Tập thể cán bộ, phóng viên báo Sài Gòn Tiếp thị (SGTT) vừa gửi đơn "xin cứu xét khẩn cấp" tới ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM và hai ông Lê Hoàng Quân, Hứa Ngọc Thuận - Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.
Lá đơn yêu cầu các cơ quan chức năng cho phép tờ báo "được tồn tại độc lập", đồng thời cam kết sẽ "tiếp tục duy trì hoạt động theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà Nước".
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 28/12, ông Nguyễn Xuân Minh, quyền Tổng Biên tập SGTT, xác nhận về lá đơn này.
"Sáng 27/12, tập thể người lao động của báo đã họp với ban biên tập trước khi gửi đơn đi," ông Minh nói.
"Vì tình hình lúc này đang rất gay go và vì đây là vấn đề quyền lợi của người lao động nên ban biên tập đã tôn trọng quyết định của họ," ông nói thêm.
'Xin được tồn tại'
Kể từ ngày 1/3 năm sau, SGTT sẽ ngưng hoạt động và chính thức sáp nhập vào Thời báo Kinh tế Sài Gòn, theo quyết định của các cơ quan chức năng.
Trong lá đơn kêu cứu, tập thể người lao động báo SGTT nói cơ quan chủ quản mới dù sẽ duy trì thương hiệu SGTT nhưng "chỉ tiếp nhận phóng viên, biên tập viên khoảng 10 người".
"Đơn vị tiếp nhận mới có thể không đồng ý tiếp nhận người lao động đang làm việc tại báo SGTT, không quan tâm đến quyền lợi của họ là trái với Luật Lao động và đạo lý của người Việt Nam," đơn viết.
Quyền Tổng biên tập SGTT lên tiếng
Quyền Tổng Biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị, ông Nguyễn Xuân Minh, nói về vụ báo Sài Gòn Giải phóng ngưng hoạt động vào năm sau.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
"Giao thương hiệu SGTT cho đơn vị khác quản lý mà không xem xét đến nguyện vọng, đời sống, nhu cầu người lao động đã xây dựng và sáng tạo ra tờ báo suốt 19 năm qua là cách làm thuần lý mà thiếu tình người."
"Vì sao phải buộc tờ báo của chúng tôi tự đình bản, trong khi chúng tôi không vi phạm quy định quản lý báo chí cũng như các quy định khác của Nhà nước?"
Trước đó, ông Minh cho BBC biết đã làm việc với ban biên tập Thời báo Kinh tế Sài Gòn và cơ quan này đang phải "cân nhắc để thu gọn bộ máy nhằm phát huy hiệu quả cao nhất".
"Tất nhiên họ phải sàng lọc đội ngũ của SGTT mà bộ máy của tôi hiện nay là 107 người," ông nói.
Trong đơn ngày 27/11, tập thể lao động của SGTT nói "sẽ đồng lòng sát cánh cùng ban biên tập để giải quyết vấn đề tài chính theo phương án mà UBND TP.HCM đã phê duyệt".
Những người gửi đơn cũng nói sẽ chấp nhận bị "chậm trả lương, trả nhuận bút trong một thời gian" để giúp ban quản lý giải quyết khó khăn tài chính".
"Chúng tôi xin phép được tiếp tục tồn tại trong vòng 3 đến 5 năm nữa theo thời hạn của giấy phép tiếp tục," đơn viết.
"Chúng tôi cam kết nếu trong khoảng thời gian đó nếu chúng tôi không đủ sức đảm bảo quá trình hoạt động được nữa, chúng tôi sẽ tự xin đình bản".
'Lý do sâu xa'
Về lý do khiến SGTT bị sáp nhập, ông Minh cho biết tờ báo "từ rất lâu đã có lỗ", nhất là vào năm 2011, khi lãi suất lến đến hơn 23% khiến toàn bộ doanh thu của báo phải trả lãi vay cho ngân hàng.
Ông cho biết thành phố đã cho SGTT được bán trụ sở để trả nợ và tờ báo sẽ được hưởng số tài sản dôi ra, khác với thông tin nói số tài sản này sẽ được sung công quỹ của một số báo trong nước.
Tuy nhiên ông Minh cũng cho rằng việc tờ báo bị buộc ngưng hoạt động có thể là do "có những vấn đề sâu xa hơn" ngoài vấn đề tài chính vì tiền thu từ việc bán nhà cao hơn rất nhiều lần so với số nợ mà tờ báo đang có.
Dù là tờ báo có lĩnh vực đối tượng tin bài về tiêu dùng, kinh doanh, thị trường, nhưng SGTT trong một thập niên qua cũng nối tiếng với các chủ đề chính trị, xã hội mà một vài bài viết trong số đó bị cho là khá 'nhạy cảm'.
Ông Minh nói tờ báo đã bị Ban Tuyên giáo phàn nàn "rất nhiều lần" và đã phải điều chỉnh "rất nhiều nội dung".
Hồi tháng 10 năm ngoái, tờ báo đã bị thanh tra toàn diện, với nội dung thanh tra bao gồm vấn đề "thực hiện tôn chỉ, mục đích của báo; tổ chức, hoạt động" bên cạnh việc chấp hành các quy định về tài chính, kế toán.
SGTT là báo của Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM, ra đời từ năm 1995.
Người được cho như có công gây dựng phát triển tờ báo này từ đầu là bà Vũ Kim Hạnh, cựu Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ TP. HCM, người bị cho thôi chức vì 'phạm khuyết điểm' năm 1991.
Dưới sự lãnh đạo của bà Kim Hạnh, SGTT cũng quy tập một số nhà báo có kinh nghiệm từ các tờ báo khác, đặc biệt là Tuổi Trẻ.
Cũng chính SGTT đã khởi xướng ra chương trình Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao được cho là rất thành công.
Trả lời BBC, quyền Tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị sắp bị chuyển chủ, ông Nguyễn Xuân Minh nói về số phận tờ báo có tính cách và kể lại các giai đoạn thăng trầm của báo.
Tin báo Sài Gòn Tiếp thị (SGTT) sẽ ngưng hoạt động và chính thức sáp nhập vào Thời báo Kinh tế Sài Gòn kể từ ngày 1/3 năm sau, theo quyết định của các cơ quan chức năng vẫn khiến làng báo Việt Nam Bấmxôn xao.
Ông Nguyễn Xuân Minh giải thích với BBC về quá trình gọi là 'sáp nhập với cơ quan chủ quản mới' theo các tin đưa ra.
Ông Nguyễn Xuân Minh: Đây là một quyết định cũng làm cho đội ngũ của tôi trăn trở.
Tờ báo sẽ chấm dứt hoạt động và chuyển giao về Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Bên đó sẽ mở một ấn phẩm phụ mang tên Sài Gòn Tiếp thị.
Mình không thể bê nguyên đội ngũ cũ qua mà sẽ có một sự sàng lọc nhất định. Họ phải đảm bảo những yếu tố giúp họ tồn tại và phát triển vì bên kia cũng đang ở trong một giai đoạn rất khó khăn.
Điều đó cũng bình thường nhưng mà đúng là người lao động bức xúc vì người ta đã giúp xây dựng thương hiệu này rất nhiều năm rồi, giờ thì sau Tết họ lại có thể mất công ăn việc làm.
Đây là điều mà mình làm một tờ báo thì phải chấp hành
BBC: Những nguyên nhân nào khiến tờ báo phải ngưng hoạt động thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Thực ra thì tờ báo từ rất lâu đã có lỗ.
"Văn bản thanh tra báo"
Đỉnh điểm của khó khăn về mặt tài chính đó là vào năm 2011, nền kinh tế khủng hoảng đến mức lãi suất lúc đó lên đến hơn 23%, toàn bộ tiền bạc chúng tôi làm ra phải trả lãi vay cho ngân hàng.
Thành phố cũng đã quyết định cho chúng tôi bán trụ sở của mình mà khi trước sắm bằng tiền của đội ngũ tập thể ở đây để thanh toán nợ.
BBC: Báo trong nước nói là bản thân trụ sở của SGTT có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với khoản nợ mà tờ báo đang đối mặt hiện nay và nếu bán trụ sở này thì SGTT hoàn toàn có thể chi trả nợ và tiếp tục hoạt động. Vậy ông nghĩ nguyên nhân sâu xa dẫn đến quyết định của cơ quan chức năng trong việc buộc tờ báo chuyển chủ và sung số tài sản dôi ra vào công quỹ có bắt nguồn từ vấn đề nào nằm ngoài vấn đề tài chính hay không?
Thực ra thì nếu chúng tôi bán nhà thì ủy ban thành phố có quyết định rằng chúng tôi sẽ hưởng toàn bộ khoản đó chứ không phải nộp ngân sách. Không phải vì lý do tài chính mà chúng tôi khó khăn.
Tôi vừa làm việc với một đơn vị và khả năng là tiền thu từ việc bán nhà là cao hơn rất nhiều lần so với số nợ mà chúng tôi đang có.
Có lẽ có những vấn đề sâu xa mà chúng tôi không hiểu được.
BBC: Tờ báo đã từng viết khá nhiều về chủ đề chính trị, xã hội, ông có cho rằng đây là một trong những vấn đề khiến tờ báo gặp rắc rối hay không?
Quyền Tổng biên tập SGTT lên tiếng
Quyền Tổng Biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị, ông Nguyễn Xuân Minh, nói về vụ báo Sài Gòn Giải phóng ngưng hoạt động vào năm sau.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Ông Nguyễn Xuân Minh: Theo tôi đó là thời gian trước đây. Sau này chúng tôi cũng đã cố gắng điều chỉnh khi anh Chánh đột ngột đổi tổng biên tập.
Điều đó cho thấy rằng chúng tôi tự tìm hiểu lý do của nó và hiểu rằng mình phải điều chỉnh nội dung tờ báo theo tôn chỉ, mục đích của tờ báo trên giấy phép.
Chính những vấn đề này đã dẫn đến những sự xáo trộn trong bộ máy quản lý của tờ báo.
Chúng tôi đã thay đổi rất nhiều nội dung và thậm chí nhiều người nói là tờ báo bị ‘hèn đi’.
Nhưng thú thật là chúng tôi phải trở lại với con đường của mình đó là một tờ báo hàng hóa, tiêu dùng, thị trường và những vấn đề khác thì cũng đề cập có liều lượng. Trước đây mình sa vào những vấn đề vĩ mô quá thì cũng mang lại nhiều bất lợi.
BBC: Năm 2009 SGTT đã cho thôi việc nhà báo Huy Đức vì bài “Bức tường Berlin” trên blog riêng của tác giả. Các hãng thông tấn quốc tế nói Ban Tuyên giáo Trung ương đã ‘than phiền’ về các bài blog và bài báo của ông Huy Đức. Phải chăng việc cho thôi việc nhà báo Huy Đức là để tránh cho tờ báo khỏi những rắc rối nằm ngoài vấn đề tài chính?
"Dù thế nào, SGTT từ đời TBT Kim Hạnh đến TBT Đặng Tâm Chánh…mỗi thời làm mỗi khác nhưng thời nào cũng có bản sắc"
Blogger Mạnh Quân
Ông Nguyễn Xuân Minh: Ở đây có yếu tố nhạy cảm, như bản lĩnh về mặt chính trị để xử lý vấn đề đó.
Cũng đã rất nhiều lần chúng tôi bị bên tuyên giáo phê bình và cũng cần nói rõ không ai ép buộc anh Huy Đức nghỉ.
Chính ban biên tập lúc đó có thảo luận với anh Huy Đức là tình hình rất gay go và chúng tôi có đề nghị với anh Huy Đức là mình chia tay với nhau để tờ báo khỏi có những chuyện căng thẳng, và sau này có những bài vở nào thì anh có thể tiếp tục cộng tác.
Sau đó thì anh Huy Đức cũng vui vẻ, không có vấn đề gì.
BBC: Phía bên Thời báo Kinh tế Sài Gòn họ có cho biết là sẽ nhận vào bao nhiêu nhân sự từ SGTT hay không? Tâm lý cán bộ và phóng viên SGTT hiện nay ra sao và mọi người đã lên kế hoạch gì cho thời gian sắp tới?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Tôi đã làm việc với các anh chị bên ban biên tập Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Người ta phải cân nhắc để thu gọn bộ máy nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. Tất nhiên họ phải sàng lọc đội ngũ của SGTT mà bộ máy của tôi hiện nay là 107 người.
"Đỉnh điểm của khó khăn về mặt tài chính là vào năm 2011, nền kinh tế khủng hoảng đến mức lãi suất lúc đó lên đến hơn 23%, toàn bộ tiền bạc chúng tôi làm ra phải trả lãi vay cho ngân hàng."
Việc đó cũng bình thường, nếu là tôi thì tôi cũng sẽ làm vậy thôi, để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Hiện nay hai bên đang làm việc nội bộ theo tinh thần đó chứ không có vấn đề gì như là nộp đơn thi tuyển lại hay gì khác.
Xin nói thẳng là họ cũng không vui vẻ gì khi nhận SGTT vì họ đang có một nhóm báo với nhiều ấn phẩm khác nhau.
Với người lao động thì chúng tôi sẽ có nhiệm vụ giới thiệu một số người cho báo Thời báo kinh tế sài Gòn để họ gặp gỡ và thỏa thuận.
Tất nhiên có những người khác mà những vấn đề như chế độ làm việc hay lương hướng mà người ta không vui vẻ thì lại muốn đi tìm một tờ báo tốt hơn.
Khi nhận về thì Sài gòn tiếp thị mới sẽ vận hành theo cách mới chứ không thể vận hành theo cách lâu nay.
BBC: Sau khi chuyển sang cơ quan chủ quản mới, ông sẽ nhớ gì về SGTT những ngày cũ?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Tôi nhớ về thời hoàng kim của SGTT.
Tôi cũng chưa phải là người đã ở đây lâu lắm.Tôi biết có những anh chị gắn bó với tờ báo từ ngày khai sinh, khi đó vẫn còn là ấn phẩm phụ của Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Lúc đó cả đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải lao đi làm Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, cho đến giờ đã là một hội chợ lừng danh cả nước.
Giờ thì báo đã phát triển chính quy hơn và các phóng viên có thể làm việc chuyên môn của mình và chuyện làm hội chợ để một đội ngũ khác.
Theo tôi nghĩ là phong trào người Việt dùng hàng Việt cũng là ý tưởng do chúng tôi bền bỉ nuôi dưỡng từ chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996, khi hàng ngoại tràn ngập thị trường.
Đó là dấu ấn lớn nhất trong đội ngũ của chúng tôi.
Một điều nữa, đó là không khí làm việc của tờ báo. Tình cảm gắn bó của anh em ở đây mà dẫn đến cả sự bức xúc lúc này, là do không gian hành nghề của SGTT là rất đáng quý và dù có đi đây đi đó thì cũng sẽ nhớ về không gian đó nhiều nhất.
No comments:
Post a Comment