VỀ CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY CHỦ NHẬT 24.07.2011
Giới nhân sĩ trí thức có ý kiến như sau:
1- Việc thanh niên, sinh viên, trí thức và đông đảo nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia biểu tình yêu nước là biểu hiện tình cảm trong sáng, cao quý, linh thiêng và đầy trách nhiệm đối với Tổ Quốc. Các cuộc biểu tình tại Hà Nội vừa qua cho thấy không một ai, cơ quan hay tổ chức nào trong và ngoài Việt Nam có thể xuyên tạc, bóp méo, lợi dụng hay dập tắt được các cuộc biểu tình chính nghĩa này.
Cho đến nay, không có bất cứ văn bản pháp luật nào cấm biểu tình, vì nếu có thì chính văn bản pháp luật đó là vi hiến.
2- Giới nhân sĩ trí thức sẽ cùng đồng bào xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông.
Vì ngày 24 tháng 7 gần với ngày 27 tháng 7 là Ngày Thương binh liệt sĩ, nên những người biểu tình có thể kết hợp với việc tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã bỏ mình vì nước trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc trong lịch sử.
Vì ngày 24 tháng 7 gần với ngày 27 tháng 7 là Ngày Thương binh liệt sĩ, nên những người biểu tình có thể kết hợp với việc tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã bỏ mình vì nước trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc trong lịch sử.
Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 24.7.2011
Địa điểm tập trung: Khu vực HỒ GƯƠM
(Chân tượng đài Lý Thái Tổ, chân tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa thục [cạnh tòa nhà Hàm Cá Mập]).
3- Chúng tôi trân trọng đề nghị các lực lượng an ninh bố trí lực lượng giúp phân luồng giao thông và bảo vệ an ninh cho đoàn biểu tình yêu nước.
4- Đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông trong nước và quốc tế đưa phóng viên tới để ghi nhận và phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc biểu tình yêu nước của nhân dân Việt Nam.
4- Đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí và truyền thông trong nước và quốc tế đưa phóng viên tới để ghi nhận và phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc biểu tình yêu nước của nhân dân Việt Nam.
PHỤ LỤC:
1- Nếu cuộc biểu tình bị ngăn cản, giải tán trái Hiến pháp, chúng tôi sẽ bàn bạc để có một văn bản gửi tới Quốc Hội, đề nghị khẩn trương ra Luật Biểu tình phù hợp với Hiến pháp và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do biểu tình (Sắc lệnh số 31, ngày 13 tháng 9 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)
2- Tất cả những người tham gia biểu tình ngày Chủ nhật 24.7.2011, nếu bị cưỡng chế, ngăn cản, đàn áp quyền tự do biểu tình trái Hiến pháp, thì cần liên hệ với nhau để cùng ký vào một văn thư gửi lên các cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Nhà nước Việt Nam.
Xin hãy cùng nhau lại xem Cẩm nang biểu tình, tại đây.
TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!
______________________________________________________
______________________________________________________
Bạn đọc Đức Hoàng đề xuất:
Tôi đề xuất như sau:
1-Cuộc biểu tình mang tên ủng hộ Quốc Hội ra nghị quyết biển Đông, chống chính sách đường lưỡi bò Trung Quốc ở biển Đông.
2-Khuyến khích người biểu tình mặc áo chống đường lưỡi bò, ủng hộ ngư dân bám biển.
3-Trước khi bắt đầu biểu tình, có một phút mặc niệm các anh hùng Liệt sỹ chống xâm lược phương Bắc, đặc biệt các Liệt sỹ đã hy sinh ở Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.
4-Các băng rôn nên ghi tên các Liệt sỹ đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa
Ví dụ: Liệt sỹ Nguyễn Văn A hy sinh ở Hoàng Sa năm 1974
Các cờ đỏ sao vàng và các khẩu hiệu khác thể hiện tinh thần cuộc biểu tình được hoan nghênh. Không khuyến khích các băng rôn có nội dung quá khích.
Học tập và làm theo Hồ Chí Minh về biểu tình
Nguyễn Quang A
Người ta đánh tráo khái niệm “biểu tình” bằng “tụ tập đông người”. Hãy quay lại với luật pháp hiện hành. Biểu tình là một quyền được Hiến Pháp quy định. Không luật nào, không tổ chức nào và người nào được làm trái hiến pháp. Có quy định nào về thủ tục biểu tình trong luật Việt Nam hiện hành? Tôi tìm thấy sắc lệnh số 31 do cụ Hồ ký. Toàn văn sắc lệnh như sau:
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 31 NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 1945CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ Dân chủ cộng hoà;Nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời, cần phải xem xét, kiểm soát những cuộc biểu tình, đề tránh những sự bất trắc có thể có ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao;Sau khi Hội đồng các Bộ trưởng đã đồng ý;
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ 1: Những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này.
Điều thứ 2: Ông Bộ trưởng Nội vụ và các Uỷ ban nhân dân Bắc Trung Nam bộ chịu uỷ nhiệm thi hành sắc lệnh này.
Hồ Chí Minh
Không rõ có văn bản pháp lý nào của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã tuyên bố sắc lệnh số 31 của cụ Hồ Chí Minh vô hiệu hay không? Nếu có, đề nghị Bộ Tư Pháp thông báo để nhân dân được rõ.
Nếu chưa có, thì sắc lệnh 31 vẫn có hiệu lực pháp lý.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phát động phong trào học tập cụ Hồ. Tôi thấy cụ Hồ là một lãnh tụ, một chính trị gia lão luyện. Nhân dân ít có thể học được mấy từ Cụ, vì nếu cả 89 triệu dân Việt Nam đều như Cụ, thì đất nước suy sụp vì sẽ chỉ có toàn lãnh tụ và chính trị gia, mà số ấy chỉ là không đáng kể trong dân chúng. Cho nên các lãnh tụ, các cán bộ cấp cao và cán bộ nhà nước mới thực sự là những người cần và phải học cụ Hồ. Và phải học những việc rất cụ thể, không chung chung.
Liên quan đến quyền biểu tình của người dân đã được hiến định và nếu sắc lệnh 31 đã bị vô hiệu, thì có thể thấy các lãnh đạo, các chính trị gia, các đại biểu Quốc Hội đã chẳng chịu học Hồ Chí Minh và họ phải học ngay và thấu triệt tinh thần của Cụ Hồ về biểu tình để có luật về quyền tự do biểu tình của công dân.
“Tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ Dân chủ cộng hoà”, câu mở đầu của sắc lệnh tuyên bố một cách chắc nịch về quyền tự do hội họp của người dân mà không thế lực nào có quyền làm mai một. “Nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời, cần phải xem xét, kiểm soát những cuộc biểu tình, đề tránh những sự bất trắc có thể có ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao” là lý do để cần có sắc lệnh 31.
Ngay cả trong tình trạng khó khăn như thế của Nhà Nước, quyền tự do biểu tình của người dân vẫn được đảm bảo. Và vì thế “những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này”. Nói cách khác biểu tình không phải xin phép mà chỉ cần “khai trình trước”, thông báo trước 24 giờ. Hiện nay tình hình đất nước vững mạnh hơn khi Cụ Hồ ban hành sắc lệnh này rất nhiều, nên chẳng thể có lý do nào để có điều kiện khắt khe hơn điều kiện “khai trình” mà Cụ Hồ đưa ra.
Không cần phải có Nghị định hay thông tư hướng dẫn mà “Ông Bộ trưởng Nội vụ và các Uỷ ban nhân dân Bắc Trung Nam bộ chịu uỷ nhiệm thi hành sắc lệnh này”. Tức là họ chỉ có việc thi hành.
Toàn bộ sắc lệnh, kể từ Tiêu đề “sắc lệnh, ngày tháng,…,đến chữ ký Hồ Chí Minh” chỉ vỏn vẹn 155 từ.
Các lãnh đạo, các đại biểu Quốc Hội nên bỏ ra 5 phút để học Hồ Chí Minh về vấn đề biểu tình và lệnh cho công an cả nước học theo và tôn trọng pháp luật hiện hành, kể cả sắc lệnh 31 của cụ Hồ nếu nó chưa bị Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố vô hiệu.
Xin chân thành cảm ơn tác giả! Nếu chưa có, thì sắc lệnh 31 vẫn có hiệu lực pháp lý.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phát động phong trào học tập cụ Hồ. Tôi thấy cụ Hồ là một lãnh tụ, một chính trị gia lão luyện. Nhân dân ít có thể học được mấy từ Cụ, vì nếu cả 89 triệu dân Việt Nam đều như Cụ, thì đất nước suy sụp vì sẽ chỉ có toàn lãnh tụ và chính trị gia, mà số ấy chỉ là không đáng kể trong dân chúng. Cho nên các lãnh tụ, các cán bộ cấp cao và cán bộ nhà nước mới thực sự là những người cần và phải học cụ Hồ. Và phải học những việc rất cụ thể, không chung chung.
Liên quan đến quyền biểu tình của người dân đã được hiến định và nếu sắc lệnh 31 đã bị vô hiệu, thì có thể thấy các lãnh đạo, các chính trị gia, các đại biểu Quốc Hội đã chẳng chịu học Hồ Chí Minh và họ phải học ngay và thấu triệt tinh thần của Cụ Hồ về biểu tình để có luật về quyền tự do biểu tình của công dân.
“Tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ Dân chủ cộng hoà”, câu mở đầu của sắc lệnh tuyên bố một cách chắc nịch về quyền tự do hội họp của người dân mà không thế lực nào có quyền làm mai một. “Nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời, cần phải xem xét, kiểm soát những cuộc biểu tình, đề tránh những sự bất trắc có thể có ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao” là lý do để cần có sắc lệnh 31.
Ngay cả trong tình trạng khó khăn như thế của Nhà Nước, quyền tự do biểu tình của người dân vẫn được đảm bảo. Và vì thế “những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này”. Nói cách khác biểu tình không phải xin phép mà chỉ cần “khai trình trước”, thông báo trước 24 giờ. Hiện nay tình hình đất nước vững mạnh hơn khi Cụ Hồ ban hành sắc lệnh này rất nhiều, nên chẳng thể có lý do nào để có điều kiện khắt khe hơn điều kiện “khai trình” mà Cụ Hồ đưa ra.
Không cần phải có Nghị định hay thông tư hướng dẫn mà “Ông Bộ trưởng Nội vụ và các Uỷ ban nhân dân Bắc Trung Nam bộ chịu uỷ nhiệm thi hành sắc lệnh này”. Tức là họ chỉ có việc thi hành.
Toàn bộ sắc lệnh, kể từ Tiêu đề “sắc lệnh, ngày tháng,…,đến chữ ký Hồ Chí Minh” chỉ vỏn vẹn 155 từ.
Các lãnh đạo, các đại biểu Quốc Hội nên bỏ ra 5 phút để học Hồ Chí Minh về vấn đề biểu tình và lệnh cho công an cả nước học theo và tôn trọng pháp luật hiện hành, kể cả sắc lệnh 31 của cụ Hồ nếu nó chưa bị Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên bố vô hiệu.
*Bài viết do TS Nguyễn Quang A gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
No comments:
Post a Comment