Thursday, January 31, 2013
Trần Trung Đạo: Thời sinh viên ở Sài Gòn
Trần Trung Đạo: Thời sinh viên ở Sài Gòn
(Ảnh Nguyễn Đức Cung)
Nhân dịp đọc bài viết của Hoàng Thanh Trúc trên Dân Làm Báo và qua đó đọc thêm các bài viết khácKhông hổ thẹn về một thời trai trẻ của một nhóm tác giả và Cuộc họp mặt “có một không hai” của Huỳnh Tấn Mẫm trên báo Tuổi Trẻ sau buổi hội thảo “tầm vóc và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của sinh viên – học sinh trí thức, văn nghệ sĩ… tại các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975” được tổ chức tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) trong hai ngày 19 và 20-5-2012, tôi chợt nhớ lại một bài thơ tôi viết từ lâu lắm cũng có nhắc đến các anh chị này.
Nhân dịp đọc bài viết của Hoàng Thanh Trúc trên Dân Làm Báo và qua đó đọc thêm các bài viết khácKhông hổ thẹn về một thời trai trẻ của một nhóm tác giả và Cuộc họp mặt “có một không hai” của Huỳnh Tấn Mẫm trên báo Tuổi Trẻ sau buổi hội thảo “tầm vóc và ý nghĩa của phong trào đấu tranh của sinh viên – học sinh trí thức, văn nghệ sĩ… tại các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975” được tổ chức tại Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) trong hai ngày 19 và 20-5-2012, tôi chợt nhớ lại một bài thơ tôi viết từ lâu lắm cũng có nhắc đến các anh chị này.
Bài thơ Đêm cuối đi qua trường Luật viết ra trong những ngày mới đến Mỹ nhưng bắt nguồn từ những ý hiện lên trong một đêm mưa tháng Sáu 1981 ở Sài Gòn. Tôi không ghi lại ngày tháng viết bài thơ nhưng có in trong tập thơ đầu tay ở Mỹ năm 1991. Bài thơ khá dài, dưới đây là một đoạn có liên quan đến bài viết này:
Trời Sài Gòn tháng Sáu mưa đêm
Như từng nhát dao chém xuống đời vội vã
Tôi ra đi dặn lòng quên tất cả
Những hẹn thề toan tính thuở hoa niên
Bốn phương trời lưu lạc một bầy chim
Đã lạc lối về sông Dương Tử
Tổ quốc Việt Nam
Bốn nghìn năm lịch sử
Còn lại hôm nay là những tang thương
Tôi nhìn qua bên góc kia đường
Tấm bảng Hội Liên Hiệp Sinh Viên
Vẫn còn đong đưa trên vách
Chợt nhớ ra tên các chị các anh
Những Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban
Những Nguyễn Hoàng Trúc, Võ Như Lanh
Các anh, các chị
Giờ nầy chắc vẫn còn đang thức
Để viết xong bài tự kiểm trước nhân dân
Nhớ viết thật nhiều về những chiến công
Đã đốt bao nhiêu xe Mỹ Ngụy
Đã bán đứng bao nhiêu bè bạn anh em
Đã cắm được bao nhiêu cờ mặt trận
Tôi không hề trách các anh
Vì chẳng bao giờ ai trách
Những tên cầm cờ, khiêng kiệu
Hãy cố cong lưng và thu mình thật nhỏ
Hãy biết dại khờ và biết ngây ngô
“Độc lập, Hòa Bình, Thống Nhất, Tự Do”
Phải nhớ luôn luôn là tất yếu
Kể cả chuyện tình yêu trai gái
Cũng phải học thuộc lòng
Định nghĩa mới hôm nay
Đừng bao giờ nhắc những chuyện không may
Như những Ủy Ban Đòi Quyền Sống
Những Phong Trào Dân Chủ Tự Do
Dân Việt Nam bây giờ
Không có gì đáng để lo
Hơn những chuyện cháo rau, khoai sắn
Và không có một chút quyền
Dù chỉ là quyền để than thân trách phận.
Trời Sài Gòn tháng Sáu mưa đêm
Như từng nhát dao chém xuống đời vội vã
Tôi ra đi dặn lòng quên tất cả
Những hẹn thề toan tính thuở hoa niên
Bốn phương trời lưu lạc một bầy chim
Đã lạc lối về sông Dương Tử
Tổ quốc Việt Nam
Bốn nghìn năm lịch sử
Còn lại hôm nay là những tang thương
Tôi nhìn qua bên góc kia đường
Tấm bảng Hội Liên Hiệp Sinh Viên
Vẫn còn đong đưa trên vách
Chợt nhớ ra tên các chị các anh
Những Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban
Những Nguyễn Hoàng Trúc, Võ Như Lanh
Các anh, các chị
Giờ nầy chắc vẫn còn đang thức
Để viết xong bài tự kiểm trước nhân dân
Nhớ viết thật nhiều về những chiến công
Đã đốt bao nhiêu xe Mỹ Ngụy
Đã bán đứng bao nhiêu bè bạn anh em
Đã cắm được bao nhiêu cờ mặt trận
Tôi không hề trách các anh
Vì chẳng bao giờ ai trách
Những tên cầm cờ, khiêng kiệu
Hãy cố cong lưng và thu mình thật nhỏ
Hãy biết dại khờ và biết ngây ngô
“Độc lập, Hòa Bình, Thống Nhất, Tự Do”
Phải nhớ luôn luôn là tất yếu
Kể cả chuyện tình yêu trai gái
Cũng phải học thuộc lòng
Định nghĩa mới hôm nay
Đừng bao giờ nhắc những chuyện không may
Như những Ủy Ban Đòi Quyền Sống
Những Phong Trào Dân Chủ Tự Do
Dân Việt Nam bây giờ
Không có gì đáng để lo
Hơn những chuyện cháo rau, khoai sắn
Và không có một chút quyền
Dù chỉ là quyền để than thân trách phận.
Tôi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn cuối tháng Tám 1972. Nơi tôi ghi danh học đầu tiên là trường Luật. Có thể nói tôi là một trong những tân sinh viên nộp đơn vào năm thứ nhất niên khóa 1972-1973 trễ nhất. Ghi danh vào trường Luật không cần phải thi, chỉ cần trình bằng tốt nghiệp Tú Tài phần hai là đủ. Phòng ghi danh là một khu nhà lụp sụp phía sau trường chung một hàng rào với đại học Kiến Trúc. Tôi được phát một thẻ sinh viên tạm. Số sinh viên của tôi dài tới năm số. Tôi không nhớ chính xác nhưng hai số thứ tự đầu đã lên đến trên mười ngàn. Trường Luật, được chính thức thành lập dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa, là một trong những trường già nua về cả hình thức lẫn chiều dài lịch sử, trong số các trường đại học thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Trường không có nhiều đất trống ngoại trừ khoảng sân không mấy rộng giữa trường. Cổng trường còn lại những viên ngói đỏ rêu phong từ khi mới thành lập. Giảng đường chỉ là những phòng học dài nối nhau. So với các trường trung học như Gia Long, Petrus Ký, trường đại học Luật Khoa Sài Gòn nhỏ hẹp và chật chội hơn nhiều. Vì số thẻ sinh viên của tôi cao trên mười ngàn nên có lần tôi viết câu thơ mô tả trường Luật “mười ngàn sinh viên trong giảng đường vài trăm chỗ / học suốt năm không thấy mặt thầy”.
Công việc đầu tiên của một tân sinh viên sau khi ghi danh, nhận lớp, là đi mua “cua” tức sách giáo khoa giảng dạy của các thầy, từ dân luật, hình luật đến cổ luật. Vì hiếm khi gặp mặt thầy, không có “cua” là rớt. Sau khi ghi danh ở Luật, tôi sang ghi danh Ban Kinh Tế khoa Khoa Học Xã Hội ở đại học Vạn Hạnh. Khoa Khoa Học Xã Hội ở Vạn Hạnh phải thi vào nhưng cũng chỉ thi cho đúng thủ tục vì tôi không nghe ai thi rớt vào khoa Khoa Học Xã Hội ở đại học Vạn Hạnh bao giờ.
Trường Luật chật hẹp mà sinh viên lại quá đông, chúng tôi thường la cà trong những quán cốc. Nhiều nhất là chung quanh công trường Quốc Tế, thường gọi là Hồ Con Rùa, bên ngoài trụ sở “Tổng Hội Sinh Viên” số 4 Duy Tân hay góc Thư Viện Quốc Gia trên đường Gia Long. Các quán cà phê thường không có tên. Ngoài quán cà phê Bà Vú bên ngoài đại học Vạn Hạnh, phần lớn các quán chung quanh trường Luật do sinh viên tự đặt tên bằng địa điểm để dễ hẹn nhau. Số sinh viên ghi danh vào Luật cao nhưng bỏ trường ra đi sớm rất đông và thi rớt cũng nhiều. Trong số những người bỏ cuộc có tôi. Tôi học cả hai trường và vì kỳ thi cuối khóa cùng ngày nên tôi không theo đuổi việc học Luật hết năm thứ nhất. Bạn bè tôi phần đông học Luật nên mỗi tuần tôi đều trở lại trường. Ở đó, dưới những gốc me, vỉa phố, bên những ly cà phê đen, cà phê sữa, trên những ghế thấp, cạnh những chiếc bàn vuông, chúng tôi để cho những thao thức về chiến tranh và số phận đất nước có dịp tuôn trào. Tuổi đời còn rất trẻ nhưng chiến tranh đã làm chúng tôi già sớm hơn tuổi mười tám của mình.
Khi sang Vạn Hạnh tôi có dịp học với thầy Trần Văn Tuyên môn Chính Trị Quốc Nội và thầy Vũ Quốc Thông môn Luật Hiến Pháp Đối Chiếu. Đây là hai môn học tôi thích nhất. Luật Sư Trần Văn Tuyên không mang theo sách vở hay tài liệu giảng dạy gì và những bài giảng của thầy là kinh nghiệm sống trong thời hoạt động chính trị. Vì thầy dạy không theo giáo khoa nên giảng đường lúc nào cũng đông. Sinh viên phải có mặt để ghi lời thầy giảng. Tôi thường tìm cách gần gũi thầy Trần Văn Tuyên để hỏi những chuyện đất nước trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954. Thầy Trần Văn Tuyên đơn giản, tóc cắt cao và thường mặc áo sơ-mi trắng ngắn tay. Thầy Vũ Quốc Thông thì khác, lúc nào cũng đường bệ, chuẩn bị kỹ càng và luôn đến lớp với một cặp-táp (le cartable) đầy tài liệu giảng dạy. Tôi hay thắc mắc với thầy Vũ Quốc Thông về cách dùng chữ. Ví dụ thầy dùng chữ “Chủ nghĩa Tập Sản” thay cho “Chủ nghĩa Cộng Sản”. Tôi cho rằng khái niệm “Chủ nghĩa Tập Sản” hay “Chủ nghĩa Bình Sản” được nhắc đến nhiều trước năm 1975, chỉ là một phạm trù thuần kinh tế, nghĩa hẹp nhiều so với chủ nghĩa Cộng Sản vốn là cả một hệ thống triết học giải thích toàn bộ đời sống con người, xã hội và vũ trụ. Thầy chăm chú lắng nghe ý kiến nhưng không thay đổi cách gọi “tập sản” của mình. Thầy Vũ Quốc Thông dạy tận tụy và trích dẫn nhiều từ các sách Pháp, trong đó có cả Tuyển tập Marx-Engel. Thầy chúng tôi, Giáo sư Trần Văn Tuyên chết trong tù Cộng Sản năm 1976 và Giáo sư Vũ Quốc Thông chết năm 1987, chỉ một thời gian ngắn sau khi ra khỏi nhà tù. Tình nghĩa thầy trò ở miền Nam, dù tiểu học, trung học hay cả đại học đều thắm thiết, thân thương, đáng kính, đáng yêu và đáng nhớ. Tôi cố gắng rất nhiều nhưng không phải là người tự học. Kiến thức của tôi là của các thầy cô trao lại. Đứa sinh viên năm thứ nhất ngày xưa không còn trẻ nữa nhưng mỗi khi nghĩ đến các thầy cô tự nhiên thấy mình nhỏ lại thật nhiều.
Thời gian từ năm 1973 đến năm 1975 là thời gian yên tỉnh. Chương trình bình định đại học khá thành công. Mùa hè năm 1973, một nhóm sinh viên chúng tôi đại diện cho trường tham dự trại hè sinh viên toàn quốc do Bộ Giáo Dục và Thanh Niên tổ chức ở Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Đông sinh viên du học cũng về tham dự trại. Dĩ nhiên không có “lãnh tụ sinh viên” đường phố nào. Đó là những ngày vui nhất của mùa hè. Không chỉ sinh viên Sài Gòn, Vạn Hạnh, Minh Đức mà cả Huế, Cần Thơ, Đà Lạt và các trường đại học tư mới thành lập cũng cử phái đoàn tham dự. Buổi tối chúng tôi quây quần trong sân cờ của trường Thiếu Sinh Quân trao đổi kinh nghiệm học hành, chuyện đất nước và hát nhạc Du Ca như có lần tôi đã kể lại trong bài viết Khi bài hát trở về. Ngoại trừ các nhóm chống chính phủ bốn mùa của các bà Ni Sư Khất Sĩ Huỳnh Liên, Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành, năm 1973, các phong trào sinh viên tranh đấu ở Sài Gòn do Cộng Sản tổ chức phần lớn đã được dập tắt. Các “lãnh tụ sinh viên học sinh” mặt nổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban, Trần Thị Lan, Lê Văn Nuôi, Võ Như Lanh, Nguyễn Xuân Lập v.v. đã bị kết án và vừa được trao trả tù binh.
Nhắc đến chuyện trao trả tù binh không thể quên tác phẩm Tù Binh và Hòa Bình của nhà văn Phan Nhật Nam, trong đó anh dành trọn một chương để viết về những người mà anh gọi là “Những người lỡ làng”. Hôm đó, buổi chiều ngày 27-3-1973, những “lãnh tụ sinh viên” sắp được trao trả về phía Cộng Sản đang tụm nhau ngồi trong một chiếc lều để chờ được nhận. Những bài hát của Phạm Thế Mỹ, Trịnh Công Sơn được cất lên từ chiếc lều nhỏ. Họ gồm Võ như Lanh, Trịnh đình Ban, Cao thị quế Hương, Trần thị Lan, Trần thị Huệ, Nguyễn thành Công. Không ai biết họ hát để nung cao khí thế hay hát để che đi sự lo âu trước tương lai mờ mịt núi rừng đang chờ đợi họ. Trong quan điểm đấu tranh giai cấp, dù các anh chị là đảng viên Cộng Sản cũng chỉ là đảng viên thành phố, gốc tiểu tư sản, vừa gia nhập và không được tin tưởng hoàn toàn. Nhà văn Phan Nhật Nam tả cảnh anh Nguyễn Thành Công khi tiếp xúc với viên Đại Tá Hungary trong “đôi mắt có vẻ lạc thần, giọng nói đã đượm màu mệt mỏi”. Anh Phan Nhật Nam viết đoạn đó thật cảm động. Anh không giận hay trách móc những tù binh gốc sinh viên anh sắp sửa trao trả mà cảm thông cho sự bồng bột tuổi trẻ của họ nhiều hơn:
“Phải, tôi hiểu rằng nhóm sinh viên đang ngồi ở dưới tàn cây cao su, đang gảy nên những âm thanh trầm lắng với tiếng hát nhiệt thành trong sáng kia quả tình không thể nào là những người cộng sản được. Họ không thể nào là những người cộng sản chuyên chính, dù cho họ đã vào khu học tập, dù đã là cán bộ nội thành làm nhiệm vụ sinh viên vận theo đường lối và kỹ thuật đấu tranh phát xuất từ Cục R, kiểm soát và điều hành bởi ủy viên thanh niên thuộc thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn. Họ cũng không phải là cộng sản dù có chứng minh thư xác nhận là thành viên của đảng lao động, hoặc thành viên của đoàn thanh niên trong mặt trận giải phóng…Vì tiếng hát, điệu đàn, nét mặt và lời nói tất cả vẫn là phản ảnh của một hoài bão, hoài bão bất diệt của tuổi trẻ. Muốn thoát khỏi hoàn cảnh bít bùng của đời sống hiện tại, đấu tranh và xây dựng một quê hương rạng rỡ tốt đẹp hơn. Và chính phát xuất từ ý định đẹp đẽ mơ tưởng này, hoài bão của họ đã được đồng hóa với mục tiêu chiến thuật đoản kỳ của cộng sản. Và họ trở thành loại cán bộ tiền phong đắc lực thực hiện những mục tiêu hạn chế trong đường phố Sài Gòn, nơi Giảng Đường, trong lòng cộng đồng tuổi trẻ Việt Nam.”
Trong bài viết Những người đi tìm tổ quốc trên talawas năm 2006, tôi cũng viết về các anh chị đó:
“Thời sôi nổi trong giảng đường đại học, trên đường phố Sài Gòn đã là dĩ vãng, giữa rừng cao su Lộc Ninh họ là những thanh niên thành phố đang bước vào một cuộc đời mới ở một nơi hoàn toàn xa lạ. Như những con cá bị vớt khỏi sông và bỏ vào trong chậu, ngơ ngác, rụt rè, sợ hãi. Họ không còn là bè bạn của nhau, không còn gọi nhau bằng tên, bằng thứ mà sẽ là đồng chí. Đồng chí cũng đồng nghĩa với nghi ngờ, kiếm soát và dò xét lẫn nhau. Họ hối hận không? Họ thật sự có phải là Cộng sản không? Họ có phân biệt được, dù chỉ là căn bản, những điểm khác nhau giữa xã hội mà họ vừa bỏ lại và xã hội mà họ đang tìm đến không? Không ai hỏi và họ cũng sẽ không trả lời thật với lòng. Có những tâm sự, sống giữ kín chết mang theo, chứ không bao giờ chia sẻ với ai. Hồi xưa tôi cũng có cái nhìn khắt khe về những người bỏ đi. Các anh có quyền biểu tình, có quyền chống độc tài, chống tham nhũng, chống độc diễn nhưng khi bỏ đi sang hàng ngũ của những người ném lựu đạn vào quán ăn, pháo kích vào trường học, đặt mìn trên quốc lộ, các anh đã phản bội quyền sống trong hoà bình của nhân dân miền Nam. Giống như những đứa con lớn lên trong một gia đình nghèo, có bà mẹ bịnh tật, có người cha say rượu hay đánh đập con cái và còn một bầy em nhỏ dại. Thay vì khuyên răn người cha, săn sóc người mẹ, che chở cho đám em khờ, các anh lại bỏ đi, và chẳng những đã bỏ đi mà còn dắt kẻ gian về đốt phá nhà mình.”
Ngày nay, các tài liệu của Đảng đều xác nhận hoạt động của các phong trào chống đối chính quyền VNCH chẳng phải là tự phát chống bất công, độc tài, độc diễn gì mà đều được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản trực thuộc Thành ủy Sài Gòn Gia Định nhắm vào mục tiêu duy nhất là đánh sụp chế độ Cộng Hòa non trẻ ở miền Nam và áp đặt chế độ Cộng Sản độc tài toàn trị trên phạm vi cả nước. Tất cả tổ chức, phong trào, tôn giáo, đoàn thể đều được Đảng khai thác, vận dụng một cách tinh vi để phục vụ cho mục đích cuối cùng của đảng Cộng Sản.
Những tên tuổi, hình ảnh được báo chí đối lập và thân Cộng ở Sài Gòn đánh bóng mà nhà văn Phan Nhật Nam nhắc đến chỉ là những khuôn mặt đấu tranh công khai trên đường phố Sài Gòn. Họ không biết những đảng viên Cộng Sản nòng cốt thực sự điều khiển phong trào từ bóng tối là ai. Những kẻ mài dao giết người thường trốn kỹ trong rừng. Những kẻ trao lựu đạn cho sinh viên để ném vào nhà hàng, trường học, chợ búa thường giấu mặt. Họ không gọi nhau bằng tên thật, bằng mày tao thân tình trong quán cà phê bên ngoài khuôn viên đại học Văn Khoa, Luật Khoa mà gọi bằng bí danh, bằng thứ tự.
Những “anh ba”, “chị năm” đó bây giờ đang sống trong những biệt thự cao sang, có kẻ hầu người hạ và những chàng sinh viên một thời bồng bột nay chỉ là những “kẻ lạ của hoàng hôn” “lặng nghe những dư âm sâu lắng của quá khứ đọng lại, rồi trôi theo những món ăn với một vị đắng đắng” như anh Hạ Đình Nguyên, một trong những “lãnh tụ phong trào sinh viên” đã viết trong bài Về một vị đắng sau buổi họp mặt kỷ niệm “Phong trào Đấu tranh của Thanh niên-Sinh viên-Học sinh Sài gòn” năm ngoái.
Khi tôi vào năm thứ nhất, nhiều trong số anh chị tham gia xuống đường vài năm trước vẫn còn học năm thứ ba, thứ tư, và qua họ tôi biết con số sinh viên tham gia biểu tình không đông như báo chí thân Cộng mô tả và cũng không mang tầm vóc “quốc tế” chỉ với vài chàng thanh niên phản chiến Mỹ như bài ký thổi phồng của anh Huỳnh Tấn Mẫm. So với nhiều chục ngàn sinh viên liên khoa thuộc đại học Sài Gòn và các đại học tư tại miềm Nam thời đó, vài trăm anh chị bị xúi giục xuống đường chỉ là con số nhỏ. Thành thật mà nói, phần đông những sinh viên đi biểu tình là những người nặng tình cảm dành cho đất nước nhưng vô cùng nông nỗi. Các anh chị bất mãn trước các bất công trong xã hội và phẩn uất khi nhìn cảnh điêu tàn đổ nát do cuộc chiến gây ra nhưng không nhận thức đúng nguyên nhân sâu xa của thực trạng bi thảm đang diễn ra trên đất nước và không đủ trưởng thành để cân nhắc trước một chọn lựa sinh tử của đời mình.
Tuổi trẻ ở đâu cũng thế, nhiệt tình, phản kháng, cương trực, vô tư, nhưng như tôi có lần đã viết, tại Việt Nam những đặc tính đó của tuổi trẻ bị Đảng Cộng sản lợi dụng tận cùng, không chỉ tiếng hát lời ca, mà còn cả thịt xương và từng giọt máu.
Bài hát quen thuộc trong giới sinh viên trước năm 1975 nói lên một mơ ước chân thành của thế hệ trẻ “Rồi hòa bình sẽ đến, đến cho dân tộc Việt, đôi bồ câu trắng rủ nhau về làng xưa…”, nhưng sau năm 1975, đàn bồ câu đã biến thành bầy kiến gặm nhấm vết thương dân tộc đang mưng mủ. Tiếng hát của các anh chị trên đường phố được thay bằng những tiếng rên của những bà mẹ đang bán máu ở các nhà thương. Lời ca của các anh chị sau được thay bằng là tiếng khóc của em thơ trên các vùng kinh tế mới. Đất nước chìm đắm trong độc tài và đói khát. Hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, chết trên biển cả, chết dưới bàn tay hải tặc.
Các anh các chi, có thể không phải là thủ phạm nhưng không thể phủ nhận là những người đã góp phần gây ra những điêu tàn đổ nát hôm nay. Xin đừng im lặng nữa. Nếu không đủ sức để hành động, hãy viết, hãy nói, hãy kể lại cho các thế hệ trẻ những bài học dù thất bại, những ước mơ dù bị phản bội, những kinh nghiệm dù được đổi bằng xương máu của mình. Là những người có lương tâm, hôm nay, không có tòa án nào kết án các anh chị nặng bằng tòa án lương tâm của chính các anh chị. Là những người vốn nặng tình cảm, hôm nay, không có tình cảm nào cấu xé các anh chị bằng tình cảm các anh chị đã từng dành cho đất nước. Xã hội Việt Nam băng hoại, trụy lạc, tha hóa ngày nay là chiếc gương, các anh chị hãy soi vào đó để thấy lại chính mình.
Chế độ dân chủ non trẻ mà các anh chị góp phần đánh gục, đã quỵ xuống sáng ngày 30-4-1975 nhưng không chết. Và tại Việt Nam hôm nay, các gía trị dân chủ quý giá đó không chỉ là của miền Nam thôi, không chỉ là của Việt Nam Cộng Hòa thôi mà đang là tài sản, hành trang và mục tiêu chung của cả dân tộc.
Dân chủ là khúc khải hoàn ca đang được nhân loại cất vang trên mọi nơi của quả địa cầu, từ Bắc Phi sang Đông Á nhưng không có nghĩa chỉ mới bắt đầu vài năm qua mà từ nhiều ngàn năm trước. Có người bàn về dân chủ như một mục đích đòi hỏi nhiều tiền đề và điều kiện. Điều đó không đúng. Dân chủ không phải là hải đảo xa xôi phải cần ghe tàu, lương thực, thời gian mới đạt tới nhưng là một thực tế gần gũi trước mắt và thậm chí có thể nắm bắt trong tay. Dân chủ không phải món quà của ai ban cho khi đến tuổi trưởng thành mà là quyền làm người bắt đầu từ trong bụng mẹ.
Quốc gia Mông Cổ, một quốc gia không có truyền thống dân chủ, là một ví dụ. Nhiều người cho Mông Cổ khó có thể trở thành một nước dân chủ sau một giai đoạn phong kiến hàng ngàn năm nối tiếp bằng một chế độ Cộng Sản chuyên chính chư hầu Liên Xô suốt hơn bảy chục năm. Khi tôi viết bài này, nhân dân Mông Cổ đánh dấu tròn 20 năm được sống dân chủ. Đôi cánh thiên thần đó đã giúp đưa Mông Cổ từ một quốc gia cô lập, bất ổn cùng hạng với Afghanistan, Nigeria và Somalia trở thành một trung tâm du lịch an toàn và đầy hấp lực văn hóa. Hai mươi năm trước đường phố thủ đô Ulaanbaatar gần như hoang vắng nhưng ngày nay tấp nập và phồn vinh. Theo tạp chí Economist, dù kinh tế thế giới còn đầy khó khăn, mức phát triển kinh tế của Mông Cổ trong ba tháng giữa 2011 đã tăng 21% so với cùng thời kỳ trong năm trước đó. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự đoán kinh tế Mông Cổ sẽ tăng trung bình 14% từ 2012 đến 2016. Là một quốc gia trong vị trí trái độn với vỏn vẹn 2.5 triệu dân và không có chiều dày truyền thống dân chủ như nhiều quốc gia khác, Mông Cổ sẽ còn gặp nhiều khó khăn nhưng cơ chế chính trị mới giúp cho người dân sống yên tâm trong tự do, thanh bình, no ấm và nỗ lực vì một tương lai tươi đẹp cho con cháu họ.
Việt Nam thì khác.
Sau 37 năm, tiếng súng đã vắng đi trên đất nước Việt Nam, non sông liền một dải nhưng người dân vẫn sống trong nỗi bất an lo sợ, hàng trăm ngàn người con gái Việt phải rời bỏ quê hương đi ăn mày, làm điếm, ở đợ khắp thế giới, phần lớn trong số hơn hai triệu người Việt hải ngoại vẫn còn bị xem là “thành phần phản động bám theo chân đế quốc”, và trong nước, những quyền căn bản như ngôn luận, đi lại, thờ phụng của người dân vẫn chưa có được, hàng ngàn người yêu nước vẫn còn bị tù đày. Đó là sự thật, không ai tuyên truyền ai, không ai xúi giục ai.
Sau 37 năm, mấy chục ngàn thân xác thanh niên làm bia đở đạn cho đảng CSVN trong chiến tranh biên giới năm 1979, hàng ngàn xác thanh niên Việt Nam bị đốt cháy thành than trong trận Lão Sơn 1984, hàng trăm xác thanh niên Việt chìm sâu quanh bờ đảo Gạc Ma năm 1988, hàng trăm ngư dân Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi bị bắn thủng ngực, hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu như đôi mắt Việt Nam bị đã bị kim Trung Quốc tẩm thuốc độc đâm sâu và đang chảy máu. Đó là sự thật, không ai tuyên truyền ai, không ai xúi giục ai.
Nhìn những gì đang xảy ra trên thế giới đã làm những người Việt đang quan tâm đến vận mệnh đất nước không khỏi cảm thấy thẹn thùng. Dù ban ngày vẫn phải sống bằng thái độ tích cực, trả lời phỏng vấn bằng ngôn ngữ tự tin nhưng ban đêm thế nào cũng gác tay lên trán âm thầm tự hỏi tại sao Liên Xô, Đông Âu cho tới Bắc Phi, Miến Điện nhưng viễn ảnh một Việt Nam tự do, dân chủ, hùng mạnh vẫn còn là một mục tiêu chưa đến. Nỗi lo lắng và niềm đau xót này không phải của riêng ai mà của tất cả người Việt Nam còn biết xót xa, còn biết hổ thẹn trước sự lạc hậu của Việt Nam so với đà tiến quá nhanh của nhân loại.
Một câu hát trong bài Tự Nguyện quen thuộc trong giới sinh viên trước năm 1975 “nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa Hướng Dương”, chưa bao giờ hơn lúc này Việt Nam cần những người yêu nước biết vươn cao, đứng thẳng như những cành Hướng Dương Dân Tộc. Con người đến và đi nhưng lịch sử Việt Nam như dòng sông không ngừng chảy. Đất nước sẽ vượt qua và lớn lên như đã từng vượt qua và lớn lên sau ngàn năm Bắc Thuộc.
Trần Trung Đạo
“Việt Nam 1945-1995 – Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”
Blog Ba Sàm
01-02-2013
Gần đây, có hai sự kiện khiến dư luận sôi nổi: Đó là bộ sách “Bên Thắng Cuộc” với hai tập của nhà báo Huy Đức, tức blogger Osin, và việc kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris 1973. Những tranh cãi quanh vấn đề “quốc-cộng”, ôn lại các sự kiện đã qua sẽ chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta rút ra được những bài học và kinh nghiệm cần thiết cho tương lai của đất nước và dân tộc.
Vào năm 2005, đã từng xảy ra một cuộc tranh cãi tương tự, sau khi Giáo sư Lê Xuân Khoa (*) có bài viết về tên gọi cuộc chiến đăng trên trang web của BBC. Bài này bị Biên Tập viên Nguyễn Hòa của báo Nhân Dân phản bác rồi trở thành một cuộc tranh luận kéo dài nhiều tháng trên diễn đàn talawas với sự tham gia của nhiều độc giả ở trong và ngoài nước. Về sau, ông Nguyễn Hoà ngưng bút chiến, khi một cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lên tiếng phản bác ông qua bài “Gửi Nguyễn Hoà, người đồng đội”.
Nhìn chung, gần 40 năm sau khi đất nước thống nhất, những người lãnh đạo Cộng hòa XHCN Việt Nam, hay “Bên Thắng Cuộc” theo cách gọi của nhà báo Huy Đức, vẫn không đếm xỉa gì tới những bài học lịch sử vì tin là “đã đánh thắng Mỹ thì chuyện gì cũng làm được”. Chưa kể do thiếu kiến thức mà lại không chiụ nghe trí thức, chỉ thực thi một số giáo điều, họ trở thành thiển cận trước những xu hướng và tương quan chính trị, kinh tế toàn cầu. Hậu quả là đất nước không hoàn toàn độc lập và toàn vẹn về chủ quyền, nhân dân thì bị tước đoạt các quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nếu bên trong, tham nhũng đã trở thành quốc nạn hết thuốc chữa thì bên ngoài, sự lệ thuộc vào Trung Quốc càng ngày càng rõ. Trách nhiệm đối với vận mạng của đất nước nay lại trở thành vấn đề khẩn thiết đối với trí thức và người dân Việt Nam.
Qua vài sự kiện vừa dẫn, trước nhu cầu thay đổi cơ chế và chính sách phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và lợi ích của đất nước, chúng tôi tin rằng, ôn lại kinh nghiệm trong bốn cuộc chiến tranh trước và sau ngày thống nhất Bắc-Nam là điều cần thiết. Đó cũng là lý do chúng tôi quyết định giới thiệu cuốn sách “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I, của Giáo sư Lê Xuân Khoa.
Trong “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I, Giáo sư Lê Xuân Khoa giới thiệu những nghiên cứu và nhận định của ông về bốn cuộc chiến tranh liên tiếp, với những thiệt hại chưa từng có về tài sản và sinh mạng của người Việt. Ngoài ra, ông còn phân tích khá kỹ lưỡng những sai lầm về chính sách và những cơ hội mà hai chủ thể quốc gia và cộng sản cũng như các cường quốc được coi là đồng minh của mỗi bên đã bỏ lỡ. Theo ông: “Có rất nhiều bài học chính trị, quân sự và ngoại giao cần phải được tìm hiểu và rút ra những kinh nghiệm khôn ngoan để cho dân tộc có thể tồn tại và phát triển, tránh khỏi trở thành nạn nhân của những chính sách cai trị sai lầm hoặc lại trở thành công cụ của những thế lực quốc tế trong những hình thức tranh chấp nóng hay lạnh trong tương lai. Ngạn ngữ Đông, Tây đều dạy rằng trong cái rủi có cái may. Cuộc chiến thảm khốc do mâu thuẫn ý thức hệ đã khiến cho hai triệu người phải bỏ nước ra đi nhưng nay đã trở thành một nguồn tài chánh và trí tuệ quan trọng có khả năng phục hồi sinh lực của dân tộc, giúp cho đất nước sớm trở nên giàu, mạnh và có một vị thế xứng đáng trong cộng đồng thế giới”.
Chúng tôi tin rằng, “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I của Giáo sư Lê Xuân Khoa sẽ có ích cho những ai mong mỏi bảo vệ chủ quyền và xây dựng một Việt Nam, giàu, mạnh, dân chủ. Chúng tôi đã đề nghị Giáo sư Khoa tái bản cuốn sách này nhưng ông cho hay, bản CD dùng để in sách đã bị thất lạc khi ông dọn nhà từ Washington D.C đến California. Vì lợi ích chung, ông đã cho phép chúng tôi được phổ biến cuốn sách trênblog Ba Sàm. Chúng tôi đã đánh máy lại toàn bộ cuốn sách và kể từ hôm nay, sẽ bắt đầu giới thiệu “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I, khoảng 600 trang, gồm 10 chương và phụ lục, của Giáo sư Lê Xuân Khoa. Mời độc giả đón đọc.
——-
(*) Vài dòng về tác giả: Trước 1975, Giáo sư Lê Xuân Khoa giảng dạy Triết học Đông phương ở Đại học Văn Khoa và là Phó Viện trưởng Đại học Saigon. Sau 1975, ông là Chủ tịch Trung tâm Tác Vụ Đông Nam Á (Southeast Asia Resource Action Center) và Giáo sư Thỉnh giảng tại trường Cao Học Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) và Viện Chính sách Đối ngoại (FPI) thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC. Năm 1996, Giáo sư Lê Xuân Khoa về hưu. Hiện cư ngụ tại Irvine, California. Nếu cần trao đổi thêm với tác giả về nội dung liên quan đến cuốn sách “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, độc giả có thể gửi email về: le.khoa@cox.net.
———
MỤC LỤC
Lời Cám ơn xv
Bảng Chữ tắt xviii
Lời Mở đầu 21
Phần I Những Nguyên Nhân Gốc của Tị Nạn 31
Chương 1 Quốc Gia và Cộng Sản 33
Các phong trào chống Pháp giành độc lập và mầm mống xung đột quốc gia-cộng sản. Nguyễn Ái Quốc với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội và OSS. Chính phủ Trần Trọng Kim và Cách mạng tháng Tám. Hồ Chí Minh, Bảo Đại và Pháp. Cuộc đối đầu giữa Việt Minh và các đảng phái quốc gia. Hành động bội ước của Lư Hán và Tiêu Văn và sự tan rã của phe quốc gia. Nguyên nhân thất bại của các lãnh tụ quốc gia.
Chương 2 Những Yếu Tố Bên Ngoài 75
Những lỗi lầm của Pháp: Charles de Gaulle và đầu óc thực dân ngoan cố của giới lãnh đạo Pháp. Hồ Chí Minh và bản tạm ước 4.9.1946. Chiến tranh và những cơ hội bỏ lỡ. Pháp và giải pháp Bảo Đại: đồng sàng dị mộng. Pháp làm mất chính nghĩa của phe quốc gia. Chính sách mâu thuẫn của Hoa Kỳ.
Chủ thuyết Roosevelt và hai đường lối đối nghịch trong Bộ ngoại giao. Pháp bắt chẹt Mỹ và nghịch lý trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương từ Truman đến Eisenhower.
Chương 3 Chính sách Cải Cách Ruộng Đất 122
Đường lối của Lenin: từ tư bản lý tưởng đến vô sản chuyên chính. Trường hợp Việt Nam. Các văn kiện pháp lý và các biện pháp áp dụng trước khi đất nước chia đôi: giảm tô giảm tức, qui định thành phần nông thôn, phân chia ruộng đất, vận động quần chúng, tòa án nhân dân. Chỉnh huấn trí thức và chỉnh đốn tổ chức. Luật cải cách ruộng đất 1953. Ảnh hưởng và áp lực của Trung quốc. Thí điểm áp dụng và kết quả. Đợt cải cách triệt để 1955-1956 và hậu quả khủng khiếp của nó. Những biện pháp sửa sai.
Phần II Chiến Tranh chống Pháp và Tị Nạn 1954 159
Chương 4 Hội Nghị Genève và Hai Nước Việt Nam 161
Hội nghị Genève và “cú sốc” chính trị của Mendès France. Những ý đồ của Trung Quốc và Liên Xô và áp lực đối với đồng minh Cộng sản Việt Nam. Phản ứng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Bảy điều kiện của Anh-Mỹ cho những cuộc thương thuyết ở Genève. Cuộc hội kiến Mendès France-Dulles và thành công ngoại giao của thủ tướng Pháp. Sự thất bại của Bidault về giải pháp “hòa bình trong danh dự”. Mendès France công kích cộng sản Pháp. Kết quả hội nghị Genève. Phản ứng của Quốc Gia Việt Nam.
Chương 5 Bài học Chín Năm (1945-1954) 192
Cái giá của chiến thắng 1954. Những sai lầm chủ yếu của Pháp và Hoa Kỳ và các cơ hội bỏ lỡ. Ảnh hưởng đối với Quốc gia Việt Nam. Nguyên nhân thất bại của các đảng phái chính trị quốc gia và những trí thức yêu nước. Sự lựa chọn bất đắc dĩ của Hồ Chí Minh và món nợ quá lớn đối với Trung Quốc. Những lý do Trung Quốc ủng hộ Việt Minh chống Pháp. Vai trò của các cố vấn quân sự Trung Quốc. Những sai biệt cần phải giải quyết giữa tài liệu của Bắc Kinh và hồi ức của Võ Nguyên Giáp về các chiến thắng Cao Bằng, Tây Bắc và Điện Biên Phủ.
Chương 6 Di tản và Định cư Tị nạn 1954 235
Những điều khoản trong hiệp định Genève và bản Tuyên cáo chung về thời hạn di cư và quyền chọn lựa nơi cư trú. Định nghĩa của Liên Hiệp Quốc: Tị nạn hay “di tản nội địa”? Những vi phạm hiệp định Genève trong công cuộc di tản. Vấn đề chuyên chở, tiếp cư và định cư. Phủ Tổng ủy Di Cư Tị Nạn. Sự giúp đỡ của Pháp và Hoa Kỳ. Chính sách và công cuộc định cư ở miền Nam. Các giai đoạn và địa điểm định cư. Vấn đề hội nhập của dân tị nạn miền Bắc. Vấn đề tập kết quân đội Việt Minh và số dân di cư từ Nam ra Bắc. Các chương trình cứu trợ và định cư tị nạn của quốc tế.
Phần III Nội Chiến hay Chiến Tranh ủy Nhiệm? 271
Chương 7 Sự Sụp Đổ của Việt Nam Cộng Hòa 273
Việt Nam Cộng Hòa và vấn đề thi hành hiệp định Genève. Chính sách hậu Genève của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên Xô đối với Việt Nam. Những chuẩn bị chiến tranh của hai miền Nam, Bắc. Mặt trận Giải phóng miền Nam. Thất bại của sách lược chống du kích của Kennedy và lợi thế cửa Hà Nội sau Hội nghị Genève về Lào. Khủng hoảng lãnh đạo ở miền Nam. Thất bại của sách lược “cây gậy và củ cà-rốt” của Johnson. Hòa đàm Paris và những mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và VNCH. Tình trạng nguy kịch của VNCH sau Hiệp định Paris. Những ngày cuối cùng của VNCH.
Chương 8 Sai lầm của Hoa Kỳ 314
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Ngô Đình Diệm. Những sai lầm của “Mỹ hóa chiến tranh”. Kiểm điểm năm nguyên nhân thất bại của Hoa Kỳ theo McNamara: thuyết domino; tin tưởng sai lầm vào miền Nam; Cộng sản là yêu nước; thiếu hiểu biết về lịch sử và văn hóa Việt Nam; sức mạnh giới hạn của vũ khí. Vấn đề trung lập hóa miền Nam. Sáu cơ hội chấm dứt chiến tranh: Mayflower hay Bốn điểm của Hà Nội; Tín hiệu Mai Văn Bộ; Pinta hay mười bốn điểm của Mỹ; Tín hiệu Nguyễn Duy Trinh; Sunflower hay giải pháp Kosygin Wilson; Pennsylvania và vai trò Kissinger-Aubrac.
Chương 9 Sai lầm của Việt Nam Cộng Sản 361
Đối với Hoa Kỳ: hiểu sai mục đích và lề lối làm việc của Mỹ từ hội nghị Genève 1954. Nạn nhân của Liên Xô và Trung Quốc. Óc đa nghi và thái độ “lên gân”. Nhu đạo quân sự và nhu đạo ngoại giao. Lỡ cơ hội bang giao với Carter. Đối với VNCH: yêu nước hay yêu chủ nghĩa cộng sản? Bù nhìn của Mỹ hay bù nhìn của Trung Quốc? Chính sách học tập cải tạo. Đối với MTGPMN: đặc tính địa phương và quan niệm Nam, Bắc về vấn đề thống nhất. Chính sách “cưỡng bách thống nhất trong hòa bình”. Đối với Trung Quốc: “hậu phương lớn” và đầu óc bá quyền, vấn đề biên giới. Mâu thuẫn 1975-1979. Chính sách đối với người Hoa. Đối với Kam-pu-chia: so sánh quan hệ Việt-Trung và quan hệ Việt-Khmer. Lịch sử quan hệ Việt-Khmer và nguyên do xung đột. Bài học Trương Minh Giảng. Bài học chiến tranh Kam-pu-chia 1979-1989.
Chương 10 Sai lầm của Việt Nam Quốc Gia 410
Thất bại của quốc gia trước sức mạnh tuyên truyền của cộng sản. Bảo Đại và Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp: cơ hội bỏ lỡ. Nhược điểm của các lãnh tụ quốc gia chống Pháp. Ngô Đình Diệm: thân thế và thành tích chống Pháp, dẹp Bình Xuyên và truất phế Bảo Đại. Những sai lầm của Ngô Đình Diệm: quan niệm trị quốc phong kiến và sứ mệnh thiêng liêng, độc tài gia đình trị và đàn áp đối lập, cải cách điền địa, khu trù mật và ấp chiến lược. Vụ Phật Giáo và kết thúc bi thảm của Đệ Nhất Cộng Hòa. Khủng hoảng lãnh đạo và bất ổn chính trị sau Ngô Đình Diệm. Đệ nhị Cộng hòa và liên danh “đồng sàng dị mộng” Thiệu- Kỳ. Kiểm điểm thành tích và sai lầm của Nguyễn Văn Thiệu. Sai lầm lớn lao và trách nhiệm chung của các tướng lãnh làm chính trị.
Lời Kết 485
Phụ Lục 499
A. Tờ chiếu của Vua Bảo Đại sau ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh.
B. Tờ chiếu thoái vị của Vua Bảo Đại.
C. Bài diễn văn của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường về Cải cách Ruộng đất.
D. Thư của Tổng thống Lyndon B. Johnson gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, và Thư trả lời của Hồ Chí Minh cho Johnson.
E. Hiệp định Paris (Chương IV và V): Quyền Tự quyết của Nhân dân miền Nam Việt Nam và vấn đề Thống nhất đất nước.
Tài Liệu Tham Khảo 535
Danh Mục
Copyright © 2004 by Lê Xuân Khoa
Bản đánh máy © blog Ba Sàm 2013
Wednesday, January 30, 2013
Đìu hiu chợ hoa Tết
SGTT.VN - So với mọi năm ghe chở hoa tết ở miền Tây về đậu tấp nập, năm nay chỉ lưa thưa ba, bốn chiếc. Còn khách loe ngoe vài người vào chiều muộn của ngày cuối tuần.
Nỗi lo đọng trên gương mặt người bán hoa tết ở bến Bình Đông trong buổi chiều 27.1.
| |
Dân thương hồ e ngại một năm khó khăn, nên lượng ghe buôn hoa tết từ miền Tây lên ít hẳn đi.
|
Vắng khách, nhiều người bán chỉ còn biết mở ghế nằm ngủ.
|
Một góc chợ mai.
| |
Một ông khách may mắn mua được chậu mai Hà Lan giá 140.000 đồng.
|
Muốn quên rầu.
|
Thực hiện: TRẦN VIỆT ĐỨC
Nhạc sĩ Phạm Duy: Tâm nguyện cuối đời
Ngày 27.12.2012, nhạc sĩ Phạm Duy gửi cho tôi một email có nội dung như sau:
“Bố đưa con giữ lá thư nguyện vọng này:
Một nguyện vọng
Tấm ảnh chúc mừng năm mới Phạm Duy gửi cho gia đình và bạn hữu tháng 1.2013 |
Tôi là Phạm Duy, nhạc sĩ đã được hồi tịch và cư ngụ tại 349/126 đường Lê Đại Hành, phường 13, quận 11, TP Hồ Chí Minh, thực tế đã là một công dân Việt Nam từ năm 2005... Tôi nghĩ rằng tôi có quyền nuôi một nguyện vọng đóng góp vào sinh hoạt âm nhạc trong nước bằng một ca khúc có tính chất xưng tụng nước ta nhan đề VIỆT NAM, VIỆT NAM sáng tác từ 1960, rút trong trường ca Mẹ Việt Nam là một tổ khúc kêu gọi sự đoàn kết dân tộc dưới bóng Mẹ Tổ Quốc thiêng liêng và độ lượng. Sau đây là ca khúc đó:
Việt Nam, Việt Nam, nghe tự vào đời Việt Nam, hai câu nói Bên vành nôi: Việt Nam, nước tôi Việt Nam, Việt Nam, tên gọi là ngườiViệt Nam, hai câu nói Sau cùng khi lìa đờiViệt Nam đây miền xinh tươiViệt Nam đem vào sông núi Tự Do, Công Bình, Bác Ái muôn đờiViệt Nam không đòi xương máu Việt Nam kêu gọi thương nhauViệt Nam đi xây đắp yên vui dài lâuViệt Nam trên đường tương laiLửa thiêng soi toàn thế giớiViệt Nam ta nguyền tranh đấu cho đờiTình Yêu đây là khí giới Tình Thương đem về muôn nơi Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình ngườiViệt Nam! Việt Nam!Việt Nam quê hương đất nước sáng ngờiViệt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời!
Tôi mong có ngày ca khúc này được phép phổ biến. (kèm theo là một CD với hai bản hơp ca hát bài VIỆT NAM, VIỆT NAM)”
Trước đấy, nhạc sĩ Phạm Duy và GS Trần Văn Khê vẫn thường xuyên thư từ trao đổi với nhau về việc xin cấp phép phổ biến hai trường ca Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam. GS Khê đã soạn một lá thư dài khoảng mười trang với nội dung: Vì sao hai tác phẩm trường ca Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy xứng đáng được phổ biến tại Việt Nam? Trong thư, GS Khê viết:
“Tâm nguyện của Phạm Duy đối với quê hương là một tâm nguyện trọn vẹn. Duy luôn mong muốn về lại quê hương, thấy lại quê hương và mãi mãi suốt cuộc hành trình sinh lộ của mình, Duy đã luôn mang theo hình ảnh quê hương vào tâm trí, vào con tim, và vào những suy tư một đời Duy ghi lại bằng âm nhạc.
Hiện nay, Phạm Duy cũng như tôi, đã bước qua cái tuổi cửu thập rồi. Những tâm nguyện mà tôi đem về quê hương đã phần nào thực hiện được, còn tâm nguyện của Duy - một người nhạc sĩ bao năm cách trở quê nhà - trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, còn có cơ hội nhìn thấy tác phẩm - đứa con tinh thần của mình được phổ biến, được trở về sống trên mảnh đất quê hương, nơi phôi thai cho những lời ca, điệu nhạc được dấy lên từ sự thiết tha cùng dân tộc. Tôi ước mong Chính phủ, Bộ Văn hóa xem xét đến trường hợp hai tác phẩm trường ca của Phạm Duy để giúp cho hai tác phẩm rất sâu sắc, nhân văn này được phổ biến đến đại chúng toàn quốc, giúp cho tư tưởng rất đẹp trong lời nhạc, lời ca đi sâu vào lòng người dân. Vì những gì nói đến trong hai bản trường ca cũng là những hình ảnh phù hợp với tinh thần dân tộc, phù hợp với lối sống Việt Nam, quan niệm thẩm mỹ và cách ứng xử của người Việt trong suốt bao thăng trầm, gian truân của đất nước chúng ta.
Trân trọng,
Bình Thạnh, vào hè tháng 6.2012”
Bình Thạnh, vào hè tháng 6.2012”
Người nhạc sĩ tài hoa ấy còn canh cánh nhiều nỗi niềm riêng. Ông không ngừng miệt mài nghiên cứu và sáng tác. Âm nhạc tựa một thành trì vững vàng để ông nương náu, khi cô đơn cũng như lúc bệnh tật. Ông vừa làm xong bài Chiếc bông tai (thơ: Mi Hương), rất nôn nao chờ bản thu của Đức Tuấn. Bốn cuốn Vang vọng một thời ông viết (Báo Thanh Niên đã trích đăng trong loạt bài Phạm Duy và bạn thơ) chưa kịp in thành sách...
Ai hát nhạc Phạm Duy, ông cũng khen hay. Ông tin tưởng người ta sẽ không lãng quên mình. Ông chỉ lo (cái sự lo chung của hầu hết các nhạc sĩ) nhạc của mình (nhất là những giai điệu quê hương đất nước) không đến tai người yêu nhạc Phạm Duy đầy đủ.
Người yêu nhạc ưu ái gọi ông là thiên tài âm nhạc, là phù thủy khóa sol... Còn ông, ông luôn tự nhận mình là người học việc. Cả đời vui thú ngũ cung, nhưng khoảng hai ba năm trở lại đây, ông lại nuôi ý định làm thêm vài bản nhạc theo lối thất cung, như bản Đường chiều lá rụng. Với gia đình, bạn bè thân thiết, ông hào hứng nói về những điều muốn làm hơn là những thứ đã làm. Vì vậy mà tâm hồn ông luôn tươi trẻ. Tôi không chắc có người nhạc sĩ nào yêu tác phẩm của mình hơn Phạm Duy. Ông làm xong đĩa Minh họa truyện Kiều, thế là cả ngày ông nghe Minh họa truyện Kiều. Tương tự, đĩa Trường ca Hàn Mặc Tử, đĩa Dị khúc Bích Khê.... Ông bảo: “Bố vô cùng hạnh phúc mỗi lần có ai làm mới nhạc Phạm Duy, tất nhiên trước hết là Duy Cường (con trai ông). Bây giờ bố nghe nhạc mình hòa âm phối khí kiểu cũ còn chịu không nổi, huống gì người trẻ”. Ông có thể ngồi lim dim cả buổi tối để nghe nhạc Phạm Duy do Đức Trí hoặc Lê Minh Sơn làm. Và hôm sau, Phạm Duy rất sung sướng nếu có người ngồi kế bên nghe (lại) cùng ông.
Trong thời gian nhạc sĩ Phạm Duy nằm bệnh, con rể ông - danh ca Tuấn Ngọc - từng không giấu nổi ngạc nhiên mà thốt lên rằng: “Tôi chưa bao giờ thấy người nào say mê làm việc giống ông cụ. Cứ như mỗi lần sắp gục ngã, nghĩ đến âm nhạc và lời khen ngợi là ông có động lực để tiếp tục...”.
Thật vậy, ở Phạm Duy là một nghị lực phi thường. Cơn suy tim hồi đầu tháng 11 vừa qua, cộng với bệnh gout làm hai chân sưng bầm, tưởng chừng ông phải gắn với cái giường vĩnh viễn. Thế nhưng, sau hơn hai tuần, ông đã chập chững đi được mấy bước, từ giường đến xe lăn. Ông rất thích người nhà giúp ông xoa bóp chân, nhưng, ông không cho phép ai đỡ mình đứng dậy. Nhạc sĩ Phạm Duy nhắm mắt khi tinh thần còn minh mẫn, ấy là niềm an ủi cho một người ghét bị thương hại như ông.
Nhà Phạm Duy có một chị giúp việc tên Phụng, quê ở miền Tây. Có lần, chị thắc mắc: “Ông, nhạc của ông là nhạc sang hay sến?”. Ông trả lời ngắn gọn: “Nhạc Việt Nam”.
Chợt nhớ tới câu trả lời phỏng vấn của ông trên Báo Thanh Niên vào tháng 6.2012: “Tôi nghĩ, tôi chết cũng như sống thôi, vì gia tài để lại của tôi nhiều lắm. Một trăm năm nữa, nếu người ta vẫn hát bài Tình ca với câu Tôi yêu tiếng nước tôi, 999 bài còn lại, người ta quên cũng được”.
Vậy là khép lại một kiếp người đã “khóc cười theo mệnh nước...”.
Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Duy!
Nguyễn Khắc Ngân Vi
Khi người nông dân nổi quạu...
Thủ đô lớn nhất Thế giới nhưng độc đáo nhất Thế giới : dân oan tứ xứ kéo về.
Nói và làm, những hình ảnh này không cần nói gì thêm, chỉ nhìn thôi cũng thấy rõ một Đất nước đang được lũ ngợm nào khiến ra nỗi này...
Bên thắng cuộc 30.1.2013
Phải nói sau khi đọc xong cuốn 2 của “Bên thắng cuộc”, có tựa đề “Quyền bính”, tôi như vừa tận hưởng “bữa tiệc” thông tin rất ấn tượng. Mà từ trước tới nay chưa được tham dự bao giờ.
Có một số ý kiến cho rằng, tác giả Huy Đức chỉ bày biện các sự kiện theo kết cấu có chủ ý một cách thật tự nhiên mà không bình luận gì nhiều… nên tác phẩm thiếu đi tính “hàn lâm”. Nhưng theo tôi, ở 2 cuốn sách này, Huy Đức đã đạt tới một thủ pháp rất cao trong cách thể hiện của một nhà báo có tầm nhìn theo phương pháp làm báo hiện đại. Đó là sự tôn trọng độc giả, tránh sự áp đặt chủ kiến của tác giả lên hiện thực khách quan của lịch sử. Khiến độc giả thay vì thụ động tiếp nhận thông tin, lại có thể chủ động tham gia vào từng sự kiện. Để tiếp nhận nó một cách chủ động, tùy theo trình độ, khả năng và cảm thụ riêng biệt của mỗi người.
Lại có ý kiến nhận xét, tác giả Huy Đức giành nhiều thiện cảm với các ông Võ Văn Kiệt và các cộng sự đắc lực của ông. Song nếu tinh ý, ta sẽ thấy, tác giả không hề né tránh khi đề cập tới trách nhiệm của ông Võ Văn Kiệt trong việc ký 2 nghị định gây nhiều hệ luỵ về mở rộng hoạt động của Tổng cục II (96/CP) và nghị định quản chế tại gia những người bất đồng chính kiến (31/CP).
Nhược điểm nữa rất cơ bản ở ông Kiệt là không những chỉ mải lo về chính sách phát triển kinh tế mà xem nhẹ công tác nhân sự (để cho Trần Đình Hoan tác oai tác quái). Với cương vị thủ tướng ông đã buông lơi cả về quốc phòng, an ninh và ngoại giao cho Lê Đức Anh thoả sức tung hoành. Rồi cả những lem nhem trong chuyện “quan hệ bất chính” (quan hệ ngoài hôn nhân) của Võ Văn Kiệt với bà Hồ Thị Minh (người dự kiến sẽ “giúp việc” cho cụ Hồ) ở chiến khu Việt Bắc. Người con ngoài giá thú Phan Thành Nam (với bà Minh) cũng được Huy Đức đưa vào tác phẩm khá chi tiết, khi mà tất cả các tài liệu chính thống đều né tránh.
Một người nữa, được cho là Huy Đức ưu ái, đó là vị Đại tướng Tổng tư lệnh – Bí thư Quân uỷ (một thời) – Võ Nguyên Giáp. Song cứ đọc những dòng sau đây, ta sẽ thấy tác giả đã rất khách quan đối với nhân vật lịch sử này:
“Mưu lược và quyết liệt không chỉ trong những cuộc chiến quy ước như Điện Biên Phủ, năm 1946, khi Hồ Chí Minh đi Pháp nhân Hội nghị Fontainebleau, ở Hà Nội, tướng Giáp đã cùng với Trường Chinh thanh trừng đối lập gần như triệt để. Nhưng trước những đối thủ chính trị nhân danh Đảng, tướng Giáp trở nên cam chịu và thụ động. Có lẽ lòng trung thành với tổ chức và ý thức tuân thủ kỷ luật đã rút đi thanh gươm trận của ông.”
Không chỉ có Điện Biên Phủ, trong cuộc chiến ở miền Nam trước 30.04.1975, cho dù cả 2 ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ o ép tướng Giáp một cách quyết liệt bằng việc cho bắt tất cả những cộng sự thân tín của ông Giáp trong cái gọi là “Vụ án xét lại chống đảng”. Nhưng vai trò của tướng Giáp trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng và Bí thư Tổng Quân uỷ TW trong Tổng hành dinh chỉ đạo bộ máy chiến tranh của Hà Nội là không ai có thể thay thế được. Vậy mà uy tín và sinh mạng của tướng Giáp dưới cái nhìn của TBT Lê Duẩn và Trưởng Ban Tổ chức TW Lê Đức Thọ thật rẻ rúng:
“Theo Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể ông Lê Duẩn, một hôm ông Giáp gọi điện thoại kêu ông Đại tới nhà, ông Đại nói: “Ông Giáp hẹn tôi 13 giờ, nhưng 15 giờ tôi mới đến. Gặp, ông bảo là đã chờ tôi lâu lắm rồi. Ông khoác vai tôi rồi nói: Đại đưa hộ thư này trực tiếp tới anh Ba giúp nhé. Té ra chiều hôm đó có cuộc họp bàn về vấn đề của tướng Giáp. Tối tôi đưa thư cho ba tôi, ông nói: tào lao”. Ông Hồ Ngọc Đại kể tiếp: “Có lần, tôi sang nhà số 2 Nguyễn Cảnh Chân chúc Tết Lê Đức Thọ. Tới nơi, tôi thấy ông Giáp cũng vừa đến. Từ trong nhà ra, ông Thọ đi qua trước mặt mà không thèm chào ông Giáp một câu, bước đến ôm lấy tôi. Có lần ông Thọ nói ông còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm”.
(trích chương 15: tướng Giáp – Cuốn 2: Quyền bính)
Cho nên trong thời điểm tướng Giáp được giao nhiệm vụ phụ trách UB Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, ngoài dân gian đã lưu truyền vế câu đối: “Ba mươi năm chiến tranh tướng Võ không còn Nguyên mảnh Giáp” là vậy! Bởi, khi “thanh gươm trận” sắc bén của ông đã không thể bảo vệ được các chiến hữu và cả bản thân mình, hào quang của vị “Anh Cả Quân Đội” thật sự chỉ như thứ “nắng quái chiều hôm” trong mắt những kẻ nắm “Quyền bính” thật sự. Nếu tướng Giáp không “hèn” trước song Lê (Lê Duẩn, Lê Đức Thọ), chắc chắn số phận của ông sẽ đoản mệnh như hai vị tướng lừng danh nơi trận mạc (Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn) chí cốt của ông (?)
Đóng góp rất đáng ghi nhận của Bên thắng cuộc (BTC) là đã trả lại một phần quan trọng sự thật của lịch sử hiện đại của Việt Nam (nhất là sau 30.04.1975) như vốn dĩ nó có. Chứ không phải bằng sự thêu dệt nhằm mục đích tuyên truyền của bất kỳ phe nhóm nào. Bởi vậy, sau khi đọc xong BTC, ta càng thấy không lạ những cây viết qúa gượng gạo (theo đơn đặt hàng) khi cho rằng tác phẩm của Huy Đức là “thiên kiến”; “thiên lệch”; “bóp méo”; “nhìn lịch sử qua lỗ đồng xu”; là “chém gió”. Có ý kiến của quan chức còn lấp lửng răn đe “sẽ xem xét BTC dưới góc độ của Nghị định 97/CP”.
Đối với những người chưa hề (chưa thèm) đọc tác phẩm mà đã hô hào và tích cực chống cuốn sách, thật chả đáng để chúng ta bận tâm nhiều.
Có vài chi tiết vụn vặt ở phía các tướng lãnh của VNCH như tướng Lê Văn Hưng (chuẩn tướng – Phó tư lệnh Quân Đoàn IV) dùng súng bắn vào ngực (tim) hay bắn vào đầu? hiện vẫn chưa chính xác. Đặc biệt cách dùng từ “tuẫn tiết” (như Huy Đức dùng) hay “tự tử” (vì sợ bị trừng trị của một số ý kiến phò bên thắng cuộc) cũng có gây tranh cãi. Mặc dù vậy, những cái chết can đảm, trọng danh dự của các tướng VNCH (dù bằng sung hay bằng thuốc độc) trong và sau thời điểm 30.4.1975 như tướng Nguyễn Khoa Nam; Lê Văn Hưng; Trần Văn Hai; Phạm Văn Phú; Lê Nguyên Vỹ… cũng đáng để cho những ai yêu hoà bình, hoà hợp và hoà giải dân tộc suy ngẫm. Bởi không chỉ sự thật mà cả tình thương yêu giống nòi mới có thể là phương thuốc qúi nhằm “chữa lành các vết thương cũ”. Chứ hận thù và cố chấp sẽ chả bao giờ lấp được cái “hố ngăn cách” vốn đã qúa sâu giữa những cựu thù.
Ngoài thái độ ngạo mạn của cặp bài trùng Lê Duẩn – Lê Đức Thọ, bỏ ngoài tai lời khuyên can hợp lý của tướng Giáp trong đợt Mậu Thân 1968, dẫn tới sự tổn thất nặng nề cả quân và dân trên toàn miền Nam. Nhờ phần phụ lục của cuốn 2 (Quyền bính) của BTC mà ta mới thấy rõ hơn chân tướng nhà độc tài hiếu chiến Lê Đức Thọ đã cư xử vô lối tới mức nào với trận chiến khốc liệt ở Quảng Trị: “Theo tướng Lê Phi Long, trong thời gian diễn ra Chiến dịch Quảng Trị: “Ông Lê Đức Thọ không hiểu bằng con đường nào, thường xuyên điện thẳng cho các sư đoàn không qua điện đài của Bộ Tổng Tham mưu, vừa để nắm tình hình vừa tự ý đôn đốc đánh. Kỳ quặc! Chúng tôi, cơ quan tham mưu, không đồng tình với cách làm này nhưng không biết than thở với ai, hình như anh Văn cũng cảm nhận được điều đó…”. Chính sự chớ trêu này mà: “Thành cổ Quảng Trị thất thủ khi quân miền Bắc đã gần như hoàn toàn kiệt sức. Theo tướng Lê Phi Long: “Lực lượng chiếm giữ Thành Cổ khi đó nói là có mấy tiểu đoàn nhưng trên thực tế chỉ còn phiên hiệu, mỗi tiểu đoàn chỉ còn ba bốn chục người. Việc bổ sung quân số tiếp tế qua sông hết sức khó khăn. Nhiều sinh viên đã phải rời giảng đường để nhập ngũ. Nhiều tân binh chưa gặp mặt người chỉ huy đã ngã xuống. Nhiều cán bộ chỉ huy ngày đêm vất vả, râu tóc mọc kín mặt mà không có thời gian cắt cạo. Trong hầm phẫu ở ngay dinh Tỉnh Trưởng cũ thường xuyên có trên dưới 200 thương binh, sặc mùi hôi thối. Các lực lượng trong Thành Cổ thì chiến đấu một cách tuyệt vọng, còn các đơn vị ở các hướng khác, tuy có cố gắng đánh vào cạnh sườn để hỗ trợ cho lực lượng ở trong Thành nhưng cũng không tạo được hiệu quả. Chiến dịch Quảng Trị kéo dài, thương vong rất lớn, có thể nói là lớn nhất so với tất cả các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến. Mỗi lần nghĩ lại tôi rất đau lòng. Ta đã tung hết lực lượng, đã kiệt quệ. Có lúc tôi đã phải điều học viên trường Lục Quân về gần thủ đô lập một lữ đoàn để bảo vệ Trung ương, vì hết cả quân”.
Vậy mà những màn vừa diễn ra về cái gọi là “kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris thắng lợi” của hệ thống tuyên truyền lề đảng ầm ĩ suốt cả tuần qua vẫn cho rằng Lê Đức Thọ là nhà chính trị, nhà ngoại giao và nhà quân sự bậc kỳ tài. Trong khi bất chấp lời khuyên của Tổng hành dinh (của tướng Giáp), cùng với Lê Duẩn nhắm mắt ném quân vào “cối xay thịt” – Thành cổ Quảng trị nghiền nát 1 đại đội/ngày (81 ngày=81 đại đội) mà kết quả của hòa đàm cũng chỉ là những điều khoản do phía Mỹ đưa ra từ thời gian trước đó. Để minh định cho sự thật này, tác giả Pierre Asselin từ Hononulu gửi cho BBC ngày hôm qua (28.01) đã chỉ ra rằng:
“Chiến thắng của Hà Nội là một chiến thắng trả bằng cái giá đắt, không phải là một chiến thắng vẹn toàn mà những lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đặc biệt là Lê Duẩn, đã mường tượng khi cuộc chiến bắt đầu.”
Ở một đoạn khác Asselin phân tích:
“Hà Nội đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lợi ích của Tòa Bạch Ốc ở Việt Nam. Đợt đánh bom Giáng sinh ở Hà Nội và Hải Phòng gây chấn động tâm lý cho Hà Nội, chưa kể thiệt hại vật chất. Vài ngày sau khi Hà Nội cam kết trở lại bàn thương lượng và Nixon tạm dừng đánh bom, hội đàm mở lại ở Paris.
Sự thực tế của Hà Nội, việc họ muốn kết thúc đàm phán, chấm dứt chạm súng, thể hiện rõ qua sự sẵn lòng có những nhượng bộ mới, nhất là ngôn ngữ về tình trạng khu phi quân sự sau khi ngừng bắn. Nếu Hà Nội đã có những nhượng bộ này ngay từ đầu tháng 12, cuộc đánh bom Giáng sinh đã tránh được.”
Có một điều thú vị nữa mà những ai chưa được đọc “Hoa xuyên tuyết” của tác giả Bùi Tín thì chưa hiểu được sự trắc ẩn trong con người cố TBT Nguyễn Văn Linh. Một người mà có thời được cho là linh hồn của công cuộc “đổi mới” và “cởi trói” sinh hoạt văn nghệ ở Việt Nam từ Đại hội VI (1986). Sau khi đọc xong cuốn 2 (Quyền bính), với những giữ kiện khá đầy đủ, ta mới thấy đây chính là con người ít học, bảo thủ, định kiến và thù vặt nhỏ nhen với tầm nhìn vô cùng thiển cận. Cho dù đời tư khá thanh bạch chính liêm. Nguyễn Văn Linh và những nhân vật bảo thủ giáo điều như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng… đã bóp chết tư tưởng dân chủ đa nguyên xuất hiện ở xứ ta hồi cuối thập niên 80s ngay từ trong trứng nước.
Công cuộc “đổi mới” với những bài báo ký tên NVL dưới thời ông Linh trị vì thực chất chỉ nhằm nâng cao vị thế của Tổng bí thư (vốn “cách nhau chỉ bằng sợi tóc” như chính lời ông Linh nói lúc nhậm chức). Để rồi sau đó quay lại hoàn toàn với giáo điều “ý thức hệ” một cách tai hại và phải chui vào vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh mà cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gọi là “Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 5 bắt đầu”. Đó là về chính trị. Còn lĩnh vực kinh tế, với tư duy giáo điều về con đường đi lên CNXH, thành phần kinh tế nhà nước vẫn cứ nắm vai trò “chủ đạo” cho dù làm ăn thua lỗ, thất thoát do không tự bơi được trong cơ chế thị trường tự do. Luôn cần “phao bơi” chả khác thời bao cấp. Cái gọi là “đổi mới” thực ra chỉ là giải pháp tình thế khi bầu sữa “viện trợ của Liên Xô” không còn. Nhiều nơi trong nước thiếu đói tới mức có người đàn ông phải cắt bắp chân của mình để nấu cháo cứu đói cho các con. Những cảnh rùng rợn như trong “Cái đêm hôm ấy đêm gì” (Phùng Gia Lộc), chỉ khi được phanh phui, người dân mới được đảng và nhà nước “đổi mới tư duy” cho bung ra làm ăn tự do để khỏi chết đói.
Khi có chút của ăn của để nhờ mở ra đa thành phần về kinh tế mang lại thì giới bảo thủ lại sợ “chệch hướng”, lại thít. Nhất là việc đưa vào Bản sửa đổi Hiến pháp 1992 điều 4 (giống điều 6 của thây ma hiến pháp Liên bang Xô Viết) về sự lãnh đạo độc tôn của ĐCS. Đặc biệt vẫn qui định đất đai thuộc “Sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”. Như thế cái gọi là “đổi mới” theo “cơ chế thị trường định hướng XHCN” thực ra chỉ là trò bịp để cho những kẻ nắm quyền bính đè đầu cưỡi cổ hòng “ăn trên ngồi trốc” và “vinh thân phì gia” trên xương máu và mồ hôi nước mắt của muôn dân.
Như một qui luật tất yếu “cùng tắc biến”, những bế tắc về kinh tế hiện nay, biết đâu lại là cơ may cho sự thay đổi toàn diện cả kinh tế lẫn chính trị. Đồng hành với những đóng góp rất trách nhiệm của hàng ngàn trí thức và nhân sỹ tiến bộ vào Bản dự thảo hiển pháp sửa đổi đang trong giai đoạn lấy ý kiến đóng góp của toàn dân, cuốn sách BTC của Huy Đức do tác giả tự phát hành vào dịp này thật rất kịp thời. Nó không chỉ dừng lại ở việc công bố sự thật để “giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới” như tác giả bộc bạch ở chương cuối (chương 22 – Cuốn 2: Quyền bính) với đoạn kết sau đây:
Nhớ khi “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia kiệt quệ, dân chúng lầm than, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Nhớ khi trả lại ruộng đất và một số quyền căn bản cho dân thì đất nước hồi sinh, đời sống người dân bắt đầu cải thiện. Bản chất của đổi mới là từ chỗ Đảng và Nhà nước cấm đoán, tập trung tất mọi quyền hành, đến chỗ để cho dân quyền được tự lo lấy cơm ăn, áo mặc.
Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”(629). Không thể phủ nhận tầm nhìn của Hồ Chí Minh. Khi ông đưa ra tuyên bố này loài người chưa có Internet, thế giới chưa có toàn cầu hoá, độc lập dân tộc đối với người dân ở nhiều quốc gia vẫn được coi là vô cùng thiêng liêng.
Giá như không phải là ý thức hệ mà tự do và hạnh phúc của nhân dân mới là nền tảng hình thành chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, thì người dân đã tránh được chuyên chính vô sản, tránh được cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, tránh được Nhân văn – Giai phẩm, tránh được biết bao binh đao xung đột trong nội bộ dân tộc, gia đình.”
Thiết nghĩ, đó là tất cả tâm lành của một nhà báo dấn thân, không còn muốn “trú ngụ trong sự sợ hãi” luôn trăn trở và lao động miệt mài hàng chục năm dòng mới có được. Vậy “công trình khảo cứu lịch sử đặc sắc này với lương tâm trong sáng và tay nghề lão luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước…” (như ý kiến của giáo sư Chu Hảo – NXB Tri thức, Hà Nội) đã viết cho ai? Và ai cần đọc Bên thắng cuộc nhất?
Xin nhường lại cho người có trách nhiệm cao nhất của chế độ, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các ông trong Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (nếu qúi vị thật lòng muốn dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh… ) trả nhời giùm!
Subscribe to:
Posts (Atom)