Dốt Hán cổ nhưng thích chơi chữ
Bên trái lá bùa chạy dọc từ trên xuống có dòng chữ Hán 原水陈固星古佛 NGUYÊN THỦY TRẦN CỐ TINH CỔ PHẬT. Người am hiểu sẽ thấy câu này viết sai chữ. Nó sai cả chính tả và sai cả ngữ pháp Hán ngữ. Người viết thiếu hiểu biết nhưng lại thích chơi chữ Hán cổ nên câu rất tối nghĩa. Nếu nói đến Nguyên - Mông thì không dùng chữ nguyên 原 này, mà dùng chữ Nguyên 元 là Nhà Nguyên này mới đúng.
Có lẽ tác giả muốn viết là Trần đồ 陈图 (chỉ trận đồ của Trần Hưng Đạo), nhưng khi dịch đã bỏ đi chữ Trần 陈, còn chữ đồ 图 lại viết sai thành chữ cố 固 (chữ cố trong cố chấp, cố định, cố nhiên).
Ghép 7 từ này vào không ăn nhập, không liên quan gì về ngữ nghĩa với nhau, dịch là: "Nguyên thủy trần cố sao Phật cổ" - câu này không có nghĩa. Trong câu 7 chữ Hán trên không có 4 chữ trận 阵, chữ đồ 图, chữ thiên 千 và chữ cầu 求. Thế nhưng, người đặt hòn đá khi dịch đã cố ý thêm 4 chữ đó vào và bỏ hẳn đi chữ Trần 陈 (là họ Trần), rồi dịch bịa là: "Nguyên thủy trận đồ Thiêu tinh cầu Phật". Lỗi này, nếu không phải là trình độ Hán ngữ thấp kém, thì là cố tình bịa đặt.
Che giấu trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng
Bốn chữ Nho ở mé trái đọc là CỬU TINH CỔ PHẬT 九星古佛. Nghĩa là Chín sao Phật cổ, Phật không phải là nhà chiêm tinh, cũng không phải là thầy tướng số, sao gán cửu tinh cho Phật? Như vậy, bốn chữ đó cũng chẳng có ý nghĩa gì, chỉ để lòe thiên hạ và làm rối mắt.
Ở giữa lá bùa có hai vòng tròn có tia phát sáng, bên trong có chữ Vạn của nhà Phật, nghĩa là tốt lành. Hai vòng tròn đó là mặt trời, mặt trăng, tức là 日Nhật Nguyệt 月. Ghép hai chữ nhật, nguyệt vào thành chữ 明 Minh, tức là nhà Minh. Ở Trung Quốc nói đến Đường 唐, đến Minh 明 là chỉ Trung Quốc. Hóa ra mời Trung Quốc ngự trong lá bùa đó à? Rồi thêm vào đó nhiều chi tiết, nhiều chữ Vạn và chữ Hán vô nghĩa, để làm tăng thêm sự khác biệt, làm hoa mắt mọi người, để không nhận ra Trận đồ Bát quái của Gia Cát lượng.
Nhưng hai trận đồ này, một đằng dùng ngựa trên bộ, một đằng dùng thuyền dưới nước đánh nhau, một đằng là nghênh chiến, một đằng là truy kích địch, làm sao có thể giống hệt nhau?
Như vậy, việc nói đây là trận đồ của Trần Hưng Đạo là râu ông nọ cắm cằm bà kia, là lừa dối nhân dân, xuyên tạc lịch sử, lừa dối cả Đức Thánh Trần, lừa dối Vua Hùng và Phật Tổ Như Lai.
Trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng. |
Hiểu sai Lục tự chân ngôn Phật giáo
Dòng chữ Phạn chạy dọc bên phải lá bùa mặt sau hòn đá là câu chú của Phật giáo Mật Tông đọc là: "Úm lam, úm si-lâm, Úm ma ni bát mê hồng". Đặc biệt là sáu chữ Úm ma ni bát mê hồng là Lục tự chân ngôn của Phật giáo Mật tông.
Người đặt hòn đá đã giải thích rằng: "Bùa này làm tăng hào quang của Phật và tăng độ linh, độ uy của Phật..." hoàn toàn không phải như vậy. Đây là câu trì tụng để Phật tử cầu Phật trừ tà ma, cầu bảy đời dòng họ được giải thoát khổ đau, bệnh tật, cầu vĩnh viễn thoát vòng sinh lão bệnh tử.
Các câu trì tụng trên đây là thỉnh cầu Phật Tổ phù hộ cho mình (tức là xin), chứ không phải cầu để làm tăng độ linh, độ uy cho Phật Tổ (tức là cho). Hoàn toàn không phải để làm tăng độ linh, độ uy cho cho Phật, cho Đức Thánh Trần như đã giải thích.
Tác giả bài viết này là Phạm Thức, nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông, nguyên là Ủy viên UBND tỉnh kiêm Giám đốc Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phú. Đã có 9 năm liên tục học Ngoại ngữ, Đại học và Nghiên cứu sinh ở Trung Quốc, có trên 50 năm nghiên cứu Hán ngữ, Kinh dịch, Địa lý Phong thủy, Tử vi, Bùa chú và Phật giáo, Đạo giáo. Hiện nay là Cố vấn Kinh tế Việt Nam của Tập đoàn Phong Lạc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Hằng năm có 4 - 5 lần sang Trung Quốc.
Tác giả bài viết này là Phạm Thức, nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông, nguyên là Ủy viên UBND tỉnh kiêm Giám đốc Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phú. Đã có 9 năm liên tục học Ngoại ngữ, Đại học và Nghiên cứu sinh ở Trung Quốc, có trên 50 năm nghiên cứu Hán ngữ, Kinh dịch, Địa lý Phong thủy, Tử vi, Bùa chú và Phật giáo, Đạo giáo. Hiện nay là Cố vấn Kinh tế Việt Nam của Tập đoàn Phong Lạc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Hằng năm có 4 - 5 lần sang Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment