Nhưng hết lần này đến lần khác, Chính phủ nhận định ngày một tích cực, GDP quý sau cao hơn quý trước. Bởi theo ông Ngân, tăng trưởng quý sau hơn quý trước đã là thông lệ, không phải là dấu hiệu chuyển biến của nền kinh tế. Lạm phát giảm, cũng không phải do kiềm chế thành công mà là lực cầu bị suy kiệt…
Tất nhiên, không thể phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ tring điều hành nên kinh tế năm 2012, có lẽ cũng là một năm điển hình của sự phân tâm trong điều hành chính sách và chắc chắn có không ít người cũng phải đặt vấn đề “Phải chăng vì Chính phủ thiếu thông tin”, như TS. Trần Hoàng Ngân.
Dấu ấn lơi lỏng tháng 9
“Nếu không phải vì phân tâm trong điều hành, thì lạm phát tháng 9 không thể nào cao vọt lên như vậy”, nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm nhận định. Quả thật đến tận bây giờ, có nhiều chuyên gia kinh tế vẫn còn cảm thấy “bàng hoàng” vì sao Chính phủ lại có thể để diễn biến lạm phát bất thường đến vậy. Nhìn vào mức tăng lạm pát của 12 tháng trong năm 2012, thấy rõ về sự phân tâm này.
Những yếu tố khiến CPI tháng 9 tăng mạnh, là giá dịch vụ y tế và giá nhóm giáo dục, cùng rủ nhau tăng. Ảnh minh họa. |
Liên tục từ tháng 1 đến tháng 7, lạm phát ở các mức tăng lần lượt là 1%, 1,37% ; 0,16%; 0,05%; 0,18%; âm 0,26% và âm 0,29%. Đến tháng 8, tăng nhẹ trở lại ở mức 0,63%. Sau đến tháng 9, lạm phát đột ngột tăng dựng đứng, tới mức tăng lên tới 2,2% so với tháng 8.
Những yếu tố khiến CPI tháng 9 tăng mạnh, là giá dịch vụ y tế và giá nhóm giáo dục, cùng rủ nhau tăng. Đáng chú ý là mặc dù vẫn luôn nắm chắc được thời điểm tháng 9 vào mùa khai trường, nên nhóm giáo dục năm nào cũng tăng ở tháng này, nhưng giá dịch vụ y tế lại chọn thời điểm này để quyết đồng loạt điều chỉnh rất cao.
Trong tháng 9/2012, nhóm thuốc và nhóm dịch vị y tế tăng mạnh nhất, tới 17,02% so với tháng trước do điều chỉnh viện phí theo “giá thị trường”. Giá dịch vụ y tế đã tăng rất cao ở một số địa phương như Hà Tĩnh (306%), Lào Cai (248%), Hải Dương (240%)..
Tuy nhiên, những nhận định từ chính phủ lúc ấy vẫn đầy bình thản, khi cho đó chỉ là yếu tố thời vụ và có tăng thế vẫn chỉ là mức tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của các năm trước… Đến tận phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10, Chính phủ mới thừa nhận có lỗi từ điều hành, nên mới để lạm phát tăng lên như vậy và cam kết lạm phát 3 tháng cuối năm dẽ được đưa vào “trật tự”.
Thực tế thì trong quá khứ, không phải Chính phủ chưa từng đề cập đến việc lạm phát lên cao do nguyên nhân từ phía điều hành. Như đánh giá về tình hình lạm phát của năm 2007, trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII diễn ra vào tháng 6/2008, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nhận định: “Chúng ta buông lỏng và sơ hở trong việc theo dõi diễn biến của lạm phát, điều hành không ra sao, phối hợp không nhịp nhàng”.
Phân tích về sự sơ hở, buông lỏng này, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khi đó nói: “CPI của 7 đầu năm 2007 ở mức 6,19%. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch – Đầu tư. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ngân hàng nhà nước, phối hợp với nhau để làm ráo riết vấn đề chống lạm phát ngay từ tháng 8 năm 2007.
Nhờ vậy tháng 8, tháng 9 CPI đã giảm còn 1,1% trong hai tháng, bình quân một tháng chỉ còn 0,5%, một sự điều hành rất ấn tượng. Nhưng sau đó, chúng ta sơ xuất khi không tiếp tục phối hợp giữa các bộ, các ngành nữa nên CPI lại bị vọt lên”.
Tuy nhiên “sơ hở, buông lỏng” đến mức như năm 2012, thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Vì vậy, chắc chắn lạm phát tháng 9 đã để lại một dấu ấn khó quên đối với người dân về điều hành nền kinh tế của chính phủ năm 2012.
Khó hiều vì sự “toàn diện”
Vào những thời điểm nền kinh tế ảm đạm nhất như hồi tháng 6, 7/2012 thông tin tại các cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ lại nhấn mạnh đến việc đạt được những “kết quả khá toàn diện”. Như tại phiên họp báo Chính phủ hồi đầu tháng 7, Chính phủ đánh giá: “Nhìn chung, kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm 2012 đạt được kết quả khá toàn diện, đúng hướng, đúng mục tiêu đề ra trên tất cả các mặt như kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội…”.
Đến phiên họp báo đầu cuối tháng 7, cũng là “Chính phủ thống nhất đánh giá KT-XH tiếp tục chuyến biến đúng hướng, đạt kết quả tích cực khá toàn diện”…
Đến phiên họp báo đầu cuối tháng 7, cũng là “Chính phủ thống nhất đánh giá KT-XH tiếp tục chuyến biến đúng hướng, đạt kết quả tích cực khá toàn diện”…
Trong khi, như thời kỳ tháng 6, cũng là thời điểm Kỳ họp thứu 3 của QH diễn ra với hàng loạt ý kiến đại biểu QH lo lắng về tình hình đuối sức của cả nền kinh tế khi phải chứng kiến “dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm”- như cách gọi của TS.Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM, chẳng hạn như lạm phát tiếp tục đà giảm và giảm thấp, người dân ra sức thắt lưng buộc bụng, hàng tồn khi chất cao như núi….
Tuy nhiên, cách nhìn của Chính phủ với “dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm” này lại là: “Đây là cơ sở để điều hành lạm phát mục tiêu năm nay ở mức 7-8% và tạo dư địa chi việc thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm giảm chi phí vay vốn trong những tháng còn lại của năm”.
Tương tự, với tăng trưởng kinh tế, theo Chính phủ “cả nước có tín hiệu khả quan” và “dấu hiệu phục hồi sản xuất công nghiệp ngày càng rõ nét..”. Ủy ban Kinh tế, khi thẩm tra báo cáo KT – XH của Chính phủ cũng bày tỏ sự khó hiểu vì không biết động cơ cho tăng trưởng kinh tế chuyển biến tích cực như đánh giá của Chính phủ, nằm ở đâu.
Phó Chủ tịch QH, bà Nguyễn thị Kim Ngân trong một phiên họp toàn thể của UBKT hồi tháng 5 thậm chí đã phải nói rằng: “Tình hình khó khăn lắm, không như cái báo cáo bằng giấy của Chính phủ mà chúng ta đang cầm trên tay đâu!”.
Năm 2012 cũng còn là một năm Chính phủ tỏ ra khá “chật vật” trong việc phải thừa nhận thực tế nền kinh tế suy giảm. Còn nhớ, trong một phiên họp của UBTVQH, sốt ruột vì Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư loanh quanh không muốn nhắc trực diện đến từ “suy giảm”, Chủ tịch QH hỏi: “Tóm lại nền kinh tế có suy giảm hay không”, nhưng Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư vẫn kiên định cùng câu trả lời “chỉ là có dấu hiệu”. Trong khi Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: “Suy giảm đã rất rõ rồi!”.
No comments:
Post a Comment