Friday, January 31, 2014

Mồng 1 Tết


Sáng mùng 1 tết (31.1), tại nhiều ngôi chùa ở TP.HCM, hàng ngàn người dân đi lễ chùa cầu may mắn và phóng sinh chim mong ước một năm mới tốt đẹp hơn cho mình và gia đình.

Ghi nhận tại các chùa Phổ Quang (quận Tân Bình), chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), Ni viện Phước Long (quận 9)..., sáng đầu năm, có rất đông người dân đến cầu may mắn, cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, sức khỏe...
Nhiều người mua chim phóng sinh và xin lộc may mắn đầu năm mang về nhà.
Người Sài Gòn đi chùa, phóng sinh đầu năm
Người Sài Gòn đi chùa, phóng sinh đầu năm
Sáng mùng 1 tết, người dân đi chùa cầu may mắn đầu năm
Người Sài Gòn đi chùa, phóng sinh đầu năm
Người Sài Gòn đi chùa, phóng sinh đầu năm2
Người dân phóng sinh chim
Người Sài Gòn đi chùa, phóng sinh đầu năm
Xin lộc đầu năm

Tin, ảnh: Gia Huy
Ngày Xuân lên chùa để lòng lắng lại sau một năm vất vả nhọc nhằn, để mà ước vọng cho một năm mới nhiều thành công.
Việt Nam là đất nước nhiều đình, đền, chùa miếu mạo. Người Việt Nam bao giờ cũng chú trọng đến lĩnh vực tâm linh. Ngày đầu năm họ thường lên chùa, lên đình, đền để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, gia đình mạnh khỏe hạnh phúc.
Chùa, đền và đình tuy có những chức năng khác nhau nhưng đều gắn bó và quen thuộc với người dân Việt Nam. Đình được sử dụng để làm nơi hội họp của làng xã, thờ Thành Hoàng. Lễ lớn của làng sẽ được tổ chức ở đình. Những người có công lớn với làng, xã hoặc gắn bó với một địa danh nhất định nào đó sẽ được phong Thánh và thờ ở đền. Còn lại, Chùa là nơi để thờ Phật và tu tập của các tăng ni Phật tử.
đầu xuân lên chùa, trấn quốc, Phúc khánh, Quán Thánh, Đền Trần, đình chùa miếu
Ngày Xuân vào đền Quán Thánh (Ảnh Đ.T)
Nét văn hóa của người Việt bao giờ cũng tôn kính thần linh, tôn kính tổ tiên, những người đã giúp họ khai sơn phá thạch, giữ gìn bờ cõi vượt qua khó khăn giặc giã.
Ngày Xuân lên chùa để lòng lắng lại sau một năm vất vả nhọc nhằn, để mà ước vọng cho một năm mới nhiều thành công.
Phật giáo đã gắn bó với dân tộc từ rất sớm. Chính nhiều vương triều phong kiến Việt Nam đều lấy đạo Phật làm quốc đạo. Từ bi hỉ xả phù hợp với nét tâm lý của người Việt Nam ta. Ở hiền gặp lành âu cũng là lời dạy cho con cháu biết làm ăn tử tế, biết tu nhân tích đức để mà truyền lại cho các thế hệ.
Câu đối: Tổ tông công đức muôn đời thịnh; Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh là nói về nét đẹp truyền thống của người Việt từ ngàn năm nay và có nguồn gốc chính từ lời dạy tu nhân tích đức. Đạo Phật xây dựng cõi Niết bàn ngay trên trần thế chứ không phải ở đâu xa.
Cuộc đời âu cũng là những kiếp luân hồi như trong đạo Phật. Ở đây không hề có yếu tố thần linh duy tâm. Con người sinh ra tồn tại và chết hòa nhập vào cây cỏ đất trời nhưng những yếu tố vật chất thì vẫn còn trường tồn. Trong quan niệm của phật giáo bánh xe luân xa vẫn cứ vận động và gặp duyên sẽ trở thành hiện hữu.
Ở quê thường ngày Tết đều tụ tập ở sân đình. Làng nào cũng có đình như là biểu tượng của một vùng quê. Tiếc rằng một thời gian dài chúng ta quan niệm chưa đúng về đình chùa miếu mạo, nhiều vùng quê những đình làng rất đẹp đã bị dẹp bỏ mà không thể nào có thể lấy lại được.
Hà Nội dày đặc những chùa chiền, miếu mạo. Không biết có nơi đâu như Hà Nội mà phong phú chùa chiền, trang trọng đền miếu đến vậy.
Hàng năm nhiều đền chùa đông đúc những người từ tối 30 và sáng mồng một. Ta bắt gặp gương mặt mùa xuân trên mỗi nụ cười. Đành rằng một năm họ vừa trải qua những thăng trầm, gian khó. Gian khó đến từ thiên nhiên, khi ông trời bày đặt ra để thử thách lòng người. Họ đến Tổ đình Phúc Khánh, Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ hay đền Quán Thánh, nơi linh thiêng của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến...
Chùa và miếu như đan xem vào nhau thỏa lòng lựa chọn của người dân về nơi xuất hành đầu xuân của mình. Nơi này là sức khỏe, tiền tài, nơi kia là danh vọng có thần linh che chở... tất cả đều như xuất phát từ nhu cầu của cõi lòng mình.
Đầu năm đi lễ chùa để lòng mỗi người đều hướng thiện. Tuy nhiên mấy năm gần đây những nét văn hóa đó bị biến tướng ít nhiều. Sự lộn xộn, chen chúc, vàng tiền nhét khắp mọi nơi, hòm công đức ban thờ nào cũng có đã làm xấu đi hình ảnh của một ngôi đền linh thiêng.
Lễ hội khai ấn đền Trần năm nào cũng “đến hẹn lại lên”, song dư luận vẫn còn bức xúc khi nghi thức đó đã bị biến tướng đi ít nhiều. Nhiều nhà văn hóa, nhà sử học đã lên tiếng góp ý hòng giữ lại những nét đẹp vốn có. Thật ra Nam Định hay Thái Bình là nơi phát tích của triều Trần vẫn còn ghi đậm nét trong lịch sử. Tuy nhiên hai địa phương ấy giờ cũng song trùng làm lễ “khai ấn” gây cảm giác của sự ganh đua.
Mùa xuân, mùa của lễ hội, mùa của tụ tập lòng người và mùa của những ước vọng, hãy để những ước vọng đẹp đó bay xa.

Đ.T


Những lời chúc, cho một năm mới hạnh phúc an vui đã lại vang lên trong các cuộc gặp gỡ từ khoảng giữa tháng 11 đến tết âm lịch. Người người, nhà nhà cầu mong bình an, sức khoẻ, sự phát đạt và sinh sôi nảy nở cho nhau. Loài người cổ kim luôn có những mẫu số chung về hạnh phúc và bình an, cho những tháng ngày cùng tồn tại trên cõi nhân gian này.

Câu đối ngày tết hàng năm của miếu Thành Hoàng trên đường Cao Thắng dành tặng người hữu tâm. Ảnh: Trần Việt Đức
Chân thành và cay đắng
Người Âu Mỹ đã phát thiệp với lời chúc chung Season Greetings bởi giai đoạn này là mùa Thanks Giving, đến Noel, tết dương lịch và rồi tết âm lịch của nhân loại châu Á. Một lời chúc chung không dành cho chỉ một hoặc hai mùa vui mà thôi. Giáng sinh có lời chúc vui vẻ (Merry Xmas), cho cả một năm mới thì lời lẽ ở mức độ cao hơn, đó là “hạnh phúc” (Happy New Year). Chúc nhau một mùa vui nhưng không hẳn chỉ là một mùa mà kéo dài đến bốn mùa và xa hơn nữa. Chúc nhau sự sinh sôi nảy nở như một lời nguyện phồn thực và bền vững của giống nòi.
Người Trung Quốc và nhiều nước Á Đông treo chữ Phúc, chữ Cát hay Ngũ phúc lâm môn (phúc lộc thọ khang ninh) cũng là một ước nguyện viên mãn nhất có thể. Có phúc, lộc, thọ nhưng không khoẻ mạnh (khang) mà bệnh rề rề thì cũng không được, song nếu có phúc lộc thọ khang mà tâm hồn không ninh tĩnh, “ăn thịt bò mà lo ngay ngáy” thì cũng khó coi.
Thật hạnh phúc cho những ai còn giữ được cho mình một vài tấm thiệp úa màu thời gian nhưng lời chào, lời chúc vẫn tươi như hoa xuân.
Về tâm lý học, lời chúc có giá trị tự kỷ ám thị, vực dậy những tâm hồn nản chí trong những cuộc đua tranh, buộc họ phải quan tâm tới chính họ trong những ngày nhân quần vui vẻ bên nhau. Những lời chúc mà dân Do Thái lạc nước từ năm 70 (CN) đến năm 1948 dành cho nhau quả nhiên đã thành hiện thực: “Sang năm về Jerusalem!”
Tuy nhiên lời chúc tụng hay khẩu hiệu có khi đi bên lề hiện thực, khiên cưỡng, không phát từ thành tâm dễ trở thành sáo rỗng và mỉa mai.
Những cờ phướn chúc tụng quá sự thật hay tấm thiệp Season Greetings sặc sỡ sẽ bị gỡ bỏ khỏi vách thời gian. Chỉ có ước muốn của con người về một miền an hoà, ninh tĩnh, yên vui và chân thật vẫn còn đó.
Chắc cũng chứng kiến những khiên cưỡng như vậy mà ngày xưa các cụ Yên Đỗ và Vị Xuyên mô tả mùa xuân và các lời chúc một cách không mấy thiện cảm như “Khăn là bác nọ to tày rế, váy lĩnh cô kia quét sạch hè” hoặc “Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu”, “Bồng bế nhau lên nó ở non”. Chính nhờ những lời chúc có phần cay đắng ấy mà trong mùa xuân, con người sẽ chúc nhau những mong mỏi về tương lai thành công, tốt lành, hiền hoà mà không lạc điệu hay xu thời phụ thế.
An bình và ninh tĩnh
Liên quan đến an ninh vật chất và sự bình an trong tâm hồn thì không thể không bàn về sự bất an từ bên ngoài tác động vào một cá thể. Thucydides từ cổ xưa đã xác định một trong những lý do tiến hành chiến tranh của cổ nhân chính là sự mất an tĩnh của tâm hồn: nỗi sợ hãi.
Đến thời buổi hiện đại này, nỗi sợ hãi, sự đe doạ vẫn đến từ nhiều nơi, không chắc ít hơn ngày xưa vì tiến bộ khoa học cho phép con người loại bỏ nhiều nỗi sợ hãi nhưng cũng mang đến nhiều âu lo khác. Cơn bão quái ác Haiyan là lời nhắc nhở của tự nhiên đến sự mong manh của con người. Lúc này, những lời chúc trở nên ít có ý nghĩa hơn một hành động cụ thể hay một cái bắt tay thân ái. Ngoài thiên tai, nỗi bất an dễ thấy nhất đó là cái đói ăn trên 870 triệu dân toàn thế giới (2) và đi kèm là lạc hậu và bị cách ly khỏi những tiện ích mà thế giới đang được thụ hưởng. Công việc bảo đảm an ninh lương thực thường được nhắc đến thời gian gần đây. Khi đói, khi lạnh hay bị ngược đãi, những lời chúc lành sẽ nâng con người vượt qua khổ sở. Và khi vượt qua khó khăn vật chất, con người đòi hỏi quyền của mình được nâng lên như những nấc thang Maslov cao dần và trên cùng là những nhu cầu về quyền tinh thần, tâm linh. Sự bình an trong tâm hồn cũng đến từ quyền được thờ phượng và an trú trong không gian tâm linh của cá nhân. Những câu chúc an ổn trong tâm thường nghe như: “Chúc thân tâm an lạc”, “Chúc thường lạc” cũng rất là hiện thực và cụ thể.
Nhân tai như vụ xả lũ để gây ra cái chết hàng chục người, nhiều án oan sai và sự chai đá của công bộc, sự lạnh lùng của công dân đối với nhau chẳng phải là mất an ninh sao?
Để định nghĩa sự bình an, người đọc có thể thấy hàng loạt thể hiện cho sự bất an: từ tảng thiên thạch cho đến con vi khuẩn từ nước sạch đến mưa axít, từ khủng bố đến biến đổi khí hậu, từ đổ vỡ hệ thống gia đình đến biến tướng của những tôn giáo, từ láng giềng ba trợn đến tên xâm lược trâng tráo, từ truyền thống đến phi truyền thống (3). Những sự an ổn ngắn hạn phải đánh đổi bằng những cuộc biến động máu lệ. Sự bình an đôi lúc đầy miễn cưỡng kiểu như “thôi thì hy sinh cho thế hệ sau” với một niềm tin vu vơ rằng chiến tranh, loạn lạc, thiên tai, nhân hoạ sẽ chỉ là chuyện của ai đó, của xứ nào đó.
Chưa kịp điều chỉnh mình theo tầm nhìn của Rachel Carson, nhà đấu tranh bền bỉ về môi trường, thì con người lại vẫn hứng chịu nhiều bất an hơn nữa, không giới hạn bởi vùng miền hay quốc gia, tiến bộ hay lạc hậu. Bom tự sát của Al Qaeda hay hô hoán giành biển bằng chữ U tưởng tượng chẳng những làm nhân loại bất bình mà còn không giảm đi bất an cho các tác giả tham lam, bạo lực. Tôi dám cá!
Bởi vậy, tết và ước mong bình an vẫn luôn xoay vần đến với nhân gian mỗi năm một bận. Bởi vậy, những lời chúc an bình dù có phần chua chát của hai cụ Nguyễn, Trần vẫn sáng tươi hơn những lời tụng hoà mà không bình, an mà không ninh của cờ hoa, phướn liễn.
Năm mới, bên cạnh những lời chúc tốt đẹp, có lẽ chọn làm một điều lành sẽ khiến cho lời chúc được hiện thực hơn. Những lời chúc sẽ như một sức mạnh tinh thần dẫn dắt con người đến bình an và hạnh phúc, chứ không phải dìm cho con người mê mẩn và mê tín đi. Những cờ phướn chúc tụng quá sự thật hay tấm thiệp Season Greetings sặc sỡ sẽ bị gỡ bỏ khỏi vách thời gian. Chỉ có ước muốn của con người về một miền an hoà, ninh tĩnh, yên vui và chân thật vẫn còn đó. Những lời chúc ấm lành, sáng tươi như bãi mía nương dâu, như bát cơm manh áo thoát kiếp cơ cầu trong một mùa xuân vĩnh cửu.
LÊ LÃM THÔNG
(1) Lời trong ca khúc Cánh thiệp đầu xuân của Minh Kỳ – Lê Dinh
(3) Peter Hough, Understanding Global security, Routledge-Third Edition 2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Hoàng Sa và Trường Sa: vấn đề kế thừa (Trương Nhân Tuấn). “Nếu không làm các thủ tục cần thiết để kế thừa di sản Việt Nam Cộng Hòa, Hoàng Sa đã mất vào 18-1-1974, sẽ mất đi vĩnh viễn. Trường Sa, trên danh nghĩa, đã mất từ 30-4-1975, cùng lúc với sự giải thể của VNCH.  Kế thừa là một thủ tục pháp lý cần thiết. Nó có thể trễ, nhưng không thể không thực hiện để kế thừa danh nghĩa chủ quyền về lãnh thổ“.
Về bản Thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử VN (Chép Sử Việt).“Tìm trên mạng thì quả là có bản ‘Thông báo’ này, nó ‘ra đời’ sau cuộc làm việc của Thủ tướng với Hội KHLSVN cùng những thông tin phản ánh trên báo chí và mạng tự do những 3 tuần, nhưng lại 2 ngày trước  (thông tin được công bố) cuộc điện đàm Nguyễn Phú Trọng – Tập Cận Bình, và 1 ngày sau cuộc gây rối, đe dọa của chính quyền Hà Nội với những người dân yêu nước tham gia buổi Lễ tưởng niệm các liệt sĩ Hoàng Sa. Có cái gì đây sau những con số về thời gian này?”
Nhà cầm quyền CSVN bị áp lực mạnh về nhân quyền (Người Việt). – Nguyễn Công Huân – Tổng kết năm 2013: Năm khởi đầu của Quyền Con Người (Dân Luận). – ‘LHQ cần lắng nghe khát vọng nhân quyền của người dân Việt’ (VOA). “Vì dân chủ-nhân quyền-pháp quyền ở Việt Nam đã bị tàn phá từ khi đảng cộng sản chấp chính, cho nên bây giờ đòi hỏi họ phải lột xác, thật sự cải tạo thì mới may ra đáp ứng được một phần những đòi hỏi chính đáng của nhân dân Việt Nam”.
Trận đánh vào các huyền thoại (Blog VOA). “Nếu trong việc chống lại độc tài, người ta chỉ cần ra sức đánh sập các huyền thoại ấy, trong cuộc vận động cho dân chủ, người ta cần làm thêm một bước nữa: tẩy rửa các huyền thoại ấy ra khỏi tâm thức người dân. Để không ai còn luyến tiếc và muốn bảo vệ cho những cái không có thực”.
CÂU CHUYỆN ĐÊM GIAO THỪA (Nguyễn Tường Thụy).
-  Thơ Chúc Tết của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải Gởi Đồng Bào Trong Nước (VCC Ottawa). Xem bản word tại đây.  “Hạnh phúc thế nào khi những bà mẹ có con đang trong nhà tù vì tranh đấu cho quyền công dân, quyền làm người, tranh đấu chống bọn bành trướng Trung Cộng đang từng bước lấn chiếm quê hương mà tiền nhân đã đổ xương máu gìn giữ bao đời.  Con cái đang trong vòng lao tù thì cha mẹ nào thấy được mùa xuân!… Cùng nổi đau của đồng bào ba miền Nam Trung Bắc, tôi sẽ dùng mùa xuân năm nay để đi gặp đồng bào hải ngoại để nói lên những thống khổ của bà con nơi quê nhà, để kêu gọi họ tích cực hơn nữa trong việc tranh đấu đòi lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho đồng bào“.
Hai giáp rưỡi – Chúc mừng năm mới! (Jonathan London). “Dù cuộc thảo luận về tương lai của Việt Nam rất dễ đón nhận những trận ném đá, vào dịp Tết này, tôi xin gửi lời chúc an khang thịnh vượng tới toàn thể người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước, đồng thời trân trọng đề nghị rằng: Với đủ nỗ lực, dũng cảm, và sáng tạo, cũng như một tình thần cơi mở mới, toàn dân Việt Nam cũng có thể giải quyết những thách thức này trong vòng nửa giáp“.
Mong ước đầu xuân – còn một lần nữa không? (TBKTSG).  “…tiến trình của xã hội luôn luôn thay đổi và đòi hỏi phải có sự đổi mới. Năm 1986 Việt Nam đã từng có một cuộc đổi thay quyết liệt. Có còn một lần nữa không?”.
Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy chim với bướm (DLB). – CÓ NHIỀU CÁI TẾT (FB Phan Văn Hoàng). “Đâu đó ngoài phố có cụ già đang thiếu ăn, đang thiếu áo mặc, đang co ro ở một góc phố nào đó cũng đang ước ao có một cái Tết như chúng ta. Hàng xóm chúng ta chắc chắn có gia đình nào đó đang nghèo lắm họ đang nhìn gia đình chúng ta thèm thuồng mơ ước. Đang có rất nhiều trẻ mồ côi, trẻ em đường phố đang mong có một gia đình như chúng ta để mà đón cái Tết đầm ấm có đủ mẹ đủ cha và anh chị em“.
- GS-TSKH Nguyễn Mại: Nghĩ về đất nước hôm nay (ĐT).  - Cuối năm mặn đắng (RFA).
- Vũ Quốc Túy: Năm mới hỏi chuyện Vành Móng Ngựa (Quê Choa).
Làng Văn kiện website tải nhạc Zing vi phạm bản quyền (VOA). “Công ty IDG Ventures Vietnam hiện do ông Henry Nguyen, con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, điều hành.”
‘Án mạng’ quái đản (Người Việt).
Chiêu hồn Khổng Tử ! (TBKTSG). “…có thể nói chắc rằng học thuyết đó, hệ giá trị đó chẳng có ích gì cho việc phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền và giải phóng năng lực sáng tạo của hàng tỉ người Trung Hoa nếu không nói rằng có nguy cơ Khổng Tử sẽ tiếp tục giam hãm Trung Quốc trong vòng lạc hậu về chính trị và tinh thần, không thể hòa đồng cùng nhân loại…”. -Bắc Kinh gia tăng áp lực với báo chí nước ngoài (RFI). – Phóng viên New York Times bị TQ đuổi (BBC).  – Phóng viên NY Times phải rời khỏi Trung Quốc vì vấn đề visa (VOA).
8h40′:
- Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn: “Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn” (MTG).
14h00′:
- Video đài BBC phỏng vấn các nhà hoạt động về nhân quyền đang có mặt ở Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát của LHQ: Kiểm định nhân quyền Việt Nam (BBC TV).
ĐẠO BÙA NÀO TRẤN YỂM DÂN TỘC VIỆT ? (FB Nguyễn Tấn Thành). “Chủ nghĩa CS thì TQ nó cũng công sản mà hơn ta về kinh tế, Triều Tiên cũng CS mà hơn ta về khoa học quốc phòng, Cu Ba cũng CS mà hơn ta về y tế. Rồi bao nhiêu nước Đông Âu họ cũng CS mà gở bỏ một cách nhẹ nhàng. Rỏ ràng các nước CS đã tệ mà ta còn tệ hơn họ“.
KINH TẾ
8h40′:
14h00′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
1
Hồn Tết… (TQ). =>
Tùy Bút Giao Thừa (Da Màu). - Giao thừa (DCCT). – Chợ tết Quê Choa (QC). – NGUYỄN ĐỨC TÙNG và Nồi Bánh Tét (Lê Thiếu Nhơn).  – Võ Trung Hiếu: Mừng xuân mới (Quê Choa).
BÀI TẶNG NGUYÊN ĐÁN (Tương Tri).  – NGUYÊN ĐÁN
Một mối tình (Quê Choa).
8h40′:
14h00′:
- ĐẦU XUÂN NÓI CHUYỆN CHỮ HIẾU: Đừng vội buồn khi chữ ‘Hiếu’ đổi thay (TTVH).
Cuộc sống vẫn còn (Hợp Lưu).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
1<- Phỏng vấn nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi: Tôi lại thấy có hy vọng (VNN).
8h40′:
14h00′:
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Tấm lòng Patrick (NLĐ).
Níu lại cánh cò (TBKTSG).
Thuốc lá điện tử (Chu Mộng Long).
8h40′:
 - Ngư dân bạc tỉ (VNN).
14h00′:
Sài Gòn chiều và đêm 30 Tết (Người Việt).
QUỐC TẾ
1
8h40′:
14h00′:
* RFA: Audio: + Sáng 30-01-2014; + Tối 30-01-2014.
* RFI:  

No comments:

Post a Comment