Nếu năm 1968 nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác bài “Hát trên những xác người” sau khi ông chứng kiến cảnh người dân xứ Huế của ông bị thảm sát trong Tết Mậu Thân, thì nay 45 năm sau, đạo diễn gái Lê Phong Lan không biết từ đâu chui ra làm phim láo trên những xác người dân Huế.
“Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam”.
Trên đây là lời Lê Phong Lan. Chẳng hay nhà đạo diễn gái - nói theo kiểu “chiến sĩ gái”, vì nhà đạo diễn lề đảng này cũng là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng mà bọn làm báo lề dân gọi là “chiến sĩ bưng bô”- “đã gặp nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến” là ai?.
Trong khi đó người trốn lính VNCH Trịnh Công Sơn, người Huế, về Huế đón Tết Mậu Thân, thấy tận mắt dân Huế chết thảm thương do “Cách Mạng” và chạy trốn “Giải Phóng” như thế này:
Chiều đi lên Bãi Dâu
Hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Trên con đường
Người ta bồng bế nhau chạy trốn
Chiều đi lên Bãi Dâu
Hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Những hố hầm
Đã chôn vùi thân xác anh em...
Vẫn lời chiến sĩ bưng bô gái, “Một nhân chứng đạo diễn Phong Lan đã gặp và phỏng vấn là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết, quân đội Bắc Việt Nam vô cùng nghiêm túc, kỷ luật, không hề có chuyện thảm sát.”
Trong khi đó tay đao phủ “có công lớn” trong vụ thảm sát Mậu Thân là Hoàng Phủ Ngọc Phan lại phát biểu trước đây rằng “những người bị thủ tiêu chôn sống là thành phần ác ôn có nợ máu nhân dân” (Theo Thiện Giao - Kỷ vật Mậu Thân).
Cũng theo chiến sĩ gái bưng bô:. “Đó là những thường dân bị chết do những trận bom pháo Mỹ san bằng TP Huế. Rồi sau đó khi Mỹ và VNCH phản kích trả thù lại thời kỳ hậu Mậu Thân cũng giết chóc rất nhiều.”
Nhờ Lê Phong Lan tiết lộ “sự thật lịch sử nói lên sự vĩ đại của cha ông” trên đây mới thấy bọn Mỹ Ngụy cực kỳ ác ôn vì trước khi “phản kích trả thù”, chúng còn đào hầm, trói tay, đẩy nạn nhân xuống hố, đập đầu, chôn sống mấy ngàn người.
Láo trên những xác người nổi bật nhất là “Cách Mạng” vào giải phóng Huế trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968, nhưng đến năm 1972 rồi 1975, chỉ thấy dân Huế chạy vào chứ không chịu chạy ra.
Thì vẫn như 1968 Trịnh Công Sơn...
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Trên con đường
Người ta bồng bế nhau chạy trốn
Chiều đi lên Bãi Dâu
Hát trên những xác người
Tôi đã thấy, tôi đã thấy
Những hố hầm
Đã chôn vùi thân xác anh em...
Này Lê Phong Lan, khóc, hát, hay thậm chí bước qua trên những xác người thì sao cũng được, nhưng láo trên những xác người, đặc biệt là trên dưới 6000 dân Huế vô tội bị quân “Giải Phóng” thảm sát hồi Tết Mậu Thân cách đây 45 năm chắc chắn là chuyện trời không dung đất không tha.
Chẳng những láo trên những xác người, Lê Phong Lan còn lừa những người còn sống sờ sờ:“Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, giờ đây Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ... và cả miền Nam đã thay da đổi thịt rất nhiều. Những chiến trường xưa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, nay đã là những đô thị sầm uất hiện đại... góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.”
Năm Mậu Thân, Huế cũng như toàn cõi miền Nam đang theo nền kinh tế Tư Bản, thì “Cách mạng” vào “Giải phóng” để đi theo nền Kinh tế tập trung, nay nhờ “đổi mới tư duy”, tức chạy theo Kinh tế thị trường mới khấm khá được. Nếu miền Nam không bị “giải phóng” thì cả nước Việt Nam ngày nay đâu có “thần tượng” mấy anh chàng cô nương mắt hí Nam Hàn mà trước 1975 công dân nước VNCH xem thường.
Lê Phong Lan, đúng là kẻ láo người chết, lừa người sống.
Vụ thảm sát đầu xuân năm 1968 là vết nhơ lớn trong lịch sử Việt Nam. Hàng ngàn người bị giết dã man hay bị chôn sống trong những hố chôn tập thể trong đó có phụ nữ và trẻ em.
Huế trở thành biểu tượng của tội ác trong thế kỷ hai mươi và có lẽ trong muôn đời. Nghị sĩ người Anh, Sir Dingle Foot, phát biểu trong cuộc tranh luận ở Hạ Viện Anh rằng "Khi chúng ta bàn đến chủ đề tội ác, không thể có tội ác nào ghê rợn hơn tội ác ở Huế." Còn nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn gọi tội ác do cộng sản gây ra ở Huế là "vụ thảm sát tập thể dã man đã được chứng minh một cách xác thực."
Thời gian 26 ngày, từ 31 tháng Giêng đến 25 tháng Hai 1968, không phải là thời gian của người hay của trời mà là thời gian của cái Ác khi ngày là gươm đao đêm là địa ngục. Thời gian này là thời kỳ nền văn minh đạo đức của người Việt lùi nhanh lại thời kỳ đồ đá.
Ngày người cộng sản vào Huế là ngày họ đã bỏ lại sau lưng hai mươi thế kỷ văn minh tinh thần của con người. Và ngày họ rút ra khỏi Huế là ngày những người văn minh cảm thấy kinh hoàng và không thể tưởng tượng nổi trước sự tàn ác không thể nào diễn tả nỗi.
Chuyên đề về thảm sát Huế mở đầu bằng bản báo công thành tích của cộng sản. Mời các bạn đọc theo dõi những bài kế tiếp.
*
Cộng sản tự hào về thảm sát ở Huế
Sài Gòn
Ngày 1 tháng Mười Hai 1969
Thảm sát Cộng sản gây ra ở Huế vào đầu năm 1968 tiêu biểu cho đỉnh cao của sự kế hoạch cẩn thận. Nhưng chính những sự khoe khoang thắng lợi của cộng sản khiến cho mức độ thảm sát càng thêm ghê gớm hơn.
Hai sự thật này hiện ra rõ ràng khi những viên chức ở đây đánh giá lại những vụ thảm sát ở Huế dựa trên bản báo cáo của cộng sản mới được khám phá gần đây mà qua đó mô tả những phần của cuộc thảm sát. Người ta tin tài liệu này là tài liệu duy nhất trong tay quân đội đồng minh trong đó các cấp lãnh đạo cộng sản thừa nhận vụ giết người ở Huế. Bản báo cáo, được khám phá vào năm ngoái, nhưng bị gạt qua bên trong các trận chiến vào tháng Năm và mới được tìm thấy lại chỉ cách đây vài ngày.
Bản báo cáo này rõ ràng được cấp chỉ huy quân sự của mặt trận Huế nộp lên quân khu. Tài liệu này được cộng sản xếp vào loại cao nhất - "tuyệt mật".
Lời giải thích thường lệ của cộng sản về thảm sát ở Huế trên Đài Hà Nội, Đài Giải phóng, và tại các cuộc hòa đàm Paris là các vụ giết người đều là kết quả của các cuộc đấu đá đảng phái và thanh toán nội bộ do các phe phái miền Nam Việt Nam thực hiện.
Tài liệu đã chứng minh không phải như thế.
Nói về công tác ở quận Hương Thủy, ban chỉ huy báo cáo: "Chúng tôi cũng đã giết một ủy viên của đảng Đại Việt, một Thượng nghị sĩ miền Nam, 50 đảng viên Quốc Dân Đảng, sáu đảng viên Đại Việt, 13 đảng viên Cần Lao Nhân Vị, ba đại úy, bốn trung úy..."
Tại khu vực khác, Phú Vang, với chỉ một đại đội địa phương duy nhất, và một đại đội "đặc công" đáng sợ hơn, ban chỉ huy tự hào: "Chúng tôi đã loại trừ 1.892 ngụy tề, 38 cảnh sát, 790 ác ôn, sáu đại úy, hai trung úy, 20 thiếu úy, và nhiều hạ sĩ quan."
Có thể không phải tất cả những người được coi đã bị loại trừ đều bị giết, nhưng sự nhấn mạnh vào việc giết người là rất rõ ràng trong những thành phần bị nêu tên.
Kể từ khi những hố chôn tập thể lần đầu tiên được phát hiện vào tháng Ba vừa qua, số người bị giết gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở Huế ngày càng tăng. Tính đến nay tổng số người bị cố ý sát hại đã vượt quá 2.300 khi người ta càng ngày càng phát hiện thêm nhiều hố chôn tập thể mới.
Vào đầu năm này Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã tiên đoán tổng số người bị giết cuối cùng có thể từ 2.500 đến 4.000. Do phát hiện thêm nhiều hố chôn tập thể mới nên các viên chức ở đây ước tính số người chết có thể vượt qua cái mốc 5.000.
Trong bản báo cáo này ban chỉ huy cộng sản khẳng định: "Huế là nơi tinh thần phản động đã tồn tại trong suốt hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, chúng ta chỉ mất một thời gian ngắn để vắt cạn kiệt sạch tận gốc rễ của chúng."
Những người đào thoát sang phía Quốc gia đã cho các viên chức ở đây biết trong số những người đầu tiên bị giết là những người đã giúp đỡ Việt Cộng với tư cách thành viên không cộng sản trong phong trào đấu tranh, cũng như những người với tư cách là những người lãnh dạo đối lập với chính quyền thông qua những nhóm khác.
Thay vì biết ơn sự giúp đỡ của họ, những người đào thoát nói, cộng sản đã giết những người lãnh đạo này để trừ hậu họa. Quả thực, cộng sản nghĩ rằng những người này biết quá rõ cách giúp đỡ một cuộc cách mạng.
Cũng đứng đầu trong danh sách này là những người giữ chức vụ lãnh đạo đáng kính, các thầy giáo, và những người thuộc đủ mọi cấp bậc trong Chính phủ Quốc gia, cộng với những người làm việc với Mỹ.
Thậm chí trong lúc đánh nhau khốc liệt nhất, các cán bộ cộng sản vẫn làm việc một cách bài bản, tay cầm bìa kẹp các danh sách đã được chuẩn bị trước và các danh sách nay về sau còn được bổ sung thêm thông tin, họ đi tìm các tay ác ôn và những kẻ cần phải xử trí.
Cải tạo, học tập chính trị, và cải tạo toàn diện dành cho những kẻ không có tên trong danh sách những người cần phải giết ngay.
Ban chỉ huy này tự hào báo cáo: "Nhân dân đã gia nhập bộ đội chúng ta đi săn lùng bọn ác ôn, phản động, và gián điệp. Chẳng hạn, bà Xuân dẫn bộ đội ta đi chỉ nhà bọn ác ôn mà bà biết, mặc dù bà mới sinh con được sáu ngày."
Cộng sản kêu gọi các công viên chức chính phủ ra trình diện để đơn giản hóa vấn đề và để mau chóng vãn hồi trật tự. Ban đầu không có có dấu hiệu nào báo trước điều gì sẽ xảy đến. Một người vào ngày thứ bảy ra trình diện và khai mình làm tài xế cho Mỹ, mặc dù ông ta thực ra còn hơn thế. Một tổ ám sát đã truy lùng ông ta một cách vô vọng khi cuộc thảm sát bắt đầu.
Các danh sách những kẻ phải trừ khử được các cán bộ nằm vùng cung cấp cho bộ đội cộng sản. Những cán bộ nằm vùng này sau đấy vẫn tiếp tục che giấu tông tích. Nhưng sau ngày thứ hai đã xảy ra một chuyện báo trước bao tang thương sẽ xảy đến cho rất nhiều người dân Huế.
Đài Hà Nội và Đài Giải phóng tuyên bố cuộc cách mạng và tổng nổi dậy đã thành công, và cả nước đã hoàn toàn được giải phóng. Lời tuyên bố này được nghĩ ra để nâng cao tinh thần chiến đấu đang dao động, nhưng theo nhiều nguồn tin ở đây, tuyên bố ấy có thêm ảnh hưởng đáng sợ hơn nhiều ở Huế.
Do tin tưởng đã hoàn toàn chiến thắng, những cán bộ nằm vùng liền ra mặt và công khai lý lịch. Một người sửng sốt khi biết người hàng xóm mà 18 năm qua ông ta không mảy may nghi ngờ lại là cán bộ cấp cao của tổ chức nằm vùng tại Huế.
Khắp nơi đều hân hoan chào mừng chiến thắng. Theo lời kể lại một sĩ quan cộng sản ra lệnh không được phép bắn vào máy bay Mỹ ở trên trời. Viên sĩ quan này nói với lính, bây giờ dù sao đi nữa chúng ta cũng đã kiểm soát được tất cả các sân bay ở miền Nam Việt Nam, mà trước sau gì nó cũng phải đáp xuống thôi, đến lúc ấy nó sẽ trở thành của chúng ta.
Nhưng vào giữa ngày thứ 7 và ngày thứ 11, sự thật trở nên rõ ràng. Nhận thức họ không thể nào ở lại, giới chức chỉ huy của Việt Cộng ra quyết định rằng những nhân chứng, tức những ai đã thấy quá nhiều và bây giờ biết rõ lý lịch của các cán bộ nằm vùng, đều phải bị thủ tiêu.
Bộ đội cộng sản được bảo rằng những vụ thảm sát tập thể là cần thiết để cứu cách mạng.
Đa phần các nạn nhân bị bắn chết, nhưng một số nạn nhân bị đánh đến chết. Thậm chí có nhiều người bị chôn sống.
Nguồn: Christian Science Monitor 1/12/1969. Tựa đề của người dịch. Nguyên tác tiếng Anh " Hue massacre detailed in report ".Ngày người cộng sản vào Huế là ngày họ đã bỏ lại sau lưng hai mươi thế kỷ văn minh tinh thần của con người. Và ngày họ rút ra khỏi Huế là ngày những người văn minh cảm thấy kinh hoàng và không thể tưởng tượng nổi trước sự tàn ác không thể nào diễn tả nỗi...
45 năm sau, máu vẫn chưa thể khô, có muốn khô cũng không thể khô trên thành phố Huế. Ngày hôm nay, tội ác Mậu Thân Huế lại được tuyên giáo của đảng cộng sản khơi lại, tội ác quá khứ của họ cũng như đau thương của đồng bào lại bị lôi ra để đánh tráo lịch sử và đánh bóng sự nghiệp của họ như là một kỳ tích. 18 tập phim Mậu Thân 1968 bóp méo và chà đạp sự thật của đạo diễn Lê Phong Lan được trình chiếu cho thế hệ trẻ ngày hôm nay là một trong những thủ đoạn bất nhân này. Vì những lý do đó, Chuyên đề về thảm sát Huế tiếp tục trên Danlambao với những tang thương ngỡ rằng đã được yên ngủ.
*
CHÍNH LUẬN
12-4-69
Những hình ảnh thê thảm khi khai quật các hầm chôn tập thể ở Huế
TẤT CẢ ĐỀU BỊ ĐẬP BỂ ĐẦU
bằng cán cuốc rồi lấp vội dưới cát
MỘT PHẾ BINH CỤT HAI CHÂN CŨNG BỊ HẠ SÁT
Saigon 11-4. -Các vụ khám phá liên tiếp những hầm chôn xác tập thể nạn nhân biến cố Tết Mậu Thân ở Huế đã làm xôn xao dư luận, làm mủi lòng đồng bào toàn quốc. Phái viên Việt Tấn Xã đã tường thuật chi tiết những vụ khai quật các hầm trên như sau:
Ủy ban truy tầm nạn nhân của biến cố Tết Mậu Thân, trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 1969 đã tìm được thêm 98 xác chôn tập thể tại vùng liên ranh giữa hai thôn Đông Di và Đông Sơn thuộc quận Phú Thứ, Thừa Thiên, nâng tổng số nạn nhân tìm được xác lên tới 233 người.
Trước đây, ngày 27-3, Ủy ban này đã tìm được 135 xác chôn tập thể ở cách địa điểm mới lối năm cây số.
Hầu hết bị đập bể đầu bằng cán cuốc
Khác với những nạn nhân được tìm thấy vào hồi cuối tháng ba, theo đó tất cả những bộ xương khô lần này hầu hết nạn nhân thịt còn đỏ hỏn và có những dấu vết chứng tỏ họ đã bị đập bể đầu bằng cán cuốc trước khi được chôn một cách cẩu thả tại vùng nói trên.
Anh Hồ Đắc Thuận, người được coi là nhân vật số 1 trong vấn đề hốt xác các nạn nhân, thuật lại rằng: xác các nạn nhân chỉ được phủ một lớp cát mỏng dưới đường rãnh dài hàng 100 thước chạy từ Đông Lộc sang Quảng Xuyên, Quận Phú Thứ.
Có những nạn nhân chỉ được cát phủ kín từ cổ trở xuống trong khi chiếc "sọ dừa" nằm chình ình trên mặt cát. Trong ngày 7-4, Ủy ban tìm được cả thảy 43 xác, và ngày 8-4 Ủy ban tìm thêm được 55 xác. Điều đáng ghi nhận, có ba người trong Ủy ban tìm được xác của thân nhân.
Người thứ nhất nhận được ra xác của chồng là ông Phan Quýnh. Ông Quýnh nguyên là Trưởng phòng Kế Toán, tòa Sơ Thẩm Huế.
Người thứ hai tìm được xác con tên Trần Thị Hường. Con trai bà Hường tên Nguyễn Văn Đang, 24 tuổi, nguyên là quân nhân. Hiện người đàn bà này còn một người trong gia đình mất tích. Đó là ông Nguyễn Văn Mại, chồng bà.
Người thứ ba tìm được xác thân nhân là ông Hứa Thoại, Trưởng phòng Tài Chánh tỉnh đoàn Xây Dựng Nông Thôn Thừa Thiên, ông Thoại đảm nhiệm chức trưởng ban Nhiếp ảnh của Ủy ban truy tầm nạn nhân, và người ông đã nhận xác chính là thân phụ của ông tên Hứa Thuận năm nay đã 70 tuổi.
Ông Thoại cho biết, bọn VC đã bắt cha ông đem đi hạ sát cùng với hàng ngàn đồng bào Thừa Thiên vì chúng lùng bắt ông nhưng không được.
Một phế binh cụt hai chân cũng bị hạ sát
Trong số những xác nạn nhân, người ta ghi nhận có một phế binh đã bị cụt cả hai chân. Người vợ nhận được ra xác của chồng nhờ cặp nạng có khắc tên nằm chồng lên xác của anh ta.
Ngoài ra người ta còn thấy 1 cô gái xác còn tươi, trong "xú chiêng" có để một sợi dây chuyền vàng tây và một giấy ghi tên Sen, nữ Cảnh sát viên phụ trách điện thoại tại Ty Cảnh Sát Thừa Thiên.
Một số nhân vật tên tuổi ở Thừa Thiên cũng đã được tìm thấy trong số 98 xác được phát giác hôm 7 và 8/4, trong số đó có ông Châu Khắc Túy, Giáo sư Toán Trường Quốc Học, Huế, và ông Tôn Thất Tân, 62 tuổi, nguyên Quận Trưởng Nam Hòa, hồi hưu. Ông bị bắt cùng với ba người con đều là Sinh Viên Đại Học Saigon, hiện chưa biết là đã bị hạ sát hay còn bị giam tại trại giam nào.
Xác các nạn nhân được đánh dấu rất cẩn thận
Theo thông cáo của Ủy ban truy tầm và an táng nạn nhân bị VC thảm sát trong biến cố Tết Mậu Thân, hiện nay mới chỉ có 99 xác được thân nhân nhìn nhận đem về mai táng. Số còn lại, kể cả những xác đã được an táng hôm 30-3 và những xác mới được tìm thấy để tại Trường Trung Học La San, Quận Phú Vang đều được ủy ban ghi nhận lại những dấu tích rất cẩn thận để thân nhân có thể căn cứ vào các dấu tích đó mà nhận diện.
Hôm Ủy ban khởi sự cuộc tìm kiếm "đợt hai" ngày 7-4, người ta ghi nhận có hàng ngàn đồng bào đi theo. Những người này đều có thân nhân mất tích trong biến cố Tết Mậu Thân nên họ đi theo với hy vọng tìm được xác thân nhân, nhưng thật sự trong thâm tâm chính họ lại không muốn tìm thấy... xác, và hy vọng rằng thân nhân của họ còn được giam giữ ở một nơi nào đó.
Mỗi lần một chiếc xác được tìm thấy là mỗi lần họ giành giựt nhau đến gần để nhận diện, và khi biết chắc đó không phải là thân nhân của mình họ lại cùng thở phào ra một cách nhẹ nhõm.
Thiếu Tá Quận Trưởng quận Phú Vang cùng trung úy Chi khu phó của quận này đã phải đích thân yêu cầu đồng bào duy trì trật tự để công cuộc khai quật nấm mồ tập thể khỏi gặp phải trở ngại.
Riêng những đồng bào nhận diện được xác của thân nhân, họ đã nằm phục bên cạnh những xác đó khóc lóc thảm thiết, bất chấp cả mùi hôi thúi.
Tiếng khóc của những người này khiến một số người chưa tìm được thân nhân khóc theo, tạo nên một không khí vô cùng nặng nề bi thảm.
Nguồn: The Vietnam Center and Archive
Người ta lại mới tìm thêm được 48 xác nạn nhân bị C.S. hành quyết trong cuộc tấn công dịp Tết Mậu Thân tại khu Huế. Như vậy cho tới nay tổng số xác tìm thấy đã lên đến gần 2.000 người. Đại tá Lê Văn Thân Tỉnh Trưởng Thừa Thiên kiêm Thị Trưởng Huế cho biết tổng số nạn nhân có lẽ sẽ lên tới 3.000 hoặc hơn. Ông so sánh vụ hành quyết tập thể này của C.S. với "những hành động dã man nhất trong Thế Chiến 2".
Hầu hết số 48 nạn nhân, kể cả một số đàn bà, đã bị trói vào với nhau và tay còn bị trói ra đằng sau. Một số người bị chúng trói cổ người này vào cổ người kia.
Trong tuần lễ 24-3, những người tìm kiếm tìm thấy 135 nạn nhân bị Cộng Sản sát hại tại 12 mồ chôn tập thể gần ấp Vĩnh Lưu. Giới chức cho biết hầu hết những người này đã bị đánh đến chết. Những người khám định y khoa ấn định rằng một vài người đã bị chôn sống.
59 nạn nhân khác được tìm thấy tại làng Xuân Hòa, về phía đông Huế. Khoảng 90 người trong số các nạn nhân đã được nhận diện cho tới nay.
Chừng 1/3 là cảnh sát viên và binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Một số ít là các viên chức xã ấp số còn lại là dân làng.
Đ.T. Thân cho biết hơn 2.000 thường dân Huế đã được ghi như là "mất tích" kể từ cuộc tấn công Tết năm ngoái. Hiển nhiên họ bị cộng sản bắt cóc đem đi. Gia định họ sống trong hy vọng rằng họ bị bắt đi làm tù binh và rằng họ sẽ thấy lại những người này. "Nhưng sau những phát giác trong ít ngày qua, chúng tôi có thể nói chắc chắn rằng phần đông những người đã mất tích này đã bị Việt Cộng đem di thủ tiêu."
Vẫn đang tìm kiếm
Kể từ ngày 7-4-69 đến ngay 10-4-69, đã có thêm 230 thi hài nạn nhân C.S. được tìm thấy tại thôn Đông Sơn, quận Phú Thứ. Trong số này có 14 người là quân nhân. Tới nay chỉ có 59 thi hài được thân nhân đến nhận lãnh; còn bao nhiêu đã được bọc Nylon đóng trong hòm tập trung tất cả tại trường La San, để chờ xem có ai đến nhận lãnh nữa không. Nếu không chính quyền sẽ tự động đi chôn cất và công việc tìm kiếm vẫn còn đang được tiến hành.
Báo chí ra tận nơi
Sáng 11-4, một phái đoàn báo chí đã được hướng dẫn ra tận Huế để mục kích những cảnh khai quật các nấm mồ trên.
Nhân dịp này, chúng tôi có được tiếp xúc với một em nhỏ 14 tuổi tên Hồ Văn Hà. Theo lời em Hà trong họ em 5 người đã bị VC giết, gồm 2 bác trai, 1 bác gái, 1 anh và 1 chị. Bác gái của em bị giết chỉ vì bà mất gà lỡ chửi tụi chúng, nên chúng giết chết.
Ngoài ra, cha em trước đó cũng bị VC bắt đi giam trên Cồn, trong thời gian này nhờ có người cho biết, nên ở nhà đã gởi tiền lên 3,4 lần và mỗi lần 5,6 trăm đồng. Tuy gia đình biết gửi sẽ không tới tay, nhưng vẫn gửi.
Rồi bẵng đi một thời gian, tới ngày hôm qua người ta đã tìm thấy cha em thân bị nát bấy hết, quần áo bị chúng lột hết và chỉ còn thẻ căn cước cùng chiếc quần xà lỏn.
Hiện tại em chỉ còn mẹ đi buôn bán nuôi 5 anh em, còn nhỏ cả.
Tới quá trưa, phái đoàn Báo Chí đã được hướng dẫn tới một cồn cát rộng lớn, không nhà cửa tại ấp Đồng Thanh, xã Phú Hộ, Quận Phú Thứ (cách thị xã Huế chừng 13 cây số) để chứng kiến những nấm mồ tập thể đang được khai quật.
Từ sáng đến 13 giờ trưa (11-4) Ủy ban Truy tầm và Cải táng đã tìm thấy thêm được 26 thi hài nạn nhân, trong số này có 4 đàn bà. Giới hữu trách cho biết đây là đường mương của ấp Chiến lược khi xưa. Cộng quân đã dùng để chôn sống đồng bào xuống dưới đó. Trước mắt chúng tôi, tất cả những thi thể đều bị chôn sống và 2 cánh tay đều bị trói khụyu về phía sau và lắm thi thể còn để lại dấu tích chứng tỏ trước khi bị mang chôn còn vùng vẫy quần áo rách tươm. Các thi hài ngồi dài theo một hàng luống 12 xác.
Những đồng bào "buôn thúng bán mẹt" lao động, nghèo khổ có thân nhân bị Cộng Sản tàn sát, bấy lâu nay chưa tìm kiếm thấy xác cũng đã có mặt quanh chiếc hầm đang được đào xới và cứ mỗi khi thi hài được tìm thấy, những tiếng khóc thảm thiết lại vang lên.
Dã man hơn Trung Cổ, Tàn ác hơn Phát Xít
Cứ mỗi xác vừa được kéo lên, gói vào khăn đưa vào bao hồ sơ thứ tự tử thi được tìm thấy là tiếng khóc lại càng được gia tăng mãnh liệt. Họ khóc thê thảm, khóc lăn lóc, khóc gào thét đến khản tiếng hụt hơi cứ như thể cơn xúc động như chờ sẵn nung nấu đồng bào tham dự. Qua các sự quan sát tận chỗ, người ta thấy VC quá dã man, quá đoản hậu.Tiếng "đoản hậu" người dân Thừa Thiên dùng để rủa những kẻ tàn ác nhứt, vô nhân đạo nhứt nay người ta được nghe hàng ngàn người dùng tiếng đó tại cánh đồng tìm kiếm xác này bởi vì lần lượt lấy xác lên người ta nhận thấy có hàng trăm trường hợp bị hành hung đến chết như chém đầu, đâm họng, tra tấn bằng cách xẻo tai, cắt mũi, mổ bụng, chôn sống dã man hơn cả thời Trung Cổ và tàn ác hơn cả Phát Xít Đức đốt người trong các trại tập trung trong Thế Chiến 2.
Tổ chức đám tang tập thể
Theo một nguồn tin người ta được biết trong đợt II, UB mới đào được tất cả 7 hầm tại Phú Xuân thuộc Quận Phú Thứ. Còn 12 hầm khác đã khám phá được nhưng chưa kịp đào lên vì thiếu nhân công.
Công cuộc tìm kiếm xác đợt II sẽ tiếp tục đến thứ hai 14-4 thì tạm ngưng vì còn phải lo an táng thi hài số nạn nhân vô thừa nhận quá nhiều. Trong dịp này, buổi lễ tôn giáo sẽ được tổ chức vào ngày 14-4 trước khi cử hành đám tang tập thể váo sáng thứ ba 15-4-69.
Nguồn: The Vietnam Center and Archive
Đầu xuân gửi nhà đạo diễn Lê Phong Lan
Soviet Secretary General Mikhail Gorbachev: “I have devoted half of my life for communism. Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives...”. Tổng Bí Thư Xô Viết: - “…Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.
Nhận định ngắn gọn nhưng chính xác của Mikhail Gorbachev, “VIP” số 1 cộng sản Nga nói trên rất phù hợp để thay mọi lời bình luận cho bộ phim tài liệu nhiều tập “Mậu Thân 1968” và “Đại thắng Mùa Xuân 1975” của đạo diễn theo “đơn đặt hàng” Lê Phong Lan được “nhà nước, đảng ta” mua lại đang quảng cáo ầm ỉ, phát sóng trên đài truyền hình CHXH/VN.
Hơn ai hết, hàng chục triệu đồng bào miền Nam Việt Nam, những người trong cuộc “muôn năm cũ”, đã từng là thân nhân, nạn nhân và nhân chứng, chứng kiến trực tiếp nhiều sự việc mà đạo diễn “theo đóm ăn tàng” Lê Phong Lan đang “nổ, chém gió và xuyên tạc” trong sản phẩm giàu chất hư cấu “tưởng tượng” của mình để phục vụ cho “đảng ta” trong mưu toan dối trá bịp bợm “đánh bóng” lật ngược, những sai lầm, tội ác và thất bại của CSVN trong quá khứ với lứa tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975. Nhưng suy cho cùng, khi internet nối mạng toàn cầu những âm mưu dối trá ấy chỉ là “ảo vọng”.
Bởi hiện nay quốc tế cộng sản /XHCN như bóng hoàng hôn đang thoi thóp trên khắp thế giới thì những động thái “tuyên truyền và dối trá” với nhân dân và công luận thế giới như thế này cũng chỉ như là ánh tà dương hấp hối le lói cuối ngày của cộng sản Việt Nam mà thôi.
Nhất thiết, một lần nữa phải nhắc lại những điều này với “đạo diễn” Lê Phong Lan:
Khác với cỏ cây là loài vô thức, hơn động vật bởi tư duy, con người hoàn thiện về nhân cách và đạo đức có thừa lý trí để phân biệt phải trái tốt xấu hay đúng sai, các sử gia chính thống khuyên rằng: mọi động thái chạm vào lịch sử, ngoài cái “tầm”, người trong cuộc lật lên để sưu tra cần phải có thêm cái “Tâm” trong sáng và trái tim “lạnh lùng”, bởi sự việc liên quan đến “núi xương sông máu” cả một thế hệ thanh niên và đồng bào vô tội đau thương oan uổng đã nằm xuống hơn 2/3 thế kỷ vì cốt nhục tương tàn do ông HCM và đảng CSVN chủ trương. Nếu vì cơm áo hay bã vinh hoa, không trong sáng hay thiếu trung thực thì vô tình sẽ làm cho nhân cách phẩm giá hay tên tuổi mình thấp xuống như động vật hay cỏ cây lại còn mang tội với hồn thiêng sông núi và bia miệng ngàn đời, bởi:
Lịch sử như ánh mặt trời (triết gia Henri Bergson) Dù có khi một bóng mây đen che lấp, nhưng không thể là mãi mãi,
Vợ chồng nữ Đạo diễn “đơn đặt hàng” Lê Phong Lan và Nguyễn Khánh Lân
(Từ trái qua: Nguyễn Khánh Lân, Lê Bá Dương, Đoàn Công Tính và Lê Phong Lan)
(Từ trái qua: Nguyễn Khánh Lân, Lê Bá Dương, Đoàn Công Tính và Lê Phong Lan)
Hình ảnh “Bộ tứ” này lúc đang gấp rút chạy đua với thời gian để hoàn thành 5 tập phim “lịch sử” Hiệp Định Paris 1973 tại trường quay hãng phim Truyền hình nhà nước. Ngoài vợ chồng đạo diễn “đơn đặt hàng” này còn có thêm 2 “phóng viên” cũ của chiến trường Quảng Trị thời 1968-1972 là Đoàn Công Tính và người lính E 27 Lê Bá Dương.
“Và đây là 'gương mặt' mà đồng bào thân nhân, nạn nhân của tội ác cộng sản VN
rất cần thiết phải ghi nhớ truyền lại cho con cháu: Lê Phong Lan”
rất cần thiết phải ghi nhớ truyền lại cho con cháu: Lê Phong Lan”
Đây! Góp thêm, một “sự thật” mà đạo diễn Lê Phong Lan rất “vô tư” cho biết đã phải bỏ ra đến mười năm để sưu tra hoàn tất 18 tập phim Mậu Thân 1968. nhưng không thấy nhắc đến cho rõ ràng trong “tác phẩm” gọi là phỏng vấn trên 200 nhân vật rất “Trung Thực” ấy của mình...
Thượng tá Trần Văn Đắc tự Tám Hà (thứ ba từ trái qua) sau một buổi thuyết trình trước công luận báo chí quốc tế và đồng bào miền Nam tại Sài Gòn. (Tháng 6/1968).
Trong âm thầm lặng lẽ “bịp bợm” phá bỏ lời tuyên bố sẽ hưu chiến trong những ngày thiêng liêng Tết Mậu Thân 1968 của toàn dân, CS Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công bất ngờ trên 30 thành phố miền Nam Việt Nam vào ngày đầu năm mới nhưng sau một tháng đã kết thúc một cách thảm bại với gần 200.000 quân chính qui và du kích thương vong trong 2 đợt tập kích mà không có bất cứ một cuộc “nổi dậy” nào của nhân dân miền Nam để gọi là “hiệp đồng” tác chiến giải phóng miền Nam.
Ngược lại, một sự kiện quan trọng đã xảy ra, một số nhân viên và sĩ quan cao cấp của CS Bắc Việt đã ra “hồi chánh” với phía VNCH bao gồm:
1. Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc: chính ủy sư 5
2. Trung tá Huỳnh Cự
3. Trung tá Phan văn Xưởng
4. Trung tá Lê Xuân Chuyên
5. Bác sĩ Đặng Tân, trưởng ty y tế Pleiku
6. Nhà văn Xuân Vũ Bùi Quang Triết
7. Nhạc sĩ Phan Thế
8. Diễn viên Cao Huynh
9. Mai Văn Sổ (em song sinh của Mai Văn Bộ - bộ ngoại giao Bắc Việt)
10. Bùi công Tương; ủy viên tuyên huấn tỉnh Bến Tre
Nhưng quan trọng nhất là Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc chính ủy sư đoàn 5 tiền phương quân chính qui Bắc Việt thuộc phân khu 1 tấn công Sài Gòn. Ông đã tự nguyện hối chánh và sau đó trong một cuộc họp báo quốc tế tại Sài Gòn, ông xác nhận toàn bộ cuộc tấn công đã thất bại hoàn toàn. Về quân sự: thiệt hại rất nặng nhưng không chiếm được một vùng đất nào. Về chính trị: Không có bất cứ cuộc nổi dậy “hiệp đồng” nào từ nhân dân miền Nam như tuyên truyền của CS Bắc Việt (nhắc lại một chi tiết). Được phóng viên quốc tế hỏi: làm thế nào để VNCH (miền Nam) đánh thắng và chận đứng CS Bắc Việt? Thượng Tá Tám Hà khẳng định:
- “...Muốn thắng Việt Cộng, miền Nam phải áp dụng đúng như sách lược của chính nó, là nắm thật chắc “cái bao tử” của toàn dân bằng tem phiếu khẩu phần và hợp tác xã nông nghiệp “đói thì đầu gối phải bò” Nếu ai không theo chỉ đạo, ra lệnh của đảng vào Nam chiến đấu, toàn bộ gia đình sẽ không có tem phiếu từ cây kim sợi chỉ cho tới lương thực và đất đai, thậm chí có chết thì chỉ mang thây ra vùi ngoài bìa rừng hay bờ sông bờ suối chứ không được chôn trong nghĩa địa thôn xã, có nghĩa cả guồng máy nhân dân Bắc Việt, từ trẻ em 15 tuổi trở lên là phải phục vụ vô điều kiện cho “cổ máy chiến tranh của CS Bắc Việt ở miền Nam...”
Tất nhiên Chính Phủ VNCH miền Nam chẳng thể nào áp dụng một “chính sách” man rợ như thế với đồng bào mình. Vì vậy ngày 30/4/1975 giữa Sài Gòn, nhà văn nữ trung thực của miền Bắc, Dương Thu Hương mới ngậm ngùi mắt rướm lệ: “…Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể xem TV nghe radio bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...”
Củng không thể không nhắc lại lời của nhà “đạo diễn vĩ đại” Lê Phong Lan, tác giả bộ phim tài liệu “Mậu Thân 1968” hãnh diện tự khoe lên rằng “nếu không có Mậu Thân 1968 thì sẽ không có Hiệp định Paris 1973, từ đó, chưa đi đến kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình và chưa thống nhất đất nước năm 1975”
Xin nhà đạo diễn “tài ba, vô tư, trung thực” Lê Phong Lan lấy sổ tay ghi giùm các số liệu này rồi học thuộc lòng, để lần sau nếu bà có “nổi hứng” muốn nói như thế, nên uốn lưỡi vài lần rồi hãy nói, chứ không, nhân dân cứ ngỡ đó là tiếng “con gì!”:
Nếu không có Mậu Thân 1968 (như Lê Phong Lan ví dụ) thì không có thảm cảnh nao lòng vì đớn đau của gần 8000 ngàn đồng bào vô tội Huế Mậu Thân phải lìa đời trong tức tưởi, chí ít cũng có gần 200.000 thanh niên “sinh Bắc” nhưng “không phải tử Nam. Hơn 10.000 thanh niên Bắc đã không hy sinh ở mặt trận Quảng Trị 1972, trung Đoàn Triệu Hải 2.000 quân không bị “xóa sổ” trong cổ thành Quảng Trị. Không có Hiệp Định Paris 1973 thì năm 1974 Trung Quốc không thể xâm lược Hoàng Sa do quân đội VNCH canh giữ (vẫn còn hổ trợ của hải quân Mỹ) và Trung Quốc cũng chưa hổ trợ cố vấn và vũ khí cho Khờme đỏ quấy rối biên giới Tây Nam để “đảng ta” phải làm cái gọi là “nghĩa vụ quốc tế” tiến quân qua Campuchia gần 10 năm hy sinh thương vong 50.000 quân, hao tài, tốn của, lại nuôi “ong tay áo” khi CP Campuchia lại đứng về phía Trung Quốc “tát vào mặt” Việt Nam trong vấn đề Biển Đông khi Campuchia là chủ tịch Asean 2012 Không có Hiệp Định Paris 1973 cũng có nghĩa không có chiến tranh Bắc biên giới 1989, không bị hy sinh hơn 100.000 quân dân và bị tàn phá bình địa gần 300 xã huyện biên giới và không bị mất gần 1000 km2 (bằng diện tích một tỉnh thành) về tay Trung Quốc và năm 1988 Trung Quốc cũng không thể hạ sát 64 chiến sĩ hải quân QĐND/VN để cướp tiếp nhóm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa. Và một điều “cực kỳ quan trọng” là: “nếu không có Mậu Thân 1968 thì sẽ không có Hiệp định Paris 1973, từ đó, chưa đi đến kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình và chưa thống nhất đất nước năm 1975” như nhà đạo diễn Lê Phong Lan đặt ra nói trên thì: Viễn cảnh của đất nước Việt Nam đã tươi sáng hùng mạnh vẹn toàn lãnh thổ và an toàn gấp vài chục lần như hiện nay bởi không có Hiệp Định Paris thì Mỹ chưa rút quân: Và vì chiến lược toàn cầu, căn cứ hải quân tiền phương của hạm đội hải quân 7 Thái Bình Dương Mỹ vẫn bám trụ tại quân cảng “tốt nhất thế giới” Cam Ranh để bảo vệ hải trình tàu thuyền của Mỹ và đồng minh qua lại trên biển Đông kéo dài xuống eo biển yết hầu trọng yếu Malacca, điều này là cực kỳ quan trọng cho Việt Nam, nó có nghĩa: Hoàng Sa, Trường Sa và toàn khu vực biển Đông vẫn yên bình dưới sự tuần tra giám sát của hải và không quân Việt Mỹ mà Trung Quốc chỉ có thể đứng nhìn từ đảo Hải Nam. Chứ không thể nào là cờ Trung Quốc tung bay ngạo nghễ trên thành phố Tam Sa tại đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện nay để giám sát đòi hỏi chủ quyền ngang ngược trên toàn biển Đông không còn bóng dáng Hải Quân Mỹ như hiện tại mà “nhà nước, đảng ta” thì lực bất tòng tâm chỉ biết đứng nhìn “ú ấ” với 4 tốt 16 vàng!
Đồng bào nhân dân mình nói đó là: “Khôn nhà nhưng dại chợ”, tầm nhìn và tư duy trẻ thơ trong cơ thể người lớn. Chỉ có sở đoản, không có sở trường, với các dữ liệu thiệt hại to lớn từ máu xương đến đất đai biển trời như thế, không biết bao giờ có thể lấy lại được? Riêng nhà “đạo diễn” Lê Phong Lan có thấy hãnh diện thêm lên không khi đất nước thống nhất so với Đài Loan hay Hàn Quốc? Còn hơn thế nữa, Việt Nam đang là quốc gia có số dân nghèo nhiều nhất, gần đứng đầu khối Asean sau Campuchia (số liệu 2011). Hiện tại gần nữa triệu thanh niên nam nữ Việt Nam đang tha hương cầu thực, làm vợ hờ, bán sức lao động tại 3 quốc gia Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc!? Không lẽ “đi ở đợ” cho thiên hạ là con đường cách mạng vinh quang tiến lên XHCN? Hy vọng trong não bộ nhà “đạo diễn” Lê Phong Lan sẽ tồn tại tư duy này để sản xuất tiếp một bộ phim nhiều tập cho thanh niên Việt Nam: “Đi ở đợ là vinh quang”.
Kế hoạch được gọi là “Tổng tấn công và nổi dậy” mùa Xuân năm Mậu Thân 1968 của quân Cộng Sản nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã thất bại, nhưng quân Cộng sản đã chiếm được Sài Gòn ngày 30/04/1975 không vì biến cố quân sự ấy mà do Hoa Kỳ không giữ lời hứa trả đũa cuộc xâm lăng của Hà Nội và đồng thời không viện trợ đủ để quân đội Việt Nam Cộng hòa bảo vệ miền Nam Việt Nam.
Hà Nội biết rõ điều đó và không bao giờ dám phủ nhận việc Hoa Kỳ để cho họ được giữ ở miền Nam khoảng 150,000 quân đem từ miền Bắc vào trước ngày ký Hiệp định Paris 1973 là do Tổng thống Cộng hòa Richard Nixon muốn rút khỏi cuộc chiến Việt Nam bằng mọi giá để được tái đắc cử Tổng thống năm 1972, dù biết rằng miền Nam Việt Nam sẽ khó đứng vững nếu không có sự giúp đỡ của Hoa Thịnh Đốn trong khi quân miền Bắc vẫn tiếp tục vào miền Nam đánh phá để xé bỏ “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”.
Vì vậy lịch sử của cái được gọi là “Đại thắng Mùa Xuân 1975”, hay như bà đạo diễn Lê Phong Lan, Tác giả bộ phim tài liệu “Mậu Thân 1968” hô hoán tự khoe rằng “nếu không có Mậu Thân 1968 thì sẽ không có Hiệp định Paris 1973, từ đó, đi đến kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình và thống nhất đất nước năm 1975” cũng chẳng có gì hay ho lắm đâu.
Nổi dậy trong mơ
Hồi ấy chiến trường đã nghiêng về phía quân Cộng sản từ sau Hiệp định Paris được ký kết ngày 20/01/1973 vì 3 lý do chính:
Quân Cộng sản ở miền Nam tiếp tục nhận được viện trợ súng đạn và lương thực của Trung Cộng và khối Liên Sô (trước thời kỳ đổ vỡ 1991) để xâm chiếm miền Nam.
Lực lượng Cộng sản được tự do tăng viện vào chiến trường miền Nam mà không còn bị Không quân Mỹ đánh phá trên các ngả đường xâm nhập vào Nam, quan trọng nhất là đường mòn Hồ Chí Minh, trên hai lãnh thổ Lào và Cao Miên.
Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thiếu vũ khí để chống lại các cuộc tấn công của lực lượng Cộng sản và lực lượng Không quân và Hải quân của miền Nam cũng không đủ khả năng oanh tạc các điểm tập trung và đường xâm nhập của quân miền Bắc vào Nam.
Vì vậy dòng chảy của cuộc chiến ở miền Nam đã đi từ kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” bằng cách giảm thiểu tham dự trực tiếp của binh sĩ Hoa Kỳ ở chiến trường để quân đội Việt Nam Cộng hòa tự bảo vệ lãnh thổ nhưng Mỹ vẫn yểm trợ không quân khi được yêu cầu để không cho quân Cộng sản xâm nhập thêm từ miền Bắc vào.
Sự thành công giữ vững lãnh thổ của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong mùa hè năm 1972 trên khắp mặt trận đã chứng minh điều đó. Nhưng từ khi quân đội Hoa Kỳ và đồng minh rút khỏi miền Nam theo những điều khoản chỉ có lợi cho phía Cộng sản trong Hiệp định Paris 1973 thì tình hình chiến trường đã dồn quân dội VNCH vào thế bị động vì không còn nhận được sự trợ giúp về hỏa lực của Hoa Kỳ như trước nữa.
Sự mất cân bằng lực lượng ở chiến trường là như thế nên điều được gọi là “chiến thắng” của người Cộng sản cũng chẳng vẻ vang gì như các “sửa gia” miền Bắc tô vẽ lên để làm phim.
Cũng nên biết điểm quan trọng nhất của hai cuộc chiến Mậu thân 1968 và mùa Xuân 1975 là ngoại trừ ở một số nhỏ khu vực lãnh thổ ở miền Nam bị mất vào tay quân Cộng sản, người dân miền Nam đã không hề “nổi dậy” để tiếp tay cho quân Cộng sản “dành lại chính quyền về tay nhân dân” như tuyên truyền của Hà Nội trước đây và bây giờ qua cuốn phim “Mậu Thân 1968” của bà Lê Phong Lan.
Bằng chứng rõ nhất là đã không hề có chuyện “đông đảo nhân dân” được “giải phóng khỏi ách kìm kẹp của Mỹ-Ngụy” như tuyên truyền ngụy tạo của miền Bắc và của tổ chức Mặt trận Giải phóng miền Nam do miền Bắc dựng lên để “miền Nam hóa” cuộc chiến xâm lăng của đảng CSVN đã đề ra từ năm 1960.
Cũng chẳng có một tấc đất nào của VNCH đã do “nhân dân nổi dậy” chiếm lấy để lập “chính quyền nhân dân” trao cho Cộng sản cai trị như mơ ước của người Cộng sản.
Chuyện xảy ra ở chiến trường Thừa Thiên năm 1968 đã chứng minh cho thất bại thành lập chính quyền ở Huế dù quân Cộng sản đã chiếm cố đô 26 ngày trong Tết Mậu Thân 45 năm trước đây.
Hãy nghe lời kể của Tiến sỹ Lê Văn Hảo, nguyên chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên - Huế với Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia, RFA) về vai trò “bù nhìn” của ông trong vụ Mậu Thân:
“Trong tất cả khi nổ ra Mậu Thân tức là trong 26 ngày đêm Cộng Sản chiếm thành phố Huế thì tôi ngồi trên núi để nghe đài phát thanh suốt ngày, tất cả những gì xảy ra dưới Huế tôi chỉ biết qua đài phát thanh của Hà Nội và đài phát thanh giải phóng.”
Nguyễn An: Tức là ông không biết những cái gì thêm ngoài những điều mà đài phát thanh nói?
Tiến sỹ Lê Văn Hảo: Tôi không thể biết được bởi vì tôi không có mặt ở Huế mà nó đâu có dám để cho tôi về Huế vì anh biết khi nó đề nghị một chức vụ như vậy là cả một sự áp đặt. Nó nói là anh phải nhận, nếu anh không nhận thì anh cũng không còn đường về thì cả một sự đe dọa. Anh có thấy tính chất đe dọa đàng sau lời đề nghị đó không?
Nguyễn An: Đây là một chi tiết rất là mới bởi vì hồi xưa cho đến bây giờ người ta cứ tưởng rằng là những đoàn quân họ chiếm đóng Huế hai mươi mấy ngày đó là Ông về trực tiếp điều hành công việc ở đó, thì hóa ra hoàn toàn không có chuyện này!
Tiến sỹ Lê Văn Hảo: Than ôi! Đó không phải là sự thật lịch sử mà tôi chỉ là một con tin đã bị ở trong thế kẹt phải nhận lấy chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mà mong có ngày về với vợ con thôi! Chớ tôi nói thật với anh vai trò của tôi trong Tết Mậu Thân là vai trò hoàn toàn thụ động, tôi chỉ ngồi trên núi để nghe đài, nghe tin tức.
Nguyễn An: Thưa Ông, như vậy tức là Mậu Thân sau khi họ tấn công Huế thì sau đó họ đưa ông về?
Tiến sĩ Lê Văn Hảo: Không! Tôi không có về lúc đó, lúc đấy là chỉ có mấy anh CS về đánh nhau ở dưới thành phố thôi, chớ còn tôi họ đâu có dám đưa tôi về! Họ biết rằng khi tôi nhận thì tôi cũng miễn cưởng mà nếu đưa tôi về thì tôi chắc cũng chuồn luôn thì họ đâu có dám đưa tôi về.”
(Nguyễn An, RFA, 02-02-2008)
Bằng chứng này có làm cho Hà Nội và bà Lê Phong Lan nhức nhối khi tung ra cuốn phim “Mậu Thân 1968” không, hay nó đã biến thành công cụ phản tuyên truyền? Đó phải chăng cũng là lý do tại sao vào giờ chót miền Bắc đã phải thay đổi kế hoạch được thêu dệt là “khởi nghĩa” trong trận Mậu Thân 1968?
Hãy đọc lời của Bà Lê Phong Lan viết về nội dung cuốn phim:
“Khi soạn thảo kế hoạch, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã đề ra ba khả năng của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Một là giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, làm cho ý chí xâm lược của Mỹ bị đè bẹp, phải chấp nhận thương lượng, đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của ta. Hai là giành được thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi nhưng phải đối phó với tình huống Mỹ còn lực lượng, dựa vào các căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn - nhất là Sài Gòn. Ba là sau tổng tấn công và nổi dậy, Mỹ tăng cường lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Campuchia, buộc quân giải phóng phải lui về thế thủ hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua về chính trị.
Trong đó Bộ Chính trị quyết tâm cố gắng giành thắng lợi hoàn toàn, tức thực hiện khả năng một.
Đại tá Vũ Ba kể, 13 ngày trước giờ nổ súng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Lê Duẩn gửi điện cho Trung ương Cục miền Nam (ngày 18-1-1968). “Bức điện đó đại ý nói kế hoạch này chỉ nhằm làm lung lay ý chí xâm lược của địch, buộc địch phải chuyển giai đoạn chiến lược chứ không khẳng định mục tiêu giành chính quyền về tay nhân dân” - Đại tá Vũ Ba nói.
Nhưng khi triển khai thực hiện trên thực tế, ba khả năng của kế hoạch này đã được chuyển dần thành mục tiêu thực hiện trận quyết chiến chiến lược, giành chính quyền về tay nhân dân. Đại tá Nguyễn Ngọc Lân nói: “Khi phổ biến ở dưới thì Trung ương Cục chỉ thị cho các địa phương là chỉ phổ biến khả năng một chứ không phổ biến các khả năng khác để khỏi ảnh hưởng đến quyết tâm. Từ chỗ tính toán các khả năng như vậy, chúng ta dồn sức để dứt điểm. Cho nên chúng ta xài xả láng. Tức là có bao nhiêu xài hết”.
Đại tá Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), Cụm trưởng tình báo H63, nhớ lại: “Lúc đó có những đồng chí cán bộ nói đánh trận này thôi chứ sau còn giặc đâu nữa mà đánh. Anh em lại bị hút vào cái khả năng một, tức là khả năng lấy luôn Sài Gòn. Lấy luôn và coi như hết giặc”.(báo Pháp Luật, Tp. HCM,01/02/2013)
Nhưng “giặc” chẳng những không hết mà đã đánh bại quân CS trên khắp mặt trận Mậu Thân 1968 và gây tổn thất nặng nề cho cả quân chính quy miền Bắc và du kích miền Nam, thường được gọi là “Việt Cộng”.
Bằng chứng hụt hẫng
Tại mặt trận Sài Gòn, bà Lê Phong Lan huyênh hoang:
“Trong Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Sài Gòn-Gia Định được xác định là chiến trường trọng điểm của trọng điểm, nơi có các mục tiêu quan trọng mà bằng bất cứ giá nào ta cũng phải đánh, để đánh thẳng vào ý chí xâm lược của kẻ thù. Nhiệm vụ xung kích, tiên phong được giao cho các chiến sĩ lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định.
Cố Đại tá Nguyễn Đức Hùng (Tư Chu) từng nói: “Đầu tiên là dùng lực lượng xung kích (biệt động) chiếm lĩnh các mục tiêu. Sau biệt động tới thanh niên, sinh viên để hỗ trợ, trang bị súng cho biệt động giữ mục tiêu. Mục tiêu đây là cửa mở, chiếm cửa mở để đại quân (bấy giờ dùng đại quân nhưng sau này không đúng), các tiểu đoàn mũi nhọn tiếp ứng, vào chiếm hẳn mục tiêu”.
Đúng giờ G, các chiến sĩ biệt động đồng loạt tấn công vào năm mục tiêu chiến lược quan trọng. Đội 3 đánh Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn. Đội 4 đánh chiếm đài phát thanh. Đội 5 đánh Dinh Độc Lập. Đội 6 và 9 đánh Bộ Tổng tham mưu. Đội 11 đánh chiếm Tòa Đại sứ Mỹ. Nhiệm vụ chiếm và giữ cửa mở được lực lượng biệt động Sài Gòn hoàn thành, thậm chí hoàn thành vượt mức thời gian được giao. Thế nhưng vào phút chót, đại quân - các tiểu đoàn mũi nhọn đã không thể xuất hiện để tiếp ứng. Khi buộc phải đơn thương độc mã chiến đấu giữa vòng vây kẻ thù đông hơn gấp bội lần thì sự hy sinh của họ dường như là một tất yếu. 88 chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu thì có đến 56 người đã hy sinh, số ít còn lại hầu hết đều rơi vào tay giặc và bị đày ra Côn Đảo.” (báo Pháp Luật, Tp. HCM,03/02/2013)
Đại quân là lực lượng chính quy miền Bắc được ngụy trang dưới cái tên “quân giải phóng” mà theo lời cáo giác của Bà Dương Quỳnh Hoa, nguyên Bộ trưởng Y tế của cái gọi là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (hay Mặt trận Giải phóng miền Nam) đã “chủ ý” đẩy “lính Việt Cộng” miền Nam vào chỗ thiêu thân trong trận Mậu Thân!
Không có tài liệu nào để lại cho biết số thiệt hại của quân miền Nam là bao nhiêu nhưng chắc là nhiều lắm!
Sau đây là lời nhìn nhận của bà Lê Phong Lan căn cứ theo lời kể của những người sống sót:
“Do thời gian hành quân gấp rút, địa hình trắc trở, nhiều đơn vị vừa hành quân vừa đánh địch nên phần lớn không kịp thời gian theo đúng kế hoạch. Thêm vào đó, tuyến phòng thủ của địch ở vùng ven khá mạnh nên dù chiến đấu rất anh dũng nhưng hầu hết các tiểu đoàn mũi nhọn và các đơn vị bộ đội địa phương trên năm mũi tấn công vào Sài Gòn đã không thể thực hiện nhiệm vụ tiếp ứng cho lực lượng biệt động đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu trong nội thành. Quân số các tiểu đoàn cũng bị thương vong nặng sau mỗi trận đánh, có tiểu đoàn chỉ còn lại 1/5 đến 1/10 quân số.
Đại tá Vũ Ba, nguyên cán bộ tham mưu Miền, kể ngày mùng 5 tết Mậu Thân, tại sở chỉ huy cơ bản đóng ở phía sau, Tư lệnh Hoàng Văn Thái không nhận được báo cáo từ chiến trường gửi về. Biết tình hình chiến trường rất căng thẳng và gay cấn, vị tư lệnh liền phái ông xuống chiến trường gặp tướng Trần Văn Trà để báo cáo nguyên văn rằng: “Dựa vào tin tức của các đài phát thanh phương Tây, như anh đã biết, ta có thể đánh giá là bước đầu cơ bản ta đã giành được thắng lợi. Thắng lợi chiến lược quan trọng. Ý nghĩa thắng lợi to lớn đến đâu, hiện giờ ta chưa có thể hình dung được”. (báo Pháp Luật, Tp. HCM,03/02/2013)
Cuối cùng, bà Lê Phong Lan được phép tiết lộ tổng số thương vong của quân CS trong trận Mậu Thân:
“Để làm nên chiến thắng vô giá của sự kiện Mậu Thân 1968, quân dân ta đã phải gánh chịu những hy sinh, mất mát to lớn. Theo thống kê của Cục Tác chiến, mặt trận đường 9 có gần 4.000 liệt sĩ, mặt trận Trị Thiên có gần 5.000 liệt sĩ. Con số tương ứng ở đồng bằng Khu 5 là gần 11.000 liệt sĩ, Tây Nguyên gần 3.500 liệt sĩ, Khu 6 gần 1.300 liệt sĩ, Khu 10 gần 500 liệt sĩ, Đông Nam Bộ gần 14.200 liệt sĩ, Khu 8 khoảng 2.500 liệt sĩ, Khu 9 hơn 3.500 liệt sĩ.
Tổ quốc và dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, trong đó có gần 45.000 người đã ngã xuống trong Mậu Thân 1968 để Tổ quốc mãi trường sinh.” (báo Pháp Luật, Tp. HCM, 05/02/2013)
Tuy nhiên, theo tin đồng minh của VNCH thì họ ước lượng đã có từ 85,000 đến 100,000 quân Cộng sản bị loại khỏi vòng chiến sau 3 đợt tấn công trừ tháng 01 cho đến tháng 9/1968.
Thương vong của quân đội đồng minh có trên 6,000 tử thương, ngót 30,000 bị thương và trên 1,000 quân bị mất tích.
Tổn thất thường dân trong vụ Mậu Thân không có thống kê chính thức, nhưng riêng ở mặt trận Huế thì đã có từ 5,000 đến 6,000 người chết và mất tích, đa số bị quân Cộng sản thảm sát bằng nhiều hình thức, kể cả chôn sống hay đập đầu cho chết vì muốn tiết kiệm đạn để chiến đấu như đã diễn ra ở khu vực Khe Đá Mài thuộc vùng núi Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa.
Phía Cộng sản Việt Nam thì đã liên tiếp phủ nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho bom đạn của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa gây ra như lời bà Lê Phong Lan nói trong cuốn phim.
Nhưng liệu sự dối trá này có bịp được những người dân Huế còn sống sót hay thân nhân của những oan hồn hãy còn vất vưởng đó đây ở 23 địa điểm họ bị hành quyết bởi lính Cộng sản?
(02/013)
No comments:
Post a Comment