Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, Nhân Văn sống là có 5 số thôi. Kỳ trước ông đã nói về nội dung của số 1, thế nhưng số tiếp theo thì nội dung như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Cần: Từ 2 tới số 5 có những bài như thế này “Ý kiến nhà sử học Đào Duy Anh”, đây là tôi nói đúng cái đầu đề của người ta ghi như thế. Trong bài này, ông Đào Duy Anh nói cần phải mở rộng tự do dân chủ.
Một bài thứ 2 nữa là của Trần Duy, thư ký toà soạn, “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ”.
Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
Bài thứ 3, bài này cũng là bài khá nặng, “Hiến pháp Việt Nam và hiến pháp Trung Hoa, bảo đảm tự do dân chủ như thế nào?” của ông Nguyễn Hữu Đang. Bài này cũng là bài mà rất là gây cấn.
Một bài nữa là “Bài học Ba Lan và Hungary”, lúc bấy giờ có vụ nổi dậy ở Ba Lan và Hungary, bài này ký tên là Người quan sát, nhưng mà đây là bút danh của Lê Đạt.
Ngoài ra có những bài văn nghệ nhưng cũng bị người ta rất là chú ý. Chẳng hạn như kịch “Xem mặt vợ”, một kịch vui nói về tình cảnh gây cấn đi cưới vợ phải có công đoàn và đảng xem xét. Đấy là một chuyện như vậy.
Rồi một chuyện nữa, tức là truyện “Con ngựa già của Chúa Trịnh” của Phùng Cung. Chuyện này thực ra là chuyện thời xưa nhưng mà nói về con ngựa già được vào nuôi trong khung cảnh của cung đình và trở thành vô dụng.
Người ta cho rằng đây là ý nói các văn nghệ sĩ làm bồi bút, trước đây thời tiền chiến thì rất giỏi, rất hay, đến khi ăn bã của Đảng thì trở thành không còn hay ho nữa, viết rất dỡ. Nói thật ra như vậy.
No comments:
Post a Comment