Sunday, November 10, 2013

Tin Chủ Nhật, 10-11-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Chị Liên, chị của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức : Cơn mưa giữa đêm khuya, chợt nhớ căn phòng giam không được cài cửa sổ (Dân Luận). “Chỉ vì có những kế sách muốn đóng góp nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng khó khăn của đất nước mà Trần Huỳnh Duy Thức phải nhận một bản án 16 năm tù. Như thế đã quá tàn khốc với em rồi. Trại giam Xuyên mộc không được lạm quyền đọa đày em thêm nữa“.
Đào Thanh Hương – Vài từ ngữ đắc dụng một thời, nay thành chướng tai (Dân Luận). “CS Việt Nam đang áp dụng chuyên chính ở miền Bắc và sử dụng bạo lực ở miền Nam nên được Trung Quốc thừa nhận là ‘chân chính’. Từ ngữ này rất đắc dụng thời đó, đảng nói không biết chán… Chỉ sợ không được coi là ‘chân chính’. Nhưng rồi biết bao thay đổi tiếp theo: VN bỏ Trung Quốc để theo Liên Xô; Liên Xô sụp đổ, mở đầu thoái trào CS… Cái nhóm từ ‘chủ nghĩa Mác-Lênin chân chính’ trở thành vô duyên, phản cảm“.
Đại biểu Quốc hội lo lắng về Hiến pháp (BBC). – Audio phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Đài:  ‘Hiến pháp sắp thông qua chỉ như HP cũ’ (BBC). ”nó chỉ chỉnh sửa một số chỗ để củng cố cho nội bộ của Đảng Cộng sản thôi, chứ không đem lại một lợi ích nào thực tế cho người dân VN cả”.  – TS Đoàn Xuân Lộc: Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?
Phan Châu Thành – Các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước: sẽ “đấm” ai suốt cả thế kỷ này? (Dân Luận). “Và đây là năm thế võ đảng truyền của các lực lượng kinh tế nhà nước hiện nay: 1) Độc chiếm toàn bộ tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tài sản của đất nước của dân tộc gìn giữ được sau mấy nghìn năm; 2) Độc chiếm quyền kinh doanh trên thị trường nội địa “tự do” đối với bất kỳ mặt hàng nào họ muốn; 3) Độc chiếm quyền tiếp cận vốn tài chính của quốc gia; 4) Độc chiếm mọi ưu kinh tế, pháp lý bằng chính sách, luật lệ kinh tế bất công đối với các thành phần kinh tế khác…“. - Khai tử Vinashin, bình mới rượu cũ? (DNSG).  – Tái cấu trúc Vinashin: Bài cuối: Trả món nợ của Vinashin bằng cách nào? (LĐ).
Nhắn bọn khát tiền (FB ĐN Đỗ Đức). “Hỡi bọn người khát tiền/ Bay sống được bao nhiêu  năm/ Nuốt  nổi được bao nhiêu miếng?/ Mà nỡ đẩy dân tộc vào lầm than/ Mà nỡ lột da đất nước/ Mà nỡ moi mề móc ruột quê hương..Bay sống một đời chưa đầy trăm tuổi/  Nhưng lời nguyền rủa bay sẽ dài đến ngàn năm/  Hãy tỉnh ngộ khi còn chưa muộn“.  - Bài đầu tiên thầy dạy: hãy biết nhục (Nguyễn Hoa Lư).
“ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG: CUỘC “CHẠY TỘI” BẮT ĐẦU (Tân Châu). - Ôi mồ hôi của nửa triệu đồng bào(Đào Tuấn). “Và bởi ‘một bộ phận không nhỏ’ giờ đây đã trở thành một thành ngữ dân gian để chỉ những người nào đó ‘ở nơi khác, cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác’. Khác là ở đâu? Xin hỏi ‘một bộ phận không nhỏ‘.” - Chống tham nhũng: con cáo mắc đuôi (Nguyễn Tiến Dũng). - Video: Bằng chứng bác sĩ bệnh viện mắt TW nhận phong bì người bệnh (DLB).
Sự thật về hệ thống tư pháp CSVN qua những bản án oan (DLB). - TOÀ XỬ SAI, AI XỬ TOÀ ? (Bùi Văn Bồng). - Không chỉ phá án rất nhanh… (Đinh Tấn Lực). “Không chỉ phá án rất nhanh, Chúng nó phá mọi thứ rất nhanh, kể cả nhân phẩm và tính người“.
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
2Ngàn năm áo mũ (RFA).
Giáo sư Huệ Chi “đạo văn” hay là… nhà phê bình Nguyễn Hoà vu khống? (Diễn Đàn). Vài dòng liên quan Nhà phê bình Nguyễn Hòa:
Năm 2005, GS Lê Xuân Khoa có bài viết trên BBC thu hút dư luận rất mạnhBa mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến? Liền đó, Nguyễn Hòa có bài viết trên báo Nhân dân “Gọi tên cuộc chiến”  hay xuyên tạc sự thật?có vẻ như là sản phẩm “chào hàng” sau khi ông từ Tạp chí Văn nghệ Quân đội chuyển sang báo Nhân dân. Tiếp tục, trên talawas cũng đã có một số bài trao đổi về chủ đề này.
Ngoài ra, Nguyễn Hòa từng có nhiều bài viết về nạn đạo văn, đã được in thành sách “Bàn phím và cây búa“. Ông cũng có một “tác phẩm” khác, được dư luận chú ý, là cậu con trai với cuốn tiểu thuyết đầu tay khi mới 10 tuổi.
Ngoài những lời khen trên báo nhà nướctrên văn đàn, trên mạng cũng có một số bài, nhận xét không tốt về Nguyễn Hòa, một số thông tin liên quan bút danh khác của Nguyễn Hòa. Nặng nhất là có một thư nặc danh rất khủng khiếp tố cáo về đời tư Nguyễn Hòa. Riêng về bức thư này, chúng tôi đã được thấy từ nhiều năm trước, nhưng cho rằng không nên khuyến khích dạng nặc danh nhưng lại như kết án bằng một “bản án tử hình về nhân cách” như vậy, khi không có chút bằng chứng nào. Nó lẫn lộn giữa sự thực phản ánh một chân tướng, với hành động vu cáo hoặc “ăn theo” thông tin chưa rõ ràng, từ những cá nhân bị “đánh” mà tức tối tìm cách phản công.
Là con người tạm gọi là kiêu ngạo, “gai góc”, sắc sảo vượt trội so với các cây viết ẩn hiện bị cư dân mạng cho là “Dư luận viên”, có đánh giá cho ông là loại “cơ hội chính trị”, Nguyễn Hòa không thể không có những người yêu, kẻ ghét. Nhưng trong “văn hóa tranh luận”, thiết nghĩ cần cố gắng công minh. Tiếc rằng đó là thứ sa xỉ với nơi mà hiện Nguyễn Hòa đang thăng tiến chính trị – báo Nhân dân, với một cương vị ngang cấp vụ, và có lẽ đây là thông tin thuận lợi nhất để từ đó đánh giá một con người.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC2
- Sử dụng công nghệ điện tử trong dạy học: Cần lộ trình và sự cân nhắc kỹ lưỡng (ĐBND).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 
* RFA: Audio: Tối 08-11-2013  Sáng 09-11-2013 Tối 09-11-2013  * RFI: 

No comments:

Post a Comment