Bắt đầu năm 2014 chúng ta được một thông điệp của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cao quyền làm chủ của nhân dân. Ông còn nói thêm rằng những gì luật pháp không cấm người dân phải có quyền làm. Nhưng rồi chính quyền của ông đã làm gì với Lê Văn Điệp, phó công an xã Chương Dương, huyện Thường Tín, ngay thủ đô Hà Nội?
Đây không phải là một chuyện lặt vặt. Nó phơi bày một tình trạng rất nghiêm trọng.
Ngày 31-12-2013, vợ chồng Ngô Duy Quyền và Lê Thị Công Nhân cùng với Phạm Bá Hải và Huỳnh Ngọc Tuấn đến thăm và dùng cơm trưa với gia đình Phạm Văn Trội. Đó chỉ là cuộc gặp mặt thăm hỏi cuối năm giữa bạn bè, nhưng họ đã lập tức bị công an xã Chương Dương bao vây la hét hăm dọa với lời lẽ lỗ mãng. Bữa cơm chẳng còn gì vui, họ chia tay ra về nhưng bị một lực lượng công an hùng hậu xô đẩy và bắt đưa về trụ sở công an xã. Tại đây họ bị chửi bới bằng những lời lẽ cực kỳ thô tục. Lê Văn Điệp, phó công an xã, tỏ ra đặc biệt hung dữ và thành thạo trong cách sử dụng ngôn ngữ tục tĩu. Sau đó họ bị giữ lại đồn còn Điệp và các đồng nghiệp công an rủ nhau đi nhậu thịt chó. Khi trở lại, rượu càng khiến Điệp và đồng bọn trở thành những con thú dữ, chửi bới thô tục hơn nữa. Riêng Huỳnh Ngọc Tuấn bị đánh trọng thương. Lê Văn Điệp còn xấc xược thách các nạn nhân tố cáo và kiện hắn. Hắn nói "luật là tao!".
Hắn quá tin sẽ được cấp trên che chở. Các nạn nhân sau đó đã tố giác bằng mọi phương tiện truyền thông trên mạng, nhiều triệu người trong và ngoài nước đã biết, dư luận thế giới cũng đã biết, nhưng chưa hề có hồi âm nào về phía chính quyền, cũng chưa có dấu hiệu nào là chính quyền sẽ điều tra để làm sáng tỏ vụ này. Dư luận dĩ nhiên là phẫn nộ nhưng rồi sự phẫn nộ sẽ nguôi dần với thời gian, trong khi chờ đợi những vụ tương tự khác. Lý do: người ta đã quá quen với những vụ bạo hành của công an, người ta đã biết công an quá rõ rồi. Đã có quá nhiều người dân chủ bị công an giả làm côn đồ hành hung. Đã có những người bị đánh chết trong đồn công an.phẫn nộ sẽ nguôi dần với thời gian, trong khi chờ đợi những vụ tương tự khác. Lý do: người ta đã quá quen với những vụ bạo hành của công an, người ta đã biết công an quá rõ rồi. Đã có quá nhiều người dân chủ bị công an giả làm côn đồ hành hung. Đã có những người bị đánh chết trong đồn công an.
Tất cả những nạn nhân lần này đều là những trí thức tích cực trên mạng Internet, được cả dư luận trong nước và thế giới biết đến. Họ bị đối xử như vậy thì những người dân bình thường còn bị đối xử như thế nào? Những vụ công an bạo hành và đánh chết người mà dư luận biết đến chắc chắn chỉ là một phần rất nhỏ của một thực trạng nghiêm trọng hơn nhiều. Nhân dân Việt Nam đang lâm nguy, bởi chính nhà nước. Phải thét lên tiếng hô báo động.
Trong tất cả mọi quốc gia bình thường chức năng của công an là bảo vệ người dân. Tại nước ta công an là một tai họa. Lỗi tại ai? Dĩ nhiên là tại một đảng cầm quyền lấy bạo lực làm nền tảng và coi luật pháp như là một dụng cụ đàn áp, nhưng cũng tại chúng ta, nhất là trí thức, thiếu ý thức và cảnh giác. Chúng ta đã có nhiều bài nghị luận đanh thép, nhiều bản lên tiếng chung với hàng chục ngàn người ký tên phản đối bản hiến pháp vô đạo, lên án những điều khoản ác ôn 88, 79, 258 trong bộ luật hình sự. Rất đúng và rất cần thiết, nhưng chúng ta cũng cần ý thức rằng an ninh thân xác là quyền đầu tiên, quan trọng nhất và cơ bản nhất.
Ngày 31-12-2013 không phải chỉ có Công Nhân, Quyền, Hải và Tuấn mà tất cả chúng ta đều bị xúc phạm ngay trong tư cách con người, và con người Việt Nam. Phải có tiếng nói và phản ứng chung.
ÿ Ban Biên Tâp Tổ Quốc
Liên lạc: toquocmagazine@yahoo.com
No comments:
Post a Comment