Tháng 10-11/2008.Kính thưa quý Độc giả các Diễn Đàn,Từ 20 năm nay, Tạp Chí Dân Văn chủ trương và cổ vũ việc tranh luận về học thuật và văn học, để tìm ra điểm đúng nhất cho hậu thế noi theo…Một bài viết của Anh Đỗ Thông Minh, đang cư trú tại Nhật Bản, về tác phẩm NGỤC TRUNG NHẬT KÝ, mà bọn phỉ quyền Hà Nội in ấn phổ biến trong nước, là của Hồ Chí Minh.Hồ Chí Minh đã chết, nhưng bọn đàn em của ông ta còn sống ở trong nước trả lời ra sao về các câu hỏi cũng như dẫn chứng minh bạch của tác giả Đỗ Thông Minh?Bài này được chia làm 5 kỳ với 2 font Unicode và VietNet. Qúy vị nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu quý vị.Trân trọng,Germany, 02.11.2008
Chủ Nhiệm TCDV,
Lý Trung Tín
NHẬT KÝ TRONG TÙ
獄中日記
Bìa Ngục Trung Nhật Ký - Có viết bài "Vô Đề".
(無 題)
精欲精身
神成神体
更大在在
要事獄獄
大業外中
神成神体
更大在在
要事獄獄
大業外中
(Vô đề)
Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại.
Tinh thần tại ngục ngoại
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại.
(Người dịch không rõ)
(Không đề)
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần phải càng cao.
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần phải càng cao.
Tham khảo các bài của BBC, Lê Hữu Mục (2003), Đỗ Nam Hải, Tâm Việt (2007), trang nhà Thi Viên, VN Thư Quán, Internet…
Một trong số 60 bài về "Nhật Ký Trong Tù" đăng trong một cuốn sách là của tác giả Trần Dân Tiên (chính là Hồ Chí Minh), giới thiệu về "Cụ Hồ thời gian ở tù bên Trung Quốc".
Mặc dù người viết bài này cũng như không mấy ai được xem trọn vẹn bản gốc vì bản gốc cũng giống như "Di Chúc Hồ Chí Minh" hầu như không được phổ biến đầy đủ để tha hồ tuyên truyền tùy theo tình hình. Nhưng qua những gì chúng ta biết được, cũng có thể thấy hàng chục điều chứng tỏ Hồ Chí Minh không phải là tác giả của tập thơ. Cuốn sổ tay được nói là gồm phần đầu là thơ với 53 trang và phần sau ghi chép cũng bằng chữ Hán, nhưng nét bút khác hẳn và có thêm chú thích tiếng Việt và Pháp.
Cuốn này nguyên từ Trung Quốc lưu lạc qua Việt Nam, hay HCM mang về, bị bỏ quên ở chỗ nào đó, sau mới được lôi ra và trao cho trách nhiệm đánh bóng HCM… theo đúng tinh thần cực kỳ tự ái, luôn muốn tự đề cao và muốn người khác lầm tưởng mà đề cao mình của HCM.
- Xem 120/133 bài thơ Đường… ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt hay bát cú… bằng chữ Hán, Hán-Việt và dịch: - http://www.thivien.net/viewpoemgroup.php?ID=6
- http://vnthuquan.net/TRUYEN/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnn1ntn31n343tq83a3q3m3237ntn
- Ngục Trung Nhật Ký trên Wikipedia
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_k%C3%BD_trong_t%C3%B9
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_k%C3%BD_trong_t%C3%B9
- BBC - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2005/05/050520_nhatkytrongtu.shtml
- - - - -
Ngục Trung Nhật Ký - 獄中日記
Nét bút của người Hoa, nhưng còn non, chưa cứng lắm.
"Ngục Trung Nhật Ký" được nói là của Hồ Chí Minh viết lúc bị tù lần thứ 2 ở Quảng Tây. Nhưng ít nhất hàng chục dữ kiện về nét bút và nội dung cho thấy cuốn sách này của một người Hoa, bìa sách ghi thời gian ở tù và sáng tác là:
29.8.1932
10.9.1933
10.9.1933
(hơi nghiêng trái\, dùng chấm "." và không có gạch nối "-" giữa 2 ngày), được thêm ngày bị giam "theo Hồ Chí Minh nói hay viết" ở bìa sau:
29-8-1942
-
10-9-1943
-
10-9-1943
(nghiêng phải /, dùng gạch nối "-" và có gạch nối "-" giữa 2 ngày) với nét bút khác.
Do đó, thời gian bị giam cũng có thể đã được chế ra, ghi cho hợp với bìa trước cuốn sách chứ không thật, chỉ sai biệt đúng 10 năm cho tạm hợp với năm tù thật?
2 nét bút rõ ràng khác nhau 1 bên nghiêng từ trái qua phải, 1 bên nghiêng từ phải qua trái, một bên dùng chấm, 1 bên dùng gạch ngang.
Xem trang nhà:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080820_hoangtranh.shtml
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080820_hoangtranh.shtml
So với nét bút khi Hồ Chí Minh viết thư cho vợ người Hoa là Tăng Tuyết Minh năm 1928 (bên phải) thì nét bút đã rất cứng, rất tới, chứng tỏ cũng rành chữ Hán (như vậy là văn hóa giật lùi!?).
Để dễ nhận biết, so với chữ "trung" (中) nét vuông và ngang trên thì trong lưu bút tại Bắc Kinh năm 1968 (Việt-Trung hữu nghị, Vạn cổ trường thanh.) (bên trái) và các nơi khác đều với chữ nét tròn và nghiêng… thì khác hẳn.
Có thể xem thêm về chữ Hán cuốn "Chủ Tịch Hồ Chí Minh Bút Danh & Bút Tích", nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin, ngày 10/1/2007.
- Trích bìa "Bản Án Chế Độ" viết năm 1921, xuất bản năm 1925.
- Trích thư báo cáo về việc lập Chính Phủ Lâm Thời gửi Trần Tướng Quân (Trung Quốc) ngày 19/12/1945.
Hồ Chí Minh lấy sách của người ta đưa cho đàn em in, nhưng khi được hỏi không dám khẳng định là của mình. Trong khi đàn em và đám bồi bút cứ thế nhắm mắt ca tụng. Những dữ kiện cho thấy của người khác qua việc Hồ Chí Minh với bút danh Trần Dân Tiên viết về chuyện bị bắt giam.
- - - - -
Là người Việt Nam, một đảng viên CS quốc tế, thế mà không thấy trong tập thơ nói gì tới đất nước và chủ nghĩa CS cả, mà lại nói về Trung Hoa Quốc Dân Đảng!? Tập thơ phải là một người Hoa theo Quốc Dân Đảng nhưng vì lý do nào đó bị bắt.
Ba bài đầu trong Nhật Trung Nhật Ký
Khai quyển
Về Một Số Bài Thơ
Bài 2, Khai Quyển (Mở đầu tập nhật ký), tác giả tự xưng là Lão Phu, chỉ người già, khi đó Hồ Chí Minh khoảng 51-52 tuổi, chưa thể tự coi mình là "lão phu". Dịch giả chỉ dám dịch là "ta" trống không.
Bài 5, Thế Lộ Nan (Đường đời hiểm trở), có thật bài này hay 4 câu giữa nằm trong Ngục Trung Nhật Ký không, hay được thêm vào vì cả 133+1 bài mà không bài nào nói tới Việt Nam thì kỳ?
Thế Lộ Nan
Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham
Na tri bình lộ cánh nan kham
Cao sơn lộ hổ chung vô dạng
Bình lộ phùng nhân khước bị giam.
Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân
Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân
Vô nại phong ba bình địa khởi
Tống dư nhập ngụ tác gia tân
Trung thành ngã bản vô tâm cứu
Khước bị hiềm nghi tố Hán gian
Xử thế nguyên lai phi dị dị
Nhi kim xử thế cánh nan nan.
(Nam Trân dịch)
Na tri bình lộ cánh nan kham
Cao sơn lộ hổ chung vô dạng
Bình lộ phùng nhân khước bị giam.
Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân
Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân
Vô nại phong ba bình địa khởi
Tống dư nhập ngụ tác gia tân
Trung thành ngã bản vô tâm cứu
Khước bị hiềm nghi tố Hán gian
Xử thế nguyên lai phi dị dị
Nhi kim xử thế cánh nan nan.
(Nam Trân dịch)
Đường đời hiểm trở
Đi khắp đèo cao, khắp núi cao,
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!
Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tống lao?!
Ta là đại biểu dân Việt Nam,
Tìm đến Trung Hoa để hội đàm;
Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió,
Phải làm "khách quý" ở nhà giam!
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng,
Lại bị tình nghi là Hán gian;
Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xử thế khó khăn hơn.
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!
Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tống lao?!
Ta là đại biểu dân Việt Nam,
Tìm đến Trung Hoa để hội đàm;
Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió,
Phải làm "khách quý" ở nhà giam!
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng,
Lại bị tình nghi là Hán gian;
Xử thế từ xưa không phải dễ,
Mà nay, xử thế khó khăn hơn.
Có nhiều thể thơ, hầu hết các bài trong tập này thuộc thể "Ngũ ngôn", "Tứ tuyệt", "Thất ngôn bát cú"… nhưng đây là bài duy nhất thuộc thể "Thất ngôn thập nhị cú" tác giả viết? Tác giả nếu là người Việt sao lại bị coi là "Hán gian", tại sao bài 42 Nhai Thượng cũng lập lại chuyện "Hán gian" này!?
Theo tác giả Tâm Việt: "Trong bài "Thế lộ nan", tác giả có đề cập đến từ Việt. Đối với người Quảng: Quảng Đông, Quảng Tây... Tiếng của họ được gọi là "Việt ngữ" (粵語) và đất của họ được gọi là Việt địa, Yue. Việt cũng là đất của Việt Vương Câu Tiễn, Việt địa cựu sơn hà. Tại Trung Quốc, tiếng Quảng Đông còn được gọi là "Việt ngữ" vì hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, nguyên trước là đất của dân tộc Bách Việt (百粵), nên họ gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt."
Nhất là Quảng Đông, bảng số xe tỉnh này đều bắt đầu bằng "粵". Cũng có khi họ dùng越. Họ gọi chung người Việt Nam là người Kinh (京). Bản gốc dùng chữ "Việt" nào, 越 hay 粵?
- - - - -
Tiến Sĩ Đinh Thế Dũng ở Melbourne, Úc, biết tiếng Nhật (trong có chữ Hán), tiếng Anh, tiếng Pháp, lại là một nhà thơ, đã góp ý khi đọc bản thảo bài viết này của chúng tôi.
Theo thiển ý, anh đưa 3 nhận xét mới cần lưu ý:1- Cần có bản chính gồm đủ mọi bài và bút tự để kiểm chứng.2- Nhận xét về bút tự từng trang, so sánh với bút tự mà Hồ Chí Minh đã viết (chữ Hán, và số) ở những nơi khác.3- Bài Thế Lộ Nan rất đặc biệt: Bài này là bài duy nhất nói rõ tư cách đại biểu Việt Nam, thế nhưng rất lạ vì thể thơ toàn cuốn hình như là thể thơ Trung Hoa (tứ tuyệt là nhiều nhất), và bài này mà ở thất ngôn bát cú thì đúng là thể thơ người Trung Hoa miền Nam (những vùng Quảng Đông & Quảng Tây... rất thích). Thử bỏ đi 4 câu giữa, ý thơ đi xuyên suốt và 1 vần, câu 3 đối câu 4, câu 5 đối câu 6.Kết luận: Nếu đây là bài thơ 8 câu 7 chữ thì chỉnh lắm. Cần phải có bản chính để đối khảo nét chữ.Bài thơ 3 đoạn 4 câu 7 chữ, không chung vần từ đoạn này qua đoạn khác (kiểu Nam Trân dịch) có vẻ lạc lõng vì nó mang tích thơ mới, trong khi gần như toàn bài được chọn đăng lại là thờ Trung Hoa cổ điển.Trong bài Thế Lộ Nan, đoạn mà tỏ rõ "danh nghĩa" Việt Nam nhất cần phải suy xét thật kỹ, không biết có thêm vào không. Đọc kỹ 4 câu chót, đây là khẩu khí của một người than thở về cách đối xử với đồng bào, hàng xóm, chỗ thân quen (vì vậy mới đem chuyện xử thế, nôm na là ăn ở ngày xưa và ngày nay). Nếu là một ông đại biểu VN thì lại "lãng xẹt" về cả nội dung đến hình thức!Khi Nam Trân dịch thì mất hẳn tính thơ Đường, và tìm cách đưa bài Thế Lộ Nam một hình ảnh khác với hình ảnh của một người than thở là đường đời khó khăn. Hồ Chí Minh không có giọng điệu than thở như vậy, vì trong thơ phải có "thép" mà. Do đó, tôi đồng ý với anh là bài "Thế Lộ Nan" cần phải được đặt lại vấn đề.
- - - - -
Bài 40, Lạc Liễu Nhất Chích Nha (Rụng mất một chiếc răng), Hồ Chí Minh chưa già làm gì mà rụng răng, hình ảnh nào Hồ Chí Minh sún răng không?
Bài 42, Nhai Thượng (Trên đường phố), Hồ Chí Minh là người Việt thì sao bị coi là "Hán Gian"?
Nhai Thượng
Nhai thượng nhân tranh khán Hán gian
Hán gian dữ ngã bản vô can
Vô can nhưng thị hiềm nghi phạm
Sử ngã tâm trung giác điểm hàn.
Hán gian dữ ngã bản vô can
Vô can nhưng thị hiềm nghi phạm
Sử ngã tâm trung giác điểm hàn.
(Nam Trân dịch)
Trên đường phố
Ngoài phố tranh nhau xem Hán gian,
Hán gian, ta vốn thực vô can;
Vô can vẫn bị nghi là có,
Thực khiến lòng ta lạnh tới gan.
Hán gian, ta vốn thực vô can;
Vô can vẫn bị nghi là có,
Thực khiến lòng ta lạnh tới gan.
Bài 5 Thế Lộ Nam cũng đã đề cập tới chuyện "Hán gian" này.
Bài 44, Trưng Binh Gia Quyến (Gia quyến bị bắt lính), nhà Hồ Chí Minh đâu có ai bị trưng binh đâu mà đem tâm tình ấy ra than thở?
Trưng Binh Gia Quyến
Lang quân nhất khứ bất hồi đầu
Sử thiếp khuê trung độc bão sầu
Đương cục khả liên dư tịch mịch
Thỉnh dư lai tạm trú lao tù.
Sử thiếp khuê trung độc bão sầu
Đương cục khả liên dư tịch mịch
Thỉnh dư lai tạm trú lao tù.
(Nam Trân dịch)
Gia quyến người bị bắt lính
Biền biệt anh đi không trở lại,
Buồng the trơ trọi, thiếp ôm sầu;
Quan trên xót nỗi em cô quạnh,
Nên lại mời em tạm ở tù.
Buồng the trơ trọi, thiếp ôm sầu;
Quan trên xót nỗi em cô quạnh,
Nên lại mời em tạm ở tù.
Bài 59, Thụy Bất Trước (Không ngủ được) có câu: "Mộng hồn hoàn nhiễm ngũ tiêm tinh", nên dịch là "Sao năm cánh nhọn mộng hồn quanh", tại sao Nam Trân lại dịch là: "Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh?". Đâu có chữ nào nói tới màu vàng, đây là lối dịch của văn nô, gượng ép kéo bài thơ vào chuyện Việt Nam vì hầu như cả tập thơ quên không nói tới quê hương, dân tộc.
Thụy Bất Trước
Nhất canh... nhị canh... hựu tam canh,
Triển chuyển, bồi hồi, thụy bất thành;
Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.
Triển chuyển, bồi hồi, thụy bất thành;
Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.
(Nam Trân dịch)
Không ngủ được
Một canh... hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Theo tác giả Tâm Việt: "Trong bài Thụy Bất Trước, câu "Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh" 夢魂 環繞五尖星 (The dream-soul surrounds with five sharp stars), ý của tác giả là bày tỏ giấc mơ may mắn cho mình và thịnh vượng cho tổ quốc mình.
Thật vậy, trong Sấm Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có câu: "Năm Giáp Tý vẻ khuê đã rạng - Lộ ngũ tinh trinh tượng thái hanh.". Biểu tượng ngũ tinh là điềm may mắn mưa thuận gió hòa, nhân tình yên ổn.".
Như trong cuốn "Kỷ Niệm 100 Năm Phong Trào Đông Du" của chúng tôi đã trình bày, cờ của Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo đã dùng hình ảnh "Ngũ Tinh Liên Châu" (4 chấm tròn trắng tại 4 góc hình chữ nhật và 1 chấm tròn ở giữa lien kết với nhau bằng 2 đường chéo), đó là hiện tượng đặc biệt cứ một chu kỳ 60 năm (một hội) thì cả 5 ngôi sao nổi tiếng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ tuy quay theo qũy đạo khác nhau, tốc độ khác nhau, nhưng cùng đứng về một phía. Theo quan niệm Đông Phương, đó là biểu tượng kỳ diệu và may mắn. Vậy "ngũ tiêm tinh" không phải là "sao 5 cánh" mà là "5 ngôi sao nhọn".
Bài 61, Thế Nan Hữu Mẫn Tả Báo Cáo (Viết hộ báo cáo cho các bạn tù), Hồ Chí Minh là người Việt đi viết đơn tiếng Hoa cho người Hoa sao lạ vậy?
Thân thế của tác giả cũng được biểu lộ, là người có đủ kiến thức về luật pháp để viết các đơn kiện cho các bạn tù, với sách luật có sẵn để tra cứu... "Phụng Thử", "Đẳng Nhân" (là đồng đẳng) trong tư pháp, hành chính vừa mới học, chứ không có nghĩa "thừa lệnh" như dịch giả viết.
Thế Nan Hữu Mẫn Tả Báo Cáo
Đồng chu cộng tế nghĩa nan từ,
Thế hữu biên tu báo cáo thư;
"Phụng thử", "đẳng nhân" kim thủy học,
Đa đa bác đắc cảm ân từ.
Thế hữu biên tu báo cáo thư;
"Phụng thử", "đẳng nhân" kim thủy học,
Đa đa bác đắc cảm ân từ.
(Nam Trân dịch)
Viết hộ báo cáo cho các bạn tù
Cùng hội cùng thuyền nên phải giúp,
Viết thay báo cáo dám từ nan;
"Chiểu theo", "thừa lệnh" (?)nay vừa học,
Đã được bao lời bạn cảm ơn.
Viết thay báo cáo dám từ nan;
"Chiểu theo", "thừa lệnh" (?)nay vừa học,
Đã được bao lời bạn cảm ơn.
Bài 64, Song Thập Nhất (11-11), Hồ Chí Minh bị quân Tưởng Giới Thạch bắt thì mắc mớ gì nhớ ngày chấm dứt Thế Chiến Thứ 1 (1914-1918), cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược của nhân dân Trung Quốc, tính từ ngày 7-7-1937 đến cuối năm 1942 là gần 6 năm và hô hào quân Trung Hoa phản công quân Nhật này…
Bài 74, Ngục Đinh Thiết Ngã Chi Sĩ Đích (Lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy của ta), Hồ Chí Minh khoảng 51-52 tuổi thì làm gì đã chống gậy sớm vậy? Ai lại cho phép đem gậy vào trong tù trừ khi người đó quá già yếu, không thể tự đi lại được?
Ngục Đinh Thiết Ngã Chi Sĩ Đích
Nhất sinh chính trực hựu kiên cương,
Huề thủ đồng hành kỷ tuyết sương;
Hận bỉ gian nhân ly ngã lưỡng,
Trường giao ngã nhĩ các thê lương.
Huề thủ đồng hành kỷ tuyết sương;
Hận bỉ gian nhân ly ngã lưỡng,
Trường giao ngã nhĩ các thê lương.
(Nam Trân dịch)
Lính ngục đánh cắp mất chiếc gậy của ta
Suốt đời ngay thẳng lại kiên cường,
Dìu dắt nhau đi mấy tuyết sương;
Giận kẻ gian kia gây cách biệt,
Hai ta dằng dặc nỗi buồn thương.
Dìu dắt nhau đi mấy tuyết sương;
Giận kẻ gian kia gây cách biệt,
Hai ta dằng dặc nỗi buồn thương.
Theo tác giả Tâm Việt: "Chiếc gậy đã là bạn đồng hành của tác giả qua bao nhiêu năm dài. (Huề thủ đồng hành kỷ tuyết sương), chứng tỏ tác giả già yếu từ lâu, mà chiếc gậy này chắc chắn không phải là chiếc gậy thường vì giá trị của nó đi với uy thế của tác giả - đó là sự chính trực và kiên cường của vị quan thanh liêm. (Nhất sinh chính trực hựu kiên cương).".
Đọc lại bài "Thất Cửu" trong cuốn Giáo Trình Chữ Hán của Lê Văn Quán, trang 22, do nhà xuất bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Hà Nội năm 1978 để thấy có chỗ HCM khoe mình khỏe như thế nào.
(63 tuổi, nếu tính HCM sinh năm 1890 thì bài này làm năm 1953?)
Thất Cửu
Nhân vi ngũ tuần thường thán lao?,
Ngã kim thất cửu chinh khang cường,
Tụ cung thanh đạm tinh thần sảng,
Tố sự thung dung nhật nguyệt trường.
Ngã kim thất cửu chinh khang cường,
Tụ cung thanh đạm tinh thần sảng,
Tố sự thung dung nhật nguyệt trường.
(Xuân Thủy dịch)
Sáu mươi ba tuổi
Chưa năm mươi tuổi đã than già,
Sáu ba, mình vẫn nghĩ là đương trai,
Sống quen thanh đạm nhẹ người,
Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung.
Sáu ba, mình vẫn nghĩ là đương trai,
Sống quen thanh đạm nhẹ người,
Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung.
Bài 90, Tứ Cá Nguyệt Liễu (Bốn tháng rồi), Hồ Chí Minh đã già đâu mà nói răng rụng mất một chiếc, nhất là tóc bạc thêm mấy phần, tức đã bạc và nay bạc thêm nhiều?
Tứ cá nguyệt liễu
…
Lạc liễu nhất chích nha,
Phát bạch liễu hứa đa,
Hắc sấu tượng ngã quỷ,
Toàn thân thị lại sa.
Phát bạch liễu hứa đa,
Hắc sấu tượng ngã quỷ,
Toàn thân thị lại sa.
…
(Nam Trân dịch)
Bốn tháng rồi
…
Răng rụng mất một chiếc,
Tóc bạc thêm mấy phần,
Gầy đen như quỷ đói,
Ghẻ lở mọc đầy thân.
Tóc bạc thêm mấy phần,
Gầy đen như quỷ đói,
Ghẻ lở mọc đầy thân.
…
Bài 98, Mộng Ưu Đãi (Được ưu đãi), qua bạn bè và liên hệ quyền thế, chúng ta có thể biết địa vị chức vụ của tác giả. Trong khi HCM viết thời kỳ này là bị cùm gông, lê lết…
Mộng Ưu Đãi
Ngật câu phạn thái, thụy câu chiên
Hựu cấp linh tiền mãi báo, yên
Chủ nhiệm Lương công ưu đãi ngã
Ngã tâm cảm khích bất thăng ngôn
Hựu cấp linh tiền mãi báo, yên
Chủ nhiệm Lương công ưu đãi ngã
Ngã tâm cảm khích bất thăng ngôn
(Huệ Chi dịch)
Được ưu đãi
Ăn có cơm rau, ngủ có mền
Báo xem, thuốc hút: cấp cho tiền
Ông Lương chủ nhiệm đãi ta hậu
Cảm kích lòng ta, chẳng nói nên.
Báo xem, thuốc hút: cấp cho tiền
Ông Lương chủ nhiệm đãi ta hậu
Cảm kích lòng ta, chẳng nói nên.
HCM từng kể trong cuốn "Những Mẩu Truyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch" là lần ở tù này bị cùm gông, lê lết cơ mà!? Và không hề có chỗ nào viết là đã từng làm cả tập thơ trong tù Quảng Tây cả.
Theo tác giả Tâm Việt: "Tác giả là một viên chức của TH Quốc Dân Đảng nên trong thời gian bị nghi ngờ vẫn được quyền lợi hơn hẳn những người tù bình thường. Ông cũng ca ngợi đưa chi tiết tài đánh giặc từ Hồ Nam, Chiết Giang, Miến Điện đến Vân Nam của tướng bạn và vui mừng khi bạn được thăng chức tướng, bài 109 (Lương Hoa Thịnh Tướng Quân Thăng Nhậm Phó Tư Lệnh). Khi ở tù, ông cũng được các viên chức đến thăm viếng, bài 102 (Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên).
Với sự quen biết thân thiết với tướng Lương Hoa Thịnh, ông đã có giọng văn kẻ cả với đàn em đệ tử của vị tướng này, bài 110 (Tặng Tiểu Hầu (Hải)) trong câu "Vô phụ Lương công giáo dục tình". Thêm nữa qua câu "Thượng trung đảng, quốc, hạ trung dân", chúng ta biết tác giả đảng viên đã sống theo câu nói này mà truyền lại cho người nghe là Tiểu Hầu.
Vì là bạn thân lâu đời của tướng Lương Hoa Thịnh nên tác giả được cung cấp mọi nhu cầu từ kinh tế đến tư tưởng. Vì biết nhau đã lâu nên các chiến công đánh Nam dẹp Bắc của tướng Lương Hoa Thịnh đều được tác giả ghi nhận và ca ngợi."
Bài 91, "Bệnh Trọng" (Ốm nặng). Theo tác giả Tâm Việt: "Tác giả đã ví thân thể mình như là nơi của cuộc chiến như tại đất Việt xưa, nơi Ngô-Việt giao tranh. Thường thường, bị bệnh vì khi bên trong tâm sinh lý không vững chãi thì một cơn gió lạnh hoặc một trận nóng ngắn cũng làm dao động cơ thể thành bệnh nặng. Nột thương ngoại cảm là danh từ thường được dùng để chỉ bệnh chứng như thế nào. Nội thương có thể là nhớ nhà, uất hận, buồn chán, tâm bệnh như tương tư hoặc ăn uống thiếu thốn nên cơ thể suy nhược - còn ngoại cảm là bị thời tiết, nơi ở, môi trường chung quanh ảnh hưởng. Người dịch Nam Trân đã cố ý dịch sai là "Nội thương" đất Việt cảnh lầm than" để đem Việt Nam, vùng Đông Dương ra khích động cảm xúc thù hận chiến đấu.
"Nội thương Việt địa cựu sơn hà", theo nghĩa đen là trong lòng nhớ thương đất Việt (chỉ Quảng Đông - Quảng Tây) núi sông xưa.
"Ngoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt", nghĩa là còn bây giờ là Trung Hoa với cái cảm lạnh của khí trời mà thành bệnh. Ông so sánh quá khứ đất cũ là Việt địa và bây giờ là đất Trung Hoa."
Bệnh Trọng
Ngoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt,
Nội thương Việt địa cựu sơn hà;
Ngục trung hại bệnh chân tân khổ,
Bản ưng thống khốc khước cuồng ca.
Nội thương Việt địa cựu sơn hà;
Ngục trung hại bệnh chân tân khổ,
Bản ưng thống khốc khước cuồng ca.
(Nam Trân dịch)
Ốm nặng
"Ngoại cảm" trời Hoa cơn nóng lạnh,
"Nội thương" đất Việt cảnh lầm than;
Ở tù mắc bệnh càng cay đắng,
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn!
"Nội thương" đất Việt cảnh lầm than;
Ở tù mắc bệnh càng cay đắng,
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn!
Cũng theo tác giả Tâm Việt: "Việt Nữ Kiếm 越女 劍 (Sword of the Yue Maiden) là một câu chuyện của Kim Dung do một người Trung Hoa viết, nếu không hiểu đầu đuôi, mọi người Việt Nam cũng tưởng là câu chuyện nói về các anh thư Việt Nam. Hoặc nói về Tây Thi 西施 gái nước Việt, một người kiếm củi họ Thi, dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm, thuộc nước Việt cổ - chúng ta lại gom vào mà nhận Tây Thi là gái Việt Nam thì thật là ngu ngơ, đáng chê trách.".
Bài 102, Ngũ Khoa Trưởng, Hoàng Khoa Viên (Khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên họ Hoàng), đây là 2 viên chức Trung Hoa Quốc Dân Đảng, bạn tác giả thực là người Hoa, không thể là bạn Hồ Chí Minh được.
Bài 104, Dương Đào Bệnh Trọng (Dương Đào ốm nặng), một người Tàu bạn tác giả bị bệnh, không liên hệ gì Hồ Chí Minh.
Bài 108, Độc Tướng Công Huấn Từ (Đọc lời giáo huấn của ông Tưởng), Hồ Chí Minh bị quân Tưởng Giới Thạch bắt, lại là người Cộng Sản, sao lại học lời và ca ngợi Tưởng Giới Thạch?
Độc Tưởng Công Huấn Từ
Bách chiết bất hồi, hướng tiền tiến,
Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên;
Quyết tâm, khổ cán dữ ngạnh cán,
Tự hữu thành công đích nhất thiên.
Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên;
Quyết tâm, khổ cán dữ ngạnh cán,
Tự hữu thành công đích nhất thiên.
(Đỗ Văn Hỷ dịch)
Đọc lời giáo huấn của ông Tưởng
Gian khó không lùi, vẫn tiến lên,
Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên;
Quyết tâm gắng gỏi và kiên nghị,
Nhất định thành công sẽ có phen.
Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên;
Quyết tâm gắng gỏi và kiên nghị,
Nhất định thành công sẽ có phen.
Theo tác giả Tâm Việt: "Tác giả biết quá khứ thời niên thiếu của lãnh tụ Tưởng Giới Thạch. Trong khi đó ông Hồ và người dịch không biết nên dịch sai câu "Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên" thành "Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên". 辜臣 孽子: Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên là đứa bé tội nghiệp sinh ra không may mắn nên lẽ đương nhiên phải cố gắng tự thân kiếm sống mà thành công. Không có chữ gia, chữ quốc, chữ thù, mà lại dịch là thù nhà nợ nước là thế nào?".
Bài 109, Lương Hoa Thịnh Tướng Quân Thăng Nhậm Phó Tư Lệnh (Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức phó tư lệnh), làm gì mà khen cả Tướng của Tưởng Giới Thạch?
Bài 110, Tặng Tiếu Hầu (Hải) (Tặng chú hầu (Hải)), tác giả khuyên ghi khắc lời dạy "cần kiệm liêm chính" của Lương Khải Siêu, Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Một đảng viên Quốc Tế Cộng Sản suốt đời vì đảng mà sao không thấy chỗ nào nhắc gì tới Mác-Lê hay Cộng Sản cả?
Tặng Tiểu Hầu (Hải)
Ấu nhi học dã, tráng nhi hành,
Thượng trung đảng, quốc, hạ trung dân;
Kiệm cần, dũng cảm hòa liêm chính,
Vô phụ Lương công giáo dục tình.
Thượng trung đảng, quốc, hạ trung dân;
Kiệm cần, dũng cảm hòa liêm chính,
Vô phụ Lương công giáo dục tình.
(Đỗ Văn Hỷ dịch)
Tặng chú hầu (Hải)
Bé thì phải học, lớn thì hành,
Với dân, đảng, nước, dạ trung thành;
Kiệm cần, dũng cảm và liêm chính,
Chớ phụ ông Lương dạy dỗ mình.
Với dân, đảng, nước, dạ trung thành;
Kiệm cần, dũng cảm và liêm chính,
Chớ phụ ông Lương dạy dỗ mình.
Những bài còn lại hầu hết thuộc loại tả cảnh, tả tình…
Chẳng thấy "bạo lực cách mạng", "đấu tranh giai cấp" hay "vô sản chuyên chính" đâu cả!?
- - - - -
Nhân vật ông già tên "Lý" được nhắc tới trong cuốn "Những Mẩu Truyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch" phải chăng là tác giả?
- - - - -
Các ấn bản Nhật Ký Trong Tù
1- 1950, nxb Viện Văn Học, 114 bài.
2- 1985, nxb Văn Nghệ, 85 bài và dịch ra tiếng Pháp.
3- 1994, nxb Thế Giới, 73 bài và dịch ra tiếng Anh.
4- 2003, nxb Văn Học, 135 bài.
Bài 135 "Tân Xuất Ngục Học Đăng Sơn"
(Kể chuyện HCM vừa ra khỏi ngục và học leo núi, nếu đúng là tác giả tập thơ thì thân đi phải chống gậy còn học leo núi làm gì!?)
Sao bây giờ lại đẻ thêm ra bài thứ 135?
Đảng CSVN giữ tác phẩm rồi úm ba la muốn bầy trò gì thì bầy???
- - - - -
Ý KIẾN CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU
Lời nói đầu của bản in Nhật ký trong tù, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1960, cũng ghi đây là "Cuốn sổ tay của Hồ Chủ Tịch, gồm những bài thơ mà Người đã viết trong cảnh lao tù từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943."
Trong tù thì Hồ Chí Minh lấy đâu ra giấy bút mà viết ngày này tháng nọ, làm một hơi 133 bài thơ và ghi chú chuyện thời sự...?
- - - - -
Về Niên Biểu
Bìa sách ghi ngày 29/8/1932-10/9/1933, lưng sách lại ghi thêm ngày 29/8/1942-10/9/1943. trên chữ "Hoàn" (完, chấm hết) có vẻ thêm vào cho phù hợp với năm tù của Hồ Chí Minh? Còn ngày tháng tù thì chưa hẳn. Một bên dùng chấm, 1 bên dùng gạch ngang.
Theo ông Nguyễn Đình Thi (1924-2003, thuộc thế hệ các nghệ sỹ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1995, ông là Chủ Tịch Ủy Ban Toàn Quốc Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật) viết năm 1950 (tài liệu của Nha Thông Tin Việt Bắc) rằng: "Rồi hoạt động ở Tàu 1941-1942, Cụ bị bắt đi trong 62 ngày"…
Về Nét Bút
Từ trang đó (ghi chú từ trang 54) trở đi, nét chữ viết khá khác phần thơ. Theo những người biên soạn cuốn sách thì phần sau là phần tác giả dùng làm sổ tay, ghi chép các sự kiện chính trị quốc tế, khu vực và Việt Nam. Đặc biệt hơn là trong phần sổ tay này có nhiều chữ tiếng Việt và tiếng Pháp viết lẫn vào với chữ Hán.
Hai nét chữ khác nhau (phần thơ và trong sổ tay ở phần sau của HCM), chứng tỏ phần sau là phần viết thêm vào để tự nhận là của mình, tức cướp "tác quyền".
Về Số Lượng Bài Thơ
Có nơi thì nói 115 (Harrison S. Salisbury), 120, 133, 134, 150 (Nguyễn Đình Thi)…??? Điều này cho thấy sự bất nhất và thiếu thành thật của nhóm chủ trương đưa ra, cứ thập thò thêm bớt.
Theo Học Giả Lê Hữu Mục
"Họ đánh lừa độc giả trong nước là cuốn sách của tôi (Hồ Chí Minh Không Phái Là Tác Giả Nhật Trung Nhật Ký) ra sau tập sách của họ. Họ nói sách tôi ra năm 1990, còn sách họ ra năm 1989. Sự thật là các bài viết của tôi đã đăng từng kỳ trên tạp chí "Làng Văn" từ năm 1989, đến năm 1990 mới in thành sách. Còn sách của họ phát hành năm 1990, nhưng đề lui năm lại là 1989!"Lại nữa, đề sách đã là lời thú nhận: "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký". Tại sao lại phải suy nghĩ lại, có vấn đề mới phải suy nghĩ lại. Họ xác nhận là trong thời chiến họ phải dùng những lời dao to búa lớn để tuyên truyền, họ thú nhận là đã "cường điệu", mà cường điệu là "exagerate", là lớn lối, bịa đặt thêm. Họ bảo phải làm thế để tạo một quan niệm sáng tác gương mẫu, là phải theo hướng sáng tác như thơ của bác, bình dân và trong thơ phải có thép (chiến đấu tính)."Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. Hồ Chí Minh úp mở nhận là thơ của mình. Đám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là chữ ghi ngoài bìa sách năm tác giả bị tù là 29 – 8 - 1932 đến 10 – 9 - 1933. Năm đó thì Hồ Chí Minh chỉ bị Quốc Dân Đảng bắt và cầm tù ở bên Tầu vào năm 1942 - 1943 thôi. Thời gian cách xa nhau 10 năm trời.Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507 có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ ràng có sự che giấu, khuất tất. ....
Thân thế tác giả Ngục Trung Nhật Ký
Tâm Việt
Tác giả viết cho ai?Chắc chắn là không viết cho dân tộc Việt Nam đọc, mà viết cho dân Trung Hoa, chẳng hạn như bài cổ động kháng chiến chống Nhật, ca ngợi Thống Tướng Đảng Trưởng Tưởng Giới Thạch hay bài khen con gà trống cạnh nhà tù bài 52 (Thính kê minh) nhờ tiếng gáy của nó đánh thức dân Tàu dậy mà thực hiện lòng ái quốc.Địa vị ông thế nào?Đã có danh vọng sợ mất tiếng tốt sẵn có của mình. "Bả nhân danh dự bạch hy sinh" nghĩa là "Cho người vô cớ mất thanh danh". "Gián điệp hiềm nghi không niết tạo" nghĩa là "Bịa chuyện tình nghi là gián điệp".Tuổi tác chừng bao nhiêu?Đã lên tuổi lão phải chống gậy, răng rụng, tóc bạc.Tâm trạng ra thế nào?Tức giận vì bị hàm oan, kiêu hãnh vì sự hiểu biết và quá khứ của mình. "Thí vấn dư sở phạm hà tội ? Tội tại vị dân tộc tận trung!" nghĩa là "Thử hỏi chính ta phạm tội gì ? Có phải tội vì tận trung với dân tộc Trung Hoa của mình hay sao!". Bài "Thế nạn hữu mẫn tả báo cáo", làm đơn kiện cho bạn tù.Thân nhân bạn bè là ai?Các tướng lãnh trong quân đội Trung Hoa dân Quốc. Bài "Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên" và bài "Hoàng khoa viên lai thám", bạn bè viếng thăm.Quan niệm chính trị thế nào?Cần kiệm liêm chính, trước trung với đảng, tổ quốc rồi mới đến nhân dân.Tác giả yêu nước nào? Trung Hoa Dân Quốc.Quê hương ông ở đâu?Túc Vinh, là nơi bị bắt khi ra phố chơi; thuộc huyện Thiên Bảo, Tỉnh Quảng Tây.Niềm tin tôn giáo nào?Thờ Quan Công. "Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm" nghĩa là "Mặt trời đỏ sáng mãi như tâm của Quan Công". Đa số người Quảng thờ Quan Công.Biết ngoại ngữ nào? Tiếng Anh.Sức chịu đựng khó nhọc?Rất yếu vì tuổi cao, than vẫn khi bị rụng răng, mất gậy. Vì bị oan nên tinh thần buồn chán nhưng sau đó nhờ có vốn học vấn nên giải khuây bằng việc ngâm thơ, để sau đó gặp bạn hữu là tướng Lương Hoa Thịnh và Tiểu Hầu thiếu tướng giúp đỡ tiền bạc mua giấy mực bút lông mà viết, kể cả làm đơn khiếu nại cho bạn tù.
- - - - - - - - - - - - - -
Hiện giới thiệu trên mạng có 120 bài
- - - - - - - - - - - - - -
Một Vài Suy Nghĩ
Sau Khi Đọc Lại Tập Thơ Ngục Trung Nhật Ký
Đỗ Nam Hải
Tường thuật từ Sài Gòn và chị Bảo Khánh ghi lại tại Sydney, Úc vì máy điện toán của anh bị công an tịch thu chưa trả lại.
Ngày 19/5/2008, nhân kỷ niệm 118 năm ngày sinh HCM, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia tại Hà Nội, VN đã tái bản tập thơ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ hay NHẬT KÝ TRONG TÙ, được nói của HCM là tác giả viết khi bị quân Tưởng Giới bắt giam tại Quảng Tây, Trung Quốc từ 29/8/1942 đến 10/9/1943. TS Nguyễn Duy Hùng chịu trách nhiệm xuất bản và TS Nguyễn Minh Nghĩa chịu trách nhiệm nội dung.
Theo lời giới thiệu ở trang 7, tập thơ gồm hơn 100 bài thơ chữ Hán, phần cuối có ghi những sự kiện về quân sự và thời sự.
Tập thơ được cho là: "Một văn kiện lịch sử quan trọng, một tác phẩm văn học xuất sắc, có tác dụng giáo dục sâu sắc, phẩm chất và đạo đức cách mạng trên nhiều thế hệ…".
1- Tâm hồn của tác giả là một người Trung Hoa.
Bài "Song Thập Nhật" thực ra là "Song Thập Nhất"
(11/11, ngày chấm dứt Thế Chiến Thứ 1 (1914-1918))
Ngày 10/10/1911 1à lễ Quốc Khánh Trung Hoa Dân Quốc kỷ niệm cuộc nổi dậy ở Vũ Xương năm Tân Hợi, kẻ thù của CS và không liên hệ gì tới VN.
2- Bài "Kỷ niệm họ Hầu tặng một cuốn sách" trang 267…
Chủ nhiệm họ Hầu tặng một bộ sách (Người dịch: Đỗ Văn Hỷ)
Sách ngài Chủ nhiệm mới đưa sang,
Đọc đoạn, tinh thần chợt mở mang;
Còn vẳng bên tai lời lãnh tụ,
Chân trời một tiếng sấm rền vang.
Đọc đoạn, tinh thần chợt mở mang;
Còn vẳng bên tai lời lãnh tụ,
Chân trời một tiếng sấm rền vang.
Hầu Chủ Nhiệm là Hầu Chí Minh, chủ nhiệm chính trị Chiến Khu 4, đã theo lệnh Tưởng Giới Thạch thả HCM ra.
Là người nước ngoài ở tù mà còn được tặng sách? Tháng 1/1941, HCM về hang Bắc Bó, tháng 5/1941 đã làm lãnh tụ Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh), vậy còn lãnh tụ nào của HCM nữa đây? Đúng là câu chuyện của hai người Hoa chứ không phải người Việt.
3- Về tâm tư HCM, sao không thấy lo toan về chuyện đất nước?
Đọc cả tập thơ không thấy nói gì tới danh nhân, địa danh Việt Nam. Trong cuốn "Những Mẩu Truyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch" do nxb Văn Học, Hà Nội, phát hành năm 2001, trang 105 và 107… của Trần Dân Tiên tức HCM kể chuyện:
"Đi liền 10 đêm và 5 ngày, cụ Hồ đến một thị trấn Trung Quốc, chưa kịp nghỉ chân thì chiều hôm đó cụ đã bị bắt và gian khổ lại bắt đầu. Quốc Dân Đảng giam cụ vào nhà lao CHS hơn 2 tuần, ngày thì mang gông, đêm đeo cùm. Trong khi cụ Hồ lê lết tấm thân mệt lử từ nhà giam này đến nhà giam khác, có lẽ những việc lớn đang dồn dập trong nước và trên thế giới, ai khuyên bảo đồng chí, ai giúp đỡ và đẩy mạnh việc tổ chức, có lẽ các nước Đồng Minh đã đổ bộ lên Đông Dương, có lẽ Phát-Nhật đã cắn nhau, có lẽ là các đồng chí trong đảng CS Đông Dương và các hội viên của Việt Minh đang đớn đau hỏi nhau cụ Hồ bị tai nạn gì? Lòng cụ Hồ rối như tơ vò vì phải ngồi im vô ích trong khi công việc đang đòi hỏi cụ, mà thời gian đi qua không chờ người…"Tóm lại là dù ở tù, HCM luôn lo âu về tình hình đất nước, các đồng chí trong đảng CS Đông Dương…"
Thế thì thật vô lý, văn suôi thì thiết tha kể những mối lo gan ruột như thế mà sao trong tập thơ không hề thấy nói gì, dù chỉ 1 dòng tới những chuyện này???
Nếu HCM ở tủ Quảng Tây hơn 1 năm 8/1942-10/1943 mà viết cả tập thơ như vậy, sao khi ở tù Hồng Kông 6/1931-1/1933, gần 2 năm mà không thấy viết chữ nào cả!?
Bài nói chuyện được phát trên VN Sydney Radio ngày 31/8/2008
(sau phần Võ Đại Tôn) và đưa lên mạng.
http://www.vnsr.net/
(từ quá giữa phần 2, sau phần nói chuyện của ông Võ Đại Tôn)
(sau phần Võ Đại Tôn) và đưa lên mạng.
http://www.vnsr.net/
(từ quá giữa phần 2, sau phần nói chuyện của ông Võ Đại Tôn)
- - - - - - - - - - - - - -
Có người nghi ngờ, có người tin, có người cho là HCM lấy thơ người
khác và viết thêm thơ mình vào, lập lờ đánh lận con đen...!?
Nhưng căn cứ vào những chứng cứ hiển nhiên,
HCM không thể là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký gốc được.
Tìm hiểu cuốn Ngục Trung Nhật Ký Trên BBC…
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/story/2005/05/050520_nhatkytrongtu.shtml
Với các góp ý:
Hoa Mai
Tôi đã từng nghiền đi ngẫm lại tập Nhật Ký Trong Tù. Có một điều lạ là sau này trên báo người ta lại đăng thêm một số bài mới được dịch. Không lẽ bản dịch Hán văn đến chữ (khó đến độ nay) mới đủ khả năng dịch nó? Hay còn điêu gì khuất tất? Giọng thơ mà tôi cảm được ở Nhật Ký Trong Tù nghe rất khác với giọng thơ của các bài sau này. Tôi hoàn toàn không nghĩ rằng ngày tháng bị ghi lộn. Làm sao mà bạn có thể ghi lộn được cái ngày tháng quá nhiều ấn tượng lên cuốn sổ gọi là để đời?
Tôi đã từng nghiền đi ngẫm lại tập Nhật Ký Trong Tù. Có một điều lạ là sau này trên báo người ta lại đăng thêm một số bài mới được dịch. Không lẽ bản dịch Hán văn đến chữ (khó đến độ nay) mới đủ khả năng dịch nó? Hay còn điêu gì khuất tất? Giọng thơ mà tôi cảm được ở Nhật Ký Trong Tù nghe rất khác với giọng thơ của các bài sau này. Tôi hoàn toàn không nghĩ rằng ngày tháng bị ghi lộn. Làm sao mà bạn có thể ghi lộn được cái ngày tháng quá nhiều ấn tượng lên cuốn sổ gọi là để đời?
Huy
Nếu trong bài thi của một thí sinh mà có hai nét chữ khác nhau (vần thơ và chữ trong sổ tay), trên bìa sách ngày, tháng trước khi thí sinh thi mười năm, quí vị có nghĩ là bài đó của chính thí sinh đi thi không? Ông Hồ Chí Minh hay dùng những danh ngôn của người khác nói, những người tôn sùng ông đã "lập lờ" là "bác nói". Tôi nghĩ chuyện này cũng không ngoại lệ.
Nếu trong bài thi của một thí sinh mà có hai nét chữ khác nhau (vần thơ và chữ trong sổ tay), trên bìa sách ngày, tháng trước khi thí sinh thi mười năm, quí vị có nghĩ là bài đó của chính thí sinh đi thi không? Ông Hồ Chí Minh hay dùng những danh ngôn của người khác nói, những người tôn sùng ông đã "lập lờ" là "bác nói". Tôi nghĩ chuyện này cũng không ngoại lệ.
Leo Wong, Toronto, Canada
Ông Hồ có cái tính thích tự tôn sùng bản thân của mình, chả có ai đi viết thơ hay lấy tên khác viết báo để tự ca ngợi bản thân mình như ông Hồ cả. Chưa kể bản thân của ông chụp quá nhiều hình, quay quá nhiều phim mà bản thân ông lại đóng một vai chính như một người rất ư là cao cả, nếu như ông cao cả như người ta tôn sùng hẳn nhiên bản thân ông Hồ phải biết khiêm tốn, đằng này lại ngược lại. Hồi còn học cấp ba, tui cứ thắc mắc mãi tại sao người khác lại rõ đến từng chi tiếc rằng ông Hồ bị đày đi đâu và làm gì mà xuất khẩu thành thơ từ những nơi như thế nếu không nói trắng ra là tự ông Hồ nói ra hoặc CS tự bịa ra. Chưa kể, nhà tù của Tưởng là tù chính trị, không nằm ngoài khả năng thơ của ông Hồ là thơ của người tù chính trị khác!!!
Ông Hồ có cái tính thích tự tôn sùng bản thân của mình, chả có ai đi viết thơ hay lấy tên khác viết báo để tự ca ngợi bản thân mình như ông Hồ cả. Chưa kể bản thân của ông chụp quá nhiều hình, quay quá nhiều phim mà bản thân ông lại đóng một vai chính như một người rất ư là cao cả, nếu như ông cao cả như người ta tôn sùng hẳn nhiên bản thân ông Hồ phải biết khiêm tốn, đằng này lại ngược lại. Hồi còn học cấp ba, tui cứ thắc mắc mãi tại sao người khác lại rõ đến từng chi tiếc rằng ông Hồ bị đày đi đâu và làm gì mà xuất khẩu thành thơ từ những nơi như thế nếu không nói trắng ra là tự ông Hồ nói ra hoặc CS tự bịa ra. Chưa kể, nhà tù của Tưởng là tù chính trị, không nằm ngoài khả năng thơ của ông Hồ là thơ của người tù chính trị khác!!!
Da Vàng, San Jose
Cũng chẳng có gì lạ, người ta sẽ còn mãi đưa ra những tin thế này. HCM không được mất đúng ngày (3/9/1969 thay vì ông đã qua đời từ ngày hôm trước, 2/9/ 1969), thì cuốn nhật ký lấy gì gọi là đúng ngày chứ. Mà phía quan thầy cũng thế thôi. Stalin cũng đâu được chết đúng ngày đâu mà.
Cũng chẳng có gì lạ, người ta sẽ còn mãi đưa ra những tin thế này. HCM không được mất đúng ngày (3/9/1969 thay vì ông đã qua đời từ ngày hôm trước, 2/9/ 1969), thì cuốn nhật ký lấy gì gọi là đúng ngày chứ. Mà phía quan thầy cũng thế thôi. Stalin cũng đâu được chết đúng ngày đâu mà.
Xét về ý nghĩa, lắm bài trong "Ngục Trung Nhật Ký" chỉ là copy ý tưởng. Ví dụ: Thơ nguyên văn của Trung Hoa: "Quân tại Tương Giang đầu Thiếp tại Tương Giang vỹ Tương giao bất tương thức Đồng ẩm Tương Giang thuỷ.". Thì trong Nhật Ký Trong Tù, lại có thơ: "Quân tại thiết song tiền. Thiếp tại ..." Mà được tạm dịch là: "Anh ở trong song sắt em ở ngoài song sắt gần nhau trong tấc gang mà biển trời cách mặt..." còn nhiều bài trong đó cũng vậy nữa.
Nguyễn Hùng, Hoa Kỳ
Ngục Trung Nhật Ký là một tập thơ vừa có giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng. Cho dù có những ý kiến phảm bác, hay không đồng ý. Thì càng làm cho tác phẩm có giá trị hơn, nổi tiếng hơn và vĩ đại hơn.
Ngục Trung Nhật Ký là một tập thơ vừa có giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng. Cho dù có những ý kiến phảm bác, hay không đồng ý. Thì càng làm cho tác phẩm có giá trị hơn, nổi tiếng hơn và vĩ đại hơn.
Trịnh Chương, Thanh Hóa
Cách mạng VN dựa vào dân là chính, nếu như lấy người làm của mình thì người dân VN sẽ nghĩ thế nào? Hơn nữa tài năng thơ phú của Bác Hồ đã thể hiện qua hàng loạt các bài thơ bác làm gửi tặng đồng bào chiến sĩ.
Cách mạng VN dựa vào dân là chính, nếu như lấy người làm của mình thì người dân VN sẽ nghĩ thế nào? Hơn nữa tài năng thơ phú của Bác Hồ đã thể hiện qua hàng loạt các bài thơ bác làm gửi tặng đồng bào chiến sĩ.
Cũng đừng quên Bác Hồ sáng lập khá nhiều tờ báo ở nước ngoài. Còn về nhân cách, Người chưa bao giờ nhận riêng công trạng về mình, một đời giản dị vì dân vì nước. Con người tài đức như thế thì làm sao không phải là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký chứ? Nhiều bạn ở đây có khi chưa đọc hết một phần ba tập Nhật Ký đã vội ra ý kiến, như thế chả sai lầm sao. Còn giá trị nghệ thuật tác phẩm thì cứ để người có chuyên môn đánh giá mới thấy hết. Hồi cấp ba mới đọc vài bài thơ trong sách thì sao hiểu được giá trị của nó.
Tony, Canada
Nếu thật ông Hồ Chí Minh viết cuốn Nhật Ký Trong Tù thì nó cũng chỉ có giá trị lịch sử. Riêng tôi đã từng được học trong chương trình phổ thông và thú thật chẳng thấy có giá trị gì về tính văn chương. Chỉ có thể gượng ép ca ngợi theo kiểu ông là nhà quân sự mà viết được như thế là khá lắm rồi. Đem ra mà bình thơ của ông một cách tự do mà không bị bỏ tù tôi chắc là phát hiện ra khối vấn đề buồn cười.
Nếu thật ông Hồ Chí Minh viết cuốn Nhật Ký Trong Tù thì nó cũng chỉ có giá trị lịch sử. Riêng tôi đã từng được học trong chương trình phổ thông và thú thật chẳng thấy có giá trị gì về tính văn chương. Chỉ có thể gượng ép ca ngợi theo kiểu ông là nhà quân sự mà viết được như thế là khá lắm rồi. Đem ra mà bình thơ của ông một cách tự do mà không bị bỏ tù tôi chắc là phát hiện ra khối vấn đề buồn cười.
Hoa Cỏ May, Hà Nội
Bác Tony cứ đùa. Ở Việt Nam làm gì có ai bị bắt vào tù vì chê Nhật Ký Trong Tù. Bác thích thì cứ viết thoải mái, chỉ có điều không được xuất bản thành sách báo để đời thôi. Bác cứ tin mấy thằng bất mãn, mấy ông phản động làm gì?
Bác Tony cứ đùa. Ở Việt Nam làm gì có ai bị bắt vào tù vì chê Nhật Ký Trong Tù. Bác thích thì cứ viết thoải mái, chỉ có điều không được xuất bản thành sách báo để đời thôi. Bác cứ tin mấy thằng bất mãn, mấy ông phản động làm gì?
Em thì em không tin Nhật Ký Trong Tù không phải là của ông Hồ. Về giá trị nghệ thuật, em thấy Nhật Ký trong tù có nhiều bài chỉ đơn giản là tả thực, không hay mấy. Nhưng có những bài thì đúng là thơ của thi nhân thiên tài. Ấy là em nhận xét quả bản dịch thôi. Cũng chẳng chen "tính Đảng", "tính giai cấp" tẹo nào đâu nhá.
Hậu Sinh
Hồi tôi vượt biên bị bắt ở trong trại tù thì cách vài tuần lại đột xuất khám xét tư trang, ngay cả vài mảnh giấy báo để dùng cho việc cá nhân cũng bị kiểm tra, thì hoá ra bên Tầu thời họ Tưởng tù chính trị chỉ bị giam thể xác, còn tinh thần thì tự do, được thoải mái làm thơ bất khuất?
Hồi tôi vượt biên bị bắt ở trong trại tù thì cách vài tuần lại đột xuất khám xét tư trang, ngay cả vài mảnh giấy báo để dùng cho việc cá nhân cũng bị kiểm tra, thì hoá ra bên Tầu thời họ Tưởng tù chính trị chỉ bị giam thể xác, còn tinh thần thì tự do, được thoải mái làm thơ bất khuất?
Tôi cũng nghe có kẻ ganh ghét đoán già đoán non là Bác Hồ lượm được tập thơ này của một người tù khác đã chết bỏ lại trong tù (?) Vào những năm 1932 đến 1933 thì Bác ở những đâu ? Tôi không biết người ta có thể kiểm tra hai ghi chú ngày tháng trong tập thơ, cái nào trước cái nào sau, có phải do cùng một người viết,và tại sao lại như vậy?
- - - - - - - - - - - - - -
Có thể xem thêm "Hồi Ký Nguyễn Đăng Mạnh", Giáo Sư, tác giả cho là bị đưa lên mạng ngoài ý muốn, Chương VII: Hồ Chí Minh (trang 121-131), hé lộ thêm một số chi tiết về Hồ Chí Minh và Ngục Trung Nhật Ký…
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh lên tiếng về việc hồi ký của ông bị đưa lên mạng.
Thụy Khuê
Bài đăng ngày 13/09/2008 Cập nhật lần cuối ngày 15/09/2008 10:46 TU
"Tôi là người hoạt động trong lãnh vực văn hoá nghệ thuật và tôi đã từng chứng kiến nhiều cuộc tranh luận tư tưởng trong văn học, suốt trong mấy chục năm. Tôi cũng trực tiếp tiếp xúc với hàng loạt nhà văn, vì thế cũng biết nhiều chuyện. Những tư liệu ấy có thể phản ánh được nhiều phương diện của nền văn học Việt Nam hiện đại." (Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh)
1. Audio trả lời phỏng vấn. http://www.rfi.fr/actuvi/articles/105/article_991.asp
2. Reading http://www.box.net/shared/6rbtbq2x14
Chương VII: Hồ Chí Minh
Tôi được tận mắt thấy Hồ Chí Minh hai lần.
Lần thứ nhất ngay sau Cách mạng tháng Tám. Sau cuộc khởi nghĩa tháng tám 1945, bố tôi đưa cả gia đình từ Thái Bình về Thị xã Bắc Ninh. Tôi tiếp tục học cấp II ở trường Hàn Thuyên.
Một hôm được tin Hồ Chủ Tịch về Bắc Ninh. Tôi và mấy bạn học được nhà trường cử đi đón. Mỗi đứa được phát một lá cờ nhỏ bằng giấy, hễ Hồ Chủ Tịch đến thì vẫy cờ và hô khẩu hiệu chào mừng.
Chúng tôi đứng xếp hàng trước cửa phòng thông tin thị xã, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới.
Đợi một lúc thì có một chiếc xe ôtô con đỗ ngay mép đường, trước cửa phòng thông tin. Tôi thấy có hai anh cảnh vệ vọt ra trước, cầm lăm lăm tiểu liên, nhẩy lên đứng trên hai cái trụ của bức tường hoa thấp trước phòng thông tin. Hai anh lia mũi súng sang trái, sang phải, vẻ mặt căng thẳng.
Hồ Chí Minh bước ra sau. Quần áo kaki. Giầy vải. Cầm batoong. Người gầy, đen. Râu tóc cũng đen. Ông đứng lại ngay sát chúng tôi, nhưng không để ý gì đến bọn trẻ con này cả, tuy chúng tôi ra sức phất cờ và hô "Hồ chủ tịch muôn năm!"
Đứng lại một lát, liếc nhìn chung quanh một chút, mặt đầy cảnh giác, rồi ông đi rất nhanh vào phòng thông tin. Lưng rất thẳng, gầy nhưng cứng cáp, cử chỉ lanh lẹn - ấn tượng của tôi về Hồ Chí Minh là như thế.
Hồi đó, ở Bắc Ninh, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động khá mạnh. Đã có những cuộc đụng độ vũ trang giữa lính quốc dân đảng và Vệ quốc đoàn ở Thị Cầu. Chắc vì thế nên Ông Hồ và các vệ sĩ của ông rất cảnh giác.
Lần thứ hai tôi được thấy Hồ Chủ Tịch là vào khoảng 1961, 1962 gì đó, hồi tôi công tác ở trường Đại học Sư phạm Vinh.
Ông Hồ vào Vinh. Người ta tổ chức cho Ông gặp đồng bào ở một cái sân vận động của thị xã.
Họ dựng một cái kỳ đài bằng tre - có vẻ thô sơ thôi. Ông Hồ đứng trên đó với một số cán bộ Tỉnh. Lúc hô khẩu hiệu, ông cùng vung tay hô như mọi người:
- Đảng lao động Việt Nam Muôn năm!
- Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà muôn năm!
Ông Hồ vung tay rất cao.
Nhưng đến khẩu hiệu thứ ba:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!
Ông Hồ cũng vung tay lên, nhưng chợt nhận ra họ hoan hô mình, vội rụt tay xuống.
Tôi theo dõi không bỏ sót một cử chỉ nào của ông cụ hôm ấy.
Ông Hồ bắt đầu nói chuyện với đồng bào.
Hồ Chí Minh không hề tỏ ra là người hùng biện. Nói chậm, ngắn, không lưu loát. Có chỗ lỡ miệng nói hớ, vội lảng sang ý khác. Tôi nhớ ông đang nói dở một câu tục ngữ: "Thanh cậy thế, Nghệ cậy..." thì vội ngừng lại và lảng sang ý khác. Có lẽ ông không muốn làm mất lòng người Nghệ Tĩnh chăng, vả lại "cậy thần" là thần nào, thần Hồ Chí Minh à? Tôi chắc ông nghĩ thế nên không nói tiếp câu ấy nữa.
Năm 1969, tôi chuyển ra công tác tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Hoàng Dung thay nhau làm tổ trưởng tổ Văn học Việt Nam hiện đại. Các anh đều rất quan tâm đến việc nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh nên thường tổ chức cho chúng tôi gặp những người hiểu biết về Hồ Chí Minh như Hoàng Văn Hoan, Lê Quảng Ba, hoạ sĩ Diệp Minh Châu, Vũ Kỳ. Nhờ gặp các vị này, tôi được biết nhiều chuyện cụ thể về Ông Hồ, trước hết là chung quanh sự kiện Ông Hồ bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và viết Nhật kí trong tù.
Ông Hồ về PắcBó đầu năm 1941 ngày 28 - 01, tháng 8 - 1942 ông trở lại Trung Quốc để vận động các cơ sở cách mạng bên ấy ủng hộ Việt Minh và mua vũ khí về cho Việt Minh.
Ông Lê Quảng Ba cùng đi với Ông Hồ. Đến một địa điểm nào đó thuộc Quảng Tây thì gặp núi lở, một tảng đá văng vào chân Lê Quảng Ba. Ba bị đau, cố đi một cách khó khăn. Để động viên người đồng hành với mình, Ông Hồ vừa đi vừa kể Chinh phụ ngâm. Vừa kể vừa giảng. Té ra xa nước ba muơi năm, Hồ Chí Minh vẫn thuộc lòng Chinh phụ ngâm.
Nhưng Lê Quảng Ba càng đi càng đau. Đến Tĩnh Tây thì phải nghỉ lại tại một cơ sở cách mạng. Hôm sau, Ông Hồ tiếp tục lên đường. Cùng đi với ông có một thanh niên Trung Quốc tên là Dương Đào - tất nhiên cũng là một cơ sở cách mạng. Đến xã Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị bọn Hương cảnh Trung Quốc bắt (ngày 27 - 8 - 1942).
Không phải Ông Hồ không có giấy tờ hợp lệ. Hồ Chí Minh không thể sơ xuất như thế được. Hồ Chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tầu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở PắcBó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc. Bây giờ qua Trung Quốc, ông đem đôla đi để mua vũ khí cho Việt Minh.
Nhưng cảnh sát Tầu cho là Hán gian, là gián điệp của Nhật lúc bấy giờ đang đánh Trung Quốc. Chỉ có gián điệp mới có đôla thôi chứ, người dân Trung Quốc bình thường làm gì có lắm ngoại tệ thế! Điều này tác giả Nhật kí trong tù cũng đã nói rõ trong thơ của mình:
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị tình nghi là Hán gian
Lại bị tình nghi là Hán gian
(Đường đời hiểm trở)
Hôm nay xiềng sắt thay dây trói,
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung;
Tuy bị tình nghi là gián điệp,
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung;
Tuy bị tình nghi là gián điệp,
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.
(Đi Nam Ninh)
Các vị lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ ở Cao Bằng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt... nghe tin cụ Hồ bị bắt, hoảng quá, cho người sang Tầu dò hỏi xem nó giam ở đâu, nhưng không tìm được. Qua mấy tháng bặt tin tức, các vị bèn quyết định lật bài ngửa: điện cho Mạc Tư Khoa và cho Tưởng Giới Thạch nói rõ đó là Nguyễn ái Quốc, thủ lĩnh Việt Minh, đề nghị thả ra.
Biết không phải là Hán gian, các nhà chức trách Trung Hoa bèn chuyển Hồ Chí Minh sang chế độ nhà tù khác. Trong Nhật kí trong tù, bài Bốn tháng rồi có thể coi là bản tổng kết giai đoạn đầu của thời gian 14 tháng ở tù vô cũng cực khổ của Ông Hồ - "Sống khác loài người vừa bốn tháng, Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời"
Chuyển sang chế độ nhà tù mới, Ông Hồ được tắm rửa, ăn uống khá hơn, thỉnh thoảng được đi dạo quanh nhà lao, đặc biệt được cung cấp rất nhiều sách báo. Tưởng Giới Thạch còn tặng ông một cuốn sách của mình. Điều này ông Trần Dân Tiên đã có nói nhưng không giải thích lý do vì sao. Điều đáng chú ý là, Nhật kí trong tù có tất cả 133 bài tuyệt cú thì bài Bốn tháng rồi là bài thứ 103. Nghĩa là 10 tháng sau, tác giả chỉ làm thêm ba chục bài nữa thôi. Vì sao vậy? Vì Hồ Chí Minh chỉ làm văn chương khi tuyệt đối không có điều kiện làm chính trị, làm cách mạng. Mười tháng sau này, có điều kiện chuẩn bị cho cách mạng, lập tức ông dồn sức vào đấy: đọc sách báo, dịch tác phẩm "Tam dân chủ nghĩa" của Tôn Trung Sơn, đọc sách của Tưởng Giới Thạch tặng (Cuốn "Trung Quốc đích mệnh vận")...
Nguyên bản Nhật kí trong tù đâu chỉ có thơ. ở cuối tập Nhật kí còn có tới 20 trang ghi kín tin tức thời sự lấy từ các báo chí được cung cấp gọi là Độc báo lan, và những thu hoạch từ các sách đã đọc gọi là Độc thư lan
Mới biết, viết bài Mở đầu (Khai quyển) Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh đã nói thật lòng mình:
Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây;
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Hồ Chí Minh được bọn Tầu Tưởng thả về nước không phải ngẫu nhiên, chắc ông phải khôn khéo thương lượng với chúng và với cánh Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam như thế nào đó, nó mới thả cho về nước.
Hôm tiễn cụ Hồ về nước, Hầu Chí Minh (Trong Nhật kí trong tù ông Hồ gọi là Hầu chủ nhiệm (Chủ nhiệm cục chính trị đệ tứ chiến khu)) cùng với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam có tổ chức một cuộc liên hoan hẳn hoi (tháng 12 – 1943). Trong liên hoan, họ có thử tài nhau bằng thách đối.
Nguyễn Hải Thần đưa ra một vế đối khá hóc hiểm:
"Hầu Chí Minh, Hồ Chí Minh, lưỡng vị đồng chí, chí giai minh"
Ông Hồ xin đối:
"Nhĩ cách mệnh, ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách"
Mọi người tán thưởng. Hầu Chí Minh ca ngợi: "Đối hay lắm!". Còn Nguyễn Hải Thần thì cung kính nói: "Hồ Tiên Sinh tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục!"
Trong cuộc liên hoan, ông Hồ còn góp vui một tiết mục rất đặc biệt: nhảy điệu Nga - la - tư. Một điệu vũ dân gian rất khoẻ của Nga.
Trong Nhật kí trong tù và hồi kí Vừa đi đường vừa kể chuyện, ông Hồ có nói, khi mới ra tù "chân mềm như bún", đi không được, phải tập leo núi rất khó nhọc, phải bò, phải lết mãi mới đi được. Vậy sao lại có thể nhẩy điệu Nga - la - tư?
Suy ra ta có thể hiểu như thế này: từ khi biết ông Hồ là ông Hồ, không phải Hán gian, nhà chức trách Trung Quốc cho ông được hưởng chế độ quản thúc. Nghĩa là chỉ không được ra khỏi vùng quản thúc thôi, còn thì có thể ra ngoài nhà tù để leo núi, tập đi, tập luyện mắt (Cho nên mới có chuyện, ở Liễu Châu, ông Hồ đi tắm sông, gặp tướng Tàu Trương Phát Khuê). Khoảng giữa tháng 9 - 1943, sau một thời gian tập luyện, cuối cùng ông Hồ chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi, Ông cao hứng làm một bài thơ chữ Hán:
Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh,
Nam vọng trùng dương ức cố nhân
Giang tâm như kính tịnh vô trần
Bồi hồi độc bộ Tây phong lĩnh,
Nam vọng trùng dương ức cố nhân
(Vừa đi đường vừa kể chuyện)
Bài thơ này cụ Hồ đã bí mật gửi về cho các đồng chí của mình ở Cao Bằng (Viết lên mép trắng của một tờ Quảng Tây nhật báo). Võ Nguyên Giáp, trong tập hồi kí Những chặng đường lịch sử cho biết: "Bữa ấy, tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Đông, anh Vũ Anh và anh Lã đang xem xét quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:
- Anh xem có đúng là chữ của Bác không?
Đó là một tờ báo ở Trung Quốc mới gửi về, trên mép trắng có mấy hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ra ngay đúng là chữ Bác, Bác viết: "Chúc chư huynh ở nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác. ở bên này bình yên"
Phía dưới lại có một bài thơ".
Như thế bài thơ này đã được làm từ khá lâu (9 - 1943) trước cuộc liên hoan tiễn chân nói trên 3 tháng (12 - 1943)
Sau này, Tô Hoài còn cho biết, trong buổi liên hoan tiễn cụ Hồ về nước hôm ấy còn có mặt nhà thơ Quang Dũng nữa. Lúc này Quang Dũng đang đi theo Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần.
Về tập Nhật kí trong tù, có người nói, ông Hồ đánh mất ngay sau khi ra khỏi tù. Thực ra không phải.
Ngày 16 - 9 - 1943, ông Hồ được trả lại tự do, cuốn Nhật kí trong tù vẫn được ông giữ cẩn thận.
Ngày 14 - 9 - 1955, ông đưa tác phẩm này cho ông Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức triển lãm cải cách ruộng đất tại phố Bích Câu: "Tôi có quyển sổ tay cách đây mười mấy năm còn giữ được đến bây giờ, các cô, các chú xem có triển lãm được thì dùng". Nguyễn Việt đưa vào triển lãm, bầy ở phòng "Ngọn đuốc soi đường của Đảng Cộng sản Đông Dương"
Nhật kí trong tù hiện được lưu giữ ở Bảo tàng cách mạng Việt Nam.
Vào năm 1970, 1971 gì đó, anh Huỳnh Lý được biết hoạ sĩ Diệp Minh Châu từng sống với Hồ Chủ Tịch sáu tháng ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp, nên tổ chức cho chúng tôi gặp hoạ sĩ ở nhà riêng.
Hai vợ chồng cùng là hoạ sĩ và điêu khắc. Nhà cửa hết sức bề bộn, có thể nói là tanh bành. Đất sét, thạch cao vung vãi. Nước đổ lênh láng trên nền nhà. Khắp nơi lăn lóc những đầu người: đầu Nguyên Hồng, đầu Nguyễn Tuân... bằng đất sét.
Cách trò chuyện của Diệp Minh Châu cũng vậy. Chuyện nọ sọ chuyện kia, có lúc lại tạt ngang giới thiệu tranh của vợ.
ở đây tôi chỉ lọc ra những gì anh nói về Hồ Chí Minh.
Diệp Minh Châu ở với Hồ Chủ Tịch sáu tháng ở chiến khu Việt Bắc trước khi ra nước ngoài học tiếp về hội hoạ, điêu khắc. Hằng ngày, anh cùng ăn với Hồ Chủ Tịch.
Có một bữa, đến giờ ăn rồi mà mãi không thấy ông Hồ ra. Diệp Minh Châu ngồi đợi. Cuối cùng ông cũng ra, nhưng lại châm điếu thuốc hút, nghĩa là chưa ăn ngay. Thấy Châu ngồi đợi, ông bảo: "Chú cứ ăn trước đi". Tất nhiên Châu không dám, vẫn đợi. Một lát, ông Hồ nói thủng thẳng với hoạ sỹ: "Về sau chú làm nghề gì thì làm nhé, đừng làm chủ tịch nước, khổ lắm!"
Diệp Minh Châu không bình luận gì. Tôi cho rằng, Hồ Chí Minh vừa qua một cuộc họp trung ương, chắc có điều gì không thuyết phục nổi các đồng chí của mình: Người ta đang sùng bái Staline, Mao Trạch Đông, không chịu nghe Hồ Chí Minh, chắc thế. (Staline vốn không coi Hồ Chí Minh là cộng sản chân chính. Ông Phạm Văn Đồng có lần nói với anh Hoàng Tuệ (khi hai người cùng công tác ở Liên Xô): Năm 1950, Staline triệu Hồ Chí Minh sang gặp. Ông ta không gọi Hồ Chí Minh là đồng chí (tavarich).
ở rừng Việt Bắc vào những đêm trăng đẹp, ông Hồ thường rủ Diệp Minh Châu ra suối câu cá. Vừa câu vừa trò chuyện. Có lần ông nói về Nhật kí trong tù: "Hồi ấy bị giam trong tù buồn quá, phải nghĩ ra cách gì để giải trí. Có ba cách: một là nằm ngửa đếm ngói trên mái nhà, đếm hết lại phân loại ngói lành, ngói vỡ. Hai là săn rệp ở những khe ván sàn xà lim. Ba là làm thơ". Thì ra đối với ông Hồ, làm thơ cũng chỉ là một trò giải trí như đếm ngói và săn rệp vậy thôi. Thảo nào có ai hỏi ông về Nhật kí trong tù như một tập thơ, ông đều từ chối không trả lời, vì coi đó chẳng phải thơ phú gì và bản thân ông cũng không phải nhà thơ. Chẳng qua ở tù buồn quá, không biết làm gì, thì ghép vần chơi, thế thôi. (Trong Vừa đi đường vừa kể chuyện, ông đã nói như thế).
Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng.
Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Đại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ, oai phong. Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Đến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô chờ ở đây, người khác sẽ đưa đi tiếp. Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ. Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: "Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi"
Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh.
Tôi nghĩ đến câu nói của một nhân vật của Dostoievsky trong Anh em nhà Karamadôp: "Tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức tách bạch ra từng người riêng rẽ. Những lúc mơ ước, nhiều khi tôi đã có dự định say mê phụng sự nhân loại (...) thế những tôi lại không thể sống chung với bất kì ai trong một căn phòng". Đó là loại người mà Dostoievsky gọi là chỉ có "tình yêu mơ mộng" chứ không có tình yêu thực sự. Ông Hồ một mặt yêu nhân loại rộng lớn, mặt khác, quan tâm rất cụ thể thiết thực đến những con người cụ thể quanh mình.
Anh Trần Việt Phương có kể một câu chuyện khác cũng tương tự về ông Hồ. Trước căn nhà sàn của chủ tịch luôn có một anh bộ đội đứng gác. Thương anh lính trẻ đứng gác lâu chắc đói bụng, ông cụ đem một quả chuối xuống cho anh ta ăn. Anh lính không dám ăn vì như thế là vi phạm luật nhà binh. Ông Hồ nói: Vậy để bác gác cho cháu ăn, không sợ.
Hồ Chí Minh có điều này cũng rất quý: trong cách ứng xử với mọi người, tỏ ra rất lịch sự, nghĩa là rất tôn trọng con người: Hồi kháng chiến chống Pháp, hoạ sĩ Dương Bích Liên được cử đến ở với ông Hồ để vẽ. Sau một thời gian, Tố Hữu đến xem tranh, cho là không đạt (Chắc là Dương Bích Liên thích vẽ Hồ Chí Minh trong sinh hoạt đời thường, không thể hiện được tư thế lãnh tụ chăng?). Tố Hữu quyết định cho Dương Bích Liên thôi việc và mời đi luôn. Khi ông Hồ biết chuyện này thì Dương Bích Liên đã đi rồi. Hồ Chí Minh không bằng lòng với cách đối xử như thế. Ông cho người đuổi theo mời hoạ sĩ trở lại để có lời với anh và đưa tiễn đàng hoàng.
Tôi nghĩ Hồ Chí Minh thực bụng, không hề coi mình là ông thánh, nghĩa là chỉ muốn được là người với những nhu cầu như của mọi người bình thường. Cũng có thể trong tư cách nhà chính trị lại khác. Vì nhu cầu chính trị, có khi Hồ Chí Minh cũng phải "diễn" những điều trái với bản chất của mình. Vì thế tôi nói, thực bụng ông Hồ không thích làm thánh nhân chút nào. Thí dụ, mệt cũng muốn nghỉ. Tố Hữu có lần đi với ông, thấy một khẩu hiệu trên tường: "Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!", ông nói: "Hồ Chí Minh chỉ muốn nằm!" Ông Hồ cũng thích hút thuốc lá. Và chỉ quen hút thuốc lá ngoại, thuốc lá Mỹ. Ông đã bị chi bộ phê bình và bắt hút thuốc nội. Sau thấy ông ho quá, lại cho hút thuốc ngoại như cũ. Anh Hoàng Tuệ kể với tôi chuyện này: hồi kháng chiến chống Pháp, đi công tác ban đêm, tình cờ anh đi cùng với một đoàn người chở thuốc lá ngoại từ vùng tề ra cho cụ Hồ, có bộ đội đi kèm để bảo vệ. Hoạ sĩ Dương Bích Liên, hồi cùng ở với ông Hồ ở Việt Bắc, thấy ông thường hút thuốc lá ngoại, uống rượu Tây và uống sữa tươi (Người ta nuôi một con bò để lấy sữa cho ông).
Theo Trần Đăng Ninh (Tô Hoài kể lại), ông Hồ ở phủ chủ tịch, thỉnh thoảng lại đóng bộ complet, cravate, chống ba toong đi dạo một lúc trong khuôn viên cho đỡ nhớ - hẳn là nhớ sinh hoạt hồi ở Paris.
Hà Huy Giáp cho biết: Một hôm linh mục Phạm Bá Trực gặp ông Hồ, bảo ông là surnature - ông Hồ nói: "Chúng mình là contrenature".
Hà Huy Giáp có một thời gian ở gần Hồ Chủ Tịch. Ông kể chuyện hồi năm 1950, ông mới lấy vợ được một năm thì bị điều ra công tác tại Việt Bắc và ở với Cụ Hồ. Ông hỏi ông Hồ: "Sao Bác không lấy vợ mà chịu được". Ông Hồ nói: "Mình cũng như các chú thôi, từ rốn trở xuống là 18 tuổi. Từ rốn đến cổ là 40 tuổi. Từ cổ đến đầu là 60 tuổi. Kinh nghiệm của dân ta là lao động suốt ngày, mệt thì ngủ luôn. Không có việc gì thì đổ trấu ra xay. Buồn ngủ hãy ngủ. Tỉnh ngủ, dậy liền, đừng có nằm mãi trong chăn. Đừng mặc đồ láng, mềm, mỏng. Nên mặc quần áo vải. Có cán bộ lên công tác ở Việt Bắc, rỗi việc, ngồi tán gẫu. Bác bảo cởi lạt sàn nhà ra, sau đó lại bảo buộc lại. Để khỏi "nhàn cư vi bất thiện".
Các anh Huỳnh Lý, Nguyễn Trác và Hoàng Dung còn tổ chức cho chúng tôi gặp ông Vũ Kỳ, thư kí riêng của cụ Hồ.
Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: "Các đồng chí có bao nhiêu nữ?"
Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế: Để râu dài. áo cánh lụa. Đi guốc. Cầm quạt phe phẩy...
Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.
Về chuyện làm thơ của Hồ Chí Minh, tôi vẫn cho rằng, ông Hồ có ý thức sáng tác hai loại: một là loại thơ tuyên truyền thường dùng lối ca vè, cốt minh hoạ đường lối chính trị. Những bài thơ chúc Tết, mừng xuân cũng thuộc loại này. Thơ này không sáng tác theo quy luật nghệ thuật. Hai là loại thơ nghệ thuật diễn đạt tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Loại này ông cốt làm để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc ở trong nhà tù, khi hoàn toàn không có cách gì để làm việc cho cách mạng.
Nhiều thằng ngu hoặc cố tình không hiểu đã phê phán tôi về sự phân biệt này: Thơ Bác Hồ, thơ nào chả là thơ nghệ thuật và thơ Bác là thơ cách mạng sao lại bảo là để giải trí.
Tôi cho rằng chính cụ Hồ có ý thức phân biệt như vậy.
Người ta thường kể chuyện này để ca ngợi đức tính giản dị, khiêm tốn của cụ Hồ: khi làm những bài thơ tuyên truyền, cụ Hồ thường chuyển cho nhiều người xem, kể cả chú liên lạc, để nhờ góp ý sửa chữa cho thật dễ hiểu, dễ nhớ đối với mọi người. Thế là thơ tuyên truyền chứ còn gì nữa. Tuyên truyền thì cốt nhất là mọi người đều dễ hiểu, dễ nhớ, thế thôi. Nghệ thuật gì mà lại góp ý tập thể như thế!
Trước kia, hàng năm, vào dịp 19/5, tôi thường được nhiều nơi mời đi nói chuyện về thơ Hồ Chủ Tịch. Thường có chị Trần Thị Tuyết cùng đi để ngâm thơ minh hoạ. Chị Tuyết cho biết, khi Hồ Chủ Tịch còn sống, vào dịp cuối năm, chị thường được gọi đến để ngâm thơ chúc Tết của Chủ tịch và phát luôn trên đài. Tới dự có cụ Hồ và mấy ông trong Bộ Chính trị. Khi ngâm thơ chúc Tết, chị để ý thấy ông Hồ có vẻ không quan tâm lắm. Ngâm xong ông thường bảo chị chuyển ngay sang ngâm Kiều. Tôi hỏi, thường chị ngâm đoạnKiều nào. Chị nói, thường Bác bảo ngâm đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đây là đoạn Kiều nhớ nhà, nhớ người yêu, nhớ quê. Một đoạn thơ buồn.
* *
*
*
Chung quanh Hồ Chí Minh, đến nay vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn không biết đến bao giờ mới được làm sáng tỏ.
- Chẳng hạn, chuyện vợ con thế nào? Trung Quốc đã công bố Hồ Chí Minh kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Rồi chuyện cô Hà Thị Xuân người dân tộc Tày và các con (Trung và Trinh gì đó). Ông Trần Độ cho biết, vì cô Xuân cứ đòi chính thức hoá, người ta bèn giao cho Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cả ba chị em.
Chuyện này nhiều người biết. Có người đã viết ra như Vũ Thư Hiên trong cuốn Đêm giữa ban ngày. Riêng tôi được biết do giáo sư Ngô Thúc Lanh được ông Văn Tân kể cho nghe và truyền đạt lại, hai là do một giáo sư dạy Sử ở Đại học Sư phạm Hà Nội, ba là Dương Thu Hương, bốn là ông Trần Độ. Nhưng gần đây có người điều tra ra vụ việc này rất tỉ mỉ, rõ ràng, và công bố cụ thể trên internet: cô Xuân bị thủ tiêu vì hai lý do: một là cô đòi chính thức hoá: điều này phải do Đảng quyết định, mà Đảng thì không thể chấp nhận. Hai là cô bị Trần Quốc Hoàn hãm hiếp nhiều lần. Hoàn tuy đã đe doạ cô, nhưng vẫn sợ bị cô tố cáo. Hắn sai Tạ Quang Chiến đập chết, rồi ban đêm, đặt xác cô ở quãng đường từ Nhật Tân đi Chèm, bố trí một xe ô tô cán lên, tạo ra một vụ tai nạn giao thông giả. Còn ba chị em cô Xuân là ba chị em họ. Một cô tên Nguyệt, một cô tên Vàng. Hai cô này cũng bị thủ tiêu vì đều biết chuyện. Nguyệt mất tích, không rõ bị thủ tiêu ở đâu. Còn cô Vàng thì bị đập chết và quăng xác xuống sông Bằng Giang, Cao Bằng.
Theo Tô Hoài, có một hồi người ta định lấy vợ cho cụ Hồ. Một số cô gái đến cho ông chọn. Ông không chọn ai vì thấy đàn bà mà chẳng ý tứ gì, cứ phơi quần, slip... rất vô ý. Có một cô người Huế, ông Hồ thích. Nhưng cô này hói đầu, ông cũng không lấy. Ông nói, nếu có một cô công chúa nước nào thì lấy – lấy vì mục đích chính trị – chắc ông nói cho vui.
Tô Hoài cũng cho biết, Phạm Văn Khoa thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Tầu, có lần cùng đi với Hồ Chí Minh sang Trung Quốc (đi xe lửa). Một buổi sáng, Khoa thấy ông Hồ ở toilet ra, cầm slip vừa giặt, nói: "Không có vợ, khổ thế!"
- Còn chuyện xuất dương của Hồ Chí Minh? Có phải lần đầu tiên ra nước ngoài là đi Pháp từ cảng Nhà Rồng?
Anh Nguyễn Nguyên (tức Nguyễn Ngọc Lương), một cán bộ tình báo cao cấp của ta, cho tôi biết, Nguyễn Tất Thành lần đầu ra nước ngoài là sang Trung Quốc theo đường dây của Phan Bội Châu. Tất Thành đóng vai một người bán nước mắm, từ Nghệ An ra – giao liên là cô Chu Bích Viêm, tức bà Cả Chính (Nguyễn Nguyên đã gặp bà Cả Chính). Cơ sở cách mạng của Phan Bội Châu ở Hải Phòng lúc bấy giờ là hai cô Nhung và Sâm. Còn cơ sở ở Móng Cái là hai cô con gái ông Ký nhà đoan tên là Yến và Nhạn.
Bà Cả Chính đã từng đưa Nguyễn Tất Thành qua Hải Phòng, Móng Cái, sang Trung Quốc gặp Lý Đông A ở Liễu Châu.
Hồi ấy, ở Việt Nam chưa có phong trào cộng sản.
Sau này, cụ Nguyễn Sinh Sắc mới nhờ cụ Phan Chu Trinh bảo lãnh cho Nguyễn Tất Thành đi Pháp.
- Còn chuyện đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh?
Theo Hà Huy Giáp, người đầu tiên phê phán Nguyễn ái Quốc có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa là Trần Phú. Ông Đào Phan cung cấp cho tôi một tài liệu: khi thành lập đảng Cộng sản Việt Nam ở Hồng Kông, Nguyễn ái Quốc có đưa ra một văn bản gọi là chính cương vắn tắt, phân tích tình hình giai cấp sát với thực tế Việt Nam, nhất là về giai cấp địa chủ (chế độ công điền khiến địa chủ không phát triển được, vì thế địa chủ ở Việt Nam có thể phân hoá được. Staline bèn phái Trần Phú về nước, vất chính cương của Nguyễn ái Quốc đi, thay bằng luận cương Trần Phú đã được đóng dấu ở Mạc Tư Khoa và đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. Staline còn chủ trương vô hiệu hoá Nguyễn ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
Xem chừng Hồ Chí Minh thích tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên hơn. ông từng dịch cuốn Tam dân chủ nghĩa hồi bị giam ở nhà tù Quảng Tây, Trung Quốc. Và "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" chính là khẩu hiệu cách mạng của Tôn Trung Sơn.
Lại có chuyện này: Nguyễn Hữu Đang có lần nói với Hoàng Ngọc Hiến:
Sau cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh có nói với Đang: Bảo Đại nó thoái vị sớm quá! ý ông muốn Bảo Đại cứ tiếp tục làm vua để có thể thành lập ở Việt Nam chính thể quân chủ lập hiến mà ông cho là thích hợp hơn với nước mình. Sau khởi nghĩa tháng Tám, ông ở chiến khu về muộn, lúc đó phái đoàn Trần Huy Liệu, Huy Cận đã lên đường vào Huế nhận ấn kiếm của Bảo Đại. Ông muốn cho người đuổi theo để gọi trở lại, nhưng không kịp. Anh Phạm Tuyên cho biết, ông cũng rất tiếc Phạm Quỳnh đã bị Việt Minh ở Huế thủ tiêu. Chuyện lỡ rồi, ông chỉ còn biết mời mấy người con của Phạm Quỳnh ra gặp để an ủi (ông gặp hai bà con gái của Phạm Quỳnh). Hồi mới sang Pháp, Nguyễn Tất Thành đã từng gặp Phạm Quỳnh (cùng với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường). Chắc ông đã hiểu Phạm Quỳnh không phải người bán nước.
Ngoài ra, từ hồi dự hội nghị Fontainebleau ở Paris (1946), Hồ Chí Minh đã muốn liên hệ với Mỹ và sau này muốn thương lượng hoà bình với chính quyền Sài Gòn.
- Một bí ẩn nữa là vì sao Hồ Chí Minh đoán rất chính xác mấy thời điểm lịch sử quan trọng: năm 1945, chấm dứt đại chiến thế giới thứ hai và cách mạng tháng Tám thành công; năm 1954 chiến thắng giặc Pháp (đoán từ năm 1950); năm 1975 chiến thắng giặc Mỹ (đoán năm 1960).
Theo Trần Quốc Vượng, vì ông có tử vi.
Năm 1943, khi Hồ Chí Minh viết câu kết bài Diễn ca lịch sử nước ta: "Bốn nhăm sự nghiệp hoàn thành", thì ở hội nghị Téhéran, thủ lĩnh ba siêu cường trong phe Đồng Minh là Staline, Churchill, Roosevelt đoán, chiến tranh chấm dứt năm1946.
Không lẽ gì Hồ Chí Minh ở Việt Bắc, với một cái đài bán dẫn rất thô sơ, lại đoán thời cuộc thế giới chính xác hơn ba tay trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tranh chống phát xít với những thông tin phong phú, cập nhật và những dữ kiện đầy đủ. Mà ba tay này đâu có dốt nát gì!
Trần Quốc Vượng kết luận: Cụ Hồ có tử vi.
Vượng cũng là tay rất sành sỏi tử vi. Anh nói, ở thư viện quốc gia có cuốn Tử vi phú đoán của Lê Quý Đôn đã dịch. Vượng đến mượn. Cô thủ thư nói sách không còn. Bố Trần Quốc Vượng có quen cụ Xước là giám đốc thư viện, Vượng đến hỏi, cụ Xước nói: Ông Hoàng Minh Giám đến lấy cho Cụ Hồ đọc rồi. Sách đang ở chỗ Cụ Hồ.
Anh Từ Sơn có tặng tôi tập Di bút của Hoài Thanh (bản đánh máy lúc chưa xuất bản thành sách). Trong đó có đoạn viết: "Năm 1945, khi quân Tưởng đã kéo vào dày đặc ở miền Bắc và quân Pháp đã bắt đầu đánh phá ở miền Nam, anh Tố Hữu có dịp được gặp Bác. Anh thưa với Bác:
- Thưa cụ, một bên thì Tây, một bên thì Tàu, bên nào đáng sợ hơn?
- Tây cũng không đáng sợ. Tàu cũng không đáng sợ. Đáng sợ nhất là các chú - Ông Hồ trả lời như vậy.
Ngẫm ra đây cũng là một tiên đoán thiên tài của Hồ Chí Minh. Ngày nay Pháp, Mỹ đều rút hết rồi. Đất nước nếu còn khốn khổ thì đúng là do "các chú".
- Một câu hỏi khác đặt ra: Cụ Hồ có ý thức tự thần thánh hoá mình không? Đã nói ông Hồ không thích làm ông thánh, nay lại nói ông có ý thức thần thánh hoá? Tôi cho hai chuyện có chỗ khác nhau. Vì yêu cầu chính trị, có khi phải dùng mưu mẹo, có khi phải diễn kịch nữa - Về mặt này, ông Hồ cũng khá "siêu" đấy. Dân tộc Việt Nam là dân tộc nông dân nên có tâm lý trọng người già và sùng bái thần thánh, chứ không tin ở người trẻ, người thường. Cho nên ông Hồ, năm mươi tuổi đã để râu dài và xưng là già Hồ. Và cũng không phản ứng gì khi người ta gọi là cha già dân tộc. Theo Trần Quốc Vượng, hồi kháng chiến chống Pháp, Trung ương có giao cho ông Trần Huy Liệu bình tán những câu sấm Trạng Trình ứng vào Cụ Hồ rồi cho truyền đi để tạo thành dư luận quần chúng. Đó là chủ trương của Hồ Chí Minh hay chỉ là "sáng kiến" của Đảng ngoài ý kiến của ông Hồ? Nhưng ông Trần Dân Tiên viết Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, có chỗ ví cụ Hồ như con rồng ẩn hiện trong mây. Mà Trần Dân Tiên chính là ông Hồ chứ ai!
- Như đã nói, vì lí do chính trị, Hồ Chí Minh nhiều khi phải diễn kịch, sống cứ phải "diễn" như thế, kể cũng khổ. "Không có gì quý hơn độc lập tự do". "Diễn" tức là bị tước đi của mình quyền sống tự do chứ còn gì nữa! Liệu đã ai hiểu cho ông cụ nỗi khổ này?
Những trò diễn của Hồ Chí Minh nói chung có tác dụng chính trị rất tốt đối với tầng lớp bình dân. Nhưng đối với trí thức, có khi lại phản tác dụng. Năm 1946, Hồ Chí Minh ở hội nghị Fontainebleau về nước có Trần Hữu Tước và một kỹ sư tên là Quang theo về. Trên tàu, Cụ Hồ diễn trò nhẩy son lá son với các thuỷ thủ. Quang thấy thế lấy làm khó chịu, mất tin tưởng. Ông ta bỏ không theo Hồ Chí Minh nữa. Theo Tô Hoài, ông ta sau này về sống ở Nha Trang. Nhưng Hoàng Ngọc Hiến lại đưa ra một thông tin khác: Trần Hữu Tước sau này có gặp Quang rửa xe máy ở Sài Gòn.
- Cuối cùng là ngày sinh và ngày mất của Hồ Chí Minh. Ngày sinh cũng do ông tự đặt ra, ai cũng biết rồi. Còn ngày mất? Đúng cái ngày ông đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9)
Theo Hoàng Ngọc Hiến, ông Hồ chủ động chết vào cái ngày lịch sử ấy. Ông ấy đáo để lắm đấy! Một người quyết lấy lại họ Hồ là dòng máu thật của mình (Hồ Sĩ Tạo) thì cũng có thể quyết chết vào đúng ngày sinh của cả nước, ngày mà ông đọc Tuyên ngôn độc lập.
- Nhưng chủ động chết làm sao được khi người ta luôn chầu chực quanh mình – Tôi cãi lại Hiến.
- Thì cũng có lúc người ta ra ngoài chứ. Lúc ấy chỉ cần dứt hết những dây dợ của cái ống thở ôxy là chết luôn chứ sao! – Hiến khẳng định thế. Một phán đoán không phải là không có lý!
Hà Nội, ngày 6.7.2006
(Nguồn: vietnamexodus.org)
Theo học giả Lê Hữu Mục, trong quyển sách “Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả Ngục Trung Nhật Ký“, 1990, ông đã đưa ra đầy đủ bằng chứng để kết luận tập thơ này ra đời dưới sự dàn dựng công phu của ban biên soạn thuộc hệ thống Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Một bằng chứng hùng hồn nhất là hình bìa nguyên thủy của tập thơ chữ Hán in hình hai bàn tay bị xiềng nắm chặt lại đưa lên, phía trên đề ngày 29-8-1932 đến 10-9-1933, nghĩa là tập thơ được sáng tác trong giai đoạn trên. Nhưng theo cộng sản Việt Nam thì tập thơ được “Bác” sáng tác từ 29-8-1942 đến 10-9-1943, trong giai đoạn “Bác” bị bắt tại biên giới Trung Việt, bị giam nhà tù của Tưởng Giới Thạch qua nhiều trại từ Tĩnh Tây, Thiên Bảo, Long Tuyền, Điền Đông, Quả Đức, Long An, Đồng Chính, Nam Ninh, Bào Hương, Lai Tân, Liễu Châu. Cứ như thế Hồ Chí Minh bị chuyển đi chuyển lại 30 nhà tù của 13 huyện tỉnh Quảng Tây.
Ông Đặng Thai Mai với chức vụ Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật được giao nhiệm vụ hiệu đính cuốn thơ trong thời gian 1959-1960 đã bị Đảng cho là có những câu hỏi “lẩm cẩm.” Ông đã đặt thắc mắc lên Ban Tuyên Giáo để ban này đưa lên Hồ Chí Minh. Câu hỏi : Tại sao hình bìa cuốn thơ có ghi 29-8-1932 đến 10-9-1933 mà khi dịch ra thì phải sửa thành 29-8-1942 đến 10-9-1943? Hồ Chí Minh không trả lời gì cả, giữ mãi thái độ lặng im, lại ve vuốt ông Mai và vội vàng thăng chức cho Đặng Thai Mai làm Viện Trưởng Viện Văn Học, một chức vụ bao trùm mọi sinh hoạt văn học.
Nếu Hồ Chí Minh làm ra những bài thơ này vào giai đoạn 1942-1943, tại sao Trần Dân Tiên (bút danh của Hồ Chí Minh) không đề cập tới những sáng tác của ông khi cho ra cuốn “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” vào 1948? Đây là một cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó ông Hồ tự viết về mình, tự ca ngợi đánh bóng cá nhân ông ta. Những bài thơ hay như vậy mà ông không nhớ ra để ghi vào sách hay sao?
Theo giáo sư Lê Hữu Mục, 1958 sau khi dẹp xong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Đảng thấy cần “sáng tạo” ông Hồ thành một lãnh đạo văn nghệ để ngăn ngừa những vụ nổi dậy sau này.
Tập thơ gốc và tập thơ do Đảng tạo ra lại cách nhau khỏang 10 năm. Ban dịch thuật ngụy ra những ngày tháng trong đó cho tương xứng với những ngày Hồ Chí Minh bị giải đi các nhà giam bên Trung Quốc. Hầu hết là thơ chính gốc và một số ít thơ thật của Hồ Chí Minh. Người ta thấy ngay hai cách hành văn, hai tư tưởng, hai hoàn cảnh khác nhau…
Nhân vật Già Lý là ai trong “Những Mẩu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch” của Trần Dân Tiên?
Trần Dân Tiên viết (trang 87): “Hai người bị bắt làm ông chú ý hơn cả: một em bé học nghề mười ba tuổi….; và một tướng cướp già bị bắt vì bị bạn tố giác. Người này độ sáu mươi tuổi, hoà nhã, mưu trí và gan góc, giỏi chữ Trung-quốc, làm được thơ. Y tự cho mình là một anh hùng và cho ông Nguyễn cũng là một anh hùng. “Tôi là một con sư tử rơi xuống hố. Anh cũng là một con rồng mắc cạn,” y vừa nói vừa thở dài. Nhưng y rất lạc quan, nói tiếp thêm: “Sư tử một ngày kia sẽ trở về làm chúa sơn lâm, còn rồng một ngày kia sẽ bay lên trời và làm chúa tể gió mây.” Già Lý làm chúa một dãy núi…Lý khá ác với người giàu, nhưng rất tử tế với người nghèo. Vì vậy Lý đưọc nhân dân trong vùng vừa yêu vừa sợ.”
Trên là một số nét chánh về Già Lý mà Hồ Chí Minh đã tả trong sách khi ở tù chung với Lý tại nhà khám lớn ở Hong Kong từ 1932-1933. Lúc này Già Lý đã 60 tuổi , Hồ Chí Minh chỉ khoảng 42.
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi (bài 2, Khai quyển)
Lão phu hoà lệ tả tù thi (bài 110, Thu dạ).
Theo giáo sư Lê Hữu Mục, 60 tuổi thì gọi là kì, 70-80 là điệt, 80-90 làmạo. Như vậy, những bài thơ trong đó tự xưng “lão” chắc chắn là của một người già, không phải ở tuổi 52 của Hồ Chí Minh, nếu cho rằng ông ta làm lúc ở tù tại Trung Quốc 1942.
Bài sau đây chứng tỏ tác giả là một người Trung Hoa (Hán):
Anh nói (bài số 7)
Trung thành, ta vốn không thẹn
Lại bị hiềm nghi là Hán gian!
Vốn biết là đời không dễ xử
Đến nay càng khó xử muôn vàn!
Hán gian nghĩa là người Trung Hoa mà đi làm tay sai cho giặc. Nếu Hồ Chí Minh bị nghi làm tay sai cho người Trung Hoa thì gọi là Việt gian.
Nhà ai hoa kết với đèn chưng
Quốc khánh vui reo cả nước mừng (bài 26)
Song Thập là ngày 10 tháng 10, tức ngày lễ lớn của Trung Hoa. Hồ Chí Minh là người Việt Nam thì hà cứ gì phải vui mừng trong ngày lễ của nước khác. Hơn nữa, năm 1942, nếu coi như thơ của Hồ thì lúc này bị ở nhà tù Tưởng Giới Thạch thì tại sao lại reo vui với kẻ thù?
Một bài thơ nói lên cảnh tù văn minh, không thể là cảnh nhà giam ở Trung Quốc:
Nhà Ngục (Nam Ninh)
Phòng giam kiến trúc rất ma-đăng
Đèn điện thâu đêm chiếu sáng trưng
Mỗi bữa chỉ vì duy có cháo
Cho nên cái bụng sợ chằng chằng!
Ma-đăng là phiên âm chữ modern của tiếng Anh, nghĩa là hiện đại, văn minh. Chỉ có nhà tù ở Hong Kong mới xây bằng xi măng cốt sắt với kiến trúc tân thời, có đèn điện thâu đêm. Nhà giam ở Quế Lâm, Liễu Châu v.v.., lúc Hồ Chí Minh ở tù 1942 thì làm gì có những tiện nghi như ở Hong Kong. Như vậy thì chắc chắn bài thơ này của Già Lý ở tù 1932. Hơn nữa, trong “Những Mẩu Chuyện…” còn kể về 1942, Hồ Chí Minh đa phần bị xích xiềng, bị dẫn dắt đi từ nhà tù này tới nhà tù nọ trong nhiều tháng. Khi được nghỉ ngơi thì Hồ lại chán, không biết phải làm gì. “Nhưng cụ khổ nhất là mất thì giờ ngồi không. Trong khi Cụ Hồ la lết tấm thân mệt lử từ nhà giam này đến nhà giam khác, có lẽ những việc lớn đang dồn dập trong nước và trên thế giới.”(trang 97).
Nhiều bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký thể hiện nhân cách một con người thoát tục, có tính siêu nhiên, tuy là một kẻ giang hồ. Một cái nhìn duy tâm của Già Lý trong:
Cảnh Chiều
Hồng nở rồi mai hồng lại rụng
Hoa tàn hoa nở những vô tình
Hương hoa bay thấy vào song ngục
Hương đến người tù tố bất bình!
Tư tưởng trên không thể là “tư duy” của những người cộng sản theo chủ thuyết duy vật. Khi ta đọc về Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên ta thây thể hiện một con người hoạt động đấu tranh, có tính mưu cầu. Hai nhân vật hoàn toàn khác nhau.
Phong cách thật của Hồ Chí Minh trong Ngục Trung Nhật Ký qua một ít bài thơ như:
Hạn chế (103)
Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở, không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù!
Thiên bảo ngục (31)
Năm mươi ba dặm, một ngày dài
Aó mũ dầm mưa, giày rạc rài
Chỗ ngủ yên thâu đêm chẳng có
Ngồi trên hố xí đợi ngày mai
Cảnh tình này rất đúng trong trường hợp Hồ Chí Minh làm bài thơ trên khi bị tù tại Trung Quốc 1942. Trong “Những Mẩu Chuyện…” (trang 96): “Ăn uống thiếu, không khí thiếu, bẩn thỉu, ở lẫn với những người mắc bệnh giang mai, nghiện thuốc phiện. Nhà tù thường chật ních, người đến sau không có chỗ nằm. Ban đêm Cụ Hồ thường ngồi trên cầu xí ở ngay trong phòng giam. Nhưng cụ vẫn không được yên ổn. Lâu lâu cụ lại phải đứng dậy nhường chỗ cho một người đi ỉa đêm.” Ngôn ngữ và phong cách của hai bài thơ trên và trong sách Trần Dân Tiên hầu như giống nhau hoàn toàn. Cách dùng chữ rất trần trụi (ỉa) mà trong thơ Già Lý thì nhã và kín đáo hơn.
Trần Dân Tiên cho đó là phòng giam. Điều này chứng tỏ rằng những “nhà tù” mà Hồ Chí Minh trải qua trong giai đoạn 1942-1943 tại Trung Quốc chỉ là những trại giam với phòng giam chật hẹp, khác hẳn nhà tù lớn ở Victoria Hong Kong. Đa phần những bài thơ của Già Lý nói về nhà tù, nhà lao, không phải phòng giam.
Bài viết này chỉ đưa ra một vài điều chứng minh trong rất nhiều chi tiết mà học giả Lê Hữu Mục đã trình bày. Tuổi trẻ tại Việt Nam đến ngày nay vẫn còn phải học cái gọi là “tác phẩm” văn học của Hồ Chí Minh. Một vài sách báo của Mỹ khi viết về ông Hồ trong giai đoạn bị tù 1942 lại dẫn chứng bằng những bài thơ tù trên. Đó là điều đáng tiếc!
Bút Sử
Cuốn Nhật ký trong tù đã được ca ngợi từ nhiều năm qua là một tác phẩm rất có giá trị văn học và lịch sử.
Không chỉ các tác giả Việt Nam và Phương Tây mà chính các nhân vật của Trung Quốc như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng, Hoàng Tranh đều ca ngợi tập thơ này.
Một trong số 60 bài về Nhật ký trong tù đăng trong cuốn sách là của tác giả Trần Dân Tiên giới thiệu về 'cụ Hồ thời gian ở tù bên Trung Quốc'.
Ngoài việc được coi như một chứng tích quan trọng về giai đoạn cố chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng tại Trung Quốc, tập Nhật ký trong tù, hơn một trăm bài thơ viết bằng chữ Hán, còn được nhìn nhận về giá trị trữ tình, tính cách mạng và tính con người của tác giả.
Nhưng nhà phê bình Đặng Tiến hiện sống tại Pháp nói tác phẩm này không có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng.
Viết khi nào?
Tuy nhiên, khi đọc cuốn Nhật ký trong tù do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội in năm 2003 thì người đọc có thể thấy một vài chi tiết gây chú ý.
Đó là bản gốc bút tích (ảnh chụp trang một hay tạm gọi là bìa) ghi rõ bốn chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký và ở dưới có hai dòng về ngày tháng là 29.8.1932 và 10.9.1933.
Trong khi đó, toàn bộ các tài liệu in trong cuốn sách này nhằm giới thiệu về Nhật ký trong tù và các bài bình luận, ca ngợi của nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài đều nói rằng thời gian ông Hồ Chí Minh bị bắt giam là trong các năm 1942-1943.
Sách dẫn lời nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định hơn một trăm bài thơ trong tập sách được Hồ Chủ tịch làm 'chỉ trong bốn tháng'.
Nói chung trừ Nguyễn Đình Thi viết năm 1950 (tài liệu của Nha Thông Tin Việt Bắc) rằng 'Rồi hoạt động ở Tàu 1941-1942, Cụ bị bắt đi trong 62 ngày', còn các nhà nghiên cứu khác đều đồng ý về thời gian ông Hồ bị quân Tưởng giam là 29/08/1942 đến 10/09/1943. Ý kiến của Nguyễn Đình Thi bị ghi trong phần chú thích là sai.
Viết trên báo Nhân dân ngày 13-9-1955, Phan Quang viết: "chúng tôi được xem cuốn sổ tay Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch ghi từ ngày 29-8-1942 đến 10-9-1943, trong khi Người từ chiến khu Việt Bắc trở ra nước ngoài hoạt động và bị đế quốc giam giữ hơn một năm.'
Lời nói đầu của bản in Nhật ký trong tù, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1960, cũng ghi đây là "cuốn sổ tay của Hồ Chủ tịch, gồm những bài thơ mà Người đã viết trong cảnh lao tù từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.'
Chỉ tập trung vào bản gốc bằng chữ Hán thì phần thơ được viết từ trang đầu đến trang 53. Tại trang này thì có hai ngày tháng khác là 29-8-1942 nằm ở trên và 10-9-1943 nằm ở dưới. Cả hai dòng ngày tháng nằm trên chữ 'Hoàn' bằng Hán tự.
Giải thích
Vào năm 2004, trên báo Lao Động chạy một sêri bài tìm hiểu về nguyên tác "Ngục trung nhật ký", trong đó giải thích về chi tiết ngày tháng này.
Tác giả Hoàng Quảng Uyên viết: "Về sự "nhầm lẫn" này, Giáo sư Đặng Thai Mai, Viện trưởng Viện Văn học đã cho biết: "Cuốn sổ tay của Bác hiện còn được lưu trữ, có ghi trên bìa hai con số 1932-1933."
"Trong thời gian Viện Văn học hiệu đính bản dịch Ngục trung nhật ký, chúng tôi đề đạt lên Bác câu hỏi về điểm này, qua Ban Tuyên giáo. Và đã được trả lời, hai con số trên đây là sai, đúng ra là 1942-1943" (Đặng Thai Mai: Nghiên cứu, học tập thơ văn Hồ Chí Minh, NXB KHXH -1979)."
Ông Hoàng Quảng Uyên nói thêm: "Để thêm chắc chắn, tôi đã tìm hiểu ở Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, trong Hồ sơ văn vật Ngục trung nhật ký, mục Niên đại văn vật ghi rõ: 1942-1943. Và bằng chứng chắc chắn nhất là ở trang 53, bản thảo gốc cũng có ghi 1942-1943, dưới đó là chữ hoàn (hết)."
Thơ và sổ tay
Từ trang đó trở đi, nét chữ viết khá khác phần thơ. Theo những người biên soạn cuốn sách thì phần sau là phần tác giả dùng làm sổ tay, ghi chép các sự kiện chính trị quốc tế, khu vực và Việt Nam.
Đặc biệt hơn là trong phần sổ tay này có nhiều chữ tiếng Việt và tiếng Pháp viết lẫn vào với chữ Hán.
Về con số các bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký cũng có một số điều chưa được thống nhất, ngay trong cuốn sách của NXB Chính trị Quốc gia.
Sách trích nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh nói rằng 'Vũ Quần Phương khẳng định Bác Hồ là một nghệ sĩ đầy tài năng vì Người có khả năng sáng tác hơn 133 bài thơ trong có 14 tháng, mà là 14 tháng ở tù'.
Nguyễn Đăng Mạnh 'chỉnh Vũ Quần Phương' ở con số thời gian tác giả ở tù 'không phải trong 14 tháng, mà chủ yếu chỉ trong 4 tháng'. Xin chú ý con số bài thơ mà Vũ Quần Phương nêu là 133 và Nguyễn Đăng Mạnh cũng không sửa.
Nguyễn Đình Thi, vẫn trong phần viết nêu trên, thì đưa ra con số 150 bài. Còn Harrison S. Salisbury trong lời giới thiệu bản tiếng Anh in năm 1971 ở Mỹ lại nói đó là 115 bài.
Lật tẩy “Nhật Ký Trong Tù”
(Nguyên tác: Huyễn Thoại hay Huyền Thoại)
(Hội Văn Hóa Việt phỏng vấn Gs Lê Hữu Mục về HCM)
Tinh Vệ (Diệu Tần) – 22 Jun 2003
Tinh Vệ (Diệu Tần) – 22 Jun 2003
Ghi chú thêm 10 Feb 2007
Nhân chuyến Hoa Kỳ Du, học giả Lê Hữu Mục có dành cho chương trình phát thanh của Hội Văn Hóa Việt một cuộc phỏng vấn tại San Jose, California. Bài phỏng vấn này do Gs Trần Công Thiện, đồng nghiệp của Gs Lê Hữu Mục tại Đại học Sư phạm Sài Gòn, và Ls Đỗ Doãn Quế thực hiện ngày 8.6.2003, phát thanh sáng và chiều chủ nhật, đồng thời đưa lên Internet, website của Đài Quê Hương. Chúng tôi dựa theo những câu trả lời của GS Mục, sắp xếp lại, bàn thêm, viết thành bài này.
Học giả Lê Hữu Mục là Gs Đại học Văn khoa và Sư phạm, Tiến sĩ thủ khoa Văn chương Việt Nam dành cho các Gs đại học 1970. Ông còn là nhà biên khảo, phê bình văn học, nghiên cứu triết học và tôn giáo và là nhạc sĩ nữa. Ngoài khoảng trên 20 tựa sách, những bài diễn văn, bài báo, ông đã viết cuốn "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký" (1989-90) gây nhức nhối cho Cộng sản Việt Nam (CSVN). Cuốn sách này ông ra sức tập trung ý chí và khả năng hoàn thành chỉ trong một tháng. Sở dĩ ông phải viết nhanh như vậy để kịp phá vỡ huyền thoại HCM, "Nhân vật Văn hóa Quốc tế mà Tổ chức UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) dự định tôn vinh. Đây là chuyện cũ, nhưng cho đến bây giờ vẫn là mới cần nhắc lại để dẹp cái phao xẹp "Tư tưởng Hồ Chí Minh" mà nhóm bạo quyền cố bám vào để tàn Dân hại Nước.
Với phương pháp dùng textology (văn bản học), hệ thống hóa lại, tìm ra những mâu thuẫn và sai lầm rất vững vàng, tác giả đã minh chứng rằng : HCM là kẻ đạo văn (đạo : ăn cắp, ăn cắp văn người khác). Chúng ta đã biết người CS dùng bất cứ phương tiện nào dù xấu xa, vô nhân, vô đạo, vô luân nhất để đạt đến mục tiêu. Mượn đầu heo nấu cháo, lợi dụng xương máu Dân lành để nhận công của đảng mình chưa đủ, họ còn muốn làm Anh hùng Văn hóa Quốc tế nữa. Nhóm bồi bút Viện Văn Học Hà Nội dựa trên sự mạo nhận của HCM, ăn cắp văn của người khác, để thổi phồng tập thơ nhật ký lên một cách lố bịch và trơ trẽn.
Mở đầu cuộc phỏng vấn ông Mục cho biết sau ngày 30.4.1975 ông tìm đường đào thoát mấy lần nhưng đều thất bại. Trong những Gs ĐH Sư Phạm bị kẹt lại có ông Khoa trưởng Trần Văn Tấn, Gs Trần Kim Nơ. Những người chủ mới của Trường Sư Phạm miền Nam, ngoài miệng thì nói những câu : đoàn kết, xóa bỏ hận thù, hòa giải Bắc Nam, nhưng trên thực tế chỉ là những lời giả dối, xảo trá. Họ hứa hẹn nhiều, nhưng chẳng thực hiện được gì. Họ ở trong tư thế chờ đợi chỉ thị của Bộ Chính Trị. Họ xa cách, lạnh lùng với các GS còn kẹt lại. Các Gs ngơ ngác, đúng cảnh "hàng thần lơ láo" của Nguyễn Du, tuy bị bắt buộc phải thua cuộc. Vẫn vỏ ngoài, qua những cuộc tiếp xúc, họ giả vờ tìm cách ve vãn, mời mọc, nhưng "nói zậy nhưng không phải zậy". Các GS miền Nam đúng ngồi không yên, không biết phải làm gì, không biết đi đâu, hoang mang, chán nản. Điều xúc phạm đầu tiên là cách xưng hô "anh chị" kỳ cục. Trước kia có tôn ti trật tự, là thầy, là Gs, là ông, bà. Giờ đây là anh chị cá mè một lứa. Thậm chí ông Mục còn khôi hài nói "trường sở vốn là của mình, nơi mình làm việc dạy học bao nhiêu năm, bây giờ không biết là sẽ đi tiểu ở đâu ?"
Hà Nội lộ mặt thật qua vụ ông Lê Trí Viễn vào Nam "lên lớp" các thầy miền Nam. Ông cán bộ giáo dục này tấn công nền sư phạm miền Nam nặng nề. Ông ta chê là miền Nam không có một giáo trình quy củ, đàng hòang, không có cuốn sách nào là sách giáo khoa chính thức, không có một tác phẩm nào tiêu biểu cho sư phạm của một nền đại học. (Ông Lê Trí Viễn đã dùng nền giáo dục một chiều, chật chội của chế độ, để so sánh với chủ trương nền dục khai phóng ở miền Nam). Ông ta dùng những lời đả kích mạnh mẽ, vì ông ta ở thế thượng phong, thế của kẻ thắng. Gs Mục là Trưởng Ban Việt-Hán đại diện cho nhóm sư phạm bại trận (trong nhóm có Gs Trương Văn Chình là Gs ngôn ngữ học nổi tiếng).
Mở đầu ông Mục cũng nói vài lời khiêm tốn, nhưng càng về sau, càng bực bội, nên hơi mất bình tĩnh, tấn công trở lại nhóm Gs miền Bắc. Ông cho biết ông đã đọc hết tài liệu giảng dạy dành cho giáo sinh miền Bắc và đánh giá rằng những tài liệu đó cũng không có giá trị cao, chỉ đáng quay ronéo phát cho giáo sinh làm tài liệu nội bộ thôi. Ông cũng phản pháo lại, cho biết là ngoài ấy cũng không có tác phẩm giáo khoa nào xứng đáng.
Một chuyện khác diễn ra để chúng ta thấy cái máy móc, một chiều của Hà Nội. Ông Hoàng Xuân Nhị được coi là một Gs gạo cội, từng đi du học bên Pháp và Liên Xô, vào Sài Gòn thuyết trình về thơ của HCM. Ông ta nói dài dòng về cuốn Ngục Trung Nhật Ký trước cử tọa cũng coi như các học viên, là các Gs đại học, trong đó có các Gs Phạm Xuân Quảng, Lý Công Cần... Sau bài thuyết trình, họ buộc các Gs phải thảo luận về nội dung cuốn sách. Mọi người ngỡ ngàng, vì chưa ai đọc cuốn nhật ký xa lạ này cả, làm sao có đủ dữ kiện để thảo luận, thu hoạch? Các Gs bán cái, đùn đẩy cho ông Mục "vì ông rành chữ Hán" lên tiếng. Ông Mục tuy chỉ là lần đầu tiên nghe nói về Ngục Trung Nhật Ký, nhưng với phản ứng mau lẹ và với kinh nghiệm giảng dạy văn chương lâu năm, ông bắt ngay được những khuyết điểm của cuốn sách. Ông cho biết cuốn thơ đó có bốn khuyết điểm (Vì không đủ thì giờ phát thanh, ông Mục chỉ nêu lên hai khuyết điểm).
• Thứ nhất thể thơ trong đó phần lớn là thơ bảy chữ bốn câu, thất ngôn tứ tuyệt. Thơ bảy chữ là thơ trang trọng, nghiêm túc, còn thơ lục bát là thơ dân tộc, bình dân, nhưng dịch thất ngôn sang lục bát dễ bị loãng, câu thừa, câu thiếu, tại sao lại dịch như thế. Diễn giả họ Hoàng ngẫm nghĩ rồi trả lời: "Để thỉnh thị ý kiến ở "trên" sẽ trả lời sau". Thấy cái lúng túng, e ngại, tránh né của diễn giả là các Gs miền Nam hiểu ngay được số kiếp văn nô miền Bắc đồng thời hiểu được tương lai của mình.
• Câu hỏi và là thắc mắc thứ hai: Trong bài thơ Thụy Bất Trước (Không Ngủ Được) có câu: "Mộng hồn hoàn nhiễm ngũ tiêm tinh" phải dịch là Sao năm cánh nhọn mộng hồn quanh, tại sao lại dịch là : Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh ? Kể ra ông Mục đã uống thuốc liều, đã dám mó vào dái ngựa, dám đụng đến lá đảng kỳ của họ. Tất nhiên là Hòang Xuân Nhị phải vội vàng tránh né ngay, nói như vẹt là "sẽ trả lời sau khi thỉnh thị ý kiến ở trên”. Đám văn nô, văn thi sĩ cung đình biết là dịch gượng, sai và ẩu, nhưng cố nhét sao vàng vào đó để ca tụng là Bác tuy bị tù nhưng lúc nào cũng nghĩ đến Non sông Đất nước. Đó là do câu thành ngữ Trung Quốc "ngũ tinh liên châu" hàm ý diễn tả chuyện lành báo trước, chuyện sum họp vui vẻ giữa vợ chồng.
Đáp câu hỏi, giới văn học giáo dục miền Nam có thường gặp giới giáo dục, văn học miền Bắc không, GS Mục cho biết phần nhiều là "họ đến gặp tôi, tôi ít khi tìm gặp họ". Trong số đó có nói chuyện với ông Hồ Lê, Nguyễn Đổng Chi, Trần Văn Giàu. Riêng ông Nguyễn Công Bình nhiều lần mời cộng tác, nhưng tôi tìm mọi cách để từ chối.
Cuộc tiếp xúc với Gs Nguyễn Đổng Chi, bạn với tôi hồi còn ở Hà Nội trước 1945 là đáng ghi nhớ nhất. Gs Nguyễn Đổng Chi là một học giả nổi tiếng, tác giả cuốn "Cổ Văn Học sử", đã từng là Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội. Ông Chi mời ông Mục đến nói chuyện ở Trung tâm Ngôn ngữ, trong một phòng dành riêng cho Gs. Sau nửa giờ nói chuyện, ôn chuyện cũ, bàn chuyện ngày nay, ông Mục hơi ngạc nhiên thấy ông Chi khóc, nước mắt tràn xuống hai gò má. Ông Chi vừa khóc vừa bảo bạn :
- Nếu không, anh cũng sẽ phải đóng kịch với họ như tôi thôi. Trong bao nhiêu năm nay, tôi đã phải đóng kịch với họ mãi rồi !
Còn gì đau khổ cho bằng một trí thức, một kẻ sĩ không dám sống thật với mình, với người, luôn luôn phải giả dối để sinh tồn. Ông Chi đã chí tình khuyên ông Mục, vì tay ông đã bị nhúng chàm, ông đã lỡ, phải theo lao luôn. Ông Mục cũng gặp nhà thơ Xuân Diệu, ông Mục hỏi ông Xuân Diệu :
- Sao anh không còn sáng tác như xưa nữa ?
- Tôi vẫn sáng tác như ngày xưa.
- Chúng tôi không được đọc bài thơ nào của anh hay như ngày xưa nữa!
- Tôi có viết cho tôi nữa đâu. Tôi viết cho quần chúng đấy chứ. Họ có trình độ thấp, ít học, do đó tôi không thể viết ra những gì gọi là tinh hoa của tôi được.
- Vây anh có tin những gì anh viết cho họ không ? Xuân Diệu vẫn lừng khừng nói :
- Việc gì phải tin. Cần gì phải tin !!!
- Tôi vẫn sáng tác như ngày xưa.
- Chúng tôi không được đọc bài thơ nào của anh hay như ngày xưa nữa!
- Tôi có viết cho tôi nữa đâu. Tôi viết cho quần chúng đấy chứ. Họ có trình độ thấp, ít học, do đó tôi không thể viết ra những gì gọi là tinh hoa của tôi được.
- Vây anh có tin những gì anh viết cho họ không ? Xuân Diệu vẫn lừng khừng nói :
- Việc gì phải tin. Cần gì phải tin !!!
Qua cách trả lời của Xuân Diệu, chúng ta thấy ông ta vẫn còn tự kiêu, vẫn nuối tiếc thủơ xa xưa, đồng thời cũng vẫn sợ mất lập trường, tiêu thẻ đảng. Một nhà thơ công thần của chế độ phát biểu là không tin những tín điều mình truyền bá ra cho quần chúng, sẽ được đảng đối xử ra sao? Ông Mục cũng tiếp Trần Văn Giàu khi tay lý thuyết gia cổ thụ này mò đến dụ dổ. Sau cơn địa chấn 30-4, ông Mục cũng như các Gs đại học khác bị cướp mất nhà dành riêng cho các Gs đường Duy Tân, ông phải thuê một căn phòng ọp ẹp ở khu lao động. Không hiểu lấy đâu ra tin tức, ông Giàu lò mò kiếm được nhà. Ông vừa đến trước cửa nhà thì bị vấp ngã xuống, ông Mục chạy ra nâng ông ta dậy. Năm đó ông Mục ngòai 60, còn ông Giàu cỡ ngoài 70, tóc bạc phơ, vừa vào đến nhà, ông Giàu nói ngay :
- Ông nên ở lại Việt Nam làm việc cho Đất nước với chúng tôi.
- Tại sao cụ lại để ý đến tôi thế ? Tôi cũng chỉ là một người dạy học bình thường như mọi người khác thôi.
- Tôi đã đọc sách của ông. Ông viết rất đạt. Ông khác người ta chứ, ông có đủ ba điều kiện để làm một nhà nghiên cứu, giảng dạy. Một là phải thông hiểu Hán và Nôm mới đi vào văn hóa Việt Nam được, ưu điểm hai là biết hai sinh ngữ Pháp, Anh để hiểu phương pháp luận và nghiên cứu rộng rãi hơn. Ba là phải có tài viết văn. Nhiều người nói và dạy học thì được, nhưng không viết được.
- Tôi sang Canada vì được gia đình bảo lãnh qua. Rất tiếc tôi không ở lại làm việc chung với cụ và các ông được. Tôi thấy có Gs Nguyễn Văn Trung và Gs Linh mục Thanh Lãng dạy học rất giỏi. Ông Trần Văn Giàu lắc đầu :
- Ông Trung chưa phải là nhà nghiên cứu văn học, ông ấy chỉ là một ký giả khá thôi. Còn ông Thanh Lãng thì chỉ nên giảng đạo trong nhà thờ hơn là giảng ở trường đại học.
- Tại sao cụ lại để ý đến tôi thế ? Tôi cũng chỉ là một người dạy học bình thường như mọi người khác thôi.
- Tôi đã đọc sách của ông. Ông viết rất đạt. Ông khác người ta chứ, ông có đủ ba điều kiện để làm một nhà nghiên cứu, giảng dạy. Một là phải thông hiểu Hán và Nôm mới đi vào văn hóa Việt Nam được, ưu điểm hai là biết hai sinh ngữ Pháp, Anh để hiểu phương pháp luận và nghiên cứu rộng rãi hơn. Ba là phải có tài viết văn. Nhiều người nói và dạy học thì được, nhưng không viết được.
- Tôi sang Canada vì được gia đình bảo lãnh qua. Rất tiếc tôi không ở lại làm việc chung với cụ và các ông được. Tôi thấy có Gs Nguyễn Văn Trung và Gs Linh mục Thanh Lãng dạy học rất giỏi. Ông Trần Văn Giàu lắc đầu :
- Ông Trung chưa phải là nhà nghiên cứu văn học, ông ấy chỉ là một ký giả khá thôi. Còn ông Thanh Lãng thì chỉ nên giảng đạo trong nhà thờ hơn là giảng ở trường đại học.
Sau đó ít lâu họ có mời Gs Thanh Lãng tiếp tục giảng dạy. Ông Mục nói: "Nghĩ cũng tức cười, một người thì giục đi đi, một người thì kèo nài nên ở lại". Sau đó ông có dịp đọc những tài liệu do ông Thanh Lãng viết, giảng, nói chuyện sau này và nói: "Tôi thấy tội nghiệp, ái ngại cho ông ta quá. Ông Thanh Lãng đã phải nói, phải viết những gì về Tôn giáo, văn học và ngôn ngữ học mà chế độ muốn ông viết". Nghe nói sau này khi tỉnh ngộ, ông tỏ ý chống đối và bị họ đánh thuốc độc chết (?).
® Để trả lời Gs Trần Công Thiện hỏi là do động cơ nào thúc đẩy mà Gs Lê Hữu Mục đã viết cuốn "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký", tác giả cho biết :
"Chính là do bài thuyết trình của ông Hoàng Xuân Nhị, sơ khởi đã khiến tôi chú ý đến cuốn thơ nhật ký đó. Không phải là do văn chương trác tuyệt và tư tưởng cao siêu gì mà là tôi đặt nhiều nghi vấn. Những cán bộ thơ văn, phê bình, khảo cứu gì đó của Viện Văn Học đã dùng cái chổi phù thủy thổi phồng lên, lừa dối chính họ, lừa dối dân chúng và nịnh bợ lãnh tụ kiếm chút cơm thừa canh cặn. Đúng như nhà thơ, nhà văn Vi Khuê ở Washington DC đã nhận xét: "Chẳng có giá trị gì để chúng ta phải chú ý tới nó".
"Sau nữa là khi tôi bị tù về tội vượt biên, trong trại tù lập một tủ sách, có cuốn nhật ký đó, tôi mượn về đọc vì có in chữ Hán trong đó. Những bạn tù người Hoa (Trung Quốc) đọc xong và họ ngạc nhiên lắm. Họ nói giọng văn thơ này là của người Tàu, không phải lối viết, lối nói của người Việt, chúng tôi thấy quen thuộc lắm. Họ nói đúng ý tôi làm tôi càng chú tâm phải đọc kỹ. Rõ ràng trong sách có tên ông già Lý người Tàu, ai cũng để ý đến ông già này. Phải chăng chính ông già không rõ lý lịch này mới là tác giả đích thực của tập thơ ?
"Kịp đến khi tôi sang đến Canada, gặp lúc Văn Bút Việt Nam đang thời kỳ tái lập ở Hải ngoạị Anh em Văn Bút lúc đó hoạt động hăng lắm, có nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, có nhà văn Trà Lũ, tức Gs Trần Trung Lương đồng nghiệp với tôi. Anh em giục giã tôi viết để nói lên sự thật. Viết lên không phải để chê về mặt văn chương và tư tưởng, phải lên tiếng vì sự mập mờ đánh lận con đen, chuyện nhận vơ, chuyện Hồ Chí Minh đạo văn. Anh em ở hải ngoại bảo nhau phải tìm mọi cách để xóa bỏ cái huyền thoại Hồ Chí Minh, chuyện Hồ Chí Minh sẽ được tôn vinh là nhà văn hóa lớn quốc tế do UNESCO công nhận. Dạo đó có phong trào "No HO" nổi lên đòi hủy bỏ vụ tuyên dương vô lý này. Tôi cố gắng viết, chỉ nội trong một tháng là xong. Tôi gửi loạt bài này đăng trên tạp chí Làng Văn của nhà báo, nhà thơ Cung Vũ Nguyễn Hữu Nghĩa và nhà báo Nguyên Hương.
"Tôi viết chưa xong thì ông Gs tiến sĩ Nguyễn Văn Trần bên Paris biết được, ông bay qua Montréal gặp tôi ngay. Tuy viết chưa xong ông cũng lấy một phần rồi cùng với bác sĩ Nguyễn Ngọc Qùy, nhà hoạt động tôn giáo xã hội Võ Văn Ái dịch sang Pháp văn. Các ông ấy họat động tích cực lắm. Vì trụ sở UNESCO ở Âu Châu nên tranh đấu rất thuận tiện. Thấy có tài liệu chứng minh phủ nhận sự nghiệp văn hóa ma, UNESCO sáng suốt và mau chóng hủy bỏ vụ tôn vinh. Vì HCM không biết làm thơ, cũng chẳng phải là nhà văn học, văn hóa gì cả. Ông ta chỉ là kẻ ăn cắp thơ.
"Cũng chuyện ma giáo, lừa bịp tương tự thời còn ở Pháp. Theo Ls Phan Văn Trường thì Hồ Chí Minh mánh khóe, khôn vặt lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Trong khi đó những nhà cách mạng miền Nam giỏi Pháp văn khi viết báo chống thực dân Pháp, ngay trên đất Pháp, đều ký bút hiệu là Nguyễn Ái Quấc, đánh vần theo miền Nam. Đó là một bút hiệu chung của nhiều tác giả các bài báo. Họ Hồ lấy tên như vậy, nếu nội dung bài báo có giá trị thì người ta tưởng lầm với bút hiệu Nguyễn Ái Quấc. Còn bài dở thì ông ta sẽ cãi là tôi ký tên là Quốc chứ có lấy bút hiệu Quấc của các ông đâu!
"Khi cuốn sách của tôi ra mắt độc giả, chắc chắn là giới văn nô cộng sản bên kia đại dương cũng đọc. Họ bồn chồn, nhức nhối phải tìm cách đối phó lại sự thật qua những lụận lý vững chắc, hợp lẽ phải. Họ tập trung chất xám lại ra một cuốn sách dày gấp bốn sách của tôi để tìm cách chứng minh là Bác của họ cũng biết làm thơ. Nhưng trước sau gì cũng giấu đầu hở đuôi.
"Họ đánh lừa độc giả trong nước là cuốn sách của tôi ra sau tập sách của họ. Họ nói sách tôi ra năm 1990, còn sách họ ra năm 1989. Sự thật là các bài viết của tôi đã đăng từng kỳ trên tạp chí "Làng Văn" từ năm 1989, đến năm 1990 mới in thành sách. Còn sách của họ phát hành năm 1990, nhưng đề lui năm lại là 1989 !
"Lại nữa, đề sách đã là lời thú nhận: "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký". Tại sao lại phải suy nghĩ lại, có vấn đề mới phải suy nghĩ lại. Họ xác nhận là trong thời chiến họ phải dùng những lời dao to búa lớn để tuyên truyền, họ thú nhận là đã "cường điệu", mà cường điệu là exagerate, là lớn lối, bịa đặt thêm. Họ bảo phải làm thế để tạo một quan niệm sáng tác gương mẫu, là phải theo hướng sáng tác như thơ của bác, bình dân và trong thơ phải có thép (chiến đấu tính).
"Trước sau gì chỉ là một vụ bịp, một tấn kịch đóng rất vụng. HCM úp mở nhận là thơ của mình. Đám nô bộc văn nghệ cung đình dùng ống đu đủ thổi phồng lên rất lố bịch. Một chứng cớ không thể chối cãi là ngoài bìa sách ghi năm tác giả bị tù là 29-8-1932 đến 10-9-1933. Trong khi HCM đã bị Quốc Dân Đảng bắt và cầm tù ở bên Tầu sau gần 10 năm, vào năm 1942 - 1943 thôi. Trong Tổng Tập Văn học của Hà Nội tại tập 38 trang 507 có in lại hình bìa, nhưng lại xóa bỏ ngày tháng tù của nguyên bản. Rõ ràng có sự che giấu, khuất tất. (1)
"Ngay Gs Đặng Thái Mai, bố vợ Võ Nguyên Giáp cũng thắc mắc về soạn niên cuốn nhật ký. Ông là nhà giáo nổi tiếng, một học giả, lúc đó đang nhận nhiệm vụ hiệu đính lại cuốn thơ. Ông đặt câu hỏi thẳng với Hồ Chí Minh là ai dám đề năm tháng kỳ quặc là năm 1932 - 1933, đây lại là tác phẩm của lãnh tụ cao nhất nước ? HCM không trả lời. Sau này bí thế quá, ViệnVăn Học trả lời vắn tắt rằng: Đề năm 1932 - 33 là sai, phải là năm 1942 - 43 mới đúng. Rằng HCM ghi như thế để đánh lừa quân cai ngục của Tàu. Cách trả lời rất vắn tắt, gượng ép, không có lời giải thích minh bạch, thỏa đáng. (1)
"Nói chung tập "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật Ký" có đến sáu phần mười đồng ý với tôi, phần còn lại họ chưa đồng ý. Cuốn sách không dám phản bác lại từng điểm, chỉ có ý xác nhận là bác có biết làm thơ chữ Hán, lờ chuyện đạo văn đi. Ở Việt Nam không ai dám nói tới cuốn sách vạch mặt của tôi nữa. Tuy nhiên các thày cô giáo rất khó trả lời trong giờ ngữ văn, nếu có học sinh hỏi : Sao nghe nói thơ đó không phải là thơ của bác ? (1)
"Cũng nhờ vậy, sau vụ tôn vinh hụt, Hà Nội đã chùn lại, không dám tâng bốc quá đáng thơ thẩn của HCM nữa" (Ban Biên tập : Vụ tôn vinh hụt nầy đến năm 2005 thì hoàn toàn bị lật tẩy với các chứng cứ hoàn toàn xác thực. Hiện nay Hà Nội rất lúng túng chuyện trơ trẽn nầy, nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục lừa gạt sinh viên, nhất là học sinh nhỏ tuổi. Xem “Lật Tẩy mạo danh UNESCO lừa gạt 84 triệu Dân VN & Quốc tế” ở Tư liệu Phụ lục 5, 2005)
Họ ở thế bị động, phải đấu dịu với Gs Lê Hữu Mục. Ông nói: "Tôi thuộc lòng câu kết tập sách dày cộm của họ : Người ta nói : Bỏ gươm xuống thì thành Phật. Thánh Phaolô khi cầm gươm là kẻ thù của Thiên Chúa giáo. Bỏ gươm xuống là bạn của Thiên Chúa giáo. Tác phẩm của ông Lê Hữu Mục, thực chất là hành động giơ dao lên. Chúng tôi không biết ông sẽ làm gì với con dao đó. Chúng tôi đề nghị ông nên hạ dao xuống thì hơn". Gs Mục cũng không hiểu họ muốn nói điều gì. Giáo sư kết thúc bằng một câu đủ gói ghém câu chuyện khi được hỏi là : Ông nghĩ gì về cái gọi là Tư tưởng HCM, họ thường rêu rao ?
- "Tôi không thể nào cho rằng HCM có một tư tưởng. Một tư tưởng lớn đáng bàn đến phải có một hệ thống triết lý, hơn nữa phải có một chương trình hành động sát lý thuyết, sát triết thuyết đó. HCM không có cả hai điều kiện ấy, không thể gọi là tư tưởng được. Chính HCM không nhận mình là một nhà tư tưởng, một nhà thơ. Ông ta thú thực với một nhà báo Pháp là ông ta chỉ là một ký giả thôi. Họ gán cho tôi là tác giả các bài thơ, tôi có làm được nhiều thơ thế đâu!"
Thực đúng như nhiều người đã khẳng định: HCM không có tư tưởng, chỉ có khẩu hiệu thôi. Mấy khẩu hiệu đó ai cũng có thể nói được, chế ra được : Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết; Không có gì quý hơn độc lập tự do; Ta nhất định thắng, địch nhất định thua thì đứa con nít lên 5 tuổi cũng nói được. HCM còn "đỡ nhẹ" câu "Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" của Tầu ngày xưa. Như thế hiển nhiên là không thể khoác cho HCM chiếc áo huyền thoại được, chỉ đáng gọi là Huyễn Thoại HCM thôi.
Tinh Vệ (Diệu Tần)
(1) Chú thích : Lật tẩy “Nhật Ký Trong Tù”
Sử liệu của CSVN đều ghi là sau khi HCM về đến Hà Nội (1954), một ngày kia có một người Tày (Nùng ?) từ Việt Bắc về Hà Nội gặp HCM, dâng cho HCM một gói nhỏ và thưa rằng : “Trình Bác, khi Bác lưu lại nhà cháu, Bác đã nhét trên mái hiên nhà cháu gói này. Mới đây khi sửa lại mái hiên, nhìn thấy nó cháu biết là của Bác, nên đưa về dâng lại Bác.” HCM mừng rỡ la lên : “Ôi! Mừng quá ! Mừng quá ! Đây là cuốn thơ Nhật Ký Trong Tù của Bác, tưởng đã lạc mất lâu rồi nay lại tìm thấy. Cám ơn chú.” Sau đó HCM đưa cho thuộc hạ dịch ra tiếng Việt, xuất bản hàng triệu cuốn và bắt toàn dân học.
Sử liệu của CSVN đều ghi là sau khi HCM về đến Hà Nội (1954), một ngày kia có một người Tày (Nùng ?) từ Việt Bắc về Hà Nội gặp HCM, dâng cho HCM một gói nhỏ và thưa rằng : “Trình Bác, khi Bác lưu lại nhà cháu, Bác đã nhét trên mái hiên nhà cháu gói này. Mới đây khi sửa lại mái hiên, nhìn thấy nó cháu biết là của Bác, nên đưa về dâng lại Bác.” HCM mừng rỡ la lên : “Ôi! Mừng quá ! Mừng quá ! Đây là cuốn thơ Nhật Ký Trong Tù của Bác, tưởng đã lạc mất lâu rồi nay lại tìm thấy. Cám ơn chú.” Sau đó HCM đưa cho thuộc hạ dịch ra tiếng Việt, xuất bản hàng triệu cuốn và bắt toàn dân học.
Tất cả các cuốn Tiểu sử của HCM do CSVN xuất bản đều ghi tương tự rằng :“HCM bị Chính quyền Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch (TGT) bắt giam 14 tháng khoảng từ 28.8.1942 đến cuối tháng 10.1943, tại 18 nhà lao thuộc 13 huyện, thị trấn, thuộc vùng Quế Lâm, Liễu Châu, Trung Quốc, với những điều kiện giam nhốt cực kỳ khắc nghiệt thối tha, sức khỏe rất yếu, lại phải mang vác đồ đạc để chuyển trại giam liên miên đến 17 lần, tổng cộng phải đi bộ đến hàng ngàn cây số”. Thế mà HCM quá “siêu giỏi” làm được đến 134 bài thơ tuyệt tác bằng chữ Hán, mỗi tháng hơn 10 bài, rồi giả ghi ngoài bìa là từ 29.8.1931 – 10.9.1933 để qua mặt bọn TGT ! Một điều rất quái dị là tất cả quan quân TGT hoặc “quá văn minh lịch sự và quá khờ khạo chưa hề có trên thế giới”, hoặc HCM có phép thần thông “thôi miên mà (che hoặc làm hoa mắt) mắt” bọn quan quân cai ngục TGT cho chúng như mù hết, nên cả một tập thơ khá dày chửi rủa chế độ nhà tù TGT đến như thế, dễ thấy đến như thế mà bọn họ cũng đành bất lực để yên cho “bác” mang vào ra nhà tù như vào ra thư viện đến những 18 lần xuất nhập 18 trại giam! Thật y như Tề Thiên Đại Thánh ! Người mạn phép tác giả viết thêm chú thích nầy đã kinh qua các nhà tù 04 lần (08 trại giam) 01 lần thời Đệ nhị Cộng hòa, 03 lần dưới chế độ Cộng sản sau 1975, thấy rõ : cho dù các CA CSVN hiện nay đã “văn minh độ lượng” đến thế, thì một cái kim, một tờ giấy các tù nhân cũng không sao mang lén vào phòng giam lọt (trừ ra khi được cố ý lờ đi), thì làm sao vào thời TGT rất “gian ác tàn bạo” mà “bác vĩ đại của Dân tộc VN” lại có thể đủ giấy bút mực kim chỉ để làm đến 134 bài thơ, đóng gọn thành một tập khá đẹp, chưa kể hoặc không cần nháp, ngoài bìa còn vẽ hình minh họa hẵn hoi ! Nguyên một chi tiết “khó tin còn hơn chạy bộ lên trời” như thế mà bao nhiêu năm, bao thế hệ “trí thức” miền Bắc (và cả một số học giả ngoại quốc nữa) vẫn cứ “bị bịt mắt” lại mà nghiền ngẫm và ca tụng những “vần thơ trác tuyệt” của “nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại" đại bịp HCM !
§ Gần đây Ông Lê Văn Ấn đã viết : “Trong tập thơ Ngục Trung Nhật Ký mà Hồ Chí Minh hí hửng giao cho thuộc hạ dịch ra thơ nôm, cho in cả 2 triệu cuốn, phổ biến cho Nhân dân “học tập thơ Bác” có lộ ra bài “Thế Lộ Nan III” :
Trung thành, ngã bản vô tâm cứu
Khước bị hiềm nghi tố Hán gian
Xử thế nguyên lai phi dị dị
Nhi kim xử thế cánh nan nan !
Giáo sư Lê Hữu Mục dịch :
Trung thành, ta vốn lòng không thẹn
Lại bị hiềm nghi làm Hán gian
Vốn biết là đời không dễ xử
Đến nay càng khó xử muôn vàn !
Khước bị hiềm nghi tố Hán gian
Xử thế nguyên lai phi dị dị
Nhi kim xử thế cánh nan nan !
Giáo sư Lê Hữu Mục dịch :
Trung thành, ta vốn lòng không thẹn
Lại bị hiềm nghi làm Hán gian
Vốn biết là đời không dễ xử
Đến nay càng khó xử muôn vàn !
Bài thơ này là chứng cớ Hồ Chí Minh ăn cắp thơ của một người Hán, vì Hồ Chí Minh là người Việt – nên chỉ làm được Việt gian, làm sao có thể làm được Hán gian !”
§ Mới đây (10-2-2007), một Nhân sĩ ở Huế cho rằng : Ngay bài “Dạ Bán” (Nửa đêm) sách báo CSVN nào cũng ca tụng. Nguyên văn chữ Hán :
Thụy thời đô chúng thuần lương Hán
Tỉnh hậu tài phân thiện ác nhân
Thiện ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục đích nguyên nhân
Hà Nội cố gượng dịch : Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Tỉnh hậu tài phân thiện ác nhân
Thiện ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục đích nguyên nhân
Hà Nội cố gượng dịch : Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên (Trích Nhật Ký Trong Tù).
Đáng lẽ phải dịch : Ngủ thì người Hán nào cũng lương thiện
Không thể gượng ép cho rằng : Ngủ thì “hảo hán” nào cũng lương thiện được !
Rõ ràng bài thơ này do một người Hán ca tụng giống nòi của họ. Than ôi ăn cắp như vậy mà bao năm ngàn ngàn lớp lớp trí thức miền Bắc cứ như mù, như câm !!!
Thật quá tội nghiệp cho biết bao học sinh và sinh viên VN “thời đại HCM” này đã bị buộc phải nhai nhét bao vần thơ đạo chích ấy !!! Nếu HCM không ăn cắp tập thơ nầy của người khác, thì cũng là ngụy tạo, chắc chắn rõ ràng không thể khác được; cũng chỉ là tuồng một duộc như “Đại tác phẩm dỏm” tự tạo nên hình ảnh “Cha già Dân tộc rất mực thánh thiện”, tự ca tụng mình trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Trần Zân Tiên là “soạn giả” nhưng đích thị chính HCM đại bợm mới là “soạn thật”, đã là “sách gối đầu giường” của bao thế hệ “đoàn thanh niên CS–HCM” và “trí thức” của cả một chế độ CSVN “cực kỳ tối tăm và quá buồn cười” đến độ nhiều học giả gọi là “đống phân tư tưởng HCM...” như Giác Thư của Trần Nhu gửi các Tướng lãnh & Binh sĩ QĐNDVN ngày 01-01-2006...
Rõ ràng bài thơ này do một người Hán ca tụng giống nòi của họ. Than ôi ăn cắp như vậy mà bao năm ngàn ngàn lớp lớp trí thức miền Bắc cứ như mù, như câm !!!
Thật quá tội nghiệp cho biết bao học sinh và sinh viên VN “thời đại HCM” này đã bị buộc phải nhai nhét bao vần thơ đạo chích ấy !!! Nếu HCM không ăn cắp tập thơ nầy của người khác, thì cũng là ngụy tạo, chắc chắn rõ ràng không thể khác được; cũng chỉ là tuồng một duộc như “Đại tác phẩm dỏm” tự tạo nên hình ảnh “Cha già Dân tộc rất mực thánh thiện”, tự ca tụng mình trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” do Trần Zân Tiên là “soạn giả” nhưng đích thị chính HCM đại bợm mới là “soạn thật”, đã là “sách gối đầu giường” của bao thế hệ “đoàn thanh niên CS–HCM” và “trí thức” của cả một chế độ CSVN “cực kỳ tối tăm và quá buồn cười” đến độ nhiều học giả gọi là “đống phân tư tưởng HCM...” như Giác Thư của Trần Nhu gửi các Tướng lãnh & Binh sĩ QĐNDVN ngày 01-01-2006...
Nguồn:www.vietnamexodus.info/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=1339
HỒ CHÍ MINH KHÔNG PHẢI LÀ TÁC GIẢ
"NGỤC TRUNG NHẬT KÝ"
Giáo Sư LÊ HỮU MỤC
LAI LỊCH BẤT MINH CỦA NGỤC TRUNG NHẬT KÝ
Đây là tất cả lịch sử của cuốn Ngục Trung Nhật Ký: Sau 1945 có một người từ miền núi về Thủ Đô run run giao cho nhà cầm quyền một cuốn sổ tay bìa xanh đã bạc màu, bảo đó có lẽ là tập thơ của một chiến sĩ cách mạng nào đó. Cuốn sổ được trao lại cho Viện Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam cất giữ tại Phòng Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Phản Đế và Mặt Trận Việt Minh.
Không ai biết danh tính người nông dân miền núi đó, cũng không ai nói là lòng tốt của anh, hay ít nhất chuyến đi xa của anh từ miền núi về đến đồng bằng, rồi từ đồng bằng về đến Thủ Đô có được đền bù hay không, người ta cũng không biết đến tên tuổi của người đứng ra nhận quyển sổ, ngày nhận quyển sổ đó, không ai thèm ghi?
Như thế là thế nào? Như thế có nghĩa là cuốn số đó nhất định không mang tên Hồ chí Minh, nhất định không, bởi vì con người lúc nào cũng chủ trương "không có, không thấy, không biết" ấy dại gì mà để tên mình vào một cuốn sổ cho kẻ thù của mình biết. Chữ viết nhất định cũng không phải của Hồ chí Minh, vì nếu nghi ngờ là của Hồ chí Minh thì những ông Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Vũ Anh đã nhận ra cũng như năm 1943, họ đã nhận ra chữ họ Hồ trong bài. Tân xuất ngục, học đăng sơn (Mới ra tù, tập leo núi). Những đề tài ghi trong cuốn sổ chắc cũng không có gì đặc biệt bởi vì từ 1945 đến 1959, không một chuyên viên nào trong Viện Bảo Tàng Cách Mạng Việt Nam (Viện Louis Finot cũ) đã lưu ý đến nó. Trần dân Tiên, mà mãi đến nay ta mới biết chính là Hồ chí Minh, ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, đã viết Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, kể khá tỉ mỉ về thời gian Hồ chí Minh bị giam trong các nhà tù ở Quảng Tây, cũng cho biết ở trong tù Hồ có làm thơ, nhưng Trần dân Tiên không nói đến tập thơ. Tố Hữu trong báo cáo đọc trước đại hội lần thứ hai của đảng, tháng 2.1951, hết lời ca ngợi văn Hồ Chủ Tịch trong những quyển sách giáo dục tư tưởng, trong những lời hiệu triệu, những bức thư...nhưng hoàn toàn không nói đến truyện, cũng không nói đến thơ. Không ai biết "bác" có tập thơ. Mãi đến năm 1958, sau khi đã dẹp xong vụ Nhân Văn-Giai Phẩm, và để đề phòng những vụ nổi dậy khác có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, Trung Ương Đảng Cộng Sản trong đó có ủy viên chính thức Tố Hữu, anh hùng trong vụ dẹp Nhân Văn-Giai Phẩm vừa qua, mới nhận thấy nhu cầu cấp bách là phải tăng cường tập trung quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay lãnh tụ.
Cho đến năm 1958, Hồ Chí Minh chỉ mới viết được khoảng trên dưới 30 bài văn vần, phần nhiều là những bài vè kháng chiến mà giá trị thi ca khó được những nhà thơ nhà văn như Hoàng Cầm, Trần Dần, Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường chấp nhận.
Làm sao cho tổng số các bài thơ được nhiều hơn gấp đôi gấp ba? Làm sao cho các bài thơ thực sự có chất thơ xứng đáng là tập thơ của một người cộng sản vĩ đại, hơn nửa thế kỷ đã không ngừng phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, cho tổ quốc, cho loài người? Thế là họ nghĩ ngay đến cuốn sổ tay vô danh bìa màu xanh, họ kéo nó ra khỏi giấc ngủ yên lành của nó trong Viện Bảo Tàng Cách Mạng, họ chuẩn bị mọi cách để có thể giao cho nó thi hành một nhiệm vụ lịch sử độc đáo: Nhiệm vụ khẳng định và đề cao thi tài của lãnh tụ Hồ chí Minh "muôn vàn kính yêu".
Ta thử nhìn cuốn sổ tay gần hơn, tờ bìa màu xanh đã bạc màu, vào năm 1945 mà nó đã bạc màu thì cuốn sổ này, nếu là của Hồ chí Minh, thì nó phải ở trong tay ông đã lâu, ít nhất là phải mười, mười lăm năm về trước. Trong đầu cuốn sổ ghi bốn chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký dưới bốn chữ này là hai hàng số 29.8.1932/10.9.1933, không biết là tác giả hay ai ghi, ở dưới hai hàng số là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt vần trắc, kèm theo một hình vẽ hai nắm tay bị xích đang giơ lên cao.
Phần bên trong có tất cả 47 trang ghi hơn 100 bài thơ. Những trang cuối ghi một số mục nhỏ có tính chất thời sự. Tên tác giả hoàn toàn không có.
Viện Văn Học được giao trách nhiệm tổ chức việc dịch tập thơ từ chữ Hán ra tiếng Việt. Nhiều nhà thơ (Tố Hữu, Nam Trân...), nhiều nhà văn (như Đặng Thái Mai, Hoài Thanh) đã tham gia phiên dịch hoặc hiệu đính bản dịch xuôi và dịch thơ. Người đóng góp nhiều nhất là nhà thơ Nam Trân, tác giả Huế. đẹp và thơ (1939), lúc ông là ủy viên ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Việt Nam, về công tác tại Viện Văn Học phụ trách tiểu ban dịch tập thơ chữ Hán Ngục Trung Nhật Ký ra tiếng Việt. Công tác dịch bắt đầu từ năm 1959, đầu năm 1960 thì xong, tác phẩm mang tên Việt Nam là Nhật Ký Trong Tù, tác giả là Hồ chí Minh, phần chữ Hán do Phạm phú Tiết viết, nền vẽ của Họa Sĩ Nguyễn đỗ Cung, bìa do Họa Sĩ Phạm Hoàng trình bày, in xong đúng vào dịp mừng Hồ chí Minh 70 tuổi Hoài Thanh cho biết: "Tập Ngục Trung Nhật Ký ngay từ lần đầu đã in trên 50 vạn bản mà vẫn không đủ đáp ứng yêu cầu của người đọc...Chúng ta không những muốn đọc mà còn muốn nghe ngâm, nghe nói. Từ ngày Ngục Trung Nhật Ký ra đời, đã có hàng ngàn cuộc nói chuyện ở các đơn vi bộ đội, các cơ quan, các hội nghi, các trường học, các xí nghiệp, các hợp tác xã ở khắp nơi. Hàng triệu người đã say sưa nghe thơ Bác. Có người nghe đi nghe lại đến mấy lần. Có nhiều người đã khóc vì thương Bác muốn cứu mình mà phải chịu nhiều khổ nạn...Đó là ở trong nước. Ở ngoài nước, tập thơ vừa ra mắt bạn đọc là liền được dịch, được giới thiệu, được nhiệt liệt hoan nghênh ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa anh em như Liên Xô, Cu Ba, Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Lỗ-ma-ni.v.v...hoặc cả ở các nước tư bản như Anh, Pháp, Ý, kể cả Mỹ. Tập thơ đã có tác dụng làm xáo trộn nhiều tâm hồn, người ta yên lặng nghe hết những âm vang của tập thơ và nghe những âm vang ấy cứ ngân dài mãi".
Từ ngày 19.5.1960 trở đi, tác giả tập thơ Ngục Trung Nhật Ký đã được khẳng định dứt khoát là Hồ Chí Minh, và đây là một thành công vĩ đại của Ban Tuyên Giáo. Ta hãy nghe Viện Văn Học giới thiệu tuyệt tác này của họ: "Đó là cuốn sổ tay của Hồ Chủ Tịch gồm những bài thơ mà Người đã viết trong cảnh lao tù từ mùa Thu 1942 đến mùa Thu 1943". Viện Văn Học nhấn mạnh về hoàn cảnh sáng tác tập thơ: "Tháng 8.1942, vị lãnh tụ của chúng ta trên đường công tác, đi từ Cao Bằng sang Trung Quốc, đã bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt vừa lúc qua khỏi biên giới Việt- Trung và bị giải lui tới hơn một năm trời qua mấy chục nhà lao Tỉnh Quảng Tây.
Qua sự dàn dựng rất công phu và có tính sáng tạo rất cao của Viện Văn Học, các bài thơ được diễn ra theo một trình tự thời gian vô cùng chặt chẽ. Đầu tiên là ngày Hồ bị bắt ở phổ Túc Vinh, được xác định là ngày 29.8.42 (bài số 3), những ngày bị giải về nhà lao Tỉnh Tây gần biên giới Việt Nam (các bài số 4-25) ngày 10.10.42 bị gửi trả về nhà lao Thiên Bảo (bài số 26), từ đó bị giải đến nhà lao Long Tuyền (bài số 29), Điền Đông (bài số 30), Quả Đức (số 37), Long An (số 40), đến nhà lao Đồng Chính là ngày 2.11.42, rồi đi Nam Ninh, ở đó vào những ngày 11 ,12, 14 tháng 11 năm 42 (các bài số 67, 68, 69, 70), đến 18.11.42 bị giải đi Vũ Ninh (bài số 76), Bào Hơng (bài 77), ngày 22.11.42 đến nhà lao Tân Dương (bài 81), đến Lai Tân bằng xe lửa (bài 86), sau đó đến Liễu Châu vào ngày 9.12.42 sau khi đã bị bắt hơn 100 ngày (bài số 89). Bài số 93 còn cho biết rõ vào ngày 29.12.42, tác giả đã bị bắt bốn tháng, bị giam ở nhà lao Quế Lâm 40 ngày, tức là mãi cho đến 24.3.43 mới lại trở về nhà giam Liễu Châu lần thứ hai, ở đó ăn Tết Thanh Minh ngày 6.4.43 (bài l01) đến đầu mùa Thu, tức ngày 8.8.43 (bài số 107, l08) cho đến ngày kỷ niệm một năm bị bắt, tức là ngày 29.8.43 (bài số 1l0). Sau đó là những ngày cuối cùng trong tù, kể từ ngày 30.8.43 đến ngày 10.9.43 (các bài số 111, 112, 11 3).
Trình tự thời gian này làm mốc cho 112 bài thơ rõ rệt có nội dung liên hệ tới lao tù: Những cảnh sinh hoạt hằng ngày của tù nhân, tình huống và tâm tư của họ. Những cảnh những việc gặp trên các nẻo đờng chuyển lao. Suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ trong những ngày bị giam cầm v.v...nội dung tập thơ đã được Nguyễn hoành Khung chính thức phân tích trong Tự Điển Văn Học. Ta có thể tóm lược những ý chính như sau:
Trước hết, tập thơ thể hiện một tấm lòng nhân ái sâu xa: Tác giả ít nói đền những đau khổ ghê gớm của mình, chỉ nói đến những niềm vui, nỗi khổ của những người chung quanh, quan tâm chu đáo đến đời sống cụ thể của mọi người, của những tù nhân thuộc lớp dưới đáy cặn bã của xã hội Tưởng Giới Thạch, phân biệt họ với bọn tù nhà giàu ngày ngày no rượu thịt.
- Trên đường chuyển lao, nhà thơ chia sẻ vui buồn với người nông dân đang lao động trên đồng ruộng, người phu đường dãi nắng dầm mưa vất vả, cô gái nghèo xay ngô xóm núi... Chính trên cơ sở lòng nhân ái sâu rộng mang tính chất chiến đấu mạnh mẽ đó, nhà thơ đã viết nhiều bài thơ châm biếm sắc sảo, đả kích thâm thúy chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch, hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc thối nát khi đó.
- Trong suốt chuỗi ngày bị tù, nỗi niềm thương nhớ đất nước và khao khát tự do để trở về chiền đấu luôn luôn ám ảnh, day dứt nhà thơ yêu nước...Lời thơ càng ngày càng căm uất, nghẹn ngào, biểu lộ niềm khát khao chiến đấu đến cháy ruột của người chiến sĩ mà lẽ sống đấu tranh đã trở thành máu thịt.
- Một điềm nổi bật nữa trong Ngục Trung Nhật Ký là tinh thần chiến thắng, chủ nghĩa lạc quan cách mạng, làm nên ánh sáng tràn ngập mỗi trang thơ. Đó là tiếng cười hồn nhiên khỏe mạnh cất lên giữa cảnh ngộ vô vàn khổ cực…Đó là hình ảnh lồng lộng, ung dung tự tại của nhà thơ...của một người chiến thắng, thật sự làm chủ bản thân, là người tự do, một ông tiên.
- Cuối cùng, Ngục Trung Nhật Ký còn mang ý nghĩa một tuyên ngôn thi ca: "Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong". Ngục Trung Nhật Ký đã thể hiện sáng người chất thép cách mạng đó...Đó là chất thép rất ngọt, thép mà thơ, thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại mang tâm hồn một nhà thơ lớn...
Nguyễn hoành Khung kết luận: "Việc xuất bản Ngục Trung Nhật Ký trở thành một sự kiện quan trọng trong đời sống văn học của dân tộc. Từ đó, tác phẩm đã gắn bó thân thiết với quần chúng nhân dân, có sức cổ vũ mạnh mẽ mọi người vươn lên trong sự nghiệp cách mạng.
Sự kiện quan trọng ấy được đề cập trong tác phẩm của tất cả mọi người cầm bút, từ những vị lãnh đạo đảng và nhà nước như Lê Duẩn, Tr- ường Chinh, Phạm văn Đồng, đến các nhà lý luận văn học, phê bình văn học như Trần huy Liệu, Hoài Thanh, Vũ Khiêu, Hoàng xuân Nhi, Nguyễn văn Hạnh, Trương Chính, đến các nhà thơ nhà văn tên tuổi như Xuân Diệu, Chế lan Viên, Lưu trọng Lư, Hoàng trung Thông, Nguyễn đình Thi, Nguyễn đăng Mạnh, tất cả nhiệt liệt hoan hô Ngục Trung Nhật Ký như là bản cáo trạng đanh thép, phẫn nộ, sôi sục vạch mặt chỉ tên những kẻ thù của loài người, Ngục Trung Nhật Ký còn mang nặng những suy nghĩ, ưu tư của một tâm hồn lớn, một tâm hồn cao thượng và nhân ái, Ngục Trung Nhật Ký là tác phẩm văn học lớn có tác dụng giáo dục sâu sắc phẩm chất và đạo đức làm người cho các thế hệ ngày nay và sau này.
Đặng Thai Mai và Những Câu Hỏi "LẨM CẨM"
Trông không khí tán tụng tưng bừng náo nhiệt ấy, chỉ có nhà văn Đặng thai Mai là giữ được thái độ tương đối ngay thẳng nhưng vẫn không tránh được đây đó vài từ ngữ thậm xưng. Ông đã phát hiện được "trong trường hợp cấu tạo nên Ngục Trung Nhật Ký một vài nét ly kỳ", một vài tình tiết lạ lùng không ăn khớp với nhau và không hợp với luận lý của ông.
Câu chuyện bắt đầu có lẽ vào những năm 1958-1959. Nhà văn Đặng thai Mai vừa được bầu làm Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam. Tố Hữu vừa đập tan bọn Nhân Văn-Giai Phẩm và vừa trực tiếp tổng kết một cuộc đấu tranh quan trọng trong văn nghệ bằng bản cáo toàn diện Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại Nhân Văn-Giai Phẩm trên mặt trận văn nghệ. Cũng trong thời gian này, Đặng thai Mai dành hết thì giờ vào việc hoàn tất cuốn Văn thơ Phan Bội Châu, thần tượng một thời của ông. Nhà văn cũng vừa cho in xong cuốn Trên đường học tập và nghiên cứu tập I thì được Trung Ương Đảng Ủy Nhiệm hiệu đính bản Việt dịch Ngục Trung Nhật Ký do nhà thơ Nam Trân thực hiện.
Trước kia, vào năm 1955, khi đọc cuốn Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch do Trần dân Tiên viết, Đặng thai Mai rất chú ý đến những đoạn nói về Hồ Chủ Tịch bị bắt giam, một lần ở Hồng Kông năm 1932-1933 và lần ở Quảng Tây năm 1942-1943. Đọc đoạn văn của Trần dân Tiên nói về những ngày tù của Hồ chí Minh ở Quảng Tây, nào là cụ Hồ bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích, đi mãi..đi mãi nhưng vẫn không biết đi đâu… Dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông...Gian khổ như vậy nhưng cụ vẫn vui vẻ, thỉnh thoảng cụ Hồ làm thơ v.v...và so sánh những đề tài thơ được nói đến trong đoạn văn này với nội dung của Ngục Trung Nhật Ký, Đặng thai Mai hoàn toàn tin tưởng, đúng như Ban Tuyên Giáo đã quyết định, Hồ chí Minh thực sự là tác giả của tập thơ Ngục Trung Nhật Ký. Nhưng trong thời gian hiệu đính bản dịch kéo dài hàng mấy tháng, Đặng thai Mai có dịp đọc tập thơ một cách toàn bộ và kỹ lưỡng hơn, nhiều câu hỏi dồn dập từ bóng tối của tiềm thức hiện ra và có tác dụng làm cho đầu óc ông bị xáo trộn. Sự xáo trộn càng ngày càng dữ dội nhất là khi ông suy nghĩ về những con số thời gian đề ở ngoài bìa cuốn sổ tay: 29.8.1932, 10.9.1933.
Tại sao những thời gian nói đến trong tập thơ đều có liên quan xa gần đến những ngày bị giam cứu ở Quảng Tây năm 42-43 mà ngoài bìa lại để là năm 32-33? Đó là chính tác giả đã đề ra hay do một người khác? Người khác ấy là ai? Tại sao dám đề những con số kỳ quặc ấy vào tác phẩm của vị chủ tịch tối cao của quốc gia? Ông đem câu chuyện hỏi Võ nguyên Giáp đúng lúc ông Tướng này đang chuẩn bị cho người ta ghi lại bài ký của ông nói về Hồ Chủ Tịch, người cha của quân đội cách mạng Việt Nam. Võ nguyên Giáp kể: "Chúng tôi lên đường công tác Bác cũng ra ngoài nước. Một hôm, ở Ngân Sơn, nhận được thư hỏa tốc của anh Phạm văn Đồng, mở ra, thấy tin...Bác...đã mất ở trong ngục...Tôi còn nhớ, sau mấy hôm bối rối ấy, tôi lại tiếp tục xuống châu Ngân Sơn...ít lâu sau, chúng tôi bỗng nhận được một tờ báo ở Trung Quốc gởi về. Bìa tờ báo ấy có mấy hàng chữ, đúng nét chữ Bác, viết: "Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác. Ớ bên này bình yên..." Thế mà đã làm chúng tôi phải mấy tháng trời ngao ngán, đau thương, lo lắng...Sau một thời gian, chúng tôi tiến về Châu Chợ Rã...sang Đông Viên, đến Nghĩa Tá, rồi thẳng về chân làng Cóc phối hợp với các chiến sĩ của anh Chu văn Tấn...Sau đó, tôi trở về đến Cao Bằng thì vừa Tết. Tết đây là mồng một tháng giêng năm Quí Mùi, tức là ngày 5.2.1943.
Giả thiết Hồ chí Minh bị bắt ở Phố Túc Vinh, Trấn Thiên Bảo vào ngày 29.8.1942 như các nhà nghiên cứu cộng sản đã qui định, thì trước ngày 5.2.1943 một hai tháng, tức cuối năm 1942, họ Hồ đã được Tướng Trương Phát Khuê tha về. Như vậy, theo Võ nguyên Giáp, Hồ chỉ bị bắt giam ba hay bốn tháng chứ không hơn. Nếu như vậy, Đặng thai Mai suy nghĩ, Bác Hồ không thể là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký được, vì thời gian trong tập thơ này kéo dài mãi đến tháng 8, tháng 9.1943 mới chấm dứt.
Sự tình cờ lại đưa Đặng thai Mai đến nói chuyện với Nguyễn lương Bằng, nhưng Nguyễn hoàn toàn không biết gì đến việc họ Hồ bị bắt giam ở Quảng Tây. Cụ chỉ nói về vụ Hồng Kông: "Một buổi tối, ở Tân Trào, chúng tôi đốt đuốc vào thăm Bác...Tôi nhắc lại chuyện hồi ở tù đọc báo thấy tin Bác bị bắt, rồi tin Bác mất vì ho lao.v.v...Bác nói: Đúng đấy. Hồi ấy mình cũng đọc cái tin ấy...Tôi hỏi sao nó không làm án và Bác lại thoát được, Bác kể: Nhờ có Cứu Tế Đỏ hết lòng giúp đỡ lại có một Thầy Kiện Anh cãi cho mình...Hồi ấy, vào khoảng năm 1933, bọn Tưởng đang khủng bố dữ, năm 1935, Bác dự Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ bảy, đầu năm 1941, Bác về Pắc-pó…Buổi tối hôm ấy, Bác và tôi nhắc lại những ngày ở Quảng Châu. Ngoảnh đi ngoảnh lại chốc đã hai mươi năm. Bác nhớ rất kỹ...Bác nhớ rất kỹ mà Bác lại không nhớ lại những ngày nằm tù ở Quảng Tây năm 42-43, thế thì những ngày tù ấy chả có gì đặc biệt khả dĩ có thể làm Bác vui, cũng chẳng có thơ văn gì hay ho có thể làm Bác nhớ, như vậy, câu chuyện Bác viết Ngục Trung Nhật Ký năm 42-43 là câu chuyện không có rồi, đó chỉ là một câu chuyền do Ban Tuyên Giáo dựng đứng mà thôi.
Đặng thai Mai nhất định phải hỏi cho ra lẽ tại sao có những con số 32-33. Ông kể lại: "Trong thời gian Viện Văn Học hiệu đính bản dịch tập Ngục Trung Nhật Ký (1959-1960), chúng tôi đã đề cập lên Bác câu hỏi về điểm này, qua Ban Tuyên Giáo. Và đã được trả lời: Hai con số trên đây là sai, đúng ra là 1942-1943". Khi đề đạt câu hỏi này lên Hồ chí Minh, Đặng thai Mai không đứng trên tư thế cá nhân mà trên cương vị Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam, ủy viên Viện Văn Học đặc trách hiệu đính bản dịch Ngục Trung Nhật Ký, nói với tác giả của Ngục Trung Nhật Ký. Như vậy, trên hai tư cách quan trọng này, Hồ chí Minh có nhiệm vụ phải phúc đáp câu hỏi rõ ràng mang tính văn bản học chuyên môn của Đặng thai Mai. Hồ chí Minh đã không trả lời, không giải thích, mặc dầu Hồ thường được giới thiệu như là một lãnh tụ rất thân dân, hay giải đáp những thắc mắc dù nhỏ nhặt của nhân dân. Hồ chí Minh lại là tác giả của cuốn sách mà nhà văn Đặng thai Mai đang hiệu đính bản dịch, như vậy, không ai có quyền, có khả năng, có uy thế hơn Hồ chí Minh để cắt nghĩa cho Đặng thai Mai hiểu cái lý do hay con người nào đã viết nên mấy con số lạ lùng kia, và những con số ấy có thực sự muốn ghi soạn niên của tác phẩm hay không?
Đối với nhà văn bản học, biết soạn niên tác phẩm là điều tối quan trọng, nhiều khi chỉ bằng vào soạn niên của một tác phẩm mà nhà văn bản học có khả năng xác lập phụ quyền và cân nhắc giá trị của tác phẩm ấy. Hồ chí Minh giữ yên lặng về điềm này là thực sự có điều khuất tất. Vì thế để ve vuốt Đặng thai Mai, họ Hồ vội vàng phong cho Đặng làm Viện Trưởng Viện Văn Học, chức vụ bao trùm mọi sinh hoạt văn học trong phạm vi cả nước.
T. LAN VÀ CUỐN "VỪA ĐI ĐUỜNG VỪA KỀ CHUYỆN"
Theo lời giới thiệu của nhà cầm quyền Hà Nội, T.Lan là bút hiệu của Hồ chí Minh, tác phẩm được viết vào năm 1950 trên đường ra mặt trận trong chiến dịch Biên Giới. Sách được nhà xuất bân Sự Thật xuất bản năm 1963, ghi lại một số mẩu chuyện và đời hoạt động của họ Hồ ở nước ngoài từ khoảng 1923 đến 1945. Theo Hà minh Đức, "qua câu chuyện kể về đời hoạt động của mình, người chiến sĩ cách mạng đã luôn phải đấu trí, đấu sức nhiều lần với kẻ thù...Tác giả nói nhiều đến sức mạnh của nhân dân và bộ mặt độc ác của các loại kẻ thù...Bên cạnh những chuyện kể của thời kỳ qua, là đôi nét miêu tả về sinh hoạt nhân dân vùng rừng núi biên giới...Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện khắc lại rất sâu, rất đậm hình ảnh của Hồ Chủ Tịch, song song ở hai chặng đường lịch sử người chiến sĩ cách mạng kiên trì hoạt động vượt qua muôn ngàn khó khăn trong thời kỳ bí mật và vị lãnh tụ của dân tộc đang lãnh đạo toàn dân kháng chiến...Tập ký có ý nghĩa động viên, giáo dục mọi người đi về phía trước và tin tưởng vào thắng lợi". Trở lên là khái quát về nội dung Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện do Hà minh Đức viết trong cuốn Tác phẩm văn của Chủ Tịch Hồ chí Minh, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1985, trang 142-150. Ta không thấy Hà minh Đức nói gì về những ngày tù của Hồ chí Minh mà tác phẩm có mô tả cặn kẽ, cũng không thấy nhà lý luận văn học chuyên về văn ch- ương Hồ chí Minh đề cập tới những điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về thời gian hai lần tù của họ Hồ trong hai tác phẩm cùng viết về một đề tài, và của cùng một tác giả là cuốn Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, trong đó Hồ chí Minh lấy bút hiệu là Trần dân Tiên, và cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện, ký tên là T. Lan.
Trong Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Hồ chí Minh chỉ nói qua về việc ông bị giam ở Hồng Kông năm 31-33 nhưng lại để rất nhiều thì giờ nói về việc Luật Sư Lô-dơ-bai cãi hộ và che chở cho ông, về việc bị bắt giam ở Quảng Tây năm 1942-1943, ông lại nói rất chi tiết về cảnh sống ở trong tù (ngày mang gông, đêm cùm chân), về những ngày chuyển lao gian nan (bị giải đi, tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích) nhưng ông vẫn cảm thấy sung sướng vì được ngắm phong cảnh đồi núi, đồng quê bị giam. Ông ở chung với những người mắc bệnh giang mai, những người nghiện thuốc phiện, phải ngủ ở cầu xí, bị ghẻ lở, có người tù chết ngay bên cạnh, bị nạn muỗi, rệp, rận, lại ăn thiếu nên gầy như que củi. Đi suốt 80 ngày, bị giam trải qua 30 nhà tù, Hồ chí Minh mới đến Quế Lâm, rồi được hưởng chế độ chính trị trong nhà giam Liễu Châu. So những chi tiết này với Ngục Trung Nhật Ký, ta thấy giữa hai tác phẩm có một sự qui chiếu đều đặn gần như tiền định, và từ đó, nếu ta đã chấp nhận Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch thì ta cũng phải công nhận tác giả Ngục Trung Nhật Ký là Hồ chí Minh.
Nhưng trong Vừa đi đường vừa kể chuyện, T. Lan mà ta biết là Hồ chí Minh lại viết khác. Trong tác phẩm này, Hồ chí Minh đã nói đầy đủ về nhà tù Victoria ở Hồng Kông và chỉ nói sơ qua về nhà tù ở Quảng Tây. Ông nói rõ lần ông bị bắt ở Hồng Kông, đó là ngày 6.6. 1931, bị bắt tại nhà số 186 Phố Tam Lung (Cửu Long). Sau vài hôm, ông được Lô-dơ-bai sốt sắng cãi hộ. Từ tháng 6 đến tháng 9, tòa án họp 9 phiên, đến ngày 24.1.1933,ông được tha bổng. Rồi ông tả ngôi nhà ông bị giam, "nhà khám lớn Victoria to rộng, với những tường cao 3 thước tây bề ngang 1 thước, bề dọc không đầy 2 thước, bề rộng chỉ vừa một người nằm xiêu xiêu. Cao chót vót trên đầu tường chỉ có một cái cửa sổ nhỏ hình nữa mặt trăng lờ mờ, bị song sắt và lưới sắt bưng bít. Ban ngày, từ cửa sổ ấy ánh sáng lọt vào xà lim một cách rụt rè, bỡ ngỡ. Cửa xà lim bằng ván gỗ dày độ một gang tay và bọc sắt...ngẩng đầu lên chỉ trông thấy trời rộng bằng một chiếc khăn tay...Cùng giam với Bác đều là những người bị bắt về chính trị..." T. Lan cũng nói chuyện anh Lý mà ở trong Những mẫu chuyện..., Trần dân Tiên đã mô tả như là một tướng cướp đầy lòng nghĩa hiệp. Anh Lý bị án 7 năm tù, còn 5 tháng nữa thì hết hạn, nhưng vì lòng nghĩa hiệp, anh giết chết một tên cai người Anh rất hung ác, từ đó bọn gác ngục không dám lại gần Lý, còn anh em tù thì đều gọi Lý là anh hùng. Ngoài ra, còn có những anh tù con nhà giàu như Trinh Quốc Dậu, chỉ ăn được cơm người nhà mang vào chứ không chiu ăn cơm tù v.v...
Những chi tiết chân thực được miêu tả trong Vừa đi đường...trùng hợp với nhiều ý thơ trong Ngục Trung Nhật Ký. Đó là về lần bị tù năm 1932-1933 Ở Hồng Kông. Về lần bị tù thứ hai ở Quảng Tây, đã được Trần dân Tiên kể lại rất dài dòng và đã nêu ra nhiều chi tiết rất phù hợp với nhiều đề tài trong Ngục Trung Nhật Ký, T. Lan lại chỉ nói tới một cách rất ngắn gọn: "Tháng 8 năm ấy, Bác có việc sang Trung Quốc, thì bị bọn Quốc Dân Đảng bắt. Sau khi bị chúng trói giải đi suốt 18 ngày, từ trại giam này đến trại giam khác, chúng đưa Bác về giam ở Liễu Châu...Đây không phải là một trại giam chính cống mà chỉ là một cấm bế thất một phòng giam nhỏ hẹp ngay bên cạnh Đội Cảnh Vệ của Tướng Trương Phát Khuê. Chỉ một mình bác bị nhốt ở đó". Đây là T. Lan, tức chính bản thân Hồ chí Minh kể lại.
Cuốn Vừa đi đường...được xuất bản năm 1963, như thế nó ra đời sau cuốn Những mẫu chuyện đúng 8 năm. Nó được viết bởi cùng một tác giả, như vậy cuốn đến sau phải có những thông báo xác thực hơn cuốn trước, và nếu có những thông báo tương phản thì những thông báo trong cuốn sau phải được coi là những lời cải chính đối với cuốn ra trước. Cũng vì nghĩ như vậy, như tất cả các nhà văn bản học khác, mà Đặng thai Mai đã coi cuốn Vừa đi đường... như là lời Hồ chí Minh chính thức giải đáp cho ông: Hai con số trên đây là đúng, ghi 1942- 1943 là sai.
Trong vừa đi đường...Hồ chí Minh cho người đọc biết hai điều rất quan trọng: Sau khi bị bắt, Hồ chỉ bị giải đi tất cả trong 18 ngày là đến ngay nhà lao Liễu Châu. Như vậy, những chuyện nói "Bác Hồ yêu quí" bị giải đi 80 ngày, dầm mưa dãi nắng, nằm gai nếm mật là những chuyện bịa đặt. Cũng không có chuyện Hồ chí Minh đã trải qua gần 30 nhà tù xã và huyện như đã tả trong Những mẫu chuyện...vì những chi tiết ghi trong cuốn sách vội vã này đã được cuốn Vừa đi đường...cải chính. Những sự kiện này về sau vẫn được truyền tụng trong giới ít đọc sách, tỉ dụ trong giới của ông Vũ Anh, và vẫn được nhiều nhà trí thức lười biếng tin theo. Cuốn Vừa đi đường...còn cung cấp cho ta một tin tức quan trọng khác, đó là xác định Hồ chí Minh chỉ bị giam một mình trong phòng, tức là ngoài ông ra, không có một người nào nữa trong xà lim của ông. Như vậy không có chuyện khuyên người bạn tù gắng ăn cơm cho no bụng (bài số 9), chuyện bạn tù hòa nhạc với nhau (bài 12), chuyện bạn tù thổi sáo (bài 14), chuyện hai người học đánh cờ (bài 17, 18, 19), chuyện vợ người bạn tù đền thăm chồng (bài 32), chuyện cái mền bồi bằng giấy của người bạn tù (bài 43), chuyện ở chung với những người tù bị bắt vì đánh bạc (bài 24) và cái chết của anh ta (bài 57) và của một người khác nữa (bài 58).v.v...
Vẫn theo Hồ chí Minh, thời gian chuyển lao từ Thiên Bảo đến Liễu Châu là 18 ngày, nếu giữa hai nhà tù nói trên có tất cả 18 nhà lao cấp huyện thì đổ đồng, Hồ chí Minh chỉ bị giam một ngày hay một đêm thì đúng hơn trong mỗi nhà lao. Và như thế, họ Hồ không thể đủ thời giờ để làm thơ ở nhà lao Tĩnh Tây 22 bài thơ, ở nhà lao Thiên Bảo 3 bài, ở Điền Đông 7 bài, Quả Đức 3 bài, Đồng Chính 7 bài, nhà lao Nam Ninh 27 bài.v.v...Và ngược lại tại nhà lao Liễu Châu là nơi bị giam lâu nhất, Hồ lại chỉ làm được 16 bài. Nhận xét này đã làm cho Đặng Thai Mai gần như phải lớn tiếng la lên vì bất bình. ông viết: "...thời gian Bác bị đưa từ Liễu Châu đi Quế Lâm...kéo dài có tới khoảng 10 tháng, nhưng cuốn nhật ký chỉ ghi 19, 20 bài thơ so với thời gian 4 tháng trước, có tới gần 100 bài rõ ràng là quá ít...Từ đầu tháng 2 năm 1943, chỉ mấy ngày trước Tết Nguyên Đán năm Quí Mùi, hơn 30 vạn quân Đức Quốc Xã đầu hàng ở Xtalingrat. Thế mà sự việc rung trời chuyển đất này không thấy được phản ánh trong tập thơ...Chúng ta có thể lấy làm lạ vì sao hồi này Bác viết ít thơ như vậy, và ít nói đến thời sự như vậy? Vì sao? Vì Bác sức yếu nên không muốn viết?...Tất cả mấy giả thiết trên đây, theo ý tôi, đều có ít nhiều cơ sở".
Để đi tìm cơ sở vững chắc cho những giả thiết này, Đặng thai Mai trở về xem lại "bảng mục lục ở cuối Ngục Trung Nhật Ký. Rồi ông ngồi giở tập thơ từ trang này qua trang kia. Ông bắt gặp một vài con số (lại con số) hoặc một vài chi tiết chính xác hơn, về thời điểm lồng vào trong lòng bài thơ hoặc ghi vào bên cạnh đầu đề". Theo ông, những chú thích về ngày tháng ghi bên cạnh đầu đề trở nên rất khó hiểu đối với người đọc như ông. "Thí dụ bài Đồng Chính, bên đầu đề còn ghi rất rõ viết ngày 2.11, bài Cảnh Báo, ghi ngày 12.11, bài Giải Vãng Vũ Ninh, ngày 18.11 và bài Đáo Liễu Châu ghi ngày 9.12.1942...Một người đọc có óc tò mò có thể sẽ nêu lên câu hỏi sau đây: Vì sao trong bài Đồng Chính, Giải Vãng Vũ Ninh và bài Đáo Liễu Châu, ngày tháng lại được ghi rõ như vậy? Sao bao nhiêu bài khác lại không được sự chú ý đặc biệt ấy? Hay là ba ngày ấy...còn có một nội dung gì khác, về giá trị tình cảm, về tình hình chính trị? Câu hỏi vừa đặt ra có vẻ "lẩm cẩm" vì có phần chắc là sẽ không bao giờ tìm được một câu trả lời chắc chắn, nhưng...thiết tưởng câu hỏi "lẩm cẩm" ấy vẫn có lý do của nó".
Qua những câu hỏi dồn dập trên, Đặng thai Mai đã bắt đầu mở hé cho ta thấy những hoài nghi đen tối đang đua nhau nổi dậy trong đầu óc của ông. Hay là những bài thơ ấy có nội dung khác nhau, khác nhau về tình cảm, xung đột nhau về chính trị? Tại sao những bài có ghi ngày tháng thì lại đổi chiếu được với những địa danh nhất định, và những địa danh này đều thuộc vào Tỉnh Quảng Tây, còn những bài không ghi ngày tháng lại không qui chiếu vào được một địa danh nào và thường chỉ nêu ra một nội dung tổng quát, có khi không liên hệ đến nhà tù? Những thắc mắc này đã dẫn Đặng thai Mai đến sự phân biệt trong Ngục Trung Nhật Ký ít nhất hai nội dung tình cảm khác nhau, hai ý thức chính trị trái ngược nhau như bóng tối và ánh sáng, hai phong cách có thể phân tích một cách dễ dàng, phong cách khái quát của thơ Đường, và phong cách đới tục (chữ của Nguyễn Trãi) của người bình dân Việt Nam.
Phong cách khái quát của thơ Đường sử dụng một hệ từ vựng kín, nghĩa là chỉ dùng một số chữ rất hạn chế có nghĩa khái quát, chỉ nắm lấy những cái có tính chất chung cho một loạt sự vật, một loạt hiện tượng, tức là không chú trọng đến cái cá biệt, không chú trọng đến việc tô đậm màu sắc, và cuối cùng, chủ trương tính triết học, coi trọng hoạt động của tư duy hơn của tri giác cảm quan.
Tác giả Ngục Trung Nhật Ký đã thành công trong loại phong cách này khi ông ghi nhận những ánh sao lấp lánh trên rặng núi vào Thu (bài 38), hoặc luồng hơi ấm của mặt trời ban mai tỏa xuống cõi người giá lạnh (bài 73), bóng thấp thoáng của mấy chú chim chiều về tổ (bài 28) hay của một áng mây trôi nhẹ giữa tầng không (bài 28), ánh hồng của một bếp la làng quê vào giờ chập choạng (bài 28), cánh đồng ruộng giữa những ngày mạ xanh hay vào mùa lúa chín (bài 35), một luồng gió lạnh mang theo chút thoáng thơm của cỏ nội, hoa rừng (bài 113), canh gà khắc khoải (bài 56), tiếng dế nhặt khoan (bài l07), hai chuông Ký chùa xa chen lẫn cùng tiếng sáo của một chú chăn trâu (bài 60)...Trong những bài này, tác giả tự xưng là chinh nhân (bài 38,39) hoặc tả một sơn thôn thiếu nữ đang xay bắp (bài 28), hoặc tự coi mình như một khách lãng du, "Hồi ta đi đến lúa còn xanh, Vụ gặt mùa nay nữa đã thành, Khắp chốn nhà nông cười hớn hở, Ruộng đồng bát ngát tiếng ca thanh" (bài số 35), đến đó rồi đi đó một cách tự do, không có gì bó buộc. Bài Tảo Giải (số 38,39) có lẽ là bài thơ hay nhất trong Ngục Trung Nhật Ký, tôi xin chép ra đây bản tôi dịch ra tiếng Việt để cùng nhau thưởng thức phong cách thơ Đường của tác giả:
Đêm vẫn đêm...Gà gáy tiếng đầu.
Chòm sao đưa nguyệt đến rừng thu.
Khách đi xa giữa đường xa vắng,
Ngẩng mặt, từng cơn lạnh gió lùa.
Phương đông, màu trắng đã thành hồng.
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không.
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi, thi hứng boóng thêm nồng.
Chòm sao đưa nguyệt đến rừng thu.
Khách đi xa giữa đường xa vắng,
Ngẩng mặt, từng cơn lạnh gió lùa.
Phương đông, màu trắng đã thành hồng.
Bóng tối đêm tàn, sớm sạch không.
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ
Người đi, thi hứng boóng thêm nồng.
Bài Hoàng Hôn (số 60):
Gió như kiếm sắc mài mòn đá
Rét tựa mũi giùi chọc thủng cây
Chuông đổ chùa xa xui khách bước.
Mục đồng thổi sáo dẫn trâu về.
Rét tựa mũi giùi chọc thủng cây
Chuông đổ chùa xa xui khách bước.
Mục đồng thổi sáo dẫn trâu về.
Hoặc bài Ức Hữu (số 63):
Xưa bác đưa tôi đến bên sông,
Hỏi ngày trở lại, trỏ đòng-đòng
Giờ đây ruộng mới đà cày ải.
Đất khách, thân tôi mắc cũi lồng.
Hỏi ngày trở lại, trỏ đòng-đòng
Giờ đây ruộng mới đà cày ải.
Đất khách, thân tôi mắc cũi lồng.
Chép thêm một bài nữa là bài Mộ (số 28) mà ai cũng thích:
Chim mệt về rừng tìm chỗ đậu...
Mây trôi lờ lững giữa trời không...
Xóm rừng, cô gái đang xay bắp.
Xay bắp vừa xong, bếp đã hồng.
Mây trôi lờ lững giữa trời không...
Xóm rừng, cô gái đang xay bắp.
Xay bắp vừa xong, bếp đã hồng.
Những bài này được viết bằng những nét phác họa, với những từ ngữ giản đơn, màu sắc gần như không có, thế mà người đọc có cảm tưởng như mình đang ở không gian này bước vào một không gian khác, đang ở thời gian này bước sang thời gian kia, và cho bài thơ là hay. Ngược lại, và song song với những bài thơ ấy, là những bài Hạn Chế (bài l03), nói về việc đau bụng mà không được đi cầu; bài Bào Hương Cáu Nhục (bài 77), nói về việc ăn thịt chó ở Bào Hương, rồi bài nói về một cái răng rụng (bài 46), về việc trượt chân ngã (bài 52), thậm chí bài Sơ Đáo Thiên Đáo Ngục (bài 31), còn nói đến cả việc ngồi trên hố xí nữa. Đã đành đề tài nào cũng là đề tài cho thi ca, nhưng cách lựa chọn đề tài ở đây đã chứng tỏ ít nhất có hai nhân cách, hai con người, đối chọi nhau thực sự. Đặng thai Mai chưa nói đó là những ai, nhưng ông đã thấy thấp thoáng đằng sau khung cửa Ngục Trung Nhật Ký một số người mà có lẽ ông quen mặt. Để nhận rõ sự tương phản giữa hai phong cách thơ nói trên, ta thử đọc bài Hạn Chế (số l03), bản dịch của Viện Văn Học:
Đau khổ chi bằng mất tự do!
Đến buồn đi ra cũng không cho.
Cửa tù khi mở, không đau bụng,
Đau bụng thì không mở cửa tù!
Đến buồn đi ra cũng không cho.
Cửa tù khi mở, không đau bụng,
Đau bụng thì không mở cửa tù!
Bài Sơ Đáo Thiên Bảo Ngục (số 31), bản dịch của Lê Hữu Mục:
Năm mươi ba dặm, một ngày dài
Áo mũ dầm mưa. giày rạc rài
Chỗ ngủ yên, thâu đêm chẳng có.
Ngồi trên hố xí đợi ngày mai.
Áo mũ dầm mưa. giày rạc rài
Chỗ ngủ yên, thâu đêm chẳng có.
Ngồi trên hố xí đợi ngày mai.
Khoan giải thích về ý nghĩa nội dung và giá trị đấu tranh của bài thơ, bởi vì những cảnh thất bại điêu tàn (câu 2), những thái độ tiêu cực thoát ra từ chữ đợi (hán văn: đãi) không gợi ra được cái ý chí tiến hành cuộc đấu tranh cho tự do của bản thân, như Đặng thai Mai có lần đã gắng gượng bào chữa. Cả bài thơ và những bài thơ tương tự đều đới tục, hay nói như Nhữ Thành "cái nôm na của cuộc sống sẽ làm cho bài thơ nôm na theo", trong đó người đọc thơ không thấy cái quan hệ tạo nên sắc thái nghệ thuật ở đâu cả, mà chỉ thấy rặt các yếu tố tản mạn, được nêu ra một cách lỏng lẽo bằng những biện pháp nôm na như liệt kê hay lý luận, so sánh, miêu tả. Về phương diện này, Phương Lựu đã nói đúng khi ông khẳng định rằng "Bác đã sáng tạo ra thể thơ tứ tuyệt tự sự hầu như không thấy có trong thơ Đường". Nhữ Thành đã tỏ ra rất uyên bác về thi học đời Đường và đã bênh vực những bài thơ đới tục của Hồ chí Minh một cách rất hùng biện, nhưng ông càng đề cao giá trị của những bài tứ tuyệt tự sự ấy bao nhiêu, ông càng làm cho nó cách biệt với phong cách khái quát đối lập với nó, càng làm nổi bật hình ảnh của người đứng chung với Hồ chí Minh trong tập thơ, hình ảnh mà Đặng thai Mai và bạn bè của ông về sau này đã thấy nhưng chưa gọi tên được, mà Ban Tuyên Giáo cùng Trung Ương Đảng, sau khi cho hình ảnh ấy nhập một với Hồ chí Minh, vần tìm cách bôi bác cho mờ nhạt và sai lạc hẳn đi để không ai có thể thấy được.
VĂN VIẾT VÀ VĂN LÁCH CỦA ĐẶNG THAI MAI
Thực ra viết lách là một từ kép láy nghĩa, bởi vì nếu viết là dùng chữ để ghi ra những điều suy nghĩ, thì lách do chữ hán lặc nghĩa là viết, và viết lách có nghĩa là viết một cách thận trọng, nghiêm túc như khắc vào tre, như chạm vào đá. Chuyển sang tiếng Việt, từ lách mất nghĩa, và bị nôm hóa, biến nghĩa gốc, trở thành một động từ có nghĩa là đưa mình qua chỗ chật hẹp nơi đông người một cách khéo léo, đi đôi với từ viết, lách có nghĩa là lựa chiều để khéo léo, nhẹ nhàng đưa lọt một ý nghĩ của mình vào câu văn mà không ai biết, hoặc tìm cách khôn ngoan đưa sâu tư tưởng của mình vào một đoạn văn, một cuốn sách mà mình viết với mục đích riêng tư, thường là đối lập một cách tinh vi với quan điểm, với chính sách của nhà nước. Đặng thai Mai nổi tiếng trong giới văn học miền Bắc là vì ông "đã hấp dẫn người đọc bằng một nghệ thuật diễn đạt tinh tế và uyển chuyển, một ngòi bút chiến đấu sắc sảo và giàu tính thuyết phục", và được như vậy là nhờ ở chỗ ông đã biết viết và biết lách đúng lúc, đúng chỗ.
Khi đọc lại tập thơ Ngục Trung Nhật Ký vào những năm 1970-1976, ông tỏ ra không đồng ý với nhiều nhà phê bình khi họ cường điệu vấn đề chủ nghĩa lạc quan cách mạng và tinh thần bất khuất của người chiến sĩ trong Ngục Trung Nhật Ký. Đặng thai Mai viết: "Trong tập nhật ký có một số bài thơ mà chúng ta có thể xếp vào loại thơ triết lý. Tuy vậy, nếu đọc kỹ lại (đây là nhà văn bắt đầu lách) thì chúng ta vẫn có thể phân vân về việc xếp loại như thế. Bài bát cú Tình Thiên (bài số 113) chẳng hạn, mở đầu với một câu muốn như là để phát triển thuyết tuần hoàn luận. Câu 1 và câu 2 nhắc lại một triết lý khá thông thường là sự vật nằm trong định luật xoay vần và trời mưa mãi rồi thì cũng tới ngày nắng. Và rồi câu kết bài thơ lại nói tới lẽ tự nhiên "khổ tận" nhất định sẽ tới ngày "cam lai". Tuy vậy (tác giả giả vờ như rút lại câu văn lách) trung tâm hứng thú của bài thơ chắc không phải là mấy câu triết lý dễ dàng ấy. Trước hết là đối với phương Đông chúng ta, thuyết tuần hoàn luận đã trở nên khá thông thường với các Nhà Nho Học cũng như các Nhà Đạo Học, Phật Học. Bác hiểu hơn ai hết rằng (lách thực sự) có một lối trình bày cái thuyết vần xoay của các Nhà Triết Học ngày xưa thật sự là siêu hình, và một mặt nữa, nếu như "sau mưa có nắng" thì "sau nắng phải có mưa" thì sao? Cho nên nghĩ cho kỹ, triết lý này không phải là triết lý dài hạn. Sự thực thì ở đây (hết lách và bắt đầu viết), chủ đề chính cố nhiên không phải là triết lý tuần hoàn luận mà chính là cái chủ nghĩa lạc quan của con người khi cảm thấy sung sướng trước cảnh tượng của ngày tự do sắp tới".
Đọc cả một đoạn văn dài, các quí vị trong Trung Ương Đảng cũng như trong Bộ Chính Trị ở Hà Nội chắc phải vỗ tay hoan hô tinh thần sùng bái lãnh tụ của Đặng thai Mai, nhưng ở Sài Gòn, các Nhà Văn Học lại thấy ngược lại là nhà văn họ Đặng đã nặng lời mạt sát những người đã lầm lẫn thuyết tuần hoàn duy tâm với chủ nghĩa lạc quan cách mạng, nghĩa là, nói cách khác, đã chỉ ra cái "đuôi" duy tâm của tác giả những bài thơ này. Như vậy, nhà cách mạng duy vật Hồ chí Minh còn có thể là tác giả những bài thơ ấy nữa hay không? Nhờ tài lách của ông, Đặng thai Mai đã đưa vào bài Đọc lại tập thơ Ngục Trung Nhật Ký những lời phê bình thực sự độc địa có khả năng phủ nhận phụ quyền của Hồ chí Minh đối với một số bài trong tập thơ.
Trong một đoạn văn khác, cũng nhờ tài lách khôn ngoan này, Đặng thai Mai đã giáng lên đầu Hồ chí Minh một quả tạ nghìn cân. Tiếp tục trình bày những hoài nghi của ông về phụ quyền Ngục Trung Nhật Ký, nhà văn đi thẳng vào vấn đề sáng tác bằng cách tra hỏi khả năng sáng tác của Hồ. ông viết: "Không thể không lấy làm lạ là Bác đã viết thơ bằng chữ Hán, và đã viết những bài thơ hay. Ở đây (nhà văn bắt đầu luồn), quả có phần của cái mà chúng ta thường gọi là thiên tài. Theo dõi tiểu sử của Bác (nhà văn bắt đầu lách), chúng ta có thể thấy rằng từ thời kỳ thanh thiếu nhi, cố nhiên Bác đã được bồi dưỡng trong trường học chữ Hán của các Nhà Nho cuối thế kỷ trước, nhưng một mặt nữa, cũng rất rõ là thời kỳ Bác được bồi dưỡng trong Nho Học, trong văn chương cử tử (thơ, phú, văn, luận) chắc chắn chỉ độ 5, 7 năm là cùng. Sau thời gian đó là thời kỳ đi học chữ Pháp, đi dạy tư, rồi từ giã quê hương đi tìm đường cách mạng cứu nước. Dấu chân của Bác in lên khá nhiều đất nước xa lạ trên cả hai bán cầu Đông và Tây. Thời kỳ thanh niên của Bác ở đất khách quê người không phải là những năm "du học", mà là những năm lao động vất vả. Lao động để mà sống. Sống để làm cách mạng. Sống rất bận rộn, luôn luôn nguy hiểm. Thì giờ dành cho việc học tập văn thơ chữ Hán, chắc chắn rất ít, nếu không nói là tuyệt đối không có... (hết lách, bắt đầu ca). Tuy vậy, không có một trí thông minh đặc biệt thì với lứa tuổi ấy, người học sinh quyết không thể nắm vững được mọi qui cách văn học cổ điển, để sau này sử dụng ngòi bút mình một cách chủ động, mềm mại mà chắc chắn, như Bác. Cố nhiên (bắt đầu luồn), cái vốn cũ của nhà trường đó cũng nhờ có sự bồi dưỡng luyện tập thì mới thành tài. Thiên tài trong văn nghệ là những tia sáng rất đẹp, rất lộng lẫy, nhưng thiên tài cũng có thể lướt qua như một ngôi sao băng, nếu nó không trở thành nhân tài. Nhân tài là của con người. Nhân tài có công trình bồi dưỡng. Nhưng hiểu như vậy (lách mạnh) thì chúng ta lại càng phải lấy làm lạ là Bác đã tìm đâu ra thì giờ, điều kiện để tự bồi dưỡng cho mình về nghệ thuật làm thơ, làm thơ bằng tiếng nước ngoài...
Nhà văn Đặng thai Mai, người đã viết về Lỗ Tấn, thân thế, văn nghệ ( 1944) , Tạp văn trong văn học Trung Quốc hiện đại (1945), đã dịch các tập kịch Lôi Vũ, Nhật Xuất của Tào Ngu, lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại (1958), đã không nói đùa khi ông xác nhận trình độ thấp kém của Hồ chí Minh về Hán văn, điều mà kẻ viết bài này sẽ xác nhận ở phần sau với những bằng chứng cụ thể. Điều quan trọng là trong không khí cực kỳ sôi động về nhiệm vụ suy tôn lãnh tụ mà các nhà văn phải thi hành, Đặng thai Mai đã nói ra được một cách công khai cảm nghĩ chân thành của ông về khả năng sáng tác Ngục Trung Nhật Ký của Hồ chí Minh. Ông đã thẳng thắn xác nhận, với một lý luận hết sức thuyết phục, là Hồ chí Minh không đủ kiến thức Hán văn để viết nên một tập thơ như Ngục Trung Nhật Ký. Tập thơ ấy là của một người khác.
CHỖ TINH VI CỦA GIÁO SƯ LÊ TRÍ VIỄN
Năm 1980, vừa ở nhà tù Bầu Lâm ra, tôi tình cờ gặp Giáo Sư Lê trí Viễn và được Giáo Sư làm quà cho cuốn Học tập phong cách ngôn ngữ chủ tịch Hồ chí Minh vừa in xong, trong đó có bài Thử đi vào chỗ tinh vi của nguyên tác và bản dịch Ngục Trung Nhật Ký của Giáo Sư: Một bài báo viết thật tinh vi, tinh tường, tinh xảo giải thích giá trị của nguyên tác Ngục Trung Nhật Ký đồng thời trình bày những chỗ đạt và không đạt của bản dịch. Lời văn phê bình rất nhẹ nhàng, đôi khi dí dỏm, nhiều chỗ mượt mà trau chuốt như thơ khiển cho những ý kiến đưa ra dễ được chấp nhận. Vào năm 1982, tôi đọc Tổng tập văn học Việt Nam, tập 36, giới thiệu những tác phẩm của Nguyễn ái Quốc-Hồ chí Minh, trong đó có cuốn Ngục Trung Nhật Ký do nhà Hán học Nguyễn sĩ Lâm và Giáo Sư Lê trí Viễn phụ trách phần phiên âm, dịch xuôi, chú thích, ông Nguyễn văn Bách phụ trách phần viết chữ Nho.
Cứ nhìn từ bên ngoài thì ta chỉ thấy đây là một công trình biên tập theo phương pháp giáo khoa, với những lời giải thích đầy đủ rõ ràng, phần dịch xuôi chú ý tới từng từ ngữ, từng ý nghĩa của từ ngữ ẩy trong câu văn, các thành ngữ Trung Hoa được nhận diện và được cắt nghĩa đúng với vi trí của nó trong văn mạch. Nói tắt, đó là một công tác của một nhóm người có thiện chí muốn góp phần chuyên môn của mình vào việc tiến hành nghiên cứu Ngục Trung Nhật Ký. Nhưng đó mới chỉ là cái nhìn bề ngoài. Nhìn sâu hơn vào toàn bộ tác phẩm, ta mới thấu hiểu chỗ thực sự tinh vi của Giáo Sư Lê trí Viễn, nhìn sâu hơn có nghĩa là ta phải nhìn lại bản Ngục Trung Nhật Ký của nhà xuất bản Văn Hóa thuộc Viện Văn Học, phát hiện ra những chỗ sai khác giữa bản này và bản của nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (l), tham khảo những tư liệu và nhận định của các soạn giả đã phát biểu về những điểm này, nhất là những quan điểm văn bản của Giáo Sư Đặng Thai Mai v.v...Với cách nhìn sâu sát như vậy, ta mới nhận ra rằng việc làm của Giáo Sư Lê trí Viễn tiếp tục sự nghiệp chưa hoàn thành của Giáo Sư Đặng thai Mai và nhờ phương pháp nghiên cứu văn bản học nghiêm túc của Giáo Sư Lê trí Viễn, ta có thể có điều kiện cụ thể xích lại gần hơn quan niệm của Giáo Sư Mai về phụ quyền của Ngục Trung Nhật Ký.
Trước hết, qua bản sao lục của ông Nguyễn văn Bách, tất cả mọi chữ chép sai trong bản của Viện Văn Học do ông Phạm phú Tiết viết đều đã được sửa chữa, tỉ dụ:
Đây chỉ là những chữ viết sai theo thói quen của một người học chữ Hán theo phương pháp cổ truyền, nó có thể không quan trọng trong một bản văn khác. Ở đây, đó lại là những khuyết điểm lớn vì nó liên quan đến một tác phẩm lớn và một tác giả lớn. Là một bậc thầy được công nhận về văn bản học, Giáo Sư Lê trí Viễn không thể tha thứ những sai sót ấu trĩ ấy. Ta càng khâm phục phương pháp làm việc nghiêm túc của họ Lê bao nhiêu, ta càng thấy sự cẩu thả đáng trách của Hồ chí Minh bấy nhiêu vì Hồ là tác giả tập thơ, là người duy nhất và cuối cùng xem lại bản thảo và cho phép in. Sự cẩu thả này cho thấy, đúng như nhận xét của Giáo Sư Đặng thai Mai, Hồ chí Minh không có khả năng là cha đẻ củaNgục Trung Nhật Ký.
Bản phiên âm Ngục Trung Nhật Ký cũng đã không tránh được nhiều sai sót trầm trọng. Sau đây là một sổ chữ điển hình về phiên âm sai.
Ngoài ra, bản phiên âm đã rất lúng túng khi gặp những chữ dùng theo Bạch Thoại, hoặc câu có kiến trúc ngữ pháp Bạch Thoại. Ta biết rằng tiếng Trung Quốc phát ra đúng giọng nói của người Bắc Kinh thì có 6 thanh, trong đó có 4 thanh căn bản là âm thanh, dương thanh, thượng thanh và khứ thanh. Âm thanh là thứ thanh không có dấu. Dương thanh là thứ thanh có dấu đọc lên thành ra một thanh ở giữa thanh có dấu sắc và thanh có dấu hỏi của Việt Nam. Thượng thanh là thứ thanh có ghi dấu V, thanh này phát ra đầu tiên thấp rồi lên cao dần như thanh có dấu hỏi của Việt Nam. Khứ thanh là thanh có ghi dấu, tức thứ thanh phát ra hơi chậm từ cao xuống thấp gần giống thanh ở giữa thanh có dấu huyền và thanh có dấu nặng của Việt Nam. Hệ thống thanh điệu của tiếng Hán-Việt đã được hoàn thành từ đời Đường, do đó, khi đọc thơ Hán-Việt, ta không bị vấp về vấn đề thanh điệu, tiếng Quan Thoại mới trở thành chính thức bên Trung Hoa từ Ngũ tứ vận động (1919), nó còn quá mới đối với người Việt Nam, và nhất định là chúng ta chưa ổn định được hệ thống thanh điệu để áp dụng vào việc sáng tác thi ca. Cũng vì thế mà cùng một bài thơ Hán- Việt, nếu đọc theo hệ thống thanh điệu cổ truyền thì bài thơ có thể viết đúng niêm luật, nhưng nếu đọc theo âm Bắc Kinh thì lại thất luật, thất niêm, lý do là vì hệ thống thanh điệu của tiếng Hán-Việt chỉ phù hợp với những bài thơ chữ Hán đọc theo âm Việt cổ truyền. Các nhà phiên âm của Viện Văn Học đã không chú ý đến hiện tượng ngữ học đó, cho nên đã vì tôn trọng âm luật mà phiên âm sai nhiều chữ, và vì phiên âm sai nên gây ra tình trạng thất luật hoặc biến nghĩa của câu thơ. Giáo Sư Lê trí Viễn đã nhẹ nhàng, như một Giáo Sư chỉ lỗi chính tả cho môn sinh, nêu ra nhiều chỗ phiên âm sai trái, điền hình là trong bài 86 nhan đề là: Đáp hỏa xa vãng Lai Tân (Đáp xe lửa đi Lai Tân).
Đây là bản phiên âm của Viện Văn Học:
Kỷ thập nhật lai lao táu bộ
Kim thiên đắc đáp hoả xa hành
Tuy nhiên chỉ đắc toạ thán thượng,
Tất cánh tỉ đồ bộ phiêu lượng.
Kim thiên đắc đáp hoả xa hành
Tuy nhiên chỉ đắc toạ thán thượng,
Tất cánh tỉ đồ bộ phiêu lượng.
Rõ ràng là vần hành và vần lượng hoàn toàn sai lạc, người phiên âm đã phạm một lỗi rất nặng chỉ vì ông muốn tôn trọng nội dung của văn bản. Tiếng Hán-Việt không có từ phiêu lượng, đây là một từ Trung Hoa, có nghĩa là đẹp đẽ, sang trọng, bảnh bao (theo Nguyễn sĩ Lâm và Lê trí Viễn). Các tác giả này đã phiên âm lại bài thơ bằng cách sửa lại chữ hành thành hàng, chữ lượng (có dấu nặng) thành lương (không có dấu) và chú thích: "Bài thơ này, hai từ hành và lượng, nếu đọc theo chính âm của nó, thì không có vần, ở đây, tác giả đặt theo lối hiệp vận và âm Trung Quốc nên hành phải đọc là hàng và lượng là ương thì mới có vần". Lời chú thích rất sơ sài, nhưng lại rất sâu sắc. Nó chứng thực rằng, nếu tác giả Ngục Trung Nhật Ký đã đặt câu theo lối hiệp vận và âm Trung Quốc, và phải đọc theo cách phát âm Trung Quốc mới có nghĩa, thì tác giả nhất định phải là người Trung Quốc chứ không phải là người Việt Nam. Tôi sẽ bàn thêm về vấn đề này ở những trang sau, ở đây, tôi thấy cần phải lưu ý đến lời chú thích của Giáo Sư Lê trí Viễn, nó cho ta biết vi Giáo Sư này đang đi theo con đường nghiên cứu và học tập của Giáo Sư Đặng thai Mai, nghĩa là đang tìm tòi phát hiện ra tác giả đích thực của Ngục Trung Nhật Ký. Về vấn đề này, Giáo Sư Lê đã bước một bước lớn so với Giáo Sư Đặng: Ông chỉ rõ tác giả là một người Trung Hoa chứ không phải Hồ chí Minh, mặc dầu mỗi lần nói đến tập Ngục Trung Nhật Ký, ông vẫn trân trọng cho đó là tập thơ chữ Hán của Bác.
Về những chữ dịch sai trong bản Ngục Trung Nhật Ký của Viện Văn Học, Giáo Sư Lê trí Viễn đã đưa ra nhiều trường hợp rất đáng chú ý, tỉ dụ bài số 14 nói về người bạn tù thổi sáo, Giáo Sư viết: "Người bạn tù thổi sáo là một bài dịch chưa tốt...Đi vào chỗ tinh vi của thơ ca thì rõ là có nhiều chỗ dịch chưa đúng, cả thần lẫn chữ nghĩa. Ngục trung hốt thính mà dịch là bỗng nghe trong ngục, mới xem qua ai không cho là đúng: Ngục trung là trong ngục, hốt thính là bỗng nghe, còn gì nữa? Ấy thế mà lại sai, cái sai rất nguy hiểm vì có vẻ đúng. Hãy xem: Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu có phải là người ở ngoài ngục nghe không? Mà đã thế thì bài thơ hỏng mất rồi. Ở đây là người trong ngục nghe người trong ngục. Người thổi sáo nhớ nhà, người nghe thổi sáo cũng nhớ nước, hai người có chung một tâm sự "tư hương". Câu thơ chữ Hán rành rành như thế: Ngục trung hốt thính tư hương khúc. Cũng có một người thứ ba có lẽ cũng nghe khúc nhạc là "khuê nhân", người vợ ở nhà...Bắt đầu bài thơ thì chưa có. Nhưng khi khúc sáo nhớ quê hương đượm thấm tình người (về chỗ này, câu dịch bỏ mất một cái trình tự chuyền biến trong tâm tư thể hiện bằng trình tự chuyền biến trong khúc nhạc) thì không những người thổi, người nghe ở trong ngục đều xúc cảm sâu xa, mà ở xa muôn dặm, người ở quê nhà cũng động lòng, bối rối trong ruột, cho nên đã lên một tầng lầu để nhìn về phương trời, nhưng chưa thấy gì, lại phải lên một tầng nữa. Bài thơ kết thúc trong một niềm thương nhớ mênh mông, dằng dặc. Đã dịch được cái mênh mang dằng dặc ấy, nhưng đã bỏ mất cái ý "khuê nhân cách thượng". Đáng phàn nàn nhất là chữ "vi vu". Câu chữ Hán không có. Đối với cái không khí trong veo của bài thơ, âm thanh đó không hợp. Tư Hương Khúc là khúc nhạc nhớ quê, rõ ràng lắm. Sao lại có một âm thanh vi vu thêm vào? Quan trọng hơn cả: Vi vu là một từ miêu tả, miêu tả tiếng sáo. Điều này gần như trái hắn với tinh thần bài thơ...
Trong bài Lộ Thượng (Trên Đường Đi, bài số 41) có chữ say nghĩ ra cũng rắc rối như thế. Bài dịch hơi bay bướm, không giữ được cái chân phác của bài chữ Hán, nhưng cũng kể là hay: Mặc dù bị trói chân tay, chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng. Vui say ai cấm ta đừng, Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu. Nhưng đọc đến chữ ‘say" vẫn hơi ngờ ngợ. Trong Tự do lãm thưởng vô nhân cấm không có ý gì say cả mà chỉ nhấn mạnh đến ý tự do, ở đây là tự do thưởng thức, tự do vui thú...chứ chưa thể "vui say". Vấn đề không phải mặt chữ, mà một mức độ, một phong thái...Đến khi nó lắng chìm, tinh vi một tí, hoặc giả người ta dịch sơ ý một chút là có thể sai lạc, mất cái sâu Sơn thôn thiều nữ ma báo túc (Mộ, số 28) dịch thành cô em xóm núi xay ngô tối. Trong chữ Hán không có chữ tối, chỉ có xay ngô. Kể ra bài này tả cảnh chiều tối bên một xóm núi, sau khi tả cảnh chim bay về núi ngủ, cảnh mây trôi chầm chậm trên không, quay về xóm tả việc cô gái nhỏ xay ngô chuẩn bị bữa tối mà thêm chữ "tối" vào, có gì là sai? Đúng là xay ngô tối, nhưng đặt chữ "tối" vào đây thì sớm quá, và lộ quá. Nguyên văn không nói đến tối mà tự nhiên nói đến: Thời gian trôi dần dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi, "ma bao túc" Bao túc ma hoàn...và đến khi cối xay dừng lại thì "lô dĩ hồng", lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối thì lò rực lên. Nhịp câu thứ tư là 4-3, nhip ba ngắn, chấm dứt cho cả một sự vận động chuyển biến, đúng với cái tối lúc đến nhanh, thu dần cuộc sống bên lò than, rồi tỏa cái ấm ra theo âm thanh nồng ấm của chữ hồng. Tất cả cái đó, chữ tối trong câu 3, và nhịp điệu 2-5 của câu 4 làm hỏng cả. Có khi chỉ vì sai ngữ khí mà lạc cả tinh thần.
Bài Bị bắt ở phố Túc Vinh là một sự bất bình, hơn nữa, một sự phẫn nộ. Thái độ thì bình tĩnh, nhưng cứng rắn. Việc mới xảy ra đột ngột, phản ứng còn mới mẻ, chưa có gì sâu lắng. Câu thứ 2: "Cố ý trì diên ngã khứ trình" cũng chưa phải là một câu nhìn vào mình, mà là đối với địch, cho nên dịch "cố làm cho chậm bước mình" là không phù hợp, nhất là chữ "mình" quá mềm yếu, có ý tự an ủi, xuống nước quá nhiều. Câu thứ tư "Ba nhân danh dự bạch hi sinh " là một lời phản kháng, mà câu dịch "không dưng danh dự phải hi sinh" lại là một câu than thở.
Trong phần chú thích Ngục Trung Nhật Ký, Giáo Sư Lê trí Viễn còn chỉ rõ những cách phải hiểu rõ những thành ngữ Trung Hoa như thảm đạm kinh dinh (bài số 18), tuyết trung tống thán (bài số 84), chiến chiến căng căng (bài số 54), xan phong dục vũ (bài số 78).v.v...để tránh những cách dịch phỏng chừng sai lạc. Công việc cần cù và thận trọng này đáng lẽ là thuộc vào trách nhiệm của tác giả khi đọc lại bản dịch trước khi ra lệnh cho in. Sự yên lặng thản nhiên của tác giả cho ta có cảm tưởng là ông chẳng biết gì hết, kể cả cái tập thơ mà ông đứng tên tác giả. Thái độ dửng dưng trước những sai sót trầm trọng của tiều ban dịch Ngục Trung Nhật Ký có xứng đáng với một tác giả đích thực không, đó là điều mà Giáo Sư Lê trí Viễn muốn biết khi ông để tất cả thì giờ của mình vào việc đi tìm những chỗ tinh vi trong bản dịch Ngục Trung Nhật Ký.
Nhóm của Giáo Sư Lê Trí Viễn còn phát hiện ra một chuyện động trời trong bản Ngục Trung Nhật Ký của Viện Văn Học: Các nhà có trách nhiệm về việc dịch tập thơ này đã sửa lại mục lục của tập thơ, tự tiện thêm vào những bài thơ không có trong bản gốc, cuối cùng còn tự tiện sửa chữa lại nhiều câu thơ trong đó nữa. Đây là phần mục lục của bản Viện Văn Học đối chiếu với mục lục của bản Lê trí Viễn.
TÊN CÁC BÀI THƠ DỊCH | BẢN VIỆN VĂN HỌC | BẢN LÊ TRÍ VIỄN |
Từ Long An Đến Đồng Chính | 40 | 45 |
Trên Đường Đi | 41 | 46 |
Đồng Chính | 42 | 40 |
Chăn Bằng Giấy Của Người Bạn Tù | 43 | 41 |
Đêm Lạnh | 44 | 42 |
Dây Trói | 45 | 43 |
Rụng Một Cái Răng | 46 | 44 |
Đêm Thu | 110 | 110 |
Cảm Tưởng Khi Đọc Thiên Gia Thi | 111 | 112 |
Tức Cảnh | 112 | 111 |
Trời Hửng | 113 | Không có |
Tôi không đánh giá bản nào đúng bản nào sai, lý do là vì tôi không có bản gốc trong tay, và đó cũng không phải là nhiệm vụ của tôi. Tôi chỉ nhận xét về thái độ của các nhà biên soạn đối với bản văn đang nghiên cứu, và quả thực phải công nhận rằng các nhà biên soạn trong Viện Văn Học đã làm việc trái qui tắc. Để phục vụ cho kế hoạch hoạt động của Ban Tuyên Giáo, mà mục đích là đề cao đạo đức cách mạng của lãnh tụ Hồ chí Minh qua những chặng đường chuyển lao đầy gian khổ chẳng kém gì Chúa Ki-tô trong 14 chặng thương khó các nhà biên soạn của Viện Văn Học đã xếp đi xếp lại cho địa điểm của các nhà tù ăn khớp với đề tài, nội dung và thời gian của các bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký. Và họ hoàn toàn chỉ đứng trên một cứ điểm, sự bố trí tự do theo họ, miễn là làm sao cho có đủ 18 nhà lao, con số do bài thơ số 99 đã cho (Giam ở trong mời tám cái lao), dàn trải trong hơn 100 bài thơ, con số hơn 100 này ghi trong bài thơ số 104 (Dằng dặc đêm dài chặng ngủ cho, Ta làm trăm mấy bản thơ tù). Phương pháp bố trí của họ rất đơn giản, họ dùng hai bài thơ số 99 và 104 làm trục không gian và thời gian, rồi cứ theo cái trục đó họ dàn trải các bài thơ, bài thơ nào có ghi ngày tháng được xếp theo thứ tự thời gian, bài thơ nào không có thì sắp xếp vào chỗ nào đó cũng được. Về không gian lại rất dễ biết được sự sai trái của các nhà biên soạn trong Viện Văn Học, làm việc theo chỉ thị của cấp lãnh đạo trung ương!
Những hành động bê bối này đã không qua mắt nhà văn Đặng thai Mai, bởi vậy, khi nhận lãnh trách nhiệm hiệu đính bản dịch Ngục Trung Nhật Ký, ông đã tỏ muốn nói chuyện trực tiếp với tác giả để hiểu rõ lai lịch tác phẩm. Sự yên lặng vô lý của Hồ chí Minh đã đưa đến những hậu quả mà ta đã biết. Ngay việc sắp xếp cho đủ con số 113 bài thơ cũng tỏ ra khiên cưỡng. Tính đến bài thơ 104 trong đó tác giả tuyên bố đã làm được hơn một trăm bài thơ tù, đếm đi đếm lại và căn cứ vào nội dung của các bài thơ còn lại, họ không làm thế nào cho đủ con số một trăm, thế là họ quyết định bài thơ nào có hai đoạn là kể thành hai bài thơ, bài nào có ba đoạn là kể thành ba bài thơ, nhờ cách đó, họ đã có đủ con số một cách dễ dàng. Cách làm việc của họ đã bị nhóm của Giáo Sư Lê trí Viễn sửa lại trong bản Ngục Trung Nhật Ký đăng trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 36, từ trang 603 đến 785 .
Có một việc lạ lùng nữa là có bài thơ không có trong Ngục Trung Nhật Ký mà các nhà biên soạn của Viện Văn Học cũng dịch và xếp vào tập thơ, lộ liễu nhất là bài Tân xuất ngục học đăng sơn (bài số 114). Tuy có câu chú thích nhỏ nói là bài thơ này không có trong Ngục Trung Nhật Ký, nhưng ai cũng thừa biết ý đồ của họ là phải đăng thêm vào một bài thơ cho tập thơ có một chút bề dày để cho việc trình bày được trang trọng, khổ một cái là bài thơ này lại là bài duy nhất được Hồ chí Minh nhận là của ông, đã cho đăng lại trong tập Vừa đi đường vừa kể chuyện với bản dịch do chính tay Hồ soạn, cho nên người đọc lại có cảm nghĩ là họ cố bám víu vào một cái gì dù rất mong manh, một bài thơ rất nhỏ, để cho tập thơ có chút hơi hướng ấm áp của một người còn sống, bởi vì họ biết, và chỉ một mình họ biết thôi, là tác giả thực của tập thơ đã nằm dưới lòng đất lạnh từ lâu! Bài Tức cảnh số 112 cũng là một bài thơ dở mà họ tự tiện thêm vào cho tập thơ có bề dày. Nhóm Giáo Sư Lê trí Viễn đã tỏ ra rất hợp lý khi họ xếp bài thơ trên vào phần phụ lục và gạch bỏ bài thơ dưới.
Nhưng đây mới thực sự là chuyện động trời: Các nhà biên soạn bên Viện Văn Học đã sửa văn của Bác Hồ yêu quí của họ và đây cũng là tiết lộ của nhóm Giáo Sư Lê trí Viễn. Trong bài Tự miễn (số 34), họ đã tự tiện đổi từ khẩn trương của nguyên văn ra kiên cường. Câu thơ trong nguyên tác là:
Tai ương bả ngã lai đoàn luyện
Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương.
Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương.
Nghĩa là: Tai ương đem ta ra mà rèn luyện khiến cho tinh thần của ta lại càng khẩn trương. Bản Lê trí Viễn chú thích: "Khẩn trương, ý nói tinh thần không những không nao núng mà càng cảnh giác cao độ với những tai ương gặp phải. Hai chữ này, bản in của Viện Văn Học đề là kiên cường (vững mạnh), nay chúng tôi lấy lại theo nguyên bản". Bản Viện Văn Học vì sợ từ khẩn trương không nói lên được sức mạnh tinh thần của lãnh tụ, và như thế là không đề cao được phẩm chất cách mạng không gì lay chuyền nổi của người cộng sản vĩ đại, không nói lên được khí phách hào hùng, ý chí sắt đá của Bác, cho nên họ đã gạch chữ đó đi, thêm vào một từ cụ thể hơn, cứng cát hơn là từ kiên cường, và câu thơ được đổi mới có thề dịch là: "Tai họa rèn luyện ta, khiến cho tinh thần ta thêm vững mạnh" Văn chương cách mạng là như thế đó, nếu nghe xuôi tai, hợp với chính sách của Đảng thì ta để nguyên xi, nếu nghe nghịch tai, không hợp với đường lối xã hội chủ nghĩa thì ta gạch bỏ. Không ai biết, mà có biết cũng chẳng làm được gì, mà có làm gì thì ta cũng dẹp, ta sẽ lấy một lý do khác để bỏ tù những kẻ phản động đã dám chống đối ta!
Thực ra, lỗi không ở ai cả, mà chỉ do từ khẩn trương tạo ra. Khẩn trương nghĩa là gì? Có lẽ các ông trong Viện Văn Học đã hiểu khẩn trương là căng thẳng, và tinh thần của Bác mà căng thẳng thì chẳng hóa ra Bác điên sao, cho nên họ phải bắt buộc đổi nó ra là kiên cường. Theo tôi, khẩn trương ở đây chỉ có nghĩa thông thường là nói đến một tình trạng cần được giải quyết ngay, và tiến hành giải quyết một cách tích cực. Vì tai họa dồn dập cho nên Bác khẩn trương, tức là Bác càng hoạt động tích cực hơn nữa! Lỗi cũng do câu thơ trên tạo ra nữa, và khóm từ bả ngã lai là thủ phạm chính. Bả ngã lai là cứ đem ta ra (mà tôi, mà rèn), cứ nhè ta (mà nung nấu), nhưng các ông trong Viện Văn Học không hiểu rõ cho nên đã dịch xuôi là: Tai họa rèn luyện ta, tức là đã lướt qua khóm từ bả ngã lai không dịch. Vì đọc thơ không hiểu nên liều lĩnh đổi câu thơ đi, mà là câu thơ của Bác! Tôi thấy các ông ở Viện Văn Học phải biết rõ tập thơ không phải của Hồ chí Minh mới dám to gan lớn mật như vậy. Trong bài số 39 (Tảo giải II) câu thơ thứ hai: U ám tàn dư tảo nhất không (Những tàn dư của bóng tối đã sớm sạch không), chữ tảo ở đây là buổi sớm, đã bị sửa lại bằng chữ tảo nghĩa là quét, cho nên bản Văn Học đã dịch là: Bóng đêm rơi rớt đã bị quét sạch. Họ sửa lại câu thơ này vì họ cho rằng chữ tảo của nguyên tác chỉ thời gian không linh hoạt bằng động từ tảo, biểu diễn một động tác mạnh và phù hợp với khí phách hào hùng của Bác hơn.
Văn của mình bị sửa lại tơi bời như vậy mà tác giả là Hồ chí Minh cứ điềm nhiên cho đem in thì thật tôi không hiểu ông là loại tác giả gì? Nếu là một tác giả thực thì một chấm một phết cũng không được sửa đổi chứ đừng nói là một từ!
THỬ XEM LẠI CÁI TÊN CỦA TÁC PHẨM
Tiếng Việt phân biệt rõ ràng những điểm khác nhau giữa từ nhà giam và nhà ngục. Khi nói tù, là ta nói chung về trường hợp những người bị bắt, chữ tù có chữ nhân là người bị đóng khung trong bốn bức tường của chữ vi cho biệt tù là nơi giam giữ người có tội. Nhà giam là nơi tạm giữ những người vừa bị bắt đề lấy cung, lập biên bản trình tòa, nếu họ không có tội, họ sẽ được tòa tuyên bố trắng án, và được tha về, không bị giam giữ nữa. Thời gian tạm giữ này gọi là thời gian giam cứu. Người bị bắt chỉ là tù nhân thực sự khi bị tòa tuyên bố là có án, trong trường hợp này, người có tội bị giam trong nhà lao, còn gọi là nhà tù hay nhà ngục là những nhà được xây cất kiên cố, với tất cả mọi cơ quan thích nghi để cho tù nhân không thể vượt ra ngoài. Ngược lại, nhà giam chỉ là những chỗ tạm thời đặt ra để giam giữ những người bị bắt trong một thời gian ngắn, có thể là một căn phòng, một buồng tắm, một chuồng xí, bất cứ một xó xỉnh nào cũng có thể là một nhà giam.
Theo định nghĩa này, Hồ chí Minh chưa bao giờ thực sự là một người tù như các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng hay như Trường Chinh, Lê đức Thọ, Đặng thai Mai. Hồ chỉ bị giam tạm thời trong khám lớn Victoria, được Luật Sư cãi cho trắng án, rồi được tha về. Lần thứ hai bị bắt ở Quảng Tây, Hồ chỉ bị giam trong một cái cấm bế thất, một nhà giam nhỏ, rồi chuyển đi từ nhà giam này sang nhà giam nọ, cuối cùng được tha và được Trương Phát Khuê cấp cho một tờ hộ chiếu. Khi nói tới thời gian này, Hồ chí Minh chỉ dùng từ nhà giam chứ không bao giờ nói đến nhà ngục. Hồ chưa bao giờ là một tù nhân như các chiến sĩ cách mạng chống Pháp bị cầm tù ở Côn Đảo. Từ ngục trung (trong ngục) như vậy không có trong tự điển của Hồ.
Nhật ký là thể văn ghi chép theo thứ tự thời gian những sự kiện xảy ra và những cảm nghĩ hằng ngày của người ghi. Nếu nhật ký đòi hỏi một quá trình thời gian liên tục chặt chẽ thìNgục Trung Nhật Ký không phải là một tập thơ ghi những sự kiện và cảm nghĩ hằng ngày, thời gian ở đây rất gián đoạn và rõ ràng là đã được sắp xếp lại một cách rất giả tạo bởi những bàn tay chuyên nghề "sơn vẽ đồ giả Trung Quốc".
Nói tóm lại, từ ngục trung không có trong tiểu sử của Hồ chí Minh, từ nhật ký lại càng xa lạ đối với con người thích hoạt động (tỉ dụ săn rệp, bắt rận, thổi nấu) hơn là ngồi một chỗ làm thơ. Cũng vì thế mà Hồ chí Minh không bao giờ đã viết Ngục Trung Nhật Ký. Mỗi lần được hỏi đến tác phẩm này là Hồ lấp lửng nói tránh đi, không phải vì khiêm tốn, cũng không phải vì coi nhẹ mọi thứ thuộc về cá nhân mình, mà vì Hồ không phải là cha đẻ của nó.
THỬ ĐI VÀO NỘI DUNG TẬP THƠ
Muốn biết rõ Hồ chí Minh có phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký không, ta phải đi vào nội dung tác phẩm xem con người làm chủ thể trong tác phẩm là ai. Tác phẩm có thể cho ta biết tên tuổi, quốc tịch, những sở thích của người đó, cùng những điều tác giả muốn nói với người đọc. Người với người có thể lừa dối nhau, bịp bợm lẫn nhau, nhưng tác phẩm bao giờ cũng là một người bạn trung thành, một tri âm, sẵn sàng tiết lộ những điều ta muốn biết.
Đầu tiên, ta thử hỏi về tên tuổi của người viết. Người viết thường tự xưng là ta, tôi một cách chung chung, nhưng có hơn một lần anh xưng là lão phu.
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi
(bài 2, Khai Quyển)
(bài 2, Khai Quyển)
Lão phu hòa lê tả tù thi
(bài 110, Thu Dạ)
(bài 110, Thu Dạ)
Lão nghĩa là già nói chung, nghĩa là từ 50 tuổi trở lên, 60 tuổi thì gọi là kỳ như nói kỳ mục, 70 đến 80 là điệt, 80 đến 90 là mạo, nhưng ta chỉ được tự xưng là lão phu khi ta đi quá tuổi kỳ để đến tuổi điệt. Như vậy, người viết Ngục Trung Nhật Ký là một ông già. Vì ông già nên răng ông rụng (bài số 46), vì ông già nên ông rất hận cái thằng lính nào đó đã đánh cắp mất cái sĩ đích của ông, tức là cái gậy chống mà vì tuổi già sức yếu ông mới mang được vào trong tù. Nếu ông trẻ hơn, vào khoảng 40-50 thì sức mấy bọn công an cho ông mang gậy vào nhà tù! Cũng nhờ tuổi già mà ông tương đối được tự do đi lại trong nhà tù, và đã quan sát được nhiều chuyện thích thú. Cũng nhờ ông già mà bọn lính cho ông tự do làm thơ, miễn là đừng mạt sát nhà tù của chúng. Cũng vì thế mà trong Ngục Trung Nhật Ký, không có bài thơ nào công kích chế độ lao tù của Tưởng Giới Thạch, ngược lại có nhiều bài khen ngợi là khác, như bài 9 (Tảo II) nói về việc được ăn no ở trong tù, bài 10 (Ngọ) nói về giấc ngủ trưa êm đềm trong nhà lao, bài 37 (Quả đức ngục) khen nhà lao là một tiểu gia đình, bài 73 (Tảo tình) tả ánh sáng ban mai chiếu sáng rực nhà tù, bài 84 và 85 tuyên dương ông Quách, ông Mạc là những cai tù tốt bụng.v.v...Nếu đôi khi ông than phiền đời sống bị hạn chế (bài l03), phải ngồi trên hố xí đợi ngày mai (bài 31, bài 72), phải trả tiền vào nhà giam (bài 96), trả tiền đòn (bài 82) thì đó cũng chỉ là những chuyện thường tình xảy ra trong mọi nhà tù trên thế giới chứ không riêng gì ở Trung Hoa.
Con người tự xưng là lão phu ấy không thể là Hồ chí Minh vì tính đến năm 32-33 Hồ mới khoảng ngoài 40, nếu có tính đến 42-43 chăng nữa, Hồ cũng mới chỉ ngoài 50, chưa có quyền xưng với người khác là lão phu, xưng như thế sẽ tỏ ra hỗn xược, hoàn toàn không biết gì về những phong tục cổ truyền của Á Đông, nhất là về xưng hô. Vả lại, họ Hồ vốn rất ghét những người chưa già mà đã xưng mình già. Đây là bài thơ kỷ niệm sinh nhật 1950:
Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán
So với ông Bành vốn thiểu niên
Ăn khỏe ngủ ngon, làm việc khỏe
Trần mà như thế kém gì tiên.
So với ông Bành vốn thiểu niên
Ăn khỏe ngủ ngon, làm việc khỏe
Trần mà như thế kém gì tiên.
Đây là bài thơ làm ngày 19.5. 1953, nguyên tác chữ Hán, bản dịch của Xuân Diệu:
Người chưa năm chục đã than già
Ta thật khang cường tuổi sáu ba,
Giản dị bữa ăn, tâm trí sáng
Ung dung xét việc tháng ngày qua.
Ta thật khang cường tuổi sáu ba,
Giản dị bữa ăn, tâm trí sáng
Ung dung xét việc tháng ngày qua.
Ngày 20.5.1968, Hồ viết:
Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm,
Vẫn vững hai vai việc nước nhà.
Vẫn vững hai vai việc nước nhà.
Con người như vậy mà lại xưng là lão phu năm ngoài 40 thì thật là vô lý!
Bây giờ ta thử hỏi Ngục Trung Nhật Ký về quốc tịch của tác giả. Tác phẩm cho biết có hai quốc tịch trong Ngục Trung Nhật Ký, một quốc tịch Việt Nam và một quốc tịch Trung Hoa.
Về quốc tịch Việt Nam của tác giả, bài số 94 nói rõ nhất:
Ngoại cản, trời Hoa nóng lạnh mới
Nội thương, đất Việt núi sông xưa.
Nội thương, đất Việt núi sông xưa.
Hai câu thơ này dựa theo hai câu thơ nổi tiếng của Hoàng Phan Thái tức đầu xứ Thái trong bài Trương Lương tố đa bệnh làm vào thời Tự Đức. Ta có thể coi cả bài thơ số 94 là của một người Việt Nam, cũng có thể là của Hồ chí Minh tuy không có bằng cứ chắc chắn. Hai bài có ghi thêm chữ quốc ngữ là bài 81 nói về một em bé trong nhà lao Tân Dương, và bài 67 nói về ngày lễ 11.11 trong đó có chữ Na-zi viết bằng chữ Việt. Đây có thể kể như là sự đóng góp của Hồ chí Minh. Người ta cũng gắng cường điệu ý nghĩa của những từ tư hương (bài 14), tha hương (bài 63), cố quốc (bài 110) để tranh thủ phụ quyền của những bài thơ ấy cho Hồ chí Minh, nhưng những từ ấy không hạn hẹp nội dung để chỉ hoàn cảnh của những người sống ở nước ngoài, mà còn dành cho cả những người ở trong nước mà không sinh sống nơi chôn nhau cất rốn. Cũng vì có dụng ý đề cao vai trò lãnh đạo của Hồ chí Minh mà người ta đã đục chữ khẩn trương trong bài đề thay thế bằng chữ kiện cường. Việc xuyên tạc trắng trợn này đã bị nhóm Lê trí Viện phanh phui. Cuối cùng, không còn cách nào khác có hiệu quả nữa để phục vụ ý đồ của Ban Tuyên Giáo, các nhà biên tập Ngục Trung Nhật Ký đã tìm mọi cách đề lái câu thơ vào quĩ đạo mà họ đã định trước, điển hình là trong bài 62 nhan đề là Thụy bất trước (Không ngủ được), họ đã tô thêm màu vàng và ngôi sao năm cánh để giải thích rằng ngay trong giấc ngủ, Bác cũng chỉ nhìn thấy tổ quốc được tượng trưng bằng ngôi sao vàng. Nguyên văn chỉ nói: "Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tam tinh" , nghĩa là hồn mộng cứ lẩn quẩn loanh quanh ở chỗ ngôi sao năm cánh, trong giấc mơ, lòng chỉ hướng về ngũ tinh liên châu tức là hướng về đoàn tụ gia đình, nghĩ đến vợ con mà lâu ngày mình đã xa. Vì Hồ không có gia đình, họ đã tài tình lái câu này sang màu cờ của Việt Minh, nhưng cái màu vàng ấy (sao vàng năm cánh) chỉ có tác dụng làm cho câu thơ vô nghĩa, hoặc ta nói sao vàng, hoặc ta nói ngôi sao năm cánh, chứ nhóm chữ sao vàng năm cánh không tạo nên được một hình ảnh liên tục.
Nếu quốc tịch Việt của con người trong tập thơ chỉ được nêu lên một cách mơ hồ với một dáng lên gân rõ rệt là quá sức thì ngược lại, quốc tịch Trung Hoa của con người trong tập thơ nổi bật lên một cách dễ dàng.
Đầu tiên, người ấy kịch hệt phản đối những người kết tội anh là Hán gian, nghi ngờ anh là một người Trung Hoa mà đi làm tay sai cho giặc. Anh dứt khoát khẳng định anh là một người trung thành với quốc gia, trước sau anh một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin, giữ trọn những tình cảm, những lời cam kết đối với đất nước. Lòng anh trước sau như một cho nên anh không cảm thấy có điều gì phải thẹn, phải xấu hổ. Anh chỉ tức giận một điều là lòng trung thành của anh lúc nào cũng sáng như trăng sao thế mà anh lại bị hiềm nghi là một người Trung Hoa phản bội. Anh nói (bài số 7):
Trung thành, ta vốn lòng không thẹn,
Lại bị hiềm nghi làm Hán gian!
Vốn biết là đời không dễ xử,
Đến nay càng khó xử muôn vàn!
Lại bị hiềm nghi làm Hán gian!
Vốn biết là đời không dễ xử,
Đến nay càng khó xử muôn vàn!
Câu Hán văn của nguyên tác: "Trung thành, ngã bản vô tâm cứu" đã được Viện Văn Học giải nghĩa là: Ta là người trung trực, trong lòng không bao giờ áy náy. Nhóm Lê trí Viễn đã dịch lại câu này là: Ta vốn trung thực, không điều thẹn lòng. Có lẽ vì không hiểu rõ nội dung của từ trung thành cho nên từ này chỉ được giải thích bằng một từ gần tương đương, và vì sự hiểu biết mơ hồ đó mà không ai trông thấy từ Hán gian ở cuối câu 2 nữa. Muốn làm Hán gian thì đầu tiên phải là người Hán đã chứ, làm sao một người Việt Nam có thể làm Hán gian, dù anh hoạt động trong nước Trung Hoa? Câu dịch ra thơ của bản Viện Văn Học lại càng vô nghĩa hơn nữa:
Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng
Lại bị nghi là kẻ Hán gian!
Lại bị nghi là kẻ Hán gian!
Dịch như vậy là hiển nhiên có hậu ý muốn xóa nhòa cái gốc Trung Hoa của anh đi, để dễ chuẩn bị cho người đọc hiểu rằng tuy nói là Hán gian, nhưng chính là Hồ chí Minh đấy, có biết đâu chính họ Hồ đã hiểu trung thành là trung thành với cái gì khi viết về Lý Thường Kiệt:
Tuổi già phải chí công danh
Mà lòng yêu nước trung thành không phai.
(lịch sử nước ta, đoạn nói về Lý Thường Kiệt)
Mà lòng yêu nước trung thành không phai.
(lịch sử nước ta, đoạn nói về Lý Thường Kiệt)
Trung thành của Lý Thường Kiệt là trung thành với đất nước Việt Nam, chứ không phải chỉ là trung thực hay trung trực một cách chung chung. Anh bị tố là Hán gian kia cũng vậy, anh trung thành là trung thành với đất nước Trung Hoa của anh, chứ không thể hiểu được bằng một cách nào khác.
Ngày Song Thập là ngày Tết của toàn thể dân Trung Hoa. Cũng như mọi người trong cộng đồng quốc gia, anh reo hò:
Nhà nhà hoa kết với đèn chưng,
Quốc khánh vui reo cả nước mừng.
(bài 26)
Quốc khánh vui reo cả nước mừng.
(bài 26)
Quốc Khánh ở đây là lễ 10.10, ngày lễ chính thức lớn nhất của Trung Hoa, mọi người Trung Hoa kết hoa treo đèn để ăn mừng. Nếu anh là người nước ngoài, anh không có quyền nói rằng đó là quốc khánh của anh, cả nước của anh reo hò ăn mừng. Ngược lại, nếu anh chỉ nói trống không là quốc khánh, là cả nước, thì người ta biết anh là người Trung Hoa.
Chữ đoàn viên trong bài Trung thu I (bài số 22) và khóm từ ngọc sàng cẩm trướng trong bài Nạn hữu đích chỉ bị (bài 43) cũng cho ta hiểu rằng khi người này gợi ra sự sum họp ở nhà (Sum họp ở nhà ăn uống Tết, Chớ quên trong ngục kê âu sầu), hay kêu gọi tình thương của những người no ấm nơi trướng gấm giường ngà (Trướng gấm giường ngà ai có biết, Trong tù bao kẻ ngủ không yên), chính là lúc anh nói chuyện với đồng bào người Hoa của anh, chứ nếu anh là người Việt Nam sống lạc lõng ở đất Quảng Tây anh có gia đình nào đâu mà kêu gọi lòng thương xót của họ!
Ta có thể kết luận rằng trong Ngục Trung Nhật Ký, bên cạnh một con người Việt Nam có một con người Trung Hoa. Con người này tự cho mình là anh hùng (Nam nhi đến thế cũng hào hùng, bài 48), có khi tự thấy mình oai phong cho một quan võ nước ngoài (Giống hệt gù quan võ nước ngoài. bài 45), hoặc lẫm liệt như những vị quan to trong triều ngày xưa (Hàng khanh tướng cũ, giống nghi dung, bài 49), bởi vậy anh ta thường ví mình với rồng (Lao lung tháo trúc thấy ngay rồng, bài 71), trưa ngủ, anh cũng thấy mình cỡi rồng lên thượng giới (bài 10) Anh có những nét của một tay "giang hồ phỏng túng, nên anh thích sống ngoài khuôn khổ gò bó xã hội", ưa trèo lên những ngọn núi cao đề từ đấy nhìn xuống nước non muôn trùng ở dưới chân (bài 27), thích ngao du vào những buổi sáng sớm đề cho gió lạnh của núi rừng lùa vào mặt (bài 38), đề hưởng những luồng hơi ấm của bình minh chan hòa vũ trụ (bài 39). Địa bàn hoạt động của anh là rừng xanh núi đỏ, là đồng chua nước mặn, nơi có cô bé xay ngô (bài 28), có lúa xanh đầy đồng (bài 35), có tiếng chuông chùa đổ xuống chiều hôm và có tiếng sáo của em bé quê lững thững dắt trâu về (bài 60).
ÔNG GIÀ NGƯỜI HOA HỌ LÝ
Con người có quốc tịch Trung Hoa này là ai, ông từ đâu lạc vào Ngục Trung Nhật Ký? Làm thế nào mà thơ của ông đã lọt vào tay Hồ chí Minh? Về điềm này, ta phải hỏi chính Hồ chí Minh, chỉ có mình họ Hồ biết già Lý, chỉ có mình Hồ bị giam với già Lý trong khám lớn Victoria ở Hồng Kông năm 1932-1933, và cũng chỉ một mình ông đã viết về già Lý trong thời gian già Lý bị cầm tù. Ta thử nghe Hồ chí Minh, lúc ấy là Nguyễn ái Quốc, nói về già Lý trong Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, với bút hiệu Trần dân Tiên: "Hai người bị bắt làm ông chú ý hơn cả: Một em bé... và một tướng cướp già bị bắt vì bị bạn tố giác. Người này độ 60 tuổi, hòa nhã, mưu trí và gan góc, giỏi chữ Trung Quốc, làm được thơ. Y tự cho mình là một anh hùng và cho ông Nguyễn cũng là một anh hùng Già Lý thường tâm sự với Hồ chí Minh: "Tôi là một con sư tử rơi xuống hố...Anh cũng là con rồng mắc cạn...Sư tử một ngày kia sẽ trở về làm chúa sơn lâm, còn rồng một ngày kia sẽ bay lên trời và làm chúa tể gió mây...Già Lý làm chúa một dẫy núi. Có gia đình và một đội quân nhỏ, chặn khách qua đường và bắt nộp tiền mãi lộ...Lý khá ác với người giàu, nhưng rất tử tế với người nghèo Vì vậy Lý được nhân dân trong vùng vừa yêu vừa sợ". Đó là chân dung già Lý trong Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, do Hồ chí Minh phác họa. Ông còn nói đến già Lý trong cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện: "Anh Lý bị án 7 năm tù (không rõ vì sao), còn 5 tháng nữa thì hết hạn. Lý được đưa vào làm (khổ sai) ở xưởng may áo của nhà tù. Ở xưởng này có một tên cai người Anh rất hung ác. Lý nói: "Ta quyết giết chết thằng ác ôn này để anh em đỡ khổ với nó". Một hôm tên cai ấy đang đánh đá túi bụi một người bạn tù thì Lý cầm một chiếc kéo to thọc nó lòi ruột. Lý lại bị đưa ra tòa án và chịu thêm 7 năm tù nữa. Từ đó bọn gác ngục không dám lại gần Lý. Còn anh em tù đều gọi Lý là anh hùng".
Khi Nguyễn ái Quốc bị bắt giam tại khám lớn Victoria, già Lý đã có án và bị tù ở đó hơn 6 năm, lúc ấy già Lý 60 tuổi nên mới tự xưng là lão phu, đi lại được phép chống gậy, còn họ Nguyễn hồi đó chỉ mới ngoài 40, chưa được tự xưng là lão phu, đi lại chưa cần chống gậy, chứng cớ là sau khi bị giam lần thứ hai ở Quảng Tây và được tha về "mắt Bác nhìn kém, chân bước không được, Bác quyết tâm tập đi, mỗi ngày 10 bước, dù đau mà phải bò, phải lết, cũng phải được 10 bước mới thôi. Cuối cùng Bác chẳng những đi vững mà còn trèo được núi" (T. Lan, Vừa đi đường vừa kể chuyện, trang 84). Vào lúc này, họ Nguyễn chưa nói được tiếng Quan Thoại, bởi vì vẫn theo T. Lan, mãi đến lần vào tù thứ hai ông mới bắt đầu học Quan Thoại. Trong Vừa đi đường vừa kể chuyện, T. Lan viết: "Chỉ một mình Bác bị nhốt ở đó. Lâu lâu mới có một vài sĩ quan Quốc Dân Đảng bì phạt vào ở đó năm, bảy ngày, Bác lợi dụng những dịp đó đề học tiếng Quan" (Sách đã dẫn, trang 83). Đó là chuyện 10 năm về sau, 10 năm về trước, tức là vào thời gian gặp già Lý, Hồ chưa nói được tiếng Quan, nhưng ông biết chữ Hán, có thể bút đàm được với già Lý, nhờ đó mà hai người có nhiều dịp chuyện vãn với nhau, làm thơ chung với nhau vì già Lý cũng làm được thơ, đúng như Hồ chí Minh kể lại sau này. Cuốn sổ tay màu xanh bạc màu là cuốn sổ tay của hai người dùng chung, trong đó già Lý đã viết nhiều bài thơ kể lại đời sống hào hùng của cụ khi còn trẻ hoạt động ở những vùng rừng núi. Già Lý làm chúa một dãy núi (Trần dân Tiên, Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, trang 87). Mỗi lần nói về phong cảnh đồi núi, nơi chứng kiến những năm già Lý còn trẻ tâm hồn tăm tối của ông như bừng sáng:
ĐI ĐƯỜNG (bài số 27)
Đi đường mới biết đường đi khó,
Ngoài núi cao còn núi chập chùng.
Trèo hết non cao lên thấu đỉnh,
Dư đồ muôn dặm bốn bề trông.
Ngoài núi cao còn núi chập chùng.
Trèo hết non cao lên thấu đỉnh,
Dư đồ muôn dặm bốn bề trông.
Trong bài thơ, không khí tự do tràn ngập, già Lý chưa bị bạn tố giác nên vẫn sống ở những vùng núi cao, trèo lên tới đỉnh để thu cảnh đẹp vào tầm mắt. Thật không có gì quí bằng tự do. Gán bài thơ này cho Hồ chí Minh, nhóm Viện Văn Học đã không hiểu nổi giá trị của bài thơ, và đã bắt Hồ chí Minh làm một chuyện mà lúc ấy họ Hồ không thề làm được: Tay bị trói giật cánh khuỷu, chân bị xích, có 6 lính gác hung hăng áp giải bắt đi đâu thì đi đó, làm sao Hồ có thể tự do trèo lên đền tận đỉnh núi và còn có đủ thì giờ để ngắm phong cảnh?
Già Lý còn say sưa kể lại những lần ông ra đi trong bóng đêm để chặn khách qua đường bắt nộp tiền mãi lộ, nhưng thực ra ông chặn khách thì ít mà hưởng được những cảm giác mạnh thì nhiều. Thích cuộc đời hào hùng, ghét những cảnh tầm thường giả dối của xã hội, biết bao lần già Lý ra đi từ lúc nửa đêm để hưởng cái thú gió lùa vào mặt.
GIẢI ĐI SƠM I (bài số 38)
Đêm vốn đêm...Gà gáy tiếng đầu,
Chòm sao đa nguyệt đến rừng thu.
Khách đi xa giữa đường xa vắng.
Ngẩng mặt, từng cơn lạnh gió lùa...
Chòm sao đa nguyệt đến rừng thu.
Khách đi xa giữa đường xa vắng.
Ngẩng mặt, từng cơn lạnh gió lùa...
GIAI ĐI SỚM II (bài số 39)
Phương đông, màu trắng đã thành hồng.
Bóng tối đêm tàn sớm sạch không.
Hơi ôm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
Bóng tối đêm tàn sớm sạch không.
Hơi ôm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
Một bài thơ như vậy mà người tạ bày đặt cho nó mang một cái tên quái gở là Tảo giải (Giải đi sớm) để bắt độc giả phải hiểu rằng con người ra đi đêm hôm đó là Hồ chí Minh! Sao người ta không nghĩ lại một chút, và đọc kỹ bài thơ hơn, để nhận ra hai chữ chinh nhân và chính đồ: Khách đi xa và đường xa vắng là những chữ nói về một con người tự do. Nếu người đó là tù nhân, vì lý do gì mà lính gác bắt anh ta phải đi ngày đi đêm như thế, nhất là lính gác ở đây là lính Quốc Dân Đảng, "ăn bám" và "lười biếng"? Người ta còn gắng sức hiểu rằng "màu trắng đã thành hồng" là báo trước sự thành công của cách mạng, của bộ đội đỏ.v.v... làm như bình minh ở chỗ khác thì phải bắt đầu bằng màu xám vậy! Ấy là chưa nói phó từ tảo của nguyên tác (nghĩa là sớm) đã bị ngang ngược đổi thành động từ tảo có nghĩa là quét. Đặt đầu đề theo mình chứ không theo tác giả, sửa lại chính văn của nguyên tác để tăng cường màu sắc cách mạng cho câu thơ, đó là cách làm việc của Viện Văn Học!
Già Lý có nhiều kỷ niệm với vùng đất khô cằn này (bài số 40):
Vùng này đất rộng, ruộng khô cằn.
Bởi vậy, nhân dân kiệm lại cần.
Nghe nói xuân này trời đại hạn,
Mười phần thu được vài ba phần.
Bởi vậy, nhân dân kiệm lại cần.
Nghe nói xuân này trời đại hạn,
Mười phần thu được vài ba phần.
Vùng này là vùng núi, đia bàn hoạt động của già Lý, thế mà Viện Văn Học đã bắt bài thơ phải mang cái tên là Long An Đồng Chính (bài số 40) để bài thơ phù hợp với một địa điểm trong hành trình gán cho Hồ chí Minh (từ Quả Đức không theo đường cũ nữa, mà rẽ xuống phía Nam, đến Long An trên sông Hữu Giang). Nhóm Lê trí Viễn đã sửa lại cách hiểu sai trái này và tuy không thay đổi nhan đề của bài thơ, các nhà biên soạn trong nhóm đã sắp lại vị trí của bài thơ này đúng với mục lục ghi trong nguyên tác. Việc làm nhẹ nhàng này nhìn chung như không có gì quyết liệt, nhưng đối với những nhà văn bản học là một hành động sáng suốt, có tính khoa học cao, có tác dụng làm cho các nhà biên soạn đi sau có những căn cứ tốt đề tiến hành nghiên cứu.
Tuy nói rằng vùng núi là một vùng đất khô cằn, nhưng già Lý đôi khi cũng cho biết vì cần và kiệm nên nông dân đã sống nhiều ngày sung sướng:
CẢNH ĐỒNG QUÊ (bài số 35)
Hồi ta đi đến lúa còn xanh.
Vụ gặt mùa này nữa đã thành,
Khắp chốn nhà nông cười hớn hở,
Ruộng đồng bát ngát tiếng ca thanh.
Vụ gặt mùa này nữa đã thành,
Khắp chốn nhà nông cười hớn hở,
Ruộng đồng bát ngát tiếng ca thanh.
Lúa còn xanh, tức là lúa mới đâm lá, chưa trổ bông, vào khoảng tháng tám. Đền mùa này, tức là vào mùa gặt tháng mười, tháng mười một, phải là vào một thời gian ít nhất là 3 tháng, thế mà tính ra, Hồ chí Minh bị bắt vào cuối tháng tám, đến Điền Đông sau ngày song thập (10.10), ước vào khoảng trung hay hạ tuần tháng mười, vì từ Điền Đông đi Long An rồi Đồng Chính còn xa, mà tới Đồng Chính mới là ngày 2.11. Vậy từ khi "tác giả" sang Trung Quốc, tới ngày lúa gặt được, mới khoảng một tháng rưỡi, lúa chưa trổ bông và mùa gặt không thể đến mau như thế được. Đây là nhận xét của nhóm Lê trí Viễn trong lới chú bài Dã cảnh (Cảnh đồng quê. bài số 35). Lời chú gắng giải thích sự phù hợp về thời gian của bài thơ đúng với hành trình của Hồ chí Minh, nhưng với điều kiện là phải hiểu nhóm từ hòa thượng thanh (lúa còn xanh) là "lúa đã trổ bông, nhưng hãy còn xanh". Điều kiện này không thể thỏa mãn được vì nó ở ngoài khung cảnh của bài thơ, do đó, ta phải coi lời chú thích của nhóm Lê trí Viễn như là một lời đính chính đối với cách làm việc bê bối của Viện Văn Học. Vả lại nữa, không cần phải giải thích một cách quá tỉ mỉ như nhóm Lê trí Viễn, chỉ cần căn cứ vào lời thơ ta cũng biết được rằng người viết bài thơ này không phải là người bị tù. Câu đầu "Hồi ta đi đền lúa còn xanh", cách nói kênh kiệu, cứ cho là của một anh tù nào đó đi, câu 2: "Vụ gặt mùa này nửa đã thành", anh đến rồi anh đi, anh đi rồi anh trở lại, hai thời gian khác nhau nhưng liên hệ chỉ tới một người, như vậy hành động của anh quá tự do, anh đâu có phải là người bị cầm tù? Anh phải là một người trong vùng mới sung sướng cái sung sướng của nông dân, mới nghe được tiếng hò của họ lan xa trên đồng ruộng. Gán cho Hồ chí Minh là tác giả của bài thơ này là một hành động thiếu suy nghĩ!
Già Lý còn giới thiệu cho ông Nguyễn đi vào đời sống thân mật của địa phương. Đây là một hàng cháo bên đường, một "tửu lâu" của những người thích nhậu:
HÀNG CHÁO (bài số 36).
Mép lộ, dưới lùm cây bóng mát,
Lều tranh một túp, ấy "nhà hàng"
Thực đơn: cháo nguội, muối ăn trắng,
Năng đến ngơi đây, khách quá giang.
Lều tranh một túp, ấy "nhà hàng"
Thực đơn: cháo nguội, muối ăn trắng,
Năng đến ngơi đây, khách quá giang.
Tác giả trịnh trọng gọi hàng cháo là nhà hàng (nguyên tác: Tửu lâu vì tuy chỉ là một hàng cháo nhỏ bên đường, nhưng vì tác giả là khách quen, lại đến đấy không phải là để ăn cháo, mà là để uống rượu (trong bài số 20, già Lý cho biết ông nghiện rượu), nên ông vui lòng gọi tâng bốc là tửu lâu, là quán rượu (mà tôi dịch là nhà hàng theo ngôn ngữ miền Nam). Nhóm Lê trí Viễn đã hiểu bài thơ theo ý hướng này, cho nên khi chú thích chữ tạm trong câu 4, các nhà biên soạn đã viết: "Tạm: một lúc, chốc lát, chỉ cái thời gian ngắn mà khách vào hàng nghỉ ăn cháo. Từ tạm đây không phải là tạm bợ, hẵng tạm, như ăn tạm bát cháo cho đỡ đói. Nếu giải nghĩa như thế, sẽ làm giảm cái giá trị "tửu lâu" và "thực phả" (thực đơn) ở trên. Tinh thần chỗ này là: Hàng cháo mang danh là quán rượu và có thực đơn đàng hoàng nên lâu nay được khách hàng mến, thường vào nghỉ ăn trong chốc lát, dù chỉ có bát cháo và đĩa muối cũng cảm thấy ngon lành và no nê. Như thế mới thật hài hước". Viết thêm hai chữ hài hước, nhóm Lê trí Viễn muốn lách theo cách giải thích của Viện Văn Học, mục đích làm giảm bớt sự kịch liệt mà nhóm vừa biểu lộ trong thái độ phê bình quan điềm của Viện này. Nhưng thông báo của nhóm đã được truyền đạt: Tác giả bài thơ vẫn thường đến quán nhậu, vậy không thể là Hồ chí Minh, người tù chỉ được đi qua nhà hàng này một lần (khi bọn lính "bê tha" của Quốc Dân Đảng vào đây nghỉ chân), làm sao biết được là khách quá giang vẫn thường vào đây?
Già Lý đã được ông Nguyễn (tức Hồ chí Minh sau này) khen là "rất tử tế với người nghèo". Ta vừa có dịp nhận xét lòng tử tế của ông đối với một hàng cháo nhỏ bên đường, với bác phu lục lộ vất vả ngày đêm (bài 78).
PHU LỤC LỘ
Dãi gió dầm mưa chẳng lúc ngơi,
Đắp đường, phu tận tụy không rời.
Ngựa xe kéo đến người đi đó.
Cảm tạ công anh có mấy người
Đắp đường, phu tận tụy không rời.
Ngựa xe kéo đến người đi đó.
Cảm tạ công anh có mấy người
Đọc câu thơ cuối cùng này, ta đồng ý với họ Nguyễn khi ông ca tụng lòng nghĩa hiệp của già Lý: "Lý khá ác với người giàu, nhưng rất tử tế với người nghèo". Cùng một lòng tử tế ấy, lòng nhân ái mênh mông ấy, cụ khen ngợi công lao của chú gà (bài số 56):
NGHE GÀ GÁY
Mi là một chú gà bình thường,
Báo sáng, ban mai gáy rộn ràng.
Một tiếng gáy, toàn dân tỉnh mộng,
Công lao mi đó, phải đâu xoàng?
Báo sáng, ban mai gáy rộn ràng.
Một tiếng gáy, toàn dân tỉnh mộng,
Công lao mi đó, phải đâu xoàng?
Ngay cả cột cây số vô tri cũng được lòng nhân ái bao la của già Lý làm cho linh hoạt, cụ nói với cột cây số như nói với người (bài số 80):
CỘT CÂY SỐ
Chẳng cao cũng chẳng xa,
Không đế cũng không vương,
Nho nhỏ một phiến đá,
Trơ trọi đứng bên đường.
Người nhờ anh chỉ lối
Không lạc hướng lạc phương.
Anh giúp cho người thấy
Đường ngắn lại dặm trường.
Công anh đâu có nhỏ
Ai ai cũng nhớ thương.
Không đế cũng không vương,
Nho nhỏ một phiến đá,
Trơ trọi đứng bên đường.
Người nhờ anh chỉ lối
Không lạc hướng lạc phương.
Anh giúp cho người thấy
Đường ngắn lại dặm trường.
Công anh đâu có nhỏ
Ai ai cũng nhớ thương.
Khi nói về tình thương của Hồ chí Minh trong Ngục Trung Nhật Ký, Hoài Thanh viết: "Ai đau khổ là Bác thương. Đói, rét: Thương. Buồn, nhớ: Thương" . Hoài Thanh nói rất đúng, nhưng chẳng nhẽ một nhà phê bình tiếng tăm như Hoài Thanh lại không thấy rằng, ngoài những tình thương chung chung kia, tác giả Ngục Trung Nhật Ký còn để cho lòng thương của mình lan rộng đến cả loài vật đến cả những vật vô tri vô giác nữa, như vậy, tình thương ấy có tính giai cấp nữa không, có tập trung vào những người cùng có một địa vị giống như của tác giả trong hệ thống sản xuất không? Nhất định là không, và quan niệm siêu giai cấp này không thể là của Hồ chí Minh, mà là của già Lý. Chính già Lý đã khẳng định quan niệm siêu giai cấp của mình trong bài số 91:
NỬA ĐÊM (Dạ bán)
Ngủ thì ai cũng thuần lương lắm.
Tỉnh dậy thì phân dữ với lành.
Lành dữ vốn là không định trước,
Phần nhiều do giáo dục mà thành.
Tỉnh dậy thì phân dữ với lành.
Lành dữ vốn là không định trước,
Phần nhiều do giáo dục mà thành.
Đọc bài thơ này, Hoàng trung Thông viết: "Đừng tưởng lòng thương yêu của Bác ở đây là siêu giai cấp". Rồi ông bênh vực quan điểm giai cấp của Hồ: "Thử hỏi có ai như Bác trong thơ đã thể hiện một lòng thương yêu giai cấp sâu sắc đến như thế. Đó là lòng thương yêu cách mạng cao cả nhất, vì thương yêu không phải để mà thương yêu, mà chính là để hành động, để phá tan nỗi bất bình, phá tan xã hội cũ, xây dựng một xã hội mới công bằng hơn, tốt đẹp hơn, một xã hội mà chúng ta đang ra sức xây dựng ngày nay". Hoàng trung Thông đã phát biểu một ý kiến rất sâu sắc về tình thương cách mạng: "đó là lòng thương yêu cách mạng cao cả nhất, vì thương yêu không phải đề mà thương yêu". Như vậy, tình thương yêu cách mạng tự nó không có đối tượng hay sao? Nếu người ta không thương yêu theo cùng đích của lòng thương thì làm sao đi đến hành động thương yêu? Vấn đề do Hoàng trung Thông đưa ra phát xuất từ một quan điểm thực dụng thô sơ mà thế giới ngày nay đã bác bỏ. Lời bênh vực của ông nhằm cứu vãn quan niệm siêu giai cấp của tác giả Ngục Trung Nhật Ký không thể chấp nhận được, đó chỉ là những lời bênh vực gượng gạo mà nếu biết rằng bài thơ đó không phải là của Hồ chí Minh thì chắc chắn họ Hoàng sẽ chỗi bỏ tức khắc.
Chẳng những tư tưởng của già Lý có tính siêu giai cấp, nó còn mang tính duy tâm luận rất đậm đà. Ngay trong bài số 1, đề là Ngục Trung Nhật Ký, cụ đã tỏ ra duy tâm triệt để:
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao.
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
Tinh thần ở ngoài lao.
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
Trong bài thơ này, từ tinh thần được dùng hai lần, mỗi lần có ý nghĩa khác nhau. Trong câu 2: "Tinh thần ở ngoài lao" phải được hiểu theo cách giải thích của Đặng thai Mai là: "một thực thể siêu hình, có khả năng làm chủ thế giới vật chất. Vật chất là tạm bợ, và nhất thời, là có hạn trong không gian, trong thời gian, vật chất sẽ hủy hoại tiêu tan. Còn tinh thần, tinh thần là cao cả, thiêng liêng có sức vạn năng và không bao giờ chết. Đó là quan điểm của các nhà thơ, nhà văn yêu nước đã nhen nhóm lên phong trào chống Pháp sôi nổi...dưới sự lãnh đạo của Hội Duy Tân và Hội Việt Nam Quang Phục...Về sau, khái niệm vật chất được gắn vào đời sống xa hoa ăn ngon mặc tốt, cửa rộng nhà cao. Về tinh thần lại chỉ là đạo đức thông thường của Đạo Khổng. Các nhà cầm bút chỉ mơ tưởng tới cái xã hội hoàng kim không hề có...Thì cũng là một ảo tưởng tày đình thôi?...Qua tậpNgục Trung Nhật Ký, chúng ta thấy rằng: Tinh thần không hề có ý nghĩa siêu hình, tinh thần không tách rời ra ngoài thể phách con người..."
Vì lý do viết và lách, nhà văn Đặng thai Mai tỏ ra khó hiểu và có vẻ như mâu thuẫn trong lý luận của ông, thực ra, ông chỉ viết (tức là chỉ nói thực) khi ông luận về tinh thần như là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hoạt động, quyết định hành động của con người, tức là ông chỉ căn cứ vào từ tinh thần theo nghĩa thứ hai trong bài thơ, câu 4: Tinh thần càng phải cao. Từ tinh thần này chỉ biểu diễn một thái độ, một ý nghĩ như trong bài Tự miễn (số 34): Tai ương cứ bắt ta ra luyện, Càng khiến tinh thần lại khẩn tương, hoặc trong bài Tứ cá nguyệt liễu (số 93): Vật chất tuy đau khổ, Không dao động tinh thần. Nhà văn họ Đặng đã khôn khéo chỉ rõ từ "tinh thần ở ngoài lao" hiển nhiên có nghĩa là một thực thể siêu hình, có khả năng làm chủ thế giới vật chất, từ tinh thần này chỉ có mặt trong bài số 1 là bài được viết vào Ngục Trung Nhật Ký như là một bài tựa riêng rẽ chứ chưa nhất định đã là của tác giả, và do đó đã bị Đặng thai Mai gạt ra ngoài vì từ tinh thần ấy chứa đựng một nội dung triệt để duy tâm. Nếu gán bài thơ này cho Hồ chí Minh tức là đã hoàn toàn đi ngược lại triết học Mác-xít Lê-nin-nít mà Hồ đã có công truyền bá ở Việt Nam. Sau khi phân biệt tinh thần là một thực thể siêu hình, phi vật chất, bất tử, có thể tự tách ra ngoài thân thể (câu 2) và tinh thần là một thái độ, một ý nghĩ định hướng cho hành động (câu 4), Đặng thai Mai đã mặc nhiên phủ nhận Hồ chí Minh, nhà vô thần duy vật, như là tác giả của bài thơ nặng mùi duy tâm trên mà tôi cho là của già Lý.
Già Lý còn duy tâm hơn nữa trong ba bài thơ số 9, 34 và 113.
BUỔI SỚM II
Sớm dậy, mọi người tranh bắt rận.
Tám giờ, kẻng đánh báo cơm mai.
Khuyên anh cứ chén cho no đã.
Khổ hết vui về, ắt chẳng sai.
Tám giờ, kẻng đánh báo cơm mai.
Khuyên anh cứ chén cho no đã.
Khổ hết vui về, ắt chẳng sai.
TỰ KHUYÊN MÌNH CỐ GẮNG
Không cảnh đông hàn, sắc võ vàng
Sẽ không xuân ấm vẻ huy hoàng.
Tai ương cứ bắt ta ra luyện,
Càng khiến tinh thần lại khẩn trương.
Sẽ không xuân ấm vẻ huy hoàng.
Tai ương cứ bắt ta ra luyện,
Càng khiến tinh thần lại khẩn trương.
TRỜI QUANG MÂY TẠNH
Sự vật tuần hoàn nguyên đã định
Mưa tan, nắng hửng, tất nhiên thôi.
Một giây, vũ trụ thay màn ướt
Muôn dặm, sơn hà trải gấm phơi.
Nắng ấm, hoa tươi, luồng gió thoảng.
Cây cao. cành mượt, tiếng chim rơi.
Người theo vạn vật càng sôi nổi,
Hết khổ là vui, vốn lẽ trời.
Mưa tan, nắng hửng, tất nhiên thôi.
Một giây, vũ trụ thay màn ướt
Muôn dặm, sơn hà trải gấm phơi.
Nắng ấm, hoa tươi, luồng gió thoảng.
Cây cao. cành mượt, tiếng chim rơi.
Người theo vạn vật càng sôi nổi,
Hết khổ là vui, vốn lẽ trời.
Tính duy tâm luận của mấy bài thơ này là hiển nhiên, vì thuyết tuần hoàn luận thoát thai từ Nho Học, Đạo Học và Phật Học, giải thích số mệnh con người là do trời định sẵn, con người không cưỡng lại được, chỉ ngồi chờ định mệnh an bài. Thuyết tuần hoàn luận trái ngược hẳn với chủ nghĩa xã hội, do đó bị các nhà duy vật Mác-xít kết án. Thuyết tuần hoàn cũng không có liên quan đến chủ nghĩa lạc quan cách mạng, bởi vì thuyết trên tạo ra những con người tiêu cực, tin tưởng vào các lực lượng thần bí bao nhiêu thì thuyết dưới tạo ra những con người tích cực, tin tưởng vào các lực lượng khoa học bấy nhiêu. Cũng vì hiểu như thể mà các nhà biên soạn của Viện Văn Học đã phải dịch chữ tuần hoàn trong bài 113 là xoay vần. Và dịch chữ lý tự nhiên là vốn lẽ đời trong khi nhóm từ lý tự nhiên phải dịch là vốn lẽ trời mới đúng ý tác giả. Phải xoay sở câu thơ cho đúng tư tưởng của "nhà chiến sĩ cộng sản vĩ đại" nên các dịch giả đã phải muối mặt buôn văn bán chữ.
Ngục Trung Nhật Ký của Hồ Chí Minh xưa này vẫn bị nhiều nghi vấn về sự đa dạng của cách hành văn. Nhiều học giả đã chăm chú vào nguồn gốc tác giả và tác phẩm qua các bài thơ và những năm tháng sáng tác đi đến nhiều kết luận rất gay cấn về tung tích và những năm tháng ở tù vào năm 1942 của tác giả.
Hiện nay, muốn tìm hiểu Ngục Trung Nhật Ký người ta không những phải tìm hiểu cách hành văn thời Nguyễn mạt khi chữ Hán thoái trào mà còn tìm đến những khẩu ngữ phía Nam Trung Quốc như Khách Gia, Quảng Đông rồi các thể loại Bạch Thoại trong tiếng Trung Quốc vì cách điệp âm điệp vận trong thơ này rất "ảo" không theo cơ sở thuận thính âm của Hán ngữ phương ngôn nào một cách dứt khoát. Nghi vấn có cơ sở lắm!
Nhiều người cứ tưởng tập này là thơ Đường chứ gì? Không đúng. Đường thi ý tự cô động, niêm luật nghiêm chỉnh, bằng trắc đối ngẫu rất có phương pháp mang tính kinh điển. Làm sai luật là không được với văn ngôn thi tập đâu!. Tuy vẫn có nhiều bài thơ Đường từ thời Đường cố ý phá chấp về luật thi để tạo tính phác họa đột phá vượt qua khỏi khuôn phép như kiểu Hoàng Hạc Lâu thì thi nhân rõ ràng đã có chủ ý mang tính khắc họa cao độ về mặt nghệ thuật bút pháp rồi. Không chê được.
Tiếng Hán đời sau bị các bộ tộc du mục như Mông Cổ, Nữ Chân (nhà Thanh), gọi chung là người Hồ vào cai trị Trung Quốc mà làm lu mờ âm điệu thời Đường. Chắc là do tầng lớp cai trị Mông Cổ, Mãn Châu nói lớ làm sao rồi cũng thành ngữ chuẩn, miệng của vua quan cai trị mà! Dân gian phải học theo mệnh khẩu nên dù có phát âm lệch lạc nhưng nay lại thành phổ thông thoại. Lại nói thêm, tiếng Trung Quốc ngày nay, đặc biệt là tiếng Phổ Thông không còn giữ được tiêu chuẩn bằng trắc như thời Đường nữa. Thanh điệu thì rút lại còn 4 dấu ("tái" trong táigiá và "tại" trong tại gia - không phân biệt), các âm vận phức tạp bị rút ngang xương hoặc cào bằng ("nam" trong nam nữ và"nan" trong nan giải - không phân biệt, "dục"trong dục vọng và "ngọc" trong ngọc thể - không phân biệt).
Do đó, người Trung Quốc ngày nay làm thơ Đường không còn chuẩn mực được nữa. Ngoài ra, từ đồng âm dị nghĩa quá nhiều, Hán ngữ hiện đại phải có biện pháp từ vựng hóa theo kết hợp hai chữ, ba chữ, hoặc bốn chữ Hán(thường là thành ngữ) gộp lại để dễ bề định nghĩa. Kiểu dùng đơn độc từng chữ từng nghĩa như thời xưa sẽ làm người Trung Quốc phải trở thành bà nội hết.
Lấy ví dụ chữ nãi trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là bà nội. Nhưng nếu gọi một chữ nãi trống không thì bà nội sẽ bị nặng tai không phân biệt cháu đang gọi cái gì. Do đó phải gọi là nãi nãi, bà nội mới nghe được rõ. Đây là sự ví von về đặc điểm đồng âm và biến âm trong tiếng Trung Quốc. Tương tự như thúc thúc, cô cô, ba ba, má má cần phải điệp âm để thành định nghĩa tạo nên sự thân thiết và không dễ lộn với các chữ đồng âm khác. Hiện nay, có khuynh hướng là chữ nào không điệp được thì thêm các tiền tố hoặc hậu tố… vào cho nó đa âm như kiểu thạch đầu, hầu tử... thuận tiện lúc diễn đạt, khỏi mất công giải thích từng chữ.
Đối chiếu theo đặc điểm tiếng Trung Quốc cổ đại để gọi là thơ thì bút tích trong Ngục Trung Nhật Ký phải nói là tuỳ tiện, bất chấp lề luật, từ vựng thì theo thể loại “bán văn bán bạch” mang tính hỗn dụng, có nghĩa là vừa nôm na vừa hoa lá theo tiếng Trung Quốc hiện đại.
Đặc điểm của Hán Ngữ của Việt Nam
Người Việt Nam viết chữ Hán vốn dựa theo tiêu chuẩn văn phong cổ Hán ngữ mang tính kinh điển cao mà trở thành sắc thái trang trọng điển nhã. Nếu tính chuyện nôm na theo thể loại quốc âm thi tập thì văn nhân sẽ viết chữ Nôm để tạo chất hương âm "phong thổ nhân tình" về bút pháp. Ngục Trung Nhật Ký không phù hợp vào hai tâm trạng này của người Việt Nam viết chữ Hán. Lạ quá!
Hiện nay đã có một số tìm tòi nhưng chủ đề này chắc là cần một luận án hàng tiến sĩ, cần được bảo vệ trước hội đồng hàn lâm mới chứng minh được chân tướng và trường phái nào của Ngục Trung Nhật Ký.
Trở lại vấn đề phát hiện về Ngục Trung Nhật Ký qua bài thơ "Văn Thung Mễ Thanh", sách giáo khoa dịch là Nghe Tiếng Giã Gạo, bài thơ như sau
Hán:
Mễ bị thung thì, hấn thống khổ
Ký thung chi hậu, bạch như miên;
Nhân sinh tại thế dã giá dạng,
Khốn nạn thị nhỉ ngọc thành thiên.
Mễ bị thung thì, hấn thống khổ
Ký thung chi hậu, bạch như miên;
Nhân sinh tại thế dã giá dạng,
Khốn nạn thị nhỉ ngọc thành thiên.
Văn Trực - Văn Phụng dịch sang thơ Nôm:
Gạo đem vào giã, bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Ba câu đầu trong thơ Hán, rõ ràng mang nhiều dáng dấp của ngữ văn hiện đại Trung Quốc. Đây là loại bán văn bán bạch hỗn dụng theo kiểu dân gian. Rõ ràng chữ hấn (rất) và từ giá dạng (như vậy) là bạch thọai. Đem loại ngữ văn này vô thơ Đường đối với người biết chữ nghe kỳ lắm. Tuy nhiên, đây thuộc về cá tính phong cách thì phải tôn trọng nguyên tác.
Đặc biệt, tới cái câu thứ tư "Khốn nạn thị nhỉ ngọc thành thiên", nếu dịch trắng ra tiếng ta là "khó khăn cho mày ngọc thành thiên (ngọc thành trời). Cái câu như này mà dịch thành "gian nan rèn luyện mới thành công" đúng là dịch kiểu trời chào luôn. Thế mà trích dẫn dạy con người ta mấy chục năm trong sách giáo khoa như là đúng rồi về đạo đức cách mạng.
Khi nói đến câu này, bạn Trần Quang Đức vốn là một người học sâu hiểu rộng về Trung Văn, Hán Việt, Hoa Ngữ thuộc bậc tài hoa về cổ học hiện nay đã viết trên facebook rằng:
"Trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh có một bài thơ thế này: Mễ bị thung thời hẩn thống khổ, ký thung chi hậu bạch như miên, nhân sinh tại thế dã giá dạng, khốn nan thị nhĩ ngọc thành thiên. (Bài nghe tiếng giã gạo - Văn thung mễ thanh). Ba câu đầu tuy rằng văn ngôn bạch thoại dùng lẫn lộn với nhau, song ý tứ cả bài có thể nhìn qua là rõ. Có điều câu cuối cùng 'khốn nan thị nhĩ ngọc thành thiên - khó khăn là ngươi ngọc thành trời (ngày)', xưa nay được giải thích là 'phải qua rèn luyện gian khó mới có thể thành công', song bất kể phân tích từ khía cạnh ngữ pháp, hay cách dùng từ, đều không thể giải thích cho thông suốt được. Đâu là chủ ngữ? Đâu là vị ngữ? Đâu là tân ngữ? Khốn nan (khó khăn) là gì? Khốn nan (khó khăn) thị (là) nhĩ (ngươi) sao? Nhĩ (ngươi) là ai? Nhĩ (ngươi) là ngọc? Ngọc biến thành thứ gì? Ngọc biến thành trời? Những câu hỏi này rõ ràng chỉ là trò đùa. Tuy nhiên nếu miễn cưỡng dịch theo từng chữ, cũng có thể hiểu thế này: Khó khăn là (một nhân tố, sẽ mang lại) ngày ngươi (chỉ hạt gạo) trở thành ngọc. Dẫu rằng như vậy, song khi đọc lên vẫn cảm thấy câu thơ trúc trắc. Do nghĩ mãi vẫn không có lời giải đáp, đành mong các bạn học rộng nhớ lâu giúp đỡ!" Hết tríchNguyên văn đoạn trên Trần Quang Đức viết bằng chữ Hán:胡志明詩集《獄中日記》有這麽一首:米被舂時很痛苦,既舂之後白如綿,人生在世也這樣,困難是你玉成天(聞舂米聲)。頭三句雖然文白相混,但整體意思可一目了然。不過最後一句“困難是你玉成天 ” ,向來被解釋為“經過艱難的鍛煉才能成功”,不管從語法上分析還 是從用詞上講,都是講不通的。哪是主語呢,哪是謂語呢,哪是賓語 呢?困難又是什么?困難是你嗎?你是谁?你是玉?玉變成什麽?玉 變成天?这样提問显然只是玩笑話。勉強逐字翻译的话,倒也可以这 么理解:困难是(一个因素,會带来)你变成玉的一天。儘管這樣, 但是讀起來還是覺得文氣阻塞。在百思不得其解之下,只好有勞各位 博學強記朋友幫忙幫忙!
Cái câu thơ cuối này thật là tối nghĩa. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng Ngọc Thành Thiên là tên của một loại gạo hay là tên của ai đó mang tính gợi ý theo dân gian! Vất vả cho mày quá "Ngọc Thành Thiên" ơi!.
Vậy thì đúng vấn đề! Con người được ví là hột gạo bị bầm dập trong cối hay là người đứng giã quá cực nhọc vất vả. Đứng ở góc cạnh nào thì cũng thấy sự ví von này hơi bị hỗn hàm.
Đọc Ngục Trung Nhật Ký theo tinh ý về Hán ngữ, Trung văn, cộng với một số kiến thức phương ngôn Trung Quốc và Hán Việt của Việt Nam ta thì thấy có nhiều điểm rất buồn cười. Tuy nhiên, các đoạn buồn cười này thì thường bị dịch một cách xuyên tạc qua tiếng Việt để khoả lấp nội dung và sự tối nghĩa của nó. Có khi lại được xào nấu lại để sáng tạo nên một góc cạnh tư tưởng mà không hề có trong nguyên tác.
Phân tích của Trần Quang Đức trong như kính, do đó nhận xét này không thể nào hời hợt và sai trật.
Tuy lời nhận xét trên facebook nhưng qua đó người ta thấy rõ một sự khám phá bắt đầu qua bài “Nghe Tiếng Giã Gạo”.
Con người được rèn luyện là hạt gạo, cái chày, cái cối hay là chính đương sự đứng giã vẫn là câu trả lời không dứt khoát. Ngục Trung - trong ngục phải nói là u ám bí mật. Không lẽ Ngọc Thành Thiên là bí danh của một đồng chí cách mạng nào chăng. Dù thế nào đi nữa "gian nan rèm luyện mới thành công" là dịch điêu để qua mắt thiên hạ.
Thư Pháp chữ Nôm của Trần Quang Đức - Bốn chữ tượng hình đọc từ trên xuống: Lấy Thúng Úp Voi.
RFA Blog Trần Đông Đức
NGỤC TRUNG NHẬT KÝ.
Tập thơ hồi ký giãi bày lòng yêu nước và ước mơ tươi đẹp cho tổ quốc .... 中華
Tổ quốc nào và lòng yêu nước của tác giả để ở đâu ?
Thân thế của tác giả.
Qua bài viết về chiếc gậy, (Ngục đinh thiết ngã chi sĩ-đích (Stick)/ Lính ngục đánh cắp chiếc gậy), chúng ta biết được độ tuổi và địa vị của tác giả.
Chiếc gậy đã là bạn đồng hành của tác giả qua bao nhiêu năm dài. (Huề thủ đồng hành kỷ tuyết sương), mà chiếc gậy này chắc chắn không phải là chiếc gậy thường vì giá trị của nó đi với uy thế của tác giả - đó là sự chính trực và kiên cường của vị quan thanh liêm. (Nhất sinh chính trực hựu kiên cương). Cộng thêm bài viết than già nhận mình là lão tóc bạc và răng rụng (Lạc liễu nhất chích nha), chúng ta có thể đoán được tác giả phải vào tuổi lục tuần (55 tuổi trở đi).
Qua bạn bè và liên hệ quyền thế, chúng ta có thể biết địa vị chức vụ của tác giả.
Tác giả là một vị quan của Quốc Dân đảng nên trong thời gian bị nghi ngờ vẫn được quyền lợi hơn hẳn những người tù bình thường, bài (Mông ưu đãi). Ông cũng ca ngợi đưa chi tiết tài đánh giặc từ Hồ Nam, Chiết Giang, Miến Điện đến Vân Nam của tướng bạn và vui mừng khi bạn được thăng chức, tướng Liang Huasheng, bài (Lương Hoa Thịnh tướng quân thăng nhậm phó tư lệnh). Khi ở tù, ông cũng được các viên chức đến thăm viếng, bài (Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên).
Với sự quen biết thân thiết với tướng Liang Huasheng, ông đã có giọng văn kẻ cả với đàn em đệ tử của vị tướng này, bài (Tặng Tiểu Hầu (Hải)) trong câu "Vô phụ Lương công giáo dục tình". Thêm nữa qua câu "Thượng trung đảng, quốc, hạ trung dân", chúng ta biết tác giả đảng viên đã sống theo câu nói này mà truyền lại cho người nghe là Tiểu Hầu.
Ngoài ra tác giả còn đề cập đến thống tướng lãnh tụ đảng Tưởng giới Thạch, tác giả ghi nhận sự cô đơn khó nhọc mồ côi cha của Tưởng giới Thạch và nể phục sự cố gắng của vị lãnh tụ này, bài Độc Tưởng công huấn từ. Trong bài này, Đỗ văn Hỷ dịch sai "Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên" không phải là "Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên". Cô thần nghiệt tử, có ý là đứa con không may mắn sống cô độc, nên lý đương nhiên là phải cố gắng. Thân thế của tác giả cũng được biểu lộ, là người có đủ kiến thức về luật pháp để viết các đơn kiện cho các bạn tù, với sách luật có sẵn để tra cứu... "Phụng thử", "đẳng nhân" "kim thủy học", bài (Thế nạn hữu mẫn tả báo cáo).
Vì là bạn thân lâu đời của tướng Lương Hoa Thịnh nên tác giả được cung cấp mọi nhu cầu từ kinh tế đến tư tưởng. Vì biết nhau đã lâu nên các chiến công đánh Nam dẹp Bắc của tướng Liang Huasheng đều được tác giả ghi nhận và ca ngợi. (*)
Mông ưu đãiNgật câu phạn thái, thuỵ câu chiên
Hựu cấp linh tiền mãi báo, yên
Chủ nhiệm Lương công ưu đãi ngã
Ngã tâm cảm khích bất thăng ngôn
Dịch
Được ưu đãi (Người dịch: Huệ Chi)Ăn có cơm rau, ngủ có mền
Báo xem, thuốc hút: cấp cho tiền
Ông Lương chủ nhiệm đãi ta hậu
Cảm kích lòng ta, chẳng nói nênLương Hoa Thịnh tướng quân thăng nhậm phó tư lệnh (*)Tích nhật huy quân Tương, Chiết địa,
Kim niên, kháng địch Miến, Điền biên;
Hiển hách, uy danh hàn địch đởm,
Vị công dự tụng khải toàn thiên.
Dịch
Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức phó tư lệnh (Người dịch: Trần Đắc Thọ)Đốc quân ngày trước vùng Tương, Chiết,
Chống giặc năm nay mạn Miến, Điền;
Lừng lẫy uy danh, thù mất mật,
Khải hoàn mừng trước, xướng thành thiên.
Tác giả biết quá khứ thời niên thiếu của lãnh tụ Tưởng Giới Thạch. Trong khi đó ông Hồ và người dịch không biết nên dịch sai câu "Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên" thành "Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên". 辜臣孽子: Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên là đứa bé tội nghiệp sinh ra không may mắn nên lẽ đương nhiên phải cố gắng tự thân kiếm sống mà thành công. Không có chữ gia, chữ quốc, chữ thù, mà lại dịch là thù nhà nợ nước là thế nào ??
Độc Tưởng công huấn từBách chiết bất hồi, hướng tiền tiến,
Cô thần nghiệt tử, nghĩa đương nhiên;
Quyết tâm, khổ cán dữ ngạnh cán,
Tự hữu thành công đích nhất thiên.
Dịch
Đọc lời giáo huấn của ông Tưởng (Người dịch: Đỗ Văn Hỷ)Gian khó không lùi, vẫn tiến lên,
Thù nhà nợ nước, nghĩa đương nhiên;
Quyết tâm gắng gỏi và kiên nghị,
Nhất định thành công sẽ có phen.
Bởi thế, ông Hồ không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký (*)
Tâm tư của tác giả
Tâm tình của tác giả biểu lộ sự hãnh diện về tổ quốc, đau đớn khi bị ngoại xâm nay vui mừng vì đã dành lại độc lập nhưng nhắn với đồng bào của ông phải đề cao cảnh giác.
Song thập nhất (11-11)Trung Hoa kháng chiến tương lục tải,
Liệt liệt oanh oanh cử thế tri;
Thắng lợi tuy nhiên hữu bả ác,
Nhưng tu nỗ lực phản công thì.
Ông đau khổ vì các cố gắng đóng góp vào tổ quốc lại bị nghi là Hán gian, "Trung thành ngã bản vô tâm cứu, khước bị hiềm nghi tố Hán gian." và tủi phận vào ngày Quốc khánh Dân quốc.
Song thập nhật giải vãng Thiên BảoGia gia kết thái dữ trương đăng
Quốc khánh hoan thanh cử quốc đằng
Ngã khước kim thiên bị bang giải
Nghịch phong hữu ý trở phi bằng.
Dịch
Tết Song thập bị giải đi Thiên Bảo (Người dịch: Nam Trân)Nhà nhà hoa kết với đèn giăng,
Quốc khánh reo vui cả nước mừng;
Lại đúng hôm nay ta bị giải,
Oái oăm giá cản cánh chim bằng.
Trong bài Thụy bất trước, câu "Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh",người dịch là Nam Trân đã cố ý gắn biểu tượng cộng sản sao vàng vào bài này. Thực ra, ý của tác giả là bày tỏ giấc mơ may mắn cho mình và thịnh vượng cho tổ quốc mình. Trong Sấm Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có câu : Năm Giáp Tý vẻ khuê đã rạng - Lộ ngũ tinh trinh tượng thái hanh. Biểu tượng ngũ tinh là điềm may mắn mưa thuận gió hòa, nhân tình yên ổn.
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh 夢魂環繞五尖星 The dream-soul surrounds with five sharp stars
Thuỵ bất trướcNhất canh ... nhị canh... hựu tam canh,
Triển chuyển, bồi hồi, thụy bất thành;
Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.
Dịch
Không ngủ được (Người dịch: Nam Trân)Một canh... hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Trong bài Thế lộ nan, tác giả có đề cập đến từ Việt. Đối với người Quảng: Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu... Tiếng của họ được gọi là Việt ngữ và đất của họ được gọi là Việt địa, Yue. Việt cũng là đất của Việt Vương Câu Tiễn, Việt địa cựu sơn hà.
Tại Trung Quốc, tiếng Quảng Đông còn được gọi là "Việt ngữ" (粵語) vì hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây nguyên trước là đất của dân tộc Bách Việt (百粵), nên họ gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt.
度 Việt
④ Nước Việt, đất Việt.
⑤ Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt 百越. Như giống Âu Việt 甌越 thì ở Chiết Giang 浙江, Mân Việt 閩越 thì ở Phúc Kiến 福建, Dương Việt 陽越 thì ở Giang Tây 江西, Nam Việt 南越 thì ở Quảng Đông 廣東, Lạc Việt 駱越 thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả, có khi viết là 粵.
Trích Thiều Chửu
Trong bài "Bệnh trọng", tác giả đã ví thân thể mình như là nơi của cuộc chiến như tại đất Việt xưa, nơi Ngô Việt giao tranh. Thường thường, bị bệnh vì khi bên trong tâm sinh lý không vững chãi thì một cơn gió lạnh hoặc một trận nóng ngắn cũng làm dao động cơ thể thành bệnh nặng. Nột thương ngoại cảm là danh tứ thường được dùng để chỉ bệnh chứng như thế nào. Nội thương có thể là nhớ nhà, uất hận, buồn chán, tâm bệnh như tương tư hoặc ăn uống thiếu thốn nên cơ thể suy nhược - còn ngoại cảm là bị thời tiết, nơi ở, môi trường chung quanh ảnh hưởng. Người dịch Nam Trân đã cố ý dịch sai là "Nội thương" đất Việt cảnh lầm than" để đem Việt Nam, vùng Đông Dương ra khích động cảm xúc thù hận chiến đấu.
Nội thương Việt địa cựu sơn hà, theo nghĩa đen là trong lòng nhớ thương đất Việt núi sông xưa.
Ngoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt, nghĩa là còn bây giờ là Trung Hoa với cái cảm lạnh của khí trời mà thành bệnh. Ông so sánh quá khứ đất cũ là Việt địa và bây giờ là đất Trung Hoa.
Bệnh trọngNgoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt,
Nội thương Việt địa cựu sơn hà;
Ngục trung hại bệnh chân tân khổ,
Bản ưng thống khốc khước cuồng ca.
Dịch
Ốm nặng (Người dịch: Nam Trân)"Ngoại cảm" trời Hoa cơn nóng lạnh,
"Nội thương" đất Việt cảnh lầm than;
Ở tù mắc bệnh càng cay đắng,
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn!
Kết luận.
Việt nữ kiếm 越女劍, Sword of the Yue Maiden, là một câu chuyện của Kim Dung do một người Trung Hoa viết; nếu không hiểu đầu đuôi mọi người Việt Nam cũng tưởng là câu chuyện nói về các anh thư Việt Nam. Hoặc nói về Tây thi gái nước Việt 西施, một người kiếm củi họ Thi, dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm, thuộc nước Việt cổ - chúng ta lại gom vào mà nhận Tây Thi là gái Việt Nam thì thật là ngu ngơ, đáng chê trách.
Hay Huệ năng, sinh quán Quảng Đông cũng được một số người Việt gốc Hoa nói ngài là người Việt, thì phải hiểu rõ là Việt Quảng Đông. Một lần nữa Việt địa cựu sơn hà hay Việt cổ đều cùng nghĩa.
Vì thế tác giả Ngục Trung Nhật ký là người Trung Hoa, chứ không phải là người Việt Nam thời Pháp thuộc.
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y_Thi
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3nqn31n343tq83a3q3m3237nvn
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3nqn31n343tq83a3q3m3237nvn
Đây là hai website của bản Ngục Trung Nhật Ký
http://www.ttvnol.com/tacphamvanhoc/336140.ttvn
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnn1ntn31n343tq83a3q3m3237ntn
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1nnn1ntn31n343tq83a3q3m3237ntn
Tâm Việt
Khai Trí Minh Tâm, Dân Khôn Nước Thịnh
Khai Trí Minh Tâm, Dân Khôn Nước Thịnh
(*) Bổ túc ngày 6/7/2007
DCVOnline, 4/7/2007
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3546
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3546
Phần sau được tác gỉa Tâm Việt viết thêm ngày 22/9/2007 trong phần Ý kiến bạn đọc của bài Sự thật về tung hô tôn sùng lãnh tụ (Sông Lô, 21/09/2007, DCVOnline).
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3931
xtt
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=3931
xtt
Thân thế tác giả Ngục Trung Nhật Ký
Tác giả viết cho ai ?Chắc chắn là không viết cho dân tộc Việt Nam đọc, mà viết cho dân Trung Hoa, chẳng hạn như bài cổ động kháng chiến chống Nhật, ca ngợi Thống tướng đảng trưởng Tưởng Giới Thạch hay bài khen con gà trống cạnh nhà tù (thính kê minh) nhờ tiếng gáy của nó đánh thức dân Tàu dậy mà thực hiện lòng ái quốc.
Địa vị ông thế nào ?Đã có danh vọng sợ mất tiếng tốt sẵn có của mình. "Bả nhân danh dự bạch hy sinh" nghĩa là Cho người vô cớ mất thanh danh. "Gián điệp hiềm nghi không niết tạo" nghĩa là Bịa chuyện tình nghi là gián điệp.
Tuổi tác chừng bao nhiêu ?Đã lên tuổi lão phải chống gậy, răng rụng tóc bạc.
Tâm trạng ra thế nào ?Tức giận vì bị hàm oan, kiêu hãnh vì sự hiểu biết và quá khứ của mình. "Thí vấn dư sở phạm hà tội ? Tội tại vị dân tộc tận trung !" nghĩa là Thử hỏi chính ta phạm tội gì ? Có phải tội vì tận trung với dân tộc Trung Hoa của mình hay sao ! Bài "Thế nạn hữu mẫn tả báo cáo", làm đơn kiện cho bạn tù.
Thân nhân bạn bè là ai ?Các tướng lãnh trong quân đội Trung Hoa dân Quốc. Bài "Ngũ khoa trưởng, Hoàng khoa viên" và bài "Hoàng khoa viên lai thám", bạn bè viếng thăm.
Quan niệm chính trị thế nào ?Cần kiệm liêm chính, trước trung với đảng, tổ quốc rồi mới đến nhân dân.
Tác giả yêu nước nào ? Trung Hoa Dân Quốc.
Quê hương ông ở đâu ?Túc Vinh, là nơi bị bắt khi ra phố chơi; thuộc huyện Thiên Bảo, Tỉnh Quảng Tây.
Niềm tin tôn giáo nào ?Thờ Quan Công. "Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm" nghĩa là Mặt trời đỏ sáng mãi như tâm của Quan Công. Đa số người Quảng thờ Quan Công.
Biết ngoại ngữ nào ? Tiếng Anh.
Sức chịu đựng khó nhọc ?Rất yếu vì tuổi cao, than vẫn khi bị rụng răng mất gậy. Vì bị oan nên tinh thần buồn chán nhưng sau đó nhờ có vốn học vấn nên giải khuây bằng việc ngâm thơ, để sau đó gặp bạn hữu là tướng Lương Hoa Thịnh và Tiểu Hầu thiếu tướng giúp đỡ tiền bạc mua giấy mực bút lông mà viết, kể cả làm đơn khiếu nại cho bạn tù.
No comments:
Post a Comment