Ngày 5 tháng 5 năm 1975, bố tôi đứng trước cửa nhà nhìn những tủ sách giáo khoa của ông và của anh tôi, trong đó có cả những tập giáo trình lý, hóa, vạn vật anh soạn rất công phu in bằng máy roneo, những giáo trình và tài liệu bằng tiếng Pháp và Anh về phương pháp sư phạm, một bộ sưu tập hình nghệ thuật đen trắng, sách kỹ thuật in rửa (thú giải trí của anh tôi ngoài giờ đứng ở bục giảng là chụp hình nghệ thuật), các clips tài liệu báo chí, sách truyền thanh, truyền hình, các cuốn sổ tay ghi nhật ký công tác, dữ kiện thời cuộc và biên niên thời sự ghi trên phiếu (cards) từ năm 1964 cho đến ngày 29-4-1975, bộ sưu tập tạp chí Life, Newsweek, Time và Paris Match khá đầy đủ, các bản thảo phóng sự, ký sự truyền thanh và các băng ghi âm tại mặt trận, hình ảnh trong suốt 11 năm hành nghề truyền thông của tôi, bị các thanh niên đeo băng đỏ xông vào nhà lục lọi và lôi ra chất đống trên những xe ba gác rồi kéo mang đi đốt.Nhiều gia đình khác trong cái ngõ hẻm nhà tôi cũng chịu chung số phận. Dân chúng Saigon gọi những thanh niên mang băng đỏ là “cách mạng 30-4”, nhưng cá nhân, tôi cho rằng đó là một loại “hồng vệ binh” tương tự như những gì xảy ra tại Hoa lục trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”. Theo cổ sử Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng cũng có đốt sách, nhưng còn biết ra lệnh cho quan quân chỉ đốt sách của bọn “hủ nho”. Ngược lại các phần tử được mệnh danh là “cách mạng 30-4” xông vào nhà người dân lôi đi “tất tần tật” mọi thứ văn hóa phẩm và cứ sách nào có chữ lại chua thêm tiếng Anh, tiếng Pháp thì chắc chắn chúng là sách “đồi trụy, phản động” rồi, “chúng tôi cho vào lửa hết”.(trích lời anh chàng trưởng toán thanh niên xung kích chống văn hóa đồi trụy trong khu xóm tôi ở.)
Họ có cho vào lửa hết không thì chuyện này phải xét lại. Bởi vì sau khi đi tù về năm 1989, nhìn thấy căn nhà “sạch sành sanh” không còn thấy bóng dáng nào của chữ nghĩa ngoài mấy cuốn giáo trình của ông anh, tôi có ý định gầy dựng lại một tủ sách, nhưng lúc đó còn đói quá chưa làm gì được. Sau một thời gian lao động chân tay là “vinh quang”, cuối năm 1989, tôi bắt đầu la cà trong những ngày cuối tuần tới các “hẻm sách cũ” trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Văn Ngà, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Văn Học... mới khám phá ra rằng nếu có tiền, tôi có thể mua lại khá đầy đủ những thứ văn hóa phẩm mà gia đình tôi bị “cách mạng 30-4” mang đi. Một chủ nhân một tiệm bán sách báo cũ (dĩ nhiên là phải bán chui) nói thẳng, không cần che giấu: “Những thứ này do bọn 30-4 cung cấp, nhiều sách báo rất quí, nhưng dốt nên chúng bán đồng giá, tụi tôi mua dần, rồi bán lại giá cao hơn kiếm tiền mua gạo”. Điều đặc biệt là không một nhà bán sách báo cũ nào là không có vài chục số “Playboy”, “Penhouse”, loại tạp chí chuyên khoe thân thể phụ nữ Mỹ. Dù giá cả vào lúc đó khá đắt, nhưng chúng bán chạy như tôm tươi cho “bộ đội cao cấp của cụ Hồ” hay những viên chức nhà nước hái ra tiền, bắt đầu tập tọng ăn chơi hủ hóa.
Đó là thực tế mà phần lớn người Saigon đều biết, đều trải qua. Nhưng về phía thắng trận họ nghĩ như thế nào mà lại cho mở chiến dịch đốt sách sau khi chiếm được Miền Nam thì chưa có ai biết cho đến khi nó được tiết lộ trong tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, xin trích ở trang 210:
“Năm 1953, khi từ Việt Bắc trở về ông Võ Văn Kiệt được phân công trở lại Bạc Liêu làm Phó Bí thư Tỉnh Ủy, Bí thư là ông Ung Văn Khiêm. Ông Kiệt đã cùng với các đồng chí của mình xây dựng một ‘xã hội lý tưởng’ trong ‘vùng giải phóng’: cách mạng cấp hàng trăm nghìn hec-ta đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ tô tức của địa chủ, phát triển các mặt chính trị, y tế, giáo dục. Ông Kiệt nhớ lại: An ninh tuyệt vời, nhà không khóa, vườn không phải rào, vệ sinh từ nhà đến xóm ấp đều sạch sẽ, dân chúng hát những bài ca cách mạng, xem văn công cách mạng. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận vào năm 1975, ông cũng muốn xây dựng Saigon thành một ‘xã hội lành mạnh’ như ông đã từng làm ở Bạc Liêu (trong vùng giải phóng). Cũng như nhiều địa phương lúc bấy giờ, một trong những công việc đầu tiên mà chính quyền quân quản Saigon ra tay là “chiến dịch càn quét tàn dư văn hóa phản động và đồi trụy”. Thành đoàn Thanh Niên Cộng sản đứng ra thực hiện chiến dịch này”.
Đọc đoạn trích dẫn trên người ta mới hiểu rằng cái chiến dịch “hốt sách” và “đốt sách” một cách xuẩn đông và thiếu văn minh đó mang hơi hướng nét văn hóa của người “rừng” vào thành phố trên thực tế bắt đầu từ ngày 5-5-1975, nhưng chính thức “ra quân” là vào ngày 23-5-1975, thực ra chỉ là hậu quả mộng mị của ông Kiệt và sự mù quáng của một tầng lớp thanh niên bị đầu độc bởi hoang tưởng và bị lợi dụng hay chính họ cũng lợi dụng thừa nước đục thả câu. Khi Huy Đức trích dẫn chủ trương “xây dựng một xã hội lý tưởng”, một số người bên thua cuộc có thể khó chịu và lồng lên giận dữ, nhưng nếu so sánh chủ trương cái xã hội theo trí tưởng tượng của ông Kiệt ở vùng được gọi là giải phóng và cái xã hội ở Việt Nam bây giờ thì tôi sợ rằng rồi ra nếu ông Kiệt chưa qua đời, các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang hay cả Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ tìm cách đưa ông ra luận tội trước Quốc Hội y như phe Mao đưa “Tứ Nhân Bang” gồm Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Trương Xuân Kiều và Vương Hồng Văn vào tù năm 1976 vì đã giơ cao ngọn cờ văn hóa nhưng chính là làm lụn bại nền văn hóa văn minh cổ đại của Trung Hoa do cố ý quá tay, và sai lầm.
Những đoạn sau ở trang 211, 212 của “Bên Thắng Cuộc”, Huy Đức đã trích thuật lại báo Saigon Giải Phóng về các cuộc biểu tình ngày 23 tháng 5 năm 1975 mà tờ báo này gọi là “khí thế ra quân” của chiến dịch vô cùng sôi nổi: “Đoàn thanh niên nam nữ đi qua các đường phố và hô to khẩu hiệu đả đảo văn hóa ngoại lai đồi trụy, mất gốc phản động. Đi đầu là xe phóng thanh với một biểu ngữ dài có ghi: Đội thanh niên, sinh viên học sinh xung kích bài trừ văn hóa phản động...Đoàn biểu tình kéo dài hàng cây số đường, tất cả mọi người đều có một tấm biểu ngữ trên tay”.
Trí tuệ của những người “cách mạng” quen nếp sống và suy nghĩ trong một xã hội bưng bít, lừa phỉnh, bần cùng nên đã có những ý nghĩ thô thiển, giản dị về văn hóa. Không hiểu văn hóa như thế nào nên họ dễ dàng ghép những tĩnh tự vào sau chữ văn hóa để thực hiện những tờ truyền đơn và khẩu hiệu chữ nghĩa dao to búa lớn, kêu bong bong nhưng vô nghĩa. Người dân Miền Nam nghe thấy chướng nhưng họ cứ vẫn phải chịu đựng vì họ biết đằng sau những khẩu hiệu biểu ngữ đó là bạo lực, là cùm, là nhà tù. Chế độ biểu ngữ khẩu hiệu này phát sinh nhiều câu chuyện dân gian. Chẳng hạn như đã có một thời kỳ từ năm 1977, nơi công cộng nào cũng thấy hình Hồ Chí Minh đứng tươi cười. Ông ta khoác một chiếc áo khoác và giơ bàn tay phải lên như chào đồng bào. Dưới bức hình là một hàng chữ vàng trên nền đỏ: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Năm 1981, phong trào vượt biển bắt đầu nở rộ, cho nên nhiều lúc số vàng cần thiết mà người vượt biển cần nộp cho chủ tầu có khi lên tới 6, 7 lượng. Người dân nhìn thấy hình ông Hồ, vừa cười vừa chỉ vào bàn tay ông Hồ bảo nhau: “Bác chỉ lấy 5 cây là mỗi người chúng ta có thể đến bến bờ tự do ở Galang hay Bidong rồi. Rẻ chán!”
Ngoài ra, tác giả “Bên Thắng Cuộc” còn trích thuật một đoạn khác trong những bài tường thuật của tờ Saigon Giải Phóng cho thấy tại sao trong hơn hai thập niên của chính quyền Cộng sản, người dân Việt Nam bị tra tấn bởi những bài báo, những biểu ngữ, những khẩu hiệu đại loại như: “... Sau 20 năm cai trị, chúng (chính quyền Saigon) đã để lại môt sự băng hoại sa đọa, đầy rẫy người ăn xin, cao bồi, gái điếm nghiện nghập, một nền kinh tế ăn bám, thiếu sản xuất, một nền văn hóa nô dịch, mất gốc, đồi trụy, phản động...chúng đã cho nhập hàng loạt sách báo, phim ảnh dâm ô, cổ động chủ nghĩa khoái lạc vật chất, xô đẩy thanh niên vào hố sâu tội lỗi (trích báo Saigon Giải Phóng ngày 25-5-1975)”.
Nhưng không may, tuyên truyền theo cách dùng tất cả những từ ngữ xấu xa nhất ném vào mặt kẻ thù như cái loa Saigon Giải Phóng có ngày những thứ ấy giống như chiếc những “boomerang” quay ngược lại mình. Và quả thật, ngày nay ngay trên báo chí ở trong nước phản ảnh hàng ngày, cái xã hội mà ông Kiệt gọi là “xã hội lý tưởng” ở Việt Nam có đầy đủ những yếu tố y chang những gì mà tờ báo Saigon Giải Phóng ngày 25-5-1975 cáo buộc xã hội Miền Nam trước 30-4-1975, nhưng có điều mức độ nghiêm trọng vượt xa những gì mà phía thắng trận có thể tưởng tượng ra được.
Trong bài này, tôi thấy cũng chẳng phải trích dẫn nhiều về hậu quả của những điều quá đáng mà nhà cầm quyền quân quản đã thực hiện trong chiến dịch gọi nôm na là “hốt sách và đốt sách” vào những năm tháng đầu tiên sau Miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản. Nhưng có một trích dẫn khác mà chỉ cần đoạn ngắn đã đủ để hiểu lý do tại sao mà cho đến nay đã là năm thứ 38 của người thắng trận, Việt Nam vẫn ì ạch trong các kế hoạch đổi mới và phát triển kinh tế. Sau đây là một thoáng nhận định của tác giả Huy Đức về chiến dịch “bài trừ văn hóa đồi trụy” dựa trên sự nhìn nhận của ông Võ Văn Kiệt:
“Tuy nhiên, trong một không khí hết sức cách mạng của những người mới từ trong rừng ra, ‘sự nhầm lẫn’ hay ‘quá tay’ là không thể tránh được. Những đội ‘thanh niên xung kích’ nhiều khi không cần phân biệt những sách y học có vẽ cơ thể người với những tranh ảnh khỏa thân, khiêu dâm, không phân biệt được sách triết học với sách chống Cộng. Nhiều trí thức đã tìm gặp ông Kiệt để phản ánh tình hình, nhưng-như ông Kiệt đã nhận định-cả tôi và chính quyền đã mất khá lâu mới nhận ra được những sai lầm đó”.
Trong khuôn khổ của thời kỳ “chính nghĩa khẩu hiệu” mà người dân Miền Nam gọi là chính quyền quân quản, kế hoạch được mang cái tên thật kêu “chống văn hóa đồi trụy” tuy dựa trên những lời cáo buộc mơ hồ, nhưng kết quả lại tàn khốc ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, đó việc nhà cầm quyền Cộng sản chính thức bắt thanh niên cạo râu, cắt tóc ngắn và không được mặc quần ống loe và nếu không nghe sẽ bị chặn ngoài đường và bị xén. Người dân Saigon đã chứng kiến nhiều phản ứng có tính chất dọa nạt, trừng trị, trả thù của các đội thanh niên xung kích và cả bộ đội Cộng sản đối với những thành phần không nghe theo hoặc không biết lệnh lạc trên. Tác giả “Bên Thắng Cuộc” chỉ xác nhận lại những gì đã xảy ra giống như một sự truy bức để trả thù dân chúng Miền Nam của những người từ trong rừng ra trên trang 214:
“Có những người dân ở Saigon khi thấy ‘quân giải phóng’ đã vội nhuộm đen quần áo của các thành viên trong gia đình. Trong những show diễn hiếm hoi sau ngày 30-4-1975, nhiều nghệ sĩ Saigon lên sân khấu mà không dám trang điểm. Nhiều người nghĩ chân thành, cách mạng về là không còn son phấn, giầy cao gót. Nhưng các thứ quân áo mà Ban Bí Thư gọi là ‘lai căng’ chỉ một thời gian ngắn sau trở thành sự thèm khát của những thanh niên lớn lên ‘dưới mái trường của xã hội chủ nghĩa’. Khi chiến tranh chưa kết thúc ít có thanh niên Miền Bắc nào có hơn hai bộ quần áo, chủ yếu bằng vải sợi xanh, ít có cô gái nào được cái quần lụa và chiếc áo ‘Hong Kong’ bằng vải ‘phin’. Sau ngày 30-4-1975, những cán bộ Miền Nam tập kết lần lượt về thăm quê, một số bộ đội cũng bắt đầu được xuất ngũ hoặc về phép thăm nhà. Trong cuộc họp ngày 16-6-1975, Ban Bí Thư cũng cho “một số ý kiến” bổ sung cho Chỉ thị 181 của Thủ Tướng theo đó: sự kiểm soát việc ra vào tại vùng mới giải phóng cần được tăng cường chặt chẽ...Việc mang hàng hóa từ Miền Nam ra Miền Bắc phải được kiểm soát nghiêm ngặt ngăn cấm bọn buôn lậu đầu cơ”.
Tuy nhiên, đằng sau chỉ thị này là gì, nếu không phải là Ban Bí Thư sợ rằng những cán bộ và bộ đội vào trong Nam khi ra lại Miền Bắc thì bao nhiêu lời lẽ tuyên truyền gán cho Miền Nam những hình ảnh cơ cực thiếu đói của Hà Nội lộ diện hết. Thành thử trong suốt năm 1976, việc cán bộ và bộ đội từ Miền Bắc ra vào Miền Nam rất khó khăn, bị kiểm soát chặt chẽ. Nhưng theo Huy Đức thì Miền Bắc lúc đó cũng đã phải vất vả chống lại những biểu hiện được Ban Bí Thư đảng gọi là “văn hóa lai căng” không chỉ tràn ra từ Miền Nam, mà còn do thời điểm đó, những sinh viên du học từ Đông Âu, Liên Xô trở về nước mang theo thứ văn hóa và văn minh Tây phương vào Việt Nam bởi ảnh hưởng của trào lưu thế giới.
Cuối cùng là gì? Ngay cả người được “giải phóng” cũng đã phải dùng những biểu tượng của chế độ để làm thơ ta thán và diễu cợt của sự bất bình thường của chế độ. Tác giả Huy Đức trích dẫn một bài thơ dân gian:
Các-mác (Karl Marx) mà đến Việt Nam
Râu dài tóc rậm công an bắt liền
Các mác cầu cứu Ăng-ghen (Angel)
Ăng ghen cũng phải đóng tiền tóc râu
Truyền cho bốn biển năm châu
(Đến Việt Nam thì nhớ) Râu Mao Chủ tịch tóc đầu Lê-nin (Lenin).
(Mao Trạch Đông không có râu và Lenin thì không có tóc).
Chỉ cần đọc những vấn đề nho nhỏ này thôi, tác giả “Bên Thắng Cuộc” đã cho ngươi đọc hai ẩn dụ: Khi mới chiếm được một vùng đất mới, người chiến thắng có thể thực hiện những biện pháp cấp thời để bảo vệ an ninh tại mảnh đất mình vừa chiếm xong, nhưng nếu hãnh tiến mà xông ngay vào mặt trận văn hóa xã hội với một ý thức trả thù thì kết quả sẽ ngược lại và câu hỏi được đặt ra ngay: “anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh” (mượn ý một nhạc phẩm của nhạc sĩ Nhật Ngân, người đã quá cố), thứ đến chính sách nào dựa trên hoang tưởng thì kết quả sẽ chỉ là hoang tưởng và rối loạn. Về phía bên người thua cuộc: Chống Cộng không thể chỉ chống bằng khẩu hiệu tự chế, thùng rỗng kêu lớn mà phải nhìn vào thực tế, chấp nhận gian khổ, tỉnh táo, không dễ dãi nhìn đâu cũng thấy Việt Cộng hay tảng lờ số phận của 80 triệu người Việt Nam, để cuối cùng phải tìm mọi cách “biến đồng hương, đồng cảnh của mình thành kẻ thù, dễ dãi ngủ yên trong những ly nước đường người ta đưa cho.” Người chống Cộng không tự thắng được bản thân mình để chấp nhận tự do của một đất nước tự do như Mỹ thì công cuộc chống Cộng của họ cũng chỉ là: Đàn áp tư tưởng đồng hương bất đồng chính kiến, giống hệt như nhà cầm quyền Cộng sản hiện nay ở Việt Nam mà thôi. Đã đến lúc đồng hương cần mạnh dạn cầm chổi quét sạch đống xà bần này đi để tạo điều kiện cho những người còn giữ được tấm lòng với quê hương cũ gầy dựng một Đông Âu tại Việt Nam.
Vũ Ánh
(Còn tiếp)
Họ có cho vào lửa hết không thì chuyện này phải xét lại. Bởi vì sau khi đi tù về năm 1989, nhìn thấy căn nhà “sạch sành sanh” không còn thấy bóng dáng nào của chữ nghĩa ngoài mấy cuốn giáo trình của ông anh, tôi có ý định gầy dựng lại một tủ sách, nhưng lúc đó còn đói quá chưa làm gì được. Sau một thời gian lao động chân tay là “vinh quang”, cuối năm 1989, tôi bắt đầu la cà trong những ngày cuối tuần tới các “hẻm sách cũ” trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Văn Ngà, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Văn Học... mới khám phá ra rằng nếu có tiền, tôi có thể mua lại khá đầy đủ những thứ văn hóa phẩm mà gia đình tôi bị “cách mạng 30-4” mang đi. Một chủ nhân một tiệm bán sách báo cũ (dĩ nhiên là phải bán chui) nói thẳng, không cần che giấu: “Những thứ này do bọn 30-4 cung cấp, nhiều sách báo rất quí, nhưng dốt nên chúng bán đồng giá, tụi tôi mua dần, rồi bán lại giá cao hơn kiếm tiền mua gạo”. Điều đặc biệt là không một nhà bán sách báo cũ nào là không có vài chục số “Playboy”, “Penhouse”, loại tạp chí chuyên khoe thân thể phụ nữ Mỹ. Dù giá cả vào lúc đó khá đắt, nhưng chúng bán chạy như tôm tươi cho “bộ đội cao cấp của cụ Hồ” hay những viên chức nhà nước hái ra tiền, bắt đầu tập tọng ăn chơi hủ hóa.
Đó là thực tế mà phần lớn người Saigon đều biết, đều trải qua. Nhưng về phía thắng trận họ nghĩ như thế nào mà lại cho mở chiến dịch đốt sách sau khi chiếm được Miền Nam thì chưa có ai biết cho đến khi nó được tiết lộ trong tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, xin trích ở trang 210:
“Năm 1953, khi từ Việt Bắc trở về ông Võ Văn Kiệt được phân công trở lại Bạc Liêu làm Phó Bí thư Tỉnh Ủy, Bí thư là ông Ung Văn Khiêm. Ông Kiệt đã cùng với các đồng chí của mình xây dựng một ‘xã hội lý tưởng’ trong ‘vùng giải phóng’: cách mạng cấp hàng trăm nghìn hec-ta đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ tô tức của địa chủ, phát triển các mặt chính trị, y tế, giáo dục. Ông Kiệt nhớ lại: An ninh tuyệt vời, nhà không khóa, vườn không phải rào, vệ sinh từ nhà đến xóm ấp đều sạch sẽ, dân chúng hát những bài ca cách mạng, xem văn công cách mạng. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận vào năm 1975, ông cũng muốn xây dựng Saigon thành một ‘xã hội lành mạnh’ như ông đã từng làm ở Bạc Liêu (trong vùng giải phóng). Cũng như nhiều địa phương lúc bấy giờ, một trong những công việc đầu tiên mà chính quyền quân quản Saigon ra tay là “chiến dịch càn quét tàn dư văn hóa phản động và đồi trụy”. Thành đoàn Thanh Niên Cộng sản đứng ra thực hiện chiến dịch này”.
Đọc đoạn trích dẫn trên người ta mới hiểu rằng cái chiến dịch “hốt sách” và “đốt sách” một cách xuẩn đông và thiếu văn minh đó mang hơi hướng nét văn hóa của người “rừng” vào thành phố trên thực tế bắt đầu từ ngày 5-5-1975, nhưng chính thức “ra quân” là vào ngày 23-5-1975, thực ra chỉ là hậu quả mộng mị của ông Kiệt và sự mù quáng của một tầng lớp thanh niên bị đầu độc bởi hoang tưởng và bị lợi dụng hay chính họ cũng lợi dụng thừa nước đục thả câu. Khi Huy Đức trích dẫn chủ trương “xây dựng một xã hội lý tưởng”, một số người bên thua cuộc có thể khó chịu và lồng lên giận dữ, nhưng nếu so sánh chủ trương cái xã hội theo trí tưởng tượng của ông Kiệt ở vùng được gọi là giải phóng và cái xã hội ở Việt Nam bây giờ thì tôi sợ rằng rồi ra nếu ông Kiệt chưa qua đời, các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang hay cả Nguyễn Tấn Dũng cũng sẽ tìm cách đưa ông ra luận tội trước Quốc Hội y như phe Mao đưa “Tứ Nhân Bang” gồm Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên, Trương Xuân Kiều và Vương Hồng Văn vào tù năm 1976 vì đã giơ cao ngọn cờ văn hóa nhưng chính là làm lụn bại nền văn hóa văn minh cổ đại của Trung Hoa do cố ý quá tay, và sai lầm.
Những đoạn sau ở trang 211, 212 của “Bên Thắng Cuộc”, Huy Đức đã trích thuật lại báo Saigon Giải Phóng về các cuộc biểu tình ngày 23 tháng 5 năm 1975 mà tờ báo này gọi là “khí thế ra quân” của chiến dịch vô cùng sôi nổi: “Đoàn thanh niên nam nữ đi qua các đường phố và hô to khẩu hiệu đả đảo văn hóa ngoại lai đồi trụy, mất gốc phản động. Đi đầu là xe phóng thanh với một biểu ngữ dài có ghi: Đội thanh niên, sinh viên học sinh xung kích bài trừ văn hóa phản động...Đoàn biểu tình kéo dài hàng cây số đường, tất cả mọi người đều có một tấm biểu ngữ trên tay”.
Trí tuệ của những người “cách mạng” quen nếp sống và suy nghĩ trong một xã hội bưng bít, lừa phỉnh, bần cùng nên đã có những ý nghĩ thô thiển, giản dị về văn hóa. Không hiểu văn hóa như thế nào nên họ dễ dàng ghép những tĩnh tự vào sau chữ văn hóa để thực hiện những tờ truyền đơn và khẩu hiệu chữ nghĩa dao to búa lớn, kêu bong bong nhưng vô nghĩa. Người dân Miền Nam nghe thấy chướng nhưng họ cứ vẫn phải chịu đựng vì họ biết đằng sau những khẩu hiệu biểu ngữ đó là bạo lực, là cùm, là nhà tù. Chế độ biểu ngữ khẩu hiệu này phát sinh nhiều câu chuyện dân gian. Chẳng hạn như đã có một thời kỳ từ năm 1977, nơi công cộng nào cũng thấy hình Hồ Chí Minh đứng tươi cười. Ông ta khoác một chiếc áo khoác và giơ bàn tay phải lên như chào đồng bào. Dưới bức hình là một hàng chữ vàng trên nền đỏ: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Năm 1981, phong trào vượt biển bắt đầu nở rộ, cho nên nhiều lúc số vàng cần thiết mà người vượt biển cần nộp cho chủ tầu có khi lên tới 6, 7 lượng. Người dân nhìn thấy hình ông Hồ, vừa cười vừa chỉ vào bàn tay ông Hồ bảo nhau: “Bác chỉ lấy 5 cây là mỗi người chúng ta có thể đến bến bờ tự do ở Galang hay Bidong rồi. Rẻ chán!”
Ngoài ra, tác giả “Bên Thắng Cuộc” còn trích thuật một đoạn khác trong những bài tường thuật của tờ Saigon Giải Phóng cho thấy tại sao trong hơn hai thập niên của chính quyền Cộng sản, người dân Việt Nam bị tra tấn bởi những bài báo, những biểu ngữ, những khẩu hiệu đại loại như: “... Sau 20 năm cai trị, chúng (chính quyền Saigon) đã để lại môt sự băng hoại sa đọa, đầy rẫy người ăn xin, cao bồi, gái điếm nghiện nghập, một nền kinh tế ăn bám, thiếu sản xuất, một nền văn hóa nô dịch, mất gốc, đồi trụy, phản động...chúng đã cho nhập hàng loạt sách báo, phim ảnh dâm ô, cổ động chủ nghĩa khoái lạc vật chất, xô đẩy thanh niên vào hố sâu tội lỗi (trích báo Saigon Giải Phóng ngày 25-5-1975)”.
Nhưng không may, tuyên truyền theo cách dùng tất cả những từ ngữ xấu xa nhất ném vào mặt kẻ thù như cái loa Saigon Giải Phóng có ngày những thứ ấy giống như chiếc những “boomerang” quay ngược lại mình. Và quả thật, ngày nay ngay trên báo chí ở trong nước phản ảnh hàng ngày, cái xã hội mà ông Kiệt gọi là “xã hội lý tưởng” ở Việt Nam có đầy đủ những yếu tố y chang những gì mà tờ báo Saigon Giải Phóng ngày 25-5-1975 cáo buộc xã hội Miền Nam trước 30-4-1975, nhưng có điều mức độ nghiêm trọng vượt xa những gì mà phía thắng trận có thể tưởng tượng ra được.
Trong bài này, tôi thấy cũng chẳng phải trích dẫn nhiều về hậu quả của những điều quá đáng mà nhà cầm quyền quân quản đã thực hiện trong chiến dịch gọi nôm na là “hốt sách và đốt sách” vào những năm tháng đầu tiên sau Miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản. Nhưng có một trích dẫn khác mà chỉ cần đoạn ngắn đã đủ để hiểu lý do tại sao mà cho đến nay đã là năm thứ 38 của người thắng trận, Việt Nam vẫn ì ạch trong các kế hoạch đổi mới và phát triển kinh tế. Sau đây là một thoáng nhận định của tác giả Huy Đức về chiến dịch “bài trừ văn hóa đồi trụy” dựa trên sự nhìn nhận của ông Võ Văn Kiệt:
“Tuy nhiên, trong một không khí hết sức cách mạng của những người mới từ trong rừng ra, ‘sự nhầm lẫn’ hay ‘quá tay’ là không thể tránh được. Những đội ‘thanh niên xung kích’ nhiều khi không cần phân biệt những sách y học có vẽ cơ thể người với những tranh ảnh khỏa thân, khiêu dâm, không phân biệt được sách triết học với sách chống Cộng. Nhiều trí thức đã tìm gặp ông Kiệt để phản ánh tình hình, nhưng-như ông Kiệt đã nhận định-cả tôi và chính quyền đã mất khá lâu mới nhận ra được những sai lầm đó”.
Trong khuôn khổ của thời kỳ “chính nghĩa khẩu hiệu” mà người dân Miền Nam gọi là chính quyền quân quản, kế hoạch được mang cái tên thật kêu “chống văn hóa đồi trụy” tuy dựa trên những lời cáo buộc mơ hồ, nhưng kết quả lại tàn khốc ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, đó việc nhà cầm quyền Cộng sản chính thức bắt thanh niên cạo râu, cắt tóc ngắn và không được mặc quần ống loe và nếu không nghe sẽ bị chặn ngoài đường và bị xén. Người dân Saigon đã chứng kiến nhiều phản ứng có tính chất dọa nạt, trừng trị, trả thù của các đội thanh niên xung kích và cả bộ đội Cộng sản đối với những thành phần không nghe theo hoặc không biết lệnh lạc trên. Tác giả “Bên Thắng Cuộc” chỉ xác nhận lại những gì đã xảy ra giống như một sự truy bức để trả thù dân chúng Miền Nam của những người từ trong rừng ra trên trang 214:
“Có những người dân ở Saigon khi thấy ‘quân giải phóng’ đã vội nhuộm đen quần áo của các thành viên trong gia đình. Trong những show diễn hiếm hoi sau ngày 30-4-1975, nhiều nghệ sĩ Saigon lên sân khấu mà không dám trang điểm. Nhiều người nghĩ chân thành, cách mạng về là không còn son phấn, giầy cao gót. Nhưng các thứ quân áo mà Ban Bí Thư gọi là ‘lai căng’ chỉ một thời gian ngắn sau trở thành sự thèm khát của những thanh niên lớn lên ‘dưới mái trường của xã hội chủ nghĩa’. Khi chiến tranh chưa kết thúc ít có thanh niên Miền Bắc nào có hơn hai bộ quần áo, chủ yếu bằng vải sợi xanh, ít có cô gái nào được cái quần lụa và chiếc áo ‘Hong Kong’ bằng vải ‘phin’. Sau ngày 30-4-1975, những cán bộ Miền Nam tập kết lần lượt về thăm quê, một số bộ đội cũng bắt đầu được xuất ngũ hoặc về phép thăm nhà. Trong cuộc họp ngày 16-6-1975, Ban Bí Thư cũng cho “một số ý kiến” bổ sung cho Chỉ thị 181 của Thủ Tướng theo đó: sự kiểm soát việc ra vào tại vùng mới giải phóng cần được tăng cường chặt chẽ...Việc mang hàng hóa từ Miền Nam ra Miền Bắc phải được kiểm soát nghiêm ngặt ngăn cấm bọn buôn lậu đầu cơ”.
Tuy nhiên, đằng sau chỉ thị này là gì, nếu không phải là Ban Bí Thư sợ rằng những cán bộ và bộ đội vào trong Nam khi ra lại Miền Bắc thì bao nhiêu lời lẽ tuyên truyền gán cho Miền Nam những hình ảnh cơ cực thiếu đói của Hà Nội lộ diện hết. Thành thử trong suốt năm 1976, việc cán bộ và bộ đội từ Miền Bắc ra vào Miền Nam rất khó khăn, bị kiểm soát chặt chẽ. Nhưng theo Huy Đức thì Miền Bắc lúc đó cũng đã phải vất vả chống lại những biểu hiện được Ban Bí Thư đảng gọi là “văn hóa lai căng” không chỉ tràn ra từ Miền Nam, mà còn do thời điểm đó, những sinh viên du học từ Đông Âu, Liên Xô trở về nước mang theo thứ văn hóa và văn minh Tây phương vào Việt Nam bởi ảnh hưởng của trào lưu thế giới.
Cuối cùng là gì? Ngay cả người được “giải phóng” cũng đã phải dùng những biểu tượng của chế độ để làm thơ ta thán và diễu cợt của sự bất bình thường của chế độ. Tác giả Huy Đức trích dẫn một bài thơ dân gian:
Các-mác (Karl Marx) mà đến Việt Nam
Râu dài tóc rậm công an bắt liền
Các mác cầu cứu Ăng-ghen (Angel)
Ăng ghen cũng phải đóng tiền tóc râu
Truyền cho bốn biển năm châu
(Đến Việt Nam thì nhớ) Râu Mao Chủ tịch tóc đầu Lê-nin (Lenin).
(Mao Trạch Đông không có râu và Lenin thì không có tóc).
Chỉ cần đọc những vấn đề nho nhỏ này thôi, tác giả “Bên Thắng Cuộc” đã cho ngươi đọc hai ẩn dụ: Khi mới chiếm được một vùng đất mới, người chiến thắng có thể thực hiện những biện pháp cấp thời để bảo vệ an ninh tại mảnh đất mình vừa chiếm xong, nhưng nếu hãnh tiến mà xông ngay vào mặt trận văn hóa xã hội với một ý thức trả thù thì kết quả sẽ ngược lại và câu hỏi được đặt ra ngay: “anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh” (mượn ý một nhạc phẩm của nhạc sĩ Nhật Ngân, người đã quá cố), thứ đến chính sách nào dựa trên hoang tưởng thì kết quả sẽ chỉ là hoang tưởng và rối loạn. Về phía bên người thua cuộc: Chống Cộng không thể chỉ chống bằng khẩu hiệu tự chế, thùng rỗng kêu lớn mà phải nhìn vào thực tế, chấp nhận gian khổ, tỉnh táo, không dễ dãi nhìn đâu cũng thấy Việt Cộng hay tảng lờ số phận của 80 triệu người Việt Nam, để cuối cùng phải tìm mọi cách “biến đồng hương, đồng cảnh của mình thành kẻ thù, dễ dãi ngủ yên trong những ly nước đường người ta đưa cho.” Người chống Cộng không tự thắng được bản thân mình để chấp nhận tự do của một đất nước tự do như Mỹ thì công cuộc chống Cộng của họ cũng chỉ là: Đàn áp tư tưởng đồng hương bất đồng chính kiến, giống hệt như nhà cầm quyền Cộng sản hiện nay ở Việt Nam mà thôi. Đã đến lúc đồng hương cần mạnh dạn cầm chổi quét sạch đống xà bần này đi để tạo điều kiện cho những người còn giữ được tấm lòng với quê hương cũ gầy dựng một Đông Âu tại Việt Nam.
Vũ Ánh
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment