1- Kháng nghị giám đốc thẩm số 09/QĐ-VKSTC-V3 ngày 06-04-2010 đối với vụ án Trần Ngọc Sương và đồng phạm phạm tội " lập quỹ trái phép”.
Xét bản án hình sự phúc thẩm số 137/2009/HSPT ngày 19/11/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Cần Thơ đã kết án các bị cáo:
1. Trần Ngọc Sương, sinh năm 1949; trú tại số 17 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thành, thành phố Hồ Chí Minh; khi phạm tội là Giám đốc Nông trường Sông Hậu; chưa có tiền án, tiền sự; hiện đang được tại ngoại.
2. Trương Hồng Nhung, sinh năm 1954; trú tại ấp 2, xã Thời Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ; khi phạm tội là Phó Giám đốc Nông trường Sông Hậu; chưa có tiền án, tiền sự; bắt tạm giam từ ngày 03/07/2008 đến ngày 23/01/2009; hiện đang được tại ngoại.
3. Đặng Thế Quốc Hưng, sinh năm 1965; trú tại khu vực Thời Hòa B, phường Long Hưng, quận ô Môn, thành phố Cần Thơ; khi phạm tội là Kế toán trưởng Nông trường Sông Hậu; chưa có tiền án, tiền sự; bắt tạm giam từ ngày 03/07/2008 đến ngày 23/01/2009; hiện đang được tại ngoại.
4. Nguyễn Văn Sơn, sinh năm 1961; trú tại số 279 ấp 1, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ; khi phạm tội là Thủ quỹ Nông trường Sông Hậu; chưa có tiền án, tiền sự; bắt tạm giam ngày 03/07/2008 đến ngày 23/01/2009; hiện đang được tại ngoại.
5. Hoàng Thị Bình, sinh năm 1957; trú tại ấp 1, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ; khi phạm tội là Kế toán Nông trường Sông Hậu; chưa có tiền án, tiền sự; hiện đang được tại ngoại.
Đều về tội "lập quỹ trái phép" theo quy định tại Điều 166 Bộ luật hình sự
- Nguyên đơn dân sự: Nông trường Sông Hậu thành phố Cần Thơ.
NHẬN THẤY
Theo bản án sơ thẩm và phúc thẩm : Nông trường Sông Hậu được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 04/1979, do ông Trần Ngọc Hoàng làm Giám đốc Đến ngày 31/10/1992, ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ (cũ) quyết định chuyển đổi Nông trường thành doanh nghiệp Nhà nước với ngành nghề chủ yếu là: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lương thực, rau quả và xây dựng, cải tạo ruộng đất; kinh doanh tổng hợp các mặt hàng lương thực, thực phẩm...
Ngày 25/02/2000, Trần Ngọc Sương (con ông Trần Ngọc Hoàng) được bổ nhiệm làm Giám đốc Nông trường Sông Hậu.
Ngày 10/04/2006, ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra hoạt động của Nông trường. Do phát hiện có dấu hiệu tội phạm, ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ra quyết định chuyển hồ sơ sang Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Cần Thơ để điều tra theo thẩm quyền.
Quá trình điều tra đã phát hiện từ năm 1994 đến trước khi nghỉ hưu, ông Trần Ngọc Hoàng (chết tháng 7 năm 2000) đã chỉ đạo lập quỹ trái phép tại Nông trường Sông Hậu thu, chi để ngoài sổ sách không báo cáo cơ quan tài chính có thẩm quyền theo quy định của pháp luật số tiền là: 20.201.697.672 đồng.
Số tiền còn tồn quỹ khi Trần Ngọc Sương lên làm Giám đốc là: 102.202.280 đồng.
Sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc, Trần Ngọc Sương tiếp tục duy trì quỹ trái phép này. Trần Ngọc Sương giao cho Trương Hồng Nhung (Phó Giám đốc) trực tiếp quản lý quỹ; Đặng Thế Quốc Hưng (Kế toán trưởng) theo dõi quỹ; Hoàng Thị Bình (Kế toán) theo dõi thu, chi quỹ; Nguyễn Thị Bích Sơn (Thủ quỹ) thu, chi quỹ đến tháng 02/2002 và từ tháng 02/2002 giao cho Nguyễn Văn Sơn (Thủ quỹ) thu, chi quỹ.
Kết quả điều tra xác định, trong khoảng thời gian từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2007 tổng số tiền thu không báo cáo tài chính là 9.183.075.086 đồng.
Ngoài ra, số tiền tồn từ giai đoạn trước chuyển sang là: 102.202.280 đồng.
Như vậy tổng số tiền thu là: 9.285.277.366 đồng (9.183.075.086 đồng + 102.202.208 đồng).
Số tiền đã chi là: 9.198.796.170 đồng; còn tồn quỹ là: 86.481.196 đồng; cụ thể như sau:
1) Tổng số tiền thu.
1.1 Thu từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 2.603.836.490 đồng:
Từ năm 2003 đến năm 2007 Trần Ngọc Sương chỉ đạo bán 4 lô đất được mua từ nguồn vốn ngân sách và nguồn quỹ trái phép bao gồm:
Lô đất 1.058 m2 mua năm 1997 của ông Dương Văn Bé với số tiền là 94.041.826 đồng từ nguồn vốn ngân sách. Tháng 04/2003, Trần Ngọc Sương chỉ đạo bán cho bà Trần Nga với số tiền là 377.245.000 đồng. Số tiền này đã nộp vào quỹ trái phép là 177.245.000 đồng, còn lại 200.000.000 đồng nộp vào quỹ ngân sách của Nông trường;
Lô đất 9680 m2 mua năm 1993 với số tiền là 20.988.000 đồng từ nguồn quỹ trái phép. Tháng 09/2003 Trần Ngọc Sương chỉ đạo bán cho ông Nguyễn Quang Canh với số tiền là 758.000.000 đồng ông Canh đã nộp trả 716.591.000 đồng và số tiền này đã nộp vào quỹ trái phép;
Lô đất 6500 m2 mua năm 1997 của bà Trần Thị Cước với số tiền là 97.455.000 đồng từ nguồn quỹ ngân sách. Tháng 04/2006 Trần Ngọc Sương chỉ đạo bán cho ông Huỳnh Văn Bình với số tiền là 1.300.000.000 đồng, trừ chi phí hỗ trợ di dời là 90.000.000 đồng, còn lại 1.210.000.000 đồng nộp vào quỹ trái phép;
Lô đất 789 m2 mua năm 1993 của bà Lê Thị Lũy với số tiền là 33.360.000 đồng từ nguồn quỹ trái phép. Tháng 09/2007, Trần Ngọc Sương chỉ đạo bán lại cho bà Quách Quỳnh Tương với số tiền là 600.000.000 đồng. Bà Tương đã nộp trả 500.000.000 đồng và số tiền này đã nộp vào quỹ trái phép;
1.2. Thu từ việc bán cây bạch đàn là 2.066.019.112 đồng;
1.3. Thu từ việc cho thuê ao để nuôi cá là 281.190.540 đồng;
1 4. Thu từ việc cho thuê đất là 38.044.700 đồng;
1.5. Thu phí quản lý máy là 673.867.023 đồng;
1.6. Thu phí quản lý xây dựng công trình điện nông thôn là 149.112.500 đồng (năm 2000 Nông trường là chủ đầu tư dự án xây dựng lưới điện nông thôn do nông dân và nông trường viên đóng góp xây dựng, đến năm 2002 xây dựng xong, Sở Tài chính cho Nông trường được hưởng phí quản lý công trình);
1.7. Các khoản thu khác là 3.371.004.721 đồng (thu từ việc bán tài sản, cho thuê mặt bằng, vay các cá nhân...)
2) Tổng số tiền chi.
2.1. Chi cho Trần Ngọc Sương 3.336.935.381 đồng, gồm:
a) Chi mua quà sinh nhật và Tết nguyên đán là 129.325.000 đồng (14 lượng vàng 24K và 3 sổ tiết kiệm trị giá 15.000.000 đồng);
b) Chi mua nhà số 22 Đinh Tiên Hoàng, thành phố Cần Thơ là 246.460.732 đồng;
c) Chi trả tiền vay để mua 6,5 ha đất ở Sóc Trăng là 301.073.333 đồng;
d) Chi mua cổ phần là 50.545.000 đồng;
e) Chi đi công tác trong nước và nước ngoài là 2.277.713.216 đồng;
f) Chi lương kiêm nhiệm từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2007 là 77.400.000 đồng;
g) Chi lương kiêm nhiệm cho ông Trần Ngọc Hoàng (là Giám đốc Nông trường đã nghỉ hưu và chết tháng 07/2000) do Trần Ngọc Sương trực tiếp nhận từ tháng 01/2001 đến 12/2007 là 254.418.100 đồng.
2.2. Chi lương kiêm nhiệm cho ông Nguyễn Quang Lâm (là Phó Giám đốc Nông trường đã nghỉ hưu và chết năm 1996) từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2006 là 72.000.000 đồng;
2.3. Chi lương kiêm nhiệm cho Trương Hồng Nhung là Phó Giám đốc Nông trường từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2007 là 38.700.000 đồng;
2.4. Chi lương kiêm nhiệm cho ông Nguyễn Xuân Quỹ (Chủ tịch Công đoàn Nông trường) từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2005 là 16.000.000 đồng;
2.5. Chi quà biếu các cá nhân và Ban, ngành ở Trung ương, địa phương là 678.290.840 đồng.
2.6. Chi cho Đoàn kiểm toán Nhà nước năm 2004 là 233.000.000 đồng;
2.7. Chi bù lấp âm quỹ ngân sách của Nông trường là 1.002.925.401 đồng.
2.8. Chi các khoản khác là 3.820.944.548 đồng (tiếp khách, giải quyết khó khăn, lương ca trực, chăn nuôi, trả tiền vay và lãi vay . . .).
Tổng số tiền đã chi là: 9.198.769.170 đồng. Trong đó:
+ Trần Ngọc Sương trực tiếp duyệt chi 4.144.458.005 đồng;
+ Trương Hồng Nhung duyệt chi 2.969.814.460 đồng;
+ Đặng Thế Quốc Hưng chỉ đạo cho Nguyễn Văn Sơn chi theo lệnh của Trần Ngọc Sương và Trương Hồng Nhung là 2.018.823.705 đồng;
+ Nguyễn Xuân Quỹ duyệt chi 2.500.000 đồng.
Số tiền còn tồn quỹ là 86.481.196 đồng .
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HSST từ ngày 11 đến ngày 15/08/2009, Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ áp dụng khoản 4 Điều 166; điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 46; điểm a khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự xử phạt Trần Ngọc Sương 8 năm tù; áp dụng khoản 4 Điều 166; Điều 20; điểm p, s khoản 1 và khoản 2 Điều 46; điểm a khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự; (áp dụng thêm Điều 47 đối với Trương Hồng Nhung và Điều 60 Bộ luật hình sự đối với Hoàng Thị Bình) xử phạt Trương Hồng Nhung 6 năm tù, Đặng Thế Quốc Hưng 4 năm tù, Nguyễn Văn Sơn 3 năm tù và Hoàng Thị Bình 18 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 3 năm đều về tội "lập quỹ trái phép".
Áp dụng khoản 2 Điều 41 ; khoản 1 Điều 42 Bộ luật hình sự:
- Buộc Trần Ngọc Sương nộp trả cho Nông trường Sông Hậu số tiền là 4.349.533.289 đồng;
- Buộc Trương Hồng Nhung nộp trả cho Nông trường Sông Hậu số tiền là 38.700.000 đồng;
- Buộc Nguyễn Xuân Quỹ nộp trả cho Nông trường Sông Hậu là 16.000.000 đồng;
- Buộc bà Trần Ngọc Nhanh nộp trả cho Nông trường Sông Hậu số tiền 230.000.000 đồng;
- Buộc bà Quách Quỳnh Tương và ông Đặng Quang Khang nộp trả cho Nông trường Sông Hậu số tiền 100.000.000 đồng;
- Miễn nộp cho Nông trường Sông Hậu số tiền 72.000.000 đồng đối với bà Hoàng Thị Xâm (vợ ông Nguyễn Quang Lâm);
- Nông trường Sông Hậu có trách nhiệm trích từ số tiền trên trả cho bà Trần Thị Nhanh 900.000.000 đồng; trả cho bà Trần Minh Trang 326.000.000 đồng;
- Nông trường Sông Hậu được nhận số tiền 86.481.196 đồng mà gia đình Nguyễn Văn Sơn đã giao nộp trong quá trình điều tra;
Yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi tham ô tài sản số tiền 301.073.333 đồng và 850.000.000 đồng.
(Ngoài ra bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí hình sự sơ thẩm đối với các bị cáo).
- Ngày 19/08/2009 bà Trần Ngọc Sương kháng cáo kêu oan vì không có hành vi lập quỹ trái phép. Ngày 29/08/2009 bà Trần Ngọc Sương kháng cáo bổ sung kêu oan và cho rằng có những khoản buộc bất công như: khoản trợ cấp con nuôi của ông Trần Ngọc Hoàng, khoản tặng quà sinh nhật, trợ cấp mua nhà, khoản tiền chi đi công tác trong và ngoài nước cho nhiều cán bộ và đi công tác phục vụ lợi ích chung...
- Ngày 25/08/2009, Nguyễn Văn Sơn và ngày 26/08/2009 Đặng Thế Quốc Hưng kháng cáo xin hưởng án treo; ngày 27/08/2009, Trương Hồng Nhung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 137/2009/HSPT ngày 19/11/2009 , Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ quyết định: áp dụng khoản 4 Điều 166; điểm a khoản 1 Điều 48; điểm s khoản 1 , khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Lâm là 72.000.000 đồng; chi lương và trợ cấp cho ông Trần Ngọc Hoàng là 254.418.000 đồng.
Việc chi này là không đúng quy định về chi tiêu tài chính. Tuy nhiên, các khoản chi nêu trên có tính chất hỗ trợ, liên quan đến các cương vị công tác và hỗ trợ khó khăn cho gia đình người đã chết, số tiền chi hàng tháng không lớn, kéo dài trong nhiều năm. Do vậy, cần xem xét lại khoản tiền này để quyết định xử lý cho phù hợp, thấu tình, đạt lý.
+ Đối với khoản tiền chi biếu tặng các cá nhân, Ban, Ngành địa phương và Trung ương số tiền là 678.290.840 đồng:
Về nguyên tắc, nếu việc biếu tặng là có thật và không đúng đối tượng, chính sách, quy định... thì phải xem xét thu hồi số tiền này. Nhưng, quá trình điều tra chưa điều tra xác minh cụ thể cá nhân, đơn vị nhận tiền để xác định việc chi tiền biếu, tặng này có thực chi hay không để thu hồi. Do vậy, kết luận các bị cáo đã chi khoản tiền này gây thiệt hại và buộc Trần Ngọc Sương phải bồi thường toàn bộ là chưa đủ cơ sở.
2. Về thủ tục tố tụng
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Cờ Đỏ đề nghị tách khoản tiền 3 0 1 . 07 3 . 3 3 3 đồng và khoản tiền 850.000.000 đồng mà cáo trạng đã truy tố về tội "lập quỹ trái phép" để điều tra, xử lý về tội "tham ô tài sản". Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận và quyết định theo đề nghị của Kiểm sát viên và yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố để điều tra về tội "tham ô tài sản" đối với Trần Ngọc Sương là không đúng quy định tại Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự, vì Điều 1 17 quy định việc tách các hành vi phạm tội chỉ được thức hiện trong giai đoạn điều tra, không được thực hiện trong giai đoạn xét xử.
Mặt khác, việc tách 2 hành vi nêu trên của Kiểm sát viên thực chất là Viện kiểm sát đã rút một phần quyết định truy tố. Như vậy, là không đúng quy định tại Điều 195 và Điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự vì theo quy định của hai Điều này, tại phiên tòa Kiểm sát viên có thể rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn (nhưng tội "tham ô tài sản" là tội nặng hơn so với tội "lập quỹ trái phép"). Thực tế, sau khi xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ đã có quyết định yêu cầu Viện kiểm sát huyện Cờ Đỏ khởi tố vụ án hình sự về tội "tham ô tài sản" 2 hành vi đã tách nêu trên và Viện kiểm sát huyện Cờ Đỏ đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra Trần Ngọc Sương về tội "tham ô tài sản". Như vậy, một hành vi vi phạm của Trần Ngọc Sương đã bị khởi tố hai lần là không đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định đối với bà Trần Thị Nhanh, bà Quách Quỳnh Tương và ông Đặng Quang Khang phải trả số tiền còn nợ cho Nông trường Sông Hậu và Nông trường Sông Hậu phải trả số tiền nợ vay cho bà Trần Thị Nhanh và bà Trần Minh Trang là không đúng quy định của pháp luật, vì đây là các giao dịch dân sự, nếu có tranh chấp về nghĩa vụ trả nợ thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Tất cả các sai lầm, thiếu sót nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm là nghiêm trọng, do vậy, cần phải hủy cả bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm để giải quyết lại vụ án từ giai đoạn điều tra.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 137/2009/HSPT ngày 19/11/2009 của Toà án nhân dân thành phố Cần Thơ và bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HSST ngày 11 đến ngày 15/8/2009 của Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Đề nghị Toà Hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ các bản án hình sự nêu trên để điều tra lại theo thủ tục chung./.
______________________________
- Lý do kháng nghị để hủy bản án hình sự phúc thẩm:
+ Về một số khoản thu bị xác định là lập quỹ trái phép: Đối với 2.603.836.490đ là tiền chuyển nhưởng 4 lô đất, các lô đất này được mua từ năm 1993 và 1997 là thời ông Trần Ngọc Hoàng làm Giám đốc, với tổng số tiền là 245.844.826đ ( từ nguồn tiên ngân sách và quỹ trái phép). Như vậy số tiền này đã được đưa vào quỹ trái phép trước khi Trần Ngọc Sương làm giám đốc nên việc buộc Trần Ngọc Sương và đồng phạm chịu trách nhiệm về hành vi lập quỹ trái phép với số tiền này là không có căn cứ. Đối với 950.000.000đ dùng để lấp âm quỹ ngân sách, cơ quan tiến hành tố tụng kết luận là tiền lập quỹ trái phép là không đúng.
+ Về xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường: Việc xác định toàn bộ số tiền 2.277.713.216đ chi cho Trần Ngọc Sương đi công tác trong nước và nước ngoài là thiệt hại và buộc Trần Ngọc Sương hoàn trả toàn bộ số tiền tạm ứng mà không xem xét số lượng , tính chất, nhu cầu công tác, mục đích…là chưa chính xác hợp lý, cần điều tra xác định lại. Cũng như đối với các khoản tiền khác như chi Đoàn kiểm toán Nhà nước, chi biếu, tặng cá nhân, ban ngành Trung ương, địa phương.
+ Về thủ tục tố tụng: Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận đề nghị của Kiểm sát viên tách các hành vi của Trần Ngọc Sương với khoản tiền 850.000.000đ trong số tiền Sương bị truy tố về tội " lập quỹ trái phép” và 301.073.333đ là số tiền Sương sử dụng trong quỹ trái phép để trả tiền mua đất cho cá nhân để điều tra về tội " tham ô tài sản’, việc tách các hành vi trên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tố tụng vì theo quy định tại Điều 117 BLTTHS việc tách các hành vi phạm tội chỉ được thực hiện trong giai đoạn điều tra. Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện vi phạm trên để khắc phục là thiếu sót.
- Kết quả xét xử giám đốc thẩm:
+ Tại Quyết định giám đốc thẩm số 22/2010/HS-GĐT ngày 27-05-2010 Hội đồng giám đốc thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 137/2009/HSPT ngày 19-11-2009 của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ và bản án hình sự sơ thẩm số 25/2009/HSST ngày 15-08-2009 của Tòa án nhân dân huyện Cờ Đỏ để điều tra lại; chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung./.
-----------------------------------------------------------------
2- Kháng nghị giám đốc thẩm số 19/QĐ-VKSTC-V3 ngày 01-06-2011 đối với vụ án Nguyễn Phương Hồng phạm tội " kinh doanh trái phép”.
Xét bản án hình sự phúc thẩm số 1667/2009/HSPT ngày 13/8/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương đã kết án Nguyễn Phương Hồng sinh năm 1966; trú tại: tổ 1, khu 10, xã Việt Hưng, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh về tội "kinh doanh trái phép" theo Điều 159 Bộ luật hình sự.
NHẬN THẤY
Theo bản án hình sự phúc thẩm: Ngày 17/3/2008, tại quốc lộ 18A thuộc xã Hoàng Tân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; Tổ công tác của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế Công an tỉnh Hải Dương kiểm tra hàng hoá xe ô tô BKS 29V - 4606 do anh Phạm Trọng Liên lái xe thuê cho chủ hàng là Nguyễn Phương Hồng chở 15 mặt hàng từ Quảng Ninh đi Hà Nội bán gồm: 7.737m vải Polyeste pha cotong; 4.242m vải Polyeste pha sợi; 140 túi xách nữ; 190 chiếc quần thun nữ, 960 quần bò người lớn, 260 chiếc áo khoác người lớn; 40 hộp giây thắt lưng; 286 kg thắt lưng; 99 đôi giày bata người lớn, 831 đôi giày giả da người lớn; 1.821 áo thun nữ; 893 đôi dép nhựa trẻ em; 25 đôi dép giả da người lớn, 238 bộ quần áo ngủ người lớn. Tổng giá trị hàng hoá là 304.848.000 đồng.
Nguyễn Phương Hồng đã xuất trình 03 hoá đơn bán hàng thông thường số: 0018820, 0018821, 0018822 ngày 17/3/2008 và 61 bộ hồ sơ nhập khẩu (từ 01/2005-11/2007) chứng minh lượng hàng hoá trên xe; 01 bộ hồ sơ mua hàng tịch thu sung quỹ Nhà nước do Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh bán đấu giá ngày 17/01/2007, tổng giá trị lô hàng 137 triệu đồng gồm các mặt hàng: 80 chiếc quần bò nam; 100 chiếc quần thun trẻ em; 35 áo khoác nữ; 25 áo khoác nam; 800 đôi giày thể thao; 2650 chiếc quần bò nữ.
Tiếp đó, ngày 05/4/2008, Nguyễn Phương Hồng dùng xe ô tô BKS 30F-3802 thuê anh Phạm Văn Việt lái chở 02 mặt hàng từ Quảng Ninh đi Hà Nội bán gồm: 2.577m vải Polyeste pha cotong Trung Quốc sản xuất và 2.580m vải Polyeste pha sợi Trung Quốc sản xuất; 1.532 m vải Polyeste pha cotong Việt Nam sản xuất và 55 quần bò nam. Tổng hàng hoá giá trị là 107.556.000 đồng.
Nguyễn Phương Hồng đã xuất trình: 34 bộ hồ sơ nhập khẩu (từ 11/2005-11/2006); 01 hoá đơn bán hàng thông thường số 0031962 ngày 01/4/2008 (nội dung ghi Nguyễn Ngọc Phượng bán cho Hồng 3.500 m vải Polyeste pha cotong số tiền = 31.500.000 đồng và 01 hoá đơn bán hàng thông thường số 0018829 ngày 05/4/2008 nội dung ghi xuất bán 3.600 m vải Polyeste pha cotong.
Quá trình điều tra đã xác định được nguồn gốc số hàng hoá của Nguyễn Phương Hồng bị tạm giữ là hàng nhập khẩu phi mậu dịch qua cửa khẩu Móng Cái, hàng mua qua đấu giá; hàng mua gom của một số hộ kinh doanh khác.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 08/2009/HSST ngày 18/3/2009, Toà án nhân dân huyện Chí Linh quyết định: Áp dụng điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 159; điểm h khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Phương Hồng 12 tháng tù về tội "kinh doanh trái phép".
Về hình phạt bổ sung: phạt tiền bị cáo Hồng 10.000.000 đồng sung công quỹ Nhà nước.
Ngày 24/3/2009 Nguyễn Phương Hồng kháng cáo kêu oan.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 67/2009/HSPT ngày 13/8/2009, Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương giữ các quyết định về tội danh và hình phạt của bản án sơ thẩm đối với Nguyễn Phương Hồng.
XÉT THẤY
Căn cứ vào các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án nhận thấy Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm kết án Nguyễn Phương Hồng về tội "kinh doanh trái phép" theo Điều 159 Bộ luật hình sự là đúng.
Tuy nhiên bị cáo là nhân dân lao động, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; chưa có tiền án, tiền sự; giá trị hàng hoá không lớn, bị cáo đang vận chuyển hàng hóa trên đường thì bị phát hiện bắt giữ nên tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và hậu quả gây ra cho xã hội được hạn chế; bị cáo chưa bán được hàng hoá nên chưa thu lợi bất chính. Do vậy hình phạt 12 tháng tù mà Toà án cấp phúc thẩm phúc thẩm áp dụng đối với bị cáo Hồng là quá nghiêm khắc và chưa phù hợp với mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Vì thế xét thấy cần phải huỷ bản án và phúc thẩm đối với bị cáo Hồng để xét xử phúc thẩm lại giảm hình phạt cho bị cáo.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
1- Kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 67/2009/HSPT ngày 13/8/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương. Đề nghị Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm huỷ phần quyết định về hình phạt tù đối với Nguyễn Phương Hồng của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
2- Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm này thay thế Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 38/QĐ-VKSTC-V3 ngày 17/12/2009 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với Nguyễn Phương Hồng./.
_________________________
- Kết quả xét xử giám đốc thẩm:
+ Tại quyết định giám đốc thẩm số 24/HS-GĐT ngày 27/7/2011 Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao quyết định:
1- Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 69/2009/HSPT ngày 13/8/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương về phần quyết định hình phạt tù (hình phạt chính) đối với Nguyễn Phương Hồng; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật
2- Các quyết định khác tại bản án hình sự phúc thẩm nêu trên không bị kháng nghị tiếp tục có hiệu lực pháp luật.
-------------------------------------------------------------
3- Kháng nghị giám đốc thẩm số 11/QĐ-VKSTC-V3 ngày 18-05-2009 đối với vụ án Huỳnh Liên Thuận phạm các tội " đưa hối lộ, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trốn thuế và sử dụng trái phép tài sản”
Xét bản án hình sự phúc thẩm số 1144/2006/HSPT ngày 11/8/2006 Toà phúc thẩm toà án nhân dân lối cao tại thành phố Hồ Chí Minh kết án Huỳnh Liên Thuận, sinh năm 1957, trú tại số nhà 124 Lê Lai, phường 3, thành phố Vũng Tàu về các tội "đưa hối lộ, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trốn thuế và sử dụng trái phép tài sản".
(Trong vụ án này còn có 16 bị cáo khác nhưng không liên quan đến kháng nghị).
NHẬN THẤY
Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (tên giao dịch là Sinhanco ) là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 01/QĐ-UBT ngày 7-10-1992 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu và tiêu thụ nội địa các mặt hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp. Từ năm 1992- năm 2000 Công ty Sinhanco do ông Đặng Tấn Thành làm giám đốc và Huỳnh Liên Thuận, Nguyễn Thị Lan làm phó giám đốc; từ tháng 1-2000 Huỳnh Liên Thuận là quyền giám đốc và từ tháng 7-2001 Huỳnh Liên Thuận làm giám đốc công ty .
Quá trình điều tra truy tố và xét xử đã xác định: Từ năm 1998 Huỳnh Liên Thuận cùng đồng bọn đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng như sau:
Thông đồng với các doanh nghiệp nước ngoài bán hàng cho Sinhanco ghi thấp giá trị hàng hoá trên hợp đồng mua bán để trốn một phần thuế nhập khẩu, nên Sinhanco phải trả một phần tiền hàng ngoài hợp đồng cho các Công ty nước ngoàị; huy động vốn phải trả lãi cao hơn các ngân hàng; chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp khách vượt quá mức quy định . . .vì vậy, Huỳnh Liên Thuận đã chỉ đạo Đặng thị Ngọc Dung sử dụng hoá đơn vận chuyển khống để thanh toán cho các khoản chi này. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thuận, Đặng Thị Ngọc Dung đã cho mua các hoá đơn vận chuyển khống của một số cơ sở, doanh nghiệp để đưa vào thanh toán cho các khoản chi tiêu nêu trên, cụ thể như sau:
- Đặng thị Ngọc Dung thông qua Huỳnh Tân lái xe vần chuyên hàng chở Sinhanco để mua 144 hoá đơn của Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu (nay là Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) với tổng giá trị là 19.979.410.000 đồng. Dung đã yêu cầu Mỹ Phượng là thủ quỹ đưa cho Huỳnh Tân 1.059.279.526đồng để trả cho Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu theo thoả thuận là Sinhanco phải trả 5,5% số tiền ghi trên hoá đơn.
- Đặng Thị; Ngọc Dung chỉ đạo Thái Bình Quốc là thủ quỹ chi nhánh của Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh chi cho Nguyễn Huỳnh Hương Vân là nhân viên Công ty TNHH Hương Vân 44 lần tổng số tiền là 3.047.764.000 đồng để Vân mua giúp hoá đơn vận chuyển khống với thoả thuận Sinhanco phải trả 8% trị giá ghi trên hoá đơn.
- Đặng Thị Ngọc Dung chỉ đạo Trần Thị Huyền Anh là kế toán của Công ty đưa cho Đặng Ngọc Bình số tiền là 150.000.000 đồng để mua 28 hoá đơn vận chuyển khống ghi trị giá là 2.818.265.604 đồng.
Theo kết luận giám định tài chính số 02 ngày 15/3/2005 của Tố chức giám định tài chính kế toán- Sở tài chính xác định hậu quả thiết hại do hành vi cố ý làm trái của Huỳnh Liên Thuận và đồng bọn tổng số liền là 53.729.701.866 đồng, gồm: Chi thanh toán ngoài hợp đồng là 32.867.764.540 đồng, chi giao dịch khuyến mãi là 16.312.875 .000 đồng và chi mua hoá đơn vận chuyển khống là 4.549.061 .526 đồng. Ngoài ra còn xác định Huỳnh Liên Thuận phạm các tội "sử dụng trái phép tài sản" số tiền là 1.950.000.000 đồng, "trốn thuế nhập khẩu linh kiện xe gắn máy 4.127.467.455 đồng và "đưa hối lộ" số tiền là 3.016.000.000 đồng.
Trong quá trình điều tra vụ án Cơ quan điều tra dã kê biên tài sản của Huỳnh Liên Thuận gồm: Kê biên căn nhà số 124 Lê Lai, phường 3, TP Vũng Tàu; kê biên căn nhà nằm trên lô đất số 961 tờ bản đồ số 2, phường Bình An, TP Hồ Chí Minh; thu giữ 1 một điện thoại đi động hiệu Simen (cũ), 1 súng bắn hơi ngạt hiệu DKR 113 và 2 viên đạn.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 93/2006/HSST ngày 27-3-2006, Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu áp dụng khoản 3 Điều 165; khoản 2 Điều 142; khoản 4 Điều 289; khoản 3 Điều 161; điểm p, s khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 50 Bộ luật hình sự xử phạt Huỳnh Liên Thuận 20 năm tù về tội " đưa hối lộ”; 12 năm tù về tội " cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; 4 năm tù về tội "trốn thuế” và 3 năm tù về tội "sử dụng trái phép tài sản". Tổng hợp hình phạt buộc Huỳnh Liên Thuận phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù.
Áp dụng khoản 2, 3 Điều 41; khoản 1 Điều 42 Bộ luật hình sự: Buộc đơn vị trả lại cho Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp (Sinhanco) khoản tiền sau: Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ( nay là Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) phải nộp 1.05 1.279.326 đồng.
Áp dụng khoản 1 , khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự: Tiếp lục kê biên, tạm giữ tài sản của bị cáo Huỳnh Liên Thuận để đảm bảo thi hành án: Tiếp tục kê biên căn nhà số 124 Lê Lai, phường 3, thành phố Vũng Tàu và căn nhà nằm trên lô đất số 961 tờ bản đồ số 2 phường An Bình, quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Tạm giữ 1 điện thoại di động hiệu Simen (cũ); 1 súng hắn hơi ngạt hiệu DKR và 2 viên đạn. công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phải nộp 28 triệu đồng án phí dân sự sơ thẩm.
(Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về hình phạt, trách nhiệm dân sự về xử lý tài sản và án phí đối với 16 bị cáo khác).
Ngày 12/4/2006 Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu kháng cáo không đồng ý nộp 1.051.279.326 đồng do số liền 951.400.000 đồng đã nộp thuế VAT và 99.897.000 đồng đã tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá. Về 28.000.000 đồng án phí các Cổ đông không đồng ý nộp vì là việc phát sinh sau khi cổ phần hoá Công ty.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1144/2006/HSPT ngày 11/8/2006, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Bị đơn dân sự cố trách nhiệm hoàn trả lại cho Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu(sinhanco): Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tinh Bà Rịa- Vũng Tàu phải nộp 1.051.279.526đồng.
( Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh và Ria- Vũng Tàu phải nộp 28 triệu đồng án phí dân sự sơ thẩm.
(Ngoài ra Toà án cấp phúc thẩm còn quyết định về hình phạt đối với Huỳnh Liên Thuận và các bị cáo khác, về trách nhiệm dân sự và xừ lý tài sản... đối với các bị cáo có kháng cáo).
Ngày 23/10/2007 và ngày 17/10/2008 Cơ quan thi hành án tỉnh Bà Rịa-vũng Tàu; ngày 25/6/2008 Cục thi hành án dân sự Bộ tư pháp có văn bản đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định kê biên tài sản của Huỳnh Liên Thuận để bảo đảm thi hành án; tạm giữ khẩu súng bắn hơi ngạt hiệu DKR và 2 viên đạn; quyết định buộc Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trả Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu số liền 1.051.279.526 đồng.
Ngày 28/11/2006 Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có văn bản đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định buộc Công ty phải trả cho Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu số tiền 1.051.279.526 đồng (Vãn bản này Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu chuyển đến theo công vãn số 121 ngày 5/2/2007).
XÉT THẤY
Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hổ sơ vụ án nhận thấy: Toà án cấp phúc thẩm buộc Công ly thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nay là Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phải hoàn trả cho Sinhanco số tiền 1.051.279.526 đồng; Toà án cấp sơ thẩm tiếp tục kê biên, tạm giữ tài sản của Huỳnh Liên Thuận để bảo đảm thi hành án căn nhà 124 Lê Lai, phường 3, thành phố Vũng Tàu và căn nhà nằm trên lô đất số 961, tờ bản đồ số 2, phường Bình An, quận 2 TP Hồ Chí Minh; tạm giữ một điện thoai di động hiệu Simen(cũ), 1 khẩu súng bắn hơi ngạt hiệu DKR và 2 viên đạn là chưa có căn cứ và không đúng pháp luật cần phải được điều tra, xét xử lại, bởi lẽ:
1 -Về số tiền 1.051.279.526 đồng mà Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Và Ria- Vũng Tàu (Sinhanco) trả cho Công ty cổ phân thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu: Căn cứ vào lời khai của cán bộ Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu gốm: Vũ Tá Thái (nguyên là Trưởng phòng xuất nhập khẩu lao động) tại Cơ quan điều tra (BL 1033,1036, 1039, 1041, 1046- Tập 5)và tại phiên toà sơ thẩm (BL l7883, 17885, 17890), Nguyễn Thị Tuyết Hoa (nguyên là nhân viên phòng kinh doanh) tại Cơ quan điều tra (BL 1475,1479, 1480, 1484, 1485, 1487 Tập 9) và lại phiên toà sơ thẩm (BL 17900, 17901 , 17902. 1 7903); lời khai của các cán bộ Công ty Sinhanco gồm: Đặng Thị Ngọc Dung (nguyên là kế toán trường) tại cơ quan diều tra (BL953- Tập 4) và tại phiên toà sơ thấm (BL 7726, 17735 , 17736), Trần Thị Huyền Anh (nguyên là kế toán thanh toán) tại cơ quan điều tra (BL1307, 1441- Tập 8), lời khai của người làm chứng gồm: Huỳnh Tân (nguyên là tài xế vận chuyển hàng cho Công ty Sinhanco) tại cơ quan điều tra (BL4549, l553) và tại phiên toà sơ thẩm (BL 17736, 17786, 17787, 17796), lời khai của ông Hoàng Lợi (nguyên giám đốc Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) tại Cơ quan điều tra (BL 4579) và tại phiên toà sơ thẩm (BL 17890) thể hiện: Từ tháng 12/1999 đến tháng 6/2001 Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu với Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu(sinhanco) đã thực hiện thoả thuận phía Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xuất hoá đơn vận chuyển hàng khống cho Công ty Sinhanco tổng số là 144 hoá đơn, với tổng số tiền hàng chưa tính thuế giá trị gia lăng (VAT) là 19.979.410.000đồng và phía Công ty Sinhanco đã chuyển trả cho Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 5,5 % trên tổng số tiền hàng số tiền ghi trên hoá đơn là 1.051.297.526 đồng bao gồm : 951.400.476 đồng là 5% thuế giá trị gia tăng phát sinh mà Sinhanco trả cho Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu để nộp thuế cho Nhà nước và 99.897.050đồng là 0,5% tiền lợi nhuận của Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là có thật. Tuy nhiên đối với số tiền 951.400.471 đồng (trong tổng số tiền 1.051.297. 526 đồng) thấy rằng đây là số tiền thuế giá trị gia tăng phát sinh mà theo thoả thuận Công ty Sinhanco trả cho Công ty thương mại tổng hợp để nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Tại công văn 3960/CT-TTr2 ngày 3/3/2009, Cục thuế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu gửi Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (văn bản do Thi hành án tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao) và công văn số 1208/CT-TT2 ngày 3/3/2009, Cục thuế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với nội dung: Từ tháng 12/1999 đến tháng 6/2001 Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xuất bán cho Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã kê khai tại Chi cục thuế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là 144 hoá đơn trong đó tổng số tiền hàng (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 19.028.009 .423 đồng; tổng số thuế giá trị gia tăng là 951.400.471đồng; Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã nộp đấy đủ khoản thuế giá trị gia tăng kê khai lừ tháng 12/1999 dấn tháng 6/2001 vào ngân sách Nhà nước. Như vậy số tiền 951.400.471đồng mà Công ty Sinhanco chuyển trả cho Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu để nộp thuế giá trị gia tăng và Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã nộp số tiền này tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Nhưng Cơ quan điều tra chưa xác minh việc kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng 5% của Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào liên quan đến việc nộp thuế giá trị gia tăng của Công ty thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đối với số tiền là 951 .400.471đồng. Do vậy cần phải điều tra làm rõ, nếu Công ty thương mại tổng hợp đã nộp số tiền 951.400.471 đồng thuế giá trị gia tăng như đã thoả thuận với Sinhanco thì không có cơ sở để buộc Công ty này phải trả cho Công ty Sinhanco số tiền 951.400.471đống.
Còn số tiền 99.847.050 đồng trong tổng số tiền 1.051.297.526 đồng thấy rằng: Theo thoả thuận thì số tiền 99.847.050 đồng là liền lãi Công ty Sinhanco chuyển trả cho Công ty thương mại tổng hợp và được Công ty hạch toán vào giá trị doanh nghiệp khi chuyển thành Công ty cổ phần. Theo quyết định số 8843/QĐ-UB ngày 6/10/2003 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (do Công ly cổ phần thương mại tổng hợp cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì Công ty thương mại tổng hợp chuyển thành Công ty cổ phần thương mại tổng hợp từ ngày 6/10/2003. Theo quy định tại khoản 2 diều 7 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần quy định: công ty cổ phần kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá… ". Nhưng quá trình điều tra Cơ quan điều tra chưa điều tra làm rõ khi cổ phần hoá Công ty thương mại tổng hợp có bàn giao cho Công ty cổ phần thương mại kế thừa nghĩa vụ phải trả lại khoản liền là 99.847.050 đồng cho Công ty Sinhanco không? Do vậy cần phải điều tra làm rõ các vấn đề này, nếu Công ty thương mại tổng hợp không bàn giao cho Công ty cổ phần thương mại tổng hợp kế thừa phải trả lại số tiền 99.847.050 đồng cho Công ty Sinhanco thì Công ty cổ phần thương mại tổng hợp không có nghĩa vụ, trách nhiệm trả khoản tiền 99.847.050 đồng cho Công ty Sinhanco.
2/- Về căn nhà số 124 Lê lai, Phường 3, thành phố Vũng Tàu: Theo lời khai của Huỳnh Liên Thuận lại cơ quan điều tra và tại phiên Toà sơ thẩm thì Thuận mua căn nhà 124 Lê Lai, phường 3 thành phố Vũng Tàu và để mẹ chồng là bà Nguyễn Thị Lang đứng tên, gồm 2 căn nhà thông nhau là số 124 và 126 Lê Lai; nhà số 124 đứng tên mẹ chồng (bà Nguyễn Thị Lang) và nhà số 126 đứng tên Huỳnh Liên Phước (em Thuận) (BL 4184,l7832). Theo lời khai của ông Trần Văn Ánh (chồng Thuận) tại cơ quan điều tra và tại phiên loà sơ thẩm thì căn nhà 124 Lê Lai do mẹ ông là bà Nguyễn Thị Lang mua, sau đó cho vợ chồng ông về ở và nhà này do mẹ ông đứng tên chủ quyền; mẹ ông mua giá bao hiện ông không rõ; Nhà cũ nát ông đã sửa hết 150.000.000 đồng vào năm 2001, căn nhà 126 đứng tên ai tôi không biết (BL 4134, 4136, 17831, 17832). Lời khai của Thuận và lời khai của ông ánh mâu thuẫn với nhau nhưng quá trình điều tra chưa tiến hành đối chất.
Mặt khác theo tài liệu do phòng xây dựng và quản lý đô thị thuộc UBND thành phố Vũng Tàu cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi xác minh thể hiện căn nhà số 124 Lê lai, Phường 3, thành phố Vũng Tàu bị kê biên có nguồn gốc là căn nhà số 124 và số 126 Lê Lai, trong đó căn nhà số 124 Lê lai thuộc sở hữu của bà Phạm Thị Kim Hạnh và ngày 11/7/1992 , bà Hạnh đã bán căn nhà này cho bà Nguyễn Thị Lang mua với giá 40.000.000đồng (có xác nhận của UBND phường 3). Tại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất số 1391 ngày 16/7/1992, UBND thành phố Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất cho bà Nguyễn Thị Lang dược quyền sở hữu căn nhà số 124 Lê Lai, phường 3, thành phố Vũng Tàu. Theo ông Trần Trung Nghĩa là cán bộ địa chính phường 3, thành phố Vũng Tàu cung cấp thì căn nhà số 124 lê lai được UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho bà Nguyễn Thị Lang số R-438602 ngày 10-11-2000 thuộc thửa số 651, tờ bản đồ số 2 diện tích là 94m2. còn căn nhà số 126 Lê Lai, phường 3, thành phố Vũng Tàu thuộc sở hữu của vợ chồng bà Nguyễn Thị Út và ông Nguyễn Doãn Phong; ngày 23/3/1994 vợ chồng bà út và ông Phong bán căn nhà này cho bà Huỳnh Liên Phước (có xác nhận của UBND phường 3). Tại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 433/CNSHN ngày 22/4/1994, Sở xây dựng tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho bà Huỳnh Liên Phước là chủ sở hữu căn nhà số 126 Lê Lai, phường 3, thành phố Vũng Tàu. Theo ông Trần Trung Nghĩa là cán bộ địa chính phường 3, thành phố Vũng Tàu cung cấp thì căn nhà số 124 Lê Lai đã được UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho bà Huỳnh Liên Phước số R-438603 ngày 10-11-2000 thuộc thửa số 650, tờ bản đồ số 2 diện tích 101.4 m2.
Như vậy, theo các giấy lờ pháp lý thì căn nhà số 124 Lê Lai, phường 3 bị kê biên, trước đây là 2 số nhà là số 124 và số 126 thuộc sở hữu của hà Nguyễn Thị Lang và Huỳnh Liên Phước và nay là một số nhà là số 124 vẫn thuộc sở hữu của bà Lang và bà Phước chứ không phải của Huỳnh Liên Thuận. Do vậy, kê biên căn nhà này ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bà Lang và bà Phước. Mặt khác quá trình xét xử không cho bà Lang và bà Phước tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng Điều 54 BLTTHS.
Tất cả những vấn đề nêu trên cần phải được điều tra lại.
3/ Về căn nhà nằm trên lô đất số 961 tờ bản đồ số 2, phường Bình An, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh thì đây là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng Huỳnh Liên Thuận và của ông Trần Văn Ánh do ông Ánh đứng tên mua.
Tuy nhiên theo lài liệu do Phòng quản lý đô thị quận 2 cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi xác minh thì lô đất này thuộc sở hữu của bà Đinh Thị Lược được UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 254/2B ngày 22/10/2001 với diện tích 200m2 làm nhà ở. Ngày 22/4/2002, bà Lược bán 200m2 đất này cho ông Trần Văn Ánh (được UBND quận 2 xác nhận phê duyệt ngày 24/5/2002). Đến ngày 31/3/2003 , ông Trần Văn Ánh chuyển nhượng 75m2 trong diện tích 200m2 đất ở này cho ông Hồ Thế Hùng (được UBND quận 2 phê duyệt ngày 22/4/2003). Ngày 12/5/2003, UBND quận 2 cấp giấy phép xây dựng nhà ở cho ông Trần Văn Ánh trên thửa đất số 961, tờ bản đồ số 2, diện tích 200m2; Ngày 12/8/2003 UBND quận 2 cấp giấy phép xây dựng nhà ở cho ông Hồ Thế Hùng trên thửa đất số 1021, 2 tờ bản đồ số 2 diện tích l00m2 (trong đó có 75m2 có quyền sử dụng hợp pháp).
Như vậy, ngày 23/4/2004 cơ quan điều tra kê biên lô đất số 961 tờ bản đồ số 2, phường Bình An, quận 2 thành phố Hồ Chí Minh thì lô đất này trước đó ông Ánh đã bán cho ông Hồ Thế Hùng 75m2 và ông Hùng đã xây nhà ở trên diện tích này. Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra không xác minh tại cơ quan có thẩm quyền về diễn biến của lô đất này do vậy, kê biên căn nhà nằm trên lô đất 961 tờ bản đồ số 2, phường Bình An, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông Hồ Thế Hùng. Mặt khác quá trình diều tra và xét xử không cho ông Hồ Thế Hùng là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự.
Tất cả những vấn đề trên cần phải được điều tra lại.
4- Về chiếc điên thoại di động Simen(cũ), 1 khẩu súng bắn hơi ngạt hiệu DKR và 2 viên đạn: theo quy định tại Điều 41 Bộ luật hình sự và khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự thì tòa án cấp sơ thẩm tuyên tạm giữ khẩu súng băn hơi ngạt hiệu DKR và 2 viên dạn; 1 điện thoại Simen (cũ) của Huỳnh Liên Thuận là không đúng pháp luật. Bởi vì theo quy định của các Điều luật nêu trên thì các vật này phải được xử lý hoặc tịch thu sung quỹ Nhà nước hoặc tịch thu tiêu huỷ hoặc trả lại cho chủ sờ hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Do vậy, phải được xét xử lại để xử lý ác vật trên theo đúng quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 1144/2006/HSPT ngày 11/8/2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án hình sự sơ thẩm số 93/2006/HSST ngày 27/3/2006 của Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Đề nghị Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân lối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ phần quyết đinh: "Buộc Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hoàn trả cho Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (Sinhanco): 1.051.279.526 đồng" và quyết định "án phí dân sự: Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phải nộp 28.000.000 đồng" của bản án hình sự phúc thẩm và bản án hình sự sơ thẩm nêu trên; huỷ phần quyết định: "Tiếp tục kê biên, tạm giữ tài sản của bị cáo Huỳnh Liên Thuận để bảo đảm thi hành án: Tiếp tục kê biên căn nhà số 124 Lê Lai, phường 3, thành phố Vũng Tàu và căn nhà nằm trên lô đất số 961 lờ bản đồ số 2, phường Bình An, quận 2, thành phố phố Hồ Chí Minh. Tạm giữ 1 điện thoại di động Simen (cũ); một khẩu súng bắn hơi ngạt hiệu DKR và 2 viên đạn" của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để điều tra giải quyết lại cho đúng quy định của pháp luật.
__________________
- Kết quả xét xử giám đốc thẩm:
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 09/2010/HS-GĐT ngày 05-04-2010 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định:
+ Hủy phần quyết định " Buộc Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trả lại cho Công ty xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ( Sinhanco) 1.051.297.526đồng” và phần quyết định " Công ty cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phải nộp 28.000.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm” tại bản án hình sự phúc thẩm số 1144/2006/HSPT ngày 09-08-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án hình sự sơ thẩm số 93/2006/HSST ngày 27-03-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
+ Hủy phẩn quyết định " Tiếp tục kê biên để đamt bảo thi hành án căn nhà số 124 Lê Lai, phường 3, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu” để điều tra lại tại bản án hình sự sơ thẩm số 93/2006/HSST ngày 27-03-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đối với Huỳnh Liên Thuận.
+ Giữ nguyên phần quyết định : tiếp tục kê biên căn nhà nằm trên lô đất số 961 tờ bản đồ số 2, phường Bình An, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo thi hành án tại bản án hình sự sơ thẩm số 93/2006/HSST ngày 27-03-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đối với Huỳnh Liên Thuận
+ Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 93/2006/HSST ngày 27-03-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về phần quyết định: tạm giữ một súng bắn hơi ngạt hiệu DKR 113 và 2 viên đạn để điều tra lại. Giữ nguyên phần quyết định: tiếp tục tạm giữ một điện thoại di động hiệu Simen cũ để đảm bảo thi hành án tại bản án hình sự sơ thẩm số 93/2006/HSST ngày 27-03-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng tàu đối với Huỳnh Liên Thuận.
+ Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.
-----------------------------------------------------------------------------
4. Kháng nghị giám đốc thẩm số 32/QĐ-VKSTC-V3 ngày 28/11/2011 của đối với vụ án Mai Quý Cường phạm tội " trốn thuế”
Căn cứ Điều 36, Điều 273 và Điều 275 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Xét bản án hình sự sơ thẩm số 66/2009/HSST ngày 19,20/02/2009 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, kết án các bị cáo Mai Quý Cường sinh năm 1954; hộ khẩu thường trú tại phòng 28 H2 tập thể Nguyễn Công Trứ, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; chỗ ở tại số 5, tổ 2, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Ngoài ra còn các có các bị cáo Vũ Hưng Bình, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Phát Đạt cũng bị kết án về tội "trốn thuế”, nguyên đơn dân sự trong vụ án này là Cục thuế thành phố Hà Nội.
NHẬN THẤY
Theo bản án sơ thẩm: Mai Quý Cường đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư thương mại Hà Hưng, Công ty thương mại Hoàng Loan, Công ty thương mại Hưng Thịnh. Sau khi có chứng nhận đăng ký kinh doanh của các công ty trên, Mai Quý Cường và Nguyễn Thanh Hải đã móc nối với Vũ Hưng Bình giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Trinh, thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng tư cách pháp nhân của 03 Công ty: Công ty Hưng Thịnh, Công ty Hoàng Loan, Công ty Hà Hưng để làm thủ tục nhập khẩu 93 xe ô tô các loại đã qua sử dụng từ Hàn quốc về Việt Nam, qua cửa khẩu Cảng Sài Gòn 3, thành phố Hồ Chí Minh và cửa khẩu Cảng Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Sau khi nhập và tiêu thụ hết số xe trên đã không nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt13.110.076,734đồng tiền thuế
Cụ thể các Công ty trốn thuế như sau:
1/ Công ty Hà Hưng: Được thành lập từ 8/10/2003 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102010094 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty có hai thành viên là Mai Quý Cường và Nguyễn Văn Hưng do Hưng làm Giám đốc; địa điểm đăng ký kinh doanh tại thôn Tương Chúc, đường 71, xã Thanh Trì, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Công ty đăng ký mã số thuế, mua hóa đơn giá trị gia tăng tại Chi cục thuế huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Từ tháng 12/2003 đến tháng 1/2004 Công ty Hà Hưng ký 4 hợp đồng ngoại thương với 4 Công ty của Hàn Quốc mua 37 xe ô tô các loại đã qua sử dụng tổng giá trị là: 241.170 USD. Công ty mở 8 tờ khai hàng hóa nhập khẩu 37 xe ô tô các loại, trong đó nhập qua Cảng Sài Gòn khu vực 3, thành phố Hồ Chí Minh 06 xe ô tô chở khách, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng phải nộp là: 3.012.765.439 đồng và nhập qua cảng Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu 31 xe tải các loại, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng phải nộp là:2.483.502.000đồng. Tổng cộng là: 5.496.267.439 đồng. Ngày 10/4/2004 Chi cục thuế huyện Thanh Trì ra thông báo số 122 về việc doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa phương
2/ Công ty Hoàng Loan: Được thành lập từ 30/2/2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103002673 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty có ba thành viên là Nguyễn Văn Liêm, Lê Thị Thảo và Trần Văn Nam do Liêm làm Giám đốc; địa điểm đăng ký kinh doanh tại tổ 1 đường Lĩnh Lam, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Công ty đăng ký mã số thuế, mua hóa đơn giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Từ 12/3/2004 đến 19/3/2004, Công ty Hoàng Loan ký 6 hợp đồng thương mại với 4 Công ty của Hàn Quốc mua 16 xe ô tô các loại giá trị 161.700USD. Công ty mở 06 tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 3, thành phố Hồ Chí Minh nhập 5 xe khách và 11 xe tải các loại, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng phải nộp là: 4.132.915.719 đồng. Ngày 2/8/2004, Chi cục thuế quận Hoàng Mai ra thông báo số 18080 về việc doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa phương.
3/ Công ty Hưng Thịnh: Được thành lập từ 7/5/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103004297 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty có 03 cổ đông là :Vũ Thị Thanh Loan, Lê Thị Thanh và Nguyễn Văn Thành do Loan làm Giám đốc; địa điểm đăng ký kinh doanh tại phòng 102, nhà B4 khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Công ty đăng ký mã số thuế, mua hóa đơn giá trị gia tăng tại Chi cục thuế quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Từ tháng 5/2004 đến tháng 7/2004, Công ty Hưng Thịnh ký 4 hợp đồng ngoại thương với 4 Công ty của Hàn Quốc mua các loại xe ô tô giá trị là: 189.000USD. Công ty Hưng Thịnh mở 7 tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu nhập 40 xe tải, trong đó nhập cảng Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 21 xe ô tô tải các loại, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng phải nộp là 1.731.519.161 đồng. Ngày 11/11/2004 Chi cục thuế quận Thanh Xuân ra thông báo số 616 về việc doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa diểm đăng ký kinh doanh mang theo hóa đơn giá trị gia tăng.
Quá trình điều tra đã xác định lợi dụng chính sách ân hạn thuế của nhà nước, Mai Quý Cường đã bàn bạc cùng Nguyễn Văn Hưng đứng ra thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Hưng. Cường thuê Ngô Thị Thúy làm dịch vụ thành lập Công ty Hoàng Loan, Công ty Hưng Thịnh ( các cổ đông của các công ty này là giả không có thật). Sau khi có được giấy phép kinh doanh của các Công ty trên Mai Quý Cường cùng Nguyễn Thanh Hải đã móc nối với Vũ Hưng Bình Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Trinh ở thành phố Hồ Chí Minh để sử dụng tư cách pháp nhân của Công ty này làm thủ tục nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng từ Hàn Quốc về Việt Nam nhằm mục đích trốn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Các bên thỏa thuận như sau: Mai Quý Cường, Nguyễn Thanh Hải có công ty, có chức năng nhập khẩu, Cường Hải sử dụng tư cách pháp nhân của các công ty trên để ký hợp đồng ngoại thương, mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu xuất hóa đơn giá trị gia tăng và cung cấp các giấy tờ có liên quan đến việc tiêu thụ xe ô tô theo yêu cầu của Vũ Hưng Bình. Bình có nhiệm vụ tìm nguồn hàng, thanh toán tiền mua xe với khách hàng nước ngoài, tiêu thụ xe ô tô nhập khẩu. Tiền thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng nộp theo quy định của nhà nước. Bình, Cường Hải thống nhất không nộp mà sử dụng chia nhau theo tỷ lệ: Cường Hảiđược 50% thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng trên tờ khai nhập khẩu hàng hóa, còn 50% còn lại Bình được hưởng.
Thực hiện thỏa thuận trên,Vũ Hưng Bình đã hợp đồng ngoại thương chuyển cho Mai Quý Cường thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh để Mai Quý Cường ký đóng dấu và chuyển lại cho Bình, Bình cử người đi làm thủ tục mở tờ khai hàng nhập khẩu, nhận xe vàtiêu thụ xe ôtô.
Tháng 12/2003 Bình liên hệ mua 06 xe ô tô khách của Hàn Quốc nhập khẩu qua Công ty Hà Hưng.
Tháng 1/2004 mua 05 xe ô tô khách nhập khẩu qua Công ty Hoàng Loan.
Tổng số tiền thuế nhập khẩu của 11 xe này là: 6.144.416.689 đồng, Bình giữ lại khoảng 4 tỷ còn chuyển lại cho Cường và Hải.
Ngoài ra Bình còn gặp Nguyễn Phát Đạt (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Ẩn thành phố Hồ Chí Minh) để thỏa thuận việc nhập khẩu xe ô tải các loại thông qua Công ty Hà Hưng, Hoàng Loan, Hưng Thịnh. Đạt chịu trách nhiệm quan hệ với phía Hàn Quốc để mua ô tô, thanh toán tiền với các đối tác nước ngoài, tiêu thụ xe, Bình thỏa thuận với Đạt nếu thanh toán ngay toàn bộ tiền thuế nhập khẩu trên tờ khai hàng hóa do Bình thì Đạt được giảm tiền thuế ; Bình có trách nhiệm cung cấp các Công ty có chức năng nhập khẩu để các Công ty này cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc đăng ký và tiêu thụ xe ôtô, nhận tiền thuế nhập khẩu xe ôtô từ Đạt và chịu trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước.
Thực hiện thỏa thuận trên Nguyễn Phát Đạt đã mua 82 xe ô tô trên tờ khai hàng nhập khẩu trị giá 6.956.660.045 đồng. Theo thỏa thuận, Đạt chuyển cho Bình 6.371.456.023 đồng tiền thuế nhập khẩu, còn 594.204.022 đồng tiền thuế giá trị gia tăng, Nguyễn Phát Đạt được hưởng.
Như vậy, tổng cộng 03 công ty đã nêu trên đã nhập khẩu 93 xe ôtô các loại, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng phải nộp là 13.110.076.734 đồng. Theo thỏa thuận ban đầu thì Cường, Hải được hưởng 50% nhưng do lô hàng trước đây bị Hải quan tỉnhBà Rịa Vũng Tàu tịch thu (19 xe), việc nhập khẩu xe phát sinh nhiều chi phí nên Cường, Hải đồng ý chỉ lấy 1/3 tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng còn lại 2/3 để lại cho Bình. Bình đã chuyển cho Mai Quý Cường và Nguyễn Thanh Hải số tiền là: 4.370.025.578 đồng. Vũ Hưng Bình Hưởng 8.145.847.134 đồng. Sau khi nhập khẩu 93 xe ô tô các loại như đã nêu trên Mai Quý Cường đã hủy toàn bộ dấu của 03 công ty cùng toàn bộ hóa đơn giá trị gia tăng còn lại. Số tiền 4.370.025.578 đồng Cường đã chia cho Hải là: 35.000.000đồng, còn lại dùng để chơi số đề và đánh bạc hết.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 66/2009/HSST ngày 19, 20 /02/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng khoản 3 Điều 161; điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Mai Quý Cường.
Áp dụng khoản 3 Điều 161; điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46Điều 60 Bộ luật hình sự đối vớibị cáo Vũ Hưng Bình.
Áp dụng khoản 3 Điều 161; điểm b, p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Điều 47 Bộ luật hình sự đối với Nguyễn Thanh Hải.
Áp dụng khoản 3 Điều 161; điểm b, p, h khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Điều 47, Điều 54 Bộ luật hình sự đối với Nguyễn Phát Đạt.
Xử phạt bị cáo: Mai Quý Cường 05 năm tù; Vũ Hưng Bình 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Thanh Hải 06 tháng 25 ngày tù; miễn hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Phát Đạt.
Áp dụng Điều 42 Bộ luật hình sự, buộc Mai Quý Cường phải truy nộp số tiền 11.310.000.000 đồng thuế cho Cục thuế Hà Nội để nộp vào ngân sách nhà nước.
Ngày 23/2/2009 bị cáo Mai Quý Cường kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 2/3/2009 Vũ Hưng Bình kháng cáo cho rằng Bình không có hành vi trốn thuế.
Ngày 2/7/2009 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án số 181/2009/HSPT lý do các bị cáo rút kháng cáo.
XÉT THẤY
Mai Quý Cường sử dụng 3 công ty của Cường (Công ty Hà Hưng, Công ty Hoàng Loan, Công ty Hưng Thịnh) và Công ty Phương Trinh của Vũ Hưng Bình nhập khẩu 93 xe ô tô các loại (11 xe nhập khẩu theo công ty của Bình và 82 xe nhập khẩu qua công ty của Nguyễn Phát Đạt); 93 xe này đều được làm thủ tục nhập khẩu và kê khai thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 ( Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh) và Chi cục Hải quan cảng Phú Mỹ (Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) với số tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng là 13.110.076.734 đồng trong đó:
Nhập qua cảng Sài Gòn khu vực 3 Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh là 41 xe các loại với số tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng là: 8.895.055.573đồng.
Nhập qua cảng Phú Mỹ Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 52 xe với số tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng là 4.215.021.161 đồng.
Như vậy, Mai Quý Cường, Nguyễn Thanh Hải, Vũ Hưng Bình đã móc nối, bàn bạc việc nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng từ Hàn Quốc về Việt Nam, không nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng lấy tiền sử dụng vào mục đích cá nhân gây thiệt hại cho nhà nước là 13.110.076.734 đồng. Hiện nay số tiền nợ thuế này đang thuộc sự theo dõi, quản lý của Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 (Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh) và Chi cục Hải quan cảng Phú Mỹ (Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu). Thực tế từ khi vụ án chưa bị phát hiện hai đơn vị này đã có các biện pháp thu thuế và có văn bản kiến nghị đồng thời cung cấp tài liệu cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Vì vậy, trong vụ án này hai đơn vị trên phải được tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự để bảo vệ quyền lợi của đơn vị nhưng lại không được tham gia, không được nhận các quyết định tố tụng để các đơn vị này bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của hai đơn vị phải thực hiện nộp khoản tiền thuế nêu trên cho nhà nước theo quy định của Luật ngân sách và Luật quản lý thuế.
Đối với Cục thuế thành phố Hà Nội là đơn vị không liên quan gì đến các khoản thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nêu trên mà chỉ là đơn vị quản lý thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội nhưng lại được Tòa án cấp sơ thẩm xác định được tham gia tố tụng trong vụ án này với tư cách là nguyên đơn dân sự; nhưng tại bản án sơ thẩm và biên bản phiên tòa sơ thẩm thì nguyên đơn dân sự (Cục thuế thanh phố Hà Nội) không có người tham gia.
Như vậy bản án hình sự sơ thẩm số 66/2009/HSST ngày 19,20/02/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định nguyên đơn dân sự trong vụ án là vi phạm Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự về xác định nguyên đơn dân sự, nên đã không đưa hai đơn vị Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách là nguyên đơn dân sự để họ bảo vệ quyền và nghĩa vụ và thực hiện nhiệm vụ thu thuế của các doanh nghiệp do Mai Quý Cường và Vũ Hưng Bình trong việc nhập khẩu 93 xe ô tô các loại nhưng không nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng với số tiền là: 13.110.076.734 đồng để hai đơn vị này nộp cho ngân sách nhà nước theo đúng Luật ngân sách và Luật quản lý thuế.
Vì lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm số 66/2009/HSST ngày 19,20/02/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm huỷ một phần bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để xét xử lại nhằm xác định lại nguyên đơn dân sự theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh./.
________________________________
Tại quyết định giám đốc thẩm số 08/2012/HS-GĐT ngày 11/9/2012 của Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao Quyết định:
1. Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 66/2009/HSST ngày 20/2/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về phần quyết định:
"Buộc Mai Quý Cường phải truy nộp số tiền 11.310.000.000đ (mười một tỷ ba trăm triệu đồng) thuế cho Cục thuế Hà Nội để nộp vào ngân sách Nhà nước”.
"Số tiền 133.823.322 đồng (một trăm ba mươi ba triệu tám trăm hai mươi ba nghìn ba trăm hai mươi đồng) của Vũ Hưng Bình nộp trong vụ án khác, tạm giữ để giải quyết sau”.
"Số tiền còn lại trong tài khoản là 1.835.400.000đồng (một tỷ tám trăm ba mươi lăm triệu bốn trăm nghìn đồng) sung công quỹ Nhà nước”.
"Bị cáo Mai Quý Cường phải chịu 38.310.000 đồng án phí bồi thường dân sự”.
2. Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử sơ thẩm lại theo đúng thẩm quyền.
No comments:
Post a Comment