Chiếc bật lửa zippo là vật dụng bất khả ly thân của nhiều lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nó không chỉ là một công cụ để tạo ra lửa, mà còn là một vị sứ giả giúp truyền tải các thông điệp sâu kín của người lính đến với cuộc đời…
Có thể cảm nhận điều này qua những dòng chữ khắc trên mỗi chiếc bật lửa.
Nhiều người lính bày tỏ sự lo sợ cái chết và nỗi nhớ thương dành cho người thân yêu ở quê nhà. Một số khác thì thể hiện sự thù ghét đối phương hay sự phẫn uất đối với chính phủ - những kẻ đã đẩy họ đến vùng đất chết chóc. Cũng có những người lính biểu lộ thái độ hài hước trước cuộc chiến tranh tàn khốc.
Dưới đây là hình ảnh một số chiếc bật lửa Zippo của những người lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, được giới thiệu trên trang web của nhà sưu tầm người Mỹ Bradford Edwards.
Nhiều người lính bày tỏ sự lo sợ cái chết và nỗi nhớ thương dành cho người thân yêu ở quê nhà. Một số khác thì thể hiện sự thù ghét đối phương hay sự phẫn uất đối với chính phủ - những kẻ đã đẩy họ đến vùng đất chết chóc. Cũng có những người lính biểu lộ thái độ hài hước trước cuộc chiến tranh tàn khốc.
Dưới đây là hình ảnh một số chiếc bật lửa Zippo của những người lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, được giới thiệu trên trang web của nhà sưu tầm người Mỹ Bradford Edwards.
Những chiếc bật lửa zippo xuất hiện trong quân đội Mỹ từ thời kỳ Thế chiến thứ 2, nhưng phải đến cuộc chiến tranh Việt Nam chúng mới trở thành biểu tượng văn hoá của những người lính Mỹ.
Bức tâm thư ngắn ngủi (và sai chính tả) thể hiện tình yêu của người lính dành cho một cô gái: "Bất cứ ai đọc những điều này sẽ biết rằng không có một cô gái nào khác dành cho tôi trừ một cô gái có cái tên đáng yêu là Beverly Dennington. Tôi yêu cô ấy rất nhiều".
Những dòng nhắn nhủ người mẹ của người lính có tên Tony: "Gửi mẹ. Từ một người lính dù cô độc. Tony".
"Đừng hỏi cái đầu giúp được gì cho bạn mà hãy hỏi bạn làm gì để bảo vệ cái đầu của mình".
"Một vết thương trên ngực là cách tự nhiên để cho biết bạn đã bị phục kích".
Thông điệp rắn rỏi của một lính Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam: "Hãy để ta thắng ngươi bằng trái tim và tâm hồn mình, hoặc ta sẽ thiêu rụi cho tới từng túp lều đáng nguyền rủa của ngươi".
Một thông điệp tương phản: "Sinh ra để thua cuộc".
Lời hăm doạ dành cho đối phương trong trường hợp người lính bị giết, và chiếc bật lửa zippo rơi vào tay kẻ thù.
"Chiến tranh là địa ngục". Đó là cảm nhận của một người lính đã có mặt ở các chiến trường Biên Hoà, Long Bình, Tây Ninh, Củ Chi và Kon Tum.
Những ngôn từ thể hiện sự uất hận cao độ: "Chúng tôi bị dẫn dắt bởi một đám bất tài để giết những con người bất hạnh và phải chết mà chẳng ai nhớ tới".
Một trải nghiệm của người Lính: "Khi tôi biết cái chết kề cận, tôi không còn sợ chiến tranh, chiến trường, các trận đánh, bởi Chúa đang ở sau lưng tôi".
Khát vọng hoà bình và sự chán ghét các thế lực cường quyền: "Khi sức mạnh của tình yêu vượt qua tình yêu dành cho sức mạnh, cơ hội của một nền hoà bình đích thực sẽ đến".
Dành cho các cô gái, có những lời ngọt ngào như: "Anh yêu em hôm nay, ngày mai và mãi mãi".
Và cả những ngôn từ dung tục.
Ý chí chiến đấu của lính Mỹ được thể hiện khá cô đọng: "Đánh nhau ban ngày. Làm tình ban đêm. Say mèm là sự lựa chọn. Vào thủy quân lục chiến là sai lầm".
"Điều duy nhất khiến tôi nhận ra mình đã giết một người là khi xiết cò khẩu súng của tôi".
Một câu hỏi vu vơ "Tại sao tôi?" kèm theo biểu tượng của hòa bình.
"Khi tôi chết hãy chôn tôi nằm sấp, để cả thế giới này có thể hôn vào mông tôi", thông điệp từ một người lính thuộc lực lượng "Kỵ binh bay".
"Bạn đúng với sắc màu của mình. Đừng tự lừa phỉnh khi nó là màu đen bằng cách tự hào mình là kẻ chiến thắng".
Chiếc bật lửa này khắc một bức tranh hài hước: Chú rùa tưởng chiếc mũ của lĩnh Mỹ là một cô rùa cái và thả sức "yêu".
Một chiếc bật lửa khác thể hiện tâm trạng bất mãn dưới một cái nhìn hài hước.
Phù hiệu của một đơn vị chiến đấu đã bị "cải biên" với ý nghĩa mỉa mai.
"Tôi đi qua thung lũng đầy bóng tối của cái chết. Tôi không sợ loài quỷ dữ bởi tôi chính là thứ ác quỷ khốn nạn nhất trong cái thung lũng này".
"Những kẻ xâm lược hãy đoàn kết lại trong sức mạnh hắc ám".
Bên những khoảng tối của tâm hồn, luôn có chỗ cho khát vọng tình yêu và hoà bình.
Với một số người lính, cuộc chiến ở xứ người giống như một chuyến du lịch dài ngày, dù có thể nó sẽ không có ngày trở về.
No comments:
Post a Comment