Wednesday, January 9, 2013

Đỗ Hoàng Diệu


Bài viết của đại ca Nguyễn Ngọc Chính

“Tôi lo lắm, vì tôi biết làm văn chương ở xứ ta nguy hiểm lắm, còn nhiều người phê bình thiếu công tâm, cực đoan, mượn “phê bình” để diệt nhau. Khi các con tôi trưởng thành, tôi sợ nhất là chúng “dính” vào nghiệp văn như bố thì khốn khổ.

Tôi từng “mục sở thị” nhiều nhà văn danh tiếng bị điêu đứng, cùng quẫn. Tôi từng thấy nhà thơ ‘Màu tím hoa sim’, ‘Đèo Cả’ Hữu Loan “bỏ thơ chạy lấy người” về Xứ Thanh cuốc đất làm ruộng, đi xe thồ. Nhà văn Phùng Quán “rượu nợ - văn chui - cá trộm” mấy chục năm liền. 

Nhưng hồi đó ngoài đồng lương giáo viên còm tôi không biết làm thêm nghề gì ngoài  việc viết để kiếm thêm ít đồng nuôi con. Tôi cho tôi dám xông vào con đường văn chương cũng là một thằng liều. Vợ chồng tôi có 5 người con, hai trai ba gái. May bốn đứa con đầu đều tốt nghiệp đại học, có việc làm ăn đàng hoàng, không đứa nào dính tới viết viếc gì. Đến đứa con gái út Đỗ Hoàng Diệu sinh năm 1976, thì lại “sinh sự”. Nỗi lo của mình đã thành sự thật. Cái “ren” văn chương dở hơi của tôi lại “lặn” vào nó. Tội nghiệp”.          

Nhà văn Đỗ văn Phác [1], bố của Đỗ Hoàng Diệu, đã tâm sự những dòng trên trong một cuộc phỏng vấn. Qua những tiết lộ của người bố, ta có thể tóm tắt tiểu sử của Đỗ Hoàng Diệu như sau:

Hồi còn nhỏ Diệu rất giỏi văn nhưng tính tình lại ương ngạnh. Lên đến cấp trung học, cô được chọn vào Trường chuyên Lam Sơn của tỉnh Thanh Hóa, phải vô thị xã ở trọ học. Có khiếu viết văn từ khi lên 9, 10 tuổi, đến khi 14 tuổi cô đã được giải thưởng Tác phẩm Tuổi Xanh của báo Tiền phong với truyện ngắn Ông già hàng xóm.

Khi Diệu học hết lớp 12, ông Đỗ Văn Phác khuyên con không nên học văn mà phải học luật. Ông nghĩ, học luật con người nó đứng đắn hơn, làm nghề “thầy cãi” lại tự bảo vệ được mình, giúp được người “thấp cổ bé họng”. Thế nhưng, Diệu vẫn làm hồ sơ  thi vào Khoa báo chí của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Tuyên Giáo Trung ương, và thi đỗ vào loại xuất sắc.

Diệu còn định thi cả khoa biên kịch trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, nhưng bố can, kiên quyết bắt học ngành luật. Và Diệu đã nghe lời bố. Ông bố yên tâm là cô con gái út cưng của mình sẽ không dính gì đến chuyện văn chương vớ vẩn, phù phiếm. Không ngờ đến năm thứ hai đại học, Diệu lại viết văn, mà lại viết nhiều. Ông Đỗ Văn Phác kể lại: “Nó bảo với tôi con phải viết để kiếm sống, để đỡ một phần tiền chu cấp của bố mẹ. Tốt nghiệp cử nhân luật xong, Diệu học tiếp 2 năm để thành luật sư”.

Ông tâm sự tiếp: “Thực tình, tôi không bao giờ muốn con mình viết văn, nên mới bắt con học luật. Truyện ngắn ‘Bóng Đè’ Diệu viết năm 2004, gửi không báo nào in. Cháu tập hợp thành tập truyện ngắn gồm 11 truyện và đưa tôi đọc. Cháu hỏi ý kiến tôi. Tôi bảo, tập truyện này nếu in ra sẽ gây xôn xao dư luận đấy. Con sẽ trở thành “tấm bia” cho những tên cơ hội ngắm bắn. Nhưng Diệu bảo: “Nếu viết mà chìm nghỉm đi thì cũng chán. Nhưng con đâu có viết để chìm hay nổi?”.

Tập truyện ngắn ‘Bóng Đè’ của Đỗ Hoàng Diệu

Trong tiếng Việt, “bóng đè” [2] là một từ dân gian chỉ trạng thái mộng mị khi đang ngủ. Cảm giác của người bị bóng đè là thấy cơ thể mình như đang bị một vật nặng đè lên người nhưng không sao vùng vẫy để thoát ra. Trong truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, nhân vật chính là một cô gái có chồng tên Thụ. Điều lạ lùng là mỗi lần về quê chồng ăn giỗ cô đều bị bóng đè, mà gia đình nhà chồng mỗi năm có đến 16 đám giỗ!

“Bàn thờ nhà chồng tôi to dài quá cỡ. Chưa bao giờ tôi nhìn chiếc bàn thờ nào lớn như vậy. Có rất nhiều bát nhang và những bức trướng chữ Tàu. Mẹ chồng tôi nói bâng quơ mà tựa căn dặn: "Nhà ta mỗi năm cúng mười sáu đám giỗ. Sau này anh Thụ cúng tôi nữa là mười bảy, sẽ vất vả đấy." Tưởng tượng ra viễn cảnh mỗi năm còng lưng làm cơm cúng mười bảy đám giỗ cho đến ngày Thụ qua đời, tôi không khỏi ngao ngán”.

Một năm có đến 16 đám giỗ nhưng khi ra khu mộ gia đình chỉ thấy 11 ngôi mộ. Thụ giải thích với vợ:“Cô em gái bố do hận tình nên trẫm mình xuống sông sâu năm vừa tròn mười tám không tìm thấy xác. Hai ông cố trẻ làm thầy phù thủy đi khắp nơi cùng chốn rồi không quay trở về, nhà lấy ngày hai ông bỏ đi làm ngày giỗ. Hai ông khác, một liệt sĩ Điện Biên, một liệt sĩ đường 9 Nam Lào, xương hốt về bằng đầu đũa chôn chung một mộ… Ông nội bị đấu tố hồi cải cách ruộng đất chết thảm trên tổ kiến lửa. Sáng mai bà nội chỉ tìm thấy vài cọng tóc ở nơi cột trói, xác không biết đi đường nào”.

Không gian trong Bóng đè chỉ quanh quẩn bên bàn thờ được giăng bức màn đỏ và tấm phản kê gần cạnh. Tấm phản là nơi vợ chồng Thụ nằm ngủ. “Cửa giả mở toang, bàn thờ linh thiêng ngay cạnh, mẹ chồng có thể đi ra đi vào bất cứ khi nào. Dù thèm chồng đến mấy tôi cũng phải gò mình trong bộ đồ ngủ kín đáo mà hậm hực”.

Đêm nóng nực, không một tiếng gió nhưng tấm màn đỏ che bàn thờ cứ chốc chốc lay động khẽ, chỉ mình nó đang chuyển động đỏ lừ trong thời gian lẫn không gian ngưng bặt. “Tôi sợ, tôi muốn quay sang ôm Thụ để anh che chở cho mình. Song tôi không thể nào cử động, màu áo ba lỗ trắng tinh chồng tôi nằm sát ngay cạnh như trêu ngươi mà tôi chẳng thể nào nhúc nhích. Không khí mỗi lúc một ẩm thấp, nực nồng khoá cứng lấy tôi trên mặt phản.

Tiếng ho đứt đoạn từ trong căn buồng mẹ chồng lôi tôi khỏi đêm đen. Tứ chi rã rời, đầu váng vất, mồ hôi tôi rịn rạn dính bết. Bộ đồ ngủ tự nhiên mở khuy trễ nải lạ lùng. Tôi nhìn hàng cúc nhàu nát lạ lẫm, giống Thụ vừa vò nát chiếc áo và tôi vừa bận lên mình chưa kịp cài khuy. Cạnh tôi, Thụ vẫn ngủ im bằng bặt, ngoan hiền trẻ thơ, đôi má phụng phịu ninh nính.

Tôi đâm nghi hoặc, kín đáo luồn tay xuống dưới. Chất lỏng đẫm ướt sền sệt ngầy ngậy mông đùi, thấm nhầy chiếc quần lót mỏng. Thụ trở mình ú ớ giữa giấc mơ. Tôi hoang mang nhìn chồng, cơ thể anh vẫn đầm đìa mồ hôi”.

Có nhiều người, nhất là phụ nữ, có khả năng liên lạc với thế giới tâm linh. Họ sống giữa mộng mị và thực tại, hoàn toàn không có ranh giới giữa mộng và thực. Những “bà đồng, bà bóng” là thí dụ điển hình. Nhân vật nữ trong Bóng đè cũng là trường hợp như vậy, Đỗ Hoàng Diệu đã gán cho họ một “số phận” trong suốt một đời người, ngay từ thời con gái:  

“Tôi khám phá ra những chiếc bóng trên tường không chỉ đơn thuần là những chiếc bóng. Chúng cũng sống động như thân thể tôi khát thèm một vực thẳm. Chúng vờn vượt trên da thịt non tơ hứng háo của tôi. Về sau tôi biết mình đã đánh mất điều quý giá nhất buổi trưa hôm ấy. Chúng đã cướp mất cuộc đời con gái khi vừa chớm đến, khi tôi vừa mới biết xỏ tay thành thạo vào chiếc su chiêng.

Chúng cho tôi biết nỗi sợ hãi khôn cùng, sự ngừng đập trái tim. Và cả khát thèm, chờ trông suốt những năm thiếu nữ khi chúng không còn quay lại. Mọi người nói tôi bị bóng đè, chẳng có gì đáng sợ. Tôi không thể ngờ đó chỉ là số phận. Thứ số phận đã đẩy đưa cho tôi gặp Thụ và làm vợ anh vội vàng, giống một linh ứng mà cơ thể tôi đã ám hiệu rúc còi”.

Sau đám giỗ, hai vợ chồng Thụ trở lại thành phố, trở lại cuộc sống bình thường hàng ngày. Ngồi trên tàu, hai vợ chồng trẻ như thoát khỏi bóng tối của tổ tiên để trở về với thực tại. Thụ luồn tay vào vùng ngực no đầy của vợ khác hẳn bộ mặt lạnh lùng của người… hành hương trước đó:

“Vợ tôi thoát nạn nhà quê rồi, tiểu thư thôi không phải nằm phản mồ hôi nhễ nhại như đêm qua. Sướng nhé…Về quê có một buổi không được làm hổ cái với anh mà em đã cuồng lên rồi tơ tưởng lung tung. Em thật là..!”.

Nhưng cái cảm giác trưa hè ở nhà quê vẫn đọng lại và ám ảnh trong ký ức của người vợ trẻ. Chiếc bàn thờ phủ khăn đỏ, tấm phản láng bóng vì thời gian, thung lũng mười một ngôi mộ, tiếng ho khúng khắng trong căn buồng mẹ chồng vẫn còn đó. Nó theo đuổi người đàn bà sống vì nội tâm như bóng với hình.

Tháng tiếp theo lại đến đám giỗ ông nội của Thụ, hai vợ chồng lại về với “ngôi nhà mái ngói ba gian chất chứa bí mật dòng dõi đế vương”. Đề nghị được ôm chồng nằm ngủ trên tấm phản gần bàn thờ bị Thụ gạt phắt: “Em lại tính giở trò gì đây? Trời thiêu lửa mà ôm nhau ngủ?”. Bóng lại đè lên người vợ, không biết đáng thương hay đáng trách.

“Đúng lúc tôi chống tay định nhỏm dậy thì tấm màn đỏ nhúc nhích và tứ chi nặng trĩu. Từ sau tấm màn đỏ, những chiếc bóng bay ra lũ lượt tích tụ thành mảng đen lớn. Trái tim tôi muốn nhảy dựng khỏi lồng ngực, tôi nhắm chặt hai mắt trong kinh sợ tột cùng, nhưng vẫn cảm giác rõ rệt trước mặt khối đen đang lẩn nhẩn về phía mình”.

Chỉ cần khẽ nhích cánh tay là cô có thể đụng vào Thụ nhờ anh giải cứu. Người chồng nằm ngửa, hai tay xếp trước bụng ngay ngắn như một xác chết mở mắt.

“Mảng đen đã thôi uốn lượn trên mền vải, nó thò hẳn vào lùng sục từng bộ phận thân thể tôi. Bàn tay lần rờ trọn đường viền môi, nắn từng chiếc răng xinh xắn, hệt như khi Thụ trườn lên tôi thổi khúc dạo đầu. Đến hai núm vú bàn tay đang lạnh lẽo chợt nóng rẫy. Mỗi ngón thiêu rụi tôi như lửa. Màn đen rẫy rùng khi có tiếng giầy rón rén trên sân gạch và bóng áo cánh khen khét mùi đàn ông hiện ra.

Bàn tay bắt đầu mạnh bạo hơn gỡ lớp vải kết mồ hôi, bóc tách thuần thục. Mồ hôi tướp ướt đùi non, rãi rà rề xuống mặt phản trơn rít. Rồi khi bàn tay túm trọn lụa nhiễu đen óng, mảng đen bỗng tan loãng hiện rõ hình dáng một con người nghênh ngáo. Tôi hiểu mình phải im lặng, im lặng trong sợ hãi tột tận đời người. Khói đen tan biến hết.

Tôi hét lên, tôi thấy mình hét lên một tiếng sập trời khi lờ mờ nhận ra đường nét trên gương mặt đang đè mình. Tia nhìn xéo sắc lạnh, hàm răng hơi nhô đanh ác đầy quen thuộc. Chưa kịp định thần, chiếc quần tôi đã bị kéo phăng bằng một động tác như ảo thuật. Mồ hôi rìn rịn bức bối hai đùi, đúng khi tôi cảm được sự cương cứng thúc lên bụng thì cánh cửa buồng mở toang và mẹ chồng tôi hiện ra với chiếc bật lửa”.

Và đây là phản ứng vô tình của người chồng: “Lưng Thụ thẳng đứng như bị điện giật khi anh mở mắt. "Em.. em.. em cởi truồng?" Đập mạnh cánh tay xuống phản trong nỗi cứu sinh, tôi choàng tỉnh, biết mình vẫn nguyên vẹn hình hài. Kéo quần lên, tôi quay lưng lại Thụ không giải thích một lời. Giấc ngủ đến ngon tuyệt diệu trong đời. Tôi không biết mắt Thụ hằn lên những tia đỏ dại cuồng”.

Lần thứ ba là đám giỗ bố Thụ, cũng trên tấm phản đó cô con dâu lại bị bóng đè vào giữ trưa: “Tôi hét, tôi vùng vẫy, tôi van xin, hổn hển, oằn oại rên rỉ. Ông muốn gì ở tôi. Tôi biết phận dâu con, tôi sẽ làm tròn bổn phận. Mỗi năm tôi sẽ làm cơm cúng mười sáu đám giỗ. Tôi sẽ dọn sạch thung lũng mồ mả, sẽ lau bóng nhoáng bàn thờ. Sẽ sinh mười một đứa cháu trai cho ông. Bóng đen tảng lờ. Hai bàn tay bạo lực hung hãn khoét sâu, ngoáy vòng.

Tôi điên đảo, đau đớn, nộ cuồng rồi tôi cười gằn thỏa mãn với ý nghĩ mẹ chồng tôi cũng đã nằm trên tấm phản này cũng đã dang chân cho nó ngoáy vòng. Sáng tối lẫn lộn. Tôi nhắm mắt cho trăm đời dòng dõi đế vương quần thảo, cho đến lúc đỉnh đầu nhức buốt, tôi bật nức nở man dại”.

Đôi mắt Thụ trừng trừng nhìn vợ, tiếng càu nhàu cắt đứt giấc ngủ bị bóng đè của vợ: “Em thấy tháng sao không mang băng vệ sinh? Con gái mà đoảng quá. Mau dậy thay áo quần, lau chùi tấm phản đi”.

Theo phân tâm học của Sigmund Freud, những sự kiện như trên trong một giấc mơ là kết quả của sự dồn nén về sinh lý khi bị kềm chế. Đó là phản ứng của cả cơ thể lẫn tư tưởng, phần xác lẫn phần hồn. Đỗ Hoàng Diệu đã mệnh danh nhân vật chính trong Bóng đè là “con hổ cái” trong cuộc sống hằng ngày của vợ chồng, nhưng chỉ còn là hổ cái trong lồng mỗi khi về quê ăn giỗ!

Cuộc sống vợ chồng của họ bắt đầu bị bóng đè giữa ban ngày, ngay tại thành phố. Tình yêu ngày càng phai lạt chỉ vì một thế giới vô hình ám ảnh người vợ. Người chồng không có lỗi gì, có chăng chỉ là sự thiếu cảm thông trước những hiện tượng tâm linh đang ngày càng lấn át, đảo lộn cuộc sống hàng ngày của người vợ.     

Đỗ Hoàng Diệu

Cô gái điếm và năm người đàn ông là một câu chuyện có độ hoang tưởng không kém gì Bóng đè. Chuyện bắt đầu bằng những đối thoại giữa cô gái điếm tên Huệ và một gốc cổ thụ bên bờ sông Hồng.

“Huệ mơ màng mộng mị sờ nắn những lớp vẩy cổ thụ đang chà xát vào tấm lưng trần của mình. Huệ không dám bóc lớp vẩy, như thế sẽ làm cổ thụ đau. Huệ chẳng muốn ai đau bao giờ. Lớp lụa mỏng líu ríu trên người Huệ, líu ríu gốc cổ thụ. Gió đang vướng vít chúng với nhau. Nhưng cổ thụ sẽ không làm hư chiếc váy lụa của Huệ, Huệ biết điều ấy. Nó sẽ chỉ làm Huệ nhô ra được bộ ngực đã hơi nhõng của mình, lộ thêm cặp đùi vẫn dài thế nhưng đã bắt đầu sàm sạm.    

"Nói chuyện này buồn quá cổ thụ ơi. Chuyện khác đi, hay là chuyện đêm ấy đi cổ thụ".
Có âm thanh của tiếng thở dài rơi rớt.

"Ngày nào Huệ cũng muốn nghe chuyện ấy, gần 20 năm, bao ngàn đêm rồi Huệ".

"Huệ không chán cổ thụ à. Mỗi khi nói đến chuyện ấy Huệ vui lắm. Chiều lòng Huệ đi cổ thụ".

“Ừ, năm chàng trai trẻ đêm ấy, cái đêm hôm ấy, làm sao quên được”.

Lần lượt 5 người đàn ông xuất hiện trong truyện. Quá khứ của họ đều đã một lần nằm trong vòng tay Huệ khi cô gái điếm đã biến 5 cậu trai thành đàn ông, lần đầu tiên biết mùi vị của đàn bà. Hành trình về tương lai của 5 cậu học sinh ngày nào là chuyện của 5 mảnh đời thành đạt sau 20 năm gặp Huệ.

Toàn đã trở thành một doanh nhân giàu có, thành đạt, lấy vợ là một hoa hậu và có một đứa con gái. Nhưng cuối cùng vợ cũng chia tay, đi theo một người đàn ông “chẳng có gì” mà không một lời giải thích.

“Những niềm hư ảo đang ngân lên giai điệu không âm thanh, không màu sắc và Toàn ngồi bệt xuống, anh cảm nhận hoa đang nở dọc đùi mình, nở xuống tận gót chân. Chiếc lưỡi mềm mại ấy đu kéo trên đùi Toàn, ràn rượi trên thân thể Toàn, cô gái lại về ám ảnh Toàn, chiếc lưỡi ấy, bàn tay ấy không thôi làm hoa nở trên chân anh. Những bông hoa hình nốt nhạc tạo thành bản tình ca êm đềm và lãng mạn nhất Toàn từng biết. Hay Ngọc cảm nhận được những bông hoa hình nốt nhạc ấy mà bỏ đi”.     

Nhân vật thứ hai, Mạnh, đã trở thành một kỹ sư xây dựng nhưng hình ảnh “người đàn bà có bộ ngực cong vểnh” lúc nào cũng theo anh trong những giờ phút ái ân suốt hai mươi năm qua, “dù với người vợ khỏe mạnh, phốp pháp hay một gái làng chơi khắp nơi những công trình xây dựng anh đi qua”.

“Bộ ngực cong vểnh là gì thế anh Mạnh? Sao ngủ với con Hương lác anh cũng nhắc đến khi sắp xuất tinh". "Là người đã làm anh thành đàn ông". "Ra thế, chắc là một cô học cùng lớp với anh?". "Không phải, một cô gái điếm vẫn đứng ở góc phố gần trường anh. Năm đứa chơi thân với nhau đã cùng thành đàn ông nhờ cô ta trong một đêm". "Năm đứa? Chắc đêm ấy cô ta trúng quả rồi. Nhưng sao vợ không nhớ mà lại nhớ cô gái điếm?"

Đàn, nhân vật thứ ba, đã trở thành một giáo sư đạo mạo nhưng phía sau vẻ mặt trang nghiêm ấy là một “biến cố” không thể nào quên: “Đàn xấu hổ với lễ giáo, nho gia của chính mình. Góc phố ấy, vườn hoang ấy, cây cổ thụ ấy, tổ chim cúc cu ở gần nhà Đàn nhưng chẳng bao giờ Đàn dám đi ngang qua nữa… Trời ơi, Đàn không chịu đựng được nữa. Đàn đã chôn sâu sự đê mê nhục nhã ấy hai mươi năm nay. Nho gia nền nếp không dạy Đàn 16 tuổi đi mua dâm một cô gái điếm đứng đường”.

Người đàn ông thứ tư, Đạo, đã trở thành Đại úy công an đầy uy quyền, thường đi “làm trong sạch” địa bàn mình phụ trách. Đồng nghiệp nhận xét Đạo dũng cảm và có trách nhiệm trong công việc nhưng họ đâu có biết Đạo chỉ cố lùng cho bằng được cô gái điếm ấy.

“Đạo không quên được hình ảnh cô mút dương vật anh dài ra dài ra mãi và ấn vào cửa mình cô hun hút bóp chặt. Sâu hun hút nhưng chạm tới đáy. Lần duy nhất cái đàn ông của Đạo có thể dài đến thế. Đạo đã thử nhưng chẳng cô gái nào kéo dài của Đạo ra được nữa, chỉ là một mẩu ngắn ngủn bơi lội trong giếng khơi”.

Người đàn ông thứ 5, chắc là Việt kiều vì có một cái tên rất Mỹ, Andrews. Nếu ai đó hỏi anh chuyện gì trong cuộc đời gần 40 tuổi của mình làm anh nhớ nhất, Andrews sẽ mỉm cười, giọng anh nhẹ như bấc:“Chuyện năm chàng trai và góc vườn hoang”.

“Anh thấy rõ ràng góc phố heo may lạnh một chút, trăng sáng một chút, lá vàng rơi một chút và cô gái ấy cao một chút, mảnh mai một chút. Nhưng cây cổ thụ thì lớn quá chừng. Andrews nghĩ bây giờ chắc nó đã gần vài trăm tuổi. Năm chàng trai thì hồi hộp vô cùng, tim đập rộn rã, mặt mũi nóng bừng, chân tay lóng ngóng. Buổi học nhóm của năm học sinh chuyên toán trở thành buổi học đặc biệt. Andrews cũng chẳng còn nhớ ai đã mào đầu chuyện ấy, chỉ biết rằng không ai phản đối. Họ lầm lũi bước ngang qua ba dãy phố đến vùng sáng tối một chút ấy, chẳng ai nói với ai câu nào”.

Năm chàng trai lần lượt chui qua hàng rào. Andrews (lúc ấy còn tên là Thái) chạm khẽ vào lớp lá vàng. Cô gái vẫn cười, răng trắng lấp lóa dưới ánh trăng bàng bạc mùa thu. Năm chàng trai đứng im như trời trồng. Cô gái bỗng thì thầm: “Nước sông Hồng đang lên, các anh có nghe thấy không?”. Câu chuyện kết thúc bằng đoạn văn:

“Ngày hôm sau vợ Đàn nhìn đồng hồ chạy đúng giờ, nhịp của chồng đều đặn. Con gái Đạo ồ lên ngạc nhiên vì trứng cá trên mặt bố chỉ sau một đêm đã biến mất. Cô người mẫu tên Ngà nhận tiền taxi của Toàn ra về, đôi môi mọng đỏ. Bạn gái Andrews bước những bước chân rời rạc xuống cầu thang hẹp.

Trước khi trở về Mỹ, Andrews thơ thẩn đến góc phố hẹp, cổ thụ, vườn hoang, trăng bàng bạc. Anh không tin ở mắt mình. Tất cả bị san phẳng, không còn dấu tích gì của cây, của vườn, của Huệ. Thấp thoáng màu trắng một xa lộ thênh thang. Anh chợt nghe sông Hồng sóng cuộn”.

Đỗ Hoàng Diệu

Như đã ghi trong tựa đề, Những sợi tóc màu tang lễ, là truyện về những sợi tóc của một cô gái tên Dực. “Từng sợi, từng lọn bứt ra khỏi đầu Dực toẽ hình hoa huệ tàn phủ lấp mũi giầy. Chân tóc trắng sắp hàng so đũa chổng ngược kinh hoàng nhìn Dực đang hãi hùng. Chân tóc chuyển dần đỏ rượi toé ra từng sợi, từng sợi. Màu máu, hình như là máu”.

Đó là những cảm giác của mình khi Dực online và nhận được message của người yêu: “Dực yêu quý. Anh nghĩ phải nói cho em biết. Anh sẽ cưới vợ vào tháng 12 này. Vợ anh là một ca sĩ mà chắc em đã từng nghe tên. Đừng hỏi anh vì sao lại chia tay em. Cuộc sống vốn thế Dực à”.

Đối thoại giữa một giáo sư khả kính và Diệu: “Thầy chưa gặp người đàn bà nào có những sợi tóc tơ mỏng mảnh đến như em”. “Em không phải đàn bà”. “ Sao em lại không phải đàn bà?”. Dực cắn sợi tóc ngang vai, sợi tóc 16 tuổi. “Em muốn nói rằng chưa phải, em là con gái”.

Đối thoại đang từ màu hồng chuyển sang màu đen: “Em đẹp lắm, vẻ non tơ của em làm thầy thèm thuồng ngay từ buổi đầu nhìn thấy em trên giảng đường”. Giọng nói đó quả là có cánh, nó bay vút đến tai Dực. “Nhưng sao Thầy lại thèm khát Em?”. Giọng nói đã chuyển sang màu đen. Dực không thể bỏ chạy khỏi màu đen đang râm ran cấu xé thân thể mình. “Thầy yêu em, thầy yêu em cô gái xinh đẹp. Em sẽ thành đàn bà, thầy giúp em ngay bây giờ cô gái bé bỏng”.

Đây không phải là bóng đè, mọi chuyện diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật nhưng người đọc lại cảm thấy chính mình bị “bóng đè” chứ không phải là nhân vật trong chuyện:

“Những sợi tóc tơ bị chèn ép xuống nền gạch hoa. Hình như chúng đứt. Dực nghe mơ hồ âm thanh chúng gãy tan tành đứt đoạn. Rừn rựt hổn hển màu da cam nhịp đập Giáo sư. Phựt, âm thanh rực oà đỏ chói. Dực cháy, nó át tiếng phựt những sợi tóc lìa khỏi đầu cô gái vừa trở thành đàn bà. Da cam ực lên trinh tiết, buông thả khát thèm. Nhưng Dực nhìn thấy màu lông chuột, màu xám cỗ quan tài. Dực cố vùng lên. Dực muốn mở nắp quan tài xem bên trong là ai, ai chết thế? Mở được rồi, một lọn tóc tơ của Dực nằm trong ấy, chân tóc nhức nhối máu tươi, màu phía dưới bụng Dực đang chảy. Thân tóc huyền tang lễ”.

Đang từ cảnh “những sợi tóc lìa khỏi đầu cô gái vừa trở thành đàn bà” người đọc thoát ra khỏi tình trạng “bóng đè” bằng những câu nói đầy màu sắc trần tục: “Em có đau không? Em sướng lắm phải không? Vẫn cong người lên thế kia chắc là còn thèm phải không em?”. Chỉ một tuần sau đó, Dực nhìn thấy Giáo sư của cô như một can rắn xanh lục trườn tới một cô sinh viên năm thứ nhất như Dực ở đúng khoảng gạch Dực đã trở thành đàn bà, da đầu chưa kịp lên tóc của cô rỉ máu.

Sau chuyện ông giáo sư khả kính đến đến vị thứ trưởng đầy uy quyền trong cơ quan của Dực. “Cô bé đáng yêu của tôi. Tối qua em ngủ ngon không? Áo em đẹp quá, áo em trắng quá nhìn không ra, không ra hai ngọn đồi trong sương mù. Em thấy chưa, tôi làm thơ còn hay hơn cái anh chàng bị hủi điên khùng đấy chứ. Khen tôi đi Khánh Dực. Thưởng cho tôi đi Hoàng Cúc, Mộng Cầm kiều diễm của tôi”.

Gió lốc tràn tới ầm ầm. Cưa, dùi, đục, cắt bầu vú và hai má mông Dực. Bác gác cổng ăn sáng bằng mắt và ngài Thứ trưởng ăn sáng bằng tay. Và cô thư ký bé nhỏ chôn trong chiếc quan tài màu lông chuột những sợi tóc bật gốc. Dực quá yếu ớt và đơn độc.

Mẹ Âu Cơ khi mang thai 100 quả trứng, trinh tiết đã mất tỉnh bơ bảo Dực: Đừng lãng mạn bạn yêu mến. Bạn thà rụng hết tóc trên đầu còn hơn thất nghiệp thời buổi này ở Việt Nam. Công chức nhà nước cấp Bộ oai ghê oai gớm, mơ ước của hơn 40 triệu đàn bà con gái đã trưởng thành hay đang cởi truồng tắm mưa đấy Dực ạ.

Ôi, mẹ Âu Cơ, mẹ đã nói thế thì con đành phải vâng lời. Con mang chôn tóc con trong những chiếc quan tài màu lông chuột ở khu vườn hoang đầy hoa dại. Âm sắc Mẹ đỏ rực, xám lạnh uy quyền, con nào dám trái lời.

Đỗ Hoàng Diệu đưa người đọc đến đoạn kết của Những sợi tóc màu tang lễ:

“Dực đã chôn ở đây 14 chiếc quan tài, ngàn sợi tóc của Dực. Mẹ Âu Cơ nói phải nhớ thứ tự cái nào chôn trước thì lấy về trước. Làm sao Dực có thể nhớ nổi. Dực cũng không nhớ được vị trí 14 chiếc quan tài. Phải làm thế nào đây? Có âm thanh nào ở đâu đó, rất gần”.

Đỗ Hoàng Diệu

Tình chuột, truyện ngắn mà tác giả thích nhất, xoay quanh 3 nhân vật: cô gái tên Vy, một người đàn ông và một người đàn ông khác. Sở dĩ có tên Tình chuột vì cô gái tự tử bằng gói thuốc chuột. Khi mua thốc chuột, người bán hàng còn đùa “Cô em xinh thế này mà nhà cũng có chuột sao?”.  Vy đẹp thật nhưng trái tim của nàng đang bị đủ loại chuột cấu xé.

“Chuột chù, chuột cống, chuột đồng, chuột bạch chạy dớn dác trên cánh đồng ngập ứa nỗi đau trải dài suốt sa mạc đỏ lòm trái tim em. Nhiều chuột lắm, mỗi vết thương ra đời một đàn chuột”. 

Có những con chuột bạch mà người ta nuôi làm cảnh. Người yêu của Vy là Việt kiều ở San Jose bỗng nhiên bị thất nghiệp nên nên phải hủy vé máy bay về nước tổ chức đám cưới. Anh trở thành con chuột bạch:

“Hai tuần nghỉ phép và một đám cưới trở thành đàn chuột chạy thục mạng vào em. Nhưng vì em nhìn ra chúng là chuột bạch nên chúng không phá quấy nhiều lắm. Chúng chỉ gây đau nhức một chút. Vài tháng sau ngày chúng đến thì em đã ngon ngọt dỗ chúng trở về hang ổ của mình. Chúng chỉ để lại một cái ổ với những bào thai vương vãi trong em”.

“Anh cười như pháo nổ khi viết cho em: Bố em chịu chơi thật, anh nói tháng Ba nhưng Bố khuyến mãi cho đến tháng Năm. Hạnh phúc đến thật rồi. Từ Tết nguyên đán cho đến tháng Năm đâu có bao xa. Lần trước anh bảo cái váy cưới anh mua ở San Fransisco bị rộng và cũng đã lỗi mốt. Hay anh để em mua ở Hà Nội đi. Hà Nội bây giờ người ta nhập về nhiều áo hợp với vóc dáng của em lắm anh ạ. Nếu em tìm thấy cái nào thời thượng và đẹp vừa với em thì mua ở Hà Nội cũng được em yêu. Và nhớ chụp hình chiếc áo gửi cho anh…”

Bào thai chuột trong Vy cựa quậy và nàng cảm thấy nó thành hình khi tháng Năm đến. Người yêu của Vy cách nửa vòng trái đất đang gặp khó khăn trong công việc vì dự án bị kiện không thể về được.

“Cả đàn chuột cống chạy náo loạn trong cơ thể xanh xao chờ đợi của em. Em những tưởng lần này chúng xông vào cắn xé và em chết, em chết ngay cuối tháng Năm bắt đầu mùa hè giông gió bất thường. Lời thư anh viết chan chứa yêu thương van xin em đừng bỏ anh. Nếu anh về bây giờ sẽ mất việc làm, cưới nhau rồi anh quay về Mỹ thành kẻ thất nghiệp, có thể mất xe, mất nhà. Như vậy làm sao chúng mình hạnh phúc?”

Vy kể lại mối tình của mình với Phừng. “Anh thừa biết một cô gái trẻ như em, có học, không tài sản, không công việc ổn định, không mối ràng buộc nào ở Việt Nam thì chuyện xin visa sang Mỹ là điều không tưởng”. Phừng mách nước: “Em ơi, em nhầm cơ bản rồi, em ngây thơ quá. Em có thể nhập vào một đoàn doanh nhân Việt Nam đi khảo sát thị trường Mỹ là vi vu. Đã bao nhiêu người trót lọt chuyện này. Nếu muốn anh sẽ giúp em”.

Lại một con chuột to đùng và nồng nặc xú uế xông thẳng đến Vy khi nàng “buông xuôi để cái đàn ông của Phừng gọn lỏn trong người”! Phải chăng đó là sự “hy sinh” để được gần người tình nhưng sau đó nàng hối hận, “Hai giờ em đứng dưới vòi nước mở hết cỡ không đủ để xua con chuột hôi hám khỏi người”.

Vy vẫn không nhận email, không điên thoại từ Mỹ. Giá như có liên lạc biết đâu chẳng giúp Vy xua đuổi được chuột? “Trời ơi, nhiều lắm, đông lắm, chúng hôi và to quá cỡ. Nhầy nhụa tranh nhau cắn xé em em”. Nào là anh Huấn bên Công an, anh Thành giám đốc du lịch, anh Cẩn bên Thương mại. Những người này sẽ lo liệu cho chuyến đi gặp vị hôn phu của nàng với một cái giá quá đắt.

“Giờ thì lũ chuột ra khỏi người em rồi anh ơi. Chúng đi hết rồi. Nơi này lạnh lẽo quá. Có những con mèo ngồi trong góc đang nhìn em. Còn chuột đâu mà rình rập hả mèo? Em chết rồi anh ơi. Khi em cầm gói thuốc cho vào miệng, cành sấu già bị người ta vặt hết quả trơ trác bầu vú nhõng nhẽo thở dài. Cuộc sống luôn bất hạnh cho cô, cô gái yếu đuối nhưng mạnh mẽ tình yêu. Vĩnh biệt cô”.

Vị hôn phu “hụt” và kẻ “hảo tâm” chỉ lên tiếng sau khi Vy uống thuốc chuột để xua đuổi hàng bầy chuột đã xâm nhập cuộc đời Vy. Tất cả đều quá muộn và Vy đã vĩnh viễn ra đi. Cuộc sống bao giờ cũng có cái giá của nó. Hai người đản ông đều tiếc cho Vy, một người con gái xinh tươi, duyên dáng, thông minh, bặt thiệp nhưng lại sợ chuột…

Đỗ Hoàng Diệu

Tập truyện ngắn Bóng đè không được báo chí trong nước chú ý nên Đỗ Hoàng Diệu gửi cho báo mạng ở hải ngoại. Mãi sau này, Nhà xuất bản Đà Nẵng mới quyết định in nhưng lại cắt đi 3 truyện:Tình chuộtNhững sợi tóc màu tang lễCô gái điếm và năm người đàn ông. Tuyện ngắn Tình chuộtsau đó được in trên báo Tiền phong và được chọn vào sách Những truyện ngắn hay trên báo Tiền Phong do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành.

Năm 2005-2006 người ta mới bắt đầu chú ý đến tập truyện Bóng đè. Những người khen thì cho rằng nhà văn trẻ có những ý tưởng mới lạ, dám viết mạnh bạo, dám đụng đến những bi kịch của cuộc sống. Có người lại chê là văn chương không mới, tư tưởng bị ảnh hưởng người này người khác, còn bút pháp thì mô tả tình dục sống sượng. Tại Hội nghị lý luận phê bình ở Đồ Sơn, có nhà văn lớn tuổi còn lên diễn đàn lăng mạ Diệu là “truỵ lạc”, “suy đồi”…

“Tôi muốn cởi phăng áo, dướn ngực vào mặt Công. Tôi muốn tri hô: ‘Tinh trùng anh loãng như nước máy. Linh hồn anh là linh hồn của một tên hủi …’.  Tôi thấy rõ trí nhớ tôi tan vữa dần sau mỗi cú thọc sâu của Công, chỉ có Buôn Hủi, làng Hủi, và người đàn ông Thượng tồn tại…” (Dòng sông hủi)

Cuộc đời của Đỗ Hoàng Diệu cũng ly kỳ không kén những truyện cô viết. Được hỏi liệu những nhân vật chính trong các tác phẩm có bao nhiêu phần trăm “nguyên mẫu” là “cái tôi” của tác giả, nhà văn trả lời lấp lửng: “Có chi tiết 100%, nhưng xét toàn bộ thì 0%”.

Đỗ Hoàng Diệu lập gia đình với một người Mỹ nói tiếng Việt khá sành sõi. Họ có một cháu gái dù hai người chưa chính thức làm đám cưới tại Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn, Đỗ Hoàng Diệu cho biết:

“Vài tháng nữa chúng tôi về Việt Nam, sẽ được ăn đã đời bún đậu mắm tôm, cà pháo, riêu cua, bánh đúc… và tất nhiên cả rau muống nhiễm chì, cá ướp phân đạm. Tôi là người Việt Nam, làm sao xa Việt Nam được. Sẽ sống dài dài ở đó”.
            
Xin chúc mừng nhà văn “bố” Đỗ Văn Phác đã có cháu ngoại. Và cũng xin “chia buồn” cùng anh đã có đứa con gái út đã không nghe lời bố, “tránh cái chuyện văn chương vớ vẩn”, để ngày nay ta có nhà văn Đỗ Hoàng Diệu.

Đỗ Hoàng Diệu và chồng, Alex Honcomble

***

Chú thích:

[1] Đỗ Văn Phác: Theo Ngô Minh, chân dung nhà văn Đỗ Văn Phác có thể phác họa một vài nét như sau:

“Anh là giáo viên trường làng ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá, đã nghỉ hưu. Anh viết văn từ những năm 70 của thế kỷ trước. Anh từng có 11 năm viết báo tự do để kiếm tiền nuôi con học đại học. Năm 1998, anh mới bắt đầu in sách. 

Anh đã xuất bản 5 tập tiểu thuyết, truyện ngắn, ký… Tháng 10 -2007 này anh có tập truyện ngắn do “Nhà Quân đội” ấn hành. Nhà xuất bản này còn ký với anh một  cuốn tiểu thuyết nữa, đã xong bản thảo, còn cuốn tiểu thuyết ‘Đồng Tôm’ đang xếp hàng ở NXB Văn học.

Có lần tôi hỏi anh:“Viết lách dày dặn thế sao anh không làm đơn vô Hội nhà văn? “. Anh cười:“Mình ở làng, “tỉnh lẻ” nên mù lắm. Cứ sợ văn chương chưa ra gì …

[2] Bóng đè (sleep paralysis, nightmare): Thuật ngữ dân gian chỉ một hiện tượng rối loạn trong giấc ngủ. Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ, hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần.

Nhiều người lại cho rằng bóng đè là do ma quỷ ám nên chữa bằng cách cúng bái, làm lễ nhưng đây là cách làm sai lầm, mê tín và không có hiệu quả. Hiện tượng bóng đè xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời.

Khi bị bóng đè, não bộ vẫn hoạt động bình thường nhưng cơ thể không thể cử động được. Người bị bóng đè thường cố gắng thức dậy bằng cách cử động chân tay hay nói nhưng không thể được mặc dù não đã phát đi tín hiệu điều khiển thần kinh vận động. Nhiều người mô tả rằng cơ thể họ như có vật gì rất nặng đè lên ngực mà họ không thể nào đẩy ra được.

Hiện tượng bóng đè

Khi bị bóng đè, khoảng 5% bệnh nhân có ảo giác nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ, khó thở, nghe thấy tiếng bước chân hay giọng nói. Một vài người thì lại thấy mình bị đẩy xuống giường, hoặc bị xô ngã. Bóng đè có thể diễn ra trong vài giây nhưng cũng có thể lâu hơn 30 phút.

Để hiểu sâu về hiện tượng bóng đè, các nhà khoa học đi vào nghiên cứu các giai đoạn của giấc ngủ. Ở các loài động vật có vú, giấc ngủ được chia làm hai khoảng thời gian: REM (rapid eye movement) và NREM (non-REM). Trong REM, mi mắt của chúng ta cử động nhanh và đây là khoảng thời gian chúng ta nằm mơ. Giai đoạn này, mi mắt hoạt động như thể chúng ta đang “nhìn” những sự vật, sự việc trong giấc mơ của mình vậy.

Còn ở giai đoạn NREM, chúng ta ít khi nháy mi mắt nhưng có thể trở mình trên giường, thậm chí mộng du và nói chuyện trong giấc ngủ. Mỗi khi bắt đầu một giấc ngủ, ta bước vào giai đoạn NREM trong 80 phút và nối tiếp sau là 10 phút ở giai đoạn REM. Chu trình 90 phút này cứ lặp đi lặp lại trong suốt giấc ngủ. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bóng đè xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc, do đảo lộn chu trình của giấc ngủ, những yếu tố tâm lý này kích thích lên vỏ não, gây ra hiện tượng bóng đè. Do tư thế nằm ngủ, người để tay lên ngực khi ngủ sẽ gây khó khăn cho việc thở và dễ bị bóng đè. Cà phê và rượu cũng là tác nhân gây nên bóng đè. Cũng có khi bóng đè là dấu hiệu của một số bệnh tim mạch.

Bức trang ‘The Nightmare’ của John Henry Fuseli
mô tả hiện tượng ‘bóng đè’

***
 (Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 10: Thời xuống lỗ)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

  1. Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
  2. Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
  3. Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
  4. Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
  5. Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
  6. Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
  7. Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
  8. Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
  9. Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác giả đang viết tiếp Chương cuối cùng mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

THỨ HAI, NGÀY 31 THÁNG MƯỜI HAI NĂM 2012

Nhà văn nữ tại hải ngoại viết về tình dục


Ngày nay, một số nhà văn nữ đã nổi lên như một hiện tượng văn học tại hải ngoại. Trong số những cây bút nổi bật phải kể đến Lê Thị Thấm Vân [1], Trịnh Thanh Thuỷ [2], Nguyễn Thị Thanh Bình [3], Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Trân Sa… Đó là thế hệ các nhà văn nối tiếp những tên tuổi đã một thời làm mưa làm gió trên văn đàn trước 1975 tại quê nhà: Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ và Trùng Dương [4].

Dòng văn học Việt Nam đã trải qua nhiều biến cố song hành với lịch sử của đất nước. Theo Trịnh Thanh Thủy, văn học Việt Nam trước năm 1975 tựa như một gốc cây bị chia làm hai nhánh Nam-Bắc. Sau 1975, hai nhánh đó, gồm trong nước và ngoài nước, phát triển song song với nhau.

“Hai nhánh tương tác lẫn nhau nhưng vẫn giữ nét đặc thù riêng biệt. Nhánh hải ngoại có nhiều cơ hội tiếp cận văn hoá khác nhau của thế giới nên trở thành đa dạng và đa văn hóa. Trong nước, có sẵn tiềm năng với một lực lượng đông đảo sẽ đậm đà bản sắc dân tộc hơn”.

Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình lại có nhận xét: “Ở hải ngoại, mấy năm nay cũng có báo động về sự lão hóa trong văn chương, những trì trệ trong những sinh hoạt in ấn phát hành. Có người nói rằng ở hải ngoại đang được hít thở không khí tự do đủ mọi mặt, nghĩa là tha hồ viết, tha hồ in, tha hồ tung cánh khỏi vòng vây kiểm duyệt, tha hồ tung hứng, cho rất nhiều nhưng chẳng nhận bao nhiêu… nhưng cũng có những ý kiến tự cho rằng mình vẫn còn bị những sức ép hay áp lực lúc viết”.

Trong bài viết Sex: dưới mắt nhìn của người viết nữ Việt NamTrịnh Thanh Thủy nhận xét: “Có quá nhiều người nghĩ rằng bất cứ truyện viết nào dính líu đến tình dục là khiêu dâm. Điều này xa với sự thật. Một câu chuyện có tình dục trong đó, có thể gợi tình nhưng không có nghĩa là nó thuộc loại khiêu dâm.

Văn chương tiểu thuyết từ lâu đã được chấp nhận là một thể loại truyện chính yếu đi sâu vào cuộc thám hiểm kinh nghiệm sống con người một cách nghiêm túc. Một trong những kinh nghiệm sống của con người là tình dục. Viết về tình dục là đề cập đến một khía cạnh nhân bản nhất của đời sống”.

Hiện tượng văn chương nữ tại hải ngoại đã và đang gây chú ý nhưng vẫn còn thiếu những nhìn nhận có tính cách công bằng. Một phần cũng vì thiếu những nhà phê bình, lý luận có công tâm.

Tuy nhiên, nếu so sánh riêng hai thế hệ những nhà văn nữ trước 1975 tại Việt Nam và những cây bút đương thời ở hải ngoại, người ta thấy ngay một điểm chung: đa số họ khai thác vấn đề tình dục. Đó là một trong những đề tài muôn thuở của văn chương, luôn hấp dẫn thị hiếu của đông đảo người đọc.

Tuy vậy, có đều rất rõ là thế hệ nhà văn nữ đi trước tại miền Nam còn tương đối dè dặt, chừng mực, cả từ tư tưởng đến bút pháp khi đề cập đến tình dục và tính dục. Ngược lại, những cây bút ngày nay ở hải ngoại đã tiến xa hơn lớp đàn chị từ cách suy nghĩ đến lối hành văn.

Người đọc chắc chắn bị sốc khi gặp đoạn văn sau đây trong Xứ Nắng của Lê Thị Thấm Vân: “Tôi nằm đây, đưa tay phải nhẹ đặt vào nơi đó. Cửa mình của trần gian, cửa mở ra sự sống. Nơi chồng tôi bao lần vục mặt, mân mê chùm lông man dại như rừng rậm hoang dã…”

Henry Miller, cũng đã từng viết: “Tôi dấu chim tôi trong đám lông hoang dại của nàng”. Nhưng, đó là câu của nhà văn người Mỹ, lại là nhà văn thuộc phái mạnh. Thế cho nên, người ta giải thích, trong một xã hội tự do như nước Mỹ, người ta có quyền viết những điều mình suy nghĩ mà không ngại “lưỡi kéo kiểm duyệt”. Vấn đề quan trọng là những gì mình viết ra có được người đọc chấp nhận hay không.

Cũng vẫn Lê Thị Thấm Vân trong Âm Vọng: “Vú mình con không bú mà chỉ toàn đàn ông con trai bú, mút, ngậm, nút, mò, bóp, đè, ngấu, nhai.  Ngồi đếm lại, tổng cộng lại cũng hơn mười đầu ngón tay. Thằng nào cũng thích, từ già đến trẻ, từ Mễ tới Á, mà mình cũng thấy đã đía mới chết cha nhứ!

Cái vú bên trái mình thích được bú hơn vú bên phải. Cứ mỗi lần thằng cha nào bú là nước l..  mình ứ ra, rồi nước dãi cũng tươm đầy họng, quặn cả bụng, chỉ muốn đ.. liền tức khắc.”

Đi quá đà chăng? Trong cái gọi là văn chương có một con đường nhỏ dẫn đến “dâm thư”  (porno) mà ngày nay ở Việt Nam được che dấu dưới một cái tên vô thưởng, vô phạt: “Truyện Người Lớn”. Tôi chắc chỉ những người “mới lớn”, chứ không phải người lớn, mới tò mò tìm đọc những loại truyên này thôi. Đoạn văn vừa dẫn ở trên chắc chắn đang ở giữa lằn ranh giữa tiểu thuyết và dâm thư.

Lê Thị Thấm Vân

Với một tựa đề rất sốc, Khi âm đạo mở miệng, Thấm Vân đã mô tả một người đàn bà đứng tuổi bị ung thư tử cung tìm hiểu về âm hộ của mình trước khi lìa đời bằng một giọng văn nửa nghiêm trang nửa cười cợt:

“Cái h(á)ang nằm ngay giữa trung tâm thân thể: u tối, heo hút, lạnh lẽo. Lâu lắm rồi, không dấu vết người. Âm đạo, nơi giúp bà kết tụ, cho ra đời đứa con: Tình Mẫu Tử. Cho bà biết thế nào là yêu thương ngây ngất khi giao hợp với chồng: Nghĩa Phu Thê. Phải băng bó mỗi tháng khi có kinh suốt mấy chục năm: Yêu Bản Thân. Thời con gái, khi chưa ai sờ mó, ôi! nó thơm tho đẹp đẽ làm sao! Rồi cũng nhờ nó, một thời giúp nuôi sống bà. Biết bao đàn ông lăn xả vào tìm kiếm sự ấp ủ, hoan lạc, thỏa thuê.   

Nó có khả năng biết(n) người đàn ông chạm vào là/thành đạo tặc hay đạo hạnh. Rồi giờ đây, cũng vì nó, bà phải lìa xa cõi đời này. Cánh cửa tử/sinh eo xèo như mảnh lụa nhàu nát một cách cố ý, mà một thời nó căng phồng như miếng thạch tươi. Ôi! đóa hoa héo rũ bởi thời gian. Làm thế nào để vẻ đẹp tàn tạ không kém vẻ đẹp thắm tươi? Từng thớ thịt xếp lớp, mềm lả, yêu kiều. Hình tượng con sò, hến, hàu tươi mát, thơm ngon. Bà đưa ngón tay lên mũi, ngửi mùi của mình. Bà đút ngón tay vào miệng, nếm vị của mình”.

Ngoài những ý tưởng lạ đời, người đọc còn chú ý đến lối hành văn cũng lạ lẫm không kém của tác giả:“h(á)ang” hàm ý “háng” và “hang” và biết(n) gồm 2 từ “biết” và “biến”. Đây là cách viết hiếm, mang tính cách sáng tạo, hiếm thấy trong văn chương Việt Nam

“Bao năm qua, bà chỉ chạm nó khi cần rửa sạch. Còn bé, bà đã được dạy rằng, nó là thứ hôi tanh, dơ bẩn, xấu xí phải luôn che giấu. Không được nhìn và sờ. Lớn lên, bà để biết bao bàn tay đàn ông hoang lạ, điếm đàng bỏ tiền ra rờ rẫm, thọc mó, thăm dò nông hay sâu, to hay nhỏ, xấu hay đẹp, mùi vị, màu sắc ra sao, chuyên chở âm thanh gió hay ểnh ương trong đêm tối tăm ngập lụt?

Giờ đây, khi sắp sửa chấm dứt kiếp nhân sinh, bà mới (đang) tìm lại được, nhưng nó đã héo khô, ủ rũ, u sầu. Ðường nó đi, bình thường như cái hẻm chật chội, nhưng khi cần, nó nở rộng như xa lộ để đưa cả chiến hạm ra trận mạc. The vagina is a metaphor for self-love”.

Khi âm đạo mở miệng là trích đoạn trong tiểu thuyết Bóng gãy của thần tích. Truyện chỉ xoáy quanh“Cái Ðó”, theo chữ của Lê Thị Thấm Vân, nó là “Đền thờ đền thánh. Là miếu là am. Là sự đời. Là con sò, là cái ao, là cái giếng. Là đóa hoa dại. Là lá sen, lá đa, lá diêu bông. Là phần dưới, chỗ kín. Là âm hộ/đạo, là tử cung. Là cái lồn. Là đồ là đách, là hột le, mồng đốc, lưỡi chim cần câu ghe ghẹ. Là hạt thịt, hột thị. Là bươm bướm, hĩm húm, quạt nan.

Nó chẳng cần tô son đánh phấn, diện áo mặc quần, đeo trang sức, cài hoa tươi. Lông phủ kín như cỏ mọc quanh nhà, rong rêu bám quanh hòn non bộ. Sắc đỏ, tím, lam, hồng, xanh, nâu nhạt đậm biến đổi không ngừng. Lớp xếp lớp, giáp ranh giới trời đêm, giáp đường ranh tội lỗi, giáp ranh giới niết bàn.

Mép môi lúc khít lúc hở lúc liền nhau, thể hiện sự liên tục, sướng ngất ngây (được) nhiều lần. Nó phủ nhận chia cắt. Không cần phô trương, không cần chứng tỏ, không cần khẳng định. Không muốn bị khống chế. Không đi chiếm đoạt hay dọa nạt bất kì ai. Là bên trong, giữ kín, ẩn nấp, bí mật”.

Tạp chí Da Màu giới thiệu trích đoạn rời từ Chương I trong Những Người Đàn Bà Đến Từ Hỏa Tinh, cuốn tiểu thuyết mới nhất (chưa xuất bản) của nhà văn Lê Thị Thấm Vân có đoạn dưới đây viết về Ngân, đứa con gái của một người mẹ làm nghề bán trôn nuôi miệng:

“Tuổi thơ Ngân chuyển đổi theo những căn phòng chật hay rộng để mẹ trưng bày đồ gợi dục: phim ảnh, báo chí, dụng cụ, thuốc thang, đồ lót, nước hoa, nữ trang, mỹ phẩm… Tai Ngân thâu lượm âm thanh rên la, chửi rủa, riết róng, thủ thỉ, lả lơi… từ nhiều giọng khác lạ của nhiều hình dạng đàn ông: tong teo, béo ụ, lùn tịt, cao nhồng… Tiếng thở hổn hển bưng bít căn phòng, mồ hôi bám rít tường, màn cửa đục nhờ do tinh khí tích tụ nhiều người, nhiều năm. Người thật việc thật. Không thể tẩy xóa hay phủ lấp. Cửa mình mẹ như cái nhà không cửa, luôn toác hoác. Cửa mình mẹ là cái lò nướng lúc nào cũng ở 500 độ, thiêu đốt bất kỳ con cặc nào”.

Mẹ hối hả sống, phóng túng sống, hưởng thụ sống. Khuôn mặt nhầu nhĩ lẫn câng câng của bà buộc Ngân đối diện hằng ngày. Vết nhơ vấy tay rửa mãi không sạch. Vết thương chẳng thể mọc da non. Bà là thế. Trọn đời hành xử phiên bản cũ nhòe không hề mỏi mệt. Cũng là “biệt tài”. Bà vuốt ve, sơn phết cái thân xác mỗi ngày một héo rũ. Bà tin rằng cặc của bọn đàn ông lúc nào cũng sẵn sàng cửng vì mùi háng bà”.

Bài viết này xin tạm ngưng trích Thấm Vân tại đây kẻo người đọc lại nhắc đến… “văn hóa đồi trụy của Mỹ-Ngụy” ngày nào. Một lần nữa, chỉ xin nhắc lại điều đã viết ở trên: “Vấn đề quan trọng là những gì mình viết ra có được người đọc chấp nhận hay không?”

Lê Thị Thấm Vân

Để trả lời câu hỏi “Trí thức là gì?”, nhà văn nữ Trịnh Thanh Thủy không ngần ngại trả lời:

quái vật, theo Jean-Paul Sartre,
chui ra từ một âm hộ bình thường
khi chết mang theo khối óc dị thường

Dĩ nhiên câu trả lời đó gặp rất nhiều tranh cãi của cả những người trí thức lẫn không trí thức. Tuy nhiên, xét cho cùng, cách lý giải của Trịnh Thanh Thủy cũng có cái lý của nó dù có đụng chạm đến nhiều người.

Eve Ensler đã viết một kịch bản gây sốc cho nhiều người. Vở kịch có tên The Vagina Monologues,Trịnh Thanh Thủy dịch là Âm hộ Độc thoại. Các trường đại học đã đón nhận nồng nhiệt vở kịch này trong những ngày V-Day dành cho phụ nữ. V-Day có thể hiểu là Valentine's Day nhưng còn có nghĩa Vagina’s Day, Ngày của Âm Hộ.

Âm hộ Độc thoại là một vở kịch nổi tiếng đã đoạt giải kịch nghệ Obie Award. Nó được dịch ra 22 thứ tiếng và được trình diễn trên các đại hí viện khắp toàn cầu kể cả các nước châu Á cổ kính như Trung Hoa và Ấn Độ. Những diễn viên điện ảnh lừng danh như Glenn Close, Susan Sarandon, Whoopi Goldberg… đã thay nhau thủ diễn vở kịch độc thoại tại sân khấu New York và London.

Thanh Thủy viết: “Trước tiên ta phải nói, Âm Hộ không phải một từ xấu xa, tục tĩu. Nó là một từ thuộc về sinh vật học. Một thực thể y học. Một cơ quan sinh sản cần yếu. Không có gì là hư hỏng đồi trụy khi ta phải phát âm nó. Bây giờ chúng ta có thể thì thào bằng làn hơi từ đầu cuống phổi. Nào: ÂÂÂâââââmmmmm HHHộộộộộộộộ ... Lớn hơn tí nữa... hơn tí nữa ... Âm Hộ ... Giờ thì la lớn lên... Âm Hộ... Âm Hộ”.

Tác giả viết về kịch bản The Vagina Monologues“Âm hộ độc thoại đã nói lên được những sự thật trần trụi phũ phàng. Nó tập trung vào đối tượng là những vấn đề của phụ nữ. Nó có thể gây ngạc nhiên cho những kẻ trí thức đạo đức giả trong chúng ta kể cả người đã từng đối xử không đẹp với phụ nữ.

Vở kịch gồm hàng loạt những mẩu độc thoại thường do 4 diễn viên nữ và 1 người điều hành. Những mẩu độc thoại này do Eve Ensler thâu thập được nhờ phỏng vấn trên 200 người phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới. Bà có ý định giải phóng phụ nữ ra khỏi những cảm giác hổ thẹn xấu xa về âm hộ và đời sống tình dục.

Thanh Thủy còn bàn rất kỹ về “âm hộ” từ vị trí của một feminist, người tranh đấu cho sự bình đẳng nam-nữ. Trong bài viết Cái hĩm có răng, tác giả dẫn chứng, cái bộ phận của nữ giới kín đáo như vậy nhưng khi tức giận người ta lại đem nó ra phơi bày trước mọi người trong lúc chửi rủa:

“Đối tượng của nữ giới thường là nữ giới nên họ bắt đối phương ăn uống cái của nhau hoặc đào mồ cuốc mả, bắt gia tộc họ hàng đối phương cùng chịu đựng chung. Mục đích của người chửi là bắt người nghe phải nghe, phải chịu đựng những hành động họ cho là thấp kém và dơ dáy. Tôi đoan chắc rằng lúc chửi, người chửi chẳng hiểu câu mình đang chửi là gì, vì họ chửi theo thói quen, theo những gì họ học được bởi môi trường chung quanh. Họ đâu biết hành động họ cho là xấu xa, Tây phương lại cho đó là một phương pháp gắn bó trong những liên hệ tình dục”.

Nhắc đến bộ phận sinh dục phái nữ, theo truyền thống tam giáo, người phụ nữ Việt Nam hầu như không được phép nói thẳng hay nhắc đến những từ ngữ diễn tả bộ phận sinh lý thiết yếu của mình. Thanh Thủy liên hệ đến bản thân:

“Từ khi còn bé, mẹ tôi đã cảm thấy ngại ngùng khi dạy tôi về nơi chốn bà đã đau đớn sinh ra tôi. Mẹ kêu đó là “con chim”. Có người tránh né gọi “cái ấy, cái đó”. Người Bắc kêu “cái hĩm”, “đồ”, “thuyền”, “cửa mình”.

Người ta thường nói “cái hĩm có răng”. Không riêng gì ở Việt Nam, cụm từ “Vagina Dentata” cũng đã khá phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới. Theo Thanh Thủy, “Nó gợi lên một niềm tin có sẵn trong tiềm thức rằng người đàn bà có thể nuốt chửng hoặc làm hao mòn năng lực kẻ ăn nằm với mình”.

Sigmund Freud cũng phải thốt lên: “Có lẽ không người đàn ông nào không có sẵn một ý tưởng khủng khiếp đe doạ trong đầu là họ bị thiến mất tiêu trong bộ phận sinh dục người đàn bà”.

Hãy tưởng tượng, có một khe hở, một cái hĩm háu đói được trang bị với một hàm răng bén nhọn giờ có quyền năng thống trị, sai khiến cả những xã hội trước kia thường được cai trị bởi những người đàn ông. Hình ảnh này hạ phẩm giá người nam và làm nam giới hãi sợ.

***

Trả lời một cuộc phỏng vấn, Trịnh Thanh Thủy cho biết cô không phải là một feminist mà chỉ là một nhà nghiên cứu xã hội. “Tôi làm thơ khi có cảm hứng, viết khi cần cảm thông, dịch khi thấy những đoản văn, cây chuyện hay, thích chia sẻ với mọi người”. Tác giả còn tự vạch cho mình một con đường đi đến văn chương qua lối viết “truyện cực ngắn”. Chẳng hạn như Chuyện chăn gối dưới đây chỉ có 169 chữ:

“Xong việc, gã tình nhân thứ nhất ôm nàng lăn ra ngủ. Nửa đêm, gã than nóng, chồm dậy, mở máy lạnh, ôm gối ngủ. Nàng than lạnh, chồm dậy tắt máy lạnh, ôm chăn ngủ. Gã mở, nàng tắt, mở tắt, tắt mở, suốt đêm. Sáng ra, nàng kêu chúng mình không hợp, nghỉ chơi.

Xong việc, gã tình nhân thứ hai ôm nàng lăn ra ngủ. Nửa đêm, nàng thức giấc than gã ngáy to quá. Gã ngủ, nàng thức, nàng thức, gã ngủ. Suốt đêm, nàng ôm chăn gối vật vã. Sáng ra, nàng ôm chăn gối, chuồn mất không kịp nói sayonara.

Xong việc, gã tình nhân thứ ba ôm nàng lăn ra ngủ. Nửa đêm gã than lạnh, chồm dậy tắt quạt, ôm chăn ngủ. Nàng than nóng, chồm dậy, vặn quạt, ôm gối ngủ. Gã tắt, nàng mở, tắt mở, mở tắt. Sáng ra, hắn kêu hai đứa mình không hợp, chia tay.

Nàng sống độc thân ôm chăn gối ngủ một mình”.

Trịnh Thanh Thủy

Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình lại khai thác một khía cạnh của tình dục dưới một góc độ có phần nhẹ nhàng hơn về bút pháp nhưng lại chọn một chủ đề “hắc búa” hơn về tư tưởng và tâm linh. TrongMùa xuân ở trần gian, Nguyễn Thị Thanh Bình đã khiến người đọc lạc vào một cuộc tình giữ một nhà sư và một Phật tử tại một ngôi chùa bên Mỹ.

Truyện bắt đầu bằng những dòng như sau:“Cứ mỗi lần Loan trở lại đó, hương yêu thương cũ có dịp bay về. Đâu hẳn chỉ có mùi hương, mà chính là bóng dáng của người đàn ông đã giữ định mệnh Loan. Dĩ nhiên không lúc nào ông ta chịu ra khỏi tim óc Loan.    

Như lời giao ước ngầm, mỗi năm Loan kiếm cách đến thăm Thiện một lần. Thời gian và không gian không phải bất chợt họ định ra hoặc chọn lựa để phù hợp với hoàn cảnh. Trái lại, họ muốn giữ mãi cái ngày tiền định đầu tiên hai người gặp nhau. Đó là một buổi sớm đầu xuân trời mây xanh ngắt. Ngôi chùa thanh tịnh trên một triền dốc. Phía dưới có con sông nhỏ nằm núp bóng bên những hàng liễu ẻo lả gội nắng. Xa xa là những ghềnh đá xám trắng lô nhô”.

Và đây là những đối thoại rất trần tục giữa cảnh chùa trang nghiêm khi họ gặp nhau, mỗi năm chỉ một lần:

Họ đút cho nhau từng muỗng súp nóng và Loan thường đòi thêm một chút nhạc ở cái cassette nhỏ. Thiện vẫn hay nhìn nàng nửa đùa nửa thật:“Gặp nhau để nghe nhạc sao Loan? Nghe nhau nói không thích hơn sao?” Loan cười trêu Thiện:“Nhà sư thì còn biết gì chuyện trần gian nữa mà nói?”

Giọng Thiện bỗng chùng xuống trầm và ấm:“Đừng chọc tôi... nghe cô. Đã trót mang thân phận con người, nhà sư cũng khó dứt được lụy trần.”

Loan âu yếm nhìn Thiện:“Biết rồi, nói mãi! Ai chứ em dư biết anh là nhà sư vướng lụy. Nhưng đặc biệt mỗi năm chỉ vướng bụi trần có một lần thôi à.”

Thấy Thiện bỗng lặng yên, Loan trở nên chua chát:“Em là bụi trần chắc làm cay mắt anh lắm thì phải?”

Đôi mắt Thiện vụt chan chứa cái nhìn dịu dàng chưa từng có: “Khi em đi rồi, anh lại trở về với thế giới tịch mịch của mình. Thời khắc chuyển giao của ngày và đêm lúc đó với anh chẳng có gì thay đổi. Cái lặng lẽ lụn tàn của buổi chiều cũng giống buổi tối im vắng tạnh không. Giữa chúng ta dẫu chưa làm điều gì quá đáng nhưng khi em đi rồi, anh vẫn thường đóng cửa tụng liên tu bất tận những kinh sám hối. Anh biết lòng mình rất yếu mềm vì em.”

Trong truyện có những đối thoại rất… “Phật giáo”, chẳng hạn như: “Nghiệp chướng. Vâng, chắc anh bị quả báo rồi. Chỉ có cách anh hãy cố dứt bỏ em để rửa sạch các nhân ác.”

Và người tu hành giải thích: “Dĩ nhiên em là thứ nghiệp dữ mà anh lỡ hàng phục. Bàn tay em đã đan những vòng tình lụy vào cổ anh. Mỗi năm 365 ngày anh tìm cách phát triển những nghiệp lành thì đến ngày 365, anh đụng phải vòng tình lụy của em như một chướng ngại vật.”

Thiện cũng chỉ là con người khoác áo nâu sòng nên tan biến thật nhanh vào hơi thở ám chướng của Loan. Hơi thở phả vào miền thịt da tưởng đã yên ngủ của Thiện. Hơi thở chạm vào nhân điện thèm thuồng của Thiện. Họ cùng nhận ra linh hồn và tấm hình hài ô trọc của mình đã tấu lên một bản nhạc đầy rung động nhất. Bằng thứ nhạc cụ kỳ bí của tình yêu, bàn tay Thiện rạo rực gảy những bản đàn thánh thót trên thịt da người yêu. Nghe như tiếng tơ chiều vỡ tan những ảo ảnh nâng niu.

“Điều mâu thuẫn, khi Loan muốn kiếm một khách sạn để ngủ qua đêm thì chính Thiện lại mong mỏi Loan ở lại với ngôi chùa trên triền dốc. Thiện bắt Loan học thuộc lòng bài kinh cứu khổ cứu nạn, nhưng chính Thiện lại quên niệm nó khi những ngón tay liêu trai, những quyến rũ trần tục của Loan run chạm đến người chàng. Sáng hôm sau, Loan bỏ đi thật sớm khi Thiện còn quay mặt vào tường ngủ hoặc biết đâu đã thức ở một mùa xuân địa đàng xa xăm nào”.

Cứ như thế, cuộc tình ngang trái kéo dài ba năm nhưng chỉ gói gọn trong 3 lần gặp gỡ. Nguyễn Thị Thanh Bình đưa người đọc đến lần gặp thứ 4 khi Loan đến chùa và nghe kể lại:

“Thầy Thiện tự thiêu hôm qua, đang quàn ở nhà đòn. Trước khi nhập Niết Bàn, thầy đã chuẩn bị sẵn thư tuyệt mạng ... Nghe nói thầy Thiện đã chết cho quê hương, vì quê hương Việt Nam, cho những thân phận con người mà lại không được sống như giống người. Những bắt bớ, những giam cầm, những tu sĩ và muôn loài chúng sinh đang khổ ải ở quê nhà. Đó là những tiếng kêu cứu tắt nghẹn trong bể khổ trầm luân nên thầy ra đi. Thầy muốn được hỏa táng, rải hài cốt dọc theo bờ biển Thái Bình Dương để quay tìm về cố hương. Tội nghiệp thầy còn trẻ quá...”

Theo tôi, Nguyễn Thị Thanh Bình đã dẫn người đọc đến một đoạn kết rất… “có hậu” trong Mùa xuân ở trần gian. Gỡ được nút thắt giữa Đạo và Đời bằng cách này có thể được coi là giải pháp tốt nhất mà ngay những người đọc là Phật tử cũng không cảm thấy phiền lòng.  

“Kỳ thực vẫn còn một điều có lẽ không quan trọng mấy, đó là nghìn năm sau chuyện tình nàng với Thiện sẽ chẳng một ai biết đến. Loan cũng không tài nào hiểu được lý do gì đã khiến Thiện âm thầm chọn ngày nàng đến để ra đi. Có thể Thiện chỉ muốn đánh động vào bản tâm của nàng, mong nàng thấy được bản tánh yếu mềm của mình chăng?

Tình yêu ở đâu, chân tánh ở đâu, Loan biết rồi đây nàng sẽ còn thắc mắc mãi! Làm sao Loan có thể trực nhận được chân tánh và tình yêu của Loan, khi nàng chưa thể gạt bỏ mọi tưởng tượng nàng lỡ thêu dệt bấy lâu nay. Thì thôi Thiện mãi mãi là vầng mặt trời rực rỡ và cao ngạo Loan suốt đời chỉ biết ngước lên ngưỡng vọng. Dù sao thứ mặt trời ấy cũng đã mọc lên một tình yêu tinh khôi để vĩnh viễn soi sáng trái tim nàng tăm tối”.

Nguyễn Thị Thanh Bình

Để kết thúc bài viết này, xin trích dẫn ý kiến của nhà văn Trịnh Thanh Thủy:

“Người viết nữ chọn viết về tình dục là chọn con đường chông gai nhiều tai tiếng và sóng gió so với những con đường thênh thang khác. Tôi nhận thấy cái giá họ phải trả cho công việc mà họ yêu mến này thật quá đắt”.   

***

Chú thích:

[1] Lê Thị Thấm Vân:

Tác phẩm đã xuất bản:

  • Đôi bờ (tập truyện ngắn – 1993)
  • Mùa trăng (tiểu thuyết – 1995)
  • Việt Nam ngày tôi trở về (tiểu luận – 1996)
  • Yellow light (thơ – 1998)
  • Xứ nắng (tiểu thuyết – 2000)
  • Âm Vọng (tiểu thuyết – 2003)
  • Bóng gẫy của thần tích (tiểu thuyết – 2005)

Tập truyện ‘Đôi Bờ’ (1993)
của Lê Thị Thấm Vân

Tiểu thuyết ‘Âm Vọng’ (2003)
của Lê Thị Thấm Vân

 [2] Trịnh Thanh Thuỷ:

Bút hiệu khác: Tóc Dài. Định cư tại Nam California, Hoa Kỳ. Cộng tác với: Tiền Vệ, Talawas, Hợp Lưu, Văn, Chủ Đề, Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, Người Việt Hải Ngoại.

Tác phẩm [in chung]:

  • Giữa L và C (Tập thơ do Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng phát hành, 2001)

[3] Nguyễn Thị Thanh Bình:

Sinh tại Huế. Đến Hoa Kỳ năm 1975. Hiện cư ngụ tại Virginia. Đồng chủ trương tạp chí Gió Văn (với Hàn Song Tường, Nguyễn Thị Ngọc Nhung và Trân Sa). Cộng tác nhiều báo chí và websites hải ngoại.

Tác phẩm đã xuất bản:

  • Ở Ðời Sống Này (tập truyện, Ðại Nam, 1989)
  • Giọt Lệ Xé Hai (truyện dài, Văn Khoa, 1991)
  • Cuối Ðêm Dài (tập truyện, An Tiêm, 1993)
  • Trốn Vào Giấc Mơ Em (thơ, Thanh Vân, 1997)
  • Dấu Ấn (tập truyện, Văn Mới, 2004)
Nguyễn Thị Thanh Bình

[4] Tham khảo về các nhà văn nữ miền Nam trước 1975:

  • Nhà văn nữ trước 1975: Nhã Ca

  • Nhà văn nữ trước 1975: Túy Hồng

  • Nhà văn nữ trước 1975: Nguyễn Thị Hoàng

  • Nhà văn nữ trước 1975: Nguyễn Thị Thụy Vũ

  • Nhà văn nữ trước 1975: Trùng Dương

No comments:

Post a Comment