Chúng không tỏ một cử chỉ gì suốt một giờ học. Sang giờ thứ hai, ngựa chứng đầu đàn giơ tay. Tôi hỏi :
- Anh Phong muốn tôi giải đáp điều chi ?
Nó đứng dậy :
- Thưa giáo sư, giáo sư đã tìm ra kết luận cho vụ Giáo dục thời loạn, trò xin thần tí huyết chưa ạ ?
Nó nói năng lễ độ. Nhưng trong sự lễ độ của nó chứa đựng nhiều khinh miệt. Tôi nói :
- Tôi sẽ thảo luận với anh ngoài giờ học.
Nó lắc đầu :
- Ngoài giờ học là những giờ di hoang, vô quán cà phê nghe nhạc kiếm chỗ nhẩy đầm lậu vi vút và bắt ghế !
- Anh thích giải quyết ngay ?
- Dạ.
Nó bắt đầu ngạo mạn bằng ngôn ngữ thời đại :
- Dạ đi lẹ !
Đồng bọn của nó cười vang. Tôi nói :
- Giáo dục thời loạn, trò xin thầy tí huyết chỉ là cái "tít" vô ý thức của một tờ bào vô ý thức. Đừng nghĩ đó là vấn đề trọng đại. Anh đã đọc loạt bài đó, anh thừa rõ, cậu học trò đâu có đánh thầy của cậu hay cầm dao đâm chém ai. Cậu ấy còn nể thầy, tuy giận thầy, nên mới nhờ bạn bè đón đường hành hung thầy. Có tí huyết nào đâu ?
Nó hỏi :
- Giáo sư bảo đừng nghĩ đó là vấn đề trọng đại. Thế tại sao ông thầy lại bù lu bù loa đòi ăn thua đủ với nó, đòi chính quyền bắt nó, họp báo mạt sát học trò thời nay đổ đốn ?
Tôi đáp :
- Bởi vì ông giáo sư tỉnh X. cũng vô ý thức.
Nó mím môi :
- Giáo sư có biết thằng học trò đó trốn khỏi tỉnh X. chưa ?
- Tôi biết
- Vậy tôi nên nghĩ gì về thầy giáo hại học trò ?
- Anh nên nghĩ riêng về ông giáo sư tỉnh X.
Tôi nói tiếp :
- Nhưng nếu tôi là anh, tôi sẽ không nghĩ gì cả.
Nó gàn giọng :
- Tại sao ?
Không khí lớp học ngộp thở. Những ánh mắt long lanh giận dữ. Trần Tâm Thành đứng tên :
- Phong, tao sẽ hạ mày. Tao chờ mày ngoài cổng trường.
Nguyễn văn Lành cũng đứng lên :
- Thưa thầy, con không học nữa, con không khiếp nhược nữa, con sẽ giết thằng Phong, để báo chí khỏi nói trò xin thầy tí huyết.
Khuôn mặt Thành cương quyết. Và khuôn mặt Lành khác lạ. Thằng Phong đứng im. Hơi run run. Thành sửa soạn dời chỗ ngồi. Tôi xua tay, điềm nhiên :
- Anh Thành, tôi không muốn tuổi trẻ của anh nặng nề trôi qua chấn song nhà tù. Anh Lang, tôi muốn anh thực hiện mộng ước thắp sáng quê hương anh. Các anh ngồi xuống.
Thành và Lành không chịu ngồi. Tôi đập tay trên mặt bàn :
- Tôi bảo ngồi xuống !
Nước mắt hai đứa ứa ra. Cả lớp đứng dậy, trừ ba con ngựa chứng :
- Thưa thầy...
Tôi trầm giọng :
- Ngồi xuống, thầy bảo các anh ngồi xuống. Hãy để anh Phong đứng vì anh ấy đang thích đứng. Mọi người có một lối đưng, một chỗ đứng. Các anh chưa cần đứng vội.
Học trò ngoan ngoãn nghe lời tôi. Mỉm nụ cười che giấu nỗi xúc động dạt dào,tôi nói :
- Cám ơn các anh.
Rồi nhìn ngựa chứng đầu đàn, tôi nhỏ nhẹ :
- Anh Phong...
Nó cũng đã ngồi xuống.
- Tại sao tôi khuyên anh không nên nghĩ gì ? Anh muốn biết, tôi sẵn sàng cho anh biết. Giản dị lắm. Nếu anh cứ soi mói những chuyện chẳng may xảy ra trong xã hội mà thời đại nào và ở đâu cũng có, tâm hồn anh sẽ không phóng khoáng. Anh đừng cắt lời tôi. Tôi không phán xét ai cả vì sợ mình sẽ bị phán xét. Anh thích phán xét người khác, anh không sợ có ngày người ta phán xét anh hay sao ? Ở đời, có những nỗi hàm oan ghê gớm, dẫu ta bị hàm oan, vẫn phải nghiến răng chịu nhục. Anh còn trẻ, còn nhiều năm bước trên đường đời. Ngoài đời, chẳng ai để phần cơm chờ đứa trẻ đi hoang ngang qua mời vô ăn đâu. Ngoài đời, chẳng ai thèm khuyên can ta. Chỉ có xua đuổi, hất hủi khi ta bơ vơ, lỡ bước. Bởi thế ta cần sống cao thượng và làm việc, cần tập sống cao thượng và làm việc. Mà sống cao thượng thì phải biết tha thứ. Tôi nói thật, anh và bạn anh không thắng nổi ý chí của tôi đâu. Anh có tìm đủ cách hạ nhục tôi cũng khó bắt tôi thù ghét các anh. Rốt cuộc, các anh thiệt thòi năm học và tâm hồn dồn ứ thêm những bất bình, xấu xa. Vất trả thù hận ra ngoài đời, anh Phong.
Nó lại đứng lên :
- Giáo sư "đấu láo" ngoài câu hỏi của tôi.
Thằng Luyện sỗ sàng :
- Xin hỏi một câu ?
Tôi nói :
- Anh hỏi đi.
Nó toét miệng cười :
- Thí dụ giáo sư bị học trò đánh nhừ đòn, giáo sư có họp báo tố cáo học trò không ?
Tôi khẽ nhún vai :
- Nhà giáo vốn cô đơn và bị bạc đãi. Chịu bạc đãi quen rồi, có bị bạc đãi bằng đòn của trò, tôi vẫn thản nhiên.
Luyện liếm mép :
- Chắc chứ ?
Trần Tâm Thành nổi giận. Nó quay xuống cuối lớp :
- Mày muốn đánh thầy à ?
- Tao chỉ hỏi.
Trần Tâm Thành nghiến răng :
- Cấm mày hỏi điều đó. Muốn hỏi thêm hãy bước qua xác tao !
Tôi gạt vội :
- Anh Thành quên những điều thầy nói rồi. Các anh cần phải sống cao thượng. Mọi việc khó khăn sẽ đều được giải quyết bằng những tâm hồn cao thượng. Chúng ta đang làm việc trong thời buổi khó khăn. Thầy hy vọng, nỗi khó khăn sẽ hết.
Ngựa chứng đầu đàn nói hai tiếng bâng quơ :
- Để xem !
Và bỏ chỗ. Đàn em của nó theo nó, dời lớp học. Nó dọa tôi. Để xem. Tôi nghĩ thế. Ngựa chứng nghênh ngang. Những con mắt hằn học trông theo. Tôi bảo học trò của tôi :
- Chúng ta nên tội nghiệp bọn nó.
Trần Tâm Thành nhăn nhó :
- Thưa thầy bọn nó cần cho uống thuốc đắng.
Tôi cười :
- Bọn nó sẽ không chịu uống hay uống vào sẽ nôn ói. Phải có lớp bột ngọt bọc lấy viên thuốc đắng. Các anh nên hiểu rằng xã hội đã mất tuổi trẻ chỉ vì xã hội thích đỡ và đàn áp sự phản kháng vô lối của tuổi trẻ. Đỡ thì được nhưng cần đỡ bằng nệm mút thật dầy. Đó là lòng độ lượng.
Tôi rút khăn thấm mồ hôi trên trán :
- Các anh đã biết đó, trường mình gần một ngàn học trò, tỉnh mình thật nhiều trường lớp mà chỉ có bốn con ngựa chứng, đâu đáng lo ngại. Miễn là các anh sống cao thượng, làm việc hăng say, tâm hồn luôn luôn hướng về cái đẹp của xã hội, bỏ ngoài tầm mắt những cái xấu xa thì bọn thằng Phong sẽ cô đơn, sẽ ân hận và chúng ta cứu rỗi được chúng nó. Thầy muốn các anh thương bọn nó như các anh thương thầy. Thù hằn không giải quyết được gì cả. Cuộc đời chỉ xây dựng bằng tình thương. Tình thương mới vĩnh cửu. Chừng các anh bỏ trường độ bước xuống cuộc đời các anh sẽ hiểu thầy nói đúng.
Nguyễn văn Lành chớp mắt :
- Thưa thầy...
Tôi nói :
- Anh khỏi lo. Bọn thằng Phong không dám hành hung thầy đâu.
- Ngộ nhỡ...
- Không có nhỡ. Và thầy không đề phòng chuyện có thể xẩy ra. Thầy giáo không nên đề phòng học trò của mình hại mình. Thôi, chúng ta tiếp tục làm việc.
Tôi tưởng học trò cửa tôi vâng lời tôi, quên những câu xấc xược của bọn ngựa chứng. Nhưng Trần Tâm Thành đã quá thương tôi. Nó nhờ anh nó dùng súng bắt bọn thẳng Phong quỳ trước một quán cà phê, tát thằng Phong tàn nhẫn và ra lệnh cho thằng Phong không được hỗn láo với tôi hoặc phải xin thôi học. Chuyện đó gây sôi nổi khắp các lớp. Lành báo tin. Khuôn mặt nó rạng rỡ. Tôi vò đầu, tức tối :
- Anh Thành thương thầy mà chính là hại thầy.
Tôi nhờ Lành gọi Thành xuống phòng của tôi. Thành lánh mặt. Mấy bữa sau, có giờ của tôi,Thành nghỉ học. Chắc nó đã nghe Lành thuật lại câu than vãn của tôi. Thành nghỉ học nhưng nó viết thư xin lỗi tôi. Nó thú nhận là nó hành động ngu dại, không giúp ích gì cho tôi cả. Tôi nhắn học trò bảo Thành cứ đi học. Ngựa chứng biệt tăm. Chúng đang nuôi thù hận. Chắc chắn, chúng đã nghĩ tôi nhờ anh của Thành dằn mặt chúng. Càng ngày, sự ngộ nhận về tôi càng lớn đối với ngựa chứng. Tôi mới thấy cái thiên chức giáo dục hôm nay thật khó khăn. Nhà giáo không những chỉ là người mở mang kiến thức cho học trò mà còn là người xoa dịu nỗi cô đơn của tuổi trẻ. Tôi chưa chán nản, song tôi thấy khó lòng chinh phục nổi ngựa chứng dù tôi đã nhập cuộc rodéo giáo dục.
Những gì sắp xẩy ra ? Tôi đang trông đợi và sẳn sàng chịu đựng.
***
BUỔI SÁNG HÔM ẤY, NGỰA CHỨNG có mặt đầy đủ. Ý hẳn chúng đến trường để xem kết quả trận đòn. Ngựa chứng đã tưởng tôi đang nằm ở bệnh viện. Những trái đấm, những cú đá tàn bạo nưng thế giáng xuống, thốc lên, chắc chắn tôi phải liệt giường vài tháng. Ngựa chứng không thể hiểu tôi đã học nhu đạo, thái cực đạo, việt võ đạo và cả hồng mao nữa. Và tôi nổi tiếng là kẻ chịu đòn ở các sân tập. Thấy tôi vào lớp, mặt mày thâm quần, ngựa chứng ngạc nhiên đến rụng rời. Những người khác thì xót xa thương cảm. Nguyễn văn Lành dễ gì ngậm miệng. Nó đã rỉ tai hết cả bạn bè. Đó là phản ứng bình thường của con người nặng tình nặng nghĩa. Tôi sợ tai họa sẽ xảy ra cho ngựa chứng sau giờ học của tôi. Tôi muốn khóc. Những đôi mắt học trò lonh lanh một nỗi niềm. Họ không nói, mà họ đã nói rất nhiều.Họ gần gũi tôi, sẵn sàng đứng sau lưng tôi. Không một ai nỡ bỏ rơi tôi vì sợ hãi hay vì nghĩ rắng tôi bị đánh đập là tôi đáng bị đánh đập. Cuộc đời chẳng bao giờ giống lớp học. Ngoài cuộc đời, nếu ta bị hàm oan, bị bôi bẩn, người thân ta nhất sẽ lánh xa ta. Đôi khi còn phụ họa để miệt thị ta. Những đôi mắt dưới bàn học cũng chiếu rọi hằn học vào đám ngựa chứng. Tôi không muốn thế. Tôi nói:
- Thầy tin chắc rằng các anh vẫn nhớ lời thầy. Hãy làm việc và sống cao thượng. Thầy sẽ buồn vô cùng nếu các anh trái ý thầy. Vì, như vậy, chúng ta không còn gì để cho nhau, để dạy lẫn cho nhau. Các anh phải tin thầy. Rằng, chẳng có việc gì xẩy ra cả. Rằng, mọi việc sẽ được giải quyết bằng tình nghĩa thầy trò. Hôm nay, chúng ta học Nhất Linh, chúng ta làm quen với anh chàng lãng mạng cách mạng tên là Dũng và cô Loan, người yêu của chàng…
Trần thanh Tâm đứng dậy:
- Thưa Thầy…
Tôi hỏi:
- Anh chưa có cuốn Đoạn Tuyệt?
Nó chớp mắt:
- Con xin lỗi thầy.
- Anh chưa hề lầm lỗi.
- Con cần phải làm một chuyện gì….
- Anh chỉ nên ngồi ngoan ở chỗ của anh, chỗ của người học trò và nhìn thầy trên bục gỗ như anh đang nghĩ. Chuyện mà anh cần phải làm là hãy chăm chỉ học hành và tập sống cao thượng để dời lớp học bước xuống cuộc đời, dù trong nghịch cảnh nào đó, các anh vẫn còn giữ được đôi chút hiền lương. Đôi chút thôi. Là đủ tạo nổi một biên giới ngăn cản cái Thiện bước sang cái Ác….
Trần thanh Tâm định nói thêm, nhưng ông hiệu trưởng, ông tỉnh trưởng, ông phó nội anh và ông trưởng ty cảnh sát đã đến cửa lớp học. Ông hiệu trưởng bước vào lớp trước, ông nói:
- Ông tỉnh muốn tới thăm lớp học.
Tôi đã đoán được chuyện gì sắp xảy ra. Và tôi khó chịu nhìn ông hiệu trưởng. Lớp học yên lặng. Tôi bước ra cửa lớp mời “quan khách” vô. Học trò đứng lên chào “phái đoàn”. Nghi lễ thông thường qua nhanh. Tôi chú ý những khuôn mặt ngựa chứng. Chúng nó hốt hoảng. Ông tỉnh vào đề ngay:
- Đêm qua, giáo sư bị một bọn học sinh mất dạy hành hùng…
Tôi vội tiếp lời ông:
- Thưa đại tá, bọn hành hung tôi không phải là học sinh của tôi.
Ông ngó tôi và nói với học trò:
- Các em đã thấy rõ vết thương trên khuôn mặt khả kính của thầy các em. Các em muốn tôi dành hình phạt nào cho bọn phản thầy đó?
Ông tỉnh trưởng nhìn ông phó nội an:
- Tôi đã lưu ý ông.
Ông phó nội anh tái mặt, đứng im. Ông tỉnh hỏi:
- Em nào biết hay nghi ngờ đứa nào chủ mưu hành hung thầy các em?
Trần thanh Tâm giơ tay. Nó được phép đứng dậy. Tôi ngầm ngăn cản nó:
- Nếu anh không biết đích xác, không chứng kiến vụ người ta hành hung thầy thì đừng nghi ngờ cho bạn của anh. Thầy là người trong cuộc chứ không phải anh.
Trần thanh Tâm nói:
- Thưa đại tá, thầy con bị bọn say rượu đánh lầm.
Ông tỉnh nhíu mày:
- Tôi đành tin giáo sư và các em vậy. Nhưng, bất cứ lúc nào các em muốn loại trừ những thằng học sinh côn đồ khỏi nhà trường, các em cứ tới văn phòng tôi. Tôi sẽ bắt nhốt bọn vô giáo dục đó, dù chúng nó là con cháu tôi. Các em không lo bị trả thù. Rác rưởi cần phải được quét sạch khỏi học đường, quét khỏi tỉnh này. Du đãng, trộm cướp thì bỏ tù chứ học sinh đánh thầy giáo phải đóng chuồng nhốt chung chúng nó với thú vật.
Quay sang ông trưởng ty cảnh sát, ông tỉnh ra lệnh:
- Ông điều tra gấp vụ này.
Ông nói với tôi:
- Xin lỗi giáo sư chúng tôi đã làm rộn lớp học.
Tôi nói:
- Cám ơn đại tá đã dạy học trò của tôi một bài học thấm thía.
Ông tỉnh trưởng nhìn tôi chan chứa cảm tình:
- Giáo dục là công việc của mọi người, thưa giáo sư.
Ông bắt tay từ giã tôi. Tiễn “phái đoàn” ra khỏi cửa lớp, tôi đã ngỡ ngàng thấy hai nhân viên công lực đem sẵn còng máng ở dây lưng. Những chiếc còng sắt đó sẽ còng tay thằng Phong dính vào tay đồng bọn của nó. Ông tỉnh trưởng là người cương quyết, là người thi hành luật pháp, chắc hắn, ông sẽ dẫn bọn thằng Phong đến các trường học trong tỉnh, sẽ bắt chúng nó quỳ ở giữa các sân trường. Tưởng tượng hình phạt mà ông dành cho bọn thằng Phong, tôi bỗng rụng rời. Hình phạt không có tâm hồn. Những kết án cũng không có tâm hồn. Nên không thể hiểu sau mỗi hình phạt, kẻ chịu hình phạt sẽ ra sao. Tôi thì tôi biết rõ số phận của bọn thằng Phong sẽ khốn nạn kể từ lúc nhân viên công lực còng tay chúng nó lôi ra khỏi lớp học. Bấy giờ, không ai thương xót chúng nó nữa. Bấy giờ, có xót thương cũng đã muộn màng. Những kẻ sắp chết đuối không hy vọng tấm mảng trôi tình cờ trên dòng nước, dù là mảng mục rữa. Bọn thằng Phong sẽ trở thành bọn người nguy hiểm cùng cực cho xã hội nếu cổ tay chúng bị đeo còng ngay ở lớp học. Trường học không cưu mang chúng, thầy giáo không xót thương chúng, bạn bè không khoan dung với chúng thì cuộc đời dễ gì tha thứ chúng. Nếu bọn thằng Phong đã hiểu tương lai của chúng đang đùa rỡn với còng sắt.
Tôi trở vào lớp. Câu nói trước tiên là câu cám ơn Trần văn Thành. Cả lớp thắc mắc. Tôi giải thích :
- Ông đại tá ra lệnh cho nhân viên công lực mang còng tới. Chỉ cần anh Thành tố cáo bất cứ tên nào là nhân viên công lực còng tay lại lôi ra khỏi lớp. Trừ khi người ta ở ngoài đời thì còn có lý do biện bạch cho những lần bị còng tay. Có kẻ bị phỉ nhổ. Có kẻ được thương xót. Nhưng ở lớp học bị còng tay lôi ra là bị đẩy xuống vực thẳm.
Tôi nhìn ngựa chứng:
- Các anh có nghĩ thế không, anh Phong, anh Luyện, anh Thiện, anh Du?
Ngựa chứng đầu đàn lí nhí đáp:
- Thưa giáo sư, có ạ!
Tôi nói:
- Tôi chỉ là một nhà giáo có xuất xứ nghèo khổ và quen chịu đựng. tôi sẽ chịu đựng nỗi đau thể xác cho học trò của tôi khỏi bị đau đớn tinh thần. Tôi không bao giờ là thần tượng. Họ lầm. Thần tượng ở đấu tôi không biết chứ thần tượng ở xứ này được nặn lên rồi lại bị chính những kẻ nặn lên đạp vỡ một cách phũ phàng. Nhà giáo chỉ muốn học trò của mình nên người và không mong mỏi học trò đền ơn. Các anh không nên người là lỗi tại thầy các anh. Đó là vấn đề của lương tâm các anh một mai khi các anh có kẻ làm thầy giáo. Tôi vốn không thích học trò của tôi mang tiếng chỉ điểm viên. Khi chúng ta còn có thể duy trì được tình nghĩa và còn có hoàn cảnh sống cao thượng, chúng ta hãy duy trì và đừng sợ thua thiệt. Nhà trường không dạy tính toán thủ đoạn. Nhà trường không dạy nghề chỉ điểm, tố cáo, phản bội.
Ngựa chứng cúi gầm mặt. Quả thật, chúng nó đã cô đơn. Tôi cho học trò nghỉ học sớm. Khi tôi xuống văn phòng ông hiệu trưởng, định trách móc ông vài câu, tôi thấy ông phó nội an và ba người khách đã ngồi đó. Ông tùy phái già, bác Năm thân mến, đang bận bịu châm nước. Ông hiệu trưởng giới thiệu tôi với ba người khách. Tôi biết họ là phụ huynh của các cậu học trò Luyện, Du, Thiện. Câu chuyện bắt đầu. Ông phó nội an cám ơn tôi đã cứu thằng Phong. Những người khác nói mang ơn tôi suốt đời và họ thú nhận đã thiếu bổn phận đối với con em họ. Ông phó hứa sẽ răn dạy thằng Phong. Tôi cho họ biết đừng suy nghĩ gì cả. Thầy giáo không được phép hắt hủi, xua đuổi học trò. Tôi chỉ làm nhiệm vụ giáo dục. Họ vẫn sợ tôi thay đổi thái độ hoặc học trò của tôi ghét bỏ con em họ, sẽ tố cáo. Tôi cam kết không xảy ra chuyện tàn bạo đó, miễn là con em họ tiếp tục đến trường. Họ ngỏ ý chịu phí tổn đài thọ tôi để tôi nằm bệnh viện. Tôi từ chối. Họ ra về, mời mọc tôi đến nhà họ chơi. Tôi nhận lời. Sau đó, tôi về phòng nằm nghỉ.
Những vết đau, bây giờ, mới thấm thía. Ông già Năm đẩy cửa bước vào. Ông ái ngại hỏi tôi:
- Thầy cần gì tôi không?
Tôi đáp:
- Không, cám ơn bác.
- Tại sao thầy còn bênh vực bọn khốn nạn đó?
- Bác bảo tôi không giống ai mà.
Ông già Năm chép miệng:
- Thầy không giống ai, thiệt tình. Mà tôi nghĩ thầy nên đi dưỡng bệnh.
Tôi ngồi nhỏm dậy:
- Tôi còn khỏe.
Ông già Năm có vẻ hân hoan:
- Thấy lão phó mặt dài thườn thượt ngồi chờ thầy ở văn phòng ông hiệu trưởng để xin lỗi, tôi khoái quá!
Tôi nói:
- Tội nghiệp ông ta.
Ông già Năm đưa tay lên gãi gáy:
- Thầy Định à…..
Tôi cười:
- Chi đó, Bác Năm?
- Thầy đừng giận tôi nhé! Tôi nể nang hết sức nên mới làm phiền thầy.
- Chuyện gì đó?
- Cô Liên….
- Sao?
- Thầy đừng giận tôi nhé! Tôi thấy cô Liên khóc tôi mới động lòng nhận lời. Tôi biết thầy sẽ la tôi. Cô Liên nhờ tôi trao tận tay thầy một bức thư.
- Một bức thư.
- Dạ.
- Bác đem trả lại cô ấy đi. Bảo cô ấy muốn nói gì thì nói ở lớp học.
Ông già Năm chớp mắt, tay thọc vào túi áo bà ba:
- Tội nghiệp cổ, thầy Định…..
Tôi hất đầu:
- Vậy bác đưa đây. Đừng có nói cho ai biết, kể cả con gái bác.
Bác Năm trao bức thư cho tôi và bước vội ra ngoài. Tôi xé phong bì thư, lôi ra những tờ pelure màu xanh thơm ngát mùi nước hoa Rêve d’or. Bức thư tỏ tình viết từ nhiều ngày tháng. Mỗi tuần một đoạn. Liên nói yêu tôi và đã đau khổ vì tình yêu câm nín. Nàng chứng minh nỗi đau khổ bằng những giọt nước mắt rớt xuống thư làm nhòa những chữ viết bằng bút mực. Tôi đọc xong, gấp bức thư cất tận đáy va ly của tôi. Bây giờ tôi mới thực sự bối rối. Người ta có thể chế ngự được hận thù chứ không thể ngăn cản được tình yêu của một người cho một người. Tôi có thể chiến thắng ngựa chứng nhưng sẽ chiến bại cô học trò Phan kim Liên. Chỉ còn một cách giã từ tỉnh lỵ này. Rồi tôi cũng phải lấy vợ song không thể lấy cô học trò đang học mình ở nơi mình đang dạy học. Tôi chỉ là một người, có một trái tim biết rung động. Tôi không giả dối. phủ nhận tôi yêu Kim Liên. Tôi yêu nàng lắm chứ. Khốn nỗi, không gian và thời gian không cho phép tôi tỏ tình với Liên. Tôi có nhiều ràng buộc bà giáo điều tự mình đặt ra để bắt mình phải tuân theo.
Tôi có cảm tưởng tôi sắp thua cuộc.
***
Buổi sáng hôm ấy, ngựa chứng có mặt đầy đủ. Ý hẳn chúng đến trường để xem kết quả trận đòn. Ngựa chứng đã tưởng tôi đang nằm ở bệnh viện. Những trái đấm, những cú đá tàn bạo nưng thế giáng xuống, thốc lên, chắc chắn tôi phải liệt giường vài tháng. Ngựa chứng không thể hiểu tôi đã học nhu đạo, thái cực đạo, việt võ đạo và cả hồng mao nữa. Và tôi nổi tiếng là kẻ chịu đòn ở các sân tập. Thấy tôi vào lớp, mặt mày thâm quần, ngựa chứng ngạc nhiên đến rụng rời. Những người khác thì xót xa thương cảm. Nguyễn văn Lành dễ gì ngậm miệng. Nó đã rỉ tai hết cả bạn bè. Đó là phản ứng bình thường của con người nặng tình nặng nghĩa. Tôi sợ tai họa sẽ xảy ra cho ngựa chứng sau giờ học của tôi. Tôi muốn khóc. Những đôi mắt học trò lonh lanh một nỗi niềm. Họ không nói, mà họ đã nói rất nhiều.Họ gần gũi tôi, sẵn sàng đứng sau lưng tôi. Không một ai nỡ bỏ rơi tôi vì sợ hãi hay vì nghĩ rắng tôi bị đánh đập là tôi đáng bị đánh đập. Cuộc đời chẳng bao giờ giống lớp học. Ngoài cuộc đời, nếu ta bị hàm oan, bị bôi bẩn, người thân ta nhất sẽ lánh xa ta. Đôi khi còn phụ họa để miệt thị ta. Những đôi mắt dưới bàn học cũng chiếu rọi hằn học vào đám ngựa chứng. Tôi không muốn thế. Tôi nói:
- Thầy tin chắc rằng các anh vẫn nhớ lời thầy. Hãy làm việc và sống cao thượng. Thầy sẽ buồn vô cùng nếu các anh trái ý thầy. Vì, như vậy, chúng ta không còn gì để cho nhau, để dạy lẫn cho nhau. Các anh phải tin thầy. Rằng, chẳng có việc gì xẩy ra cả. Rằng, mọi việc sẽ được giải quyết bằng tình nghĩa thầy trò. Hôm nay, chúng ta học Nhất Linh, chúng ta làm quen với anh chàng lãng mạng cách mạng tên là Dũng và cô Loan, người yêu của chàng…
Trần thanh Tâm đứng dậy:
- Thưa Thầy…
Tôi hỏi:
- Anh chưa có cuốn Đoạn Tuyệt?
Nó chớp mắt:
- Con xin lỗi thầy.
- Anh chưa hề lầm lỗi.
- Con cần phải làm một chuyện gì….
- Anh chỉ nên ngồi ngoan ở chỗ của anh, chỗ của người học trò và nhìn thầy trên bục gỗ như anh đang nghĩ. Chuyện mà anh cần phải làm là hãy chăm chỉ học hành và tập sống cao thượng để dời lớp học bước xuống cuộc đời, dù trong nghịch cảnh nào đó, các anh vẫn còn giữ được đôi chút hiền lương. Đôi chút thôi. Là đủ tạo nổi một biên giới ngăn cản cái Thiện bước sang cái Ác….
Trần thanh Tâm định nói thêm, nhưng ông hiệu trưởng, ông tỉnh trưởng, ông phó nội anh và ông trưởng ty cảnh sát đã đến cửa lớp học. Ông hiệu trưởng bước vào lớp trước, ông nói:
- Ông tỉnh muốn tới thăm lớp học.
Tôi đã đoán được chuyện gì sắp xảy ra. Và tôi khó chịu nhìn ông hiệu trưởng. Lớp học yên lặng. Tôi bước ra cửa lớp mời “quan khách” vô. Học trò đứng lên chào “phái đoàn”. Nghi lễ thông thường qua nhanh. Tôi chú ý những khuôn mặt ngựa chứng. Chúng nó hốt hoảng. Ông tỉnh vào đề ngay:
- Đêm qua, giáo sư bị một bọn học sinh mất dạy hành hùng…
Tôi vội tiếp lời ông:
- Thưa đại tá, bọn hành hung tôi không phải là học sinh của tôi.
Ông ngó tôi và nói với học trò:
- Các em đã thấy rõ vết thương trên khuôn mặt khả kính của thầy các em. Các em muốn tôi dành hình phạt nào cho bọn phản thầy đó?
Ông tỉnh trưởng nhìn ông phó nội an:
- Tôi đã lưu ý ông.
Ông phó nội anh tái mặt, đứng im. Ông tỉnh hỏi:
- Em nào biết hay nghi ngờ đứa nào chủ mưu hành hung thầy các em?
Trần thanh Tâm giơ tay. Nó được phép đứng dậy. Tôi ngầm ngăn cản nó:
- Nếu anh không biết đích xác, không chứng kiến vụ người ta hành hung thầy thì đừng nghi ngờ cho bạn của anh. Thầy là người trong cuộc chứ không phải anh.
Trần thanh Tâm nói:
- Thưa đại tá, thầy con bị bọn say rượu đánh lầm.
Ông tỉnh nhíu mày:
- Tôi đành tin giáo sư và các em vậy. Nhưng, bất cứ lúc nào các em muốn loại trừ những thằng học sinh côn đồ khỏi nhà trường, các em cứ tới văn phòng tôi. Tôi sẽ bắt nhốt bọn vô giáo dục đó, dù chúng nó là con cháu tôi. Các em không lo bị trả thù. Rác rưởi cần phải được quét sạch khỏi học đường, quét khỏi tỉnh này. Du đãng, trộm cướp thì bỏ tù chứ học sinh đánh thầy giáo phải đóng chuồng nhốt chung chúng nó với thú vật.
Quay sang ông trưởng ty cảnh sát, ông tỉnh ra lệnh:
- Ông điều tra gấp vụ này.
Ông nói với tôi:
- Xin lỗi giáo sư chúng tôi đã làm rộn lớp học.
Tôi nói:
- Cám ơn đại tá đã dạy học trò của tôi một bài học thấm thía.
Ông tỉnh trưởng nhìn tôi chan chứa cảm tình:
- Giáo dục là công việc của mọi người, thưa giáo sư.
Ông bắt tay từ giã tôi. Tiễn “phái đoàn” ra khỏi cửa lớp, tôi đã ngỡ ngàng thấy hai nhân viên công lực đem sẵn còng máng ở dây lưng. Những chiếc còng sắt đó sẽ còng tay thằng Phong dính vào tay đồng bọn của nó. Ông tỉnh trưởng là người cương quyết, là người thi hành luật pháp, chắc hắn, ông sẽ dẫn bọn thằng Phong đến các trường học trong tỉnh, sẽ bắt chúng nó quỳ ở giữa các sân trường. Tưởng tượng hình phạt mà ông dành cho bọn thằng Phong, tôi bỗng rụng rời. Hình phạt không có tâm hồn. Những kết án cũng không có tâm hồn. Nên không thể hiểu sau mỗi hình phạt, kẻ chịu hình phạt sẽ ra sao. Tôi thì tôi biết rõ số phận của bọn thằng Phong sẽ khốn nạn kể từ lúc nhân viên công lực còng tay chúng nó lôi ra khỏi lớp học. Bấy giờ, không ai thương xót chúng nó nữa. Bấy giờ, có xót thương cũng đã muộn màng. Những kẻ sắp chết đuối không hy vọng tấm mảng trôi tình cờ trên dòng nước, dù là mảng mục rữa. Bọn thằng Phong sẽ trở thành bọn người nguy hiểm cùng cực cho xã hội nếu cổ tay chúng bị đeo còng ngay ở lớp học. Trường học không cưu mang chúng, thầy giáo không xót thương chúng, bạn bè không khoan dung với chúng thì cuộc đời dễ gì tha thứ chúng. Nếu bọn thằng Phong đã hiểu tương lai của chúng đang đùa rỡn với còng sắt.
Tôi trở vào lớp. Câu nói trước tiên là câu cám ơn Trần văn Thành. Cả lớp thắc mắc. Tôi giải thích :
- Ông đại tá ra lệnh cho nhân viên công lực mang còng tới. Chỉ cần anh Thành tố cáo bất cứ tên nào là nhân viên công lực còng tay lại lôi ra khỏi lớp. Trừ khi người ta ở ngoài đời thì còn có lý do biện bạch cho những lần bị còng tay. Có kẻ bị phỉ nhổ. Có kẻ được thương xót. Nhưng ở lớp học bị còng tay lôi ra là bị đẩy xuống vực thẳm.
Tôi nhìn ngựa chứng:
- Các anh có nghĩ thế không, anh Phong, anh Luyện, anh Thiện, anh Du?
Ngựa chứng đầu đàn lí nhí đáp:
- Thưa giáo sư, có ạ!
Tôi nói:
- Tôi chỉ là một nhà giáo có xuất xứ nghèo khổ và quen chịu đựng. tôi sẽ chịu đựng nỗi đau thể xác cho học trò của tôi khỏi bị đau đớn tinh thần. Tôi không bao giờ là thần tượng. Họ lầm. Thần tượng ở đấu tôi không biết chứ thần tượng ở xứ này được nặn lên rồi lại bị chính những kẻ nặn lên đạp vỡ một cách phũ phàng. Nhà giáo chỉ muốn học trò của mình nên người và không mong mỏi học trò đền ơn. Các anh không nên người là lỗi tại thầy các anh. Đó là vấn đề của lương tâm các anh một mai khi các anh có kẻ làm thầy giáo. Tôi vốn không thích học trò của tôi mang tiếng chỉ điểm viên. Khi chúng ta còn có thể duy trì được tình nghĩa và còn có hoàn cảnh sống cao thượng, chúng ta hãy duy trì và đừng sợ thua thiệt. Nhà trường không dạy tính toán thủ đoạn. Nhà trường không dạy nghề chỉ điểm, tố cáo, phản bội.
Ngựa chứng cúi gầm mặt. Quả thật, chúng nó đã cô đơn. Tôi cho học trò nghỉ học sớm. Khi tôi xuống văn phòng ông hiệu trưởng, định trách móc ông vài câu, tôi thấy ông phó nội an và ba người khách đã ngồi đó. Ông tùy phái già, bác Năm thân mến, đang bận bịu châm nước. Ông hiệu trưởng giới thiệu tôi với ba người khách. Tôi biết họ là phụ huynh của các cậu học trò Luyện, Du, Thiện. Câu chuyện bắt đầu. Ông phó nội an cám ơn tôi đã cứu thằng Phong. Những người khác nói mang ơn tôi suốt đời và họ thú nhận đã thiếu bổn phận đối với con em họ. Ông phó hứa sẽ răn dạy thằng Phong. Tôi cho họ biết đừng suy nghĩ gì cả. Thầy giáo không được phép hắt hủi, xua đuổi học trò. Tôi chỉ làm nhiệm vụ giáo dục. Họ vẫn sợ tôi thay đổi thái độ hoặc học trò của tôi ghét bỏ con em họ, sẽ tố cáo. Tôi cam kết không xảy ra chuyện tàn bạo đó, miễn là con em họ tiếp tục đến trường. Họ ngỏ ý chịu phí tổn đài thọ tôi để tôi nằm bệnh viện. Tôi từ chối. Họ ra về, mời mọc tôi đến nhà họ chơi. Tôi nhận lời. Sau đó, tôi về phòng nằm nghỉ.
Những vết đau, bây giờ, mới thấm thía. Ông già Năm đẩy cửa bước vào. Ông ái ngại hỏi tôi:
- Thầy cần gì tôi không?
Tôi đáp:
- Không, cám ơn bác.
- Tại sao thầy còn bênh vực bọn khốn nạn đó?
- Bác bảo tôi không giống ai mà.
Ông già Năm chép miệng:
- Thầy không giống ai, thiệt tình. Mà tôi nghĩ thầy nên đi dưỡng bệnh.
Tôi ngồi nhỏm dậy:
- Tôi còn khỏe.
Ông già Năm có vẻ hân hoan:
- Thấy lão phó mặt dài thườn thượt ngồi chờ thầy ở văn phòng ông hiệu trưởng để xin lỗi, tôi khoái quá!
Tôi nói:
- Tội nghiệp ông ta.
Ông già Năm đưa tay lên gãi gáy:
- Thầy Định à…
Tôi cười:
- Chi đó, Bác Năm?
- Thầy đừng giận tôi nhé! Tôi nể nang hết sức nên mới làm phiền thầy.
- Chuyện gì đó?
- Cô Liên…
- Sao?
- Thầy đừng giận tôi nhé! Tôi thấy cô Liên khóc tôi mới động lòng nhận lời. Tôi biết thầy sẽ la tôi. Cô Liên nhờ tôi trao tận tay thầy một bức thư.
- Một bức thư.
- Dạ.
- Bác đem trả lại cô ấy đi. Bảo cô ấy muốn nói gì thì nói ở lớp học.
Ông già Năm chớp mắt, tay thọc vào túi áo bà ba:
- Tội nghiệp cổ, thầy Định…
Tôi hất đầu:
- Vậy bác đưa đây. Đừng có nói cho ai biết, kể cả con gái bác.
Bác Năm trao bức thư cho tôi và bước vội ra ngoài. Tôi xé phong bì thư, lôi ra những tờ pelure màu xanh thơm ngát mùi nước hoa Rêve d’or. Bức thư tỏ tình viết từ nhiều ngày tháng. Mỗi tuần một đoạn. Liên nói yêu tôi và đã đau khổ vì tình yêu câm nín. Nàng chứng minh nỗi đau khổ bằng những giọt nước mắt rớt xuống thư làm nhòa những chữ viết bằng bút mực. Tôi đọc xong, gấp bức thư cất tận đáy va ly của tôi. Bây giờ tôi mới thực sự bối rối. Người ta có thể chế ngự được hận thù chứ không thể ngăn cản được tình yêu của một người cho một người. Tôi có thể chiến thắng ngựa chứng nhưng sẽ chiến bại cô học trò Phan kim Liên. Chỉ còn một cách giã từ tỉnh lỵ này. Rồi tôi cũng phải lấy vợ song không thể lấy cô học trò đang học mình ở nơi mình đang dạy học. Tôi chỉ là một người, có một trái tim biết rung động. Tôi không giả dối. phủ nhận tôi yêu Kim Liên. Tôi yêu nàng lắm chứ. Khốn nỗi, không gian và thời gian không cho phép tôi tỏ tình với Liên. Tôi có nhiều ràng buộc bà giáo điều tự mình đặt ra để bắt mình phải tuân theo.
Tôi có cảm tưởng tôi sắp thua cuộc.
***
NGỰA CHỨNG NGỒI NGOAN NGOÃN DƯỚI bàn học. Ngồi ngoan vì bị ngồi ngoan chứ không phải ngồi ngoan vì muốn ngồi ngoan. Điều đó chứng tỏ rằng ngựa chứng vẫn còn thiên lương, và giáo dục gia đình vẫn cần thiết cho sự dẫn dắt tuổi trẻ. Khi tuổi trẻ chưa phủ nhận cái quyền uy của gia đình thì chưa có gì đáng lo ngại. Ngựa chứng lầm lì hơn cả bao giờ. Chúng tách riêng sự có mặt của chúng với bạn bè của chúng. Ở lớp học. Ở sân trường. Tôi biết ngựa chứng chưa hiểu nổi tình của tôi đối với chúng nó. Tôi chưa chinh phục được ngựa chứng. Chúng vẫn tưởng tôi sợ hãi, khiếp nhược. Để chứng minh hùng hồn rằng thầy giáo cũng có sức mạnh của thầy giáo, một số đồng nghiệp của tôi đã thị uy ngay tại lớp những buổi học đầu niên khóa: “Các anh đừng lơ mơ, hồi học trường sư phạm, tôi nổi tiếng dao búa. Anh nào thích đánh nhau, cứ việc ra sân, chúng ta cởi quần áo phân tài cao thấp.” Quyền lực không giải quyết được việc chi cả. Quyền lực để chế ngự chứ không phải để chinh phục. Mà giáo dục là để chinh phục tâm hồn.
Bọn thằng Phong, ngồi ngoan dưới bàn học nghĩ về tôi ngồi trên bục gỗ không giống những Trần Tâm Thành, Nguyễn văn Lành. Nó chỉ mới ngừng khiêu khích, nhục mạ tôi và đã gọi tôi bằng “giáo sư” một cách miễn cưỡng.
- Anh hiểu bài giảng hôm nay chứ, anh Phong?
- Thưa giáo sư, tôi hiểu.
- Có thắc mắc gì không, anh Thiện?
- Thưa giáo sư, không.
- Muốn tôi kể chuyện tướng cướp Rory Calhoun trở thành tài tử màn bạc Mỹ không, anh Luyện?
- Không ạ!
- Anh có cần giảng lại những bài anh vắng mặt không, anh Du?
- Tôi đã đọc sách ở nhà rồi, thưa giáo sư.
Ngựa chứng không nói, nếu tôi không gợi chuyện. Lối trả lời của chúng lạnh lùng và chứa đựng hằn học. Nhưng lớp học đã yên lặng, mọi người được làm việc điều hòa. Ngựa chứng đã có chỗ nằm ấm cúng để thức khuya. Chúng sẽ biết đêm dài. Bây giờ, tôi chỉ cần chờ đợi một đêm thức khuya của chúng nó. Tôi tiếp tục dạy thêm học trò của tôi và các trường tư trong tỉnh những ngày Chúa Nhật, ngày Lễ. Từ chối những lời mời mọc nồng hậu của vài tư thục. Mỗi buổi tối, tôi kèm cặp một số học trò vì hoàn cảnh phải thôi học. Tôi thương họ là tôi thương tôi, thương xót những năm tháng nghèo khổ ngày xưa. Giáo dục vốn không vụ lợi cho cá nhân mình. Thầy giáo chẳng khác gì người truyền giáo, chẳng khác gì ông già nhặt hạt mận chôn bên vệ đường. Ông già không sống lâu để hưởng bóng mát cây mận. Những người trẻ sẽ hưởng bóng mát, sẽ được bứt trái mận chín mà giải khát giữa đường nắng cháy khô cổ. Và có ai tìm hiểu tại sao cây mận mọc tươi tốt, đơm hoa, kết trái bên vệ đường đâu.
Nỗi băn khoăn của tôi không do ngựa chứng tạo ra nữa. Ngựa chứng sẽ bị đồng hóa bởi bầy ngựa lành trong tầu ngựa của chúng ta. Tôi được rảnh tâm dàn xếp chuyện tình cảm riêng tư giữa tôi và cô học trò Phan kim Liên. Nàng gởi thư đều cho tôi. Ông già Năm là người phát thư riêng của nàng. Tôi đọc thư tỏ tình của Kim Liên, lòng dậy lên những xót xa. Xuân hồng niên thiếu của tôi đã phôi pha. Tuổi vừa lớn trải kín lối đi làm cuộc đời và tháng năm cô đơn, nghèo khổ. Mộng mơ còn đó nhưng mộng mơ không gởi vào đôi mắt thiếu nữ nào. Tôi chưa dám yêu ai vì cứ sợ không ai yêu mình. Kim Liên là người con gái đầu tiên yêu tôi. Và tôi đón nhận tình yêu đó. Nàng cho tôi sống lại tuổi vừa lớn của tôi với những xao xuyến, bâng khuâng của kẻ mới ngắt bông hồng tình ái thứ nhất. Tình yêu giữa hai người trai gái có chi là xấu hổ nếu họ hướng về mục đích tốt đẹp. Thầy giáo giống thầy tu ở tác phong, đạo đức chứ không giống cả trái tim. Trái tim thầy giáo rung động mãnh liệt nhất vì tình yêu. Tôi đã thực sự rung động vì Kim Liên. Ở một nơi nào đó không phải ở tỉnh lỵ mà mối cuộc đời đều tự nhốt mình vào chiếc lồng son lễ giáo, chắc chắn, tôi sẽ hôn môi Kim Liên say đắm, đôi môi đọng đầy nước mắt của tôi. Nhưng ở nơi này, ở tỉnh lỵ mà tăm tiếng và tai tiếng dễ nổi ngang nhau, thầy giáo không được phép công khai yêu học trò của mình dù tình yêu đưa tới hôn nhân. Yêu trộm mà bị dư luận khám phá, tội lỗi càng ghê gớm. Nhà giáo chịu đựng hơn nhà tu điều đó. Nhà tu có luật cấm, chứ nhà giáo sống tự do tình cảm. Thế mà nhà giáo phải tự đặt luật cho mình để ngăn cấm mình. Nếu tôi không ngăn cấm tôi, cứ việc yêu Kim Liên và lấy nàng làm vợ ngay ở đây thì tôi phải bỏ nghề dạy học trước khi kết hôn với nàng. Tôi không muốn bỏ cái đam mê của tôi. Tôi không giả dối nghĩ rằng tôi không yêu Kim Liên. Song tôi cần phải giả dối với lòng tôi. Để cho niềm tin của học trò không bị mất nơi thầy giáo. Để những đồng nghiệp trẻ của tôi không bị nhục mạ, khiêu khích bởi đám ngựa chứng trong sân trường. Để hình ảnh ông thầy mãi đáng kính, đáng trọng vọng trên bục gỗ. Có những sự giả dối giúp ích cho nhiều người. Đó chính là một sự hy sinh âm thầm. Đôi khi, sự hy sinh gây ra ngộ nhận và kẻ hy sinh bị hàm oan đau đớn.
Tình yêu của Kim Liên nồng cháy và thiết tha đến nỗi, những bài luận quốc văn nộp cho tôi cũng là những bức thư tình ướt át. Nguyễn văn Lành đã gặp bài luận tình đầu tiên. Nó ngạc nhiên hỏi:
- Người ta lại phá thầy, hả?
Tôi cười. Nó mím môi:
- Hết bọn thằng Phong tới bọn quỷ cái?
Tôi không giấu giếm Nguyễn văn Lành. Kể hết. Nó suy nghĩ giây lát, rồi nói:
- Chị ấy lãng mạn quá!
Tôi hỏi:
- Nếu Lành làm thầy giáo, bị rơi vào trường hợp này, Lành nghĩ sao?
Lành đáp:
- Con sẽ dạy học ở làng và ở làng không có học trò lãng mạn.
- Nếu có thì sao?
- Thì người ở làng con sẽ cấm chỉ đứa học trò lãng mạn ấy.
- Nếu người làng không cấm chỉ?
- Chắc chắn là con bị đàm tiếu. Học trò đâu được lăng nhăng với thầy giáo.
Tôi vỗ vai Lành:
- Thí dụ thầy lăng nhăng với Kim Liên, em nghĩ gì về thầy?
Lành chớp mắt:
- Con nghĩ thầy không làm thế đâu. Mấy năm trước đã xảy ra chuyện này. Ông thầy dạy trường tư bị phụ huynh đàm tiếu dữ lắm. Họ không cho con em học ổng. Rốt cuộc, ổng phải bỏ lên Sài Gòn.
Tôi nuốt nước miếng cho tâm sự vướng nơi cổ tôi trôi xuống:
- Em đốt bài luận tình của Kim Liên đi, Chị ấy có thể tự tử vì xấu hổ nếu em tiết lộ với bạn bè. Thầy tin em. Ta không làm điều xấu là đủ. Chẳng nên làm ai buồn.
Lành nói:
- Nhỡ chị Liên cứ viết hoài?
Tôi xoa tay:
- Thì em lại mất công đốt. Hết niên học, thầy sẽ tính.
Lành nhìn tôi, đôi mắt nó long lanh tình thương:
- Thầy sẽ tính chi?
Tôi đặt tay lên mái tóc lởm chởm của nó:
- Sẽ xa em.
Lành sửng sốt. Đôi mắt nó vẩn lên những sợi khói ưu tư. Giọng nó chìm vào nỗi lo lắng:
- Thầy sẽ xa các con?
Tôi gật đầu:
- Đành vậy.
Chợt Lành ngó tôi, Đôi mắt bỗng tan biến những sợi khói ưu tư. Khuôn mặt tươi lên một chút.
- Thưa thầy…
- Em muốn nói gì nữa?
- Con nghĩ…
- Em không nên nghĩ lại. Khi người ta đã đóng cái đinh vào cột, nhổ ra, cái đinh vẫn bị eo và cột đã có vết đóng. Em hiểu chứ?
- Dạ.
- Ít nhất, thầy cũng ở đây hết niên học. Sang năm, em đâu còn học với thầy.
- Con cần học thầy mãi mãi, học ở thầy nhiều thứ.
- Em đã học đủ rồi, bạn bè em đã học đủ rồi, trừ bọn thằng Phong, thầy cố gắng làm cho bọn chúng nó giống các em để thầy có thể yên lòng ra đi.
Lành gục xuống bàn khóc. Tôi để mặc nó khóc. Rồi nó sẽ nguôi ngoai. Chuyện Kim Liên yêu tôi chỉ Kim Liên, Ông già Năm, Lành và tôi biết. Lành tiếp tục đốt những bài luận tình. Và tôi, tôi mơ hồ thấy một vết đen nhỏ trên manh áo trắng muốt của tôi. Đến một buổi tối, nhằm đúng ngày Lành về quê thăm gia đình, Kim Liên bất chấp tất cả, nàng tìm tới tôi. Nàng khóc. Nàng trách móc tôi vô tình. Tôi xin lỗi Kim Liên và cho nàng hiểu rằng tôi yêu nàng tha thiết. Tôi trình bày hoàn cảnh của tôi.
Nàng hỏi:
- Bao giờ anh mới dám yêu em?
Tôi nói:
- Bao giờ tôi dời tỉnh này và Liên lên đại học. Tôi hứa người tôi cưới làm vợ sẽ chỉ là Liên. Nhưng Liên cũng phải hứa đừng gây xáo trộn nghề dạy của tôi, ít ra trong thời gian tôi còn ở đây.
- Như thế, em khổ quá.
- Nhiều người khổ hơn Liên. Ta cần chịu khổ để tránh mọi việc mọi đổ vỡ tan tác.
- Vậy thì em đành chờ đợi.
Liên về. Từ bữa đó, nàng không viết thư nhờ ông già Năm trao cho tôi và làm luận tình nữa. Ông già Năm ngạc nhiên. Lành ngạc nhiên. Lành vui vẻ vì nó tưởng bóng mây đen đã tan. Còn ông già Năm, hễ gặp tôi, là cứ nhắc lại câu nói cũ kỹ: “Thiệt tình, thầy không giống những ông thầy trẻ khác.” Và cuối cùng, ông chép miệng: “ Tội nghiệp cô Liên!” Họ chẳng biết thêm điều gì. Tỉnh ra, tôi đã dạy ở ngôi trường này được sáu tháng. Sáu tháng trời mà tưởng chừng như sáu niên học đằng đẵng. Tôi lớn lên, kinh nghiệm dồi dào. Tự hào cái mớ kinh nghiệm của tôi. Bước đầu không hụt hẫng, vấp ngã, sẽ không bao giờ hụt hẫng, vấp ngã. Giữa cái Tốt và cái Xấu chỉ cách nhau một sợi tóc. Nếu ta coi sợi tóc như bức tường cao , đầy chông gai, ta sẽ thoát hiểm. Tôi đang đứng trước biên giới sợi tóc. Và tôi biết tôi sẵn sàng bị quyến rũ để bước qua sợi tóc. Không ai dám nói mình chế ngự được tình yêu. Thường thường, người ta đều bị tình yêu khuất phục. Tình yêu làm người ta phấn khởi, yêu đời và tâm hồn ngập ứ mộng mơ. Nhưng tình yêu còn làm cho người ta điên dại, mù quáng, mặc dù, nhà giáo rất dễ điên dại, mù quáng vì tình yêu học trò, vì vòng tay học trò.
Để khỏi bị vòng tay Kim Liên ôm chặt lấy cái thiên chức của mình, tôi vội vàng nộp đơn xin thuyên chuyển đi nơi khác, rất xa tỉnh lỵ miền Tây yêu dấu này. Tôi sẽ giữ lời hứa với Kim Liên. Khi tôi dám để vòng tay cô học trò của tôi ôm chặt lấy tôi, lúc đó, nàng phải không còn là học trò. Tỉnh lỵ, ngôi trường, học trò cũ đã trở thành dĩ vãng. Một dĩ vãng độ lượng và không khắc nghiệt với tình yêu. Một dĩ vãng bình thản, trống vắng, vì người của dĩ vãng, những Lành, Phong, Thành, Thiện, Du , Luyện... mải leo dốc vật chất hiện tại, cũng sẽ độ lượng. Đơn xin thuyên chuyển của tôi làm ông hiệu trưởng ngạc nhiên.
- Toa bỏ cuộc hả, Định?
- Đâu có, xong cuộc rồi.
- Tại sao toa lại xin đi?
- Sau này, anh sẽ hiểu.
- Cho moa biết lý do được không?
- Vấn đề tâm cảm.
- Bao giờ đi?
- Gần hết niên học. Tôi lấy cớ ra Trung chấm thi. Anh chuyển đơn lên Bộ gấp. Thủ tục rườm rà đấy, anh lưu ý giùm.
- Ở đây, phụ huynh và học trò thương mến toa, toa đi sẽ phụ lòng họ.
- Chính vì không muốn làm phụ lòng tin cậy của họ mà tôi phải đi.
- Dạy thêm năm nữa, Định ạ! Học trò đệ tam ao ước niên học tới được học toa.
- Họ không phá phách đâu. Thầy mới sẽ dễ dạy và, bất kể, thầy già hay thầy trẻ, sẽ được học trò kính yêu.
- Toa đi, moa tiếc lắm.
- Tôi cũng lưu luyến ngôi trường và tỉnh lỵ này. Tôi không giữ đúng lời hứa, mong anh cảm phiền. Xin anh một điều: Anh đừng nói cho ai biết tôi nộp đơn xin thuyên chuyển.
- Sợ Bộ từ chối.
- Tôi xin hoản chuyển cho một đồng nghiệp miền Trung, Bộ sẽ chấp thuận.
- Toa lạ thật!
Đơn của tôi được chuyển lên Bộ hoàn toàn bí mật. Sinh hoạt của tôi ở các lớp học vẫn bình thường. Bọn thằng Phong không còn phá phách bạn bè và thầy giáo nữa. Chúng nó làm việc. Thế thôi. Tôi chưa chinh phục nổi chúng nó. Điều đó chẳng cần thiết. Miễn là chúng nó không để tuổi trẻ của chúng nó phải sám hối sau này. Ngày tháng bỗng trôi nhanh. Tôi có cảm tưởng thế. Từ nay tới hôm từ giã ngôi trường ăm ắp kỷ niệm này, không hiểu còn những chuyện gì xẩy ra. Tôi hy vọng nắng sẽ hiền, gió sẽ ngoan, lòng người sẽ lắng lại, bình yên. Để tôi buồn man mác chất chở kỷ niệm thương yêu vào hành lý.
***
LỚP HỌC ĐÃ MẤT HẲN NHỮNG XAO động phù du. Mỗi người đều làm đầy đủ bổn phận của mình, dưới bàn học hay trên bục gỗ. Trước bảng đen, chỉ còn là những người trẻ lo chuyện tương lai. Trong sân trường, ngựa chứng biến dạng. Xã hội bên ngoài vô cùng phức tạp và thường khó giải quyết những vấn đề quan trọng bằng thiện chí. Nhưng ở học đường, vấn đề nan giải cách mấy, vẫn giàn xếp được. Bằng những tâm hồn cao thượng. Trước hết , bằng đạo đức của ông thầy. Đạo đức của ông thầy soi sáng cho u mê của học trò. Ông thầy dạy học trò trung học, tôi nghĩ, cần có tấm lòng yêu thương dào dạt như những cô giáo vườn trẻ. Yêu thương là vĩnh cửu. Tội lỗi trên đời đểu đã bị yêu thương cảm hóa. Nhẫn nhục và yêu thương, ông thầy nào cũng thắp sáng nổi ngọn đuốc “lương sư hưng quốc”. Tuổi trẻ bây giờ thật khó hiểu. Họ biết cả những điều mà họ chưa nên biết, không nên biết. Họ từ chối giáo điều, sẵn sàng ngờ vực. Muốn giáo dục họ, phải cảm thông mọi ưu tư của họ và tạo giúp họ một niềm tin. Tuổi trẻ mất niềm tin là mất tất cả. Như bọn thằng Phong chẳng hạn.
Chúng nó biến thành ngựa chứng vì chúng nó mất niềm tin, Không tin thầy, làm sao học hành đây? Bản chất của chúng nó tốt. Hoàn cảnh xã hội, học đường, gia đình dẫn chúng nó vào con đường xấu. Thói thường, một người đã mang tiếng xấu, đôi vai người ấy trĩu nặng thêm những hắt hủi, miệt thị, kết án từ mọi phía. Ông thầy cũng nằm trong cái “thói thường” đó, học trò mất nết sẽ không được cứu rỗi. Và họ sẽ thiệt thòi, sẽ khổ sở, đau đớn. Tôi rất tự hào đã cứu rỗi bọn thằng Phong. Không phải tôi là thần thánh. Chỉ nhờ tôi biết chịu đựng nghịch cảnh, phấn đấu đến cùng và thành thật đối với chúng nó. Tôi không thể khoe khoang lòng độ lượng của tôi, Đã làm thầy giáo, tất nhiên, phải ban độ lượng cho học trò. Đó là bổn phận và không bao giờ là sự thi ân. Bọn thằng Phong chưa bộc lộ thiện cảm đối với tôi, Có lẽ, chúng nó xấu hổ. Nhưng chúng nó đã gần gũi bạn bè, chúng nó không tự gây chia cách để cô đơn. Một cơn mưa chưa thể làm mát rượi sau những ngày nắng hạn]. Cần nhiều cơn mưa. Cảm hóa lòng người đòi hỏi thời gian. Tôi không chờ đợi câu xin lỗi của thằng Phong, thằng Luyện, thằng Du hay thằng Thiện. Miễn là nó ngồi ngoan ngoãn dưới bàn học. Tôi muốn vậy. Và tôi đã toại nguyện. tôi không sợ bỏ cuộc rodéo giáo dục. Tôi có thể yên lòng từ giã ngôi trường này.
Một hôm Lành hỏi tôi:
- Thầy không xa chúng con nữa chứ?
Tôi đáp:
- Sang năm, em lên lớp đệ nhất rồi, chuyện thầy đi hay ở lại đâu có quan trọng.
Lành nói:
- Chúng con cần học ở thầy nhiều nữa.
Tôi vỗ nhẹ vai Lành:
- Hãy lo học bài thi, đừng để ý chuyện tình cảm vụn vặt.
Tự nhiên, Lành nắm tay tôi:
- Thưa thầy, con nghe nói chị Liên đã xin thôi học.
Tôi giả bộ thản nhiên:
- Thế à?
Liên đã xin chuyển trường. Nàng lên Sài gòn học. Liên cũng hề biết tôi cũng đã xin thuyên chuyển ra miền Trung. Nàng lên Sài Gòn học, giữ gìn giùm tôi và muốn giữ tôi ở lại. Vô ích. Với tôi, tỉnh lỵ này là nhà tù kín, là vùng đất cấm. Chuyện tình của tôi và Liên sẽ dẫn tới hôn nhân nhưng không bao giờ xảy ra ở đây và bây giờ. Còn lâu, lâu lắm.
- Chị ấy hết làm phiền thầy, thầy đừng đi nữa, thầy nhé!
Tôi gỡ nhẹ tay Lành ra:
- Can đảm một chút, Lành. Em đã lớn, đừng quá bịn rịn cho bất cứ một lần giã từ nào. Phải luôn luôn nghĩ tới quê hương và mộng ước của em.
Lành không thắc mắc chuyện ra đi hay ở lại của tôi. Những nó đã phả vào tâm hồn tôi những giây phút xao xuyến mà tôi tưởng không gặp nghịch cảnh không bao giờ ta có những phút xao xuyến ấy. Tết vừa qua, tôi về quê hương Lành, Miền Nam đầy ngập phù sa mầu mỡ. Chỉ riêng quê hương Lành, ngôi làng nhỏ thuộc miền Đồng Tháp, nằm cạnh dòng sông suốt đời không chảy siết là èo ọt, cằn cỗi. Dân làng sống bằng nghề trồng trầu và thuốc lá rê. Lành đã ăn học được nhờ mẹ nó sáng tối chăm chút những dây trầu leo lên những cây cau. Bởi thế, mộng ước của nó cũng leo cao như những dây trầu. Phần đông học trò tỉnh lỵ đều mang những mộng ước xanh tươi và đơn giản. Ông thầy phải biết. Để khỏi làm úa héo mộng ước của học trò cấy từ những chỗ ngồi dưới bàn học. Những người học trò như Lành, xa quê hương đi học là tự cho mình đã mang nợ quê hương. Họ khát khao thành tài, khao khát làm chín vàng trái mộng ước để trở về thắp sáng quê hương u tối của họ. Tôi yêu Lành, yêu những Nguyễn văn Lành. Tôi tin chắc, dẫu xa Lành, tôi vẫn gần nó. Gần gũi và quấn quýt cơ hồ dây trầu vườn nhà mẹ nó quấn quýt lấy thân cau, cơ hồ mộng ước của nó quấn quýt lấy quê hương nó.
Lớp học của tôi, các lớp học ở ngôi trường miền Tây này, bây giờ, đã mất hẳn cái không khí ngờ vực. Từ ánh mắt nhìn nhau đế nụ cười cho nhau đã trở nên thắm thiết. Ngày thi gần kề. Học trò miệt mài sách vở. Những ngày Chúa Nhật dạy thêm của tôi thật cảm động. Nhiều cậu học trò trường tư sợ tôi nói lớn sẽ bị long phổi, các cậu ấy mượn máy phóng thanh đem tới lớp. Tôi từ chối máy móc. Tôi muốn nói với học bằng tiếng nói của tâm hồn tôi. Họ tặng tôi đủ thứ. Sách, báo, cam, quýt… Họ nồng nàn mời tôi đến nhà họ. Cha mẹ họ nhờ họ chuyển lời mời. Đó là phần thưởng mà tôi được hân hạnh tiếp nhận sau những tháng dài làm công việc chinh phục học trò và chinh phục cả chính bản thân mình. Tưởng tượng những người học trò kính trọng, thương yêu thầy, phải xóa bỏ sự kính trọng, niềm yêu thương họ khám phá thấy thầy giả dối, đàng điếm, sẽ đau khổ chừng nào! Tôi mãi mãi nghĩ điều đó và tôi phải khép đời mình vào những giáo điều do tôi đặt ra. Có vẻ khôi hài đấy. Nhưng lý tưởng nào chả bị coi là khôi hài, ngớ ngẩn dưới mắt nhiều người. Chỉ những kẻ theo đuổi lý tưởng mới không hay mình khôi hài, ngớ ngẩn. Và say mê. Và đã thành công.
Lại có một buổi tối, tôi sang phố dạo thăm vài hiệu sách, mua vài tuần báo và ra công viên ngồi suy nghĩ. Tôi ngước nhìn bầu trời. Bầu trời tỉnh lỵ cũng hiền hòa như người tỉnh lỵ. Trời đầy sao. Tôi tìm được một chuỗi sao xếp hình chữ L. Chuỗi sao, hình như, run rẩy. Run rẩy ở một góc trời. Liên đó. Phan kim Liên đó. Nàng đang đứng từ một góc thiên đường của tôi nhìn xuống tôi, nhìn xuống thân phận một nhà giáo trong một xã hội biến động mà mọi giá trị đều bị đảo lộn và nhà giáo là nạn nhân đau đớn của sự đảo lộn đẳng cấp giá trị ấy. Nhà giáo buộc chặt nỗi bất mãn cay đắng, buộc chặt cả mộng mơ tình ái, thu đời mình vào cái vỏ ốc cứng, chịu đựng mọi nghiệt ngã cho ngọn đuốc khỏi bị dập tắt với ước mơ thắp sáng một xã hội mà giá trị đạo đức phải là giá trị tuyệt đối. Liên đó. Nàng đang run rẩy. tôi muốn nàng cứ đứng nguyên ở một góc thiên đường của tôi. Và nếu nàng có thể quên được một lần tôi đã hứa hẹn cưới nàng thì chuỗi-sao-nàng, chuỗi sao chữ L sẽ mãi mãi rực sáng trong hồn tôi. Tình yêu thật khó giải nghĩa. Nó đến bất chợt rồi đi bất ngờ. Nó làm xáo trộn cuộc sống của ta. Cuối cùng, nó sẽ gây cho ta những vết thương muôn thuở.
Tôi không dám nghĩ tới Liên nữa. Bỏ về, Tôi định khi qua cầu đúc sẽ ngắm những ngôi sao in hình trên mặt sông. Nhưng mới đến đầu cầu, tôi phải dừng lại vì một đám đông bu quanh cuộc ẩu đả. Tò mò, tôi lách vào ngó xem. Nếu những người đang gây sự là học trò, tôi sẽ giúp họ dàn xếp. Sự tò mò của tôi rất ích lợi. Bọn thằng Phong bị bao vây bởi một nhóm chừng 10 người, có lẽ là du đãng. Họ rút dây lưng quất bọn thằng Phong tới tấp. Đám đông hiếu ký không ai khuyên can. Phong hứng đòn nhiều nhất. Tôi nhẩy vào, đứng cạnh nó. Phong la lớn:
- Giáo sư đừng can thiệp, giáo sư chạy ra ngoài đi!
Một người du đãng ngạo mạn:
- Đập bỏ mẹ cả thầy tụi nó!
Tôi bảo Phong:
- Các anh chạy hết về bên kia cầu.
Thiện vừa đỡ đòn vừa hét:
- Bọn nó sẽ đánh chết giáo sư.
Để bọn thằng Phong tin tưởng rằng tôi đủ sức áp đảo bọn du đãng này, tôi giơ tay chụp lấy đầu đay lưng có khóa sắt của một người du đãng, giật mạnh. Người du đãng chúi về phía tôi. Dùng một thế võ nhu đạo, tôi chộp một cánh tay anh ta và khóa chặt. Người du đãng nhăn nhó, hết cử động. Tôi nói:
- Nếu các anh không dừng tay, tôi sẽ bắt người này giao cho cảnh sát.
Tôi giục học trò của tôi:
- Các anh chạy đi!
Những người du đãng khác xông vào giải thoát cho bạn. Tôi đành buông người du đãng để đối phó. Bọn thằng Phong hết bị bao vây. Chúng phản công mãnh liệt và nhất định không chịu chạy trốn. Những người du đãng hung hăng quá. Bất đắc dĩ, tôi phải tặng cho họ những thế nhu đạo và thái cực đạo. Bị đánh đau, có người rút dao, liều ăn thua đủ. Tôi đá văng được con dao sau khi hưởng một vết nhẹ trên cánh tay. Phong hốt hoảng:
- Giáo sư có đau không?
Tôi nói:
- Không sao cả. Các anh nên rút lui.
- Tôi sẽ hạ gục bọn khốn kiếp!
Phong lồng lộn, đấm đá. Tôi muốn kết thúc nhanh, sử dụng những thế võ độc đáo hơn. Và tôi quật vài người du đãng ngã sõng soài. Những người khác bỏ chạy. Bọn thằng Phong toan đuổi. Tôi ngăn chặn. Cảnh sát đã tới. Họ bắt những người không kịp chạy thoát thân. Tôi xin cảnh sát tha họ, viện lý do cuộc ẩu đả gây ra vì một sự hiểu lầm. Tôi vỗ vai Phong:
- Mình về chứ?
Nó rút khăn mùi soa buộc vết thương rướm máu ở cánh tay tôi, Phong nhìn tôi. Đôi mắt khác lạ. Tôi có thể đọc nổi những ý nghĩ trong đôi mắt của nó. Những ý nghĩ sám hối và thương yêu. Chắc chắn, bọn thằng Phong đã ngạc nhiên ghê gớm.
Phong lí nhí:
- Cám ơn giáo sư.
Tôi cười:
- Anh đừng khách sáo.
Nó chớp mắt:
- Không có giáo sư, chúng tôi bị no đòn.
Và nó tiếp:
- Vì chúng tôi bỏ băng của chúng nó, nên chúng nó cảnh cáo.
Tôi nắm chặt tay Phong rồi tay Luyện, tay Du, tay Thiện:
- Cám ơn các anh. Chúng ta về nhà, kẻo trễ.
Năm chúng tôi bước qua cầu. Im lặng. Nhưng tự đáy lòng mỗi người đều reo vui như những kẻ chiến thắng trở về từ một miền gian khổ. Tôi không được nhìn những vì sao in hình trên mặt sông. Hẳn là vẫn đẹp. Đêm nay còn đẹp hơn.
***
ĐOẠN KẾT
TỪ BỤC GỖ NHÌN QUA CỬA, TÔI thấy những cây phượng đã trổ hoa. Hoa đỏ chói chang. Đâu đây, thoáng nghe tiếng buồn của con ve sầu đến sớm. Con ve sầu muốn được hát khúc ca tiễn biệt tôi. Tờ giấy hoán chuyển ra Trung đã nằm trong túi quần. Khi cầm nó, tôi rưng rưng. Đành vậy. Chương trình tôi đã dạy hết. Không thiếu một tác giả nào. Học trò đệ nhị sắp được nghỉ để sửa soạn lều chõng. Buổi học hôm nay chưa phải là buổi học cuối cùng niên học của họ nhưng là buổi học cuối cùng mà họ gặp tôi. Sáng mai tôi về Sài Gòn. Lành không biết. Nó sắp biết. Mọi người sắp biết.
Tôi dành suốt giờ học ở lớp Đệ nhị B nói chuyện thi cử. Kỷ niệm đi thi của tôi được khơi dậy. Và tôi tưởng tôi đang sống lại chuỗi ngày tháng học trò. Học trò ngồi nghe, đoạn nào thích thú, họ cười vang rộn rã. Gần hết giờ, tôi bảo học trò gấp sách vở, đặt tay trên bàn. Lớp học xao động một lát. Rồi im lặng. Hoàn toàn im lặng. Tôi ngó những mái đầu, những khuôn mặt, những ánh mắt. Có một cái gì nghẹn ngào vướng ở cổ họng tôi. Nuốt mãi chẳng chịu trôi. Cuối cùng, phải áp bàn tay vào ngực cho trái tim bớt đập mạnh, tôi nói:
- Các anh đi học đầy đủ hôm nay làm thầy đỡ ân hận vì thầy được chào tạm biệt các anh, không thiếu anh nào.
Tiếng hỏi ồn ào:
- Thầy đi chấm thi hả, thầy?
Tôi đáp:
- Thầy giã từ ngôi trường này, tỉnh lỵ này. Cám ơn các anh đã cho thầy nhiều kỷ niệm. Thầy giữ đúng lời hứa dạy hết niên học. Chắc không anh nào nỡ trách thầy.
Lớp học im lặng hơn. Nhiều khuôn mặt đang vui bỗng ủ ê. Nhiều đôi mắt như muốn khóc. Tiếng thở dài nổi dậy. Nguyễn quý Phong đứng lên, rồi Du, Luyện, Thiện cùng đứng lên. Hai tay khoanh trước ngực, Phong chớp mắt lia lịa, giọng nói chìm vào cơn xúc động:
- Thưa thầy, con xin thầy ở lại dạy chúng con.
Tôi vẫy tay. Cánh tay run run. Tôi nói xúc động không kém gì Phong.
- Các anh ngồi xuống.
Nhưng bọn thằng Phong vẫn đứng. Tôi nói:
- Anh Phong, thầy đã dạy anh, đã dạy các anh hết rồi. thầy không còn gì để dạy các anh nữa. Các anh đã nên người.
Phong ứa nước mắt. Những người học trò của tôi ứa nước mắt. Và tôi, dù cố gắng thản nhiên, nước mắt tôi vẫn ứa ra. Qua màn nước mắt. thầy trò tôi mới nhìn rõ được lòng nhau.
Tôi giã từ học trò của tôi trong nỗi buồn thơm ngát.
27- 9- 1971
(Viết xong tại quận III, Sài-gòn)
(Viết xong tại quận III, Sài-gòn)
No comments:
Post a Comment