Khung cảnh hoang tàn, thiếu vắng sự sống con người cùng sự xâm lấn của các loại cây rừng cổ quái khiến bầu không khí nơi đây nhuốm màu sắc ma mị...
Trong khu vực Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội) ngày nay còn sót lại nhiều phế tích kiến trúc của người Pháp từ thời thuộc địa. Một trong số đó là tòa nhà cô nhi viện nằm ở điểm cao 800 của khu vực này.
Đây là một công trình kiến trúc có quy mô khá lớn, gồm 2 gian nhà liền kề nằm trên độ dốc cao.
Cô nhi viện được người Pháp xây dựng sau năm 1945, bị bỏ phế khi chưa hoàn thành và đưa vào sử dụng vì tình hình chính trị bất ổn ở Đông Dương.
Dù trời đang có nắng nhưng các tán cây rừng rậm rạp đã che khuất hoàn toàn mặt trời, khiến khu nhà chìm trong sự âm u, lạnh lẽo đến rợn người.
Sau 70 năm bị bỏ hoang, toàn bộ cô nhi viện đã đổ nát và bị cây rừng bao phủ.
Một thân cây cổ thụ mọc lên từ nền nhà với bộ rễ lớn vươn ra ngoài cổng vòm.
Khung cảnh hoang tàn, thiếu vắng sự sống con người cùng sự xâm lấn của các loại cây rừng cổ quái khiến bầu không khí nơi đây nhuốm màu sắc ma mị.
Dây leo dài hàng chục mét, to bằng bắp tay người lớn vắt qua các bức tường.
Rễ cây đan xen như dệt lưới trên những vách tường rêu mốc.
Lan tỏa như vòi bạch tuộc ma quái.
Cây cối đâm chồi nẩy lộc ngay trên gạch đá.
Bộ rễ to khỏe của cây rừng nhiệt đới ôm lấy cả một góc mái nhà.
Dây leo vươn lên tường đá.
Một ô cửa sổ nhuốm màu sắc thời gian.
Cảnh cửa này đã bao nhiêu lâu không có người qua lại?
Thời gian có sức tàn phá vô cùng khốc liệt.
Một viên gạch ghi các dòng chữ Pháp có tuổi bằng cả một đời người.
Sự trường tồn của thiên nhiên và sự ngắn ngủi của đời sống con người là điều có thể cảm nhận được trong khung cảnh hoang tàn ở nơi đây.
No comments:
Post a Comment