Trên đây đã dẫn chứng những nhận định của các học giả, triết gia, giáo sư sử học, bác sĩ có uy tín và có trình độ về PGHH nói chung và cá nhân ĐứcThầy nói riêng, đủ trả lời cho những gì Thiện Huệ phê phán về Đức Thầy cũng như dân Nam Bộ mà Thiện Huệ cho là đám dân dốt nát.
Những nhân vật trên đây chắc chắn trình độ không kém hơn Thiện Huệ và đáng là bậc thầy của Thiện Huệ, trong đó có GS Minh Chi.
Thật ra GS Minh Chi đánh giá “luận văn đạt yêu cầu về mặt “công phu nghiên cứu và sưu tần tài liệu” chứ không phải đạt yêu cầu về kiến thức, văn hóa và nhục mạ kẻ khác. Sở dĩ GS Minh Chi không phủ bác luận văn vì đây là những bài thực tập để đánh giá khả năng viết của một thí sinh sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp, nó chỉ là hồ sơ lưu tại học viện với một thời gian cho phép chờ tiêu hủy; không phải là văn bản chính thức để phổ biến.
Qua văn bản số 521/CV-HĐĐH của Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM ngày 10/12/2012, gửi cho BTS TW GHPGHH, cho thấy chủ trương của Học viện là “đoàn kết hòa hợp với mọi tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp” trên lãnh thổ Việt Nam, ở khu vực và trên thế giới….
Luận văn của Thích Thiện Huệ phản ảnh quan điểm cá nhân. Quan điểm của Học Viện chỉ tán đồng công phu nghiên cứu của Thiện Huệ mà không chấp thuận thái độ phê phán của Thiện Huệ đối với PGHH. Luận văn đã được hủy theo quy định thời gian 10 năm của bộ phận lưu trữ văn phòng. Đây là những văn bản mang tính nội bộ, vì thế không lưu hành. Do Thiện Huệ photo cho những người quen khi đã tốt nghiệp.
Riêng HT Giác Toàn thay mặt HĐĐH ký, trên nguyên tắc, văn phòng đóng dấu đưa qua, xem như hoàn chỉnh, chỉ có ký!
360 luận văn tốt nghiệp đã được giáo sư hướng dẫn duyệt xét thì HĐĐH không cần phải đọc lại từng bài, vì làm như thế sái nguyên tắc hành chánh, dẫm chân nhau, tỏ ra không tin tưởng GS hướng dẫn, và HĐĐH không có chức năng đó; ngoại trừ luận văn có vấn đề do GS hướng dẫn yêu cầu HĐĐH xem lại. Chúng ta cũng phải hiểu rằng bộ phận duyệt bài khác với bộ phận ấn ký. Tuy HT Giác Toàn nhận sai sót nhưng cũng không hẳn đã là lỗi của HT ấn ký. Tạm gọi đây là tai nạn nghề nghiệp của bộ phận giáo dục mà Học Viện Vạn Hạnh gặp ngoài ý muốn.
Trong văn bản phản đối của ông Nguyễn Châu Lang, chúng ta đồng ý sự phẩn uất khi giáo chủ, tín ngưỡng của mình bị xúc phạm, nhưng cũng phải khoanh vùng trách nhiệm mà không nên đổ vạ lây. Ví dụ cố HT T. MINH CHÂU mà ông Nguyễn Châu Lang trích dẫn trong bộ Phật Học từ điển khi giải thích về Đạo PGHH. Đồng ý định nghĩa về PGHH như vậy là sai lầm hoàn toàn. Nhưng cá nhân HT Minh Châu không thể hoàn thành bộ Phật Học từ điển như thế mà do sự hợp tác của nhiều Tăng ni và học giả chia thành từng nhóm phụ trách từng phần A – B – C…Trình độ của người giải thích về PGHH trong tự điển như thế cũng chỉ là trình độ và tâm địa ngang bằng Thiện Huệ mà thôi.
HT đứng tên đương nhiên phải chịu trách nhiệm, xét cho cùng, HT không thể vửa dịch kinh, vừa giáo dục, vừa quản trị học viện và vừa quán xuyến bộ Phật học từ điển như thế. Nếu chuyên dịch tự điển từ ngoại ngữ như HT T. Quảng Độ thì tương đối cá nhân làm được, nhưng soạn toàn bộ Phật học tự điển Việt Nam như thế thì không cá nhân nào làm nổi. Và những năm sau nầy, súc khỏe HT quá suy, nên trách nhiệm đó HT đã nhường cho các vị kế thừa.Chúng ta trách một Thiện Huệ bốc đồng nông nổi mạt sát kẻ khác thì chúng ta cũng không nên đi vào vết xe đó. Chúng ta có quyền phản đối bằng thái độ ôn hòa như BTS TW PGHH đã làm với BĐĐH học viện vừa qua để tìm cách tháo gỡ những điều bất minh trong tư tưởng của Thiện Huệ.
Hướng giải quyết của Học Viện:
- Hội Đồng Điều Hành sẽ báo cáo Ban Thường Trực Hội Đồng trị sự GHPGVN về sự việc nêu trên, đồng thời đề nghị lãnh đạo GHPGVN chỉ đạo BTS nơi Tăng sinh Thiện Huệ thường trú để kiểm điểm, nhận khuyết điểm và xin lỗi BTS TWGHPGHH cũng như tín đồ PGHH về tư duy chưa chín chắn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin tôn giáo, cũng như biều hiện sự chưa quán triệt sâu sắc về chủ trương đoàn kết, thân hữu giữa các tôn giáo của GHPGVN;
- Trên tinh thần đoàn kết, xây dựng, HĐĐH Học Viện Phật Giáo VN tại TP HCM rất mong nhận được sự cảm thông của BTS TW GHPGHH và tín đồ PGHH đối với việc vô cùng đáng tiếc – ngoài ý muốn nầy. HĐĐH học viện PGVN tại TP HCM xem đây là một bài học kinh nghiệm quý giá trong công tác quản lý, điều hành và không để xẩy ra các vấn đề tương tự như trên.
Văn bản trên do HT T.Đạt Đạo, thay mặt HĐĐH Học Viện, Phó viện trưởng Hành chánh ký.
Giữa GHPGHH và BĐĐH học viện đã có cuộc gặp gỡ, làm việc thoải mái, đả thông tư tưởng nhau một cách đoàn kết trong những ngày qua; Đã xác định vấn đề xầy ra ngoài ý muốn.
Chắc chắn Thiện Huệ cũng phải đích thân sám hối toàn bộ GHPGHH và tín đồ PGHH cho dù GHPGHH có yêu cầu hay không. Đây là việc làm nông nổi của tuổi trẻ muốn thể hiện khả năng dị biệt mà chắc chắn, trong tâm tư Thiện Huệ, một giai đoạn nào đó có những bất an hoặc bất mãn cá nhân. Việc bốc đồng của tuổi trẻ cộng với tính ngạo mạn thường đưa đến những bất trắc trong cuộc sống, nhưng nếu có bất trắc thì chỉ bất trắc cá nhân mình chứ đừng tạo sự bất an liên đới mà giữa GHPGVN và GHPGHH là những thành viên trong một cộng đồng nhà Phật.
Đây cũng là bài học cho những Tăng Ni trẻ, kể cả những vị giảng sư rút kinh nghiệm, cần tôn trọng tín ngưỡng của nhau. Anh em một nhà mà chúng ta phủ nhận nhau thì kẻ ngoài làm sao ta duy trì được tình thân hữu để cùng tồn tại và phát triển. Có lẽ những Tăng sinh trẻ nói chung và Thiện Huệ nói riêng chưa từng biết anh em PGHH đã có mặt bên cạnh PGVN vào năm 1966 khi mà hai người Phật tử của chúng ta lâm nạn lúc đấu tranh ở Việt Nam Quốc Tự. Tuy anh em ở xa hàng trăm km, khi chư Tăng hữu sự, họ liền có mặt, vì họ là vệ tinh để bảo vệ Phật pháp mà quá khứ từng minh chứng.
Thiện Huệ là hiện tượng cá biệt, không đại diện cho quan điểm Tăng sĩ Phật giáo cũng như chủ trương của PGVN, vì thế, luận văn của Thiện Huệ chỉ là phản ánh suy nghĩ bồng bột nhất thời của tuổi trẻ mà thôi.
Minh Mẫn (28/12/2012)
No comments:
Post a Comment