Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao động, mặc dù đến 12 giờ trưa ngày cuối cùng của năm cũ nhưng tất cả các điểm bán hoa, trái ở TP Cần Thơ đều bị ứ hàng. Nhiều điểm chỉ còn lác đác người qua lại nhưng hoa, trái vẫn còn tràn ngập. Không còn khách mua, các nhà vườn bắt đầu di chuyển hoa kiểng của mình xuống ghe để chở về nhà.
Những hộ không thể vận chuyển về thì bắt đầu bán đại hạ giá. Khoảng 10 giờ sáng, hoa vạn thọ giảm xuống 15.000 đồng/chậu, đến gần 12 giờ trưa chỉ còn 15.000 đồng/2 chậu nhưng vẫn không có nhiều khách đến mua. Các điểm bán mai kiểng cũng đua nhau hạ giá còn người mua thì vẫn thờ ơ hoặc trả giá cho… bỏ. Nhiều chậu mai giá những ngày đầu từ 500.000 - 700.000 đồng đến nay được nhà vườn hạ giá xuống chỉ còn 250.000 đồng.
Tại khu vực bờ kè Hồ Xáng Thổi, cả chục chậu hoa giấy rất đẹp mắt được người bán bỏ thí bên vệ đường để lo sắp xếp đồ đạc trở về nhà. Mỗi khi có khách hỏi giá, chủ hoa trả lời qua loa vì biết chẳng ai đồng ý mua.
Thê thảm nhất là dưa hấu. Nếu như cách nay vài ngày, mỗi cặp dưa nặng 7kg/trái có giá khoảng 100.000 đồng thì đến trưa 30 Tết chỉ còn 25.000 đồng nhưng rất ít người hỏi mua. Bưởi Năm Roi cũng cùng cảnh ngộ. Mỗi trái bưởi nặng khoảng 1kg giảm còn 10.000 đồng mà người bán vẫn ngồi… ngáp dài vì chẳng ai ghé qua. Anh Phạm Chí Tâm, một nhà vườn ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng (TP Cần Thơ), nói như khóc: “Cả tuần lễ thức trắng đêm mà vẫn ế gần 2 tấn bưởi. Bây giờ bán như cho để còn về nấu mâm cơm rước ông bà vẫn không thấy ai ngó ngàng. Bán bưởi Tết cả chục năm qua nhưng năm nay tôi mới chứng kiến cảnh ế ẩm thê thảm như thế này”.
Hoa kiểng ở bờ kè Hồ Xáng Thổi vẫn còn rất nhiều nhưng người mua cứ thưa dần
Không bán được, nhiều nhà vườn di chuyển hoa xuống ghe để chở về
Mai rớt giá thê thảm nhưng chẳng ai mua
Những chậu bông giấy đẹp mắt nằm “cô đơn” bên bờ kè
Hoa kiểng vẫn tràn ngập trưa ngày 30 tết
+ Người bán bưởi ngồi buồn thiu vì chẳng ai hỏi mua
Dưa hấu rớt giá thê thảm chỉ còn 50.000 đồng/cặp mà vẫn ế
Sáng 30 Tết, không khí tết tràn ngập mọi nhà khi thời khắc giao thừa gần kề. Ở một góc đường nhỏ gần khu tái định cư Khu công nghệ cao phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP HCM, bà Hai (76 tuổi, quê ở Trà Vinh) vẫn lầm lũi dừng chiếc xe đạp chất đầy "chiến lợi phẩm" vừa thu lượm được, rồi lấy hộp nhựa đựng cơm ra ăn. "Tết cũng thèm về sum họp với con cháu nhưng tốn kém lắm, nên tui đành ở lại.", bà Hai chia sẻ.
Cầm sấp vé số trên tay, ông Hà Trọng Bình (78 tuổi, quê tỉnh Phú Yên) ngồi thẫn thờ ở góc đường Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Có vẻ ông đang nghĩ về bữa mâm cơm tất niên cúng tổ tiên được vợ con chuẩn bị ở quê nhà, nên dù khách đứng gần kề, ông không hề hay biết. "Không có tiền về cháu ơi!", đó là lời tâm sự nghẹn ngào của ông Bình.
Mờ sáng 30 Tết, cụ bà này đã ra chợ Thủ Đức mưu sinh. Nhiều năm nay, có lẽ "tết" là cái gì đó không có trong suy nghĩ của cụ. "Tết bà bán được nhiều hơn và qua tết có thêm tiền để gởi về quê phụ với con gái lo cho mấy đứa cháu ngoại ăn học", bà cụ quê ở Bến Tre bộc bạch.
Người phụ nữ quê ở tỉnh Quảng Trị này gương mặt vui như tết hớn hở khoe: "Mấy ngày nay người ta dọn dẹp nhà cửa nên cho đồ ve chai nhiều lắm". Lại thêm một cái tết chị Thu (tên người phụ nữ) đành lỡ hẹn với 3 đứa con nhỏ nơi quê nghèo. "Mỗi lần về, tiền tàu xe tốn bộn lắm. Thôi thì đành xa con để tiết kiệm cho tụi nó đầy đủ", chị Thu vừa vui đã khóc khi nhắc đến các con.
Xế trưa 30 tết, trên đường Điện Biên Phủ, quận 1, bà Lê Thị Giàu, quê tỉnh Quảng Ngãi và những người đồng hương với các chiếc xe đẩy đầy vỏ lon bia, phế liệu. "Mọi người đã hẹn nhau cùng ăn cơm tất niên và điện về quê thăm người thân vì Tết này vẫn phải ở lại Sài Gòn mưu sinh", bà Giàu nói.
Mùa xuân là mùa của sum họp, là Tết của sự trở về. Trở về trong vòng tay người thân, trở về nơi chôn rau cắt rốn. Đúng như hai câu thơ “Nơi ta về cũng để bắt đầu/ Nguồn mạch quê hương cho ta sức mạnh”.
Trong mỗi người chúng ta, chiều 30 Tết có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Dù đi đâu, ở đâu, ai cũng mong đến ngày 30 để mà đoàn tụ gia đình. Cho dù no đói thế nào cũng có mâm cỗ 30 để mà đón Tết và thờ cúng tổ tiên.
Hơi ấm thực và ảo
Xưa kia còn nghèo nhiều người không có Tết. Đọc câu đối xưa sao mà bi thương đến thế: “Chiều 30 nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa” (Nguyễn Công Trứ). Vì vậy họ thờ ơ với Tết: “Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ... Đùng !... ờ ờ... Tết; Sáng mùng Một ra chạm niêu đánh... Cộc!... á à... Xuân”.
Xin chữ, cho chữ là một trong những nét đẹp ngày Tết. Ảnh: Lê Nhung |
Cái no đói giờ thực sự không là nỗi lo thường trực của mỗi người Viêt Nam ta. Ngày Tết cũng không phải để mà “no ba ngày Tết”. Những ngày Tết bây giờ thực sự là lúc những đứa con từ những phương trời xa xôi, người vì công tác tất bật quanh năm, người vì cuộc sống mưu sinh nơi xứ người nay tất bật trở về quê cha đất tổ; về với gia đình, cái tế bào làm nên sự trường tồn của xã hội.
Bây giờ và ngày trước cũng vậy, hơi ấm chiều 30 vừa là hơi ấm thực và cũng là hơi ấm “ảo”. Thực và ảo đan quyện vào nhau làm thành tình yêu, tình cảm ngày Tết vô cùng thiêng liêng. Cái thực là hơi ấm tình cảm gia đình anh em cha mẹ. Còn ảo nhưng cũng quan trọng bởi trong đời sống tâm linh là sự xum họp với ông bà tổ tiên- những người đã khuất.
Đạo lý Việt Nam bao giờ cũng là nhớ về nguồn cội quê hương, nhớ về ông bà tiên tổ. Trong quan niệm dân gian bao giờ người chết cũng luôn bên cạnh bao bọc chở che cho mình, theo mình từng đường đi nước bước.
Tục thờ cúng ông bà tổ tiên không biết có nơi đâu như ở ta đã trở thành tín ngưỡng dân gian có sức mạnh kỳ lạ đến vậy. Mồ mả ông bà tiên tổ được các thế hệ người Việt Nam luôn coi trọng, âu cũng là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Chuyện mộ “kết”, mộ phát trong dân gian phải chăng cũng chỉ là lời nhắc nhở cháu con phải nhớ về tiên tố, để chọn cho người chết nơi yên nghĩ “mồ yên mả đẹp”.
Bởi thế cho nên các triều đại phong kiến Việt Nam đều chú trọng trong việc xây cất nơi yên nghỉ của mình. Nhà Lý các đời Vua đều đưa về quê cha đất tổ Bắc Ninh để mà an táng. Nhà Trần đưa về Hải ấp Hưng Hà, Thái Bình và sau đó quần tụ về nơi đầu tiên của dòng họ là Đông Triều, Quảng Ninh. Các vua Lê về Lam Kinh Thanh Hóa, các vị vua triều Nguyễn thì ở Huế...
Chuyện xưa vương triều Trần phát tích cũng là do chuyển mộ từ Nam Định Về Thái Bình với những tình tiết ly kỳ. Dân gian vẫn kể về sự phát tích của nhà Trần làm người đời nửa tin nửa ngờ. Rằng có một nhà giàu nọ nhờ thầy địa lý tìm một cuộc đất để táng mộ tổ. Thì địa lý tìm được và phán rằng nếu đặt mộ ở chỗ đó dòng họ sẽ phát từ người con gái.
Nhà giàu nọ cho là nói nhảm bèn trói lại vứt xuống sông. Một người họ Trần đánh cá thấy có người kêu cứu cứu thì vớt lên. Thầy địa lý kể lại sự tình và để trả ơn thầy đã chỉ cho nơi táng mộ. Nhà Trần đem mộ tổ từ Nam Định về Hưng Hà Thái Bình theo lời chỉ dẫn nên sau đó đã phát tích trở thành một vương triều mạnh.
Tuy đúng sai thế nào là của lịch sử nhưng điều còn lại ấy là nhớ về cội nguồn. Có được ngày hôm nay không quên tiên tổ.
Mùa của sum họp
Ở quê tôi và chắc cũng như nhiều vùng quê khác bây giờ cháu con cũng đều chú ý đến phần mộ ông bà tổ tiên. Ngày 30 Tết dù bận trăm công ngàn việc cũng phải ra mộ để “đón” người đã khuất trở về vui xuân cùng con cháu.
Sáng sớm, các gia đình đều ra mộ tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, rước vong linh gia tiên về đón năm mới. Nếu gia đình không có điều kiện ra mộ thì có thể rước gia tiên về đón năm mới theo cách bày cỗ lên bàn thờ cúng vào giờ Ngọ ngày 30. Khấn vái cũng không cầu kỳ mà chủ yếu là mời người đã khuất về với gia đình đón năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm tỏ lòng hiếu kính.
Ngày trước khi tôi còn là cậu bé, bố tôi thường “bắt” tôi đi theo để đón “ông bà ông vải” về ăn Tết cùng gia đình. Thủ tục cũng cực kỳ đơn giản, chỉ là đánh một vòng cỏ để lên đỉnh mộ, sửa sang ngôi mộ, thắp hương và khấn mời người đã khuất về đón Tết cùng gia đình. Các cụ trước khấn bằng những bài khấn cổ nhưng nay thì nói nôm, đơn giản chủ yếu là thành tâm nghĩ sao nói vậy.
Bố tôi là người giỏi địa lý nên thường chỉ dẫn cho tôi về phong thủy đất đai tỷ mỷ.
Nhà tôi có ngôi mộ của bà nội ngày trước các cụ đặt ở một vị trí khá xa làng. Đi đến đó cũng đã mỏi chân. Thế mà vừa đi ông vừa giảng giải về hình sông thế núi, nào đất này thế nào, chỗ kia tụ thủy ra sao. Và ngôi mộ cũng vậy, tại sao các cụ lại đặt ở đây, có hình sông thế núi, trước mặt là dòng sông ôm lấy sau lưng được tựa đỡ bới núi cao …
Bây giờ thì tục rước các “cụ” về đón Tết cũng không thay đổi so với trước là bao nhưng nhẹ nhàng hơn vì nay phần mộ đều được qui hoạch và tập trung về một nơi chứ không để rải rác như trước kia.
Và trong chiều 30 mâm cỗ tất niên sum họp gia đình bao giờ cũng kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới, mời thần linh cùng gia tiên thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia bình an thịnh vượng, luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Thật ra lời cầu xin cũng chính là lời hứa, niềm mong mỏi của người sống trước tổ tiên. Những điều đó con cháu khắc ghi phải làm cho tốt.
Chiều 30 mươi Tết đã thực sự là Tết bởi không khí gia đình ấm cúng mà bất kỳ ai đi xa dù trăm công ngàn việc cũng phải trở về. Trở về như một lời hẹn, trở về như một trách nhiệm. Ở đây hơi ấm thực và ảo như đan xem tạo thành không gian tôn kính thiêng liêng nhưng cũng vô cùng gần gũi. Chính ở đó mọi sự vất vả nhọc nhằn như tan biến chỉ còn lại tình cảm gia đình ấm áp.
Mùa xuân là mùa của sum họp, là Tết của sự trở về. Trở về trong vòng tay người thân, trở về nơi chôn rau cắt rốn. Đúng như hai câu thơ “Nơi ta về cũng để bắt đầu/ Nguồn mạch quê hương cho ta sức mạnh”.
Nguyễn Đăng Tấn
Ngắm chợ nổi vào Xuân
Từ lâu, những chợ nổi ở miền Tây như: Cái Răng, Phong Điền (TP Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang), Cái Bè (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng)… đã trở thành bản sắc riêng biệt trong giao thương của người dân vùng sông nước Cửu Long.
Trước đây, chợ nổi nhóm họp từ lúc 3- 4 giờ sáng và kết thúc khi ánh mặt trời vừa ló dạng. Bây giờ, chợ nổi hầu như nhóm họp suốt ban ngày để vừa buôn bán vừa phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước.
Xuân về, chợ nổi vốn đã thơ mộng nay lại càng thơ mộng hơn khi khoác lên mình một bộ áo mới rực rỡ sắc màu của hoa và trái. Ở đó, không khí mua bán trở nên hối hả, nhộn nhịp hẳn lên.
Toàn cảnh chợ nổi Cái Răng những ngày cuối năm
Ghe, thuyền chở hoa hối hả tiến về chợ nổi
Kẻ bán, người mua rất nhộn nhịp
Hoa kiểng và trái cây rực vàng trên chợ nổi miền Tây
PHẠM CÔNG - NGỌC TRINH
Những người muôn năm cũ, chạy tả tơi cả rồi!
Hình ảnh ông đồ ôm giấy đỏ lom khom chạy lực lượng an ninh phường ở Văn Miếu vừa qua khiến công chúng xem mà đau. Không đau sao được khi thấy những chữ “Tâm”, chữ “Phúc”, chữ “Hiếu” rơi la liệt ở vỉa hè...
1. Nguyên do của sự việc đáng buồn trên là quy định mới về quy hoạch khu vực hoạt động của các ông đồ do Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội ban hành. Theo đó, lần đầu tiên, Sở sẽ tổ chức “Phố ông đồ” cùng CLB Thư pháp UNESCO Việt Nam từ ngày 15/1 tới 15/2/2014 tại Hồ Văn, Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Bị xua đuổi, các ông đồ vẫn tìm cách "tái chiếm" vỉa hè Văn Miếu. Ảnh: VN Express
|
Để thực hiện hoạt động trên, sở đã bố trí 36 ki ốt khung sắt, mái vải. Theo tìm hiểu, mỗi căn ki ốt được cho thuê với giá 5 triệu đồng. Và mỗi ki ốt chỉ cho phép 2 ông đồ viết chữ. Bên cạnh đó, chỉ 72 ông đồ này được cấp thẻ hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ 72 ông đồ này mới được phép hoạt động hợp pháp ở khu vực Văn Miếu. Những ông đồ không có thẻ sẽ bị cưỡng chế, dừng hoạt động do “kinh doanh trên vỉa hè”, “ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị”...
Trong khi đó, mỗi năm, trung bình có tới hàng trăm ông đồ tới “đất thánh” Nho học để viết chữ. Nên hệ lụy tất yếu là nếu có được thuê hết, chỗ ngồi trong Văn Miếu không đủ cho các ông đồ. Và nữa, giá thuê ki ốt cao, lại không được người dân hưởng ứng nên nhiều ông đồ không vào trong Hồ Văn. Cũng vì thế, cho tới lúc này, "Phố ông đồ" chẳng tấp nập như mong đợi.
Nhưng năm hết Tết đến, ngoài chuyện thu nhập, các ông không đành ngồi nhà. Vậy là bất chấp lệnh cấm, giấy đỏ, mực tàu vẫn được bày bên những con đường dọc Văn Miếu. Tiếp theo là điều gì chắc ai cũng hiểu.
2. Vào đầu thế kỷ XX, “Âu học chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cội rễ”. Khoa thi cuối cùng của triều đình phong kiến khiến những người theo Nho học chỉ biết kiếm sống bằng việc bán chữ Thánh hiền. Đó là khoảng thời gian khủng hoảng của những ông đồ.
Và cuộc biến thiên khủng khiếp ấy của những đệ tử cửa Khổng sân Trình dường như đã “chạm đáy” khi việc bán chữ cũng chẳng ai mua. Trong hoàn cảnh ấy, nhà thơ Vũ Đình Liên viết bài thơ “Ông đồ” nổi tiếng. Và ông cũng bình luận thêm về các “ông đồ già” như “di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời tàn”.
Thời mạt qua, giờ hàng trăm ông đồ đã trở lại “bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua”. Trong đó, có ông đồ già, thầy đồ trẻ, thậm chí, những “cô đồ” vừa ra trường phơi phới xuân xanh cũng xuống đường.
Người Hà Nội lại náo nức xin chữ mỗi độ Xuân về. Con xin chữ mong cha mẹ mạnh khỏe, cha mẹ xin chữ mong con cái đỗ đạt thành tài, đôi lứa xin chữ nguyện cầu hạnh phúc... Xin chữ đầu năm ở Văn Miếu dần lại trở thành thói quen của người Tràng An. Cả một nếp văn hóa đẹp đã phục hưng. Vậy mà...
3. “Ông đồ vẫn ngồi đấy” nghĩa là ông vẫn đến theo tín hiệu của hoa đào, vẫn “bày mực tàu giấy đỏ” trên con phố dông người lại qua sắm tết. Ông chờ đợi cái xúm xít, tấm tắc của người đời nhưng đáp lại chỉ là sự thờ ơ đến đáng sợ. Nghệ thuật đảo ngữ cùng kết hợp phủ định “không ai” thể hiện rõ nét cái lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm đến đáng sợ của người đời. Họ cứ đi lại, vui vẻ nói cười mà không có chút ý thức nào về sự tồn tại của ông đồ. Ông đã bị họ lãng quên, bị đẩy ra bên lề cuộc sống”.
Những câu văn trong bài văn mẫu nổi tiếng này chắc nhiều người biết. Và nhiều cô giáo cũng đã coi đó như một công cụ để bình giảng bài thơ “Ông đồ” với các em học sinh khi đứng trên bục giảng.
Song, với hình ảnh ông đồ “chẳng ngồi đấy”, ki ốt bán chữ trong Văn Miếu cũng heo hút người xem, chúng ta biết nói gì đây với những ánh mắt long lanh dưới bục giảng?
PHẠM MỸ
Sài Gòn hẻm và người
Hẻm là không gian sống bày biện tất cả sinh hoạt ban ngày của cư dân Sài Gòn.
Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến.
|
Những ngày mới vô đại học, tôi ở trọ căn gác trên đường Cao Thắng, quận Phú Nhuận. Gọi là nhà nhưng thật ra đó là cửa hiệu tạp hoá có hai mặt đều là hẻm. Hồi đó, chợ chưa xây kiên cố như bây giờ. Phía trước các bà các chị buôn bán ngồi san sát, chỉ còn lại lối đi nhỏ xíu. Phía sau cũng là hẻm, con hẻm ngoằn ngoèo ăn thông được ra tới chân cầu Công Lý.
Hồi đó, chợ Phú Nhuận còn là ngôi chợ sầm uất của Sài Gòn. Tại đây có cộng đồng nhỏ người Bến Tre từ miệt Giồng Trôm – Ba Tri nhập cư từ năm 1954. Ngay trước cửa tiệm có bà Tám bán gà vịt rau quả... Tuần hai lần, bà đáp xe đò mang theo hàng hoá từ Giồng Trôm lên Phú Nhuận để buôn bán. Cùng mỗi chuyến hàng từ Giồng Trôm lên, bà mang theo cơ man là chuyện: cây cầu Kinh sắp sập, dừa khô mất giá (thành câu hát ai có má đem đổi dừa khô!), đường độ này mới thêm trạm, thị trường chận bắt dữ lắm...
Mỗi sáng sớm, tôi luôn được đánh thức bằng tiếng những chiếc ba gác máy lấy bánh mì đi từ lò bánh ngay con hẻm sau nhà. Lò bánh mì đốt bằng củi, đương nhiên, làm hoàn toàn thủ công với khoảng bảy – tám thợ nhồi bột, vỗ bột nặn bánh thình thịch từ lúc nửa đêm. Tôi thức dậy, mặc quần áo rồi dắt xe đạp len qua hẻm chợ ồn ào đông đúc ra hướng cầu Công Lý, rồi chui tiếp vào con hẻm sâu ngoằn ngoèo chạy dọc suốt khu nhà ổ chuột bên dòng kinh Nhiêu Lộc để ra hướng cầu Lê Văn Sỹ, đến trường.
Chắc chắn ai đã từng sống nhiều năm ở Sài Gòn cũng ít nhất vài ba lần cảm thấy hoang mang khi lạc bước trong ngõ cụt. Sài Gòn hồi đó chưa kẹt xe triền miên như bây giờ nên cũng chưa có những tấm bảng chỉ dẫn mỗi đầu con hẻm, giả dụ như: “Hẻm này thông ra đường Nguyễn Kiệm”. Đang đi tưởng như bít lối, bỗng con hẻm bất ngờ mở ra một cái ngách ăn thông ra đường cái. Đang trong hẻm sâu hun hút chợt gặp một bùng binh rộng với một khu chợ nhỏ giống như hoạt động bí mật trong lòng phố. Tôi chợt ngộ ra rằng, tất cả những con đường đều liên thông với nhau bằng cách nào đó và ở đâu có người thì ở đó chắc chắn có lối ra. Trong nhiều năm lang bạt, người viết bài đã từng khám phá không biết bao nhiêu đường hẻm. Dài có, ngắn có. Có con hẻm dài thẳng tắp với hàng loạt nhánh cắt ngang như hẻm Bùi Thị Xuân nối từ Nhiêu Lộc – Phú Nhuận tới Tân Bình. Có hẻm lòng vòng người lạ đi một hồi sẽ ngạc nhiên thấy mình quay về chỗ cũ nằm trong khu làng dệt Bảy Hiền. Hẻm chợ Đoàn Văn Bơ dài vô tận mà tên gọi từng khu vực chỉ có người địa phương mới hiểu: kho 2, kho 3, kho 4, kho 5... Hẻm nối liền hẻm, làm thành một hệ thống mạch máu lưu thông hoàn chỉnh mở ra một thế giới khác giữa lòng đô thị.
Những thế giới mang màu sắc cộng đồng riêng biệt dễ thấy nhất là những ngôi chợ nằm ẩn mình trong hẻm phố. Có thể liệt kê ra những cái tên như chợ Bà Hoa - nằm trên con đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, khu chợ được biết đến như là nơi tập trung đầy đủ các đặc sản của xứ Quảng. Chợ Long Vân nằm sâu trong một con hẻm trên đường Bạch Đằng thuộc phường 24 quận Bình Thạnh – họp từ sáng sớm với đủ các thứ hàng rong dành cho công nhân và dân lao động. Chợ Phạm Văn Bạch ở khu vực giáp giới Gò Vấp – Tân Bình mang dáng dấp của người miền Bắc.
Một trong những hẻm chợ lâu đời nhất có lẽ là hẻm Đoàn Văn Bơ ở quận 4. Bên trong hệ thống hàng trăm con hẻm chằng chịt đan cài vào nhau như tấm mạng nhện ẩn giấu tất cả những gì xưa cũ nhất của đất Sài Gòn xưa. Ở đây người ta có thể tìm thấy dấu ấn sót lại của những làng nghề như nghề đóng giày, làm đàn guitar, làm mứt tết..., nghề lên đồng và hát cải lương. Tại đây còn có đền thờ Đức Thánh Trần và những ngôi miếu cổ mà tuổi có thể còn xa hơn cả những thợ thuyền theo tàu Tây vào lập nghiệp nơi đất cảng vào những năm đầu thế kỷ 20.
Có nhà nghiên cứu nhận định rằng, “hẻm là phần hồn không thể thiếu của thành phố này”. Còn tôi hình dung nếu cuộc sống đô thị Sài Gòn là một thân cây thì hẻm giống như bộ rễ phồn thực âm thầm cắm sâu vào lòng đất, hút những mạch ngầm để nuôi sống nó.
Nếu ngoài đường phố cuộc sống lúc nào cũng tất bật, náo nhiệt thì trong hẻm nhịp sống chầm chậm, nhẩn nha. Buổi sáng có người ngồi quán càphê, nhâm nhi trang báo và lắng nghe chim hót. Hẻm chật chội nhưng đủ chỗ cho bà Tư bán gánh phở, cô Lý bán trái cây, ông Ba cắt tóc và chú Bốn sửa xe đạp. Cũng một chỗ dưới gốc me, buổi sáng chị Lan bán rau thì đến chiều dì Mai dọn bếp bánh xèo... Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến. Rồi đến lúc nào đó, người mới bỗng nhận ra mình đã trở thành người Sài Gòn tự hồi nào.
NHƯ THUẦN
ẢNH: TRẦN VIỆT ĐỨC
Bàn thờ tổ tiên: nơi lưu giữ thâm tình Việt
Người Việt Nam từ bao đời đã có một tín ngưỡng rất đáng trân trọng là thờ phụng tổ tiên, cúng giỗ cho người thân đã mất. Tín ngưỡng này là một nét đẹp của văn hoá Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.
Ảnh: Lê Đức Minh
|
Niềm tin bất tử
Các gia đình Việt Nam thường có bàn thờ tổ tiên, to hay nhỏ tuỳ hoàn cảnh từng nhà nhưng cần đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ, trên đó đặt ba bát hương, hai lọ hoa, ảnh của những người thân đã mất, hai cái dĩa đẹp để bày đồ cúng, một chai rượu, bộ ấm chén... Hàng tháng cứ ngày mùng 1 và rằm âm lịch, con cháu thắp hương cúng tổ tiên, ông bà đã khuất, dù chỉ vài bông hoa tươi, bát nước, nải chuối… Trong năm có nhiều ngày lễ lớn như Thanh minh tảo mộ tháng ba âm lịch, tết Đoan Ngọ tháng năm, rằm tháng bảy xá tội vong nhân, tết Trung thu, tết Nguyên đán... là dịp để các gia đình tổ chức cỗ bàn, bánh trái cúng bái tổ tiên, gặp gỡ bà con, thăm hỏi họ hàng.
Đối với người Việt, kỷ niệm ngày sinh không quan trọng bằng ngày giỗ người thân. Thông thường sau tang lễ người đã mất, gia đình làm lễ cúng ba ngày, rồi 49 ngày, đến giỗ đầu thì làm rất trang trọng. Sau đó, hàng năm cứ đúng ngày người thân đã mất gia đình đứng ra tổ chức ngày giỗ, mời bà con họ hàng đến cúng bái và ăn giỗ. Dù gia đình nghèo cũng có mâm cơm, thắp hương cúng bái, mời vài người thân đến dự. Sự vắng mặt của họ hàng trong những ngày giỗ là nỗi khổ tâm của gia chủ và cũng là sự ân hận của những người được mời mà không đến dự được (vì họ cũng coi đây là trách nhiệm cần có mặt trong những ngày trọng đại).
Nguyên nhân sâu xa của việc thờ cúng ông bà tổ tiên, cúng giỗ người thân đã mất là đối với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, nhiều người vẫn cho rằng có sự hiện diện của tổ tiên trong cuộc sống thường ngày của gia đình. Họ tin tưởng vào sự phù hộ của tổ tiên đối với họ. Đối với những việc trọng đại xảy ra trong gia đình, gia chủ cúi đầu khấn vái tổ tiên, trước là để trình bày sự kiện, sau là xin tổ tiên phù hộ.
Lấy quá khứ vun đắp tương lai
Trước tiên, việc thờ phụng tổ tiên thể hiện lòng tri ân đối với công ơn của ông bà cha mẹ đã khuất. Thứ hai, giúp cha mẹ giáo dục con cháu lòng biết ơn tổ tiên, dòng họ của mình. Sau nữa, cúng giỗ tạo cơ hội tốt nhất để phát triển mối quan hệ anh em, họ hàng cùng dòng họ, cùng nguồn gốc máu mủ. Ngày giỗ, ngày tết là những dịp tập hợp đầy đủ họ hàng, thân thích gần xa, trước là để cúng bái tổ tiên, sau là để chuyện trò, thăm hỏi, chia sẻ vui buồn, khó khăn, tìm cách giúp đỡ nhau. Ngay ở thành thị, vẫn có phong tục hàng năm cứ dịp tết Nguyên đán, anh em cùng dòng họ tập hợp nhau về quê thắp hương ở nhà thờ tổ và đi tảo mộ.
Do vậy, những ngày giỗ tết của gia đình không cần mâm cao cỗ đầy, điều quan trọng là khi chúng ta cúng bái tổ tiên thì phải tự hứa không làm ô danh họ, biết nối tiếp truyền thống dòng họ, làm tốt nghĩa vụ người con trong gia đình, người công dân của đất nước. Đây cũng là một dịp để giáo dục con cái biết phát huy và làm rạng rỡ công đức các thế hệ đã qua.
Đừng biến tín ngưỡng thành mê tín
Có những kẻ đã lợi dụng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp để bói toán, lên đồng, giải hạn… Có những gia đình hay đi xem bói để hỏi họ cần làm gì để tổ tiên phù hộ… không chỉ tốn tiền tốn của, mà còn làm phát triển nạn mê tín dị đoan, có hại cho xã hội.
Chúng ta cũng không ủng hộ những gia đình giàu có, có chức có quyền (nhiều khi do mưu mô xảo quyệt, thất đức mà đạt được) nhân dịp giỗ tết của gia đình đã tổ chức linh đình, làm cỗ sang trọng, mời nhiều khách đến dự, đặc biệt là cấp trên có quyền lực. Họ muốn thông qua việc tổ chức giỗ tết, ăn uống để giải quyết các mối quan hệ làm ăn, lợi dụng phong tục thờ cúng tổ tiên để mưu lợi cho cá nhân và gia đình, chứ không phải từ lòng thành tâm đối với ông bà cha mẹ đã khuất. Chắc chắn tổ tiên họ không thể phù hộ cho những ý định xấu xa ấy.
Chúng ta cũng không ủng hộ hiện tượng gia đình chủ nghĩa, dòng họ chủ nghĩa, cậy uy thế dòng họ để bắt nạt người khác, lợi dụng ưu thế thân thích để tìm kiếm chức tước, danh vị, đặc quyền…
Thờ phụng tổ tiên là nhớ đến công đức của ông cha nhiều đời. Từ đó, anh em máu mủ ruột thịt cùng nhau đoàn kết, giúp nhau làm điều thiện, tránh điều ác. Ý nghĩa tinh thần của tình cảm ấy sẽ trở thành sức mạnh vật chất, giúp cá nhân và các thành viên vượt lên mọi khó khăn để xây dựng gia đình hạnh phúc.
GS.TS LÊ THI, NGUYÊN GIÁM ĐỐC VIỆN NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ GIỚI
Các gian hàng bán tò he, cào cào lá dừa… được bày ra trên đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) khiến đông đảo trẻ em kéo đến, mê mẩn, ngẩn ngơ nhìn những món đồ dân gian sinh động.
Trẻ em Sài Gòn mê mẩn trước đồ chơi tò hè bày bán trên đường hoa Nguyễn Huệ |
Tò he thời hiện đại
Nếu như ngày trước, tò he là những con gà, con chó, trái chanh, trái chuối thì bây giờ, những người làm nghề này đã biến tấu phong phú hơn với đội quân tí hon màu vàng trong bộ phim “kẻ cắp mặt trăng”, hay pikachu, siêu nhân… bên cạnh Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới…
Anh Nguyễn Văn Biên, 51 tuổi, quê ở Hà Tây chia sẻ: “Tò he muốn trẻ em ngày nay yêu thích thì tôi cũng phải xem phim hoạt hình, tìm hiểu những con vật, hình tượng các em đang thích để nặn theo bên cạnh những con vật, đồ vật ngày trước thường nặn”.
Đến với nghề tò he, anh Biên cho biết nghề này cha truyền con nối từ bao đời nay, cả làng anh ai cũng làm, những đứa trẻ làng anh 6 - 7 tuổi đã có thể nặn được tò he.
Một em bé ngẩn ngơ trước những con tò he sặc sỡ |
Con cá, cào cào bằng lá dừa
Không quá lạ lẫm với những món đồ chơi từ lá dừa, nhưng nhiều người vẫn bị mê hoặc khi nhìn thấy các nghệ nhân thoăn thoắt cắt cắt, đan đan… mà thành con cào cào, con cá vàng hoàn chỉnh.
Anh Nguyễn Văn Dũng và anh Nguyễn Lưu Phát, quê ở Hải Dương, cho biết từ lúc nhỏ hai anh đã mê mẩn những con vật, đồ vật được đan từ lá dừa.
“9 tuổi tôi đã biết đan con cào cào và hoa hồng. Đến lớn, tôi vô trường học nghề để đan được nhiều con vật, đồ vật phong phú và đẹp hơn”, anh Dũng nói thêm.
Cứ 1 phút, anh làm được 1 con cá, 3 phút thì được một cành hoa hồng 3 bông cho người đang yêu.
Người lớn cũng thích thú với đồ chơi lá dừa |
Dệt thổ cẩm giữa phố Sài Gòn
Chị Lỗ Thị Đích, người Chăm Pa, mang từ Ninh Thuận đến TP.HCM khung dệt thổ cẩm và trình diễn cách dệt thổ cẩm của người Chăm từ bao đời nay.Bên cạnh những gian hàng đồ chơi truyền thống, khu vực dệt thổ cẩm thu hút rất đông người, cả người lớn lẫn trẻ em, cả người trong nước và người nước ngoài vì lạ mắt.
Theo chị Đích, vải thổ cẩm của người Chăm được tạo nên từ sợi chỉ làm từ bông, màu chỉ nhuộm từ màu của rễ cây mà thành. Từ năm 10 tuổi, chị đã có thể ngồi trước khung dệt để giúp mẹ, giúp bà dệt vải. Cái nghề truyền thống ấy nối tiếp thế hệ này đến thế hệ khác mà kéo dài đến nay.
Sản phẩm từ vải thổ cẩm ngoài may áo quần, còn làm thành túi xách, đồ chơi hình các con vật, gối…
Du khách qua lại ngắm các mặt hàng thổ cẩm |
Độc Lập - Hoàng Quyên
Trong thời khắc Tết đến rất gần, bao người được sum họp bên gia đình thì đội ngũ y, bác sĩ vẫn phải nén lại niềm vui đón mừng năm mới để trực chiến tại bệnh viện. Từng giờ từng phút, bóng các blouse trắng vẫn miệt mài túc trực bên những nỗi đau của bệnh nhân mặc cho mùa xuân đến muộn.
Bệnh nhân muốn sum họp cùng gia đình trong dịp tết nhưng không phải ai cũng khỏe để được về |
Cận Tết, ai ai cũng muốn được trở về bên gia đình để sum họp. Với những bệnh nhân phải nằm điều trị tại bệnh viện mong muốn này lại càng đau đáu hơn. Và chính các bác sĩ lại phải chạy đua với thời gian để trong khả năng có thể giúp nhiều bệnh nhân được về đón Tết với người thân.
“Người nhà tôi có kịp về ăn Tết không, bác sĩ?”
Mới đây, Bệnh viện (BV) Cấp cứu Trưng Vương (TP.HCM) tiếp nhận một bệnh nhân nam (85 tuổi), nhập viện với bệnh cảnh tiêu chảy nhiễm trùng rất nặng, trên cơ địa có nhiều bệnh mãn tính như suy thận, đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong khi bác sĩ hồi sức cho bệnh nhân, người nhà cứ níu lấy bác sĩ hỏi “Người nhà tôi có kịp về ăn Tết không, bác sĩ?”.
Dịp Tết, rất nhiều bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông và ngộ độc |
Thạc sĩ-bác sĩ Nguyễn Thị Phương Lan, Phó trưởng Khoa cấp cứu, BV Trưng Vương - người tiếp nhận điều trị ca bệnh trên - chia sẻ bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng. Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân khó có thể về nhà ăn Tết nên đã cố gắng giải thích để người nhà hiểu, chấp nhận tình huống bệnh nhân phải ở lại BV trong những ngày Tết.
“Có nhiều trường hợp người bệnh và người nhà rất muốn về trước Tết nhưng bệnh cảnh của bệnh nhân lại không thể đáp ứng và lúc đó các bác sĩ phải giải thích cặn kẽ để bệnh nhân, người nhà an tâm ở lại BV”, bác sĩ Lan nói.
|
Cận Tết năm trước, BV Bình Dân tiếp nhận một bệnh nhân nam khoảng 50 tuổi vào viện vì tiểu khó, chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên. Các bác sĩ khoa Niệu và một giáo sư tham gia hội chẩn với nhau và quyết định mổ cho bệnh nhân sau khi có chẩn đoán là có một khối u sau phúc mạc to ở vùng chậu. Đây là ca mổ khó ngày cuối năm. Và bệnh nhân không thể về nhà mà phải ở lại ăn Tết trong BV.
Xuất viện đúng ngày mồng 1 Tết
Bác sĩ Phan Văn Hoàng, khoa Cấp cứu, BV Bình Dân kể vào dịp cuối năm trước có một bệnh nhân nữ, 56 tuổi, đã được chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn đã ăn vào hai niệu quản làm thận ứ nước. Do vào thời điểm cuối năm nên bệnh nhân cố gắng lay lắt qua Tết tái khám, đột nhiên rơi vào cảnh suy thận cấp, người phù lên khó thở phải vào viện cấp cứu. Các bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhân vào phòng mổ để đặt thông tiểu cho bệnh nhân gấp, ca mổ không dễ vì ung thư ăn vào niệu quản rất khó soi máy lên.
“Nhưng cuối cùng, nhờ may mắn và sự cố gắng của cả bác sĩ lẫn bệnh nhân nên sau mổ, bệnh nhân được xuất viện đúng ngày mùng một Tết để về với gia đình”, bác sĩ Hoàng kể lại.
Ở khoa Cấp cứu, các BV hoạt động hết công suất dịp tết |
Mới đây, lại có bệnh nhân đi khám được chẩn đoán sỏi niệu quản nhưng người nhà định ra Tết mới đi tán sỏi. Nào ngờ, mấy hôm nay bệnh nhân đau quặn nhiều hơn những lần trước kèm sốt nhưng uống toa thuốc của bác sĩ cho trước đây vài ngày không khỏi nên cực chẳng đã phải vào viện. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thận ứ nước do sỏi niệu quản nghẹt, nếu không giải quyết kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng huyết và nguy cơ tử vong cao.
Ngay sau đó, bệnh nhân nhập viện để được chuyển lưu nước tiểu ra da ngay. Hai ngày sau, bệnh nhân khỏe lại như cũ, nhưng phải mang cái ống sau lưng về nhà ăn Tết.
“Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn cảm thấy vui vì đã giải quyết nhanh một ca bệnh để cho họ được về sum vầy với gia đình”, bác sĩ Hoàng bộc bạch.
Bài, ảnh: Hà Minh
Bữa cơm mẹ nấu
Nói không ngoa, cái gì mẹ nấu đều ngon cả, ngon đến da diết nhớ, nhớ đến có cháu nội cháu ngoại, cháu cố vẫn còn… tương tư! Nghe cánh đàn ông nói vậy, các bà vợ có thể phản ứng: “Tôi nấu không ngon sao?” Khoan dỗi hờn, bởi quý bà cũng sẽ là mẹ thôi!
Những món mẹ nấu giờ như đã ngấm vào máu thịt. Ảnh: Trần Việt Đức
|
Cuối năm 2013, ông Trần Trọng Đoàn ở Dallas, Texas (Hoa Kỳ) về thăm quê nhà, bạn bè cùng lớp đàn đúm nhậu một bữa. Trong khi chờ phu nhơn bạn Văn Phương chặt gà, bày bàn, làm món…, Trọng Đoàn một mình dạo chợ nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ, chừng nửa tiếng sau chàng về cầm một bịch đen thui chìa ra tấm tắc: “Bên Mỹ không có thứ này, tôi thèm nó muốn chết!” Thì ra là cua đồng (con rạm), con to chỉ như cái nắp keng đập dẹp. Tôi và nhóm bạn ngơ ngác nghĩ ngợi: mua gì cho xứng tầm Việt kiều về nước chứ thứ “còng” này ra gì!
Vậy là nhờ chị Phương ram. Mâm nhậu đủ thứ món, Trọng Đoàn cứ chăm bẵm món rạm ram. Phối chế hoàn tất, Đoàn chỉ gắp và gắp, còn xin chén cơm trắng… ngấu nghiến cơm rạm ngon lành, không buồn thò đũa vào bao món bày la liệt trên bàn. Đoàn tâm sự: “Món này mẹ mình ram mặn như vầy, hồi khó khăn mỗi đứa một chén cơm chỉ được hai con rạm mà ngon tày trời!” Ngỏ ý muốn mua mang về Mỹ, tôi trỏ nơi bán sỉ ở gần nhà. Hai bữa sau, người nhà chàng Đoàn đến chợ vỉa hè nhóm gần chợ Hoà Hưng lúc hai giờ sáng mua mười ký về ram khô.
“Quà của tôi cho người thân bên đó là thứ rạm này đây”, Đoàn nói chắc nịch!
Đoàn hiện làm chủ hai tiệm “phở Đoàn” tại Mỹ, nhà gốc Bắc từng nấu quán phở ở Trung Chánh – Hóc Môn. “Ở Mỹ chỉ nhờ có xương, thịt bò nhiều thôi chứ mình nấu vẫn không bằng mẹ ngày trước. Cả vợ mình bây giờ cũng đáng… xách dép cho bà!”, Đoàn vung tay chém gió. Cả nhóm bạn bảy người, tuổi đã U60, ai cũng chặc lưỡi khen mẹ mình; người nhớ món này, kẻ kể món kia ra rả nghe như giấc mơ hiện về. Không thèm, không nhớ sao được, những món ăn như đã ngấm vào máu thịt từ tấm bé và như vậy không thể đánh lừa vị giác mình được nếu không phải là món mẹ nấu. Nồng nàn hơn, bởi mình đã từng hấp thu những thức ăn thời xa xưa ấy từ bầu sữa mẹ. Ngon bởi vị giác, còn ngon bởi cả một mối tình ẩn chứa trong món ăn, tạo nên cái ngon bất diệt mà chỉ có mẹ mới nấu được.
Ngon bởi vị giác, còn ngon bởi cả một mối tình ẩn chứa trong món ăn, tạo nên cái ngon bất diệt mà chỉ có mẹ mới nấu được.
|
Bếp Việt vào những năm 1920.
Ảnh : TL |
Tây cũng tập tành nấu những món Việt dân dã như trong chái bếp xưa của mẹ. Ảnh: TL
|
Ông giáo Vũ Đức ở quận 10, từ khi lập gia đình đến nay là đầu bếp chính trong gia đình, lo cả việc chợ búa. Vợ ông – bà Thu Hoa cũng là nhà giáo, chỉ là bếp phụ. Có lần cùng về nhà một người bạn ở Tây Ninh chơi, có ao cá, gà thả vườn, chúng tôi kháo nhau với ông giáo đảm đang này: “Hôm nay ông ra tay coi, làm mới tin!” Chúng tôi đứa rượt bắt gà, đứa vớt cá trê ao; ông giáo Vũ Đức bếp trưởng. Thật nhanh chóng, cá trê kho tộ, cá trê nướng chấm mắm gừng, gà xé phay, đầu – cánh – lòng – xương gà nấu canh chua lá giang… bày tưng bừng trên bộ ván. Bữa ăn nhậu nội đồng ngon quá sức. Ông Vũ Đức điệu nghệ cả việc không bằng lòng nướng cá trên bếp ga hay lò vi ba, phải mua than về quạt lửa cho ông nướng; gà ông xé tay không cho lóc bằng dao; lá giang ông vò trước khi cho vào nồi… vô cùng công phu. Rồi hề hà rượu thuốc ông giáo kể, con ông không thích ăn hàng quán, “nhất quyết tôi phải nấu chúng mới ăn”. Hoá ra bà Thu Hoa có phước, nhưng hai đứa con ông giáo sẽ nói: “Ba nấu ăn là ngon nhất trần đời!”
Với tôi, mẹ nấu những món ngon đến nao lòng mà chẳng bao giờ tôi quên. Thời nghèo rạc, cái bắp chuối, vài gờ-ram da heo là nên món gỏi tuyệt vời. Da heo luộc phải xắt sợi không cắt miếng, bắp chuối phải bào thật mảnh; mắm ớt tỏi đâm là dẫn chất thần kỳ của gỏi bắp chuối da heo, nó như nụ cười duyên trên khuôn mặt thiếu nữ – thiếu hay lệch lạc sẽ đâm ra lạnh lùng. Không phải đến bây giờ mới có cá, mực một nắng; từ xưa kia đã có cá muối sư, mẹ tôi ướp muối hột âm ẩm rồi phơi một hai nắng cho dốp dốp, xát thêm sả ớt băm đem chiên hay nướng, ăn quên… tên tuổi, nhất là những ngày mưa dầm miền Trung. Mùa cá cơm, bên hiên nhà vài vịm mắm cái mẹ tôi ủ, mỗi khi mở nắp hương thơm lan khắp xóm... Biết bao là món của mẹ chôn trong ký ức tôi, vậy mà trong những mâm cơm ngày ấy mẹ tôi vẫn nói, “mệ ngoại hồi đó làm món ni còn ngon hơn ri nờ!”
NGUYỄN TÂM
Nhà nguyện tình yêu
Đã nhiều khi, nữ sinh Huế xưa đã đến Gác Trịnh và hát nhạc Trịnh ngay trong căn nhà này, hát những bài hát về tình ca và thân phận. Và vì thế, đây cũng đang là "nhà nguyện tình yêu"
Buổi sáng, tôi đến sớm, bật những ngọn đèn vàng trong căn nhà Gác Trịnh, thắp trước khung ảnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang ôm đàn guitar trên nền dòng kẻ bản nhạc mơ hồ Đêm thấy ta là thác đổ một cây nến, bật đĩa nhạc nghe giọng hát Khánh Ly rồi ra ban công ngồi nhìn sang vòm long não đang xanh biếc ngoài kia. Chỉ một chốc nữa thôi, Gác Trịnh sẽ đầy ắp tiếng người. Những con người đến đây, từ muôn phương, chỉ đơn giản vì họ nhận ra đây cũng là chốn về của trái tim yêu thương dành cho nhạc Trịnh vẫn âm ỉ trong mỗi người.
Học giả Bửu Ý thắp nến hồi sinh căn nhà Gác Trịnh. Ảnh: H.Đ.T.N
Học giả Bửu Ý, người bạn thân thiết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, kể lại trong một lần đến đây: Những năm cuối thế kỷ XX, trở về Huế, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có lần mở lòng mình về một ngôi nhà lưu niệm và gọi đó là “nhà nguyện tình yêu”. Đó không là nhà của riêng ai, của Trịnh Công Sơn cũng không nốt, đó là nhà của mọi người, của tuổi trẻ, của tình yêu. Vị nhân sĩ đáng kính này cũng đã mơ ước: “Ngôi nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn sẽ là nơi lui tới thường xuyên, hằng ngày, suốt năm, không riêng của thanh niên, bởi không chỉ thanh niên mới yêu thích nhạc Trịnh, mà là mọi người, từ già xuống trẻ, từ trong đến ngoài nước, không những đến nơi này chỉ vì nhạc, còn vì những tư liệu khác, để đọc, để ngắm, để nhớ và nhất là để nuôi dưỡng tâm hồn…”.
Việc sửa sang và bày biện Gác Trịnh trong căn nhà số 203/19 (trước đây là 11/3) đường Nguyễn Trường Tộ ở TP Huế, căn nhà mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng đi về những năm 1960 cho đến 1978, không phải là chuyện tình cờ. Một nhóm anh em văn nghệ sĩ Huế đã tự xoay xở, bài trí lại với hy vọng căn nhà xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Huế sẽ là nơi lưu dấu để cho những ai yêu mến Trịnh có thể đến thăm. Mà cũng không chỉ riêng mình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, ai đọc bút ký Căn nhà của những gã lang thang của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sẽ nhận ra đây còn là nơi lưu dấu của những người bạn tài hoa qua tháng năm đã làm nên một vóc dáng văn học nghệ thuật của xứ sở: Ngô Kha, Bửu Ý, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đinh Cường, Bửu Chỉ… Kỷ vật ban đầu nhóm thu thập được là chiếc ghế gỗ rất nặng, nơi ngày xưa Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Bửu Chỉ từng vẽ những bức chân dung của bạn bè. Qua giới thiệu của họa sĩ Đinh Cường, TS Phạm Văn Đỉnh, CLB Trịnh Công Sơn ở Paris, đã gửi về một số hình ảnh quý, được nhóm lồng khung treo khắp căn nhà.
Gác Trịnh được khai trương vào đúng kỷ niệm 12 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1-4-2013). Danh cầm guitar Trần Văn Phú xúc động đàn lại nhiều ca khúc của Trịnh, đệm cho giọng hát Camille Huyền. Nhiều người đã chứng kiến một cánh bướm bay về rất vui trong ngày đó và thốt lên: “Anh Sơn về! Anh Sơn về!”. Một trong những người xúc động nhất hôm đó là Bửu Ý, ông đã tâm nguyện bao nhiêu năm về không gian lưu niệm Trịnh Công Sơn tại Huế và chính ông là người được mời thắp lại ngọn nến hồi sinh cho căn nhà. Ông viết trong sổ lưu niệm: “Đến Gác Trịnh, đối với tôi, như trở về nhà. Tôi nhận ra tất cả các góc, nhận ra luôn cả cầu thang tầng trệt lên đến đây, rồi bước qua cửa, nhận ra phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, các bức tường, các cánh cửa… Dù có dăm đổi thay, thêm thắt, căn nhà 11/3 Nguyễn Trường Tộ vẫn như xưa”.
Hàng ngàn người đã lần lượt đến đây nhưng có một điều rất đặc biệt, vị khách đầu tiên đến thăm Gác Trịnh, là hai bông hồng vàng ai đó đã dấu yêu gắn lên cánh cửa ngay tinh mơ sáng hôm sau. Điều đó khiến tôi nhớ lại ngày xưa, Bích Diễm đã từng gắn cành dạ lan hương bên ngoài cánh cửa này cho Trịnh Công Sơn. Thì ra huyền thoại vẫn còn đó và đang tiếp diễn trong mênh mông cuộc đời này.
Chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua nét vẽ của họa sĩ Đinh Cường, trưng bày tại Gác Trịnh
Những ngày sau đó, nhiều người đã đưa kỷ vật của mình liên quan đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về cho Gác Trịnh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân gửi đến nhiều kỷ vật và hình ảnh, trong đó có bức tranh sơn dầu Đinh Cường vẽ Trịnh Công Sơn. Anh Nguyễn Đình Vụ, sui gia của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, đã đưa đến chiếc bàn thấp mà ngày xưa Trịnh Công Sơn đã từng viết ở đó các ca khúc Diễm xưa, Hạ trắng…
Tiết trọng đông tháng 11 vừa qua, một bóng dáng cũ của ngôi nhà, một người bạn của Trịnh Công Sơn, một tên tuổi lớn của hội họa Việt Nam - họa sĩ Đinh Cường - từ Mỹ đã cùng họa sĩ Phan Ngọc Minh về bày tranh nơi Gác Trịnh. Khi nghe tin anh em Huế mở cửa lại căn nhà xưa, người họa sĩ của màu rêu xám quý phái đã xúc động làm bài thơ Thầm mơ Gác Trịnh có kể lại kỷ niệm về chiếc ghế: “Bửu Chỉ vẽ xong rồi tôi vẽ/ và Sơn dành vẽ đẹp vô cùng…”. Ông cũng đã vẽ bức tranh“Chiếc ghế và ba bông hồng vàng” đem về bày trong triển lãm. Ông cũng kể về những ngày xưa cùng ngổn ngang chai lọ bên bức tường cũ phía trong, những tư tưởng nghệ thuật đã thoát thai từ những nghệ sĩ đích thực. Một số bức tranh của ông chỉ bày không bán, có chân dung từ ký ức năm 1964 của Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Bửu Chỉ, Bùi Giáng và Dao Ánh. Người đẹp mà Trịnh Công Sơn ngày xưa đã vọng tưởng để sau đó viết cho Dao Ánh: “Anh nhớ lắm hàng cây long não mùa này ướt sũng và đêm gió lao xao trên đó. Hàng cây đã chứng kiến những mùa thu, hạ, xuân, đông (Ánh đã) đi qua…”. Những lá thư huyền thoại mà Dao Ánh cất giữ đã nửa thế kỷ, khi thì Trịnh Công Sơn viết từ Blao gửi về căn nhà 11/3 Nguyễn Trường Tộ này, sau đó các em gái nhạc sĩ mới chuyển sang cho Dao Ánh. Và khi Dao Ánh đi khỏi Huế, những lá thư gửi cho Dao Ánh, có nhiều lá thư được viết từ trong căn nhà này, với bao nỗi hoài mong. Chính vì vậy, chuyến trở về mái nhà xưa lần này của Đinh Cường, Dao Ánh đã nhờ họa sĩ mang về cho Gác Trịnh lá thư của Trịnh Công Sơn gửi cho mình từ Blao, ngày 23-9-1965. Trong thư có câu: “Bây giờ anh không còn làm người gác hải đăng, Ánh cũng thôi làm người mang lửa. Chúng mình làm sao níu cho được tay nhau trong suốt mùa Đông này”? Cái tình của Dao Ánh khi tin yêu gửi kỷ vật của mình về đã thắp lại ngọn lửa trong Gác Trịnh. Dao Ánh viết khi nhờ Đinh Cường mang lá thư về Gác Trịnh: “Anh Cường thân mến, như đã hứa với anh, xin gửi anh đem về chút quà nhỏ, đóng góp của Ánh cho căn nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn ở Huế. Những dấu tích anh Sơn còn để lại đó cùng khắp, trong căn nhà đó, bên dòng sông đó, và trên con đường có lá lao xao suốt mùa thuở đó. Căn nhà này đúng là nơi đáng được gìn giữ dài lâu là căn nhà xưa của Trịnh Công Sơn” .
Một kỷ vật khác nữa. Mười lăm năm trước, trong một lần về Huế uống rượu tại nhà Bửu Ý, thấy nhà thơ Đinh Thu ngồi co ro vì lạnh, Trịnh Công Sơn đã cởi chiếc áo khoác đưa cho Đinh Thu và nói: “Em mặc đi!”. Đinh Thu đã giữ mười lăm năm và nay trao lại cho Gác Trịnh…
Và bên trong căn nhà này, từng ngày vang lên giọng hát Khánh Ly, thì cũng hiện diện tấm ảnh chụp Trịnh Công Sơn - Khánh Ly có lời ký tặng Gác Trịnh của chính ca sĩ. Không chỉ riêng Khánh Ly cảm nhận, những ca khúc Trịnh Công Sơn cứ đi thẳng vào tim rồi ở lại đó. Và cũng không riêng ca sĩ Khánh Ly cảm nhận, Trịnh Công Sơn đã để lại cho người đời bài học yêu thương, gần lại với nhau để học lại từ đầu bài học yêu thương.
Đến Gác Trịnh cũng là cách để học lại bài học đó. Đã nhiều khi, nữ sinh Huế xưa đã đến và hát nhạc Trịnh ngay trong căn nhà này, những bài hát về tình ca và thân phận. Và vì thế, đây cũng đang là “nhà nguyện tình yêu”…
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Phạm Đình Trọng: Tết thứ 40 (DĐXHDS). “Tôi đến thăm mẹ con chị Ngô Thị Kim Thanh ở chung cư bên kênh Nhiêu Lộc, quận Ba, Sài Gòn. Chị Kim Thanh và các cháu Thanh Thảo, Thành Triết con anh Nguyễn Thành Trí cũng đã sắm đủ hàng tết nhưng lần thứ 40 cái tết thực sự vẫn chưa đến với mẹ con chị Kim Thanh“. – Ngày Xuân xem diễn kịch hài (DLB).
- Đội bóng Hoàng Sa – 2014: Đừng yêu nước bằng tiếng chửi! (Dân Luận). “Nếu muốn đất nước trở thành một tài sản chung của mọi người, thay vì của riêng một tập thể vua quan, chúng ta cần tâm niệm rằng mọi Việt Nam đều có quyền và trách nhiệm đóng góp cho các công việc chung của xã hội. Bởi vậy, thay vì để nhà nước quyết định tất cả rồi chịu trách nhiệm về mọi thứ, hãy giảm tầm quan trọng của họ bằng cách xây dựng và củng cố xã hội công dân“.
- Sức sống Trường Sa (Tin tức). – Biên đảo không xa đâu: Trường Sa gửi quà Tết vào đất liền (TN). –Video: Nơi đất liền đong đầy những tấm ảnh bộ đội Trường Sa. – Đón Xuân cùng lính biển giữa trùng khơi (CP).
- Xuân bình yên nơi biên cương địa đầu Tổ quốc (Tin tức).
- Láo nháo Thủ tướng “làm việc” với Hội Khoa học Lịch sử (Chép Sử Việt).
- TQ, Mỹ khảo sát chung ở Biển Đông (BBC). – Mỹ mất dần ưu thế công nghệ-quân sự trước Trung Quốc (TTXVN).
- Nhật Bản sắp bán máy bay quân sự cho Ấn Độ (RFI). – Nhật Bản mất tàu ngầm 5 triệu USD (VNE). – Hải quân Nhật mất tàu ngầm 5 triệu USD(DT). – Hải quân Nhật thừa nhận mất tích tàu ngầm không người lái (TTXVN). – Cuộc chạy đua thủy lôi ở Đông Á (ĐS&PL).
- NGÀY TẾT NÊN DÀNH MỘT CHÚT NGHĨ VỀ NHỮNG CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀY – Hồ Thị Bích Khương (Bùi Hằng). – Hà Nội: Công an sử dụng bọn xã hội đen cai quản cuộc sống của bố mẹ tôi (DLB). – Lão Tử – Bạo Ngược 暴 虐 / 老 子 (FB Từ Cuồng/ Đào Hiếu). “Người ta có ruộng đất/ Mày cướp của người ta/ Người ta có quyền làm người/ Mày tước đoạt của người ta/ Những người này không có tội gì/ Mày bỏ tù người ta/ Lũ kia gây nhiều tội ác/ Mày vui vẻ tin dùng chúng/ ( Đó là bạo ngược vậy !)“.
- Điếu Cày gửi lời chúc tết từ ngục tối (DLB). - Bùi Tín: Dân tù và Quan tù (Blog VOA).
- Khi chế độ trở thành vấn nạn (BBC). - Ông Đặng Xương Hùng, nguyên Vụ phó Bộ Ngoại giao VN, nguyên Lãnh sự VN tai Genève từ năm 2008-2012:TUYÊN BỐ RA KHỎI ĐẢNG (FB Đặng Xương Hùng). “Nhưng bất chấp, đảng vẫn tiếp tục sao chép – hoặc bị ép buộc tuân theo láng giềng tàn ác phương Bắc: chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Gần đây những bí mật của ông Hồ Chí Minh đã bị phơi bày. Chúng tôi, hầu hết là đảng viên, vẫn thường vui vẻ đùa cợt có những bài vè chế giễu, nhưng rất đúng về nhân vật này… Mọi niềm tin đã bị đánh cắp. Tôi tuyên bố ra khỏi đảng“.
- Thư ngỏ gửi Đại biểu Quốc hội (FB Đặng Xương Hùng). “Đảng Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục đẩy các công dân của mình vào cuộc thử nghiệm dai dẳng và điên khùng nhất trong lịch sử nhân loại. Thí nghiệm một thứ chủ nghĩa mà thế giới văn minh đã tống vào sọt rác hàng mấy chục năm qua“. – Mời xem lại: Thư ngỏ gửi các bạn đồng nghiệp (Đặng Xương Hùng) (Thông Luận). - Việt Nam dự phiên bảo vệ báo cáo tại hội đồng nhân quyền (TTXVN). - MS Nguyễn Thành Nhân: Khát khao Tự do Dân chủ (DLB). – Chúng ta mang nhiệm vụ của nhân loại, chúng ta có niềm tin, chúng ta sẽ thành công(FB Đặng Xương Hùng).
- Bước đi thời gian – bước đi lịch sử (Lê Mai). – TRẦN NGUYÊN PHIÊU: HUỲNH TẤN PHÁT (Sơn Trung).
- HẺM BUÔN CHUYỆN- KỲ 140: Ăn Tết trên … tivi (Nhật Tuấn). “Này nhé, kinh tế hỗn loạn, nhân dân túng thiếu, tham nhũng tùm lum, thằng Tàu đè đầu cưỡi cổ… thảm trạng vậy mà dám tự nhận ‘đảng quang vinh’ thì thật liêm sỉ bị thiến mẹ nó rồi. Bởi vậy Ủy ban Phường này chắc bị thiến sót nên mới cắt cha nó cái câu ‘mừng đảng quang vinh’ …” – Năm mới đói khổ chạy đâu cho “đố khỏi” (DLB).
- Tết nghèo của người dân thượng nguồn Quảng Ngãi (RFA). – Ngày Tết và thân phận nông dân (RFA). =>
- AI LÀM “HƯ” CÁN BỘ, CÔNG CHỨC? (FB Ha Hong Le). “Triết lý đó là: họ công nhận ngay từ đầu rằng đã là người thì hầu hết đều mê mệt và dễ sa ngã trước những thứ như tiền bạc – quyền lực – sắc dục. Cho nên cái tệ đưa và nhận hối lộ là đương nhiên sẽ xảy ra chứ chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả, cũng chả có ‘đạo đức cách mạng’ nào hay ‘thi đua học tập’ nào mà hiệu nghiệm để ngăn được cái tệ đó cả. Chỉ có cách: phải tạo ra một hệ thống hợp lý, khôn ngoan“. – Ai ”làm hư” cán bộ, công chức? (HNM).
- Trung Quốc : Thêm hai nhà đấu tranh chống tham nhũng ra tòa (RFI). – Trung Quốc: Dâm quan nào sụp đổ bẽ bàng nhất? (VnM).
- Một bộ tộc Campuchia cáo buộc công ty TQ tịch thu đất hàng loạt (VOA). – Nỗi bất an ở Phnom Penh (BBC). – Tâm lý bài Việt ở Campuchia?.
- Mỹ giảm quy mô cuộc tập trận dự trù với Hàn Quốc (RFI). – Bắc Triều Tiên qui lỗi Hoa Kỳ gây ra căng thẳng (VOA). – Triều Tiên khẳng định thiện chí hòa giải với Hàn Quốc (TTXVN).
- Bầu cử Thái Lan : 10.000 cảnh sát tại Bangkok để bảo đảm an ninh (RFI). – Thái Lan đang trên bờ vực? (RFA). – Chính phủ Thái quyết tổ chức bầu cử (BBC). – Thái Lan điều 200.000 cảnh sát bảo vệ tổng tuyển cử (NLĐ).
- EU hô hào cho nhân quyền, dân chủ ở Ukraina (VOA). – Nga khẳng định tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine (TTXVN). – Canada cấm một số quan chức Ukraine nhập cảnh (VOV). – U-crai-na: Xuất hiện hy vọng chấm dứt khủng hoảng (QĐND).
13h25′:
- Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (Phay Van).
- Tiệc tất niên ở Trường Sa (TN). – Quà Xuân đất liền ấm lòng lính biển (Tin tức). – Hình ảnh Đà Nẵng lung linh đường hoa, không quên biển đảo (TP/SM).
- Loạt tàu chiến mới ra Biển Đông, TQ tính toán gì? (Infonet). – “Trung Quốc phát triển tàu sân bay cũng không thể chống được Mỹ-Nhật”: “Những nước nhỏ sẽ không vì sợ tàu sân bay TQ mà phải bó tay bó chân” (GDVN).
- Trung-Nhật “đấu khẩu” tại Hội đồng Bảo an (DT). – Vì sao Trung Quốc không gây chiến với Nhật Bản? (ĐV).
- Chính sách xoay trục tới châu Á của Mỹ chết yểu? (Tin tức).
- Malaysia “né” hay Trung Quốc tung tin “vịt”? (PT). – Tân Hoa Xã bịa tin hay tàu TQ áp sát lãnh thổ, Malaysia vẫn không biết (GDVN).
- Nguyễn Văn Thạnh: CÔNG AN VIỆT NAM – GƯƠM CÔNG LÝ TRONG TAY TÀ QUYỀN (Ba Sàm). - Thư ngỏ gửi ông chủ tịch…phường (Phạm Thanh Nghiên). – Văn hóa lớp hai – Ðiều hành cuộc sống -Tránh làm sao -Khỏi nát ngọc nhân quyền (Trần Hoàng).
- NHÀ CẦM QUYỀN “CÔ LẬP” NGƯỜI Hmong TẠI TỈNH Tuyên Quang (Bùi Hằng).
- Nhật ký mở lần thứ 75: ĐÓN GIAO THỪA NỔI MÁU VĂN VẦN CHỬI TỤC (Tô Hải). “Vậy thì, tôi, là linh hồn của ‘Hắn’, cao hơn thể xác ‘Hắn’ một cái đầu, nhân dịp này thay mặt ‘Hắn’ phát biểu một ý kiến duy nhất mà nếu: hơn 3.000.0000 đảng viên đảng cộng sản VN kể cả các vị ‘lãnh đạo’, chịu lắng nghe và chịu thực hiện thì mọi vấn đề băn khoăn của ‘Hắn’ và hàng ngàn sĩ phu đất Việt khỏi tốn công lí luận dài dòng! Đó là: GIẢI TÁN NGAY CÁI ĐẢNG CỘNG SẢN ĐI“
- Sách “Câu chuyện về quyền con người” đến với bố mẹ tôi (Nguyễn Văn Thạnh). - Cái đẹp là cái thiện (Nguyễn Văn Thạnh). - NGHĨ VỀ TIỀN NHÂN
- Thương lắm người trẻ Việt Nam! (Đoan Trang).
- SUY NGẪM ĐẦU XUÂN – Thơ Nguyễn Trọng Vĩnh (Tễu). – BÙI CÔNG TỰ: CHO ĐẤT NƯỚC MỘT MÙA XUÂN ĐÍCH THỰC (Tễu).
- Có bao nhiêu CSGT không nhận hối lộ? (Infonet).
- Tết tự do của Nguyễn Thanh Chấn (VNN). – Ông Chấn chia sẻ đón Tết Giáp Ngọ sau 10 năm tù oan (DV). – Gia đình ông Chấn vui hơn Tết(NLĐ).
- Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên tổ chức đoàn tụ, nhưng không hủy tập trận (GDVN). – Bình Nhưỡng đang mở rộng bãi phóng tên lửa? (TT).
- Ukraine – Bình yên và biến động (VOV). – Ukraine sắp lâm vào “nội chiến” (Infonet). – Quốc hội Ukraine thông qua luật ân xá cho người biểu tình (Tin tức). – “Tổng thống Ukraine sẽ duy trì quyền lực bằng mọi giá” (TTXVN). – 10.000 cảnh sát bảo vệ bầu cử ngày 2/2 tại Bangkok (Infonet).
19h50′:
- Cô ruột Kim Jong-un đang ở Ba Lan (KT). - Thực hư tin quan chức Nhật, Triều Tiên bí mật gặp gỡ tại Hà Nội (Soha). - Nhóm ủng hộ Triều Tiên đòi Asahi Shimbun cải chính tin Jang song-thaek (GDVN).
- Thái Lan: Buộc tội cả biểu tình lẫn cảnh sát? (NLĐ). - Thái Lan điều thêm quân vào Bangkok trước tổng tuyển cử (KT). - Thái Lan sẽ điều thêm binh sĩ về thủ đô Bangkok (TN).
- Phe đối lập Ukraine bác bỏ luật ân xá của chính phủ (TT). - Mỹ chuẩn bị trừng phạt Ukraine (Infonet). - Ukraine: Chính quyền nhượng bộ, biểu tình vẫn tiếp diễn (VOV).
KINH TẾ
- Làm thế nào để kích cầu mà không gây lạm phát (TBKTSG).
- Thương trường “nương” sức ngựa (DĐDN).
- VietJetAir sắp ký hợp đồng mua 62 chiếc Airbus (RFI). – Hãng hàng không tư nhân VietJetAir mua 62 máy bay Airbus (RFA).
13h25′:
- Chính phủ đã triển khai khá toàn diện tái cơ cấu nền kinh tế (Thanh tra). – Hiến kế cho kinh tế (TP).
- Bệnh “nghiện tăng trưởng” (TBKTSG).
- Thách thức chưa giàu đã già (TT/VNN).
- Hải quan Hà Tĩnh thu nộp NSNN đạt mức kỷ lục (Tầm nhìn).
- Một thúng rau lãi không mua nổi một cân thịt (Infonet).
- Châu Âu cải tổ ngân hàng (TT).
19h50′:
- Doanh nghiệp mong muốn một Năm mới khởi sắc (VOV). - 2014, doanh nghiệp nào cũng muốn bứt phá (VnEco).
- “Xoài ba mùa” hụt mùa tết giá cao (NNVN).
- Giá vàng đi xuống do Trung Quốc chuẩn bị nghỉ Tết (Tin tức).
- Đồng USD lên giá tại châu Á (Tin tức). - Đồng đô la Mỹ sắp ‘hết thời’? (NĐT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Cảm nghĩ về vận mệnh Giáp Ngọ 2014 (RFI).
- Tốt lễ có dễ cầu? (ĐBND).
- Thạch Lam và gien trội (NLĐ).
- Nhà nguyện tình yêu (NLĐ).
- Ăn hàng chợ phiên Tây Bắc (NLĐ). =>
- Video: Chuyện quả bầu (1) – Từ đơm hoa kết trái (VTV-Chép sử Việt).
- Video: Hội Chợ Tết Giáp Ngọ Toronto 2014 (SBTN Canada). – Hội Chợ Tết Giáp Ngọ 2014 – Montreal, Canada (DaoMH). – Đoản Xuân Ca – Ban vũ Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah (Phương Nguyễn).
- Sài Gòn (DCVOnline). “Cái cũ đang bị triệt phá, cái mới thì không biết bao giờ mới đến. Thành phố đang hấp hối. Sài gòn chưa bao giờ rơi vào cảnh ngộ như vậy“.
- Họ đã nói 68 (Inrasara).
- Và những con sóng (Da Màu).
- The fifth trumpet (Nguyễn Đình Đăng).
13h25′:
- Vì sao có cúng giao thừa ở ngoài trời? (DV). – Mầu của tết (SM).
- Ma mị vũ điệu miền Sơn Cước (Tp). – Chợ Cán Cấu phiên cuối năm (DT).
- Thơ của Tú Xương: “Lẳng lặng mà nghe…” (DT).
- Gia đình âm nhạc họ La ở phố Hội (NLĐ).
- Nghệ sĩ Út Bạch Lan (PLTP).
- Video: Chuyện quả bầu (2) (VTV/Chép Sử Việt).
- Chúc mừng năm mới Giáp Ngọ – 2014 (Hiệu Minh).
- Tết sắp đến rồi (DCCT). – Chợ Tết Giáp Ngọ (Anh Vũ). – RƯỢU TẾT (Nguyễn Trọng Tạo).
- MÙA XUÂN BUỒN LẮM EM ƠI - VU VƠ CHIỀU CUỐI NĂM – TẾT TA XỨ NGƯỜI (Tương Tri).
- Câu đối Tết (DCCT). – Mấy vế đối đùa Bác Hà Sĩ Phu… (Hà Hiển). – Con ngựa với con người (DCCT).
- Nguyễn Minh Thành – NIỀM TIN (DĐTK).
- Bàn về giàu-nghèo; hạnh phúc-đau khổ (Nguyễn Văn Thạnh).
- Truyền hình thực tế vẫn tăng trưởng mạnh (TTVH).
19h50′:
- Phố ông đồ đìu hiu chiều 30 Tết (Soha).
- Làm giàu cả kinh tế lẫn văn hóa (TBKTSG).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Con cái chúng ta khổ thật! (NLĐ).
<- Mang xuân lên bản xa (TN).
- Sinh viên kiếm tiền nhờ khắc dưa hấu Tết (Zing).
- Toán học quanh ta: Lạc Thư (Nguyễn Tiến Dũng).
13h25′:
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận: Đổi mới giáo dục là một “trận đánh” lớn (DT). – Giáo dục là con người, đã làm là phải thắng (VNN).
- “Ông đồ” Ngoại thương viết thư pháp bằng… tiếng Anh (DT). – Chàng trai 8X sở hữu hơn 2.000 đầu sách cổ (DT).
- Toán học quanh ta: thống kê và trò chơi xếp chữ (Nguyễn Tiến Dũng).
- Tản mạn chung quanh câu chuyện cái áo ngực (FB Nguyễn Văn Tuấn).
19h50′:
- GS Thuyết: Cần đánh giá đúng vai trò môn ngoại ngữ (Infonet).
- Rạng danh học sinh gốc Việt (NLĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thắt lòng cảnh cha mẹ phải xa con, “bám” phố ngày Tết (DT). – Tết ở những khu chế xuất – Kỳ 2: Đếm từng ngày để gặp con (TN). – Hành trình đưa người vô gia cư về ăn tết ở “ngôi nhà vô sản“ (LĐ). – Tết nhạt nơi rừng ven biển (NLĐ). =>
- Ăn Tết ở nơi… không ai mong muốn! (DT). – Muôn vẻ Tết bệnh viện (NLĐ).
- ‘Khổ vì vé tàu Tết’ ở Trung Quốc (BBC).
- Trung Quốc phát hiện thêm 8 ca nhiễm virus H7N9 (TTXVN). – Lại thêm 1 trường hợp tử vong do H7N9 tại Trung Quốc (VOV). – Hồng Kông báo cáo ca tử vong H7N9 thứ ba (PNTP).
- Togo bắt giữ 1,7 tấn ngà voi đang trên đường đến Việt Nam (VOV). – Togo bắt vụ buôn lậu ngà voi sang VN (BBC).
13h25′:
- Tết của ngư dân trở về từ thảm nạn (VNN). – Mang hương vị Tết đến với xóm thuyền chài trên sông (DT).
- Tết ở một nơi cũng được gọi là “Thủ đô”? (PT). – Tết muộn (TTVH). – Phận kéo xe mưu sinh ngày 30 Tết (TP). – Giấc ngủ cuối năm của người không có Tết (VNN).
- 31 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông trong ngày 29 Tết (TN). – Bộ trưởng Thăng chỉ đạo nghiêm,tai nạn vẫn cướp mạng 55 người(ĐV).
- Châu “chạm” (NLĐ).
- Bão tuyết tấn công miền Nam nước Mỹ, 13 người chết (NLĐ). – Miền Nam nước Mỹ rét hiếm thấy, 9.000 học sinh mắc kẹt (DT).
19h50′:
- Hơn 13.000 ngư dân đón Tết trên biển (VNN).
- Hà Nội vắng hoe ngày 30 Tết (Infonet).
- Rỗn rã tết quê (ĐTCK).
- Cảnh giác trước “giới ăn bay” (PLTP).
QUỐC TẾ
- Chiến sự tiếp diễn tại Syria vào lúc đối thoại ở Genève vẫn bế tắc (RFI). – Hòa đàm Syria bước sang ngày thứ năm (VOA). – Hội nghị hòa bình Syria xuất hiện nút thắt mới (TTXVN).
- Tổng thống Obama đọc Diễn văn Tình trạng Liên bang (VOA). – Obama nói về bất bình đẳng xã hội (BBC). – Ðảng Cộng hòa chú trọng vào ‘bất bình đẳng về cơ hội’ (VOA). – Tổng thống Mỹ Obama vẫn không ngại đọ sức với Đảng Cộng hòa ở Quốc hội (RFI).
- Con gái tài phiệt cầu xin cha (BBC).
13h25′:
- Dấu hiệu tích cực trong các cuộc đàm phán tại Geneva 2 (TTXVN). – Mỹ nghi ngờ Syria phát triển vũ khí sinh học (GDVN).
- Trung Quốc thách thức “ngôi vương” quân đội Mỹ (Infonet). - Đầu đạn hạt nhân Trung Quốc đe dọa các đồng minh của Mỹ tại châu Á(LĐ).
- Snowden được đề cử Nobel Hòa bình (VNE).
19h50′:
- Các bên Syria bắt đầu bàn về chính quyền chuyển tiếp (TTXVN). - Tín hiệu tích cực ban đầu tại Hội nghị Geneva 2 (VTV). - Syria chỉ mới giao nộp 5% vũ khí hóa học (TN). - Thủ tướng Iraq: Vũ khí của quân nổi dậy Syria sẽ chảy vào Iraq (ANTĐ).
- Nga chuẩn bị hạ thủy tàu ngầm Kilo 636 thứ 2 (ANTĐ). - Nga sẽ chế tạo tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới (MTG).
- Indonesia: Đảng đối lập PDI-P tiết lộ ứng cử viên (Tin tức). - Ngoại trưởng Anh tới Indonesia thúc đẩy hợp tác hai nước (TTXVN).
* RFA: Audio: + Sáng 29-01-2014; + Tối 29-01-2014.
* RFI:
No comments:
Post a Comment