Bạn đã uống cà-phê nhiều, bạn biết mà, muốn phà một ly cà- phê tuyệt vời đâu có khó: Cà-phê Sẻ loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà- phê Mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hã? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưởi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vi. Rhum, thì Rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút Beurre Bretain vào.
Bạn hỏi tôi nước mắm nhỉ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan mới đã đời, thú vị phải không? Thì đó, bạn đã có đủ hết những gì bạn cần sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đòi đi uống cà- phê tiệm, dị hợm không?
Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà- phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà- phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người cà- phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà- phê; “uống” câu chuyện quănh bàn cà- phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài Gòn làm vài ly chơi. Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đã xa rồi, biền biệt lắm rồi, ngày đó.
Tôi xin bắt đầu từ giữa thập niên 60, những năm đầu tôi sống ở Sài Gòn và cũng là giai đoạn đất nước thực sự có những trở mình to tát; những cơn lốc kinh hồn; những bùng vỡ vượt mọi giới hạn; những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy.
Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đã nhân danh một cuộc cách mạng, nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lãnh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; rồi chỉnh lý, tái chỉnh lý; chính quyền quân nhân; chính quyền dân sự; Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Huế và các tỉnh miền Trung; Phong Trào Nhân
Dân Tự Quyết ở Đà Nẵng; Phật Giáo đưa bàn thờ xuống đường; Thiên Chúa Giáo biểu dương lực lượng ở chỗ này chỗ khác; người Mỹ đổ bộ càng lúc càng đông , theo với nó là các Snack Bar, gái làm tiền và sự phá sản nghiêm trọng của nhiều giá trị luân lý và đạo đức. Chiến trường càng lúc càng khốc liệt, càng áp gần và đã trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng; một cơn ác mộng thường trực. Đủ thứ chiêu bài, đủ thứ lý thuyết mới mẻ và lôi cuốn được nhân danh, được nhắc đến…
Như vậy đó, Miền Nam Việt Nam những năm giữa thập niên 60; như vậy đó, tuổi tre? Việt Nam lột xác: phải biết lớn ra, phải tự già đi trước tuổi của mình. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó đã thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ dường như tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không còn, cũng không thể vô tư nhởn
nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng đầu tiên trong đời được nhấp vào và dù muốn hay không, tuổi trẻ đã thực sự bị chi phối, và phải thường xuyên đối diện với những bất hạnh của dân tộc mình; những thảm kịch của thân phận mình và quán cà phê trở thành cái nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm dáng, thời thượng. Thông cảm giùm đi, tập làm người lớn mà.
Những ngày mới vào Thủ Đô, tôi ở Đại học xá Minh Mạng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Trong suốt nhiều tuần lễ đầu tiên tôi đã dè dặc khi đi lại và lúc nào cũng lẩm nhẩm câu “thần chú” bạn bè mớm cho: Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên và mườn tượng ra một “lá bùa” như một thứ kim chỉ nam khả dụng. Hai con đường một chiều và
ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Dĩ nhiên nếu tính từ Đại học xá, Phan Thanh Gian được hiểu như bao gồm cả khúc Minh Mạng nối từ Ngả Bảy đến Ngả Sáu Chợ Lớn và Phan Đình Phùng phải cộng thêm khúc Lý Thái Tổ rẽ phải đến Ngả Bảy hay rẽ trái đến Trần Hoàng Quân để về Ngả Sáu.
Về sau, khi đã khá quen quen, lá bùa được vẽ lớn thêm ra: Từ Phan Thanh Giản , rẽ phải theo Lê Văn Duyệt sẽ đến phố chính Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, chơ. Bến Thành, rẽ trái lên Hòa Hưng, Bảy Hiền; từ Phan Thanh Giản rẽ phải ở Hai Bà Trưng sẽ đến bến Bạch Đằng, rẽ trái sẽ qua cầu Kiệu, Ngả Tư Phú Nhận; cũng từ Phan Thanh Giản rẽ trái ở Đinh Tiên Hoàng sẽ đến rạp Casino Dakao, Lăng Ông Bà Chiểu và hướng ngược lại là trường Văn Khoa. Cứ như thế, cái xe Gobel hai số cọc cạch, nổ bành bạch như máy xay lúa, trung thành như một người bạn thân thiết tha tôi đi khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Những ngày này tôi là khách thường trực của quán Cà-phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia; nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặc quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.
Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà- phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà- phê là một nghệ thuật kỳ thú.
Ông hảnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà- phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó, việc của bạn là uống vậy thì đừng táy máy đụng vào làm hư cà- phê của tôi. Cà- phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và chờ. Yên tâm đi, đừng nôn nóng gì cả, bạn sẽ có cà- phê ngon để uống mà. Ông chủ sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường cho bạn, khuấy đều cho
bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà- phê như vậy mới là cà- phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Nhiều người mới đến lần đầu không biết, cà- phê bưng tới là tự lo liệu cho mình đều bị chỉnh ngay: Ông nôn nóng mở phin lỏng như vậy nước chảy ào ào còn gì là Thu Hương! Ông bỏ đường ngọt như ăn chè vậy còn gì là Thu Hương! Ống khuấy cốp cốp kiểu đó cà- phê sẽ chua lét là ông giết Thu Hương rồi!
“Thằng cha” này rắc rối thật nhưng là sự rắc rối có thể hiểu được, thông cảm được miễn là cà- phê ngon. Mà cà- phê Thu Hương ngon thiệt, ngon lắm.
Trong lãnh vực kinh doanh quán cà- phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà- phê để hấp dẫn khách. Ông chu? Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công.
Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, có thể họ từ bên trường Luật qua, từ dưới Văn Khoa, Dược, Nông Lâm Súc lên; từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Hội Việt Mỹ lại; từ Huỳnh Thị Ngà, Nguyễn Công Trứ, Vương Gia Cần, Võ Trường Toản, Thư Viện Quốc Gia tới, quanh quanh khu Tân Định, Dakao cả mà.
Có người từ xa hẹn nhau đến nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa”lắm, “ông” nào “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cọng với nào là “Hố Thẳm Tư Tưởng” của Phạm Công Thiện; Cho Cây Rừng Còn Xanh La”ù của Nguyễn Ngọc Lan; Nói Với Tuổi 20 của Nhất Hạnh và vân vân…
Ở Thu Hương dĩ nhiên là có thể “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” hay nhiều thứ giải khát khác; tuy nhiên, phần lớn là nhâm nhi ly cà- phê. Thu Hương nổi tiếng như vậy; ông chủ điệu như vậy, dù rành hay không cũng phải ráng tỏ ra sành điệu với người ta chứ! Lại còn phải cố bậm môi kéo Basto xanh cho có vẻ phong trần. Cứ như thế mà trầm ngâm suy tư, rì rào tâm sự; đốt bao tử, đốt phổi và đốt thời gian.
Nghĩ lại thật phí phạm và đáng tiếc nhưng hồi đó thì không thấy như thế. Phải như vậy chứ sao! Thời chiến mà, buổi nhiễu nhương mà!
Ngày đó tôi thường ngồi Thu Hương với VCT, một người bạn đang học năm cuối ở trường Y Khoa, anh là người rất mê giáo sư Trần Ngọc Ninh, coi ông là một nghệ sĩ tài hoa, một tay dao bậc thầy trong ngành giải phẩu và vẫn thường say sưa kể việc thầy Ninh có thể cầm lưỡi dao lam khẻ vào tập giấy quấn thuốc và cho biết trước là sẽ rạch đúng mấy tờ. Bạn tôi đúng là người trời sinh ra để làm thầy thuốc, anh muốn xoa dịu mọi khổ đau và không chịu được những điều tàn nhẫn, thô bạo. Hồi sinh viên LKSN té lầu chết ở trường Y Khoa, báo đăng nói là tai nạn nhưng không biết từ đâu bạn tôi khẳng định đây là một vụ ám sát,
thanh toán lẫn nhau và anh đau đớn, tức giận lắm. Người với người, chả lẻ không còn cách nào để có thể đối với nhau phải chăng hơn hay sao? Câu hỏi này theo anh rất lâu; anh ra trường, làm y sĩ tiền tuyến, ở lại với thương bệnh binh ngày thành phố di tản và vào tù. Đến lúc này anh đã có câu trả lời cho điều ám ảnh nhiều năm trước: Không phải không có cách mà là dường như người ta không cần và cũng không
muốn phải chăng với nhau. Đau thật, nỗi đau quặn thắt tim gan.
Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phơ? Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may Thiết Lập, vậy bạn có biết cà-phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó chéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung Tâm Thực Nghiệm Y Khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng không biết do ai đặt, gọi riết thành quen chứ thực sự dường như quán không có bản hiệu, và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cữa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.
Cà- Phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt là loại nhạc “mệt mỏi” cở “đại bác đêm đêm…” hay “đàn bò vào thành phố…” đã trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà- phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán – những thanh niên xốc
xếch một chút, “bụi” một chút – đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Lỵ
Đến Hồng không chỉ có nghe nhạc về quê hương, chiến tranh và thân phận; ở đây còn có thể đọc về những điều đó. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà-phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ.
Hồi Nguyễn Đăng Trừng chuẩn bị ứng cử vào Tổng Hội Sinh Viên, ban tham mưu của anh ta thường gặp nhau ở cà-phê Hồng và khi Trừng thành chủ tịch, Đặng Tấn Tới phụ trách tờ Nội San Sinh Viên, mặc dù lúc đó đã có trụ sở ở số 4 Duy Tân, rất nhiều anh em cũng vẫn thường kéo nhau đến cà-phê Hồng. Những ai hồi đó nhỉ? Đông lắm và vui lắm; vui và có ý nghĩa vì dường như tất cả đều muốn làm một điều gì.
Tôi nói dường như bỡi vì, nhiều năm sau thực tế đã chứng minh là không phải chỉ có những người đến với phong trào sinh viên vì nhiệt huyết và lý tưởng, muốn một miền Nam tốt hơn, muốn bảo vệ hữu hiệu và xây dựng đất nước hoàn hảo hơn mà còn một số khác, dù không nhiều, đến với chủ tâm lợi dụng, coi phong trào như một cơ hội để phục vụ cho những ý đồ đen tối mà họ đang theo đuổi.
Say này, khi đã đắc thời, người công sản vẫn thường hảnh diện nhắc đến phong trào sinh viên, coi đó như là sản phẩm của họ. Ai cũng biết là không phải như vậy. Thật tội nghiệp cho những người cứ phải giả vờ như không biết; cứ phải ra rả như cái máy lặp đi lặp lại những điều mà chính họ cũng biết là không có thật.
Tôi đã đi quá xa rồi phải không? Xin lỗi, cho tôi được mượn cơ hội này để nói về tuổi trẻ của chúng ta một chút, tôi đang trở lại với cà-phê Hồng đây. Hồng là ai? Tôi không biết, quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó, Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xan lòng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và đều ít nói, ít cười; cái kiểu ít nói ít cười làm chết người ta. Còn cái dáng đi nữa, bạn còn nhớ không? Làm ơn nhắc giùm để tôi tả cho chính xác đi, khó quá. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những lời hát khó giải thích nhưng dễ cảm nhận như “vết lăn, vết lăn trầm” hay “vết chim di” gì đó có lẽ có thể mượn để hình dung ra dáng đi của mấy cô chủ cà-phê Hồng; nó nhẹ lắm, êm ái thước tha lắm và cũng lặng lờ khép kín lắm. Chính cái vẻ lặng lờ vừa như nhu lệ thẹn thùng, vừa như kênh kiệu kêu sa, vừa lãng đãng liêu trai đó đã làm khổ nhiều trái tim trai trẻ lắm, rất nhiều.
Giữa những năm 80, sau nhiều năm bầm dập ở nhiều trại giam khác nhau, tôi về lại Sài Gòn và có nhiều lần đi qua đi lại ở đường Pasteur. Cà-phê Hồng không còn, dãy phố nhỏ buồn thiu, im lìm và trống vắng như nét ảm đạm chung của toàn thành phố một thời rộn rã của chúng ta. Đối diện nơi quán cũ, gần cuối bờ thành viện Pasteur là một bãi rác khổng lồ, ruồi nhặng đen gật và mùi hôi thối nồng nặc, trùm tỏa; ở
đó, hàng trăm ông lão bà cụ; hàng trăm trẻ em trai gái tranh nhau giành giật, đào móc từng chút sắt vụn, từng mảnh nhỏ nylon. Tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn cảnh não lòng này và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Anh em ta có bao giờ tự thấy là dường như mình đã đắc tội, đã phụ lòng, đã không làm hết, đã không cố gắng đủ để bảo vệ cho những gì cần bảo vệ, giữ gìn hay không? Và những người bên kia, có bao giờ nghĩ lại và tự hỏi họ đã nổ lực để đạt đến điều gì? có xứng đáng cà cần thiết không? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những
uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào? Ai có thể trả lời được về số phận của những con người nhỏ nhoi trong nổi tan tác chung của cả một dân tộc!
Viện Đại Học Vạn Hạnh mở cữa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý: Hào quang của phong trào Phật giáo đấu tranh từ nhiều năm dồn lại, cùng với những tên tuổi chính tri. Trí Quang, Thiện Minh, Huyền Quang, Hộ Giác…,những cổ thụ văn hóa Minh Châu, Mãn Giác, Tuệ Sĩ, Trí Siêu, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tôn Thất Thiện…đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân nhất.
Ở Sài Gòn, ngoài viện Đại Học Vạn Hạnh và các trường Bồ Đề, Tổng vu. Giáo Dục và Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo còn nhiều cơ sở trực thuộc khác như cư xá Quảng Đức ở đường Công Lý, trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội ở chùa Ấn Quang…, nói chung là dân Vạn Hạnh có nhiều chỗ để lui tới, để “dụng võ” lắm; tuy nhiên, dường như “tổng đàn” của Vạn Hạnh không nằm ở những nơi chốn “thâm nghiêm” này,
nó đặt tại một tiện cà-phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó chéo về phía chơ. Trương Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thước, có vẻ chữ nghĩa. Chừng đó là quá đủ, quá đạt để phe ta tụ lại:
Các anh chị em thuộc khối Văn Thể Mỹ của thầy Phạm Thế Mỹ tấp vào nói chuyện văn nghệ; nhóm làm thơ tre? Nguyễn Lương Vy., Võ Chân Cửu -lúc đó đang lên và đang chiếm đều đặng nhiều cột thơ trên báo Khởi Hành – ngồi đồng từ sáng đến tối để…làm thơ; những “chuyên viên xuống đường trong sáng” chụm đầu lại để bàn kế hoạch; những “chuyên viên lợi dụng xuống đường” cũng chụm đầu lại để bàn quỷ
kế và đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau ở Nắng Mới.
Đại học Vạn Hạnh có một phân khoa mà bên Văn khoa không có: Phân khoa báo chí. Vạn hạnh còn có một lợi thế như là một sự ưu đãi đặc biệt vì nhu cầu giáo dục là phân khoa sư phạm thi tuyển và được tăng một tuổi theo luật động viên. Vì lẽ đó anh em đến với Vạn Hạnh đông lắm; không khí ở Vạn Hạnh hào hứng và sôi nổi lắm. Mỗi lần có đợt tranh đấu, xuống đường, ngày Vạn Hạnh chạo rạo, đêm Quảng Đức
không ngủ, sáng Nắng Mới không có chỗ ngồi. Vạn Hạnh như một lò lửa, một điểm nóng, một trung tâm. Tiếc thay đàng sau những nhiệt tình trong sáng; những lý tưởng vô cầu là những bóng đen rình rập, những nanh vuốt hờm sẵn.
Hình như Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh, sống theo Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nó chứng kiến cảnh Nguyễn Tổng cởi áo thầy tu, đi tiếp thu một trường Trung học; Nguyễn Lương Vy. bỏ bộ mặt hiền thi sĩ đóng vai mặt lạnh ở phòng giáo dục Phú Nhận; Vỏ Như Lanh xông xáo từ Thành Đoàn qua báo Tuổi Trẻ; Trần Bá Phương làm chúa một trại giam, gọi đẹp đẽ là hiệu trưởng trường giáo dục lao động và còn nhiều lắm, kẻ thù mai phục và bạn bè bạc bẽo trở cờ; tất cả thành một bầy kên kên nhởn nhơ trên nỗi khổ của anh em, nỗi đau của cả dân tộc.
Ngày tôi về lại Sài Gòn sau nhiều năm phải xa, cà-phê Nắng Mới không còn; Đại học Vạn Hạnh biến thành một cư xá sinh viên, áo thun quần lót treo la liệt từ trên xuống dưới, quang cảnh vừa đìu hiu vừa bát nháo nhìn thấy mà đứt ruột. Nghe nói núi sách của thư viên bị lấy hết, đốt sạch. Thầy Minh Châu dời lên một Phật học viên nhỏ trên đường Võ Di Nguy gần Trung Tâm Tiếp Huyết; thầy Quảng Độ bị quảng thúc đâu đó tuốt ngoài Bắc; thi sĩ, thầy Bùi Giáng lang thang ngạo đời ở đầu phố cuối chợ; không lâu sau đó Đại Đức Tuệ Sĩ, Trí Siêu lần lược bị bắt. Vạn Hạnh không còn gì, thật sự không còn gì. Những con người cũ tứ tán muôn phương. Cái nơi chốn đầy sức sống và niềm tin ngày nào giờ tiêu điều buồn bã như giòng kinh nước đen uể oải dưới chân cầu Trương Minh Giảng.
Mấy năm trước đây tôi có được đọc một bài báo, nội dung của nó cũng thường thường không có gì đặc biệt lắm; tuy nhiên bài báo có nhắc đến một chi tiếc làm tôi ngẩn ngơ nhiều ngày. Tác giả đã nói về một quán cà-phê thân quen: Quán Chi. Chi ở Dakao. Thật ra đây không phải là quán cà-phê mà là quán trà; mà thật ra có lẽ cũng không thể gọi là quán trà mà chỉ có thể nói là chỗ uống trà ở nhà chị Chi mới hoàn toàn đúng. Bạn hãy tưởng tượng giùm tôi cái khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp hát Văn Hoa Dakao, ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè; ở đó không có cái ồn ào náo nhiệt như ngoài Trần Quang Khải, khúc đổ về Tân Định, cũng không có cái tập nập mắc cưởi của đoạn Lê Văn Duyệt hướng về Lăng Ông; nó trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm.
Nhà nào cũng nhỏ, cất cao hơn mặt đường mấy bực tam cấp xi măng, mở cữa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chi. Chi ở một trong những ngôi nhà này. Làm sao để nhận ra?
Không biết, tôi đã nói là không phải quán xá gì cả mà, chỉ là tới nhà bà chị uống trà chơi vậy thôi và đã là nhà bà chị thì phải tự biết chớ, cần gì hỏi. Phòng khách- được gọi là quán- chi. Chi nhỏ lắm, chắc độ chín mười thước vuông gì đó, chỉ đủ chỗ để đặc ba bốn chiếc bàn nhỏ. Nhà không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà”. Giang sơn của chi. Chi chỉ có vậy và chị mở “tiệm”. Khách đến với chi. Chi không phải coi bản hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo trên đài địa phương hay đọc giới thiệu trên báo chợ báo bán gì cả, mà hoàn toàn do thân hữu chuyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà-phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chác nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân
tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho vài hốp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc , ấm đôi và ấm bư. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh – loại bánh đặc biệt của chi. Chi- nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm vô cùng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm.
Đến với chi. Chi có cái thú vị là được hưởng một không khí thân mật, thoải mái như đang ngồi trong nhà của mình; điều thích nữa là không bao giờ phải bận tâm đến chuyện tiền bạc gì cả; muốn đến lúc nào cứ việc đến, không có tiền thì chỉ cần ngồi cười cười, chi. Chi sẽ nói giùm cho bạn điều bạn khó nói: “cuối tháng chưa lãnh măng đa phải không? Uống gì nói chị lấy”. Chưa hết đâu, khi đã thân, đã thành “bạn của chi. Chi”, hai lần mỗi năm vào khoảng trước Giáng Sinh và hăm ba ông táo về trời bạn sẽ được chi. Chi kêu “đến chị chơi”. Đến chị chơi có nghĩa là đến uống trà mà không phải trả tiền và nếu gặp lúc chi. Chi vui và khoe?, “chơi” còn có nghĩa là có bánh bèo tôm chấy hay bánh hỏi thịt nướng kèm thêm nữa.
Khách của chi. Chi không đông, giá nước ở chi. Chi không đắc vì vậy chắc chắn chi. Chi không sống bằng “cữa tiệm”, chị bán cho vui, bán mà như kêu anh em góp chút tiền cho chị để chị nấu giùm chút nước uống cho vui. Mà quả tình ở chỗ chị Chi vui thật, vui vì những đậm đà tình nghĩa.
Hồi đó chi. Chi đã khá lớn tuổi, bây giờ sợ chị đã lìa xa chúng ta hoặc nếu không thì cũng không còn đủ sức để nấu nước giùm cho ai được nữa. Quán chi. Chi chắc không còn nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chi. Chi bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cu- Tôi nghĩ anh chị em cũng không hẹp lòng gì mà không cho tôi nói lời đại diện này
Cuộc đời chúng ta đẹp vì những niềm vui nho nhỏ không tên; Sài Gòn của chúng ta đáng nhớ vì những dễ thương nho nhỏ không tên. Chị Chi, chị đã cho chúng tôi những niềm vui ấy; chị đã góp cho Sài Gòn một phần của cái dễ thương ấy. Cảm ơn chị.
Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà-phê mới, những quán sau này thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Café Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng…Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ – Hình như là Đào Duy Từ – gần sân vận động Cộng Hoà có một quán cà-phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa Lạ Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giả thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lang xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những
náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướng của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những bi cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất …Đa Lạt
Ngày khai trương, Đa La đã mời được Linh Mục Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt đến dự và đã chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hữu Hà…
Chừng đó là đủ chết người ta rồi, dân Đại Học Xá kéo qua, dưới Sư Phạm, Khoa Học lên; Y Khoa; Phú Thọ xuống; cả Petrus Ký, Chu Văn An nữa là đủ bộ, quanh quanh khu Ngả Sáu chấm Đa La và dồn tới. Những ngày đó Đa La đông vui lắm, nó trở thành một chốn tụ tập hết sức văn nghệ; nó đã chứng kiến sự nở hoa của nhiều mối tình và cũng chia xẻ sự héo tàn của nhiều mối tình khác, nó có thể tiếp tục buồn vui với những người bạn trẻ như thế nếu như đất nước không có những đột biến to tát: Biến cố Tết Mậu Thân với cảnh nhà cháy người chết ngay tại thủ đô Sài Gòn; rồi tổng công kích đợt hai; rồi tổng động viên lần thứ
nhất năm 1968; quân sự học đường; tổng động viên lần thứ hai 1972; tất cả những điều đó đã làm thay đổi rất nhiều nhịp sống chung và tát động sâu xa đến suy nghĩ và hành động của từng con người. Đa La vắng dần những người khách cũ, lưa thưa có thêm những người mới với dáng vẻ ủ dột trầm ngâm hơn, lác đác những bộ đồ vàng quân sự học đường, những bộ đồ phép Thủ Đức, những bộ đồ lính thứ thiệt của nhiều quân binh chủng vội đến, vội đi. Đa La lần lược nhận được tin tức về nhiều người bạn cũ không bao giờ còn trở về; Đa La tiếp tục có thêm nhiều buổi cà-phê cuối cùng để tiễn những người đến lược ra
đi. Đa La không vui và những người bạn của Đa La cũng không vui bỡi vì cả đất nước không vui, cả dân tộc đang muộn phiền.
Đa La còn đến lúc nào? Đóng cữa bao giờ tôi không biết, có điều là đã có thời Đa La giống như một tri kỷ của nhiều người, nó cũng buồn, cũng vui, cũng hy vọng, cũng rã rời, cũng phấn chấn, cũng mệt mỏi, cũng khóc, cũng cười, cũng muốn ngoan ngoản xây dựng, cũng thích tung trời phá phách, cũng tỉnh, cũng điên, nói chung là nó chung chịu với bạn bè những tháng ngày nhiều chuyện, dễ thương lắm và đáng nhớ lắm, một chút Sài Gòn.
Hồi đã vào Thủ Đức tôi còn rất nhiều dịp để ngồi cà-phê Hân, đường Đinh Tiên Hoàng. Thật ra phải nói tôi bị bắt buộc phải ngồi ở đó vì thời gian trong quân trường tôi thuộc loại con bà phước; gia đình ở xa, người yêu thì mặc dù đã quen từ thời còn ở tỉnh nhỏ quê nghèo những cũng vẫn chưa qua được giai đoạn “mặt ngoài còn e”, cuối cùng tôi chỉ còn bạn bè. Hồi đó mỗi lần đi phép, xe quân trường sẽ thả xuống và đón về ở khu Mạc Đỉnh Chi, gần Hội Việt Mỹ; tuy nhiên dạo đó tình hình sôi động lắm, quân trường lúc cắm trại, lúc xả phép, không chắc lúc nào có thể về được vì vậy tôi chỉ có thể nhắn chung chung là “đón tao ở Hân”, phòng hờ có trục trặc gì thì bạn bè kể như đi uống cà-phê chơi với nhau, đỡ sốt ruột. Tôi thật sự vui mừng và cảm động, chưa bao giờ tôi đến Hân mà không có người chờ, cũng chưa bao giờ tôi chờ ở Hân mà không có người đến. Bạn bè! Biết nói sao cho đủ cái nghĩa đặc biệt của hai chữ ấy.
Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà- phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà- phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người cà- phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà- phê; “uống” câu chuyện quănh bàn cà- phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài Gòn làm vài ly chơi. Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đã xa rồi, biền biệt lắm rồi, ngày đó.
Tôi xin bắt đầu từ giữa thập niên 60, những năm đầu tôi sống ở Sài Gòn và cũng là giai đoạn đất nước thực sự có những trở mình to tát; những cơn lốc kinh hồn; những bùng vỡ vượt mọi giới hạn; những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy.
Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đã nhân danh một cuộc cách mạng, nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lãnh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; rồi chỉnh lý, tái chỉnh lý; chính quyền quân nhân; chính quyền dân sự; Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Huế và các tỉnh miền Trung; Phong Trào Nhân
Dân Tự Quyết ở Đà Nẵng; Phật Giáo đưa bàn thờ xuống đường; Thiên Chúa Giáo biểu dương lực lượng ở chỗ này chỗ khác; người Mỹ đổ bộ càng lúc càng đông , theo với nó là các Snack Bar, gái làm tiền và sự phá sản nghiêm trọng của nhiều giá trị luân lý và đạo đức. Chiến trường càng lúc càng khốc liệt, càng áp gần và đã trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng; một cơn ác mộng thường trực. Đủ thứ chiêu bài, đủ thứ lý thuyết mới mẻ và lôi cuốn được nhân danh, được nhắc đến…
Như vậy đó, Miền Nam Việt Nam những năm giữa thập niên 60; như vậy đó, tuổi tre? Việt Nam lột xác: phải biết lớn ra, phải tự già đi trước tuổi của mình. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó đã thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ dường như tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không còn, cũng không thể vô tư nhởn
nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng đầu tiên trong đời được nhấp vào và dù muốn hay không, tuổi trẻ đã thực sự bị chi phối, và phải thường xuyên đối diện với những bất hạnh của dân tộc mình; những thảm kịch của thân phận mình và quán cà phê trở thành cái nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm dáng, thời thượng. Thông cảm giùm đi, tập làm người lớn mà.
Những ngày mới vào Thủ Đô, tôi ở Đại học xá Minh Mạng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Trong suốt nhiều tuần lễ đầu tiên tôi đã dè dặc khi đi lại và lúc nào cũng lẩm nhẩm câu “thần chú” bạn bè mớm cho: Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên và mườn tượng ra một “lá bùa” như một thứ kim chỉ nam khả dụng. Hai con đường một chiều và
ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Dĩ nhiên nếu tính từ Đại học xá, Phan Thanh Gian được hiểu như bao gồm cả khúc Minh Mạng nối từ Ngả Bảy đến Ngả Sáu Chợ Lớn và Phan Đình Phùng phải cộng thêm khúc Lý Thái Tổ rẽ phải đến Ngả Bảy hay rẽ trái đến Trần Hoàng Quân để về Ngả Sáu.
Về sau, khi đã khá quen quen, lá bùa được vẽ lớn thêm ra: Từ Phan Thanh Giản , rẽ phải theo Lê Văn Duyệt sẽ đến phố chính Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, chơ. Bến Thành, rẽ trái lên Hòa Hưng, Bảy Hiền; từ Phan Thanh Giản rẽ phải ở Hai Bà Trưng sẽ đến bến Bạch Đằng, rẽ trái sẽ qua cầu Kiệu, Ngả Tư Phú Nhận; cũng từ Phan Thanh Giản rẽ trái ở Đinh Tiên Hoàng sẽ đến rạp Casino Dakao, Lăng Ông Bà Chiểu và hướng ngược lại là trường Văn Khoa. Cứ như thế, cái xe Gobel hai số cọc cạch, nổ bành bạch như máy xay lúa, trung thành như một người bạn thân thiết tha tôi đi khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Những ngày này tôi là khách thường trực của quán Cà-phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia; nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặc quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.
Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà- phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà- phê là một nghệ thuật kỳ thú.
Ông hảnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà- phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó, việc của bạn là uống vậy thì đừng táy máy đụng vào làm hư cà- phê của tôi. Cà- phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và chờ. Yên tâm đi, đừng nôn nóng gì cả, bạn sẽ có cà- phê ngon để uống mà. Ông chủ sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường cho bạn, khuấy đều cho
bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà- phê như vậy mới là cà- phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Nhiều người mới đến lần đầu không biết, cà- phê bưng tới là tự lo liệu cho mình đều bị chỉnh ngay: Ông nôn nóng mở phin lỏng như vậy nước chảy ào ào còn gì là Thu Hương! Ông bỏ đường ngọt như ăn chè vậy còn gì là Thu Hương! Ống khuấy cốp cốp kiểu đó cà- phê sẽ chua lét là ông giết Thu Hương rồi!
“Thằng cha” này rắc rối thật nhưng là sự rắc rối có thể hiểu được, thông cảm được miễn là cà- phê ngon. Mà cà- phê Thu Hương ngon thiệt, ngon lắm.
Trong lãnh vực kinh doanh quán cà- phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà- phê để hấp dẫn khách. Ông chu? Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công.
Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, có thể họ từ bên trường Luật qua, từ dưới Văn Khoa, Dược, Nông Lâm Súc lên; từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Hội Việt Mỹ lại; từ Huỳnh Thị Ngà, Nguyễn Công Trứ, Vương Gia Cần, Võ Trường Toản, Thư Viện Quốc Gia tới, quanh quanh khu Tân Định, Dakao cả mà.
Có người từ xa hẹn nhau đến nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa”lắm, “ông” nào “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cọng với nào là “Hố Thẳm Tư Tưởng” của Phạm Công Thiện; Cho Cây Rừng Còn Xanh La”ù của Nguyễn Ngọc Lan; Nói Với Tuổi 20 của Nhất Hạnh và vân vân…
Ở Thu Hương dĩ nhiên là có thể “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” hay nhiều thứ giải khát khác; tuy nhiên, phần lớn là nhâm nhi ly cà- phê. Thu Hương nổi tiếng như vậy; ông chủ điệu như vậy, dù rành hay không cũng phải ráng tỏ ra sành điệu với người ta chứ! Lại còn phải cố bậm môi kéo Basto xanh cho có vẻ phong trần. Cứ như thế mà trầm ngâm suy tư, rì rào tâm sự; đốt bao tử, đốt phổi và đốt thời gian.
Nghĩ lại thật phí phạm và đáng tiếc nhưng hồi đó thì không thấy như thế. Phải như vậy chứ sao! Thời chiến mà, buổi nhiễu nhương mà!
Ngày đó tôi thường ngồi Thu Hương với VCT, một người bạn đang học năm cuối ở trường Y Khoa, anh là người rất mê giáo sư Trần Ngọc Ninh, coi ông là một nghệ sĩ tài hoa, một tay dao bậc thầy trong ngành giải phẩu và vẫn thường say sưa kể việc thầy Ninh có thể cầm lưỡi dao lam khẻ vào tập giấy quấn thuốc và cho biết trước là sẽ rạch đúng mấy tờ. Bạn tôi đúng là người trời sinh ra để làm thầy thuốc, anh muốn xoa dịu mọi khổ đau và không chịu được những điều tàn nhẫn, thô bạo. Hồi sinh viên LKSN té lầu chết ở trường Y Khoa, báo đăng nói là tai nạn nhưng không biết từ đâu bạn tôi khẳng định đây là một vụ ám sát,
thanh toán lẫn nhau và anh đau đớn, tức giận lắm. Người với người, chả lẻ không còn cách nào để có thể đối với nhau phải chăng hơn hay sao? Câu hỏi này theo anh rất lâu; anh ra trường, làm y sĩ tiền tuyến, ở lại với thương bệnh binh ngày thành phố di tản và vào tù. Đến lúc này anh đã có câu trả lời cho điều ám ảnh nhiều năm trước: Không phải không có cách mà là dường như người ta không cần và cũng không
muốn phải chăng với nhau. Đau thật, nỗi đau quặn thắt tim gan.
Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phơ? Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may Thiết Lập, vậy bạn có biết cà-phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó chéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung Tâm Thực Nghiệm Y Khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng không biết do ai đặt, gọi riết thành quen chứ thực sự dường như quán không có bản hiệu, và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cữa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.
Cà- Phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt là loại nhạc “mệt mỏi” cở “đại bác đêm đêm…” hay “đàn bò vào thành phố…” đã trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà- phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán – những thanh niên xốc
xếch một chút, “bụi” một chút – đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Lỵ
Đến Hồng không chỉ có nghe nhạc về quê hương, chiến tranh và thân phận; ở đây còn có thể đọc về những điều đó. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà-phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ.
Hồi Nguyễn Đăng Trừng chuẩn bị ứng cử vào Tổng Hội Sinh Viên, ban tham mưu của anh ta thường gặp nhau ở cà-phê Hồng và khi Trừng thành chủ tịch, Đặng Tấn Tới phụ trách tờ Nội San Sinh Viên, mặc dù lúc đó đã có trụ sở ở số 4 Duy Tân, rất nhiều anh em cũng vẫn thường kéo nhau đến cà-phê Hồng. Những ai hồi đó nhỉ? Đông lắm và vui lắm; vui và có ý nghĩa vì dường như tất cả đều muốn làm một điều gì.
Tôi nói dường như bỡi vì, nhiều năm sau thực tế đã chứng minh là không phải chỉ có những người đến với phong trào sinh viên vì nhiệt huyết và lý tưởng, muốn một miền Nam tốt hơn, muốn bảo vệ hữu hiệu và xây dựng đất nước hoàn hảo hơn mà còn một số khác, dù không nhiều, đến với chủ tâm lợi dụng, coi phong trào như một cơ hội để phục vụ cho những ý đồ đen tối mà họ đang theo đuổi.
Say này, khi đã đắc thời, người công sản vẫn thường hảnh diện nhắc đến phong trào sinh viên, coi đó như là sản phẩm của họ. Ai cũng biết là không phải như vậy. Thật tội nghiệp cho những người cứ phải giả vờ như không biết; cứ phải ra rả như cái máy lặp đi lặp lại những điều mà chính họ cũng biết là không có thật.
Tôi đã đi quá xa rồi phải không? Xin lỗi, cho tôi được mượn cơ hội này để nói về tuổi trẻ của chúng ta một chút, tôi đang trở lại với cà-phê Hồng đây. Hồng là ai? Tôi không biết, quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó, Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xan lòng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và đều ít nói, ít cười; cái kiểu ít nói ít cười làm chết người ta. Còn cái dáng đi nữa, bạn còn nhớ không? Làm ơn nhắc giùm để tôi tả cho chính xác đi, khó quá. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những lời hát khó giải thích nhưng dễ cảm nhận như “vết lăn, vết lăn trầm” hay “vết chim di” gì đó có lẽ có thể mượn để hình dung ra dáng đi của mấy cô chủ cà-phê Hồng; nó nhẹ lắm, êm ái thước tha lắm và cũng lặng lờ khép kín lắm. Chính cái vẻ lặng lờ vừa như nhu lệ thẹn thùng, vừa như kênh kiệu kêu sa, vừa lãng đãng liêu trai đó đã làm khổ nhiều trái tim trai trẻ lắm, rất nhiều.
Giữa những năm 80, sau nhiều năm bầm dập ở nhiều trại giam khác nhau, tôi về lại Sài Gòn và có nhiều lần đi qua đi lại ở đường Pasteur. Cà-phê Hồng không còn, dãy phố nhỏ buồn thiu, im lìm và trống vắng như nét ảm đạm chung của toàn thành phố một thời rộn rã của chúng ta. Đối diện nơi quán cũ, gần cuối bờ thành viện Pasteur là một bãi rác khổng lồ, ruồi nhặng đen gật và mùi hôi thối nồng nặc, trùm tỏa; ở
đó, hàng trăm ông lão bà cụ; hàng trăm trẻ em trai gái tranh nhau giành giật, đào móc từng chút sắt vụn, từng mảnh nhỏ nylon. Tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn cảnh não lòng này và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Anh em ta có bao giờ tự thấy là dường như mình đã đắc tội, đã phụ lòng, đã không làm hết, đã không cố gắng đủ để bảo vệ cho những gì cần bảo vệ, giữ gìn hay không? Và những người bên kia, có bao giờ nghĩ lại và tự hỏi họ đã nổ lực để đạt đến điều gì? có xứng đáng cà cần thiết không? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những
uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào? Ai có thể trả lời được về số phận của những con người nhỏ nhoi trong nổi tan tác chung của cả một dân tộc!
Viện Đại Học Vạn Hạnh mở cữa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý: Hào quang của phong trào Phật giáo đấu tranh từ nhiều năm dồn lại, cùng với những tên tuổi chính tri. Trí Quang, Thiện Minh, Huyền Quang, Hộ Giác…,những cổ thụ văn hóa Minh Châu, Mãn Giác, Tuệ Sĩ, Trí Siêu, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tôn Thất Thiện…đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân nhất.
Ở Sài Gòn, ngoài viện Đại Học Vạn Hạnh và các trường Bồ Đề, Tổng vu. Giáo Dục và Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo còn nhiều cơ sở trực thuộc khác như cư xá Quảng Đức ở đường Công Lý, trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội ở chùa Ấn Quang…, nói chung là dân Vạn Hạnh có nhiều chỗ để lui tới, để “dụng võ” lắm; tuy nhiên, dường như “tổng đàn” của Vạn Hạnh không nằm ở những nơi chốn “thâm nghiêm” này,
nó đặt tại một tiện cà-phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó chéo về phía chơ. Trương Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thước, có vẻ chữ nghĩa. Chừng đó là quá đủ, quá đạt để phe ta tụ lại:
Các anh chị em thuộc khối Văn Thể Mỹ của thầy Phạm Thế Mỹ tấp vào nói chuyện văn nghệ; nhóm làm thơ tre? Nguyễn Lương Vy., Võ Chân Cửu -lúc đó đang lên và đang chiếm đều đặng nhiều cột thơ trên báo Khởi Hành – ngồi đồng từ sáng đến tối để…làm thơ; những “chuyên viên xuống đường trong sáng” chụm đầu lại để bàn kế hoạch; những “chuyên viên lợi dụng xuống đường” cũng chụm đầu lại để bàn quỷ
kế và đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau ở Nắng Mới.
Đại học Vạn Hạnh có một phân khoa mà bên Văn khoa không có: Phân khoa báo chí. Vạn hạnh còn có một lợi thế như là một sự ưu đãi đặc biệt vì nhu cầu giáo dục là phân khoa sư phạm thi tuyển và được tăng một tuổi theo luật động viên. Vì lẽ đó anh em đến với Vạn Hạnh đông lắm; không khí ở Vạn Hạnh hào hứng và sôi nổi lắm. Mỗi lần có đợt tranh đấu, xuống đường, ngày Vạn Hạnh chạo rạo, đêm Quảng Đức
không ngủ, sáng Nắng Mới không có chỗ ngồi. Vạn Hạnh như một lò lửa, một điểm nóng, một trung tâm. Tiếc thay đàng sau những nhiệt tình trong sáng; những lý tưởng vô cầu là những bóng đen rình rập, những nanh vuốt hờm sẵn.
Hình như Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh, sống theo Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nó chứng kiến cảnh Nguyễn Tổng cởi áo thầy tu, đi tiếp thu một trường Trung học; Nguyễn Lương Vy. bỏ bộ mặt hiền thi sĩ đóng vai mặt lạnh ở phòng giáo dục Phú Nhận; Vỏ Như Lanh xông xáo từ Thành Đoàn qua báo Tuổi Trẻ; Trần Bá Phương làm chúa một trại giam, gọi đẹp đẽ là hiệu trưởng trường giáo dục lao động và còn nhiều lắm, kẻ thù mai phục và bạn bè bạc bẽo trở cờ; tất cả thành một bầy kên kên nhởn nhơ trên nỗi khổ của anh em, nỗi đau của cả dân tộc.
Ngày tôi về lại Sài Gòn sau nhiều năm phải xa, cà-phê Nắng Mới không còn; Đại học Vạn Hạnh biến thành một cư xá sinh viên, áo thun quần lót treo la liệt từ trên xuống dưới, quang cảnh vừa đìu hiu vừa bát nháo nhìn thấy mà đứt ruột. Nghe nói núi sách của thư viên bị lấy hết, đốt sạch. Thầy Minh Châu dời lên một Phật học viên nhỏ trên đường Võ Di Nguy gần Trung Tâm Tiếp Huyết; thầy Quảng Độ bị quảng thúc đâu đó tuốt ngoài Bắc; thi sĩ, thầy Bùi Giáng lang thang ngạo đời ở đầu phố cuối chợ; không lâu sau đó Đại Đức Tuệ Sĩ, Trí Siêu lần lược bị bắt. Vạn Hạnh không còn gì, thật sự không còn gì. Những con người cũ tứ tán muôn phương. Cái nơi chốn đầy sức sống và niềm tin ngày nào giờ tiêu điều buồn bã như giòng kinh nước đen uể oải dưới chân cầu Trương Minh Giảng.
Mấy năm trước đây tôi có được đọc một bài báo, nội dung của nó cũng thường thường không có gì đặc biệt lắm; tuy nhiên bài báo có nhắc đến một chi tiếc làm tôi ngẩn ngơ nhiều ngày. Tác giả đã nói về một quán cà-phê thân quen: Quán Chi. Chi ở Dakao. Thật ra đây không phải là quán cà-phê mà là quán trà; mà thật ra có lẽ cũng không thể gọi là quán trà mà chỉ có thể nói là chỗ uống trà ở nhà chị Chi mới hoàn toàn đúng. Bạn hãy tưởng tượng giùm tôi cái khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp hát Văn Hoa Dakao, ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè; ở đó không có cái ồn ào náo nhiệt như ngoài Trần Quang Khải, khúc đổ về Tân Định, cũng không có cái tập nập mắc cưởi của đoạn Lê Văn Duyệt hướng về Lăng Ông; nó trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm.
Nhà nào cũng nhỏ, cất cao hơn mặt đường mấy bực tam cấp xi măng, mở cữa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chi. Chi ở một trong những ngôi nhà này. Làm sao để nhận ra?
Không biết, tôi đã nói là không phải quán xá gì cả mà, chỉ là tới nhà bà chị uống trà chơi vậy thôi và đã là nhà bà chị thì phải tự biết chớ, cần gì hỏi. Phòng khách- được gọi là quán- chi. Chi nhỏ lắm, chắc độ chín mười thước vuông gì đó, chỉ đủ chỗ để đặc ba bốn chiếc bàn nhỏ. Nhà không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà”. Giang sơn của chi. Chi chỉ có vậy và chị mở “tiệm”. Khách đến với chi. Chi không phải coi bản hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo trên đài địa phương hay đọc giới thiệu trên báo chợ báo bán gì cả, mà hoàn toàn do thân hữu chuyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà-phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chác nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân
tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho vài hốp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc , ấm đôi và ấm bư. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh – loại bánh đặc biệt của chi. Chi- nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm vô cùng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm.
Đến với chi. Chi có cái thú vị là được hưởng một không khí thân mật, thoải mái như đang ngồi trong nhà của mình; điều thích nữa là không bao giờ phải bận tâm đến chuyện tiền bạc gì cả; muốn đến lúc nào cứ việc đến, không có tiền thì chỉ cần ngồi cười cười, chi. Chi sẽ nói giùm cho bạn điều bạn khó nói: “cuối tháng chưa lãnh măng đa phải không? Uống gì nói chị lấy”. Chưa hết đâu, khi đã thân, đã thành “bạn của chi. Chi”, hai lần mỗi năm vào khoảng trước Giáng Sinh và hăm ba ông táo về trời bạn sẽ được chi. Chi kêu “đến chị chơi”. Đến chị chơi có nghĩa là đến uống trà mà không phải trả tiền và nếu gặp lúc chi. Chi vui và khoe?, “chơi” còn có nghĩa là có bánh bèo tôm chấy hay bánh hỏi thịt nướng kèm thêm nữa.
Khách của chi. Chi không đông, giá nước ở chi. Chi không đắc vì vậy chắc chắn chi. Chi không sống bằng “cữa tiệm”, chị bán cho vui, bán mà như kêu anh em góp chút tiền cho chị để chị nấu giùm chút nước uống cho vui. Mà quả tình ở chỗ chị Chi vui thật, vui vì những đậm đà tình nghĩa.
Hồi đó chi. Chi đã khá lớn tuổi, bây giờ sợ chị đã lìa xa chúng ta hoặc nếu không thì cũng không còn đủ sức để nấu nước giùm cho ai được nữa. Quán chi. Chi chắc không còn nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chi. Chi bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cu- Tôi nghĩ anh chị em cũng không hẹp lòng gì mà không cho tôi nói lời đại diện này
Cuộc đời chúng ta đẹp vì những niềm vui nho nhỏ không tên; Sài Gòn của chúng ta đáng nhớ vì những dễ thương nho nhỏ không tên. Chị Chi, chị đã cho chúng tôi những niềm vui ấy; chị đã góp cho Sài Gòn một phần của cái dễ thương ấy. Cảm ơn chị.
Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà-phê mới, những quán sau này thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Café Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng…Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ – Hình như là Đào Duy Từ – gần sân vận động Cộng Hoà có một quán cà-phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa Lạ Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giả thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lang xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những
náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướng của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những bi cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất …Đa Lạt
Ngày khai trương, Đa La đã mời được Linh Mục Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt đến dự và đã chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hữu Hà…
Chừng đó là đủ chết người ta rồi, dân Đại Học Xá kéo qua, dưới Sư Phạm, Khoa Học lên; Y Khoa; Phú Thọ xuống; cả Petrus Ký, Chu Văn An nữa là đủ bộ, quanh quanh khu Ngả Sáu chấm Đa La và dồn tới. Những ngày đó Đa La đông vui lắm, nó trở thành một chốn tụ tập hết sức văn nghệ; nó đã chứng kiến sự nở hoa của nhiều mối tình và cũng chia xẻ sự héo tàn của nhiều mối tình khác, nó có thể tiếp tục buồn vui với những người bạn trẻ như thế nếu như đất nước không có những đột biến to tát: Biến cố Tết Mậu Thân với cảnh nhà cháy người chết ngay tại thủ đô Sài Gòn; rồi tổng công kích đợt hai; rồi tổng động viên lần thứ
nhất năm 1968; quân sự học đường; tổng động viên lần thứ hai 1972; tất cả những điều đó đã làm thay đổi rất nhiều nhịp sống chung và tát động sâu xa đến suy nghĩ và hành động của từng con người. Đa La vắng dần những người khách cũ, lưa thưa có thêm những người mới với dáng vẻ ủ dột trầm ngâm hơn, lác đác những bộ đồ vàng quân sự học đường, những bộ đồ phép Thủ Đức, những bộ đồ lính thứ thiệt của nhiều quân binh chủng vội đến, vội đi. Đa La lần lược nhận được tin tức về nhiều người bạn cũ không bao giờ còn trở về; Đa La tiếp tục có thêm nhiều buổi cà-phê cuối cùng để tiễn những người đến lược ra
đi. Đa La không vui và những người bạn của Đa La cũng không vui bỡi vì cả đất nước không vui, cả dân tộc đang muộn phiền.
Đa La còn đến lúc nào? Đóng cữa bao giờ tôi không biết, có điều là đã có thời Đa La giống như một tri kỷ của nhiều người, nó cũng buồn, cũng vui, cũng hy vọng, cũng rã rời, cũng phấn chấn, cũng mệt mỏi, cũng khóc, cũng cười, cũng muốn ngoan ngoản xây dựng, cũng thích tung trời phá phách, cũng tỉnh, cũng điên, nói chung là nó chung chịu với bạn bè những tháng ngày nhiều chuyện, dễ thương lắm và đáng nhớ lắm, một chút Sài Gòn.
Hồi đã vào Thủ Đức tôi còn rất nhiều dịp để ngồi cà-phê Hân, đường Đinh Tiên Hoàng. Thật ra phải nói tôi bị bắt buộc phải ngồi ở đó vì thời gian trong quân trường tôi thuộc loại con bà phước; gia đình ở xa, người yêu thì mặc dù đã quen từ thời còn ở tỉnh nhỏ quê nghèo những cũng vẫn chưa qua được giai đoạn “mặt ngoài còn e”, cuối cùng tôi chỉ còn bạn bè. Hồi đó mỗi lần đi phép, xe quân trường sẽ thả xuống và đón về ở khu Mạc Đỉnh Chi, gần Hội Việt Mỹ; tuy nhiên dạo đó tình hình sôi động lắm, quân trường lúc cắm trại, lúc xả phép, không chắc lúc nào có thể về được vì vậy tôi chỉ có thể nhắn chung chung là “đón tao ở Hân”, phòng hờ có trục trặc gì thì bạn bè kể như đi uống cà-phê chơi với nhau, đỡ sốt ruột. Tôi thật sự vui mừng và cảm động, chưa bao giờ tôi đến Hân mà không có người chờ, cũng chưa bao giờ tôi chờ ở Hân mà không có người đến. Bạn bè! Biết nói sao cho đủ cái nghĩa đặc biệt của hai chữ ấy.
Hân là quán cà-phê thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự chính trị, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy tốt lắm, đáng trân trọng lắm chứ; tuy nhiên, dường như có một chút gì rất xa, rất lạ với một người lính. Thật tình tôi chỉ là một người lính bất đắc dĩ, lệnh tổng động viên giới hạn tuổi ở đại học, ông tướng Đạm không ký giấy hoãn dịch nữa thì trình diện; tôi rời Sài Gòn cũng chưa được bao lâu, ở Thủ Đức thì cũng chỉ mới là lính
tập sự, lính sữa; đã có tối nào nhìn toán tiền đồn lầm lũi đi vào đất địch để phục kích, để lấy tin đâu mà hiểu được nỗi cô đơn; đã có đêm nào trùm poncho ghìm súng ngồi dưới mưa giữa vòng vây quân địch đâu mà biết được cái cảm giác trống vắng, khiếp hải; đã bao giờ ôm thân thể thủng nát của một đồng đội rạp người dưới làn đạn thù, nhìn máu chảy cho đến hết đâu mà hiểu được nỗi bi uất, tuyệt vọng; vậy mà tôi đã tự nhân danh là một người lính để cảm thấy xa la,ĩ lạc lõng với Hân, với Saigon. Kỳ cục không? Cảm giác của tôi lúc ấy lạ lắm, khó nói lắm; nhưng tôi không có thì giờ để suy nghĩ, để phân tích điều gì, tôi đang đi phép mà, cho tôi nghỉ một chút, chơi một chút dù cả lúc chơi, lúc nghỉ tôi đều bị cái cảm giác lạ lạ, khó nói kia ám ảnh. Sau này, Nhà văn Thế Uyên có viết một quyển tạp bút tựa là “Mười ngày phép của một người lính” tôi đọc và thấy nhẹ nhàn thơ thới lắm; đại khái tác giả đã nhân danh một người lính mà đặc vấn đề với những con người, những cách sống, nói chung là với một hậu phương mà ông cho là bất xứng. Tôi nhẹ nhõm vì ông Thế Uyên đã nói giùm tôi cái mà tôi gọi là cảm giác khó nói ở trên.
tập sự, lính sữa; đã có tối nào nhìn toán tiền đồn lầm lũi đi vào đất địch để phục kích, để lấy tin đâu mà hiểu được nỗi cô đơn; đã có đêm nào trùm poncho ghìm súng ngồi dưới mưa giữa vòng vây quân địch đâu mà biết được cái cảm giác trống vắng, khiếp hải; đã bao giờ ôm thân thể thủng nát của một đồng đội rạp người dưới làn đạn thù, nhìn máu chảy cho đến hết đâu mà hiểu được nỗi bi uất, tuyệt vọng; vậy mà tôi đã tự nhân danh là một người lính để cảm thấy xa la,ĩ lạc lõng với Hân, với Saigon. Kỳ cục không? Cảm giác của tôi lúc ấy lạ lắm, khó nói lắm; nhưng tôi không có thì giờ để suy nghĩ, để phân tích điều gì, tôi đang đi phép mà, cho tôi nghỉ một chút, chơi một chút dù cả lúc chơi, lúc nghỉ tôi đều bị cái cảm giác lạ lạ, khó nói kia ám ảnh. Sau này, Nhà văn Thế Uyên có viết một quyển tạp bút tựa là “Mười ngày phép của một người lính” tôi đọc và thấy nhẹ nhàn thơ thới lắm; đại khái tác giả đã nhân danh một người lính mà đặc vấn đề với những con người, những cách sống, nói chung là với một hậu phương mà ông cho là bất xứng. Tôi nhẹ nhõm vì ông Thế Uyên đã nói giùm tôi cái mà tôi gọi là cảm giác khó nói ở trên.
(Đoạn sau đây lẽ ra không có trong bài viết này, nhưng tôi vừa nhắc đến nhà văn Thế Uyên với một cách nói được hiểu như là một sự mến mộ vì vậy nên tôi xin phép nói thêm vài đều trong cái ngoặc đóng này. Đúng, có một thời gian rất dài tôi mến mộ ông Thế Uyên. Tôi mê Thế Uyên từ truyện ngắn ” Những Kẻ Thuộc Bài”. Đại khái chuyện muốn nói là mỗi chúng ta đều học được từ sách vở, học đường, tôn giáo và nhiều nguồn giáo dục khác những điều tốt đẹp; thật đáng buồn, thực tế không giống như những gì ta được dạy. Trong cuộc đời có quá nhiều những kẻ không thuộc bài, có quá nhiều những ngụy quân tử, nói rất đúng bài vở nhưng chính họ lại làm khác và Thế Uyên nhân danh một người thuộc bài, phê phán về điều đó. Tôi đã từng có lúc bạo gan nghĩ là mình cũng thuộc loại thuộc bài nên hết sức thông cảm và chia xẻ nỗi buồi của Thế Uyên, ủng hô. Thế Uyên. Về sau Thế Uyên lập nhà xuất bản Thái Độ, lại đúng nữa, xã hội của chúng ta quả là có nhiều vấn đề cần tỏ thái độ và tôi lại tiếp tục ủng hô. Thế Uyên dù tôi chưa bao giờ gặp gỡ hay quen biết gì với ông. Tôi giữ một tình cảm rất đặc biệt về Thế Uyên cho đến năm 1979. Hồi đó các trại tù đã được thăm nuôi và tôi được bạn bè lén lút gởi cho tờ báo Đứng Dậy hay Đối Diện gì đó của nhóm Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan; trong tờ báo này có một bài viết của Thế Uyên, anh ta kể về một cái Tết ở trại giam Kàtum. Nhà văn lớn có khác, tả tết thì đúng là tết, có thịt cá bánh trái ê hề, có cà-phê thuốc lá vui vẻ, có giọng nói tiếng cười ” hồ hỡi phấn khởi”, có những khuôn mặt rạng rỡ tin yêu, có các cán bộ khoan hòa nhân ái như những nhà tu; đặc biệt là cảm tưởng sung sướng xúc động của tác giả khi được đứng nghiêm chào lá cờ máu trong ngày đầu năm. Tôi đọc bài báo mà buồn lắm, buồn ghê gớm lắm. Tôi biết là trong hàng ngũ những kẻ không thuộc bài đã có thêm một người và tôi tự buộc mình phải quên hai chữ Thế Uyên đi, thật đau lòng nhưng phải quên, nhất định).
Tôi xin trở lại với cà-phê Hân và xin làm ơn bỏ qua một bên cái cảm giác xa lạ của riêng tôi. Hân vốn tự nó là một nơi chốn hết sức đáng yêu và chắc chắn là một nơi chốn rất đáng nhớ của nhiều người. Về sau, ở đối diện với Hân người ta mở thêm quán cà-phê Duyên Anh ( Không biết nơi này có liên quan gì với nhà văn Duyên Anh hay chỉ là tên đặt bỡi một người chủ ái mộ nhà văn này). Hai tiệm cà-phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, cả hai đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Thống Nhất – Cường Để và các anh em bên khu Đài Phát Thanh, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị hướng Phan Đình Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ mỉm cuời và sẽ thấy rất gần gũi, rất thân thiết.
Tôi vừa mời các bạn đi thăm một vòng mấy quán cà-phê mà chắc nhiều anh em trong chúng ta từng quen biết, từng có những gắn bó thế này hay thế khác. Tôi xin ngừng ở đây nhưng anh em có thể tiếp tục đến những nơi chốn kỷ niệm khác của riêng mình. Tôi biết anh em đều là những người nặng tình cho nên tôi tin là mỗi hẻm nhỏ, mỗi góc phố, mỗi hàng cây, mỗi cổng trường đều thấp thoáng bóng hình của tuổi nhỏ, của quê xưa. Tôi xin nhắc là anh em nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kiến cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêngtư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối với nhau cũng rất đẹp.
Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ.
Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, tặng tất cả những ai còn có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở đâu đó, nơi quê nhà.
Nguyễn Mạnh An Dân
No comments:
Post a Comment