Từng làm giám đốc công an một tỉnh. Làm mưa làm gió ở tỉnh này. Được doanh nghiệp và “quan anh” Phạm Quý Ngọ “chạy” đưa lên lãnh đạo Tổng cục VII Bộ Công an. Thành tích: Khai gian tuổi để vợ ăn lương hưu và bảo hiểm nhà nước khi mới 33 tuổi. Vợ làm nội trợ mà được Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam cấp thẻ doanh nghiệp đi tháp tùng Phó chủ tịch nước thăm Hoa Kỳ xúc tiến thương mại. Bán tài sản trụ sở công an. Bảo kê doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Bảo kê mại dâm, ma túy, chém giết…
Chân dung thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) Bộ Công an.
Trần Văn Vệ, trước đây là giám đốc công an tỉnh Thái Bình, đệ tử của Trung tướng Phạm Quý Ngọ (Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an). Ngọ trước đây cũng là giám đốc công an tỉnh Thái Bình.
Khai gian tuổi vợ để ăn hưu, trợ cấp trái pháp luật
Đây là vụ việc hi hữu và bi hài, có một không hai ở thời đại này, khi vợ một quan chức đầy quyền uy ở một cơ quan pháp luật lại được “độc đắc” hưởng chế độ hưu trí khi mới 33 tuổi.
Đó là trường hợp nghỉ hưu của bà Bùi Thị Kim Liên, thường trú tại tổ 38, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình – vợ thiếu tướng Trần Văn Vệ, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, nay là Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lí hành chính về trật tự an toàn xã hội – Bộ Công an.
Sau khi cuỗm trọn 163 tháng lương hưu (13 năm 7 tháng), bị báo chí phát hiện điều tra, ông Trần Văn Vệ phải vội vã “điều đình” với lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Thái Bình, nhẫn nhục đem nộp lại số tiền gian lận, nhằm lấp liếm dư luận để bảo toàn cho cái ghế quan trường đang đà thịnh phát. Nhưng trớ trêu thay ông lại dở trò ma thuật tiếp tục làm hồ sơ giả gửi tìm cơ hội làm lại chế độ hưu trí cho vợ. Chỉ đáng tiếc cho những cán bộ, nhân viên cơ quan BHXH Thái Bình đã mau mắn “chấp hành” sự chỉ đạo của cấp trên, chấp nhận hồ sơ giả mạo kia; để rồi sau đúng một năm lại bị chính ông Trần Văn Vệ ra lệnh tống giam về tội danh đó. Điều khó hiểu là riêng hồ sơ giả mạo gửi BHXH của vợ ông ta lại được “miễn trừ” nằm ngoài hồ sơ vụ án, khiến dư luận xã hội bức xúc hoài nghi, lo ngại và bất bình…
Cải lão hoàn đồng, “bà Giám đốc” hoạt động cách mạng từ năm 8 tuổi
Ngày 14-6-2007, Đại tá Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, kí và cấp Chứng minh thư nhân dân, có số hiệu 150708703, chính thức “cải lão hoàn đồng” cho bà vợ là Bùi Thị Kim Liên, từ “bà lão gần 60 tuổi”, sinh ngày 20-9-1949 trở lại ngày 14-6-1960 tuổi tiền mãn kinh. Thực ra cũng chẳng có phép nhiệm màu nào cả, đó là sự thật cay đắng của sự man trá tham lam, buộc ông Vệ phải trả về nguyên trạng đúng ngày, tháng, năm sinh của vợ. Nguồn gốc vốn đã xảy ra cách đây 17 năm về trước (năm 1993), do công tác trong ngành Công an, ông Trần Văn Vệ đã nhờ đồng nghiệp cải sửa hồ sơ lí lịch, chứng minh thư nhân dân cho vợ, khai khống lên 11 tuổi, để đủ tuổi làm chế độ hưu trí theo quy định. Ngày 10-11-1993, vợ ông, bà Bùi Thị Kim Liên chính thức có Quyết định 85/QĐ nghỉ hưu với bộ hồ sơ giả sinh năm 1949, hơn hẳn ông Vệ (chồng) 10 tuổi ?
Xét lại toàn bộ hồ sơ giả mạo để nghỉ hưu của bà Bùi Thị Kim Liên đã bộc lộ đầy rẫy sự bi hài. Tại Quyết định số 85/QĐ, ngày 10-11-1993 của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thái Bình, thì 8 tuổi bà Liên đã tham gia cách mạng; 14 tuổi là quân nhân thuộc Trung đoàn 952 – vùng I Hải quân; 18 tuổi là công nhân Xí nghiệp cơ khí Giao thông Thái Bình. Nhưng tại Báo cáo kết quả xác minh số 13/KT, ngày 21-5-2007 của Phòng kiểm tra BHXH tỉnh Thái Bình đã xác định bà Liên chỉ có thời gian công tác 10 năm, (từ 10-1983 đến 11-1993), duy nhất chỉ ở một đơn vị là Xí nghiệp cơ khí giao thông Thái Bình. Thế mà không biết dựa vào căn cứ nào, tại Quyết định nghỉ hưu của bà Liên lại được tính thời gian quy đổi là 25 năm 6 tháng ?
.
.
Bà nội trợ biến thành nữ doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Hoa Kỳ
Cho đến bây giờ, sau hàng năm trời người dân ở Thành phố Thái Bình vẫn còn ngỡ ngàng và đàm tiếu khi nhận ra bà Bùi Thị Kim Liên, vợ Đại tá Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an Thái Bình xuất hiện trên màn hình VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Hoa Kỳ (năm 2009). Nhiều người còn không tin ở chính mắt mình, phải xem lại mới dám khẳng định: “Đúng là bà Bùi Thị Kim Liên, ở tổ 38, mà hằng ngày vẫn gặp mua rau ở cầu Cống Trắng, phường Quang Trung”.
Tìm hiểu mới vỡ lẽ ra rằng, quý bà Bùi Thị Kim Liên trong trang phục đại lễ tháp tùng kia với vỏ bọc là Phó Tổng Giám đốc Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L. S – Thái Bình.
Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Thái Bình và lãnh đạo chủ chốt của Công an tỉnh đều trả lời là không hề hay biết gì về việc này. Sau đó, Tổng Giám đốc Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L.S cho biết: “Năm 2009, theo tinh thần Công văn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có tổ chức cho các doanh nghiệp, doanh nhân và một số đại biểu đi thăm Hoa Kỳ, do bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam dẫn đầu.
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L.S – Thái Bình được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mời và ông Tổng Giám đốc Công ty đã đồng ý tham dự chuyến đi này, song vì lí do công việc nên không thể đi được. Sau khi thông báo và trao đổi với anh em đồng nghiệp và những người quen biết, trong đó có vợ ông Trần Văn Vệ là bà Bùi Thị Kim Liên đã nhận đóng tiền và làm các thủ tục thay thế để đi cùng Đoàn”.
Ông TGĐ cho biết thêm, mỗi suất đi phải đóng góp cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ 4.500 – 5.000USD, (hơn cả chi phí đi theo “tua” du lịch 1.000USD). Số tiền đóng góp này của bà Liên hay của doanh nghiệp nào hỗ trợ vợ Đại tá thì ông không hay. Chỉ biết, cùng đi chuyến đó ở Thái Bình còn có Giám đốc Công ty Du lịch và Thương mại Hải Bình.
Thế là từ một bà nội trợ, quanh năm quẩn quanh ở xó nhà, bỗng nhiên trở thành một “quý bà” với tước hiệu Phó Tổng Giám đốc một doanh nghiệp có tên tuổi ở Thái Bình, thành viên trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi đối ngoại, càng khiến cho nhiều người phải giật mình và lo ngại. Chẳng nhẽ công tác bảo vệ nguyên thủ Quốc gia lại có những lỗ hổng nghiêm trọng đến vậy sao, hay quý bà Bùi Thị Kim Liên là vợ Giám đốc Công an hàng tỉnh nên được “đặc cách” như vậy? Việc làm thủ tục man trá cho vợ ở cương vị Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Hoa Kỳ, hẳn là ông Vệ đã quá tường tận. Được biết, trước đó Cơ quan An ninh của Bộ Công an đã có phiếu thẩm tra nhân thân của bà Liên tham gia chuyến đi này và Công an Thái Bình ai là người đã kí “bừa” xác lập vào phiếu thẩm tra đó.
Điều rất bi hài và đáng tiếc cho quý bà Bùi Thị Kim Liên trong chuyến đi thăm này đã không tìm được đối tác kinh doanh ở Hoa Kỳ; bởi bà chẳng làm được gì ngoài việc nấu nướng ở nhà, rồi nằm dưới ông Vệ những lúc ông cần và và kí vào hồ sơ giả.
Tài sản của Công an Thái Bình chảy về đâu?
Đây là những búc xúc không chỉ của riêng Công an Thái Bình mà còn là sự quan tâm đáng lo ngại của dư luận xã hội trong cuộc chiến chống tham nhũng. Việc bán Nhà công vụ Công an tỉnh, Trụ sở Công an huyện Đông Hưng cho Ngân hàng cổ phần Đông Á (Ngân hàng tư nhân của anh trai ông Vệ) và toàn bộ hoạt động tài chính của Công an Thái Bình giao dịch thông qua Ngân hàng này còn nhiều ẩn số, khó lí giải minh bạch được.
Đây là những búc xúc không chỉ của riêng Công an Thái Bình mà còn là sự quan tâm đáng lo ngại của dư luận xã hội trong cuộc chiến chống tham nhũng. Việc bán Nhà công vụ Công an tỉnh, Trụ sở Công an huyện Đông Hưng cho Ngân hàng cổ phần Đông Á (Ngân hàng tư nhân của anh trai ông Vệ) và toàn bộ hoạt động tài chính của Công an Thái Bình giao dịch thông qua Ngân hàng này còn nhiều ẩn số, khó lí giải minh bạch được.
Cho đến bây giờ, nhiều cán bộ và không ít doanh nghiệp ở Thái Bình thật sự hoài nghi khi Nhà Công vụ và Trụ sở Công an huyện Đông Hưng lại được “lặng lẽ” nhượng bán cho Ngân hàng cổ phần Đông Á, không thông qua đấu giá tài sản theo Nghị định 52/CP và Nghị định 17/CP của Chính phủ, làm thất thoát cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỉ đồng? Từ những bức xúc của dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giám đốc đương nhiệm Công an Thái Bình và được ông cho biết:
Ngay từ đầu năm 2007, sau khi dự án di chuyển xây dựng trụ sở Công an tỉnh ra địa điểm mới, được Bộ Công an phê duyệt, Công an Thái Bình đã có văn bản trình với Bộ xin được bán Nhà công vụ để tăng nguồn kinh phí bổ sung xây dựng Trụ sở mới và đã được Bộ chấp nhận. Bộ thành lập Hội đồng để định giá tài sản (giá sàn) và giao cho Công an Thái Bình thực thi theo quy trình đấu giá tài sản hiện hành. Công an Thái Bình nói đã có thông báo trong chương trình quảng cáo của Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Bình, nhưng duy nhất chỉ có Ngân hàng CP Đông Á đăng kí. Trong khi đó, nhiều nhà kinh doanh bất động sản và một số doanh nghiệp có nhu cầu thì cũng không hề hay biết về thông tin này? Chính vì thế, Nhà công vụ công an tỉnh được bán với giá 12,024 tỉ đồng cho Ngân hàng CP Đông Á, trong đó tiền đất chỉ có 6 tỉ đồng. Điều bất cập là với ưu thế về địa điểm, giá đất thị trường ở khu vực này, tại thời điểm đó từ 15 – 20 triệu đồng/m2 . Có nghĩa là, với tổng diện tích của Nhà công vụ là 1.071m2 , nếu cho đấu giá chỉ riêng phần đất thôi cũng đã thu về cho Ngân sách còn hơn cả tổng giá trị tài sản và đất đã bán cho Ngân hàng cổ phần Đông Á.
Tuy nhiên, điều khó hiểu tại Quyết định số 2679/QĐ, ngày 29-9-2008 của UBND tỉnh, về việc thu hồi đất của Công an tỉnh giao đất cho Ngân hàng cổ phần Đông Á làm nhà ở chung cư cho cán bộ, công nhân viên Ngân hàng, thể hiện khá mập mờ. Phải chăng, đất này cho Ngân hàng CP Đông Á thuê có thời hạn hay là đất bán theo quy chế đấu giá tài sản và đất? Điều khó hiểu hơn là giao đất để làm nhà ở chung cư, nhưng Ngân hàng CP Đông Á lại tu sửa thành Hội sở để kinh doanh. Chính vì thế chúng tôi đã gặp và trao đổi với lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh Thái Bình, thì được biết: Theo hồ sơ chuyển nhượng, thì Trụ sở Công an huyện Đông Hưng, Ngân hàng CP Đông Á đã nộp 13,5 tỉ đồng, trong đó có 7,5 tỉ đồng là tiền bán đất. Riêng Nhà công vụ thể hiện Ngân hàng CP Đông Á mới nộp 6,024 tỉ đồng giá trị tài sản trên đất (chưa nộp tiền), nhưng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trở lại việc nhượng bán Trụ sở Công an huyện Đông Hưng cũng ở tình trạng tương tự. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng chẳng hề hay biết gì về việc nhượng bán này, với một lí do đầy thuyết phục ” Đất và tài sản của An ninh – Quốc phòng do tỉnh và Chính phủ quản lí và quyết định”. Trong khi, nếu như chỉ đưa 3.261m2 đất của Trụ sở Công an huyện ra đấu giá theo quy định hiện hành thì đã thu về cho Ngân sách Nhà nước còn cao hơn nhiều cả số tiền mà Ngân hàng CP Đông Á đã nộp. Có nghĩa là Ngân hàng CP Đông Á đã “ăn không” toàn bộ giá trị tài sản trên đất của Nhà công vụ Công an tỉnh và Trụ sở Công an huyện Đông Hưng.
Điều bất cập nữa là toàn bộ tài chính của Công an Thái Bình đều thông qua hệ thống của Ngân hàng CP Đông Á – một Ngân hàng tư nhân là vi phạm nghiêm trọng chế độ bảo mật quốc phòng – an ninh theo Luật định. Ái ngại hơn là Ngân hàng còn từng chiếm dụng trả chậm quỹ lương chi trả hàng tháng theo thẻ ATM hàng chục tỉ đồng, để làm vốn hoạt động kinh doanh, gây nên sự bất bình trong cán bộ, chiến sĩ, khiến dư luận xã hội càng lo ngại.
Tranh đất với cả người chết
Không còn nghi ngờ gì nữa, đến bây giờ thì ai cũng hiểu vì sao Công an Thái Bình lại di chuyển Trụ sở Công an tỉnh ra bãi tha ma Kỳ Bá – Trần Lãm, tranh giành đất với cả người chết, trái với quy hoạch xây dựng Thành phố Thái Bình đã được Thủ tướng phê chuẩn năm 2003. Phải chăng, vì để nâng giá đất bán tại Khu đô thị Trần Lãm của em trai là Trần Văn Kỳ làm chủ đầu tư, hay là một công trình “kỉ niệm” trong đời làm Giám đốc Công an tỉnh của ông Vệ? Chính vì việc di chuyển này mà đường Lê Quý Đôn mới sớm được hoàn tất và tự dưng giá đất tại Khu đô thị Trần Lãm, với tổng diện tích 116.000m2 ngùn ngụt sốt giá. Đơn giá đất đang từ 4 – 6 triệu đồng /m2, bỗng nhiên tăng vọt lên từ 20 – 25 triệu đồng/m2. Món lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng đã nhanh chóng về tay gia đình ông Vệ là lẽ đương nhiên. Khu bãi tha ma vốn đã được quy hoạch vùng đệm cây xanh và quần thể Văn hóa – Thể thao của Thành phố Thái Bình.
Điều đáng nói là trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XI, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã công bố công khai xử lí kỉ luật một số cán bộ cao cấp, trong đó có một số tướng lĩnh của Bộ Công an. Tuy nhiên, như có phép thần, ông Vệ vẫn lần lượt lọt qua các cửa để thoát lưới pháp luật.
Tiếp tục trò ảo thuật man trá: Nhân viên có trước doanh nghiệp, “qua cầu chém ván”
Tưởng rằng những sai phạm nêu trên sẽ được khắc phục và chấm dứt, để rồi người đời cũng có thể bỏ qua. Nào ngờ lòng tham của kẻ tham nhũng không có đáy, họ lại tiếp tục làm “ảo thuật” lập hồ sơ giả mạo gửi BHXH. Ông Trần Văn Vệ đã “sai” bà Hoàng Thị Hồng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình, một doanh nghiệp tư nhân đã từng được ông che chở, làm hồ sơ giả gửi BHXH để chờ cơ hội tiếp tục làm thủ tục hưu trí cho vợ. Điều nghịch lí là, tại Tờ trình số 68/cv-tc, ngày 26-12-2006 của Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình (dấu nhận công văn đến đề ngày 17-4-2007), bà Hoàng Thị Hồng lại khéo bịa ra thời gian công tác của bà Liên như sau: Từ tháng 1-1995 đến tháng 4-2005 công tác tại Công ty CP vận tải biển Hoàng Phát. Từ 5- 2005 đến nay ( thời điểm của Tờ trình) công tác tại Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình ? Nhưng cũng tại Tờ trình số 10/cv-tc, ngày 10-7-2007, bà Hồng lại ghi: Từ tháng 1-2002 đến tháng 4 – 2005, công tác tại Công ty CP vận tải biển Hoàng Phát. Từ tháng 5-2005 đến tháng 7-2007, công tác tại Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình. Cho dù tuổi tác chưa cao, thế mà bà Hồng lại lú lẫn đến vậy? Trong thực tế, khởi điểm thời gian công tác của bà Liên ở hai Công ty mà tờ trình nêu thì tại thời điểm đó cả hai Công ty đều chưa thành lập.
Song chỉ nhìn vào hành tự của 2 tờ trình nêu trên đã bộc lộ rõ hành vi gian dối của bà Hoàng Thị Hồng, trong khi bà Bùi Thị Kim Liên chưa hề có mặt lấy một ngày ở 2 Công ty trên và trong thời điểm đó bà Liên đang thụ hưởng lương hưu đến tận tháng 6 – 2007? Mặc dù biết rõ hồ sơ giả mạo và không có thật, không hiểu vì lẽ gì mà BHXH tỉnh Thái Bình lại chấp nhận hồ sơ ảo, tiếp tục làm thủ tục tham gia BHXH, công nhận ngược về trước 14 năm cho bà Bùi Thị Kim Liên ? Phải chăng vì uy quyền, o ép của chồng bà hay vì một lí do nào khác mà đến nay chưa ai lí giải nổi. Chỉ đáng thương thay cho 3 cán bộ, nhân viên BHXH tỉnh Thái Bình là chị Bùi Thị Nhung, Vũ Thị Thảo và anh Lý Công Trường chỉ vì “chấp hành” nghiêm lệnh của cấp trên, mau mắn làm thủ tục man trá gửi BHXH cho bà, để rồi sau đúng một năm lại được chính chồng bà ra lệnh tống giam ? Duy chỉ riêng trường hợp gian lận của bà lại được “miễn trừ” nằm ngoài vụ án. Và như thế, bà Bùi Thị Kim Liên nghiễm nhiên được “đặc cách” đứng ngoài vòng pháp luật và có lẽ chỉ vài năm nữa thôi, bà lại tiếp tục được hưởng lương hưu trí?
Với các vi phạm, vẫn được “thăng” tướng, “thăng” ghế Tổng cục phó Tổng cục VII – Bộ CA
Vào những tháng cuối của năm 2009, dư luận xã hội ở Thái Bình rộ lên những tin đồn thổi về Đại tá Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an tỉnh phải mất trên 5 triệu USD để “chạy” về Bộ Công an.
Ngày 1-1-2010, Đại tá Trần Văn Vệ được chính thức bổ nhiệm Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Quản lí hành chính và Trật tự an toàn xã hội – Bộ Công an thì tin đồn đã trở thành sự thật.
Trước hàng loạt vi phạm, Thanh tra Bộ Công an đã vào cuộc để xác lập một cách minh bạch những sai phạm của Đại tá Trần Văn Vệ. Tuy nhiên, chính đoàn Thanh tra này lại bị “mua” đứt. Sau một thời gian làm việc, Thanh tra chẳng những không tìm được thông tin gì mà còn gửi Công văn đến Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông yêu cầu các báo dừng lại không được phản ánh tiếp để thanh tra…”? Theo quy định của luật “mọi tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và luật pháp Nhà nước”, thế mà Thanh tra Bộ Công an vượt lên cả luật pháp? Trong khi đó, chúng tôi thừa hiểu, vai trò của Thanh tra Bộ Công an đã làm sai lệch bản chất thật trong vụ giải phóng mặt bằng tại Thị trấn Vũ Thư, bao che cho bọn tội phạm. Đứng sau vụ đó có ảnh hưởng chi phối của thiếu tướng Trần Văn Vệ. Nếu đợt đó ông Vệ không đi tập huấn ở Bộ, thì Chủ tịch UBND Thị trấn Vũ Thư đã bị bắt. Người dân còn phản ánh, ông Trần Văn Vệ “bảo kê” cho một số nhà nghỉ ở huyện Vũ Thư hoạt động mại dâm tràn lan.
Lời cuối
Sau những lình xình trên, tướng Vệ đã phải chịu thua trung tướng Tô Thường (nguyên giám đốc Công an tỉnh Hà Tây) trong cuộc đua chạy lên ghế Tổng cục trưởng Tổng cục VII. Mặc dù trước đó, “cơ” của tướng Vệ là rất cao vì ông Vệ đã nắm được “quyền tổng cục trưởng” vậy mà đã để tuột mất ghế trưởng.
No comments:
Post a Comment