Tạo: Cảm ơn các chú phá tang lễ anh Đằng (Ba Sàm).
Tệ bạc… (Phước Béo).
KINH TẾ
9h50′:
14h00′:
- Nông nghiệp và mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển: Kỳ cuối: Ưu tiên tư duy phòng ngừa hơn chữa trị (MTG).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Hội Hoa Xuân Giáp Ngọ 2014 (Anh Vũ).  - ĐÀO XUÂN: Thơ Trần Văn Bút. MỪNG XUÂN GIÁP NGỌ: Thơ Trần Văn Cường(Trần Mỹ Giống).  - MỘT MÌNH (Nguyễn Quang Vinh). - Quán vắng chiều 30 (Nguyễn Hoa Lư). - CHIỀU CUỐI NĂM (Tương Tri).  - CHÙM THƠ NGUYỄN QUỐC TOẢN (Tễu). - Xuân chúc (DCCT).
- Hà Sỹ Phu: Mừng Xuân Giáp Ngọ (DLB). – Nguyễn Khắc Phê: Hình ảnh con ngựa trong một số tác phẩm văn học (Trần Nhương).
NẮNG MẨY (Văn Công Hùng).
THƠ TRÊN ĐỒI MƯA (Hợp Lưu).
Người Việt thích nói dối (Trần Nhương).
9h50′:
14h00′:
Danh sách trúng giải Grammy 2014 (Người Việt).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Công đoàn ngành GDĐT – LĐLĐ Đồng Tháp: Chia sẻ với giáo viên không có thưởng tết (LĐ).
ESSAY LÀ SỰ KHÁC BIỆT (Hồ Hải).
9h50′:
14h00′:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
9h50′:
14h00′:
QUỐC TẾ
9h50′:
14h00′:
* RFA: Audio: 
* RFI: 

No comments:

Post a Comment